Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giám sát, phản biện xã hội của hội nông dân việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.99 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ BÍCH PHIN

GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ BÍCH PHIN

GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
8.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Được sự tận tình dạy dỗ của các thầy, cô và gần 2 năm học tập, nghiên
cứu của bản thân tôi tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo của PGS. TS Nguyễn
Thị Việt Hương đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Hội
Nông dân tỉnh Quảng Nam và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện về thời gian, tài liệu. Cảm ơn những người thân, bạn bè, anh chị em
học viên cùng khóa, cùng lớp đã hỗ trợ, chia sẽ, động viên tôi những lúc khó
khăn để hoàn thành luận văn.
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ Luật học chuyên ngành
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, với đề tài “Giám sát, phản biện xã hội
của Hội Nông dân Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân.
Các số liệu được nêu ra trong Luận văn này là trung thực, khách quan. Những
quan điểm, giải pháp, đề xuất, kiến nghị là xuất phát từ sự nghiên cứu thực tế
của bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực tiễn công tác của
mình.
Tác giả


Thái Thị Bích Phin


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIÁM
SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM ................ 7
1.1. Khái quát về Hội Nông dân Việt Nam ....................................................... 7
1.2. Lý luận và pháp luật về giám sát của Hội Nông dân Việt Nam .............. 11
1.3. Lý luận và pháp luật về phản biện xã hội của HND Việt Nam ............... 25
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
Việt Nam ......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TẠI TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 36
2.1. Các yếu tố đặc thù của tỉnh Quảng Nam có ảnh hưởng tới hoạt động
giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam ................................ 36
2.2. Thực trạng giám sát của Hội Nông dân Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam .. 39
2.3. Thực trạng phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam tại tỉnh
Quảng Nam ..................................................................................................... 48
2.4. Đánh giá chung về thực trạng giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông
dân tại tỉnh Quảng Nam .................................................................................. 51
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM
SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM .............................................................. 58
3.1. Quan điểm tăng cường giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam .......................................................... 58
3.2. Giải pháp tăng cường giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 60

KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBQH

: Đại biểu Quốc hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HND

: Hội Nông dân

HNDVN

: Hội Nông dân Việt Nam

HVND

: Hội viên nông dân

QH


: Quốc hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

UBMT

: Ủy ban Mặt trận

VTNN

: Vật tư nông nghiệp

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ra đời (14/10/1930) cho đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã
không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức và tên gọi
khác nhau đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã
có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một

trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Ở nước ta trong điều kiện duy nhất một Đảng cầm quyền, không đa
nguyên, đa đảng. Do đó không thể không tồn tại những nguy cơ chủ quan,
tiềm ẩn mà Đảng ta đang phải đối mặt đó là lạm quyền và quan liêu, độc
đoán, vi phạm dân chủ trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây cũng chính là
một trong những lý do khiến bộ máy Nhà nước ta tồn tại những vấn đề bức
xúc như nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền của các cơ quan và của công
chức hành chính, tình trạng lãng phí ngân sách và tài nguyên quốc gia, tình
trạng mất dân chủ trong Đảng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đang
diễn ra khá phổ biến và ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc, nhức
nhối trong xã hội. Những tồn tại trên đã làm cho uy tín của bộ máy Nhà nước
và vai trò lãnh đạo của Đảng bị giảm sút. Vì vậy vấn đề đặt ra cấp bách hiện
nay là cần phải nghiên cứu lại hệ thống kiểm soát quyền lực, đề cao hơn nữa
vai trò giám sát phản biện xã hội của Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã
hội. Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát, phản
biện xã hội nhằm phát huy dân chủ, tính tích cực của cán bộ, hội viên nông
dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân. Vì vậy đòi hỏi Hội Nông dân
Việt Nam cần phải thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội của
mình theo quy định của pháp luật, được quy định tại Hiến pháp năm 2013;

1


Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam năm 2013; Quy chế giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của Bộ
Chính trị (ban hành kèm theo Quyết định 217- QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm
2013) và Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã
hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của
Bộ Chính trị (ban hành kèm theo Quyết định số 218- QĐ/TW ngày 12 tháng

12 năm 2013).
Các văn bản nói trên đã mở rộng nội dung, đối tượng, phạm vi rộng rãi
cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam. Theo
đó, Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai thực hiện công tác giám sát và phản
biện xã hội đạt nhiều kết quả. Nhiều ý kiến của các cấp Hội Nông dân đã
được các cấp ủy, chính quyền tôn trọng tiếp thu và điều chỉnh, đem lại lợi ích
thiết thực cho hội viên nông dân.
Qua 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động giám sát và phản biện của
Hội Nông dân Việt Nam nói chung và Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nói
riêng đã bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần làm hạn chế những sai sót
trong hoạt động của các cơ quan và của cán bộ công chức nhà nước, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ
chức thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, các cấp HND vẫn còn tỏ ra
lúng túng về nội dung, phương pháp thực hiện, năng lực còn hạn chế dẫn đến
hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa thời sự
quan trọng, nên tôi chọn đề tài “Giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học,
với mong muốn rằng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả hoạt động
giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam nói chung và của Hội
Nông dân tỉnh Quảng Nam nói riêng.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu với các góc độ
tiếp cận, quy mô khác nhau về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong số đó, có thể kể đến một số
công trình có liên quan, tiêu biểu như: TS. Nguyễn Thọ Ánh (2012), “Thực

hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bùi Xuân Đức (2004), “Tăng
cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể nhân dân và giám sát trực tiếp của nhân dân đối với bộ
máy nhà nước”, T/c Nghiên cứu lập pháp; Đỗ Duy Thường (2005), “Phát huy
vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện giám sát đối với cán bộ, công chức,
đảng viên ở khu dân cư”; Tiến sĩ Trương Thị Hồng Hà (2007) với bài “Xây
dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát,
phản biện xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 8; Trần Ngọc Nhẫn (2008), “Một số
đề xuất về giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân”, Tạp chí Mặt trận số 56; Hoàng Hải (2007), ‘‘Về phản biện
và giám sát xã hội’’, Tạp chí Xây dựng Đảng; Nguyễn Văn Pha (2009), luận
văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội: “Phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát, phản
biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh”.
Các công trình trên đã nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn hoạt động
giám sát, phản biện xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian
nghiên cứu từ năm 2012 trở về trước, chưa phản ảnh được thực trạng tình
hình thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Hiến
Pháp 2013 và Quyết định số 217 của Bộ Chính trị. Các công trình nghiên cứu
này chủ yếu nghiên cứu về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nói chung, chưa có công trình

3


nghiên cứu về công tác giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt
Nam. Vì vậy nên học viên mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài luận văn thạc
sĩ nhằm góp phần khắc phục khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu về một
trong những vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của đề tài là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề
xuất các giải pháp tăng cường giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam góp phần phát huy dân chủ, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của hoạt động giám sát, phản
biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng giám sát, phản biện xã hội của
Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam (giai đoạn 2014 -2017); làm rõ nguyên nhân
của những ưu điểm, hạn chế trong giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông
dân tỉnh Quảng Nam.
- Xác định các quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam
nói chung và Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quan niệm khoa học về giám sát, phản biện xã hội và về vai trò
của các tổ chức xã hội nói chung, của Hội Nông dân Việt Nam nói riêng;
- Các chủ trương, chính sách, pháp luật về giám sát, phản biện xã hội
của Hội Nông dân Việt Nam;

4


- Thực tiễn hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân tỉnh
Quảng Nam đối với một số đề án, dự án, chủ trương, chính sách trong quá
trình xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam;
- Kinh nghiệm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân

Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về giám
sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam và thực tiễn giám sát, phản
biện xã hội của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đối với một số đề án, dự án,
chủ trương, chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh
Quảng Nam.
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát, phản
biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam trên cơ sở Hiến
pháp 2013, Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị, Điều lệ Hội Nông dân
Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát,
phản biện xã hội của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Cơ sở nhận thức lý luận để triển khai các nội dung của luận văn là tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền
lực nhân dân, phát huy dân chủ, về kiểm soát quyền lực nhà nước và vai trò
tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam...

5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn bao gồm: Phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống;
phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp kết hợp lý luận với thực

tiễn…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận
thức lý luận về vị trí, vai trò và chức năng giám sát, phản biện xã hội của Hội
Nông dân Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị ứng dụng trong tổ chức
thực hiện chức năng giám sát, phản biện của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động
nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo luật học và đối với hoạt
động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giám sát, phản biện
xã hội của Hội Nông dân Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội
Nông dân Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường giám sát, phản biện xã
hội của Hội Nông dân từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT,
PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
1.1. Khái quát về Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông

dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng
và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp
nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối
liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam
Tại Khoản 2, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: Hội Nông dân Việt
Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại
diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ
chức mình, cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống
nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam
là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt
7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×