Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Điều tra các vụ án hiếp dâm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.63 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC VIỆT

ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HIẾP DÂM THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC VIỆT

ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HIẾP DÂM THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số
:
838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi
nhận rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân trong và ngoài
Học viện Khoa học xã hội. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy cô khoa Luật Hình sự và tố tụng
hình sự thuộc Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặt biệt, tôi xin cảm ơn thầy giáo GS.TS. Võ Khánh Vinh là người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến bạn bè, đồng
nghiệp luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong thời gian thực hiện nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn
Thạc sĩ “Điều tra các vụ án hiếp dâm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề
tài khác trong cùng lĩnh vực.

Tối xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Việt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM HIẾP DÂM VÀ
ĐIỀU TRA VỤ ÁN HIẾP DÂM ..............................................................................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tội hiếp dâm ................................................6
1.2. Những vấn đề chung về điều tra vụ án hiếp dâm .................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HIẾP DÂM CỦA
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI .........................................................................29
2.1. Những vấn đề có liên quan đến điều tra vụ án hiếp dâm của lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi..............................29
2.2. Hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm của lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi .....................................................39
2.3. Nhận xét, đánh giá về điều tra các vụ án hiếp dâm của lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi ...................................52
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN HIẾP DÂM CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU
TRA TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI CÔNG AN TỈNH QUẢNG NGÃI .59
3.1. Dự báo những vấn đề có liên quan đến điều tra các vụ án hiếp dâm của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi ............59
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án hiếp dâm của lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi ....................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1.

ANTT

An ninh, trật tự

2.

BLHS

Bộ luật Hình sự

3.

BLTTHS

Bộ luật TTHS

4.


CBCS

Cán bộ, chiến sĩ

5.

CSĐTTP

Cảnh sát điều tra tội phạm

6.

CSĐT

Cảnh sát điều tra

7.

CSND

Cảnh sát nhân dân

8.

TTXH

Trật tự xã hội

9.


TNXH

Tệ nạn xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy
ra 3.256 vụ phạm pháp hình sự, đáng chú ý là tội phạm hiếp dâm xảy ra 56 vụ
(chiếm 1,71%), trong đó có 30 vụ án hiếp dâm trẻ em (chiếm 54%). Cụ thể như sau:
năm 2013 xảy ra 616 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 20 vụ hiếp dâm (chiếm
3,24%); năm 2014 xảy ra 629 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 13 vụ hiếp dâm
(chiếm 2,06 %); năm 2015 xảy ra 698 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 05 vụ hiếp
dâm (chiếm 0,71%); năm 2016 xảy ra 716 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 14 vụ
hiếp dâm (chiếm 1,95%); năm 2017 xảy ra 597 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 04
vụ hiếp dâm (chiếm 0,67%). Diễn biến của tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi tăng giảm không theo quy luật. Thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi,
xảo quyệt thủ phạm đã lợi dụng sự nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu biết về tình
yêu và tình dục, đồng thời lợi dụng mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân làm
cho nạn nhân thiếu cảnh giác, cả tin của các nạn nhân để thực hiện hành vi phạm
tội. Tội phạm hiếp dâm không những đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, đến văn hóa, đạo đức, truyền thống dân tộc mà còn xâm phạm đến sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, gây ra những hậu quả rất nguy hại cho bản thân người bị hại,
gia đình và xã hội, gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm, sinh lý của nạn nhân trong suốt
quá trình trưởng thành. Đồng thời, tội phạm này ảnh hưởng đến tình hình an ninh
chính trị và trật tự, an toàn xã hội gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một bộ phận
dân cư trên địa bàn tỉnh. Do đó, hoạt động điều tra tội phạm hiếp dâm luôn là nhiệm
vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài.
Trước tình hình đó, lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an tỉnh Quảng Ngãi
đã có nhiều cố gắng trong điều tra khám phá các vụ án hiếp dâm. Từ năm 2013 đến

năm 2017 đã phát hiện, điều tra 56 vụ án hiếp dâm, trong đó đã khám phá 54 vụ (đạt
96,42%). Mặc dù về con số cho thấy, kết quả điều tra khám phá khá cao, tuy nhiên
quá trình điều tra vụ án hiếp dâm vẫn còn những tồn tại, thiếu sót làm hạn chế hiệu
1


quả hoạt động điều tra đối với loại tội phạm này. Cụ thể như: công tác tiếp nhận, xử
lí, tố giác, tin báo về tội phạm hiếp dâm còn chậm, cán bộ trực ban tiếp nhận, tố
giác, tin báo chưa phản ánh đủ các nội dung cần làm rõ gây khó khăn cho việc kiểm
tra, xác minh dẫn đến thời gian lưu trữ tin báo quá lâu; công tác điều tra tại hiện
trường còn thiếu kịp thời, việc thu giữ, truy nguyên dấu vết phục vụ công tác điều
tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu điều tra; công tác lấy lời khai người bị
hại, người làm chứng chưa đi sâu vào nghiên cứu tâm lý, hoàn cảnh nên hiệu quả
không cao; công tác trưng cầu giám định chậm, việc cung cấp mẫu vật cho giám
định không bảo đảm theo đúng quy định; việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt
người vẫn còn một số trường hợp chưa kịp thời dẫn đến đối tượng bỏ trốn, xóa dấu
vết; công tác hỏi cung bị can vẫn chưa được tiến hành khẩn trương, kịp thời dẫn tới
bị can có thời gian chuẩn bị hợp thức hóa lời khai của mình. Ngoài ra, còn có một
số nguyên nhân chủ quan từ người bị hại, người làm chứng như: do người bị hại và
gia đình người bị hại chậm trễ trong việc tố giác tội phạm dẫn đến lực lượng CSĐT
tới chậm, hiện trường đã bị xáo trộn, dấu vết đã bị tẩy xóa nên việc thu thập dấu vết,
tài liệu chứng cứ có giá trị trực tiếp để chứng minh tội phạm và người phạm tội gặp
rất nhiều khó khăn, người bị hại do nhiều nguyên nhân khác nhau không trình báo
hoặc trình báo không kịp thời, do họ thường có tâm lý “sợ hãi, xấu hổ, hoang mang,
căm thù” nên ít đến Cơ quan Công an trình báo sự việc. Mặt khác, trong một số vụ
án hiếp dâm người bị hại là trẻ em thì nhận thức của người bị hại còn thiếu hiểu biết
nên việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ. Vì vậy, Cơ quan Công
an không kịp thời nắm bắt được đặc điểm của người phạm tội để áp dụng các biện
pháp điều tra thích hợp, đến khi phát hiện thì những đối tượng phạm tội đã xóa bỏ
dấu vết, trốn khỏi nơi gây án, tạo ra chứng cứ ngoại phạm. Bên cạnh đó, người làm

chứng trong các vụ án hiếp dâm chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình nên
chưa tự giác khai báo hoặc khai báo chưa đầy đủ, trong một số trường hợp thì tâm
lý của người làm chứng hoang mang hoặc sợ bị trả thù nên lời khai của người làm
chứng, thiếu chính xác, thông tin không phù hợp qua nhiều lời khai ban đầu, đồng
thời có một số nguyên nhân khách quan từ phía Điều tra viên như: một số Điều tra
2


viên chưa thực tốt việc vận dụng các thủ thuật, chiến thuật trong quá trình điều tra
khi có vụ án hiếp dâm xảy ra, nhiều Điều tra viên tuổi đời trẻ, ít kinh nghiệm cũng
được bố trí để lấy lời khai người bị hại là trẻ em nên hiệu quả không cao…
Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Điều tra các vụ án hiếp dâm theo pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm đề tài luận văn
Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu, trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu
liên quan tội phạm hiếp dâm như sau:
- Nguyễn Sơn:“Các tội hiếp dâm tại tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân
và các giải pháp phòng ngừa”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội,
2012.
- Trần Thị Kim Liên: “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội, 2013.
- Hoàng Thị Thanh Hà: “Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội, 2013.
- Nguyễn Hùng Vương: “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội, 2013.
- Trần Bình Hưng: “Nâng cao hiệu quả điều tra ban đầu các vụ án hiếp dâm

trẻ em của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Đăk Lắk”. Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học CSND, 2009.
Các công trình trên, nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa, điều tra tội phạm hiếp
dâm; việc định tội danh, truy tố hoặc xét xử tội phạm hiếp dâm ở các địa bàn khác.
Từ trước đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động điều tra các vụ
án hiếp dâm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm của lực
lượng CSĐTTP về TTXH Công an tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra loại án này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu những quy định pháp luật tội phạm hiếp dâm và điều tra vụ án
hiếp dâm.
- Khảo sát làm rõ thực trạng hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm, rút ra
những ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót, và nguyên nhân của hạn chế,
thiếu sót, trong hoạt động điều tra đối với vụ án hiếp dâm của lực lượng
CSĐTTP về TTXH Công an tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án hiếp dâm
của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tội phạm hiếp dâm; những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra các

vụ án hiếp dâm của lực lượng CSĐTTP về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và
hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em của lực lượng CSĐTTP
về TTXH Công an tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những đường lối, chính sách của Đảng và
4


Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp điều tra xã hội học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung lý luận về hoạt động điều tra vụ án
hiếp dâm; đồng thời có thể tham khảo vận dụng trong hoạt động nghiên cứu, giảng
dạy, trong hoạt động phòng ngừa và điều tra vụ án hiếp dâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Dự báo tình hình tội phạm hiếp dâm trong thời gian tới
và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp có thể giúp lực lượng CSĐTTP về TTXH
Công an tỉnh Quảng Ngãi nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án hiếp dâm.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham thảo và phần phụ lục, đề
tài được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Những vấn đề chung về tội phạm hiếp dâm và điều tra vụ án hiếp

dâm
Chương 2. Thực trạng điều tra vụ án hiếp dâm của lực lượng Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3. Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án
hiếp dâm của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh
Quảng Ngãi.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM HIẾP DÂM VÀ
ĐIỀU TRA VỤ ÁN HIẾP DÂM
1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tội hiếp dâm
1.1.1. Khái niệm tội hiếp dâm
Để đưa ra được khái niệm tội hiếp dâm, trước hết cần hiểu khái niệm hiếp
dâm, hiếp dâm trẻ em là gì? Theo từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên do
Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản năm 1992, khái niệm “hiếp dâm” được hiểu
là: “Dùng sức mạnh bắt phải để cho thỏa mãn sự dâm dục”. Từ điển bách khoa
CAND Việt Nam, Viện chiến lược và khoa học Công an biên soạn, do nhà xuất bản
CAND phát hành năm 2005 hành vi hiếp dâm được hiểu là: “Dùng sức mạnh cưỡng
bức người khác để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình”.
Theo các quan điểm trên thì hiếp dâm là hành vi dùng sức mạnh để thỏa mãn
nhu cầu tình dục trái pháp luật. Hiếp dâm trẻ em chỉ khác hành vi hiếp dâm nói
chung ở tính chất đối tượng bị xâm hại đó là trẻ em [17, tr.102].
Tội phạm hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em là một loại tội phạm cụ thể của tình trạng
tội phạm nói chung. Do đó, để làm rõ khái niệm về tội hiếp dâm, trước hết phải hiểu
khái niệm về tội phạm nói chung. Theo Điều 8, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi
bổ sung năm 2017) thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân

thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo qui định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự” [4, tr.11].
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm tội hiếp dâm như sau:
“Tội hiếp dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật Hình
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×