Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.25 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG MINH HIỀN

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG MINH HIỀN

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH



HÀ NỘI – năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

DƯƠNG MINH HIỀN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG
CỘNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..............................................7
1.1. An toàn công cộng, trật tự công cộng với tư cách là khách thể quan trọng được
luật hình sự Việt Nam bảo vệ ......................................................................................7
1.2. Khái niệm và phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm khác
trong luật hình sự Việt Nam ......................................................................................15
1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 về tội
gây rối trật tự công cộng ...........................................................................................27
CHƯƠNG 2. TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG
CỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI .......................................................................35
2.1. Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành về tội gây rối trật tự công cộng ........................................................................35

2.2. Tình hình và kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh
Quảng Ngãi ...............................................................................................................44
2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử tội gây rối trật tự công cộng
của ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................53
2.4. Nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử tội gây rối trật tự
công cộng của ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi..........................................................59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG
CỘNG Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................................................62
3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của bộ luật
hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng ...................................................62


3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm
2017) về tội gây rối trật tự công cộng ......................................................................64
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng ..........67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tổng số vụ án hình sự, số bị cáo đã xét xử và tổng số vụ, số bị

49


bảng
2.1

cáo đã xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm
(2013 - 2017)
2.2

Tổng số vụ, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự

49

công cộng trong 5 năm (2013 - 2017)
2.3

Tổng số vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự

50

công cộng trong tương quan với các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng trong 5 năm (2013 - 2017)
2.4

Phân tích đặc điểm nhân thân của các bị cáo đưa ra xét xử về
tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2013 - 2017)

51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động xét xử các vụ án hình sự

44

biểu đồ
2.1.

của ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi thời gian từ 2013 - 2017
2.2.

Biểu đồ thể hiện tình hình xét xử các vụ án gây rối trật tự

45

công cộng của ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi thời gian từ
2013 - 2017
2.3.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xét xử các vụ án gây rối trật tự công

46

cộng và vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi
thời gian từ 2013 - 2017

2.4.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ bị cáo xét xử các vụ án gây rối trật tự
công cộng và số bị cáo đưa ra xét xử vụ án hình sự của
ngành Tòa án tỉnh Quảng Ngãi thời gian từ 2013 - 2017

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và đổi mới; đời sống xã hội ngày càng
phát triển, khoa học kỹ thuật công nghệ làm đổi thay mọi mặt của cuộc sống. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta cũng đối mặt với không ít những khó
khăn, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, ô nhiễm môi trường tăng cao, an toàn trật tự
xã hội bị xâm hại, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó có tội phạm gây rối
trật tự công cộng làm ảnh hưởng không ít đến tình hình an ninh, xã hội chung của đất
nước, đặc biệt là sự gia tăng của các loại tội phạm ở các thành phố lớn như: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh, thành khác
trong đó có tỉnh Quảng Ngãi.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến
năm 2017, ở tỉnh Quảng Ngãi có tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự là 2.213, trong đó
các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là 415 vụ, chiếm 18.75% tổng số
vụ án hình sự đưa ra xét xử. Bên cạnh đó, dưới góc độ thực tiễn xét xử cho thấy số vụ án
về tội gây rối trật tự công cộng ngày càng gia tăng, trong 5 năm từ 2013 - 2017 tổng số
vụ án về tội gây rối trật tự công cộng đưa ra xét xử là 36 vụ và 164 bị cáo; giữa các
năm có sự khác nhau về số vụ nhưng số bị cáo ngày càng gia tăng với quy mô, mức độ
ngày càng nghiêm trọng [43].
Hiện nay, tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng nói riêng và đặc biệt là tội gây rối trật tự công cộng tại các thành phố,

khu đô thị, thị xã lớn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này
không có tính nguy hiểm cao so với các loại tội phạm khác nhưng nó có tính phổ biến,
đa dạng hình thức và có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã
hội tạo dư luận xấu trong xã hội và gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Tội
phạm này thể hiện ở chỗ hành vi gây rối trật tự công cộng xâm phạm nghiêm trọng các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà nước và công dân, hành vi này được thực hiện công khai và thường ở những

1


nơi đông người, biểu hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của Nhà nước.
Hình thức biểu hiện của hành vi gây rối thường là hành hung, đánh lộn, đập phá, gây
lộn xộn ở nơi đông người, tụ tập đi xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gây huyên
náo đường phố... và ngày càng có xu hướng gia tăng, kèm theo đó là các hành vi hủy
hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, thậm chí là giết
người, v.v…
Vì vậy, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công
cộng, phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm khác, phân
tích lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công
cộng, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội phạm này ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian vừa
qua (2013-2017), trên cơ sở đó, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và
các nguyên nhân cơ bản, qua đó bước đầu tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập
pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn để góp phần phòng, chống tội phạm này, bảo
đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn
quan trọng. Đó còn là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: "Tội gây rối trật tự công cộng theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi " làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu, phân tích về
các tội xâm phạm trật tự công cộng nói chung và tội phạm gây rối trật tự công

cộng nói riêng đã được công bố như:
- GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm)", do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003.
- GS.TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các
tội phạm)", do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2001.
- GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công

2


cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam", (Tập
II), do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
- TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Trong sách: "Luật hình sự Việt Nam" (Quyển 2 - Phần các tội phạm),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
- TS. Trương Quang Vinh, Bình luận các điều 241 đến 256, Trong sách:
"Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" (tái bản có sửa chữa,
bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
- TS. Trần Minh Hưởng (chủ birn), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến
Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Trong sách: "Tìm hiểu Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành", Nxb Lao động, Hà Nội, 2010.
- TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002.
- TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam

năm 1999", Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyýn sku Bộ luật hình sự -Phần
các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; v.v…
Ngoài ra còn có, Luận văn thạc sĩ luật học của Phan Vũ Linh, năm 2011 về
“Phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ”;
luận văn thạc sĩ của Trần Long Nhi, năm 2015 về “Pháp luật hình sự Việt Nam về
tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn Đồng Tháp”; các sách
chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại học; các bài viết khác liên quan
đến đề tài này được đăng trên các tạp chí của ngành Tòa án, Viện kiểm sát nhân
dân, Công an nhân dân…
Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học nói trên đều đề cập đến từng
khía cạnh của tội gây rối trật tự công cộng nhưng ở các góc độ, phạm vi, địa bàn

3


khác nhau. Trong khi đó, tình hình tội phạm nói chung và tội gây rối trật tự công
cộng nói riêng đang có chiều hướng gia tăng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về tội gây rối trật tự công cộng
trên khía cạnh pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn của học viên không trùng lặp với các công
trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và thực trạng của tội gây rối trật tự công
cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng và nâng cao hiệu
quả xét xử loại tội này ở địa bàn nghiên cứu.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt những mục đích trên, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đặt ra
cho mình các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội “Gây rối trật tự công cộng”
theo Điều 318 BLHS năm 2015;
- Phân tích làm sáng tỏ tình hình, đặc điểm, tính chất, mức độ nguy hiểm của
tội phạm gây rối trật tự công cộng và chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc áp
dụng pháp luật đối với loại tội phạm này tại tỉnh Quảng Ngãi từ thực tiễn hoạt động
xét xử (theo Điều 245 của Bộ luật hình sự năm 1999);
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về tội gây rối
trật tự công cộng và nâng cao hiệu quả xét xử loại tội này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp lý về tội gây rối trật tự công cộng theo Luật hình sự Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới hành vi gây rối trật tự công

4


cộng theo Bộ luật hình sự năm 2015, thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 thì theo Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009)
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành việc nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như: Lịch sử; phân tích, tổng hợp; thống kê; so sánh; diễn giải... để làm
sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật hình sự trong
hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những kết quả nghiên cứu góp
phần bổ sung và phát triển lý luận phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng
nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tư
pháp trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy hoặc làm tài liệu tham khảo cho các bộ môn Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự,
tội phạm học… Mặt khác, nội dung luận văn cũng có thể góp phần xây dựng kỹ
năng nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật
trước yêu cầu mới của tình hình hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×