Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 từ thực tiễn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.5 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THÚY AN

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH NĂM 2014 TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THÚY AN

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH NĂM 2014 TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 838.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN............................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ..............6
1.2. Ý nghĩa của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ..................13
1.3. Các yêu cầu của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ..............16
1.4. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật về phân chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn ............................................................................................18
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn .............................................................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI
LY HÔN TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI ......................................31
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn .........................................................................................................................31
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi .................................................................43
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY
HÔN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI .......................64
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly

hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi .......................................................64
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ..................................65
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ...................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nguyên văn

01

BLDS

: Bộ luật Dân sự

02

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng Dân sự

03

HĐXX


: Hội đồng xét xử

04

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình

05

NXB

: Nhà xuất bản

06

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

07

TAND

: Tòa án nhân dân

08

TANDTC


: Tòa án nhân dân tối cao

09

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

STT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại huyện Ba Tơ

47

2.2.

Lý do của các vụ án ly hôn tại huyện Ba Tơ

48



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, là tế bào
của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và
giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ở mỗi
con người đều tồn tại mối quan hệ ràng buộc về hôn nhân và gia đình. Khởi nguồn
để hình thành nên một gia đình thực sự là việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa
người nam và người nữ, được gọi là kết hôn. Tuy nhiên, trong quan hệ hôn nhân và
gia đình thì không chỉ có sự kiện kết hôn mà còn có cả ly hôn. Ly hôn là một mặt
của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể
thiếu của quan hệ hôn nhân và gia đình. Dù không ai mong muốn một gia đình được
xây dựng từ những nỗ lực của hai bên tan vỡ, nhưng đôi khi trong cuộc sống, ly hôn
lại là cách thức giải quyết tốt nhất. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở
nước ta và các nước trên thế giới gia tăng đáng kể, với những nguyên nhân, lý do ly
hôn cũng rất đa dạng và phức tạp. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng phức
tạp không kém và còn nhiều vướng mắc, hạn chế trong đó có vấn đề phân chia tài
sản chung của vợ chồng.
Hiện nay, tính chất mối quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình có
nhiều thay đổi bởi chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Khi đời sống con
người ngày càng phát triển, đặc biệt trên phương diện vật chất, của cải, tài sản mà
con người tích góp được ngày càng lớn thì càng nảy sinh nhiều vấn đề. Một trong
những hệ lụy đó chính là sự mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt khi xử lý tài sản chung
của vợ chồng sau ly hôn. Tất yếu, đặt ra nhu cầu quy định về phân chia tài sản
chung của vợ chồng. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được các nhà làm luật kế
thừa các quy định của hệ thống pháp luật HN&GĐ trước đây, bổ sung và xây dựng
để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những
quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành về phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn là một việc làm thiết thực nhằm luận giải các quy định của pháp


1


luật liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, giúp cho
các bên thực hiện quyền của mình góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật,
tạo ra cách hiểu thống nhất, giúp cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn kịp thời và hiệu quả, nhất là gắn với một địa phương cụ thể là
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi hàng năm có khoảng 42,7% án ly hôn được giải
quyết trong tổng số án thụ lý.
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài: “Phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình là việc làm có tính
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xoay quanh đề tài nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học như luận án
tiến sĩ, thạc sĩ, giáo trình, tài liệu chuyên khảo và các bài báo, tạp chí, chuyên đề
nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan về pháp luật hôn
nhân và gia đình nói chung, về tài sản của vợ chồng khi ly hôn nói riêng, cụ thể
như:
Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm
2000” của Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002;“Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Điện, NXB
trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002;“Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật
HN&GĐ Việt Nam” của Nguyễn Văn Cừ, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2008.
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu khoa học như:“Chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn
Văn Cừ, Đại học Luật Hà Nội, 2005; “Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan
hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Luận văn thạc
sĩ của Nguyễn Thanh Mai, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; “Chia tài

sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn
thiện”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hạnh, Khoa Luật, Học viện khoa học xã
hội,2012. “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”,

2


Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Minh Mẫn, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội,
2014;
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành luật
như: “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”
của tác giả Phan Tấn Pháp và Nguyễn Nho Hoàng, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
01(238)/2012; “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” của
tác giả Đỗ Văn Nhật, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 03(240)/2012;“Một số vấn đề
cơ bản về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ và thực
tiễn giải quyết” của Thu Hương – Duy Kiên, tạp chí Tòa án nhân dân số
5,6/2013;“Một số vấn đề liên quan về chia tài sản chung” của Đặng Mạnh Cẩm
Yến, TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội, tạp chí Tòa án nhân dân số 10,
2013;“Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật HN&GĐ Việt
Nam” của Nguyễn Văn Cừ, tạp chí Luật học số 4/2015.
Có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hôn nhân và gia
đình với phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau liên quan
đến vấn đề tài sản của vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, vấn đề
phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở một huyện miền núi cụ thể là
huyện Ba Tơ mà đối tượng đặc thù là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần
chủ yếu đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về lý luận
và thực tiễn. Do đó, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những

vấn đề lý luận và thực tiễn về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi;
trên cơ sở đó xác định nhu cầu hoàn thiện pháp luật và đưa ra một số quan điểm,
phương hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn góp phần bảo
về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng cũng như các cá nhân có liên quan.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận pháp lý và cơ sở thực tiễn về phân chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
Phân tích, đánh giá thực trạng việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn; tìm ra được những ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong
quá trình áp dụng pháp luật tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.
Xác định nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định trong Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết các
vụ, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi. Trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu giải quyết việc
phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, còn đối với việc phân chia tài sản

chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi vợ hoặc chồng chết, bị tòa án tuyên là đã chết không thuộc phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp và các quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Đồng thời, tác giả
còn sử dụng phương pháp điều tra, khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn, kết
quả khảo sát để hoàn chỉnh luận văn.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, so
sánh, tổng hợp, thống kê và nghiên cứu những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn; các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực
tiễn việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại một huyện miền núi là
huyện Ba Tơ mà đối tượng đặc thù là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần
chủ yếu từ đó nêu lên những thành tựu đã đạt được trong quá trình áp dụng pháp
luật quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Bên cạnh đó, qua
thực tiễn phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong quá
trình áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề về phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho
các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định và nguyên tắc về phân chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn. Từ đó góp phần thực hiện pháp luật công bằng, dân chủ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Khái niệm, đặc điểm phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn
Để làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn cần thiết phải làm rõ một số khái niệm có liên quan:
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về tài
sản, tuỳ thuộc vào góc độ và mục đích tiếp cận mà tài sản được định nghĩa và quy
định. Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản”. Theo Tiêu
chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Tài sản là

của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản
theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài
sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình”.
Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và những của cải vật chất có giá trị trong việc sản xuất hoặc tiêu dùng”.
Trên cơ sở đó, tài sản của vợ chồng là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của
vợ chồng, là hình thức sở hữu chung đặc biệt. Tài sản chung vợ chồng là những tài
sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản chung vợ
chồng theo quy định của Luật HN&GĐ và các quy định của pháp luật có liên quan
khác. Việt Nam có câu tục ngữ “của chồng công vợ”, nên tài sản chung của vợ
chồng không nhất thiết do hai vợ chồng trực tiếp tạo ra hoặc tạo ra ngang bằng
nhau. Song, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung
(ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung). Tài sản chung
của vợ và chồng chỉ được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các
6


nghĩa vụ chung của vợ, chồng. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản chung của vợ, chồng cần phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng.
Những tài sản có giá trị lớn (theo qui định của pháp luật) thì sự đồng ý này phải
được thể hiện bằng văn bản. Còn những tài sản khác thì khi vợ (hoặc chồng) xác
lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
gia đình thì đương nhiên được hiểu là đã được sự đồng ý của người kia. Theo quy
định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được quy
định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.”
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tài sản chung của vợ chồng là tài sản
thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ, chồng có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung đó, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và
và những của cải vật chất có giá trị trong việc sản xuất hoặc tiêu dùng. Tài sản
chung của vợ chồng có thể bao gồm bất động sản và động sản.
Vợ, chồng với tư cách là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình và cũng là
chủ thể của sử dụng tài sản chung vợ chồng khi tham gia quan hệ dân sự. Như vậy,
để xác định tài sản chung của vợ chồng theo luật định thì căn cứ vào các yếu tố sau:

7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×