Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng từ thực tiễn vườn quốc gia yok đôn, tỉnh đắk lắk ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.47 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LÊ NA

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG
TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN,
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LÊ NA

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG
TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN,
TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng từ
thực tiễn Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk”là do tác giả thực hiện dưới dự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phương. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập thông tin, khảo
sát. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Lê Thị Lê Na


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬTVỀ BẢO VỆ
RỪNG ĐẶC DỤNG ..................................................................................................7
1.1. Khái quát về bảo vệ rừng đặc dụng ......................................................................7
1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng ..........................16
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng ở Việt
Nam ...........................................................................................................................21
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG
TỪ THỰC TIỄN VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN...............................................26
2.1. Các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng: ......................................26
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Yok

Đôn, tỉnh Đắk Lắk .....................................................................................................55
CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTBẢO
VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN TẠI
VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN .............................................................................71
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng ...................................71
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng ............................73
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng tại
Vườn quốc gia Yok Đôn ...........................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVPTR

: Bảo vệ và phát triển rừng

FAO

: Food And Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc)


KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RĐD

: Rừng đặc dụng

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

VQG

: Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tổng hợp quy hoạch điều chỉnh diện tích các phân khu chức


56

bảng
2.1

năng, đơn vị hành chính của VQG Yok Đôn
2.2

Tổng hợp diện tích các phân khu chức năng, đơn vị hành

56

chính của VQG Yok Đôn sau đề nghị cắt trả cho các dự án
và cho địa phương
2.3

Tổng hợp diện tích đất dự kiến chuyển giao giai đoạn 2010-2020

57

2.4

Thống kê số lượng các vụ vi phạm về khai thác động vật, thực

66

vật rừng (theo Báo cáo tình hình vi phạm Luật BVPTR hằng
năm từ 2013-2017 của Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn)
2.5


Thống kê số lượng xử lý vi phạm về hành vi xâm hại VQG
Yok Đôn (theo Báo cáo tình hình vi phạm Luật BVPTR hằng
năm từ 2013-2017 của Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn)

66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 50 năm hình thành và phát triển, hệ thống rừng đặc dụng ở nước ta hiện
nay đang ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa
dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường.
Với sự ra đời của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã mang lại nhiều thành
tựu lớn trong công tác bảo vệ và phát triển RĐD như: tạo khuôn khổ pháp lý quan
trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; kinh tế
lâm nghiệp từ chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang bảo vệ, phục
hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới, gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với phát huy
vai trò môi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội. Nhờ đó, tính đến
năm 2016, diện tích hệ thống RĐD nước ta là 2.256.557 ha với diện tích có rừng là
1.931.527 ha chiếm 86%, đang được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt về số lượng,
chất lượng rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học rừng, phát triển dịch vụ môi
trường rừng, từng bước giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển rừng. Cả nước
đang có 164 khu RĐD (với 31 VQG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài
sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa
học). Trong đó 80% khu RĐD đã thành lập Ban quản lý (trừ các khu rừng nghiên
cứu thực nghiệm khoa học)[6].
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, công tác quản lý, bảo vệ RĐD
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: thiếu tính đồng bộ, chồng chéo giữa các Luật
BVPTR với các văn bản luật có liên quan trong việc quy định về quản lý RĐD; việc

phân cấp, phân quyền trong quản lý RĐD còn nhiều bất cập; tiêu chí xác lập và quy
định quy hoạch RĐD chưa đầy đủ và không thống nhất; chưa quy định toàn diện,
đồng bộ hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp; công tác thanh tra, giám sát thi
hành pháp luật chưa nghiêm, trong khi chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BVPTR
còn thiếu và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm, nên tình trạng phá
rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử

1


dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật còn diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương
gây bức xúc trong xã hội và làm suy giảm tài nguyên rừng, nhất là rừng tự nhiên….
Những điều này dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn đất RĐD diễn ra ngày càng phổ
biến và gia tăng về mức độ nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề cho toàn xã hội.
Ngày 15 tháng 11 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp năm
2017, luật bao gồm 12 chương, 108 điều thay thế cho Luật BVPTR năm 2004 và sẽ
có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật quy định về quy hoạch lâm
nghiệp, bảo vệ, phát triển rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, thẩm quyền giao
rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng, dịch vụ môi
trường rừng, hoạt động tài chính trong lâm nghiệp, khoa học và công nghệ về lâm
nghiệp, quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Sựra đời của Luật Lâm nghiệp năm 2017
đã khắc phục được các hạn chế của Luật BVPTR năm 2004, tuy nhiên, hiện nay luật
này chưa có hiệu lực. Mặc khác, trong quản lý, sử dụng và khai thác RĐD, tình
trạng khai thác trái phép động vật rừng, thực vật rừng vẫn diễn ra hàng ngày mà đối
tượng vi phạm chủ yếu là người dân sinh sống bên trong và xung quanh khu RĐD.
Giải quyết được bài toán làm thế nào để vừa có thể bảo vệ RĐD hiệu quả và kết hợp
hài hòa với lợi ích của cộng động dân cư sinh sống bên trong và xung quanh khu
RĐD đang là vấn đề cấp thiết hiện nay trong công tác bảo vệ RĐD nói riêng và tài
nguyên rừng nói chung. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài ‘‘Pháp luật về bảo vệ
rừng đặc dụng từ thực tiễn Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk” làm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ RĐD đóng vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên, hiện nay chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu ở các cấp độ khác nhau như:
- Ở cấp độ tiến sĩ, đã có các luận án “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ rừng”, Luận án tiến sĩ Luật học, của Hà Công Tuấn, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn
Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012

2


- Ở cấp độ thạc sĩ, đã có các luận văn: “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo
vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh
Huyền, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; “Pháp luật về bảo vệ tài
nguyên rừng ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Luật học, của Phạm Thị Thủy, Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2014, “Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài
nguyên rừng ở Việt Nam”,luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thị Thanh Nga,
Đại học Luật Hà Nội, năm 2016.
- Ở cấp độ cử nhân, đã có các khóa luận“Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ các
loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của
Hoàng Hiền Lương, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009; “Pháp luật về buôn
bán động, thực vật hoang dã”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của Nguyễn Thị
Hoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012.
- Và một số bài viết trên tạp chí về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam và bảo
vệ các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như: “Quản lý bảo vệ rừng
trên cơ sở cộng đồng”, của TS. Nguyễn Huy Dũng, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số
12/2008; “Sử dụng luật tục hương ước một chiến lược quản lý rừng”, của ThS. Hà

Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; “Nghiên cứu một số tội
phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII- Các tội xâm phạm
môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; “Nghiên cứu chính sách thuế
trong phát triển lâm nghiệp”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tháng 5/2007; “Bàn về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật
hình sự”, của Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009; “Vướng mắc
cần giải quyết trong việc áp dụng điều 190 bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”, của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí
Kiểm sát, số 4/2009; “Hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên
thiên nhiên”, của Bàn Văn Trung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
tháng 6/2010; “Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về quản lý,
khai thác và bảo vệ rừng”, của Cao Anh Đức, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2010; “Về

3


tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại điều 175 Bộ luật hình sự”,
của Phạm Văn Beo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2010; “Quyền tài sản của chủ
rừng đôi điều bàn luận”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 10/2011; “Nghiên cứu một số quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực
vật, động vật hoang dã ở Việt Nam”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2011; “Hoàn thiện quy chế pháp lý cho cá
nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam”, của Nguyễn Thanh Huyền,
Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 27/2011; ‘‘Công tác phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ở nước ta một số khó khăn, vướng mắc
và giải pháp khắc phục”, của Đặng Thu Hiền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
5/2011; “Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực buôn bán động vật hoang dã, quý, hiếm ở nước ta”, của Trần Minh Hưởng,
Tạp chí Kiểm sát, số 7/2012; “Hoàn thiện pháp luật đối với chủ rừng là doanh

nghiệp có vốn đầu tư nhà nước”, của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 4, tháng 2/2012…
Các công trình nghiên cứu, đề tài, bài viết trên đây đã chỉ ra những vai trò
quan trọng của pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và RĐD nói riêng. Tuy nhiên,
chưa có một công trình hay đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
pháp luật bảo vệ RĐD, nhất là từ thực tiễn cụ thể của VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn (qua việc nghiên cứu về VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk) của pháp luật bảo
vệ RĐD ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật bảo vệ RĐD và nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ RĐD.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lí luận về khái niệm rừng, RĐD, bảo vệ RĐD, vai trò
của việc bảo vệ RĐD; khái niệm và đặc điểm, nội dung điều chỉnh và nguyên tắc
điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ RĐD ở Việt Nam hiện nay.

4


- Phân tích các quy định của pháp luật thực định về bảo vệ RĐD thông qua
việc phân tích các quy định của pháp luật về quản lý RĐD như xây dựng quy hoạch
RĐD, các tiêu chí để xác định các loại RĐD, xác lập RĐD và công tác phân cấp
quản lý và bảo vệ RĐD.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ RĐD hiện nay, làm rõ những
vướng mắc gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ RĐD, nguyên nhân và đề
xuất những giải pháp từ những tình huống thực tế trên cả nước nói chung và VQG
Yok Đôn nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ
rừng đặc dụng và thực tiễn thi hành Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Trong chừng mực nhất định, trong luận văn có đề cập một số quy định của
Luật Lâm nghiệp năm 2017, sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Về thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về về bảo vệ rừng đặc dụng, học
viên chủ yếu tìm hiểu tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trong
luận văn, học viên có đề cập một số tình huống từ các địa phương khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Triết học Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ RĐD nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp như phương
pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp và
phương pháp thống kê tình hình thực tiễn, áp dụng thực tiễn trong việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ RĐD của cơ quan có thẩm quyền tại VQG Yok Đôn. Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đưa ra một số kiến

5


nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy địnhcủa pháp luật
về bảo vệ RĐD tại VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Về ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ khái niệm, căn cứ, mục đích, ý nghĩa của việc
bảo vệ RĐD. Từ đó làm rõ hơn ý nghĩa lý luận về quyền và nghĩa vụ của các chủ

thể trong công tác bảo vệ RĐD.
6.2 Về ý nghĩa thực tiễn
Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra được các giải
pháp kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật và khắc phục hạn chế trong
thực tế của hoạt động bảo vệ RĐD, đề xuất các phương án thay đổi cơ chế quản lý
mới cho VQG Yok Đôn phù hợp hơn với các thay đổi của pháp luật.
Các kiến nghị của luận văn có thể được dùng để nghiên cứu, xem xét áp dụng
khi sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ RĐD.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ rừng đặc dụng và thực tiễn thực hiện
tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng đặc
dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG
1.1. Khái quát về bảo vệ rừng đặc dụng
1.1.1. Khái niệm bảo vệ rừng đặc dụng
1.1.1.1. Khái niệm rừng:
Những năm đầu thế kỷ XX, tồn tại các quan điểm khác nhau về rừng.Quan
điểm thứ nhất, của các nhà khoa học Liên Xô, coi rừng là một quần địa sinh lạc
(biogeocenose).Trong tác phẩm “Học thuyết về rừng” (1912) G.F. Morozov đã định
nghĩa như sau “rừng là những quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện các ảnh

hưởng qua lại lẫn nhau làm nảy sinh ra những hiện tượng mới mà những cây mọc
đơn lẻ không có. Trong quần lạc sinh địa rừng không chỉ có mối quan hệ qua lại
giữa các cây rừng với nhau mà còn có mối quan hệ qua lại giữa chung với đất và
môi trường không khí; rừng có khả năng tự phục hồi”. Phát triển học thuyết này,
V.I. Sucachev (1964) đã cho rằng rừng là một quần lạc sinh địa và “quần lạc sinh
địa rừng là một khoảnh đất bất kỳ có sự đồng nhất về thành phần, cấu trúc và các
đặc điểm của các thành phần tạo nên nó và về mối quan hệ giữa chúng với nhau, có
nghĩa là đồng nhất về thực vật che phủ, về thế giới động vật và vi sinh vật cư trú tại
đó về các điều kiện tiểu khí hậu, thủy văn và đất đai, về các kiểu trao đổi vật chất và
năng lượng giữa các thành phần của nó với nhau và với các hiện tượng tự nhiên
khác”. Có thể hiểu quần lạc sinh địa gồm năm thành phần: khí hậu, đất, quần lạc
thực vật, quần lạc động vật và quần lạc vi sinh vật. Mối quan hệ qua lại giữa khí hậu
và thổ nhưỡng hình thành nên hoàn cảnh sinh thái. Mối quan hệ giữa các thành phần
thực vật, động vật và vi sinh vật tạo nên hoàn cảnh sinh vật. Mỗi hoàn cảnh sinh
thái sẽ có một hoàn cảnh sinh vật nhất định và mối liên hệ giữa hoàn cảnh sinh vật
và hoàn cảnh sinh thái sẽ tạo nên một đơn vị sinh học cơ bản trong giới tự nhiên,
đơn vị này được gọi là quần lạc sinh địa. Và theo các nhà khoa học nghiên cứ theo
quan điểm này, một quần lạc sinh địa chỉ được coi là rừng khi quần lạc thực vật là

7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×