Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ thực tiễn tỉnh bình dương ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.42 KB, 116 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC DIỆP

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC DIỆP

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834 0402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Diệp


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Chiến Thắng, giảng viên
khoa Chính sách công, Học viện khoa học xã hội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện khoa học xã
hội nói chung, các thầy cô trong khoa Chính sách công nói riêng đã truyền đạt nhiều
kiến thức bổ ích, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Ngọc Diệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ......................................................... 8
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............................................................................8
1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................15
1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài .......................................................................................................................31
1.4. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................34
1.5. Kinh nghiệm một số tỉnh về thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ..............................................................................................................38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ......................... 42
2.1. Tổng quan về hệ thống chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................................................................................42
2.2. Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................46
2.3. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương ..49
2.4. Phân tích SWOT thu hút vốn trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương ......53
2.5. Đánh giá tổng quát về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
tỉnh Bình Dương trong thời gian qua .....................................................................56
2.6. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .............................................................61
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH BÌNH
DƢƠNG .................................................................................................................... 64
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tỉnh Bình Dương................................................................................................64

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Bình Dương......................................................................................66


3.3. Các kiến nghị để hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài .......................................................................................................................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

: Association of South-East Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC

: Asia – Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương

ASEM

: The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á–Âu

AFTA


: ASEAN’S Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN

EU

: European Union
Liên hiệp Châu Âu

FDI

: Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

MNCS

: Multinational corporations
Các công ty đa quốc gia

NAFTA

: North America Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ

TNCs


: Trans National Corporations
Công ty xuyên quốc gia

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

KTTĐPN

: Kinh tế trọng điểm phía Nam

KCN

: Khu công nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và những năm tiếp
theo, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính Phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
đạt 6.5-7% hàng năm và phấn đấu GDP bình quân đầu người lên 20003000USD/người/năm. Để thực hiện mục tiêu đó thì yêu cầu về vốn là một trong
những thử thách lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Theo tính toán sơ bộ, để uy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6.5-7%/năm như mục tiêu
của đề ra, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 Việt Nam cần đầu tư khoảng 95-100
tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại cả đất nước thì con số này thực sự
khổng lồ; vì vậy chúng ta cần phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ
bên ngoài.
Về nguyên tắc muốn tích lũy chúng ta cần tăng cường sản xuất và thực hành
tiết kiệm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn tích lũy nhanh mà các

nước đi sau có thể làm được. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to
lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại. Đối với quá trình phát triển kinh
tế của Việt Nam, từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò
hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, một kênh để chuyển giao
công nghệ, giải pháp để tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu
cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã được Đảng
và Nhà nước ta coi là một chủ trương quan trọng nhằm góp phần khai thác các
nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Để tăng cường
hoạt động thu hút FDI vào nước ta Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
chỉ rõ nhiệm vụ của nhà nước ta trong thời gian tới là: “Tạo điều kiện kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ

1


tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại tạo nhiều việc làm. Cải thiện
môi trường kinh tế pháp lý để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.”
Nhận thức đúng vị trí và vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Phương châm của chúng ta là đa dạng hóa và đa phương hóa hợp tác đầu
tư với nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Chính Phủ
Việt Nam coi vấn đề và sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thể
chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những
nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất. Trong một phạm vi nhất định, có thể nói rằng
việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục và bền vững mà Việt
Nam đang theo đuổi, tại thời điểm xuất phát thấp hiện tại, phụ thuộc rất nhiều vào

việc giải quyết nhiệm vụ nói trên.
Xuất phát từ vùng kinh tế, chính trị quan trọng của khu vực này, để đạt được
thế mạnh trên, ngoài lợi thế về vị trí địa lý tỉnh Bình Dương phải có những chính
sách và biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư làm tăng tính hấp dẫn thu hút
nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng
được đánh giá là chiếc “chìa khóa vàng ”. Là một đòn bẫy thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế địa phương, kinh tế của vùng và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu với thế
giới. Địa phương tiếp nhận nguồn vốn đầu tư không những được cung cấp về vốn
mà còn được tiếp cận về khoa học công nghệ hiện đại cũng như những kinh nghiệm
quản lý tiên tiến. Vì vậy việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đã trở
thành vấn đề quan trọng với nhiều địa phương và nhiều nước trên thế giới đặc biệt
là những nước đang phát triển. Sự đóng góp của FDI là nguồn vốn quan trọng bổ
sung cho đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước. Tạo điều kiện thực hiện tốt chiến
lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vì vậy việc xây dựng, ban hành
chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương là
rất quan trọng mang tầm chiến lược trong phát triển kinh tế.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về FDI như là:
Nguyễn Chiến Thắng, 2014 (Chủ nhiệm đề tài). “Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bối cảnh phân cấp”. Đề tài NCKH cấp Bộ. Nhóm tác giả đã đề
cập việc phân cấp cũng tạo ra những bất cập cho tình hình thu hút FDI và đề xuất
các giải pháp chính sách nhằm tiếp tục tăng cường thu hút FDI và đồng thời hạn chế
những bất cập liên quan đến việc thu hút FDI trong thời gian qua.
Ngô Thị Hải Xuân, 2011 (Chủ nhiệm đề tài). “Những giải pháp chiến lược
khắc phục tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam”. Đề tài NCKH cấp Bộ. Nhóm tác giả đã đề cập những hạn chế và mất
cân đối trong hoạt động FDI ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Hoàng Thị Bích Loan, 2008, “Thu hút đầu tƣ trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả cho
chúng ta thấy toàn cảnh bức tranh của các công ty xuyên quốc gia trong dòng lưu
chuyển vốn FDI toàn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của các của các công ty xuyên
quốc gia và thực trạng đầu tư trực tiếp của của các công ty xuyên quốc gia vào Việt
Nam.
Nguyễn Xuân Trung, 2012,” Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. Luận án Tiến sĩ
Khoa học. Thông qua việc phân tích một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam liên quan đến: cân đối vĩ mô, bảo vệ môi trường và chuyển giao công
nghệ; sự tác động lan tỏa, liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước… Tác giả đã làm sáng tỏ một số mặt tích cực và tiêu cực của đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thu hút
và sử dụng FDI ở Việt Nam.
Bùi Huy Nhượng, năm 2005 “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai
thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ.
Tác giả tập trung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam. Tìm những nguyên nhân về phía nhà nước đang cản trở

3


hoạt động triển khai dự án FDI tại Việt Nam. Đề xuất biệp pháp tháo gỡ khó khăn
vướng mắc, nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam.
Trần Văn Lợi, năm 2008 “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”,
luận án tiến sĩ.
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những tác động của hoạt động FDI đối với

sự phát triển kinh tế- xã hội vùng KTTĐPN, bao gồm: tác động đến tăng trưởng GDP;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; đến trình độ kỹ thuật và
công nghệ; đến cân đối tài chính; đến phát tiển xã hội và tính hấp dẫn của môi trường
đầu tư của vùng KTTĐPN. Nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường phát huy những tác
động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội vùng KTTĐPN từ nay đến năm 2020.
Nguyễn Văn Hiệp, năm 2007 “Những chuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh
Bình Dương từ năm 1945-2005”, luận án tiến sĩ.
Đề tài này nghiên cứu những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển
của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của các thành phần kinh tế, đời sống xã hội
tại Bình Dương giai đoạn 1945-2005. Qua đó, phân tích và tìm ra những nguyên
nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, tìm
ra những tồn tại, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Bình Dương một cách toàn diện và bền vững hơn.
Ngoài ra một số công trình nghiên cứu khoa học khác được tác giả nghiên cứu
và kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn, được liệt kê trong phần mục tham
khảo.
Các công trình nghiên cứu về FDI ở trên đã nêu những vấn đề thu hút và sử
dụng vốn FDI ở Việt Nam, địa phương như thế nào, nhưng chưa có luận văn, luận
án nào nghiên cứu kĩ sự tác động của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Bình Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu

4


Đánh giá tác động của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Bình Dương. Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần thu hút, thúc đẩy sự phát
triển một cách có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương trong thời

gian tới.
-Nhiệm vụ của luận văn
+ Hệ thống hóa các quan điểm, lý luận cơ bản về chính sách thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
+ Phân tích đánh giá một cách khoa học thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.
+ Xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực để hoàn thiện chính sách thu hút
FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005-2016 định hướng chung cho Chính sách
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho những năm tiếp theo (2020).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa ngành,
liên ngành khoa học xã hội và áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính
sách công từ lý luận đến thực tiễn và phân tích đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách.
Các quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định
đến xây dựng, thực hiện và đánh giá có sự tham gia của các chủ thể chính
sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách

5


công giúp hình thành lý luận về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp nghiên cứu
định lượng và nghiên cứu định tính.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, thống kê và so sách
được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên
quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định,
Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương; các công
trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ
chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng kết
hợp phương pháp định tính truyền thống để phân tích các vấn đề và nội dung mang
tính lý thuyết và phướng pháp định lượng để nghiên cứu thực nghiệm. Phương
pháp nghiên cứu cơ bản và xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Dựa trên số liệu thống kê quá khứ về FDI, chính
sách FDI và các vấn đề nảy sinh liên quan đến FDI để làm cơ sở phân tích và nhận
xét. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê so sánh và phân tích tổng
hợp để phân tích thực trạng FDI và tổng kết kinh nghiệm các địa phương trong việc
thu hút FDI và giải quyết các vấn đề liên quan.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đánh giá, nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả việc xây
dựng và thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ học tập, giảng dạy và
vận dụng vào công tác xây dựng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư FDI.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài.


6


Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực
vốn lớn hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư
là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản
tiền lớn hơn.
Theo Điều 3 Luật Đầu tư được Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày 12.12.2015 thì “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn,
mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng
hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Hoạt động đầu tư được phân loại theo những tiêu chí khác nhau tùy theo mục
đích của việc phân loại đầu tư:

+ Phân loại đầu tư theo tính chất của đầu tư có: hoạt động đầu tư có phát triển;
hoạt động đầu tư chuyển dịch mà không làm thay đổi giá trị của nó.
+ Phân loại theo hình thức sở hữu vốn có: đầu tư của nhà nước, đầu tư của tư
nhân, đầu tư của các tổ chức tài chính.
+ Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư có: đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp.
1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế) là một hình thức của đầu tư, đó là xuất
khẩu tư bản, đưa tư bản ra nước ngoài kinh doanh, một hình thức quan hệ kinh tế,
qua đó tư bản của nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích trực tiếp kinh
doanh thulợi nhuận. Ngoài ra còn có các hình thức viện trợ, cho vay, viện trợ không
hoàn lại, không nhằm mục đích kinh doanh.

8


Đầu tư quốc tế chủ yếu gồm các hình thức: đầu tư một chiều như viện trợ
không hoàn lại; đầu tư tín dụng không có lãi hoặc lãi nhẹ, đầu tư có tính chất công
như là: đầu tư của chính phủ, đầu tư của các tổ chức Quốc tế,các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức quốc gia, quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ, đầu tư có tính chất tư
là đầu tư của các tổ chức tư và tư nhân, đầu tư hỗn hợp có cả tính chất công và tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quan điểm vĩ mô là chủ đầu tư trực tiếp đưa
vốn và kĩ thuật vào nước nhận đầu tư, thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, trên
cơ sở thuê, mướn, khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại như là tài nguyên sức
lao động, cơ sở vật chất.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quan điểm vi mô là chủ đầu tư đóng góp một
số vốn lớn đủ để họ trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành đối tượng bỏ
vốn.
Đầu tư trực tiếp khác với đầu tư gián tiếp và cho vay tín dụng. Đầu tư trực tiếp
là hình thức mà nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài vào dưới hình thức vay vốn

hoặc nhận viện trợ của một số tổ chức quốc tế hoặc một nước nào đó. Nước sở tại tự
sản xuất, kinh doanh, tự tìm nguồn thị trường tiêu thụ và sau một thời gian hoàn trả
cả gốc lẫn lãi dưới hình thức tiền tệ hay hàng hóa. Còn hình thức vay tín dụng thì
chủ đầu tưnước cho vay nợ) người nhận đầu tư (nước vay nợ) vay vốn trong một
thời gian nào đó và hưởng lợi nhuận qua lãi suất cho vay do hai bên thỏa thuận. Cả
hai hình thức này, khác với đầu tư trực tiếp ở chỗ là không có sự tham gia quản lý,
điều hành trực tiếp của chủ đầu tư đối với đồng vốn của mình.
Vậy khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI: Là loại hình đầu tư
quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ
các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần
cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gồm công ty liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

9


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full











×