Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.8 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ TUẤN PHI

BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ TUẤN PHI

BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG VŨ HUÂN


HÀ NỘI - 2017

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ
TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............................................................. 6
1.1. Khái quát về hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ..................... 6
1.2. Pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ................................... 17
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI
SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................................................................. 25
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự . 25
2.2. Hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình
Phước............................................................................................................................. 44
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 59
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI
SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH
PHƯỚC ........................................................................................................................ 61
3.1. Một số yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án
dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước ............................................................................. 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ... 64
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 76



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bán đấu giá từ rất lâu đã là hình thức kinh doanh, mua bán quen thuộc đối
với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Phương thức này cho phép hàng hoá
được giới thiệu trước một số lượng đông người mua. Tại đây khách hàng được tự do
đưa ra các mức trả giá mang tính cạnh tranh cho một món hàng. Sự cạnh tranh giữa
những người mua hàng với nhau làm cho giá cả món hàng tăng lên và dần dần tạo
thành giá trị của hàng hoá trên thị trường.
Ở Việt Nam, các quy định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện lần đầu tiên
tại Điều 28 trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989. Mục đích đặt ra là đảm
bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết định của Tịa án nhằm khơi phục lại quyền
và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật, đồng thời quyền lợi của người phải thi hành án cũng được đảm bảo. Sau
gần 30 năm triển khai hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt
Nam, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng đang dần được hoàn thiện, hoạt
động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự đã đạt được một số kết quả đáng
ghi nhận, qua đó nhìn chung đã đạt được những mục đích ban đầu đề ra. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành
án dân sự vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Hành lang pháp lý cho hoạt động
này chưa thực sự hoàn thiện, một số quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá cịn
thiếu cụ thể, khơng rõ ràng, dẫn đến nhiều cách áp dụng khác nhau, chế tài đối với
đội ngũ đấu giá viên, chấp hành viên vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp còn chưa đủ
sức răn đe v.v... Từ đó dẫn đến tình trạng khách hàng có tâm lý e ngại khi mua tài
sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự, nhiều tài sản mặc dù giá trị lớn hơn nhiều
so với giá khởi điểm mà doanh nghiệp bán đấu giá đề xuất nhưng vẫn không có
khách mua.
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có biên giới giáp Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ, cầu
nối vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Nguyên và Campuchia. Bình Phước có 08


1


huyện, 03 thị xã và 111 xã, phường, thị trấn (trong đó, có 03 huyện, 15 xã biên
giới), có tình hình di dân tự do diễn biến phức tạp, người dân từ các tỉnh trong tồn
quốc đến Bình Phước để làm ăn, sinh sống nhiều và đang có chiều hướng gia tăng.
Trên địa bàn tỉnh có 41 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm gần 19.7%
dân số, mỗi dân tộc có nền văn hóa truyền thống, ngơn ngữ, phong tục, tập quán
riêng. Qua đó, hàng năm số lượng án bàn giao và thụ lý tương đối lớn. Trong những
năm qua, công tác thi hành án dân sự ở Bình Phước đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt
điểm, một số án lớn, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn về kinh tế, trật tự an tồn xã
hội cũng đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Kết quả đạt được nói trên
phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của Ngành Tư pháp nói chung, cũng như đội ngũ cán
bộ thi hành án dân sự nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong việc
thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, cũng như nhiều tỉnh trên cả nước, thực trạng bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự ở Bình Phước vẫn cịn nhiều bức xúc, bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, chưa
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Có nhiều trường hợp tài sản
đã bán đấu giá thành công nhưng không bàn giao được hoặc kéo dài việc bàn giao,
gây bức xúc trong dư luận xã hội, quyền lợi của các bên trong quan hệ bán đấu giá
tài sản thi hành án chưa đảm bảo và ngay cả uy tín của các tổ chức bán đấu giá tài
sản cũng bị ảnh hưởng, từ đó cho thấy việc nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ
thống các vấn đề về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Bình Phước là cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” để nghiên cứu và làm
Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, cải cách hành

chính và cải cách tư pháp, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề

2


cập đến vấn đề bán đấu giá tài sản ở Việt Nam nói chung và bán đấu giá tài sản để
thi hành án dân sự nói riêng đã được cơng bố. Cụ thể:
Về đề tài nghiên cứu, có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011.
Về luận văn, luận án, có Luận án Tiến sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về
đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường bảo
vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2012; Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài
“Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” của tác giả Phạm Văn Sỹ bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia năm
2006; Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án
dân sự theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền bảo vệ tại Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Về các bài tạp chí khoa học có bài “Những khó khăn vướng mắc trong công
tác kiểm sát việc bán đấu giá tài sản thi hành án” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh
đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23, tháng 12/2011; bài “Một số vướng mắc về bán
đấu giá tài sản để thi hành án” của tác giả Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật số chuyên đề 2/2012; bài “Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản” của tác giả Đồn Văn Hường đăng trên
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 9/2014; bài “Bảo vệ quyền lợi của
người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án dân sự” của tác giả Lê Vĩnh
Châu đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 1/2015; bài “Hoạt động
bán đấu giá tài sản những bất cập và giải pháp” của tác giả Phạm Thị Liên Hương
đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 10/2015; bài “Bán đấu giá tài
sản trong thi hành án dân sự vẫn còn là điểm nghẽn” của tác giả Nguyễn Quang

Thái và Đào Thị Thúy Lan đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chun đề
4/2016 …
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn liên quan đến bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự. Tuy

3


nhiên, vẫn cịn thiếu các cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các
vấn đề về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam nói
chung và từ thực tiễn ở tỉnh Bình Phước nói riêng. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
kết quả các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, đồng thời, bằng kinh nghiệm thực
tiễn và những hiểu biết của mình, tác giả trình bày trong luận văn cơ sở lý luận, nội
dung việc bán đấu giá tài sản từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Phước, kiến nghị
các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự, đáp ứng vấn đề cấp bách của thực tiễn
công tác thi hành án dân sự nói chung và ở tỉnh Bình Phước nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự và từ thực tiễn thi hành
pháp luật ở tỉnh Bình Phước, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản trong thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu ở trên, luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về bán đấu giá tài sản trong
thi hành án dân sự.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự và việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này từ thực tiễn

tỉnh Bình Phước để chỉ ra những điểm thành công, những vướng mắc, bất cập và
nguyên nhân.
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

4


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về bán đấu giá
tài sản trong thi hành án dân sự, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự và việc thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự ở tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến năm 2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến
pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự và nghiên cứu từ thực tiễn
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở tỉnh Bình Phước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật. Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, luận văn cịn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ tin cậy như: Phân tích, tổng hợp,
diễn giải, so sánh, khảo sát thực tiễn… để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đối với
việc nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo và áp
dụng vào thực tiễn hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự và Trung tâm
Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Phước trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
cơ cấu 03 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái quát về hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự
Trên thế giới, bán đấu giá tài sản đã có lịch sử rất lâu đời và trong nền kinh
tế thị trường, bên cạnh các phương thức mua bán thông thường, mua bán tài sản
thơng qua đấu giá ngày càng phổ biến. Có nhiều mục đích được đặt ra khi các bên
lựa chọn phương thức mua bán này, nhưng mục đích thường được hướng tới là
nhằm đưa tài sản tiếp cận với đại chúng người mua, qua đó phát huy cao nhất giá trị
hàng hóa của tài sản hoặc đáp ứng cao nhất mục đích khác mà người bán tài sản đấu
giá mong muốn đạt được. Theo ghi chép của những người Hy Lạp cổ đại thì từ
khoảng năm 500 năm trước cơng ngun, hình thức bán đấu giá đã xuất hiện tại
Babylon với đối tượng được mua bán là người phụ nữ như một sự cưới hỏi. Theo đó
thì “những người phụ nữ xinh đẹp được đưa đến những cuộc đấu giá cao cấp, còn
những phụ nữ xấu phải kèm theo của hồi môn và mang tới những cuộc đấu giá để
đợi được chấp nhận, bất cứ người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc đấu giá đều là
bất hợp pháp” [36]. Trong đế chế La Mã, phương thức bán đấu giá tiếp tục được sử

dụng để bán tất cả chiến lợi phẩm của chiến tranh mà chủ yếu là nô lệ và tài sản con
nợ bị tịch thu [36].
Hiện nay, phương thức bán đấu giá tài sản được sử dụng như một phương
thức mua bán thông thường, phổ biến và rộng khắp trên thế giới. Cùng với sự phát
triển của thương mại điện tử, bán đấu giá tài sản mở rộng hơn rất nhiều và phát triển
lên một bước mới. Việc bán đấu giá tài sản được tổ chức bằng các hình thức cơng
khai hoặc theo hồ sơ niêm phong, theo phương thức đấu giá lên hoặc đặt giá xuống
(điển hình là kiểu Hà Lan và kiểu Anh).
Theo hình thức cơng khai thì tài sản chào bán tại một mức giá xác định,
người bán tiếp tục nâng mức giá lên cách mức giá cũ một khoảng nhất định cho đến
khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người đã trả mức giá cao nhất

6


cuối cùng chính là người thắng cuộc. Đây là hình thức vẫn thường được áp dụng
nhiều nhất để giao dịch hàng hóa, sản phẩm, đặc biệt với các tài sản là cổ vật, các
bộ sưu tập tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật…
Theo hình thức niêm phong thì người tham gia cùng nộp giá một lúc mà
không được biết giá của người khác cũng như giữ kín giá mà mình đã trả cho hàng
hóa, sản phẩm muốn mua. Thơng thường người trả giá cao nhất sẽ là người thắng
cuộc, mua được tài sản. Tại Hà Lan, người bán có thể đưa ra một mức giá rất cao
cho hàng hóa, sản phẩm muốn bán. Mức giá này thường là mức giá rất cao và
khơng ai có thể mua nổi. Mức giá được hạ dần trong khoảng thời gian nhất định.
Nếu người tham gia trả giá chấp nhận ở mức giá nào đó thì cần ấn nút chấp nhận
ngay, nếu khơng sẽ mất cơ hội. Phương thức này thường áp dụng tại các chợ hoa và
đặc biệt với sản phẩm hoa tulip. Tại Anh thì bán đấu giá có nét đặc trưng riêng.
Người bán đấu giá điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá thắng được
mức giá hiện tại. Giá chào mới cao hơn giá chào cũ một khoảng cho trước. Cuộc
bán đấu giá chấm dứt khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người trả

giá hiện tại sẽ thắng và trả số tiền theo mức giá đã chào [17, tr.120]. Kiểu bán đấu
giá này cịn được gọi là bán đấu giá mức thứ hai.
Ngồi ra, cũng với sự phát triển của thương mại điện tử, hiện nay còn xuất
hiện phương thức đấu giá ngược. Đây là một loại hình đấu giá đặc biệt, theo đó,
người trả giá thấp nhất và duy nhất sau khi kết thúc mỗi phiên đấu sẽ trở thành
người được mua tài sản bán đấu giá. Ở phương thức này nếu bên bán đưa ra giá
khởi điểm thì giá khởi điểm là mức giá lớn nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội,
có thể nói rằng đến nay bán đấu giá phát triển với tư cách là một phương thức mua
bán tài sản thông thường, phổ biến và không thể thiếu trong thương mại, kinh doanh
của thế giới.
Theo bách khoa tồn thư mở Wikipedia thì: “Đấu giá là q trình mua và bán
tài sản hoặc dịch vụ bằng cách đưa món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món
hàng cho người trả giá cao nhất” [36]. Trong kinh tế học hiện đại, nhà kinh tế học
người Anh - David W.Pearce đã đưa ra định nghĩa: “Đấu giá là một thị trường trong

7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×