Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoạt động nhập khẩu của tổng công ty lắp máy việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
---@&?---

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY
LẮP MÁY VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Khóa
Hệ
Chuyên ngành
Thời gian thực tập

: TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG
:
:
:
: CHÍNH QUY
: KINH TẾ QUỐC TẾ
:

Hà Nội,
SV: Nguyễn Thị Trang

0


MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM......1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.....1
1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty lắp máy Việt Nam.............................1
1.1.2 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng công ty lắp
máy Việt Nam...................................................................................................3
1.1.2.1 Giai đoạn 1960 - 1975:........................................................................3
1.1.2.2 Giai đoạn 1976 - 1995:........................................................................3
1.1.2.3 Giai đoạn 1996 - 2000:........................................................................4
1.1.2.4 Giai đoạn 2001 - 2005:.........................................................................5
1.1.2.5 Giai đoạn 2006 - 2010:.........................................................................6
1.1.2.6 Giai đoạn 2010 - 2015:........................................................................6
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng- nhiệm vụ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam7
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty.....................................................................7
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty........................................................7
1.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam.............................................................................................................14

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động...............................................................................14
1.3.2 Năng lực kinh doanh của Tổng công ty...............................................15
1.3.2.1 Lực lượng lao động.............................................................................15
1.3.2.2 Năng lực về vốn và tài sản..................................................................17
1.3.2.4 Sản phẩm............................................................................................20
1.3.2.5 Thị trường của Tổng công ty...............................................................21
1.3.3 Kết quả hoạt động của Tổng công ty lắp máy Việt Nam......................24


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG
CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2016..............................26
2.1 Thực trạng về hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2016........................................................................................26
2.1.1 Quy trình kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam.........................................................................................................26
2.1.1.1 Xin giấy phép nhập khẩu ( nếu có)......................................................26
2.1.1.2 Mở L/C................................................................................................26
2.1.1.3 Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm........................................28
2.1.1.4 Làm thủ tục hải quan..........................................................................28
2.1.1.5 Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa........................................................29
2.3.1.6. Thanh toán.........................................................................................29
2.1.2 Kim ngạch nhập khẩu...........................................................................29
2.1.3 Hình thức nhập khẩu............................................................................32
2.1.4 Cơ cấu nhập khẩu của công ty.............................................................33
2.1.4.1 Cơ cấu theo mặt hàng.........................................................................33

2.1.3.2 Cơ cấu theo thị trường........................................................................35
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt
Nam giai đoạn 2013 – 2016...............................................................................37
2.2.1 Thành công...........................................................................................37
2.2.2 Hạn chế.................................................................................................39
2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế....................................................................40
2.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan........................................................................40
2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan....................................................................40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM............42
3.1 Định hướng của Tổng công ty trong các năm tới......................................42
3.1.1 Định hướng chung của Tổng công ty...................................................42
3.1.2 Định hướng nhập khẩu của Tổng công ty...........................................43
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam............................................................................................................. 43


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

3.2.1 Giải pháp từ phía Tổng công ty............................................................43
3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện nghiên cứu thị trường nhập khẩu......................43
3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu.........44
3.2.1.3 Thu hút nguồn nhân lực trẻ dồi dào và chất lượng.............................45
3.2.1.4 Nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng Thương mại quốc tế vào
hoạt đông nhập khẩu.......................................................................................46
3.2.2 Giải pháp từ phía Nhà nước.................................................................47
3.2.2.2 Hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu....................48

3.2.2.3 Không ngừng đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại..................50
KẾT LUẬN............................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................54


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

1

LILAMA

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt
Tên viết tắt của Tổng công

Vietnam Machinery

ty lắp máy Việt Nam
Tổng công ty lắp máy Việt


Installation Corporation
Foreign Direct Investment
Trans-Pacific Partnership

Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp điịnh đối tác xuyên

Agreement

Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại thế

2

JSC

3

FDI

4

TPP

5

WTO


6

ASEAN

7

EPC

8

APEC

9

FTA

10

PVN

11

HĐQT

Hội đồng quản trị

12

ĐHĐCĐ


Đại hội đại cổ đông

13

ANSI

14

IEC

World Trade Organization
Association of South East
Asia Nation
Engineering Procurement
and Construction
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Free Trade Argeement
Vietnam Oil and Gas
Group,

giới
Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
Hợp đồng tổng thầu EPC
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp định Thương mại tự
do
Tập đoàn dầu khí Việt Nam


American National

Viện tiêu chuẩn quốc gia

Standards Institute
International

Hoa Kỳ

Electrotechnical
Commission

15

ENV

Vietnam Electricity

16

JGC

JGC VIETNAM

ủy ban kỹ thuật điện quốc
tế
Tập đoàn điện lực Việt
Nam
Công ty TNHH JGC



Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân
Tập đoàn công nghiệp hóa

17

VINACHEM

19

USD

21

IKC

Công ty xăng dầu Nhật Bản

22

VND

Việt Nam Đồng

23


NSNN

Ngân sách nhà nước

25

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

26

BCTC

Báo cáo tài chính

chất Việt Nam
United States Dollar

Đô la Mỹ

DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

1.1


2

1.2

Tên bảng
Số lượng và chất lượng công nhân viên giai đoạn
2014-2016
Bảng cân đối kế toán ba năm gần đây

Trang
15
17


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

3

1.3

Số liệu về vốn 3 năm từ 2014 đến 2016

17

4
5


1.4
1.5

18
19

6

1.6

Số lượng máy móc thiết bị của Tổng công ty
Số lượng phương tiện vận tải của Tổng công ty
Danh mục một số dự án điển hình đã và đang thực hiện

7

1.7

8

2.1

9

2.2

10

2.3


11

2.4

12

2.5

giai đoạn 2014 đến 2016
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3
năm gần nhất
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các
năm từ 2013 đến 2016
Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty qua các năm
từ 2013 đến 2016
Hình thức nhập khẩu của Tổng công ty
Các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp qua các năm từ 2013
đến 2016
Các bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty đến năm
2016 (lũy kế đến năm 2016)

20
23
29
30
31
32
34


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

1.1

2

1.2

3

1.3

Tên hình
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty lắp máy Việt NamLILAMA
Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam CTCP
Sơ đồ vị trí Các công ty con và các công ty liên kết

Trang
7
8
12


Chuyên đề thực tập

Hưng
4

1.4

5

1.5

6

2.1

7

2.2

8

2.3

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Tỷ trọng thị trường trong nước và nước ngoài của
LILAMA
Tỷ trọng thị trường của Tổng công ty lắp máy Việt
Nam trong nước
Kim ngạch nhập khẩu của LILAMA từ năm 20132016
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của LILAMA từ năm
2013-2016

Cơ cấu các bạn hàng nhập khẩu của Tổng Công ty năm
2016

21
22
30
33
35


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu bước hội nhập toàn Việt
Nam với nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực,
chủ động trong đàm phán và ký két các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối
tác. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương
mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6 FTA thế
hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Đây là một quá trình vận
động quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và Việt Nam phải đối mặt với
những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách thức to
lớn và tất yếu. Dù hàng rào thué quan được dỡ bỏ, s.ong việc có tận dụng được các
ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp
ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xú cũng nh.ư các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm,

vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn
chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và
mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty lắp máy
Việt Nam nói riêng.
Chủ động tìm hiểu và nghiên cứu về thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế
quốc tế, pháp luật quốc tế. Mặc dù Việt Nam đã ký kết không ít các hiệp định
thương mại tự do với các nước và khu vực, song sự hiểu biết của doanh nghiệp
trong nước về các FTAs là khá hạn chế, trong khi đó các doanh nghiẹp FDI lại rất
chủ động và chuẩn bị khá kỹ để đón đầu và tận dụng ưu đãi từ các FTAs. Do vậy,
việc nghiên cứu tìm hiểu về TPP cũng n.hư các FTAs là việc cần thiết các doanh
nghiệp nếu muốn đứng vững trong cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ từ
phía Chính phủ và các hiệp họi để doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin từ
TPP, FTAs một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.
Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trườ.ng nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản
thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nếu như
năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó
xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD), thì tới năm 2015 tổng kim

1


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó
nhập khẩu là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu
ngày càng tăng thế hiện Việt Nam là thị trư.òng tiêu thụ lớn hàng hoá các nước, đặc
biệt là những mặt hàng có mẫu mã và chất lượng tốt. Cùng với xu thế đó thì tình

hình kinh doanh và sử dụng các mặt hàng nhập khâu trong các dự án thi công của
Tống công ty lắp máy Việt Nam ngày càng được tăng cao và ngày càng phát triển
mạnh hơn với những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh các
mặt hàng nhập khẩu của Công ty vẫn cò.n rất lớn, vì vậy Công ty cần phải hoàn
thiện hơn nữa hoạt động nhập khẩu để đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh của mình.
Xuất phát từ tinh thần và tính cấp thiết của những vấn đề nêu trên em đã
quyết định chọn đề tài: “ Hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt
Nam” làm nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp
máy Việt Nam, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Tổng
công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
3.2
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt
Nam trong giai đoạn từ 2006 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề thực tập sử dụng tổng hợp các phương pháp và công cụ chủ yếu
là phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp suy diễn và quy nạp…
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty lắp máy Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu của Tổng công ty lắp máy Việt Nam


2


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty lắp máy Việt Nam
 Tên Công ty:Tổng công ty lắp máy Việt Nam - CTCP
 Tên tiếng Anh:Vietnam Machinery Installation Corporation – JSC
 Tên viết tắt: LILAMA
 Vốn điều lệ: 797.261.040.000 đồng
 Trụ sở chính:Số 124 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Điện thoại:04 38637747
 Fax:04 3863 8104
 Website /> Đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Đình Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị
làm người đại diện pháp luật của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
 Logo của Tổng Công ty: Logo của LILAMA là Quả địa cầu hình Elip, nền
màu xanh lam, có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, ở giữa có chữ LILAMA màu
đỏ trên nền trắng in nghiêng. Logo đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Quyết định số
A4626/QD-DK ngày 21/07/2004, như dưới đây:

 Giấy chứng nhận ĐKKD: Đăng ký doanh nghiệp số 0100106313 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/09/2010, cấp thay đổi

lần thứ 2 ngày 06/04/2016

SV: Nguyễn Thị Trang

1

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

 Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng Công ty:
- Kinh doanh, xuất khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản

xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng, dây chuyền công nghệ tự động hóa, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải; làm đại lý tiêu thụ cho các hãng
trong và ngoài nước các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của
pháp luật;
- Dịch thuật các tiêu chuẩn và tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực chế tạo và

lắp đặt thiết bị, các dây chuyền công nghệ mới; Đào tạo công nhân kỵ thuật các
ngành nghề để phục vụ nhu cầu sản xuất ch.o Tổng công ty và ngoài xã hội; đào tạo
nâng cao và cấp chứng chỉ cho thợ hàn; đào tạo và thực hiện việc đưa người lao
động Việt Nam (trong và ngoài Tổng công ty) đi làm việc có thơi hạn tại nước
ngoài;
- Kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, hệ thống điều khiển tự

động, hệ thống nhiệt cho các dây chuyền công nghệ; giám sát, kiểm tra chất lượng

các mối hàn và tính chất cơ lý của vật liệu;
- Đóng mới và sửa chữa các loại tàu, thuyền vận tải đường sông và đường

biển;
- Thiết kế, chế tạo thiết bị và gia công kết cấu thép cho các công trình công

nghiệp, dân dụng;
- Tư vất xây dựng, tổng thầu toàn bộ hoặc một phần của dự án đầu tư các

công trình công nghiệp, dân dụng, và hạ tầng kỹ thuật như: lập dự án, thiết kế (chỉ
hoạt động trong phạm vi chứng chỉ hành ng.hề đã đăng ký) và lập tổng dự toán, tư
vấn giám sát, quản lý dự án, cung cấp thiết bị công nghệ và điều khiển tự động;
- Kinh doanh bất động sản, du lịch lữ hành, khách sạn, nhà hàng và khu vui

chơi giải trí;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, các thiết bị siêu trưòng siêu trọng, cho thuê

thiết bị thi công và vận tải; Đầu tư và xây dựng các công trình, bao gồm: công
nghiệp (thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hóa dầu, giấy và thép), dân dụng, giao
thông, thủy lợi, cấp thoát nưóc và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
SV: Nguyễn Thị Trang

2

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng


GVHD: TS. Nguyễn Xuân

- Xuất khẩu lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ về lắp máy và xây dựng;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng;
- Tổng thầu EPC xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao

thông, thủy lợi, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tâng đô thị và công nghiệp, các
công trình đường dây trạm biến thế điện;
- Sản xuất kinh doanh xây dựng the.o quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành

xây dựng của nhà nước, bao gồm các lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị máy móc.
1.1.2 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (gọi tắt là LILAMA) trước đây là doanh
nghiệp do Bộ Xây dựng sở hữu 100% vốn điều lệ; hoạt động trong các lĩnh vực xây
lắp, gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng với đội
ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ khoa họ.c kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và
phương tiện, máy móc thi công chuyên ngành tiên tiến.
1.1.2.1 Giai đoạn 1960 - 1975:
Ngày 01/12/1960, Công ty Lắp máy được ra đời. Từ những bước chập chững
đầu tiên, người thợ lắp máy đã tham gia lắp đặt thành công nhiều công trình công
nghiệp, dân dụng và quốc phòng quan trọng như: Thủy điện Thác Bà, Cao Bằng,
nhiệt điện Hàm Rồng, Lào Cai, Việt Trì, Ninh Bình, Uông Bí, khu công nghiệp Việt
trì, nhà máy phân đạm Hà Bắc, nhà má.y đường Vạn Điểm 2, nhà máy Suppe phốt
phát Lâm Thao, nhà máy cơ khí Cẩm Phả, nhà máy Dệt 8/3, nhà máy xi măng Hải
Phòng mở rộng...
Năm 1960, Công ty đã vinh dự nhận cờ thi đua của Hồ Chủ tịch, nhiều lần
được Chủ tịch nước tặng lẵng hoa, Chính phủ tặng cờ thi đua, bằng khen...
1.1.2.2 Giai đoạn 1976 - 1995:

Ngày 11/10/1979, Công ty Lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình
Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy.

SV: Nguyễn Thị Trang

3

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Từ năm 1993 khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt, nhiều công trình
có vốn đầu tư nước ngoài được triển khai đầu tư xây dựng. Những người thợ Lắp
máy lại tiếp tục thực hiện, hoàn thành bàn giao nhiều công trình đúng, vượt tiến độ
với chất lượng cao như công trình: Châ.n đế giàn khoan Dầu khí, nhà máy Giấy Bãi
Bằng, nhà máy Giấy Tân Mai, lắp các trạm biến áp, trạm bù, gia công trên 3000 tấn
cột điện thuộc hệ thống đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam và hàng ngàn tấn cột
phát sóng truyền hình Viba trong cả nước, gia công, chế tạo và lắp đặt thiết bị cho
nhà máy bột ngọt VEDAN, nhà máy Xi măng Chinfon, Hải Phòng, thủy điện Trị
An, Thác Mơ, Yaly đạt yêu cầu; tham gia thi công nhiều công trình có quy mô lớn ở
nước ngoài như trường đại học Oran ở Angiêri, nhà máy nhiệt điện ở Bungari, Liên
bang Nga và các công trình ở I rắc, Libi... Đặc biệt ché tạo được các loại bình, bồn,
bể chứa khí gas, chứa dầu đạt tiêu chuẩn chấ.t lượng quốc tế cho các dự án như
Shell Gas Hải Phòng, Sài Gòn Petro, Petro Việt Nam...
Ngày 01/12/1995, ngành Lắp máy Việt Nam lại một lần nữa chuyển đổi mô
hình hoạt động từ Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy thành Tổng công ty lắp máy

Việt Nam. Đây là bước ngoặt, đánh dấu sự thay đổi to lớn về chất cho các doanh
nghiẹp nhà nước nói chung và Tổng công ty lắp máy Việt Nam nói riêng.
Những đóng góp của LILAMA đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:
+ 1 Huân chương Chiến công
+ 5 Huân chương Độc lập hạng Ba
 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì
 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất
1.1.2.3 Giai đoạn 1996 - 2000:
Ban Lãnh đạo LILAMA đã xây dựng "Chiến lược phát triển Tổng công ty
đến năm 2010", chia làm ba giai đoạn theo đúng định hướng phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước. Đây là chiến lược phát triển đúng đắn, táo bạo, khoa học, phù
hợp với thực tiễn phát triển của Tổng công ty và đất nước.

SV: Nguyễn Thị Trang

4

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Công tác chế tạo và lắp đặt thiết bị được áp dụng theo công nghệ hiẹn đại với
những thiết bị thi công tiên tiến mang lại thành công to lớn cho ngành Lắp máy.
Chất lượng sản phẩm đư.ợc nâng cao, thời gian thi công được rút ngắn ví dụ như:
nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 công suất 440MW trước đây lắp đặt trong 8 năm, nay

nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 có công suất gần gấp 1,5 lần thời gian thi công dưới 2
năm, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có công suất
1.080MW chỉ thi công trong gần 2 năm. Tiến độ thi công các công trình được thực
hiện nhanh chóng nhưng vẫ.n thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về chất lượng và hiệu
quả kinh tế.
Trải qua quá trình phấn đấu, phát triển không ngừng, thành tích của Tổng
công ty được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào
năm 2000.
1.1.2.4 Giai đoạn 2001 - 2005:
Đây là giai đoạn quyết định của LILAMA trong vai trò Tổng thầu EPC. Tổng
công ty lắp máy Việt Nam được gi.ao là Tổng thầu EPC thực hiện dự án nhiệt điện
Uông Bí mở rộng công suất 300MW với vốn đầu tư gần 300 triệu USD.
Sự kiện này đã đưa LILAMA từ vai trò làm thầu phụ thực hiện phần việc
“C”, nay trở thành nhà thầu chính. LILAMA đảm nhận toàn bộ cả phần "E" và "P",
tức cả tư vấn thiết kế và cung cấp vật tư, thiết bị đối với công trình; dự án nhiệt điện
Cà Mau 1 công suất 750MW với giá trị 360 triệu USD.
Năm 2005, LILAMA kỷ niệm 45 năm thành lập với dấu ấn đặc biệt quan
trọng. Tại dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia - công trình được thực hiện theo tiêu
chuẩn Châu Âu được xây dựng tại Việt Nam, LILAMA đã tập trung lực lượng tinh
nhuệ nhất của mình để đảm nh.ận khối lượng công việc trên 40% toàn bộ dự án, bàn
giao công trình đúng tiến độ và đạt chất lượng cao, phục vụ hội nghị thượng đỉnh
APEC tháng 11/2005.
Những đóng góp của LILAMA cho sự nghiệp phát triển đất nước được Đảng
và Nhà nước ghi nhận. Tổng công ty lắp máy Việt Nam được tặng danh hiệu đơn vị
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Sự kiện này khẳng định sự thành công của

SV: Nguyễn Thị Trang

5


MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

LILAMA trong quá trình đổi mới và phát triển, tạo ra các tiền đề cơ bản về cơ sở
vật chất, năng lực quản lý để thực hi.ện thành công nhiệm vụ trong chién lược phát
triên của mình.

SV: Nguyễn Thị Trang

6

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

1.1.2.5 Giai đoạn 2006 - 2010:
Năm 2006, LILAMA tiếp tục được chọn là nhà Tỏng thầu EPC thực hiện dự
án nhiệt điện Cà Mau 2 công suất 750 MW với giá trị 330,3 triệu USD, tiếp đến là
dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 1 công suất 450 MW giá trị gần 305 triệu USD. Chỉ
trong thời gian 11 tháng, LILAMA ký 03 Hợp đồng EPC nhà máy điện với tổng
công suất 1.950MW, tổng giá trị gần 1 tỷ USD (gồm cả nhà máy điện Cà Mau 1).

Quí I/2009, nhà máy Lọc dầu Dung Quất được bàn giao cho Chủ đầu tư Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, những sản phẩm xăng dầu đầu tiên của Việt Nam được bắt
nguồn từ đây. Tiếp đến là việc bàn giao đúng tiến độ nhà máy nhiệt điện Nhơn
Trạch 1 tháng 4/2009, nhà máy xi măng Sông Thao tháng 11/2009. Các nhà máy
thủy điện Sông Vàng, Sông Ông cũng đã hòa lưới điện quốc gia...
Ngày 9/4/2009, LILAMA tiếp tục ký 02 hợp đồng EPC dự án nhiệt điện
Vũng Áng 1 công suất 1.200MW và dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 2 công suất
750MW,tổng giá trị hợp đồng gần 1,7 tỷ USD.
1.1.2.6 Giai đoạn 2010 - 2015:
Năm 2010, LILAMA chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước theo Quyết định
số 93/TĐSĐ-HĐQT ngày 30/6/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Sông Đà và
đến năm 2012, Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã chuyển quyền và nghĩa vụ chủ
sở hữu vốn nhà nước tại LILAMA về Bộ Xây dựng theo Quyết định số 913/QĐBXD ngày 18/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
LILAMA đã thực hiện thành công, bàn giao đưa vào sử dụng ổn định dự án
nhiệt điện đốt than Vũng Áng 1 có công suất lớn nhất tại Việt Nam; hoàn thành bàn
giao dự án thủy điện Hủa Na; ký kết hợp đồng EPC với Tập đoàn dầu khí Quốc gia
(PVN) thực hiện dự án nhiệt điện Sông Hậu 1.
Trải qua 55 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành LILAMA đã thực hiện
và bàn giao hàng ngàn dự án lớn nhỏ, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. LILAMA được đánh giá là Tổng thầu EPC hàng đầu
Việt Nam, là một trong những nhà thầu xây lắp đứng đàu trong lĩnh vực thi công
các công trình công nghiệp và dâ.n dụng tại Việt Nam. Bước sang năm 2016, Tổng
SV: Nguyễn Thị Trang

7

MSV: 11134098



Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Công ty chính thức chuyển sang hoạt đông dưới hình thức công ty cổ phần theo
Quyết định số 1036/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty lắp máy Việt Nam và
chuyển thành Công ty cổ phần. Đây được đánh giá là một bước thay đổi quan trọng,
hứa hẹn mở ra một giai đoạn phát triển thành công mới của Tổng Công ty.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng- nhiệm vụ của Tổng công ty
lắp máy Việt Nam
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP được tổ chức và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng ho.à xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
68/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Các hoạt động của Tổng Công ty tuân thủ Luật
doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của
Tổng Công ty.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP

Các phòng/ ban chức
năng

Các đơn vị thành
viên

Các công ty liên
doanh, liên kết


Nguồn:

Hình 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam-LILAMA
Khối cơ quan của Tổng công ty đặt tại 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà
Nội, Việt Nam; bao gồm các Ban chức năng giúp việc cho Tông giám đốc điều hành
các họa động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

SV: Nguyễn Thị Trang

8

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Theo Điều 134, Luật doanh nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức của Công
ty cổ phần. ”Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo
một trong hai mô hình , trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam có mô hình quản lý có ban kiểm soát.

Nguồn:

SV: Nguyễn Thị Trang


9

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP
 Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất
của Tổng công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Tổng công ty
quy định. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu Hội đồng Quản trị của Tổng công ty và Ban
kiểm soát Tổng công ty.
 Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đông cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do
Luật pháp và điều lệ Tổng công ty, các quy chế nội bộ của Tổng công ty quy định.
 Ban kiểm soát
Thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty. BKS ch.ịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về
những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như:
Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Tông công ty, kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuát kinh doanh và tài chính Tổng công
ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
Trình ĐHĐCĐ báo cáo th.ẩm tra các báo cáo tài chính của Tổng công ty,
đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề

liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Tổng giám đốc;
Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần
thiết; Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
 Ban Tổng giám đốc
Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế
hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Tông công ty đã được Hội đồng quản trị
và Đại hội đồng cổ đông thông qua và thực hiện các nhiệm vụ khác theo điều lệ
Tổng công ty.
 Các phòng, ban/viện chức năng:
Tổng công ty có Ban kiểm toán nội bộ, 08 phòng nghiệp vụ, Ban tái cấu trúc

SV: Nguyễn Thị Trang

10

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

và 01 Viện công nghệ. Chức năng nhiệm vụ của của các phòng, ban/viện được quy
định cụ thể trong các quy chế quản trị nội bộ của Tổng Công ty.
 Phòng Tổ chức – Lao động
Phòng Tổ chức – Lao động có chức năng tham mưu cho TGĐ về lập quy
hoạch, kế hoạch tổ chức cán bộ, về thực hiện các ché độ chính sách lao động, tiền
lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật
trong Tổng công ty.

 Phòng Kinh tế kỹ thuật
Phòng Kinh tế kỹ thuật có chức năng tham mưu cho TGĐ về quản lý dự án,
xây dựng định mức đơn giá kinh tế kỹ thuật, về kế hoạch và các biện pháp tổ chức
thi công, thanh quyết toán, thu hồi vốn, về khoa học kỵ thuật của Tổng công ty.
 Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Phòng Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu cho TGĐ về lập qui
hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất .kinh doanh, về thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản và công tác thống kê kế hoạch của Tổng công ty.
 Phòng Tài chính Kế toán
Có chức năng tham mưu cho TGĐ về tổ chức quản lý tài chính, thực hiện
hạch toán kinh doanh và chấp hành các chế độ, chính sách tài chính kế toán, thống
kê, kiểm toán của nhà nước, về quy hoạch, ké hoạch tín dụng của Tổng công ty.
 Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho TGĐ về kế hoạch đào tạo và
nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo công nhân kỹ thuật phù hợp, với nhu cầu sử dụng
của Tổng công ty, làm các công tác tổ chức thi nâng bậc công nhân cho các công ty
thành viên.
 Phòng Quản lý cơ giới
Phòng Quản lý cơ giới có chức năng tham mưu cho TGĐ trong công tác
quản lý toàn diện thiết bị thi công theo đi.ều lệ quản lý cơ giới của tổng Công ty,
đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác, vận hành thiét bị thi công, đảm bảo an toàn,
bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cho đến việc xét thanh lý, chuyển nhượng thiết bị
nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trên cơ sở những
SV: Nguyễn Thị Trang

11

MSV: 11134098



Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

quy định của nhà nước, qui phạm kỹ thuật an toàn đối với từng loại thiết bị thi công
được chỉ định theo TCVN.
 Phòng Đối ngoại và Tổng hợp
Phòng Đối ngoại tổng hợp có chức năng tham mưu cho TGĐ về xây dựng và
thực hiện các quan hệ đối ngoại, đấu th.ầu, tiếp thị về thực hiện các dự án liên
doanh với các đối tác nước ngoài và xuát nhập khẩu, mở rộng thị trường quốc tế.
 Trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm công nghệ thông tin có chức năng tham mưu cho TGĐ trong
các vấn đề chính sách, chiến lược phát triển ứng dụng công n.ghệ thông tin trong
các hoạt động quản lý, điều hành và thực hiện các dự án của Tổng công ty.
Khảo sát, đánh giá, đề xuất và lựa chọn mô hình hệ thóng công nghệ thông
tin và xây dung cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, lập phương án bảo đảm
an toàn và bảo mật hệ thống dữ liệu thí.ch hợp với từng hoạt động của Tổng công
ty.
Phân tích đánh giá nhu cầu và khả năng thực tế, lập kế hoạch tổng thể triển
khai thực hiện chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt
động của Tổng công ty, đặc biệt là việc thực hiện các dự án EPC.
Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Tông công ty.
Xây dựng các quy chế, quy trình về quản lý, sử dụng khai thác, an toàn và bảo mật
hệ thống công nghệ thông tin.
Phối hợp với các phòng ban chức năng khác của Tổng công ty, lập kế hoạch
và thực hiện công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công
nhân viên của Tông công ty và các đơn vị thành viên.
Cung cấp các dịch vụ Công nghệ thông tin như : Cơ sở dữ liêu, thông tin,
đào tạo, tư vấn và các dịch v.ụ khác phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của

tổng công ty và các đơn vị thành viên.
 Văn phòng
Văn phòng có chức năng tham mưu cho TGĐ về thực hiện công tác quản trị,
hành chính, an ninh trật tự, về đảm bảo các điêu kiện cho bộ máy của Tổng công ty
hoạt động hiệu quả, tiết kiệm.

SV: Nguyễn Thị Trang

12

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

 Viện công nghệ hàn
Viện công nghê hàn là đơn vị trực thuộc tổng công ty có chức năng nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ hà.n tiên tiến vào sản xuất kinh doanh của tổng công ty, tư
vấn thiết kế, vận hành thiết bị hàn, kiểm định chát lượng hàn, cấp chứng chỉ thợ hàn
theo yêu cầu của nhà nước...
 Các công ty con, Công ty liên kết
Lilama hiện nay đang có 14 công ty con và 7 công ty liên kết. Các công ty
con và công ty liên kết tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền bắc và rải rác khắp cả
nước. Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai địa điểm có nhiều công ty con và công ty
liên kết nhất. Vì đây là hai trung tâm ở hai miền Bắc và Nam, có thể liên kết với các
vùng lân cận một cách dễ dàng, là nơi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Lilama đang nỗ lực hết mình để làm Tổng thầu cho các dự án trên cả nước.

Phân bố đồng đều các công ty con và công ty liên kết để giảm bớt nhiều chi phí phát
sinh, các dự án cũng đảm bảo chất lượng và số lượng dự án.

SV: Nguyễn Thị Trang

13

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân

Nguồn: www.lilama.vn

Hình 1.3: Sơ đồ vị trí các công ty thành viên và các công ty liên kết

SV: Nguyễn Thị Trang

14

MSV: 11134098


Chuyên đề thực tập
Hưng

GVHD: TS. Nguyễn Xuân


1.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
LILAMA hiện nay đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực
chính như: Tổng thầu EPC, Nhà thầu xây lắp, Cơ khí chế tạo, Sản xuất sản phẩm
công nghiệp, tư vấn thiết kế quản lý dự án. Ngoài ra còn có các ngành nghề khác
như kinh doanh thương mại cho thuê máy móc thiét bị, hoạt động xuất nhập khẩu,
xuất khâu lao động, kinh doanh phát triển nhà và đô thị, hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp,..
 Tổng thầu EPC, nhà thầu xây lắp: Lĩnh vực này chiếm trên 80% cơ cấu
sản lượng và doanh thu toàn Tổng công ty. Từ năm 2000, Lilama đã được nhà nước
tin tưởng giao làm Tổng thầu EPC, hiện nay, LILAMA là nhà thầu EPC số 1 của
Việt Nam, đã có uy tín và kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án với vai trò
tổng thầu EPC, đặc biệt là các dự án nhiệt điện, lọc dầu, xi măng như: Dự án nhiệt
điện Vũng Áng 1, Uông Bí mở rộng 1, Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 1& 2, Xi măng
Sông Thao, và nhà thầu xây lắp các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn...
LILAMA cũng là nhà thầu lắp máy uy tín nhất Việt Nam, với kinh nghiệm
hơn 50 năm, LILAMA đã lắp đặt thành công các thiết bị phức tạp, có yêu cầu kỹ
thuật cao như: Tua bin, máy phát của các nhà máy nhiệt điện công suất từ 100 – 600
MW, nhà máy thủy điện đến 400 MW, máy kéo của các nhà máy giấy, lò nung
Clinker trong các nhà máy xi măng. LILAMA có đủ các phương tiện kiểm tra, căn
chỉnh tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn lắp đăt Quốc tế tại tất cả các công trình như
tiêu chuẩn ANSI (Mỹ), Tiêu chuẩn Quốc tế IEC ...
LILAMA là nhà thầu xây dựng có nhiều kinh nghiệm, với đội ngũ thợ xây
cách nhiệt, bảo ôn thiết bị, LILAMA đã thực hiên xây dựng toàn bộ tháp trao đổi
nhiệt, lò nung trong các nhà máy xi măng lớn, lò hơi của các nhà máy nhiệt điện.
 Lĩnh vực cơ khí chế tạo: Cùng với nghề lắp máy truyền thống, từ năm
1995, LILAMA đã mở rộng hoạt độn.g sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực chế tạo
thiết bị và kết cấu thép cho các nhà máy, công trình công nghiệp. LILAMA đã đầu


SV: Nguyễn Thị Trang

15

MSV: 11134098


×