Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.07 KB, 40 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) đóng vai trị hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập
thị trường tồn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước
mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như chính trị, ngoại giao ... Thơng qua đó đảm bảo lợi ích đan xen, cơ chế an
ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chổ thu hút được nhiều nguồn vốn
mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên
quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn
định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và cơng nhgệ
hiện đại. Đây thực sự là một địn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình
hội nhập khu vực và toàn cầu.
Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm
qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, nhất là sau khi Việt nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt
Nam.
Trong một bối cảnh suy thoái của nền kinh tế trên thế giới , đặc biệt là sau
cc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay khiến cho tình hình kinh tế thế giới gặp
phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm sút
nghiêm trọng ở tất cả các châu lục. Vì vậy việc nghiên cứu các giái pháp thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong thời gian tới là điều hết
sức cần thiết.
Với mong muốn giải quyết vấn đề nêu trên, trong tiểu luận môn kinh tế
quốc tế , tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với việc

1



phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập
WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Trình bày những vấn đề cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với FDI từ hiệu ứng gia nhập tổ
chức thương mại Thế giới (WTO)
- Đánh giá tình hình đầu tư nước ngồi tại Việt nam sau khi gia nhập
WTO; và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Tỉnh thừa thiên Huế.
- Dự báo Xu hướng thu hút FDI năm 2009
- Đề xuất một số giải pháp phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
nam.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Với mục đích trên đề tài đã sử dụng Phương pháp thu thập số liệu: dựa
vào các tài liệu đã được cơng bố như Cục đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và đầu
tư, niên giám thống kê của Cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa
Thiên Huế, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành , trong các năm
2006, 2007, 2008. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả được công bố trên các tạp chí Đầu tư, Kinh tế phát triển; các
website..

2


Phần I : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA
NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp (FDI- Foreign Direct Investment )

Đầu tư trực tiếp (FDI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia ,
trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động vốn đầu tư.
Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây
dựng hoặc mua phần thậm chí tồn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là
chủ sở hữu tồn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành hoặc
tham gia quản lý , điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư đồng
thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh
của dự án.
1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp (FDI)
- Tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án
đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ
bỏ vốn đầu tư .Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ
đầu tư trong vốn pháp định của dự án.Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong
vốn pháp định thì doanh nghiệp hồn tồn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ.
- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho
các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và
trả lợi tức cổ phần (nếu có).

3


- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới ,
mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu
để thơn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
1.3 Vai trò của FDI
1.3.1 Tác động đối với nước đi đầu tư
* Tác động tích cực

- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ
thường có trách nhiệm cao thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ.Từ đó
mà có thể đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao.
- Chủ đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm
nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và thế giới.
- Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ
hoặc gần nguồn nguyên liệu, hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm.Từ đó mà
nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI , tăng năng suất và thu nhập quốc dân.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại vì
thơng qua FDI mà chủ đàu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của
mình nằm trong lịng các nước thi hành chính sách bảo hộ .
* Tác động tiêu cực
- Nếu chính phủ của các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách khơng phù
hợp sẽ khơng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ở trong nước.Khi
đó các doanh nghiệp lao mạnh ra nước ngoài đàu tư để thu lợi, do đó các quốc
gia chủ nhà có xu hướng bị suy thoái ,tụt hậu.
- Đầu tư ra nước ngồi có nguy cơ bị nhiều rủi ro trong nước, do đó các
doanh nghiệp này thường áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạn
chế rủi ro.
1.3.2 Tác động đối với nước nhận đầu tư
* Tác động tích cực
-Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngồi do khơng quy định
mức tối thiểu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
4


- Tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản
lý kinh doanh của bên nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt các lợi
thế của mình về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý…
- Tạo thêm việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn và nền

kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập quốc dân.
- Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường
nước ngồi.
* Tác động tiêu cực
- Mơi trường chính trị và kinh tế nước ngồi tiếp nhận tác động trực tiếp
đến dịng vốn FDI.
- Nếu khơng có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học có thể đầu tư tràn lan
, kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi, và sẽ gây ra ô nhiễm mơi trường
nghiêm trọng.
-Trình độ của đối tác nước tiếp nhận sẽ quyết định hiệu quả của hợp tác
đầu tư.
- Có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ không phù
hợp với nền kinh tế trong nước, gây ô nhiễm môi trường.
- Các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các
nhà đầu tư nước ngoài mà nhiều khi nó khơng theo ý muốn của nước tiếp nhận.
Điều đó cũng có nghĩa việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế.
- Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh
toán của nước nhận.
- Bị thua thiệt do vấn đề giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế
(công ty đa quốc gia , xuyên quốc gia).
- Dòng vốn FDI chủ yếu chảy ở trong khối OECD (Organisation for
Economic Co-operation and Development -Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)
là khu vực tương đối nhiều vốn của thế giới.Ngày nay 80% tổng số vốn FDI
hướng vào các nước tư bản phát triển.
5


- Dòng vốn FDI chảy vào nhiều nước trong nội bộ khu vực do những ưu
thế về khoảng cách địa lý và các điều kiện tương đồng.

- Lĩnh vực đầu tư có nhiều thay đổi so với trước: Trước đây thường hướng
vào các lĩnh vực truyền thống mà chủ yếu là hướng vào các ngành cần nhiều lao
động thì ngày nay các nhà đầu tư truyền thống hướng vào dịch vụ đặc biệt là
thương mại và tài chính khiến các ngành nghề truyền thống dần bị mai một.
1.4 Tổng quan chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
+ Khái niệm
Nhà nước thực hiện vai trị kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng
và quản lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là quản lý toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, Để quản lý nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải thực hiện
nhiều cơng việc khác nhau. Những cơng việc này hình thành khái niệm chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương
hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân,
là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá
trình quản lý nền kinh tế quốc dân.
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tư
cách là một hệ thống lớn phức tạp, là tổng thể các ngành kinh tế, các vùng, địa
phương và các sở kinh tế của các vùng, địa phương đó. Nhà nước quản lý nền
kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội với việc thực hiện hàng loạt chức năng,
có sự phân biệt với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế.
Mục đích của việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là
xác định hệ thống mục tiêu quản lý nền kinh tế quốc dân, cũng như phương thức
thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước.
+ Ý nghĩa
Quản lý nhà nước về kinh tế trong thời đại ngày nay trở thành nhân tố cơ
bản quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Phân tích chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế khơng chỉ góp phần quan trọng trong việc xây dựng
cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn mà cịn góp phần quan trọng trong việc xây dựng
và hoàn thiện bộ máy quản lý nền kinh tế quốc dân.
6



+ Phân loại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Có 3 cách tiếp cận chức năng quản lý nhà nước về kinh tế: tiếp cận theo quá
trình quản lý, tiếp cận theo tính chất tác động và tiếp cận theo yếu tố và lĩnh vực
hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Cách tiếp cận theo quá trình quản lý: chia các hoạt động quản lý nhà nước
về kinh tế thành các nhóm chức năng: kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát
nền kinh tế.
Cách tiếp cận theo tính chất tác động: chia các hoạt động quản lý nhà nước
về kinh tế thành các nhóm chức năng: tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển, hỗ trợ phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước.
Cách tiếp cận theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân:
chia chức năng quản lý nhà nước về kinh tế thành quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về tài nguyên
môi trường, khoa học công nghệ….
1.5. Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo tính chất tác động
Các chức năng này biểu hiện vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc
dân.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộ chủ nghĩa như
ở Việt Nam, luận chứng rõ những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện có ý
nghĩa to lớn. Chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là
những hoạt động mà Nhà nước cần thực hiện để cùng với thị trường đảm bảo
thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội trong q trình phát triển.
Trong đó Tạo lập mơi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến
các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Nhóm các
yếu tố bên ngồi có tác động gián tiếp đến các đơn vị kinh doanh được gọi là
nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô, bao gồm: môi trường văn hố xã hội, mơi
trường kinh tế, mơi trường pháp lý, môi trường vật chất và môi trường công

nghệ. Nhóm các yếu tố bên ngồi có tác động trực tiếp đến các đơn vị kinh tế là

7


các yếu tố môi trường vi mô, bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ
cạnh tranh, các nhóm quyền lợi trong các cơ sở kinh tế.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là làm giảm những biến động ngắn hạn trong
nền kinh tế, khuyến khích tăng trưởng bền vững, lâu dài.
Trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, yếu tố hàng đầu là ổn định tiền tệ
và biểu hiện là ổn định tỉ giá hối đối, ổn định giá cả, lãi suất. Thơng qua đó tác
động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, và có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

8


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP WTO

II.1.Cơ hội và thách thức đối với FDI từ hiệu ứng gia nhập WTO:
Việc Việt Nam ra nhập WTO và hiệu ứng từ gia nhập WTO đã đẩy làn
sóng FDI vào Việt Nam lên cao, thế nhưng Việt Nam cịn có một tiềm năng lớn
để thu hút FDI ở mức độ cao hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng trong
khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD 2007-2009, trong đó Việt Nam
được xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất để đưa FDI vào.
Tiềm năng này có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam tiếp tục có những
khn khổ và chính sách thích hợp trong thu hút FDI. Có nhiều biểu hiện cho
thấy rằng Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó với việc nghiêm túc thực hiện

các cam kết gia nhập WTO.
* Vốn FDI đã tập trung vào lĩnh vực cần thiết.
Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút nguồn vốn FDI đạt
20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức FDI trong 20
năm qua, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam 1987 đến nay.
Nổi bật trong thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 là các dự án đầu tư đã tập
trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngồi để phục
vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công nghệ
cao, khu đô thị mới, hiện đại... Điều này phù hợp với định hướng thu hút FDI của
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
II.1.1. Cơ hội:
Sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu lớn về KTXH, đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh
thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc

9


Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO cũng đã và đang mở ra những cơ
hội mới trong thu hút FDI.
Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia thị trường xuất khẩu hàng hóa quốc tế một cách bình đẳng, góp
phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể
cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thường gặp phải. Điều đó đã tạo điều
kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để
xuất khẩu ra thế giới.
Thứ 2, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân
ngành theo quy định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: dịch
vụ viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khốn, vận tải, bảo hộ sở hữu trí
tuệ... Điều này đã tạo điều kiện thu hút FDI vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại

Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài
ở Việt Nam.
Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng địi hỏi Việt Nam tiếp tục xây dựng mơi
trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia
nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến
chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp,
các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân thủ nguyên tắc
không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện
pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất
khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi... Điều này
(được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cùng các văn bản
hướng dẫn) sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt
Nam đối với đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam.
Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo thêm
lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

10


Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn FDI tăng cao trong năm
2007, 2008 và sẽ tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng
dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới
trong thời gian tới sẽ hướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công
nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm,
dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Hiện Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho
việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng có hiệu quả nhất dịng vốn FDI đang tăng

mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các
cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục
hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính,
ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết
cấu hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ."
* Nhà đầu tư đã thấy an tâm?
Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
là 1.445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm cả
các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất
cho tới nay. Những con số này cho thấy sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam trong năm 2007. Thế nhưng khó có thể chỉ dựa vào sự gia
tăng một cách đột ngột này để đánh giá và phán đốn được những cơng lao và
khuyết điểm chỉ sau một năm gia nhập WTO.
Trong tương lai gần, nếu xác định được những lợi nhuận trong việc gia
nhập WTO, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn để thực hiện các hoạt động đầu tư
và sẽ cân nhắc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận cho Việt Nam.
Trong suốt quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đàm
phán với các nước thành viên của WTO và cải thiện hệ thống pháp lý phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi WTO như Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp...

11


Trong thời gian tới, Việt Nam nên chú ý nhiều hơn những vấn đề sau đây:
Hoàn thiện những việc chuyển giao như mở các lĩnh vực về dịch vụ; duy trì
và thực hiện khuyến khích về thuế với những máy móc cơng nghiệp kỹ thuật cao,
cân nhắc lại về thuế với những máy móc ứng dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu;
chắt lọc những mối quan hệ giữa WTO và những thoả thuận đầu tư song phương với

các nước khác; cải thiện giáo dục và hệ thống đào tạo để đẩy mạnh những kỹ sư và
công nhân tay nghề cao...Bên cạnh đó, trong khi thiết lập dự thảo hồn chỉnh cho
Việt Nam khi gia nhập WTO, những chuyên gia giỏi địa phương liên quan đến các
vấn đề đầu tư được đề nghị phải có thẩm quyền để tuyên bố rằng Việt Nam nên thực
hiện những điều ghi trong dự thảo.
Doanh nghiệp Nhật Bản, những đối tác đầu tư rất quan trọng của Việt Nam,
cũng chú ý đến vai trò lớn lao của các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đầu tư,
nắm giữ nhiều trọng trách với chính quyền địa phương và để thiết lập cơ cấu và tổ
chức trong đó tạo dựng cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn khi quyết định đầu tư
vào Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn
Năm 2006, khoảng 50 nền kinh tế thế giới đã đầu tư hơn 20 tỉ USD vào
Việt Nam. FDI đã tăng mạnh, gấp đơi so với giai đoạn vừa qua chỉ trong vịng 1
năm. Trong số 50 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc là quốc gia
đứng đầu về FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD với 1837 dự án
tính đến tháng 12/2007. Chỉ riêng trong năm 2007, Hàn Quốc đã đăng ký 4,4 tỉ
USD tăng 1,5 lần so với 2006 và giữ vị trí FDI hàng đầu tại Việt Nam cả về số
lượng dự án và số vốn đầu tư.
Trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chủ chốt khác như năng
lượng, hoá chất, hoá dầu, sản xuất thép... và trong những năm tới Việt Nam sẽ
còn tiếp tục chứng kiến sự tăng vọt của FDI bởi vì với một mơi trường kinh tế-xã
hội-chính trị ổn định.
Việt Nam có những lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư ngày
càng được cải thiện cũng như vị trí địa lí nằm ở trung tâm ASEAN. Nền kinh tế
Việt Nam được đánh giá là sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh, và sự hội nhập vào

12


WTO sẽ định hướng cho Việt Nam trên con đường mở cửa thị trường của mình

cho các cơng ty nước ngoài.
II.1.2 Thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên cũng cịn có những vấn đề cần phải giải
quyết.
Trở ngại đầu tiên đối với các dự án đầu tư ngày càng tăng ở Việt Nam
chính là năng lực cơ sở hạ tầng của Việt Nam rất thấp. Các nhà đầu tư nước
ngồi lo lắng về tình trạng hệ thống GTVT của Việt Nam hiện nay, thiếu hụt điện
năng cũng như q trình giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cịn chậm. Các yêu cầu
của nhà đầu tư nước ngoài về cơ sở hạ tầng, về thông tin chưa được giải quyết
đầy đủ. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc giải ngân chậm các nguồn vốn FDI.
Yếu tố thứ hai là giá cả về cung cấp điện nước, các dịch vụ cơng của Việt
Nam hiện nay như chi phí th đất, điện, viễn thông tăng nhanh trong một thời
gian ngắn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thu hút FDI, đặc biệt ở các thành phố
lớn, nó làm cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng cảm thấy thoải mái khi ở Việt
Nam.Theo các chun gia nước ngồi, chi phí đầu tư của Việt Nam cao hơn mức
bình quân của một số nước ASEAN và Trung Quốc. Ví dụ, giá điện cao hơn
25%, giá nước: 71%, cước điện thoại quốc tế: 136%, giá cước hàng khơng và vận
tải biển cịn cao hơn nhiều. Ngay như chi phí thuê lao động, giá thuê đất tuy được
coi là thấp, song nếu tính thêm các chi phí liên quan như đào tạo, đền bù giải
phóng mặt bằng... thì Việt Nam khơng cịn lợi thế nữa. Thêm vào đó là tình trạng
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tuỳ tiện, chồng chéo đang diễn ra khá phổ biến,
gây tâm lý không an tâm đối với các nhà đầu tư. Từ đó, khiến cho mơi trường
đầu tư ở Việt Nam trước đây được coi là hấp dẫn, thơng thống, thì nay đang mất
dần tính cạnh tranh và độ rủi ro tăng lên.
Yếu tố thứ ba chính là nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay các công
ty nước ngoài khi thâm nhập vào Việt Nam đang gặp phải vấn đề là cơng nhân
thành thạo tiếng Anh cịn rất kém, đặc biệt ở các vùng ngoại ô.
Vấn đề khác nữa là thông tin về đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là những
thơng tin mang tính chuẩn xác cao về Việt Nam. Đôi khi luật pháp của Việt Nam


13


được giải nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Do đó, để thu hút hơn nữa
nguồn vốn FDI thì q trình trao đổi thơng tin cần được tăng cường hơn trong
tương lai. Nếu Việt Nam cải thiện tốt môi trường đầu tư của mình thì các nhà đầu
tư khác cũng sẽ mời gọi những người bạn của họ đầu tư vào các công ty của Việt
Nam.
II.1.3. Một số lợi thế của thị trường Việt Nam
Thứ nhất là môi trường kinh tế thuận lợi. Năm 2007, FDI tăng gần 70% so
với 2006 đạt 20,3 tỉ USD. Một trong những lợi thế để đạt được thành tích trên, đó
là chính sách và luật lệ thu hút FDI.
Thứ hai là quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch khu công nghiệp của
Việt Nam hiện rất tốt; đưa ra nhiều khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước ngồi, khu cơng nghiệp là một cơng cụ
tốt đối với họ, mọi thứ đều có sẵn ở đó, chính sách một cửa, sẵn điện, đất. Các
nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng ký được hợp đồng, đỡ nhức đầu. Nếu đầu tư ra
ngồi khu cơng nghiệp sẽ phức tạp hơn.
Thứ ba, điều quan trọng là hạ tầng cơ sở, các tiện ích đem lại cho nhà đầu
tư. Phải ghi nhận rằng đã có những cải thiện ở Việt Nam, Việt Nam đang xử lí
những vấn đề này như xây cầu, đường rất nhiều ở Hà Nội và Tp.HCM. Nhìn vào
quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, kế hoạch xây dựng 30 cảng biển trong vòng
20 năm tới có thể làm được vì Việt Nam có bờ biển dài.
Thứ 4 chính là nguồn nhân lực. Nhân lực Việt Nam ham học hỏi, chăm
chỉ, và có tâm lí tốt. Các nhà đầu tư nước ngồi khi đến cũng rất thích thú. Tuy
nhiên, cũng có vấn đề đặt ra là thiếu các lao động có kỹ năng. Do đó Việt Nam
cần đầu tư hơn nữa vào trường đào tạo nghề, trường đại học để đào tạo ra các nhà
quản lí.
Vấn đề cuối cùng là khn khổ pháp lý, thủ tục hành chính tại Việt Nam
cần phải được cải thiện hơn nữa, tất nhiên cũng đã có những thay đổi về Luật

Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn có khoảng trống gây khó khăn cho
nhà đầu tư.

14


Ví dụ khi làm việc với Sở Mơi trường liên quan đến Luật Đất đai, người ta
lại giải thích Luật Đất đai khơng chính xác. Luật quy đinh một đằng nhưng đôi
khi thực hiện luật ở cấp địa phương lại một nẻo khác. Hay liên quan đến WTO,
có những luật, quy chế cần phải cải tiến hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã
cam kết giải quyết vấn đề này mạnh mẽ."
Quan hệ kinh tế song phương Việt-Mỹ đã được cải thiện kể từ khi Hiệp
định Thương mại song phương (BTA) được ký kết sau 6 năm đàm phán. BTA
được xây dựng trên cơ sở WTO đã trở thành trụ cột quan trọng để Việt Nam là
thành viên WTO. Nỗ lực bình thường hố này đã được hiện thực khi Tổng thống
Bush ký sắc lệnh về PNTR với Việt Nam vào tháng 12/2006. Khi Việt Nam
chính thức gia nhập WTO ngày 11/1/2007, Mỹ đã loại bỏ quota về hàng dệt may.
Tháng 6/2007 hai bên cũng ký Hiệp định thương mại và đầu tư (TIFA).
Khủng hoảng tài chính châu Á đã quá xa với chúng ta. Việt Nam hiện nay
đang mong muốn có sự thành cơng trong việc tham gia WTO. Xuất khẩu tăng
mạnh mẽ. Nền kinh tế bùng nổ. Khu vực sản xuất và dịch vụ đã giúp cho đất nước
phát triển với mức độ nhanh nhất kể từ năm 1996, đạt 8,2% năm 2006 và 8,5%
năm 2007; FDI nhảy từ 12 tỉ USD năm 2006 lên một con số kinh ngạc 20,3 tỉ vào
năm 2007 và hơn 64 tỷ vào 2008. .
Có sự nhảy vọt này là nhờ vào những nhà sản xuất hàng đầu về điện tử.
Họ đã tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ của Việt Nam. Việt Nam đang trở
thành địa chỉ đầu tư mới trên thế giới. Chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẽ cải
cách kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, khu vực sản xuất đang thực hiện tốt.
Việt Nam cũng trở thành nơi nổi tiếng cho khách du lịch nước ngoài. Tất
nhiên cũng có những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong những năm tới. Đó

là những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với vấn đề y tế, sức
khoẻ, đào tạo giáo dục, đơ thị hố...
Việt Nam có dân số trẻ, 58% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Đến năm
2020, Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nước đông dân thứ 4 ở châu
Á. Lực lượng trung lưu ở thành thị cũng nổi lên. Như vậy, chúng ta thấy người

15


Việt Nam đang rất lạc quan tin tưởng vào tương lai. Hơn thế nữa, người Việt
Nam có kiến thức, rất có năng lực để tiếp cận với cơng nghệ mới.
Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở đóng vai trị rất quan trọng. Do đó, chúng ta phải
có cơ sở hạ tầng được xây dựng trên cơ sở sử dụng những công nghệ tiên tiến
nhất.
II. 2.Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam:
II.2.1 Nguồn vốn FDI năm 2007 đạt được 5 điểm vượt trội
Thứ nhất, tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 20 tỷ USD, cao nhất
tính từ năm 1988 (sau khi có Luật đầu tư nước ngoài) đến nay tăng tới 8 tỷ USD
so với năm trước, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Lượng vốn bình quân một dự án mới đã đạt
khoảng 11 triệu USD, cao hơn con số tương ứng năm trước.
Thứ hai, tỷ trọng lượng vốn đăng ký mới đầu tư vào nhóm ngành cơng
nghiệp - xây dựng tiếp tục đạt kỷ lục cao nhất, phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Thứ ba, trong hơn 50 nước và vùng lãnh thổ năm nay có dự án mới đầu tư
vào nước ta, đã có hơn 15 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 100 triệu USD, trong
đó nhiều nhất là Hàn Quốc, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Singapore, vùng lãnh
thổ Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, CHND Trung Hoa, Đặc khu kinh tế Hồng Kông
(Trung Quốc), Mỹ, Thái Lan, Pháp, Malaysia...

Thứ tư, trong 51 tỉnh/thành phố có dự án đầu tư mới đã có 10 địa bàn đạt
trên 500 triệu USD, trong đó nhiều nhất là Tp.HCM, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Long An, Đà Nẵng, Hậu Giang, Thừa ThiênHuế.
Thứ năm, lượng vốn thực hiện cũng đạt kỷ lục từ trước tới nay. Năm nay
có thể đạt 4,6 tỷ USD, cao hơn mức 3,956 tỷ USD của năm trước, cao hơn mức
bình quân năm của thời kỳ 1988-1995 (0,815 tỷ USD), của thời kỳ 1996- 2000
(2,589 tỷ USD) và của thời kỳ 2001- 2005 (2,77 tỷ USD)..

16


Sau 1 năm gia nhập WTO, thu hút đầu tư nước ngồi (FDI) của Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với 20,3 tỉ USD vốn đăng ký (2007)
Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới
được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ
USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng
vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ
USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của
5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20
năm qua. Sau một năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội, đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh
thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng mở ra những cơ hội
mới trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, khi nắm được thông tin Việt Nam sẽ gia nhập WTO,
nhiều nhà đầu tư đã “đón đầu” sự kiện nên đã tích cực đầu tư vào Việt Nam.
Chính vì thế, ngay trong năm 2006, FDI đã tăng mạnh và đặc biệt năm 2007, sau
một năm gia nhập WTO, FDI đã tăng từ 10,2 tỉ USD lên 20,3 tỉ USD.
Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào
kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị

sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs)
trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín
Fortune 500 cơng bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ
USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước. Các tập đoàn này
đầu tư vào các lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt
Nam. Ví dụ như trong lĩnh vực dầu khí có BP, Statoil, ConocoPhilips, Petronas,
Chevron; điện năng lượng có BP, EDF, Tokyo Electric, AES; ơtơ-xe máy có
Honda, Toyota, DaimlerCrysler, Yamaha...; điện tử có Sony, Matsushita,
Samsung, Toshiba, Cannon...
Thu hút vốn FDI của Việt Nam sở dĩ có được thành tựu nổi bật như vậy,
mấu chốt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, môi trường

17


quốc tế đã thuận lợi hơn cho Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, thị trường trong
nước nói chung và thị trường tiêu dùng của Việt Nam nói riêng khơng ngừng mở
rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt:
Việt Nam thu hút được 2,65 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong hai tháng đầu năm, mức tăng 39% so với cùng kỳ năm ngối.
Theo thơng tin Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 2,5 tỷ USD được dành cho 72 dự
án mới, số còn lại dành cho 17 dự án đang thực hiện. Phần lớn các dự án tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông ngư nghiệp.
Cũng theo thông tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Việt Nam bước vào năm
mới với một số dự án quy mô lớn. Đáng chú ý nhất là dự án xây dựng khu tổ hợp
khách sạn giải trí tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư 1,29 tỷ USD bởi
tập đồn Good Choice có trụ sở tại Mỹ, ngồi ra là một dự án với tổng vốn đầu tư
610 triệu USD cho lĩnh vực sản xuất phần mềm và phát triển nhân lực cho ngành
công nghệ thông tin của một số cơng ty Nhật Bản.

Với dự án có vốn đầu tư 1,29 tỷ USD, chiếm một nửa trong tổng số vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn dầu cả
nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hai tháng đầu năm 2008. Giai
đoạn trên đây cũng là giai đoạn tăng trưởng đáng kể của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong hai tháng qua lợi nhuận tổng
cộng là 4,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2007 khép lại với con số thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của cả năm đầy ấn tượng: 20,3 tỷ USD. Con số này càng ý nghĩa hơn khi
Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài (1988
- 2008).
Kế hoạch thu hút FDI được đặt ra cho năm 2007 là 13 tỷ USD, thế nhưng
số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa được
cơng bố cho thấy, 12 tháng qua, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư
đăng ký bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước,
vượt 56% kế hoạch dự kiến.
18


Tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỷ USD, tăng 12,2%
so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD).
Trong 12 tháng, cả nước đã có 1.406 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu
tư với tổng vốn đầu tư đăng ký lên 17,6 tỷ USD, tăng 68,8% về số dự án và 94%
về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số lượt dự án tăng vốn trong 12 tháng
qua cũng đạt 361 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 2,65 tỷ USD, bằng
74,3% về số dự án và 91,2% về vốn bổ sung so với cùng kỳ năm 2006.
Năm 2007, mặc dù chịu tác động của một số yếu tố không thuận lợi, đặc
biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng một lần nữa,
đầu tư nước ngoài lại đem đến những tín hiệu vui cho nền kinh tế.
Bên cạnh vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI vượt kế hoạch 2,2%,
doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong năm 2007 đạt 39,6 tỷ

USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cũng đạt 19,7 tỷ USD,
tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2006. Quy mơ vốn đầu tư trung bình của mỗi dự
án thời gian qua đạt gần 11 triệu USD, cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm
trước.
Đặc biệt, trong số các dự án mới cấp phép, có một số dự án có quy mơ vốn
đầu tư đăng ký lớn như dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên,
tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD.
Đáng chú ý là nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến những dự án bất
động sản. Kiên Giang đang chuẩn bị mặt bằng cho dự án Hòn ngọc châu Á tại
Phú Quốc với quy mô 2 tỷ Euro của Tập đoàn uỷ thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ).
Tp.HCM cũng đã ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư Berjaya Land Berhad,
Malaysia xây dựng dự án Khu đô thị đại học quốc tế có quy mơ vốn 3,5 tỷ USD.
Hà Nội có thêm dự án xây dựng khách sạn - căn hộ cao cấp Keangnam của Hàn
Quốc có vốn đầu tư 500 triệu USD cùng với dự án xây dựng cụm cơng trình cơng
viên, khách sạn tại khu vực hồ n Sở của Malaysia với tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ
USD.
Năm 2007 cũng là năm "được mùa" của lĩnh vực công nghệ cao với việc
triển khai nhiều dự án lớn, trong đó phải kể đến Cơng ty Compal xây dựng tại

19


Vĩnh Phúc nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi với
vốn đầu tư 500 triệu USD; Công ty TNHH Jabil (Singapore) sản xuất bản mạch
in với tổng vốn 100 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh; Hai nhà máy cơng
nghệ cao của Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD.
Điểm nhấn trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007 là
việc phân cấp mạnh mẽ về cho các địa phương. Tính đến nay, có 60 địa phương
trong cả nước đã thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI theo các
điều kiện phân cấp tại địa bàn.

Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngồi đã góp phẩn thay đổi cục
diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nhiều địa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển
năng động và hiệu quả như Vĩnh Phúc, Bình Dương.
II.2.2. FDI vào Việt Nam năm 2008 cao nhất từ trước đến nay
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có con số sơ bộ
về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2008. Theo
đó, tổng vốn FDI đăng năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm
2007.
Đây là mức thu hút vốn FDI kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều
này càng có ý nghĩa trong trong bối cảnh kinh tế tồn cầu khủng hoảng.
Cụ thể, trong tháng 12/2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với
tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD.
Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu
tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so
với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn,
tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD.
Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm
48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554
dự án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn
đầu tư đăng ký. Số cịn lại thuộc lĩnh vực nơng-lâm-ngư nghiệp.
20



×