Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh bình định ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.16 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
838.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THƯ

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các khoa, phòng, thầy cô
giáo Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ.
Em xin trân trọng cám ơn PGS. TS. Vũ Thư - Thầy hướng dẫn khoa
học, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
Thạc sỹ Luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kê biên tài sản
để thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định” là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Vũ Thư.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Tài


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ BIÊN TÀI
SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN ................................................................................ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự ................................................ 7
1.2. Các yếu tố cấu thành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kê biên
tài sản để thi hành án dân sự ........................................................................... 15
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự.............................................. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................. 37
2.1. Các đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kê biên
tài sản để thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............................................. 37
2.2. Quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động kê biên tài sản để thi hành án dân sự...................................................... 42
2.3. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong hoat động kê biên tài sản để
thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............................................................. 45
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ BIÊN
TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................... 64
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
kê biên tài sản để thi hành án dân sự ............................................................... 64
3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động kê biên tài sản để thi hành án dân sự...................................................... 66


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong hoạt động kê biên tài
sản để thi hành án dân sự ................................................................................ 68

KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CHV

Chấp hành viên

QLHCNN

Quản lý hành chính nhà nước

QLNN

Quản lý Nhà nước

TA

Tòa án

TAND

Tòa án nhân dân

THADS


Thi hành án dân sự

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số vụ việc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
của người phải thi hành án từ năm 2015 – 2017 ............................................. 40
Bảng 2.2. Số vụ việc vi phạm và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành
chính từ năm 2015 đến 2017 ........................................................................... 49
Bảng 2.3. Kết quả thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ năm
2015 đến năm 2017 ......................................................................................... 50
Bảng 2.4. Tổng số Quyết định XPVPHC và số tiền xử phạt từ năm 2015
đến 2017 .......................................................................................................... 59



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với công cuộc đổi
mới của Đảng và Nhà nước là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân; vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nói đến Nhà nước
pháp quyền là nói đến phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó vai
trò của pháp luật trực tiếp thể hiện ý chí của Nhà nước, kết tinh quyền lực của
nhân dân; pháp luật phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Vì vậy, yêu
cầu hàng đầu là phải coi trọng pháp luật và pháp chế trong quản lý xã hội,
QLNN, pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.
Hiến pháp năm 2013, tại Điều 106 khẳng định: “Bản án, quyết định của
Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân
tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”
[37]. Đây chính là thể hiện của đòi hỏi thượng tôn pháp luật, bảo đảm pháp
chế trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Hoạt động THADS có một ý nghĩa
quan trọng thực hiện quy định Hiến pháp và trực tiếp góp phần giữ vững kỷ
cương phép nước, bản án, quyết định của TA và các quyết định của cơ quan
tài phán khác được thi hành nghiêm chỉnh chính là lúc công lý được thực hiện
trong cuộc sống.
Thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thi hành
án nói chung và trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự nói
riêng, ở nước ta trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được,
vẫn còn một số tồn tại như: Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành
chính trong hoạt động THADS, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng
túng khi áp dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức
chấp hành pháp luật của một bộ phận những người phải thi hành án và người
1



có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động THADS, nhất là trong
hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự còn chưa cao; tại nhiều địa
phương, đã để xảy ra tình trạng chống đối cơ quan thi hành án dân sự bằng
nhiều hình thức như tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để
không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá huỷ niêm phong, huỷ
hoại tài sản đã kê biên... Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này hàng năm không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày
càng nhiều hơn và phức tạp hơn.
Mặt khác, thực tế cho thấy, các qui định về XPVPHC trong hoạt động
kê biên tài sản để thi hành án dân sự thời gian qua vẫn chưa phát huy hiệu
quả, việc phòng ngừa, xử lý vi phạm vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều hành vi vi
phạm trong THADS diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý kịp thời. Người
có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan THADS còn “ngại”
việc xử phạt vi phạm hành chính, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
việc xử phạt. Thống kê cho thấy một số địa phương trong nhiều năm không
thực hiện việc XPVPHC trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân
sự; Chấp hành viên và các cơ quan THADS không thực hiện việc XPVPHC
hoặc né tránh XPVPHC do ngại phải tổ chức thi hành quyết định XPVPHC.
Nhiều hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên nhưng rất ít khi bị xử lý hành
chính, điển hình như những hành vi: Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ
hai nhưng không đến địa điểm mà không có lý do chính đáng, không cung cấp
thông tin, không thực hiện quyết định khấu trừ thu nhập của người có thẩm
quyền… Ngoài ra còn có quan điểm còn cho rằng nếu ra quyết định XPVPHC
thì việc xử phạt không có tính khả thi, số tiền phải thi hành tăng dẫn đến
người phải thi hành án sẽ tiếp tục chống đối, cản trở việc thi hành án, không
thực hiện quyết định XPVPHC, trong khi việc tổ chức cưỡng chế để thi hành
quyết định XPVPHC không hề dễ dàng …
Để góp phần giải pháp những đòi hỏi của thực tiễn công tác XLVPHC
2



trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự trên toàn quốc nói chung
và tại tỉnh Bình Định nói riêng đạt hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế
như hiện nay; tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Xử lý vi phạm hành chính
trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình
Định" làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành luật hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tác
THADS, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể là:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi
hành án", mã số 96-98- 027/ĐT (Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì
thực hiện 1996);
- Đề tài cấp Nhà nước đang thực hiện: "Luận cứ khoa học của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới", (Bộ Tư
pháp chủ trì, 2000);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Kim Chiếm "Quản lý nhà
nước về thi hành án dân sự" (Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 1997);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Công Long về "Các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn
thiện", (Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về "Xã hội hóa thi
hành án dân sự ở Việt Nam", (Trường Đại học Luật Hà Nội 2002);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái về "Đổi mới
tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam"(2003);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về "Đổi mới thủ tục
thi hành án dân sự ở Việt Nam" (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004);
- Luận văn tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Thủy về "Hoàn
thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" (Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008);
3



- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Đậu Thị Thủy "Quản lý nhà nước
về thi hành án dân sự qua thực tế ở Thanh Hóa", (Viện Nhà nước và Pháp luật,
2008);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thế Ánh về "Thực hiện
pháp luật về thi hành án dân sự qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên” (Học viện khoa
học Xã hội, 2011);
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trần Phương Hồng về "Hoàn thiện
pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", (Học viện khoa học
Xã hội, 2012).
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Văn Hữu về ”Quản lý Nhà nước về
công tác Thi hành án dân sự thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam”, (Học viện khoa học xã
hội năm 2014).
Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tố tụng dân sự, Giáo trình chuyên
ngành Luật Hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội và các trường Đại
học có chuyên ngành luật; Sổ tay Nghiệp vụ THADS của Tổng Cục THADS
và một số bài viết đăng trên các Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật
học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật…
Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về THADS ở những
góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình
nào nghiên cứu về XLVPHC trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án
dân sự, luận văn này tập trung nghiên cứu vấn đề đó qua thực tiễn ở tỉnh Bình
Định để đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn XLVPHC trong
hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự ở tỉnh Bình Định, luận văn đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XLVPHC trong lĩnh vực kê
biên tài sản để thi hành án dân sự ở tỉnh Bình Định.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận xung quanh hiện tượng pháp lý
XLVPHC.
- Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về XLVPHC trong hoạt
động kê biên tài sản để thi hành án dân sự và đánh giá đầy đủ, toàn diện kết
quả hoạt động XLVPHC trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự
và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kê biên tài sản trên địa bàn
tỉnh Bình Định, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả XLVPHC trong
hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh hoạt
động XLVPHC trong hoạt động kê biên tài sản để thi hành án dân sự trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiêm cứu của luận văn: Chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích
các số liệu từ các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động kê biên tài
sản để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2015 đến năm
2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước
Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về QLNN và cưỡng chế nhà nước dưới

chủ nghĩa xã hội; về đấu tranh với vi phạm hành chính.
5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full













×