Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghệp giai đoạn 2003 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.33 KB, 28 trang )

Lời Mở Đầu
Việt Nam đang từng bước tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, để đạt được mục tiêu
công nghiệp hoá đất nước Việt nam cần tập trung đầu tư phát triển nông
nghiệp tạo tiền đề, cơ sở thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch
vụ. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất
khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên
WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao,
các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được
củng cố và tăng cường thông qua các cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước cùng với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp. Tình hình
chính trị ổn định, an ninh - quốc phịng bảo đảm, đã tạo mơi trường thuận
lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong
nước. Trong thời gian qua lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam tăng một cách đột biến mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách
thức lớn. Mặc dù tổng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế tăng nhanh
nhưng tổng đầu tư cho khu vực nông nghiệp- khu vực quan trọng của kinh
tế Việt Nam lại có khơng tăng và có xu hướng suy giảm, chưa tương xứng
với tiềm năng của nền nông nghiệp nước nhà. Vì vậy bài nghiên cứu của
em xin đề cập đến một khía cạnh của vốn đầu tư vào khu vực nơng nghiệp:
“ Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khu vực nơng
nghệp giai đoạn 2003 – 2008 ”

Chương I: Một số vấn đề chung về FDI cho phát triển nông nghiệp


I- Tổng quan về FDI
1. Đầu tư
Đầu tư là những khoản chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng


hóa, những khoản chi tiêu này khơng dự định dùng cho tiêu dùng trung
gian. Đầu tư hiểu theo nghĩa rộng bao gồm đầu tư vào tài sản vật chất và
vốn nhân lực, cũng như hàng hóa tồn kho.
Mục đích của đầu tư mong muốn có được lợi nhuận trong tương lai.
Tuy vậy, bản chất của đầu tư vào tài sản vật chất, tài sản tài chính và vốn
nhân lực khác nhau cơ bản đó là:
- Đầu tư vào tài sản vật chất làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh
tế, tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong tương lai và dễ dàng
đánh giá được hiệu quả của hoạt động đầu tư;
- Đầu tư vào tài sản tài chính chỉ là chuyển hình thức để dành từ dạng
này sang dạng khác, không tạo ra hàng hóa và dịch vụ;
- Đầu tư vào vốn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sản
xuất của lực lượng lao động. Tuy vậy, rất khó đánh giá hiệu quả đầu tư vào
vốn nhân lực.
2. Vốn đầu tư và các hình thức đầu tư
Định nghĩa vốn đầu tư trong kinh tế vĩ mô và Tài khoản quốc gia:
Vốn đầu tư là các khoản chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật
chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự
án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích bổ sung
tài sản cố định, tài sản lưu động của toàn bộ nền kinh tế.
Vốn đầu tư, cùng với lao động và đất đai là một những yếu tố đầu vào
cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Vốn đầu tư, được xem xét ở đây chỉ với
tư cách là nguồn lực vật chất được sử dụng có ý thức nhằm tạo dựng tài sản
(hữu hình và vơ hình) để nâng cao và mở rộng sản xuất, thông qua việc xây
dựng, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu cho sản xuất,
nghiên cứu, triển khai và tiếp thu công nghệ mới và nâng cao đời sống
người dân.
Theo chức năng vốn đầu tư được chia thành hai loại: vốn đầu tư cho
sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.
- Vốn đầu tư cho sản xuất được hiểu là toàn bộ các khoản chi phí

nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất
được chia thành hai loại: vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư cho
tài sản lưu động.


+ Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu
tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối
lượng thực tế của tài sản cố định, đảm bảo bù đắp số tài sản cố định bị hao
mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Vốn sửa chữa lớn nhằm đảm bảo
thay thế tài sản bị hư hỏng.
- Vốn đầu tư phi sản xuất là các khoản chi để duy trì và mở rộng mức
vốn phi sản xuất. Là những tài sản không trực tiếp tham gia vào q trình
sản xuất nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, bao gồm:
Các công trình cơng cộng, các cơng trình kiến trúc, nhà ở và các cơ sở quân
sự.
Theo phạm vi thì ở phạm vi doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh hộ
gia đình, vốn đầu tư bao gồm giá trị mua sắm máy móc, nhà xưởng, tài sản
lưu động và chi phí khác cho mục đích sản xuất của chính đơn vị cơ sở đó.
- Vốn đầu tư của nhà nước bao gồm cả những chỉ tiêu công cộng cho
hạ tầng kĩ thuật như cầu cống, đường xá, đê điều, các cơng trình phúc lợi
như trường học, bệnh viện. Mặc dù nó khơng tạo ra lợi nhuận hay mở rộng
năng lực sản xuất cho cụ thể một ngành hay lĩnh vực nào, song hiển nhiên
đây cũng là nguồn lực được sử dụng để nâng cao năng lực của cả nền kinh
tế, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư ở doanh nghiệp và
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
* Các hình thức đầu tư
Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể, nhất thiết phải sử
dụng vốn đầu tư thông qua các hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư thường
được tiến hành dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực

tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu
tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Thường
được thực hiện dưới dạng hợp đồng, lien doanh, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế, nhưng
người bỏ vốn không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư.
Thường được thực hiện dưới dạng cổ phiếu, tín phiếu.
3. Vốn đầu tư nước ngồi
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập
thấp thì quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm đều thấp, trong khi yêu cầu của sự phát triển
kinh tế ngày càng tăng địi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Điều này đặt ra
sự cần thiết phải có sự hỗ trợ từ nước ngồi. Mặt khác trong sự giao lưu quốc
tế hiện nay, ngay cả các nước cơng nghiệp phát triển vẫn cần có sự kết hợp


nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài phục vụ cho cơng cuộc phát triển
kinh tế.
Nguồn tiết kiệm ngồi nước, là các khoản đầu tư nước ngồi hay cịn gọi
là đầu tư quốc tế. Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở
nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ với mục đích kiếm
tìm lợi nhuận hoặc vì những mục tiêu chính trị, xã hội nhất định. Sự phát
triển của đầu tư nước ngoài bắt nguồn từ các nguyên nhân:
- Do xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
tự do thương mại và đầu tư quốc tế
- Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ và
những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước, tạo nên sự chuyển
dịch vốn giữa các quốc gia.
- Sự thay đổi các yếu tố sản xuất, kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo
nên lực đẩy với đầu tư quốc tế.

- Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện cơng nghiệp hóa ở các nước đang phát
triển là rất lớn, tạo nên lực hút mạnh mẽ với nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Bản chất của đầu tư nước ngồi là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình
thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Vốn đầu tư của tư nhân, được chia thành: vốn đầu tư trực tiếp (FDI) ,
vốn đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại.
- Vốn trợ giúp phát triển chính thức của Chính Phủ và của các tổ chức
quốc tế được chia thành: vốn hỗ trợ dự án, vốn hỗ trợ phi dự án và tín dụng
thương mại.
Trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI là một nguồn vốn
lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển,
đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam.

II- Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế
1.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư
cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trong lịch sử thế giới FDI đã tồn tại từ lâu, ngay từ thời kỳ tiền tư bản.
Cho đến ngày nay FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế
hóa sản xuất và lưu thơng. Khơng có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ dù


phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và tất cả đều coi nó là nguồn lực quốc
tế quan trọng cần khai thác để từng bước hòa nhập vào cộn đồng quốc tế
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song chủ yếu là hợp đồng hợp
tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều
bên quy định ró rành trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi

bên, để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà khơng hình
thành lập một pháp nhân.
- Doanh nghiệp liên doanh là lại hình doanh nghiệp do hai hoặc các bên
nước ngoài hợp tác với bên tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh,
cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Thường được thành
lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo
pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận
đầu tư, tự quán lý và tự chịu tránh nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
2.Vai trò của FDI đối với các nước đầu tư
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng
suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất
cận biên thấp hơn. Cịn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao
hơn. Vì vậy thơng qua FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được lợi thế về chi
phí sản xuất thấp ở các nước nhận đầu tư, để giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế
nhập khẩu ở các nước tiếp cận đầu tư. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh
và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị
trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế
sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước
ngoài. Qua FDI, các công ty của các nước đầu tư chuyển một phần các sản
phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước
tiếp cận đấu tư để tiếp tục sử dụng chúng như sản phẩm mới ở các nước này,
tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên
thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng
này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản


phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải
tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do
đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung
cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất
thấp hơn.
Stephen H. Hymes (1960, cơng bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia
có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt
qua những trở ngại về chi phí ở nước ngồi nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi
nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi
thế đặc thù nói trên.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi là một biện pháp để tránh xung đột thương
mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn
do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương
mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực
tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ơ tơ, máy tính ngay tại Mỹ và
châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu
tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ
và châu Âu.
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém
phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí cịn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là
nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ.
Ví dụ, các cơng ty ơ tơ của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để
sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các cơng ty máy tính của Nhật Bản cũng
vậy. Khơng chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển

khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc cơng ty đa quốc gia quốc
tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của cơng
ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để
Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL
(Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson
Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong
ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
Để có nguồn ngun liệu thơ, nhiều cơng ty đa quốc gia tìm cách đầu tư
vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này.
FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
3.Vai trị của FDI đối với các nước nhận đầu tư
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.


Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước
ngồi, trong đó có vốn FDI. FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển
kinh tế xã hội do trình độ tích lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ
thuật. Các nước công nghiệp NICs trong gần 30 năm qua, nhờ nhận được trên
5o tỷ USD đầu tư nước ngồi cùng với chính sách kinh tế năng động hiểu quả
đã trở thành những con rồng Châu Á.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, cơng
nghệ và bí quyết quản lý thì khơng thể có được bằng chính sách đó. Thu hút
FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu cơng nghệ
và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển
qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
cơng nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất

nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Khi thu hút FDI từ các cơng ty đa quốc gia, khơng chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của cơng ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia q trình phân cơng lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương. Trong q trình th mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu
hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có
kỹ năng cho nước thu hút FDI. Khơng chỉ có lao động thông thường, mà cả
các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Việc tiếp nhận FDI, khơng đẩy các nước vào cảnh nợ nần, khơng chịu
những ràng buộc về chính trị, xã hội. FDI góp phần quan trọng vào tăng thu
cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các cơng ty nước ngồi.
Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50
phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
III- Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, Các hoạt động nơng
nghiệp có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ hàng nghì năm nay
kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắt và hái lượm. Ngày nay, mặc dù khoa
học công nghệ tiến bộ, con người đã sản xuất được những máy móc hiện đại


thay thế, nhưng người nông dân vẫn áp dụng những kỹ thuật đã có hàng nghìn

năm vào sản xuất trồng trọt. Do những đặc điểm riêng biệt của nông nghiệp
* Sản xuất của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Q trình sản xuất nơng nghiệp ln gắn liền với q trình sinh trưởng
của các lồi sinh vật và tuân theo các quy luật sinh học. Cũng không có ngành
nào, ngồi nơng nghiệp lại phụ thuộc vào sự thay đổi thất thường của thời tiết
như vậy. Cùng với thời tiết, độ màu mỡ của và cấu tạo thổ nhưỡng của đất đai
mỗi nơi mỗi khác, nên việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cả việc lựa
chọn kỹ thuật canh tác cũng khác nhau. Do đó việc phát triển nơng nghiệp địi
hỏi phải có thời gian nhất định, và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Việc
bố trí sản xuất như thế nào để có thể đạt được năng suất cao, chất lượng tốt
cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, và các yếu tố sản xuất đầu vào.
Chính vì đặc điểm này nên việc đầu tư vào trong nông nghiệp khá mạo
hiểm và tương đối nhiều rủi ro. Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn của ngành
đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, làm hạn chế số
lượng dự án đầu tư vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
* Đất đai là tư liệu sản xuất đóng vai trị chủ đạo.
Trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vừa là đối
tượng lao động, vừa là tư liệu lao động và khơng thể thay thế được. Điều này
hồn tồn khác với ngành công nghiệp và dich vụ. Ruộng đất thường bị giới
hạn về diện tích và khơng thể tăng thêm trong quá trình sử dụng. Điều này đã
gây lên tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi có ya định đầu tư
vào lĩnh vực nơng nghệp.
* Sản xuất nơng nghiệp có tính chất mùa vụ nhất định
Do sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát
triển của các lồi động thực vật. Ngồi ra q trình sản xuất của ngành ln
phải phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, thủy văn… Chính điều này đã
làm cho thời gian sản xuất không trùng khớp với thời gian lao động. Tạo nên
tính thời vụ trong lao động nơng thơn. Gắn liền với nó là tính thời vụ trong
việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn và thu nhập của lao động trong
khu vực nơng nghiệp.

Bên cạnh đó, sản phẩm của ngành chủ yếu dưới dạng tươi sống, phải trảo
qua các khâu chế biến nhất định mới có thể đưa vào tiêu dùng. Điều này đòi
hỏi trong sản xuất nơng nghiệp phải có kế hoạch cụ thể, và phải tổ chức tốt
q trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ… Song phần lớn
cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp lại tương đối lạc hậu, việc áp dụng các kỹ
thuật hiện đại trong nơng nghiệp cịn hạn chế, chính vì thế nếu đầu tư vào
ngành này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để
xây dựng cơ sở vật chất ban đầu ở nơng thơn. Trong khi đó sản xuất ở nơng
thơn lại mang tính thịi vụ, khá bấp bênh, do đó khả năng thu được lợi nhuận


cao và nhanh chóng là rất khó. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường e
ngại khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.
* Tỷ trọng lao động và sản phẩm trong nền kinh tế có xu hướng giảm
dần. Sự biến động này chịu sự tác động của quy luật tiêu dùng sản phẩm và
quy luật tăng năng xuất lao động.
* Ngồi những đặc điểm chung của nơng nghiệp nói trên, nền nơng
nghiệp Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng:
- Nền nông nghiệp nước ta là một nền nơng nghiệp tương đối lạc hậu,
mang tính chất tự cung tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa ít phát triển. Giá trị
sản xuất cuẩ ngành khá thấp. Kim ngạch xuất khẩu của ngành chưa thực sự
tương xừng với tiềm năng.
- Năng xuất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng
đất còn thấp. Tỷ lệ lao động trong khu vực nơng nghiệp cịn cao, mức thu
nhập bình qn đầu người của lao động nơng nghiệp so với lao động trong các
khu vực khác là tương đối thấp. Đời sống của lao động nông nghiệp cịn nhiều
khó khăn, và thấp hơn hẳn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- Ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm
nhanh.
Những yếu điểm này tác động không nhỏ đến khả năng khai thác thu hút

đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp ở nước ta. Do sản xuất lạc hậu, trình độ
sản xuất kém và còn nhiều hạn chế, nên đây là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất đối
với các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt nam hiện nay.
- Do nằm trong khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới nên công nghiệp nước ta
cũng có những thuận lợi và những khó khăn riêng. Do nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, điều kiện tương đối thuận lợi tạo điều kiện cho hệ thống
động thực vật phát triển mạnh và khá phong phú.
Bên cạnh đó nền nơng nghiệp nước ta cịn gặp nhiều khó khăn do: thiên
tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra, khí hậu ẩm ướt là điều kiện hết sức thuận lợi
cho sâu bệnh phát triển, gây tổn thất lớn cho sản xuất nếu khơng có những
biện pháp tích cực và kịp thời
Tóm lại thơng qua việc nghiên cứu đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp
để có thể đưa ra những hướng phát triển và thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư
FDI cho phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết.
2. Vai trị của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội.
Ở các nước đang phát triển đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để
phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho người dân, Chính phủ cần phải có
chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây
trồng, và tạo nhiều việc làm hơn trong khu vực nông thôn. Nông nghiệp giữ


vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển thể hiện thơng qua các mặt sau:
- Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội
Hiên nay dân số nước ta ước tính đến năm 2008 vào khoảng trên 86 triệu
người, trong đó gần 64 triệu người( gần 75%) sống ở khu vực nông thôn, và
chủ yếu là làm nghề nông. Trong những năm qua nông nghiệp luôn là ngành
đòng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội. Tuy tỷ trọng của nông
nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước có xu hướng giảm nhưng giá trị tuyệt
đối của ngành vẫn tăng liên tục.

- Nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu to lớn về lương thự c- thực phẩm cho
nhân dân, cung cấp thực phẩm cơ bản thiết yếu cho con người.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu
đổi lấy lương thực thực phẩm, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản
xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành
thị. Nếu nông nghiệp kém phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế,
mà còn ảnh hưởng đến cả sự ổn định chính trị xã hội. Như gây ra nạn thiếu
lương thực vẫn xảy ra trần trọng ở nhiều nước.
Ở Việt Nam, sau khi thực hiện đường lối đổi mới, ngành nông nghiệp đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Từ chỗ thiếu lương thực triền miên,
hằng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, đến nay nước ta đã
sản xuất được lượng lương thực thực phẩm đủ tiêu dùng trong nước, đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia, và cịn xuất khẩu ra nước ngồi, thu được một
lượng nội tệ đáng kể.
Việc giải quyết được nạn thiếu lương thực, thực phẩm và giảm tỷ lệ hộ
nghèo đói ở nơng thơn khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo
an ninh lương thực trong nước, mà cịn góp phần phát triển kinh tế một cách
vững chắc và ổn định. Bên cạnh đó cịn tạo điều kiện cho các ngành nghề
nông nghiệp khác cùng phát triển
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp quan trọng các yếu tố đầu vào cho
công nghiệp
Với hơn 70% dân số nông thôn thực sự là nguồn lực dự trữ dồi dào của
khu vực thành thị. Để đáp ừng nhu cầu lau dài của phát triển kinh tế, việc gia
tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với tăng
năng suất trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ
là nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu cơng nghiệp hóa đất nước. Ngồi
ra nơng nghiệp cịn là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế
biến.
- Nông nghiệp là thị trường cho các sản phẩm công nghiệp



Ở hầu hết các nước đang phát triển như ở Việt Nam, nơng nghiệp và
nơng thơn chính là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm của ngành
phi nông nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Tạo điều kiện cho nền
kinh tế chung tăng trưởng và phát triển. Nông nghiệp ngày càng được phát
triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, thu nhập của lao động trong
khu vực nông nghiệp ngày càng tăng. Khi đó mức sống của dân cư được cải
thiện và nâng cao, nông nghiệp nông thôn sẽ dần thành thị trường tiêu thụ
rộng lớn và ổn định cho các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế
quốc dân. Do đó có thể thấy sự phát triển của ngành nơng nghiệp chính là
nhân tố cơ bản quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác và sự
phát triển của nền kinh tế nói chung.
- Nơng nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu và tiế
kiệm ngoại tệ thơng qua thay thế nhập khẩu -ngn tích lũy ban đầu cho cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa
- Phát triển nơng nghiệp góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái.
Việc phát triển tốt nông nghiệp- nông thơn theo hướng hiện đại sẽ có tác
động tích cực không nhỏ tới bảo vệ mội trường sinh thái đang có nguy cơ
ngày càng ơ nhiễm nặng nề, và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
kiệt. Đồng thơi, nếu biết cách bảo vệ môi trường một cách hợp lý sẽ tạo điều
kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững và có hiệu quả.
3. Vai trị của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI trong phát triển
nơng nghiệp
Việt Nam là một nước nơng nghiệp đang trong q trình cơng nghiệp
hóa- hiện đại hóa, vì thế trong q trình phát triển, nông nghiệp luôn là ngành
được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên đầu tư phát triển. Và trong đó một trong
những giải pháp để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp là mở rộng quan hệ
quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với Việt Nam, FDI có
vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung, cũng như khu

vực nơng nghiệp nói riêng.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp góp phần tích cực vào q
trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, đặc biệt là ở các vùng
kinh tế xã họi khó khăn.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã tạo nên nhiều
việc làm mới cho người lao động ở nơng thơn, góp phần tăng thu nhập, cải
thiện đời sống kinh tế- xã hội ở nhiều vùng nông thôn.
- Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài được trao đổi bán trên thị trường quốc tế khá thuận lợi. Qua đó có thể
giới thiệu được nông sản trong nước với trế giới, tạo điều kiện cho nông sản


trong nước thâm nhập vào thị trường thế giới, góp phần nâng cao kim ngạch
xuất khẩu chung của toàn ngành.
- Các dự án đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào cho ngành nông nghiệp Việt
Nam nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại, nhiều cây giống cây con có năng suất
cao, phảm chất tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp mặc dù chưa cao, nhưng bước đầu đã mang
lại hiệu quả rất đáng kể.
Có thể thấy, FDI có vai trị đặc biệt quan trọng, vì thế việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp là tất yếu khách quan, và là
điều kiện cơ bản, để phát triển nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
III- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Hút FDI Cho Nông Nghiệp
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào nước ta ngày
càng tăng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Thế nhưng, lĩnh
vực nông -lâm - ngư nghiệp dường như vẫn đứng ngoài sự phát triển này.
Tỷ trọng đầu tư cho ngành thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động
của các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước.

Phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền. Các quốc gia lớn chưa thực
sự đầu tư vào nông nghiệp, thiếu tính đa dạng. Ngun nhân là do:
Thứ nhất, chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho
phát triển nơng nghiệp và nơng thơn. Chưa có cơ chế chọn lựa đề xuất các dự
án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính
sách ưu đãi. Chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng
mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Chưa có cơ chế phối
hợp ngành - địa phương.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Rủi ro khi đầu tư vào nơng nghiệp và khu vực
nông thôn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và
thị trường của riêng mình.
Thứ ba, những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ tục hành chính, chính sách
chung của Nhà nước. Chưa thực sự ưu đãi cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước
ngồi vào khu vực nơng nghiệp và nơng thơn. Chính sách đất đai, thuế và các
chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và
chưa thống nhất.


Chương II- Thực trạng thu hút FDI cho phát triển nông nghiệp
trong thời gian qua
I. Thực trạng thu hút FDI trong cả nước
1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi trong cả nước thời gian qua
1.1 Tình hình chung
Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt
Nam cải cách kinh tế và được thể chế hố thơng qua ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi
và hoàn thiện 5 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là
năm 2005. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng

nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngồi và
thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư
trong nước. Trong điều 4 chương I của Luật Đầu tư 2005, Nhà nước đã khẳng
định sẽ cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hơn thế nữa, Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư, bảo đảm lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo mơi
trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.
Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam. Hơn 20 năm qua (1988 – 2007) là một khoảng thời gian
đủ dài để đánh giá một cách khách quan, có căn cứ thực tế hoạt động FDI ở
Việt Nam. Từ năm 1988 –2007, hoạt động FDI trải qua các trạng thái khác
nhau:
Từ năm 1988 đến 1990: là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một
thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có
tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài


việc có được Luật đầu tư nước ngồi khá hấp dẫn và môi trường khá tự do
trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà
đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng
trong hoạt động đầu tư.
Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 211 dự án với số vốn đăng ký
là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, cịn vốn thực hiện
thì khơng đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép
phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình qn
1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các

lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu
khí, cơng nghiệp chế biến nơng lâm thuỷ sản, xây dựng Từ năm 1991 đến
1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong năm 20
năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội.
Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI
đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký năm 1991 là
1291.5 triệu USD thì vốn đăng ký năm 1995 là 6937.2 triệu USD gấp 5,4 lần.
Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm
khoảng 32% tổng đầu tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc
trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sơi động, hàng
nghìn đồn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự
án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản
đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.
Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thối của dịng vốn FDI vào Việt
Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp
theo. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20
vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm
149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.
Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau 1997 có nguyên nhân
khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự
suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động
tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ
rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế.
Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận một hiện thực “đáng buồn” đối với
Việt Nam. Đó là khi cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực xảy ra, mặc dù
nằm ngoài “tâm bão” nhưng Việt Nam lại là một trong những nước có FDI
giảm sút mạnh nhất. Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ
có Indonesia, nước có cả bất ổn về chính trị là có tỷ lệ giảm FDI nhiều hơn
Việt Nam. Cịn Thái Lan, Philippin và Hàn Quốc sau khủng hoảng, FDI đều
tăng hơn trước. Do vậy, tình hình giảm sút FDI trong những năm gần đây ở

Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu


minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật khơng nghiêm minh,
thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã
làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước.
Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI.
Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu
USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm
luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục
rõ rệt. Những dấu hiệu lạc quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi
dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngồi đến hết năm 2005, đã có 7279 dự
án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm
2005 còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể
cả tăng vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng
86,1% so với năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD
bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án
với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD
FDI trong năm 2007 đã tăng cao một bước cả về lượng và chất. Không
chỉ đơn thuần tăng về lượng, đạt mức kỷ lục chưa từng có (20,3 tỷ USD), mà
nguồn vốn FDI thu hút trong năm qua còn tăng về chất với việc thu hút được
nhiều dự án quy mơ lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ
nguồn và công nghệ cao
Riêng trong tháng 11, cả nước có 106 dự án được cấp giấy chứng nhận
đầu tư với tổng vốn đăng ký 726 triệu USD. Như vậy, tổng số dự án cấp mới
trong 11 tháng đầu năm 2008 lên 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là
59 tỷ USD, bằng 82,5% về số dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với
cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trong tháng 11, có 25 lượt dự án tăng vốn với
tổng trị giá 272 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008

lên 242 lượt dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD. Tính
chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã
thu hút được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.

Bảng 1:
Năm
1988

Tổng vốn FDI theo đăng ký từ 1988 đến 2008
Vốn Đăng Ký
341.7

Năm
1999

Vôn Đăng Ký
2565.4


1989

525.5

2000

2838.9

1990

735


2001

3142.8

1991

1291.5

2002

2998.8

1992

2208.5

2003

3191.2

1993

3037.4

2004

4547.6

1994


4188.4

2005

6839.8

1995

6937.2

2006

10201.3

1996

10164.1

2007

20301.2

1997

5590.7

2008

60091.3


1998

5099.9

1.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành
Với việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng suất quản lý và cạnh
tranh thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng
ngày càng gia tăng, tỷ trọng vốn Fdi trong tổng vốn đầu tư xã hội ngày càng
lớn. Mặc dù vậy, việc thu hút Fdi giữa các ngành còn chưa thực sự hợp lý.
tỷ trọng FDI theo ngành

Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Nông nghiệp

FDI chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng, có xu
hướng này càng tăng, chiếm khoảng 67,3% tổng số dự án trong cả nước và
59,6% vốn đăng ký. Các tỷ lệ tương ứng trong khu vực dịch vụ là 19,7% và
34.5%, trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 13% và 5,9 %
2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế
2.1 Tác động tích cực
- FDI là kênh thu hút vốn đã góp phần bổ sung quan trọng cho nguồn
vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực trong nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln là
khu vực khinh tế phát triển năng động nhất trong cả nước, với tốc độ tăng


trưởng cao, góp phần tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế trong
nước.

- Việc tăng cường thu hút FDI hướng về xuất khẩu đẫ góp phần quan
trọng trong nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện khai
thác tốt hơn các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương.
- Việc thu hút đầu tư FDI đã chú ý nhiều đến chất lượng, phục vụ đắc lực
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa, phù hợp với xu thế chung.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, trong hoạt động thu hút
đầu tư nước ngồi tại Việt Nam trong giai đoạn qua vẫn cịn tồn tại những mặt
hạn chế cần khắc phục:
- Vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, những vẫn còn dưới mức tiềm năng
- Việc liên kết khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh
nghiệp trong nước chưa chặt chẽ. Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của
doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi cịn nhiều
hạn chế, làm giảm mạnh khả năng tham gia vào chương trình nội địa hóa và
xuất khẩu qua các doanh nghiệp nước đầu tư nước ngoài.
- Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn đầu tư
nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội lại có xu hướng giảm dần.
- Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư
nghiệp cịn hạn chế, mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, do
nhiều nguyên nhân. Trong thời gian tới, xu hướng này vẫn chưa thể khác phục
được.
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ và pháp luật còn nhiều bất cập, gây
tác động tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài. Chưa thực sự hình thành một sân
chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong một số
lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài( xi
măng, sắt thép, điện, nước).
- Đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào những địa phương có điều kiện
thuận lợi, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Trong khi đó, lại rất hạn chế
vào các khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và

đồng bằng sông Cửu Long.
- Đầu tư từ các nước phát triển nhất là các Công ty xun quốc gia
( TNCs) có thế mạnh về cơng nghệ nguồn như Nhật, EU, Mỹ tăng chậm. Hiệp


định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã thúc đẩy tăng mạnh mẽ kim ngạch
buôn bán giữa hai nước
- Đầu tư nước ngồi vào khu vực cơng nghệ cao chưa nhiều. Việc chậm
triển khai các khu công nghệ cao đã làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực này
- Công tác quy hoạch chưa được cải cách cơ bản nhằm xác định lượng
vốn đầu tư cần huy động của các ngành và trách nhiệp của các Bộ, ngành và
địa phương trong công tác thu hut vốn đầu tư nước ngoài.
- Tỷ lệ dự án đổ bể, phải giải thể trước thời hạn khá cao, một số dự án
quy mô lớn chậm triển khai, vốn đầu tư đã được cấp phép nhưng chưa thực
hiện cón lớn.
II. Thực Trạng Thu Hút FDI Trong Lĩnh Vực Nơng- Lâm- Ngư
Nghiệp
1.

Tình hình phát triển khu vực nơng nghiệp

Trong giai đoạn qua khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vẫn tiếp tục
phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, góp phần quan
trọng vào việc đảm bảo ổn định chính trị- xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình
quân giá trị sản xuất của ngành đạt 5,4%/ năm
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện
đại, phù hợp với xu thế chung.
Sự thay đổi này thể hiện rõ trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt đã
dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường, chất

lượng và giá trị sản xuất được nâng cao. Diện tích gieo trồng cây lương thực
và một số cây lương thực giảm, nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng, nhờ quá
trình thâm canh và sử dụng cơng nghệ mới. Do đó vấn đề an ninh lương thực,
khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Tỷ trọng các loại cây
cơng nghiệp có lợi thế cho xuất nhập khẩu đều phát triển và tăng mạnh.
Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh, quy mô và chất lượng ngày
càng tăng. Cũng giống như ngành trồng trọt, ngành chăn ni cũng gặp rất
nhiều khó khăn, như hạn hán, ,mưa lũ, dịch cúm gia cầm… song chăm nuôi
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và
trồng rừng mới. Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội hóa. Diện tích
trồng rừng mới qua các năm tăng nhanh lên rõ rệt, tăng bình quân gần 1%/
năm.


Ngành thủy sản phát triển nhanh nhất, đặc biệt là ni trồng. Q trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong mội bộ ngành thủy sản diễn ra khá mạnh,
chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nuôi trồng. Nghề nuôi trồng thủy
sản cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hóa, ni các loại hải sản có giá trị cao,
giải quyết được việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng đa
dạng hóa các ngành nghề, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm
sản xuất thuần nông. Quan hệ sản xuất cũng có chuyển biến tích cực. Kinh tế
trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc
điểm từng vùng. Nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển, cùng với
việc ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút nhiều nguồn vốn trong dân cư,
tạo việc làm góp phần vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn.
Trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp được tăng lên rất nhiều, việc áp dụng
các thành tưu khoa học kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất mới đã góp phần nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp từng bước một được tăng cường. Cơ sở hạ tầng được
chú ý đầu tư nhiều hơn và được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các cơng trình
xây dựng được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.
Bên cạnh những thành cơng đạt được đó ngành cơng nghiệp ở nước ta
cũng cịn gặp nhiều hạn chế:
- Các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng,
naeng suất cây trồng, vận nuôi, và chất lượng sản phẩm còn thấp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên
- Công tác quy hoạch lâm nghiệp tiến hành rất chậm, số vụ vi phạm về
phá rừng trái phép tăng đột biến các năm gần đây
- Công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch
cụ thể.
2.

Chính sách thu hút FDI vào Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong bước đầu cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa, nên trong chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Đảng và nhà nước ta đã xác định nông, lâm, ngư nghiệp, công
nghệ chế biến nông sản và phát triển nông thơn ln được coi là các lĩnh vực
khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt nam ln khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực ni trồng, chế biến nông lâm thủy sản,
các dự án chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
ở Việt Nam, dự àn hàng xuất khẩu. Đảng và nhà nước ta đưa ra nhiều chính


sách nhằm khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Các chính sách này chủ
yếu được áp dụng dưới các hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,

thuế nhập khẩu nguyên liệu và miễn giảm tiền thuê đất.
2.1

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi

Nhà nước áp dụng mức thuế suất ưu đãi 20% đối với các dự án trong 10
năm, miễn trong 2 năm và giảm tiếp 50% trong 3 năm tiếp theo.
Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt nam có quy định áp dụng
mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án:
- Các dự án chế biến nông sản ở vùng biển xa bờ, các chế biến nông sản
lâm sản, thủy sản, các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản
xuất nông sản, lâm, ngư nghiệp. Các dự án chế biến nông lâm thủy sản bao
gồm: Các dự án chế biến nông sản từ nguồn nghuyên liệu trong nước, sản
xuất thức an gia cầm, gia súc, thủy sản, chế biến và bảo quan rau quả, sản xuất
sữa lỏng và các sản phẩm chế suất từ sữa…
- Các dự án trồng rừng, tái sinh rừng, trồng rừng lâu năm trên vùng đất
hoang hóa, đồi, núi trọc. Các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn
quả trên các vùng đất hoang. Các dự án khai hoang phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Các dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, cây công
nghiệp và cây lâm nghiệp, hoạt động hỗ trợ chăn nuôi, dịch vụ thủy sản.
- Các dự án cung ứng về công nghệ mới về sinh học trong sản xuất cây
giống, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, vacxin thú y.
Ngoài ra nhà nước còn áp dụng mức thuế ưu đãi hơn cho các dự án trên,
nếu các dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
2.2 Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu
Tại luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với
các dự án trong lĩnh vực này được quy định cụ thể như sau:
- Miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất trong 5 năm
kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án nông, lâm, ngư nghiệp, thuộc

danh mục khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư tại những địa bàn có điều kiện khó
khăn.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để thực hiện bán
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép xuất
khẩu.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu, bộ phận rời phụ tùng và
vật liệu nhập khẩu để sản xuất nơng sản cho xuất khẩu.
3.Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp



×