LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực có vốn đàu tư nước ngồi có vai trị rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để phát triển khu vực này, các nhà kinh tế đã tiến
hành nghiên cứu và đánh giá rất nhiều nhân tố có liên quan và có ảnh hưởng tác
động trực tiếp tới nó như : thể chế chính sách của quốc gia, tình hình thị trường...
Trong đó có một nhân tố rất quan trọng là cung - cầu thị trường lao động trong khu
vực này. Dựa vào yếu tố này, người ta có thể tiến hành đánh giá sự phát triển của
khu vực FDI, đồng thời đưa ra các dự báo về sự phát triển trong khu vực này.
Tại Việt Nam hiện nay, khu vực có vốn FDI đang tiếp tục khẳng định vai trị
của mình trong phát triển kinh tế Việt Nam và thực sự đã trở thành một bộ phận
không thể tách rời của nền kinh tế. Để có thể thu hút vốn FDI, một vấn đề mà chúng
ta cần quan tâm đó là năng lực hấp thụ vốn FDI, được đánh giá thơng qua một tiêu
chí rất quan trọng, đó là nhân lực, hay sự phát triển của thị trường lao động. Vì vậy,
nhóm đã lựa chọn đề tài ‘‘Cung cầu lao động Việt Nam trong khu vực có vốn
FDI hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.
1
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là cung lao động, cầu lao
động và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường lao động cũng chịu sự chi
phối của các quy luật cung - cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường hàng
hóa thông thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết định
cơ cấu và đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là hai
chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để
tồn tại.
1.1. Cầu lao động
1.1.1. Khái niệm.
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,
một ngành trong một thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê
mướn lao động trên thị trường. Để xác định đường cầu lao động chúng ta xem xét
như sau:
Cũng giống như đường cầu về các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản
xuất, đường cầu về lao động là một đường dốc xuống, tuy nhiên nó khác với cầu
của người tiêu dùng về hàng hoá hoặc dịch vụ ở chỗ cầu lao động là cầu thứ phát.
Nghĩa là cầu lao động phát sinh sau và phụ thuộc vào cầu hàng hoá, dịch vụ và
được xác định theo mức sản lượng và chi phí đầu vào cho sản lượng đó.
Xét trên góc độ của 1 hãng sản xuất: Giả sử hãng đã có đủ các yếu tố đầu
vào của sản xuất và hãng đang xem xét có th thêm lao động nữa hay khơng, để
đưa ra quyết định hãng tiến hành so sánh việc thuê thêm 1 lao động nữa có làm cho
lợi nhuận tăng them hay không. Tổng lợi nhuận của hãng sẽ tăng thêm nếu doanh
thu thu thêm được khi thuê thệm một đơn vị lao động (hay còn gọi là sản phẩm
doanh thu cận biên - MRPL) đó lớn hơn chi phí phải trả cho họ (hay còn gọi là tiền
lương – w). Do đó hãng sẽ thuê thêm lao động khi MRPL >= w. Đường cầu lao
động chính là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.
2
MRPL = ∆TR = ∆TR . ∆Q = MR.MPL
∆L
∆Q
∆L
W
DL
Đường cầu lao động
L
Xét trên góc độ thị trường: Đường cầu lao động của thị trường là tổng cộng
đường cầu lao động của tất cả các ngành trong thị trường theo chiều ngang và cũng
là một đường dốc xuống (như hình vẽ), do đó để xác định đường tổng cầu thị
trường về lao động trước hết chúng ta phải xác định cầu lao động của từng ngành
sau đó tổng hợp chiều ngang cầu lao động của các ngành.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động.
Cầu sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng lực
sản xuất và giá cả của lao động.
Để đánh giá nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất tác động
đến tổng cầu lao động chúng ta xét cầu lao động dưới 2 góc độ, đó là: cầu về số
lượng và cầu về chất lượng lao động.
3
Xét từ góc độ số lượng: Trong điều kiện năng suất lao động khơng đổi thì
cầu về lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất, khi quy mô sản xuất tăng thì nhu
cầu về lao động tăng và ngược lại khi quy mơ sản xuất giảm thì cầu về lao động
giảm. Trong trường hợp quy mô sản xuất khơng đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch
với năng suất lao động được thể hiện bằng việc khi năng suất lao động tăng thì cầu
về lao động giảm và ngược lại khi năng suất lao động giảm thì cầu về lao động
tăng.
Xét từ góc độ chất lượng: Việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hố
cơng nghệ sản xuất, mở rộng quy mô theo chiều ngang lẫn chiều sâu,… của doanh
nghiệp luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động. Do đó, kinh tế tăng
trưởng cao, năng lực sản xuất được nâng cao theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì
cầu về lao động có chất lượng tăng trong khi cầu về lao động chất lượng thấp có thể
bị giảm.
Đánh giá tác động của tiền lương lao động: Trong trường hợp các điều kiện
khác không đổi thì cầu lao động tỷ lệ nghịch với tiền lương lao động, khi giá cả sức
lao động tăng thì cầu về lao động có xu hướng giảm và ngược lại.
1.2. Cung lao động
1.2.1. Khái niệm cung lao động.
Cung lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện
đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩu trong độ
tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao
động nhưng có tham gia thực tế vào q trình tái sản xuất xã hội.
Để xác định đường cung lao động của thị trường trước hết chúng ta xem xét
đường cung của các cá nhân:
Các cá nhân có một lượng thời gian cố định được sử dụng cho các làm việc
và nghỉ ngơi. Nếu một giờ bổ sung được sử dụng cho cơng việc, khi đó các hình
thức sử dụng thay thế khác sẽ ít đi một giờ. Chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi là
tiền lương từ bỏ để sử dụng cho nghỉ ngơi. Vì vậy, một sự tăng lương làm tăng chi
phí cơ hội của thời gian nghỉ ngơi và dẫn tới hiệu ứng thay thế (substitution effect)
4
làm giảm thời gian nghỉ ngơi và tăng thời gian làm việc. Tuy nhiên, tiền lương tăng
cũng tăng thu nhập thực tế của công nhân và dẫn tới tăng mong muốn nghỉ ngơi của
mỗi cá nhân (giả sử nghỉ ngơi là một hàng hố thơng thường). Hiệu ứng thứ hai
được gọi là hiệu ứng thu nhập (income effect), có xu hướng làm tăng lượng thời
gian nghỉ ngơi và làm giảm thời gian cho công việc khi tiền lương tăng.
Các cá nhân sẽ làm việc nhiều hơn khi tỷ lệ tiền lương tăng nếu hiệu ứng
thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, một đường
cung lao động của một người sẽ là đường có độ dốc đi lên do các tỷ lệ tiền lương
trong đó hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập. Mặc dù vậy, khi tiền lương
đủ lớn, nói chung mọi người cho rằng hiệu ứng thu nhập cuối cùng sẽ có tác động
lớn hơn hiệu ứng thay thế và đường cung lao động sẽ bị bẻ gập xuống dưới (như
phần trên cùng của biểu đồ dưới đây).
5
Đường cung của thị trường được xác định bằng cách cộng chiều ngang các
đường cung lao động của các cá nhân lại với nhau. Đường cung lao động thị trường
cũng có thể có dạng như đường cung lao động của cá nhân, cũng có thể là một
đường dốc lên. Tuy nhiên trên thực tế, đường cung lao động của thị trường là
đường dốc lên vì khơng phải tất cả các cá nhân đều có đường cung thực tế vịng về
phía sau, hơn nữa khi đơn giá tiền lương tăng có thể có 1 số người giảm số giờ làm
việc nhưng lại có nhiều người tăng số giờ làm việc.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động
Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô và tốc độ tăng
dân số; tiền công; định chế pháp lý về lao động; tình trạng thể chất của người lao
động; vấn đề đào tạo nghề nghiệp; và tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị
trường lao động:
Xét về ảnh hưởng của quy mô và tốc độ tăng dân số: Cung lao động tỷ lệ
thuận với quy mô và tốc độ tăng dân số: Khi quy mô và tốc độ tăng dân số tăng thì
số lượng người lao động tăng lên và do đó cung lao động cũng được tăng lên về mặt
số lượng và ngược lại.
Xét về ảnh hưởng của tiền công lao động: Như ta đã xét ở trên, khi hiệu ứng
thay thế > hiệu ứng thu nhập thì tiền cung lao động tỷ lệ thuận với tiền công lao
động, ngược lại khi hiệu ứng thay thế < hiệu ứng thu nhập thì cung lao động tỷ lệ
nghịch với tiền công lao động. Tuy nhiên trên thực tế xét tổng thể cung lao động thị
trường thì cung lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tiền công lao động.
Xét về ảnh hưởng của tình trạng thể chất, tâm lý của người lao động: Nếu
như quy mô và tốc độ tăng dân số cao, song tình trạng thể chất của người lao động
khơng cho phép người lao động tham gia lao động hoặc do tâm lý mà người lao
động không muốn tham gia lực lượng lao động thì cung về lao động khơng tăng
thậm chí cịn bị giảm. Cho nên tình trạng thể chất, tâm lý của người lao động có tác
động lớn đến cung lao động.
Xét về ảnh hưởng của các định chế pháp lý về lao động: Việc quy định chính
sách về tiền công lao động, luật lao động….sẽ tác động làm thay đổi lượng cung lao
6
động. Nếu như một định chế pháp lý khuyến khích người lao động tham gia lao
động hoặc khuyến khích tăng dân số thì sẽ là cơ sở làm tăng tổng cung lao động và
ngược lại, một định chế pháp lý thắt chặt đối với người lao động sẽ làm cho tổng
cung lao động giảm.
1.3. Cân bằng trên thị trường lao động.
1.3.1. Cân bằng cung - cầu lao động
Một điểm cân bằng trên thị trường lao động xảy ra tại mức lương mà ở đó
lượng cầu bằng lượng cung. Trong biểu đồ dưới đây, điều này xảy ra tại mức lương
wo và mức nhân công Lo.
w
SL
wo
0
DL
Lo
L
Điểm cân bằng thị trường lao động
Để hiểu rõ hơn về cân bằng thị trường lao động, chúng ta xét sự cân bằng
của cung - cầu lao động dưới sự tác động của thị trường sản phẩm dịch vụ. Và để
đơn giản trong nghiên cứu cân bằng thị trường lao động ở đây ta chỉ xét cân bằng
cung cầu lao động trong điều kiện thị trường lao động là cạnh tranh.
7
1.3.2. Cân bằng thị trường lao động trong điều kiện thị trường sản
phẩm là cạnh tranh hoàn hảo
Xét cân bằng lao động ở một hãng: do là thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên
đường cung lao động của hãng là một đường nằm ngang, do đó hãng có thể thuê số
lượng lao động bao nhiêu tuỳ ý ở mức giá khơng đổi. Vì mục tiêu cuối cùng của
hãng là tối đa hoá lợi nhuận nên nếu sử dụng thêm một đơn vị đầu vào còn làm cho
tổng lợi nhuận tăng thì hãng cịn th thêm đơn vị đó, và hãng sẽ tăng số lượng lao
động thuê cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRP L) bằng đơn
giá tiền lương trên thị trường.
Xét cân bằng cung cầu lao động trên tổng thể thị trường: Cũng giống như
cân bằng ở hãng do người lao động đều có thông tin đầy đủ nên họ nhận được đơn
giá tiền lương là như nhau và họ tạo ra sản phẩm doanh thu cận biên là như nhau bất
kể họ được sử dụng ở đâu. Cho nên tại điểm cân bằng thị trường đơn giá tiền lương
phản ánh chi phí cận biên đối với hãng và đối với xã hội của việc sử dụng một đơn
vị lao động bổ sung.
Tại điểm cân bằng thị trường:
MRPL = ∆TR = ∆TR . ∆Q = MR.MPL = P.MPL = W
∆L
∆Q
∆L
Khi thị trường lao động cân bằng thì tài nguyên được sử dụng một cách hiệu
quả nhất bởi vì chênh lệch giữa tổng lợi ích và tổng chi phí là tối đa. Hiệu quả địi
hỏi doanh thu bổ sung mà hãng sử dụng lao động nhận được từ việc sử dụng thêm
một đơn vi lao động (MRPL) bằng lợi ích xã hội của sản phẩm bổ sung (P.MPL).
1.3.3. Cân bằng thị trường lao động trong điều kiện thị trường sản
phẩm không phải là cạnh tranh hồn hảo.
Khi thị trường sản phẩm khơng phải là cạnh tranh hồn hảo thì những người
sử dụng lao động sẽ thuê lao động tại mức giá được xác định bằng WE, lượng lao
động được cân bằng tại LE. Còn P.MPL là giá trị mà người sử dụng lao động gán cho
các đơn vị lao động bổ sung. Vì thế khi LE đơn vị lao động được th thì chi phí
cận biên đối với hãng là WE nhỏ hơn lợi ích biên đối với xã hội WS.
8
W
SL
Dư thừa
WS
P.MPL
WE
DL=MRPL
0
LE
L
Cân bằng cung cầu lao động trong thị trường sản phẩm khơng hồn hảo
Như vậy trong thị trường hàng hố dịch vụ khơng phải là cạnh tranh hồn
hảo thì mức sử dụng lao động của các hãng ít hơn mức hiệu quả và có thể dẫn đến
dư thừa lao động gây tổn thất cho xã hội.
9
CHƯƠNG 2. CUNG CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG KHU
VỰC CÓ VỐN FDI HIỆN NAY
2.1. Cung lao động
2.1.1. Về số lượng
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu doanh nghiệp, Phòng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện có thể đáp ứng đủ nguồn lao động trong các
ngành thủ công, gia công như may mặc, chế biến, hải sản, xây dựng, song lại thiếu
trầm trọng nguồn lao động cần hàm lượng chất xám và trình độ tay nghề cao để
cung cấp cho khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Lao động làm việc trong khu vực
có vốn đầu tư nước ngồi có u cầu trình độ cao hơn nhiều trong khu vực doanh
nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh chính là lý do khiến các doanh nghiệp FDI
gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động cho mình ; bởi lẽ nguồn cung lao
động dịch chuyển từ khu vực Nhà nước và ngồi quốc doanh khó có thể đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, có một thực tế là hiện nay, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi cũng bị "chảy máu chất xám". Nếu như trước đây, khái niệm
"chảy máu chất xám" chủ yếu diễn ra ở việc nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh có
trình độ cao sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học có uy tín trên thế giới không
về nước công tác và những lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp Nhà
nước, các cơng ty cổ phần chuyển sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
thì hiện nay đang hình thành một "dịng chảy" ngược. Đó là tình trạng thiếu hụt
nguồn nhân lực có trình độ cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
(FDI) mà một trong những ngun nhân là do một lượng lao động có trình độ cao
đang làm việc tại khu vực này có xu hướng chuyển sang giữ các vị trí quan trọng
hơn tại các khu vực kinh tế nhà nước và ngoài quốc doanh.
Thêm nữa, mức thu nhập của lao động làm việc cho khu vực doanh nghiệp
FDI, đặc biệt là các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm và du lịch cao hơn khu
vực nhà nước và tư nhân. Song xét về khuynh hướng thì thu nhập của người lao
10
động trong các doanh nghiệp FDI tăng với tốc độ chậm hơn so với khu vực Nhà
nước, đặc biệt là khu vực ngồi quốc doanh, nơi có tốc độ tăng cao nhất. Áp lực và
cường độ làm việc tại đây lại căng thẳng hơn nhiều cũng là lý do khiến nhiều lao
động dứt áo ra đi khi có cơ hội tốt hơn.
Theo báo cáo về thông số nhân lực quý II/2008 của Vietnamworks, nhu cầu
tìm người cho chức danh trưởng nhóm và giám sát trong khu vực này chiếm 9,3%,
tăng 0,6% so với quý I.
Nhân lực trung, cao cấp thiếu trầm trọng khiến các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi phải tìm mọi cách để tìm được người phù hợp. Một công ty dược của
Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam đã đưa ra mức lương hấp dẫn tới hàng nghìn
USD/tháng cùng chế độ phúc lợi thoả đáng cho vị trí giám đốc kinh doanh, nhưng
phải mất 6 tháng mới tìm được ứng viên thích hợp.
Báo cáo thường niên của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phịng Thương
mại cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu lao
động cho các doanh nghiệp FDI thuộc các ngành có nhu cầu lao động cao như dệt
may, thủy sản… là khá khó khăn, đặc biệt đối với các vùng kinh tế mà tại đó lượng
vốn FDI chiếm đa số. Nhiều doanh nghiệp ln trong tình trạng khơng tuyển đủ lao
động.
Chính sự thiếu hụt nhân sự bậc trung - cao cấp của doanh nghiệp đã khiến
Chính phủ phải ban hành Nghị định không hạn chế số lượng lao động nước ngoài
được tuyển dụng trong doanh nghiệp. Chỉ ngay sau khi Nghị định được ban hành và
có hiệu lực số lao động nước ngoài vào Việt Nam đã tăng nhanh. Theo Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, tới hết tháng 5 năm nay đã có 530 lao
động nước ngồi được cấp phép vào TPHCM làm việc, tăng cao so với cùng kỳ
năm ngoái. Những ngành nghề chủ yếu được lao động nước ngoài nộp đơn xin giấy
phép bao gồm giày da, may mặc (trên 24% tổng số lao động), giáo dục đào tạo
(16,6% tổng số lao động).
2.1.2. Về chất lượng
11
Trong chiến lược dài hơi về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI),
nhân lực có thể là một rào cản. Thu hút vốn FDI tăng vọt trong vài năm gần đây và
kỷ lục 21,3 tỷ USD năm 2007 lập tức bị phá vỡ với 47,15 tỷ USD vốn đăng ký chỉ
trong 8 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, vốn giải ngân vẫn đang bị vốn đăng ký bỏ
lại một quãng xa mà theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân là do thiếu
nhân lực.
Bất hợp lý nằm ở đâu, khi mà Việt Nam đang dư thừa lao động? Câu trả lời
được các nhà đầu tư nước ngoài chỉ rõ là vấn đề chất lượng lao động.
Đại diện của nhà máy Intel Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đang thiếu trầm
trọng nhân sự cho rất nhiều vị trí, trong đó, thiếu nhất là những kỹ sư, kỹ thuật viên
lành nghề, một số vị trí lãnh đạo nhóm chun ngành kỹ thuật…
Ở một góc nhìn khác, nguồn lao động kém chất lượng còn được biểu hiện rõ
ở tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực có dịng vốn FDI lớn. Theo logic thơng thường, vùng
nào có nhiều doanh nghiệp FDI thì vùng đó sẽ có nhu cầu lao động lớn, và đáng lẽ
ra tỷ lệ thất nghiệp phải thấp. Song ngược lại, theo điều tra tỷ lệ thất nghiệp do
VCCI tiến hành đối với lực lượng lao động trong độ tuổi, những vùng thu hút nhiều
đầu tư nước ngồi lại là những vùng có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn so với tỷ lệ
trung bình của cả nước.
2.2. Cầu lao động
Mặc dù số lượng lao động trực tiếp làm việc trong khu vực có vốn đầu tư
nước