Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế TRONG sản XUẤT lạc ở xã ĐÔNG THÀNH HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.89 KB, 81 trang )

PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt dưới
ánh sáng nghị quyết Đại Hội VII của Đảng chuyển hẳn nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng hoá đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng
vùng, từng địa phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá, tăng giá trị
sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy liên tiếp trong
những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao ( đạt mức bình
quân trên 7% năm ) chất lượng cuộc sống dân cư được nâng lên rất nhiều.
Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua do
nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: đường
lối đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Trong
thực tiễn sản xuất từ những trân ruộng trước kia chỉ sản xuất được 1 đến 2 vụ
thì nay đã tăng lên 4 đến 5 vụ/năm. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những thắng lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển
sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và người nông
dân phải thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để
khai thác những điều kiện thuận lợi của từng vùng từng địa phương và các lợi
thế về những cây trông vật nuôi để có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng xuất
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Với yêu cầu đó qua thực tế xã Đông Thành - huyện Thanh Ba - tỉnh
Phú Thọ là xã thuộc vùng trung du của tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên là:
1242.9ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 695.71ha chủ yếu là đồi núi
thấp. Với tổng dân số là 7257 khẩu và có 1693 hộ, dân số được phân bổ dải
Trường ĐHNN Hà Nội



1

Khoa KT&PTNT


dác trên toàn xã. Xét tình hình ở địa phương có điều kiện thuận lợi cho sản
xuất cây công nghiệp ngắn ngày đặc biệt là cây lạc. Trong những năm gần đây
điện tích trồng lạc và số hộ trồng lạc ngày một tăng, theo đó đời sống của
người dân trong xã từng bước được cải thiện rõ rệt, là một hướng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng đúng đắn.
Lạc là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, lạc cũng là cây thực phẩm
có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Hạt lạc là thức ăn giàu lipit,
nhiều protein, vitamin cho con người. Thân lá, khô dầu lạc là nguồn cung cấp
thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi. Lạc còn là nguồn nguyên liệu chính trong
nhiều ngành công nghiệp như ép dầu, sản xuất sơn, mực in… ngoài ra, lạc còn
là cây trồng lý tưởng trong hệ thống luân canh và cải tạo đất do rễ lạc có vi
khuẩn cố định đạm.
Xuất phát từ lợi ích nhiều mặt của cây lạc nên ở Việt Nam nói chung và
ở xã Đông Thành - Thanh Ba - Phú Thọ nói riêng, lạc được trồng rộng rãi ở
nhiều nơi và diện tích ngày càng tăng. Đối với xã Đông Thành lạc trở thành
cây trồng phổ biến và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã giàu lên từ cây
lạc. Đây là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra
được lối thoát xoá đói giảm nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả sản xuất
lạc cao mà người nông dân ngày một chăm lo đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới
vào việc trồng lạc.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn nhiều người nông dân chưa dám
mạnh dạn đầu tư nhiều cho cây lạc, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất lạc
chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của địa phương.

Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung

Trường ĐHNN Hà Nội

2

Khoa KT&PTNT


Nghiên cứu thực trạng sản xuất hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã
Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân của thực trạng
đó ở địa phương và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xất lạc trên địa ban xã trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở xã Đông Thành –
huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lạc của xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ trong
những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân canh tác lạc ở xã Đông
Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.2.1. Phạm vi và nội dung
Đề tài tập chung đánh giá trong sản xuất lạc và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân
của thực trạng đó.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cây lạc ở Địa phương trong thời gian tới
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được triểm khai nghiên cứu trong địa bàn xã Đông Thành –
huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá thực hiện cơ bản của xã qua 3 năm 2007 – 2009
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian

Trường ĐHNN Hà Nội

3

Khoa KT&PTNT


- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây lạc của xã
trong năm 2009.
- Giải pháp đề xuất cho thời gian tới
- Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ 4/2010 – 9/2010

Trường ĐHNN Hà Nội

4

Khoa KT&PTNT



1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
1.4.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, đánh giá.
- Tại sao chọn điểm nghiên cứu là xã Đông Thành – huyện Thanh Ba –
tỉnh Phú Thọ.
1.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài số mẫu nghiên cứu được chọn đại diện cho các
hộ nông dân có sử dụng đất canh tác ở xã phân theo 3 nhóm hộ khá, trung
bình, nghèo theo tỉ lệ phân loại hộ ở xã là: 80 hộ
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thông tin thứ cấp: Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách
báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu
quả kinh tế. Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khoá tốt nghiệp, các đề án
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu
thống kê của xã Đông Thành.
- Số liệu thông tin sơ cấp:Là những thôn tin, số liệu thu thập từ các nguồn
điều tra, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng
theo phương pháp điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng
theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. Các
thông tin về sản xuất, ý kiến của người dân được tổng hợp và phân tích nghiên
cứu.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu
1.4.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp phân tích kinh tế
1.4.5. Một số phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.

Trường ĐHNN Hà Nội

5

Khoa KT&PTNT


- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp dự báo
1.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ sản xuất của địa
phương
- Diện tích đất đai
- Lao động
- Cơ sở vật chất – Kỹ thuật hạ tầng
- Vốn
1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trên đất canh tác
- Giá trị sản xuất GO: (Grossoutput): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ
các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính
trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.
n

Cách tính: GO =

∑ Qi.Pi
i =l


Trong: Qi: Là khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i
i: Là số lượng chủng loại sản phẩm
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost) : Là toàn bộ chi phí vật chất
và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
n

IC =
Trong đó:

∑ Ci.Pj
i =l

Cj

: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng.

Pj

: Đơn giá đầu vào thứ j

- Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người
sản xuất khi sản xuất trên một dơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất.
VA = GO – IC
- Công lao động gia đình: (L)

Trường ĐHNN Hà Nội

6


Khoa KT&PTNT


- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý
của người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu
được trên một đơn vị diện tích.

Trường ĐHNN Hà Nội

7

Khoa KT&PTNT


MI = VA – (A + T tiền thuế lao động)
Trong đó : A : Gía trị khấu hao tài sản cố định
T : Thuế nông nghiệp
- Lợi nhuận Pr:

Pr = MI – LĐGĐ

Trong đó: LĐGĐ: Lao động gia đình
1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian.
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian.
VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày công lao động.
GO/L: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động.
VA/L: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động.

MI/L: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao

Trường ĐHNN Hà Nội

8

Khoa KT&PTNT


PHẦN II

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ ĐÔNG THÀNH – HUYỆN THANH
BA – TỈNH PHÚ THỌ.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Đông Thành là xã miền núi ở phía Đông nam của huyện Thanh Ba,
cách thị trấn Thanh Ba 6 Km . Có diện tích chủ yếu là đất đồi núi thấp với
tổng diện tích đất tự nhiên là 1242,93 ha.
Phía Bắc giáp với xã Ninh Dân
Phía Tây giáp với xã Chí Tiên và xã Sơn Cương
Phía Nam giáp với xã Thanh Hà và xã Văn Lung
Phía Đông giáp với xã Võ Lao, xã Khải Xuân, xã Hà Lộc.
2.1.1.2. Đất đai, địa hình.
Qua số liệu thu thập tại xã đến năm 2009 tổng diện tích đất tự nhiêncủa
xã là 1242,93 ha trong đó đất nông nghiệp là 990,28 ha chiếm 79,67% tổng
diện tích đất tự nhiên. Còn lại là đất chuyên dùng, đất nhà ở và đất chưa sử
dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày một giảm đi, thay vào đó là đất
nhà ở và đất giao thông thuỷ lợi tăng lên. Cho đến nay nguồn đất chưa sử

dụng vẫn còn khá nhiều với diện tích là 64,69 ha, chiếm 5,20% tổng diện tích
đất tự nhiên. Đây là một tiềm năng lớn cho xã để khai phá mở rộng diện tích
đất nông nghiệp, phát triển sản xuất. Như vậy, để mở rộng diện tích sản xuất
đất nông nghiệp, ngoài việc thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu trồng ra, xã
còn có thể khai hoang diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông
nghiệp.

Trường ĐHNN Hà Nội

9

Khoa KT&PTNT


Địa hình xã Đông Thành chủ yếu là đồi núi thấp vì vậy địa hình dốc, rất
dễ bị rửa trôi màu trong đất. Địa hình này có điều kiện rất thuận lợi cho trồng
các loại cây thực phẩm nhất là cây Lạc.
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn và nguồn nước.
Đông Thành là xã nằm trong khu vực Đông Bắc của miền Bắc với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân làm 4 mùa rõ dệt “Xuân, Hạ, Thu,
Đông”. Nhiệt độ có sự thay đổi rất rõ giữa mùa Đông và mùa Hạ, mùa Đông
thì thời tiết khô và rất lạnh còn mùa Hạ thì nóng ẩm mưa nhiều.
Lượng mưa trung bình hàng năm là1600mm rất thuận lợ cho sản xuất
nông nghiệp, song lượng mưa phân bổ không đều 60 – 80% lượng mưa tập
trung vào tháng 8 đến tháng 10. Vào đầu mùa Hạ từ tháng 6 đến tháng 7
thường có gió Lào và năng gắt vì vậy hay sảy ra hạn hán.
Nguồn thuỷ lợi xã, Đông Thành hiện có 5 đập chứa nước nhưng vẫn
chưa đáp ứng được đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp về mùa hạn.
Công trình thuỷ lợi, đập chứa nước và đường mương dẫn nước đang được cơi
nới để có khả năng cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Những năm

qua nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều
vào tự nhiện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Đông Thành.
2.1.2.1. Điều kiện đất đai.
Qua bảng 1 ta thấy: Có thể nói diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm một
phần lớn trong tông diện tích đất tự nhiên, chiếm tới 79,67% tổng diện tích đất tự
nhiên của xã. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm đến 57,14%
còn lại là đất rừng, đất vườn tạp và đất ao hồ. Trong đất chuyên dùng thì đất
giành cho giao thông, thuỷ lợi chiếm một phần lớn chiếm 81,37% diện tích đất
chuyên dùng (năm 2009) đường sá đã được mở rộng, đặc biệt là tuyến đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang đi vào thi công chạy qua xã. Tạo điều kiện cho
sản xuất hàng hoá, giao lưu buôn bán với bên ngoài, tăng thêm ngành nghề phụ,

Trường ĐHNN Hà Nội

10

Khoa KT&PTNT


dịch vụ… Diện tích đất ở chiếm 5,26% và diện tích đất chưa sử dụng chiếm
5,2%.
Bảng 1 cho ta thấy tổng diện tích tự nhiên của xã là không đổi qua các
năm, nhưng trong các loại đất lại có sự tăng giảm khác nhau. Đất sản xuất
nông nghiệp giảm 0,28% năm trong đó đất canh tác bình quân giảm 0,35%
năm. Đất nnông nghiệp giảm ở đây là do trong những năm qua dân số tăng
nên nhu cầu về nhà ở tăng, đường giao thông, thuỷ lợi tăng vì vậy mà đã
chuyển một số loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang làm đất giao
thông thuỷ lợi, đất ở và đất vườn do vậy mà đất vườn cũng được tăng lên qua
các năm.

Trong các loại đất thì đất ở là loại đất tăng nhanh và có su hướng tăng
nữa trong các năm tới, với 61,2 ha năm 2007 tăng lên 65,4 ha năm 2009, bình
quân tăng 3,39% năm. Ngoài ra đất chuyên dùng cũng là loại đất tăng lên rất
nhanh nhưng có sư hướng sẽ chậm lại vào năm 2010, bình quân tăng 15,07%
năm. Trong đó đất giao thông thuỷ lợi tăng 18,05 năm, có sự tăng nhanh của
đất giao thông thuỷ lợi là do những năm gần đây. Riêng với đất chưa sử dụng
giảm bình quân năm 15,47%, loại đất này giảm là do một số đất hoang hoá đã
đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp và một số dùng để làm đất ở, đất
chuyên dùng.
Cùng với sự gia tăng dân số, kếo theo là sự gia tăng về số hộ trong khi
diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đã làm cho diện tích bình quân đất
nông nghiệp hay đất canh tác cho một hộ, một khẩu, hay một lao động đang
ngày một giảm. Chẳng hạn, với diện tích đất canh tác cho một khẩu nông nghiệp
giảm bình quân 0,83% năm.
Điều này đặt ra cho ban lãnh đạo xã cũng như từng hộ nông dân, muốn
đảm bảo và nâng cao mức sống cho người dân thì cần tìm mọi cách để chuyển
đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên một
đơn vị diện tích.

Trường ĐHNN Hà Nội

11

Khoa KT&PTNT


Như vậy,với sự giảm xuống của đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và
sự tăng lên của đất ở cũng như đất chuyên dùng đó là một sự chuyển dịch
đúng đắn theo hướng chuyển dịch chung của cả nước. Tuy nhiên, đối với xã
Đông Thành diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, vì vậy trong những

năm tới cần phải tập trung khai tháảitiệt để, để nhanh chóng đưa loại đất này
vào sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho một số mục đích khác. Vậy
để tăng giá trị sản xuất từ nông nghiệp, không chỉ là tăng vụ, thay đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi mà còn có thể mở rộng diện tích, tăng quy mô sản xuất
nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, có thể tăng hiệu quả theo quy
mô.
2.1.2.2. Tình hình hộ khẩu và lao động của xã
Qua bảng 2 ta thấy, tổng số hộ và số lao động tăng, số nhân khẩu tăng
giảm theo từng năm. Trong đó bình quân chung toàn xã, số hộ mỗi năm tăng
4,37%; Trong tổng số hộ thì số hộ nông nghiệp năm 2007 là 1428 hộ, đến
năm 2009 là1502 hộ, bình quân mỗi năm tăng 2,57%. Với số nhân khẩu bình
quân mỗi năm giảm 0,04% trong đó khẩu nông nghiệp lại tăng 0,28% năm
còn khẩu phi nông nghiệp giảm 5,58%. Về số lao động lực lượng lao đông
toàn xã tăng từ 5179 lao động năm 2007 lên đến 5899 lao động năm 2009,
bình quân mỗi năm tăng 6,81%. Trong đó lao động nông nghiệp tăng bình
quân 6,69%, lao động phi nông nghiệp tăng 11,3%. Đây là lực lượng tiến
hành sản xuất chủ yếu của hộ gia đình, và nhìn chung, tốc độ tăng về lao động
là lớn hơn rất nhiều so với nhân khẩu. Đây là một điều đáng mừng cho toàn
xã.
Nói chung và cho mỗi hộ gia đình nối riêng, xã đã thực hiện rất tôt chủ
trương kế hoạch hoá gia đình, và trong những năm gần đây, số hộ sinh con
thứ 3 ngày một giảm xuống.
Qua bảng trên ta thấy, giữa các năm đều có sự thay đổi trong cơ cấu các
loại hộ, song sự thay đổi là không lớn lắm. Như vậy, toàn xã có tới 84,15% số

Trường ĐHNN Hà Nội

12

Khoa KT&PTNT



hộ gia đình có sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ rất khó để năng cao mức
sống cho người dân, vì hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp rất thấp. Bên
cạnh đó thì số khẩu nông nghiệp là 7063,45 nhân khẩu, chiếm 97,35%. Mặc
dù lao động nông nghiệp đang ngày một tăng nhưng cơ cấu lao động nông
nghiệp trong tổng số lao động đang giảm dần mặc dù sự thay đổi là không
đáng kể, có điều này là do một số lao động trong xã đang chuyển sang ngành
phi nông nghệp. Đây là hướng chuyển dịch tích cực để giảm dần lao động
nông nghiệp, tăng dần lượng lao động phi nông nghiệp.

Trường ĐHNN Hà Nội

13

Khoa KT&PTNT


Bảng 2.1: Tình hình dân số, lao động của xã Đông Thành

Chỉ tiêu
I. Tổng Số hộ
1. Hộ NN
2. Hộ PNN
II. Tổng số khẩu
1. Khẩu NN
2. Khẩu PNN
III. Tổng số LĐ
1. Lao động NN
2. Lao động PNN

IV. Bình quân
1. Khẩu/ hộ
2. LĐ/ hộ
3. LĐNN/ hộ NN

Trường ĐHNN Hà Nội

ĐVT
Hộ
Hộ
Hộ
NK
NK
NK



Khẩu



2007
SL
CC (%)
1639
100
1428
87,12
211
12,88

7263
100
7026
96,73
237
3,37
5179
100
5022
63,72
157
3,13
4,43
3,16
3,52

2008
SL
CC (%)
1683
100
1442
85,68
241
14,31
7215
100
6927
96
288,1

4
5759
100
5595
97,1
164
2,9
4,28
3,42
3,88

14
Khoa KT&PTNT

2009
SL
CC (%)
1785
100
1502
84,14
285
15,85
7257
100
7063
97,35
194
2,74
5899

100
5705
96,71
194
3,39
4,06
3,3
3,8

So sánh (%)
08/07
09/08
102,68
106,06
100,98
104,16
114,22
118,26
99,34
100,58
98,59
101,97
121,66
67,18
111,19
102,43
111,4
101,98
104,69
117,91


BQ
104,37
102,57
116,24
99,96
100,28
94,42
106,81
106,69
111,3

96,61
94,86
95,73
108,23
96,49 102,36
110,23
97,94 104,08
( Nguồn: Ban Thống kê xã )


Bảng trên cũng cho ta thấy, số khẩu trong một hộ gia đình đang được
giảm dần qua các năm, do khi lập gia đình họ thường tách ra ở riêng, bên cạnh
đó số gia đình có 3 thế hệ chung sống đang ngày một giảm và nhìn chung số lao
động trong một nhà là khá lớn, điều này sẽ rất thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, số người ăn theo ít sẽ là điều kiện tôt cho hộ phát triển kinh tế.
Vậy qua bảng trên ta thấy, trong 3 năm qua mức tăng dân số của xã la
không có, thứ nhất là do các khẩu đã chuyên đi nơi khác sinh sông, thứ hai là
do xã đã thực hiện tôt chủ trương kế hoạch hoá gia đình. Số lao động lơn là điều

kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song số hộ sản xuất nông
nghiệp còn chiếm mợt tỷ lệ khá lớn đã gây khó khăn cho việc nâng cao đời sống
cho nhân dân. Vấn đề đặt ra trong những năm tới là cần phải tích cực phát triển
các ngành nghề phụ như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng … để tăng thu
nhập cho hộ. Chuyển dần số lao động nông nghiệp sang lao động phi nông
nghiệp, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đời sông nhân dân xã.
Trong những năm qua do nhu cầu về sự phát triển kinh tế, giao lưu
buôn bán với bên ngoài nhằm phát triển sản xuất hàng hoá, tình hình cơ sở vật
chất, kỹ thuất của xã đã có sự phát triển rõ rệt, bộ mặt của xã đang từng bước
được thay đổi. Hệ thống điện đường trường trạm đã cơ bản được hoàn thành,
100% số hộ trong xã sử dụng điện, mới đây UBND xã đã tăng cường thêm 1
trạm biến áp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sinh hoạt và phục vụ cho
sản xuất. Đặc biệt đổi mới là hệ thống đường giao thông, trong năm 2009 một
số trục đường chính liên huyên, liên xã đã được mở rộng, tạo điều kiện hết
sức thuận lợi cho lưu thông chao đổi hàng hoá.

Trường ĐHNN Hà Nội

15

Khoa KT&PTNT


Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất chủ yếu của xã đến tháng 12/2009
Chỉ tiêu
1. Trụ sở làm việc
2. Hội trường
3.Trạm y tế
4. Trường mầm non

5. Trường tiểu học
6. Trường trung học
7. Nhà văn hoá khu
8. Bưu điện
9. Đường liên huyện
10. Đường liên xã
11. Đường liên thôn
12. Đường dây cao thế
13. Đường dây hạ thế
14. Trạm bơm
15. Hệ thống thuỷ lợi kiên cố
16. Chợ

ĐVT
Nhà
Nhà
Nhà
Nhà
Phòng
Phòng
Nhà
Nhà
Km
Km
Km
Km
Km
Cái
Km
Cái


Số lượng
Chất lượng
1
TB
1
TB
1
Tốt
2
Tốt
15
Tốt
12
Tốt
16
Tốt
1
TB
9,5
TB
16
TB
25
TB
15
Tốt
27
TB
3

TB
6
TB
1
TB
( Nguồn: Ban Thống kê xã )

Hệ thống mương máng cũng đang từng bước dược hoàn thành và chuẩn
bị đi vào sử dụng. Bên cạnh đó trường học cũng được xây dựng lại và làm
mới nhằm tạo mọi điều kiện tốt cho con em trong xã học tập, mỗi phòng học
đều được trang bị hệ thống đèn, quạt đầy đủ và tất cả trường cấp I, cấp II đều
đã được xây nhà 2 tầng. Riêng đối với lớp mầm non, các em đã được học cả
ngày, ăn một bưa ở trường, đây là điều kiện rất thuận lợi với người dân. Các
khu dân cư hầu hết đã xây dựng nhà văn hoá riêng, có 16/17 nhà văn hoá khu.
Đây là địa điểm để tổ chức các buổi hội thảo, buổi họp, là nơI tập trung nhân
dân khi có việc chung. Đây cũng là địa điểm thuần lợi để cán bọ khuyến nông
phổ biến các kỹ thuật mới cho bà con nông dân.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của xã trong năm 2009 đã có sự đổi thay rất
lớn kể từ trước đến nay, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế
nói chung và phát triển cây Lạc nói riêng. Bên cạnh phát triển ngành nông

Trường ĐHNN Hà Nội

16

Khoa KT&PTNT


nghiệp, đây còn là điều kiện rất thuận lợi để phát triển dịch vụ, các ngành
nghề khác, tạo điều kiện giao lưu với các xã bạn.

Tuy nhiên, các mương tưới tiêu trước đây chủ yếu là do nhân dân tự
đào, không được bê tông hoá nên hiện nay đã xuống cấp và không thể đáp
ứng kịp thời cho sản xuất nông nghiệp được. Hệ thống mương tưới, mương
tiêu mặc dù đã được đầu tư xây dựng nhưng một số vẫn còn chưa đi vao hoạt
động, và hơn nữa các con mương này cũng mới chỉ có các nhánh chính mà
chưa có nhánh rẽ vào từng ruộng, điều này sẽ gây khó khăn cho việc tưới tiêu
trên diện rộng, cản trở việc mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp.
Trước mắt cần phải đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống mương tưới, mương
tiêu, cung cấp kịp thời và đầy đủ cũng như thoát nước kịp thời cho sản xuất
nông nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cũng đang từng bước được
hoàn thiện, song để đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp thì hê
thống trên vẫn còn thiếu và yếu, đặc biệt là hệ thống mương máng phục vụ
cho sản xuất. Vì vậy, cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, quan tâm hơn nưa vấn đề
xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi nó là động lực phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2.4. Kết quả sản xuất, kinh doanh của xã qua 3 năm.
Đông thành là một xã thuần nông, vì vậy mà giá trị sản xuất từ nông
nghiệp thu được hàng năm là rất lớn. Trong nông nghiệp, giá trị thu được từ
trồng trọt và chăn nuôi đều được tăng lên qua các năm: Năm 2007 giá trị thu
được từ trồng trọt là 13209,06 triệu đồng, đến năm 2009 là 19053,88 triệu
đồng, bình quân mỗi năm tăng20,33%. Trong trồng trọt, giá trị sản xuất thu
được từ Lạc tăng 2880 triệu đồng kể từ năm 2009 so với năm2007, bình quân
mỗi năm tăng 29,61%. Đối với Lúa giá trị sản xuất cũng tăng từ 5854,8 triệu
đồng năm 2007 lên đến 7940,1 triệu đồng năm 2009, và bình quân mỗi năm
tăng 17,07% có sự gia tăng như vậy trong khi diện tích thay đổi không đáng
kể là do người nông dân đã đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản

Trường ĐHNN Hà Nội

17


Khoa KT&PTNT


suất và giá cả mỗi năm một tăng lên. Bên cạnh sự tăng lên về giá trị sản xuất
từ trồng trọt thì giá trị sản xuất thu được từ chăn nuôi trong những năm qua
Không ngừng được tăng lên, cụ thể năm 2008 tăng 1588,91 triệu đồng
so với năm 2007, tương ứng với 13,36%. Sang năm 2009 giá trị sản xuất thu
được từ chăn nuôi tiếp tục tăng lên và mức tăng bình quân là 8,31%.`
Về các chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp/ hộ nông nghiệp; giá trị sản
xuất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp hay giá trị sản xuất nông nghiệp/ lao
động nông nghiệp cũng tăng lên qua các năm. Chẳng hạn, với chỉ tiêu giá trị sản
xuất nông nghiệp/ khẩu nông nghiệp năm 2007 là 3,57 triệu đồng sang năm
2008 đạt 4,1 triệu đồng và đến năm 2009 đạt được 4,67 triệu đồng. Điều này
chứng tỏ rằng, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một khẩu nông
nghiệp đang ngày một giảm nhưng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích
đang ngày một tăng, người nông dân đang sản xuất ngày một có hiệu quả hơn.
Cơ cấu giá trị sản xuất từ sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản
xuất vẫn đang chiếm một phần lớn, cụ thể là trong năm 2009 giá trị thu từ sản
xuất nông nghiệp chiếm 65,09% so với tổng sản xuất của xã. Còn với thu
nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng chỉ chiếm 21,66% trong tổng giá trị sản
xuất. Còn lại là thu từ các ngành khác với 13,25%. Như vậy, nhìn chung nông
nghiệp vẫn là ngành chính đối với người dân trong xã, các ngành nghề khác
chỉ chiếm một phần nhỏ, chỉ là ngành phụ đối với họ. Để đảm bảo cho cuộc
sống cũng như giảm bớt rủi ro trong thu nhập cho người dân thì trong năm tới
cần phải mở rộng,phát triển các ngành nghề phụ bởi thu nhập từ nông nghiệp
thường không ổn định, chủ yếu là dựa vào thiên nhiên, đăc biệt khi trồng trọt
lại là nguồn thu nhập chính của hộ. Sau trồng trọt là chăn nuôi đó cũng là
một nguồn thu chính của xã vì vậy cần chú trọng đến chăn nuôi nhiêu hơn
nưa. Chăn nuôi phát triển sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, bên

cạnh đó nó còn tạo ra được lượng phân chuồng lớn phục vụ cho trồng trọt.

Trường ĐHNN Hà Nội

18

Khoa KT&PTNT


Bảng 2.3: Kết quả sản xuất, kinh doanh các ngành kinh tế của xã qua 3 năm (2007 – 2009)
2007
GT
(Tr.đ)

Chỉ tiêu

* Tæng GTSX
1. Tõ NN
a) Trång trät
b) Ch¨n nu«i
2. Tõ TTCN,DV
3. Thu kh¸c
* C¸c chØ tiªu

CC
(%)

2008
GT
(Tr.đ)


CC
(%)

2009
GT
(Tr.đ)

So sánh (%)
CC
(%)

08/07

09/08

34342
25100,9
13209,06
11890,94
5351,1
3890

100
43771
73,09
28408
52,62 14928,15
47,37 13479,85
15,58

9743
11,33
5620

BQ
- GO NN/ hé NN
- GO NN/ khÈu

17,58
3,57

19,7
4,1

21,95
4,67

112,06 111,42 111,74
114,85
113,9 114,37

NN
- GO NN/ L§ NN

5

5,08

5,78


101,6 113,78 107,69
(Nguån: Ban Thèng kª x·)

Trường ĐHNN Hà Nội

100
50651
100 127,47 115,72
64,9
32971 65,09 113,18 116,06
52,55 19053,88 57,79 113,01 127,64
47,45 13917,37 42,21 113,36 103,25
22,26
10970 21,66 182,07 112,59
12,84
6710 13,25 144,47 119,39

BQ

19
Khoa KT&PTNT

121,59
114,62
120,33
108,31
147,33
131,93



2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT
LẠC Ở XÃ ĐÔNG THÀNH – HUYỆN THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ

2.2.1. Thực trạng sản xuất Lạc ở xã Đông Thành – huyện Thanh Ba – Tỉnh
Phú Thọ
2.2.1.1. Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt của xã trong 3 năm gần đây (2007 2009)
Tình hình phát triển ngành trồng trọt của xã trong mấy năm gần đây đã
phản ánh rõ qua bảng 5. Qua đó ta thấy lạc và lúa là hai loại cây chiếm diện
tích lớn nhất.
Trong đó diện tích đất lúa là 500.8 ha, diện tích đất lạc là 200 ha. Các
loại cây khác chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ. Trong số các loại cây
được trồng ở các hộ gia đình thì diện tích cây lạc và cây lúa ngày một tăng
lên. Cụ thể, với cây lạc trong năm 2009 diện tích tăng lên 3.83 ha so với năm
2007; còn diện tích cây lúa tăng lên 30.8 ha. Sự tăng lên về diện tích này đã
chứng tỏ được vai trò, hiệu quả của cây lạc và cây lúa đối với sự phát triển
kinh tế của hộ gia đình. Còn với các loại cây lương thực như cây ngô, khoai
,sắn do hiệu quả của nó không cao nên diện tích của các loại cây trồng đó tăng
có sự tăng giảm theo từng năm, từng vụ.
Về năng suất nhìn chung trong các năm gần đây thì trình độ kỹ thuật của
người dân đã được nâng cao, cùng với sự xuất hiện của các loại giống mới nên
năng suất của các loại cây trồng được tăng lên. Đặc biệt với cây lạc, với sự thay
đổi giống lạc mới tuy chất lượng không cao nhưng năng suất thì tăng khá nhanh từ
1,75 tấn/ ha năm 2007 đến 2,25 tấn/ ha năm 2009. Chính vì thế mặc dù diện tích
không tăng nhiều mà sản lượng lạc vẫn tăng lên rất nhanh. Năm 2008 sản lượng
lạc tăng 32,5 tấn so với năm 2007 và sang năm 2009 sản lượng lạc tăng 83,99 tấn
so với năm 2008. Đối với cây lúa, cả diện tích và năng suất đều được tăng lên theo
từng năm vì vậy sản lượng lúa đã tăng lên từ 2091 tấn năm 2007 đến 2268,6 tấn
năm 2009. Còn các loại cây như: Ngô, khoai, sắn, đậu đỗ thì có sự tăng giảm thất
thường cả về năng suất và diện tích vì vậy sản lượng cùng tăng giảm theo từng


Trường ĐHNN Hà Nội

20

Khoa KT&PTNT


năm. Ngoài nhưng cây trồng trên trong những năm gần đây xã đã quan tâm đến
một loại cây trồng cùng mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài cho người nông
dân đó là cây chè.Vì vậy diện tích và sản lương cây chè cũng đang dần tăng cụ thể
năm 2007 diện tích là 41,4 ha tăng lên 45 ha năm 2009 và sản lượng là 91,08 tấn
che tươi năm 2007 đã tăng lên đến 126,45 tấn năm 2009.
Như vậy nhìn chung lạc và lúa vẫn là 2 loại cây chiếm ưu thế về cả
diện tích lẫn sản lượng trong những năm qua.

Trường ĐHNN Hà Nội

21

Khoa KT&PTNT


Bảng 2.4: Tình hình phát triển trồng trọt ở xã trong giai đoạn 2007 – 2009
Chỉ tiêu

2007
2008
DT(ha) NS(tấn/ha) SL(tấn) DT(ha) NS(tấn/ha) SL(tấn)

1. Cây lương thực

a) Cây lúa
b) Cây ngô
c) Cây khoai lang
d) Cây sắn
2. Cây rau màu
3. Cây CN ngắn ngày
a) Cây lạc
- Lạc Đông Xuân
- Lạc Thu
b) Cây đậu, đỗ
4. Cây chè

Trường ĐHNN Hà Nội

470
95
63
50
22,16

4,45
2,5
11,2
15
5

2091
237,5
705,6
750

110

473,9
144
80
53
26,08

4,64
3
10,63
16,2
5,4

2197,94
432
850,4
858,6
140,83

216,17
181,17
35
36,65
41,4

1,75
1,8
1,47
0,8

2,2

377,55
326,1
51,45
29,32
91,08

215
180
35
44,4
45

19,1
2
1,43
0,9
2,77

410,05
360
50,05
40
125

22
Khoa KT&PTNT

DT(ha)

500,8
100
60
50
23,9

2009
NS(tấn/ha) SL(tấn)
4,53
3,1
12
15,9
6

2268,6
310
720
795
143,4

220
2,25 494,04
183
2,36 431,88
37
1,68
62,16
36,35
0,8
29,08

45
2,81 126,45
(Nguồn: Ban Thống kê xã)


2.2.1.2. Tình hình phát triển một số cây trồng chính của xã trong 3 năm
gần đây
Qua bảng 6 ta thấy giá trị sản xuất của hầu hết các loại cây trồng chính
ở xã đều có sự gia tăng qua các năm. Song sự tăng lên là không đều, lý do
một phần là do năng suất cây trồng thay đổi, giá cả thị trừơng thay đổi. Vì vậy
có sự tăng giảm về diện tích qua từng năm và dẫn tới giá trị sản suất cũng
thay đổi theo. Cụ thể với cây ngô, giá trị sản suất của ngô năm 2008 tăng vọt
so năm 2007 là 458,2 triệu đồng tương ứng với 168,9%. Nhưng đến năm 2009
giá trị sản xuất ngô lại giảm xuống bất ngờ, năm 2009 giá trị sản xuất ngô
giảm xuống so với năm 2008 là 193,2 triệu đồng tương ứng với 82,8%.
Không riêng gì cây ngô mà giá trị sản xuất của các loại cây như: khoai lang,
đậu đỗ cũng có sự tăng giảm thất thường. Cụ thể, là đối với cây đỗ giá trị sản
xuất năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 36,42% nhưng đến năm 2009 giá trị sản
xuất lại giảm đi so với năm 2008 là 3,07%. Ngoài mấy loại cây trên thì giá trị
sản xuất của các cây trông chính trong xã đêu tăng lên thêo các mức độ khác
nhau. Như giá trị sản xuất của cây rau màu năm 2007 là110 triệu đồng đến
năm 2008 đã lên đến 168,99 triệu đồng và năm 2009 đạt tới 215,1 triệu đồng.
Còn cây sắn là cây đã được người nông dân ở xã trồng từ rất lâu nhưng vì
năng suất và giá trị của nó không cao bằng một số cây trồng khác lên diện tích
cây sắn không được mở rộng thêm nhiều. Mới đây vào năm 2008 đã có sự
tăng tăng vọt cao nhất kể từ trước đến nay về giá trị sản xuất sắn ở xã. Cụ thể
giá trị sản xuất sắn năm 2008 tăng thêm so với năm 2007 là 322,74 triệu đồng
tương ứng với 71,72% tiếp đến năm 2009 giá trị sản xuất tăng thêm so với
năm 2008 là 22,26 triệu đồng tương ứng với 2,8%, Bình quân mỗi năm tăng
37,3%. Có sự tăng đột biến về giá trị sản xuất sắn là do năm 2008 nhà máy

sản xuất chế biến tinh bột sắn đã được đi vào hoạt động vì vậy giá sắn tươi đã
được năng cao dẫn đến giá trị sản xuất sắn tăng vọt. Nói đến cây sắn cũng
không quên đến cây chè tuy cây chè ở xã chỉ mới được nhân trên diện rộng

Trường ĐHNN Hà Nội

23

Khoa KT&PTNT


nhưng cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho một số hộ nông dân, và
đang có su hướng tăng nên. Giá trị sản xuất thu được từ chè tươi năm 2007 là
346,1 triệu đồng đã lệ tới 505,8 triệu đồng vào năm 2009, giá trị sản xuất chè
tăng bình quân mỗi năm là 21,95%.
Đặc biệt phải nói đến 2 loại cây trồng chủ chốt của xã là cây lạc và cây
lúa. Cho đến nay 2 loại cây trồng này vẫn có giá trị sản xuất thu được chiếm
một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị sản xuất cây trồng của xã, điều này chứng
tỏ vai trò của cây lạc và cây lúa với giá trị thu đựơc của xã. Năm 2009 giá trị
thu được từ lạc là 7416,6 triệu đồng chiếm 38,89% so với tổng giá trị sản xuất
trồng trọt của xã. Đi đôi với cây lạc là cây lúa, năm 2009 giá tri sản suất thu
được từ cây lúa là 7940,1 triệu đồng chiếm 41,67% so với tổng giá tri sản
xuất trồng trọt của xã.
Như vậy, giá trị sản xuất thu được từ lạc chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng giá trị sản xuất trồng trọt của xã, bên cạnh đó hàng năm giá trị sản xuất
lạc tăng khá nhanh, mức bình quân so với 2 năm trước là 29,61%. Và cây lúa
cũng mang lại giá trị sản xuất rất lớn. Ngoài ra các cây trồng khác có giá trị
sản xuất thấp so với lúa và lạc nhưng nó cũng không thể thiếu được trong cơ
câu cây trồng của xã để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. Và cũng
cần quan tâm mởi rộng mô hình sản xuất với 2 loại cây đang có tiềm năng đó

là cây sắn và cây chè.

Trường ĐHNN Hà Nội

24

Khoa KT&PTNT


Bng 2.5: Giỏ tr sn xut mt s cõy trng chớnh ca xó qua 3 nm

Ch tiờu

2007
GT (tr.)

2008
CC (%)

GT (tr.)

2009
CC (%)

GT (tr.)

So sỏnh (%)
CC (%)

08/07


09/08

BQ

Lúa

5854,8

44,32

6154,23

41,23

7940,1

41,67

105,11

129,02

117,07

Ngô

665

5,03


1123,2

7,52

930

4,88

168,9

82,8

125,85

900,72

6,82

833,39

5,58

792

4,16

92,52

95,03


93,78

450

3,41

772,74

5,18

795

4,17

171,72

102,88

137,3

4530,6

34,3

4920,6

32,96

7410,6


38,89

108,61

150,6

129,61

110

0,83

168,99

1,13

215,1

1,13

153,6

127,28

140,44

Đậu, đỗ

351,84


2,66

480

3,22

465,28

2,44

136,42

96,93

116,68

Cây Chè

346,1

2,62

475

3,18

505,8

2,65


137,42

106,48

121,95

100 19053,88

100

113,01

127,64

120,32

Khoai lang
Sắn
Lạc
Rau màu

Tổng GTSX

13209,06

100 14928,15

(Nguồn: Ban Thống kê xã)


Trng HNN H Ni

25
Khoa KT&PTNT


×