Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CTXH TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.41 KB, 12 trang )

CTXH TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Câu1. Chức năng của gia đình
- Khái niệm gia đình: Gia đình là một nhóm nhỏ, sống chung với nhau dưới
một mái nhà, có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và hoặc nuôi dưỡng
- Chức năng sinh sản:
+

Sinh sản là sự kế thừa và tiếp nối về mặt sinh học của một cặp đôi

+ Chức năng sinh sản: duy trì nòi giống và tái tạo con người
+ Thời điểm sinh con
+ Những vấn đề đặt ra trong việc sinh con
- Chức năng kinh tế
- Chức năng kinh tế của gia đình đảm bảo hoạt động sinh sản và tiêu dùng của
gia đình
+ Lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, tiền bạc cho gia đình
+ Tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của con người
- Quyền sở hữu tài sản trong gia đình
- Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và tiêu dùng của gia đình
- Chức năng giáo dục và xã hội hóa
- Giáo dục là quá trình giảng giải và thực hiện gia phong, nề nếp và văn hóa
truyền thống gia đình
- Gia đình là môi trường xã hội hóa của trẻ
- Những vấn đề đặt ra trong giáo dục gia đình và quá trình xã hội hoá của trẻ
trong môi trường gia đình
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu về tình cảm
- Gia đình đáp ứng nhu cầu về tình cảm cho mỗi cá nhân
- Chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống (tổ ấm gia đình)
- Tạo ra điểm tựa và mang đến sự an toàn cho mỗi cá nhân
- Tạo ra đoàn kết
- Những vấn đề đặt ra đối với chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm


của gia đình.
1


=> Chức năng của gia đình:
- Gia đình có các chức năng khác nhau: sản xuất, tiêu thụ, kế thừa, duy trì nòi
giống, tình dục, tình cảm, xã hội hóa
- Chức năng gia đình được thực hiện thông qua sự tương tác giữa các thành viên
trong gia đình
- Chức năng của gia đình luôn có sự biến đổi qua thời gian và không gian
- Sự biến đổi của chức năng gia đình luôn có sự biến đổi qua thời gian và không
gian
- Những vấn đề của gia đình có thể được nảy sinh từ quá trình thực hiện các
chức năng của gia đình: ví dụ mâu thuẫn gia đình liên quan đến vấn đề tiêu thụ,
đổ vỡ gia đình có thể liên quan đến đời sống tình dục
Câu 2. Đặc điểm của hôn nhân trong xã hội Việt Nam
a. Khái niệm hôn nhân:
Luật hôn nhân và gia đình (2014) chỉ rõ:
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình về điều kiện và đăng ký kết hôn
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn
- Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày
đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân
b. Đặc điểm:
- Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ đặc biệt, vợ chồng lệ thuộc nhau
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ lứa đôi ở đó tình yêu là chất keo dính hai người
lại với nhau
- Hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân xuất phát từ chính sách hai người vận
hành mối quan hệ vợ chồng
- Nếu trong cuộc sống hai người cùng đưa ra và thực hiện những nguyên tắc sẽ

mang lại sự “tự do” trong hôn nhân
- Khi tình yêu giữa hai vợ chồng đã hết, quan hệ hôn nhân có thể được duy trì vì
trách nhiệm của hai vợ chồng đối với gia đình, con cái
c. Điều kiện đăng kí kết hôn ở Việt Nam
- Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định
- Không bị mất hành vi dân sự
2


- Việc kết hôn không thuộc lĩnh vực cấm kết hôn: theo quy định của khoản 2
điều 5 luật HNGĐ: kết hôn giả tạo, tảo hôn, ép buộc hôn nhân, kết hôn với con
nuôi, với người đã kết hôn, có cùng huyết thống.
Câu 3. Các giai đoạn trong vòng sống của con người
3.1 Hình thành gia đình
- Giai đoạn này bắt đầu khi hai vợ chồng đăng ký kết hôn, tổ chức hôn lễ và
kết thúc khi sinh con
- Hình thành gia đình là giai đoạn vợ chồng son là giai đoạn son dỗi, chờ
đợi đứa con đầu lòng
- Đây là giai đoạn bắt đầu cuộc sống vợ chồng và chuẩn bị cho các giai
đoạn tiếp theo của cuộc sống vợ chồng
- Giúp vợ chồng hiểu nhau hơn trong bối cảnh mơi
- Nạp năng lượng cho cuộc sống lứa đôi
- Giai đoạn này kết thúc sớm khi hai vợ chồng kết hôn do chỉ định của các
bác sĩ
3.2 Giai đoạn có con nhỏ
- Công việc của người vợ tăng gấp đôi với việc cho con bú, chăm sóc con…
- Người chồng trẻ có thể thấy mình bị mất mát phần nào tình yêu của vợ.
- Người phụ nữ có thể mải mê với vai trò làm mẹ mà xao lãng vai trò làm vợ.
- Khi con đau ốm, khóc lóc, người chồng có thể cảm thấy cuộc sống của mình

bị xáo trộn.

*
*

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu được chuẩn bị, nhất là về mặt tinh
tinh thần, đứa trẻ là niềm vui lớn lao cho gia đình.
Niềm vui ấy sẽ không trọn vẹn, trở thành mối lo âu nếu các bậc cha mẹ
không hiểu nhu cầu phát triển của trẻ ở từng giai đoạn và đáp ứng nhu cầu
đó.

3.3 Giai đoạn những người con trưởng thành
- Cuộc sống gia đình ổn định
- Đời sống vợ chồng có nhiều thay đổi
+ Tích cực: có nhiều thời gian cho nhau, kinh tế vững …
+ Tiêu cực: Cuộc sống vợ chồng tẻ nhạt…

3


- Những người con trong gia đình đã có những ý kiến và con đường độc lập cho
bản thân nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của cha mẹ.
3.4 Giai đoạn người con cuối cùng kết hôn
- Giai đoạn hồi xuân: Là giai đoạn có những thay đổi sinh lý ở nam giới ở
phụ nữ trung niên.
+ Phụ nữ khoảng 48 – 52 tuổi
+ Nam giới: khoảng 53 – 56 tuổi
-> Sự thay đổi sinh lý dẫn đến có những thay đổi căn bản trong quan hệ vợ
chồng, đặc biệt trong đời sống tình dục.
- Nguy cơ khủng hoảng gia đình: đời sống vợ chồng trở nên nhàm chán do

đời sống tình cảm bị chai sạn, thích ứng; nguy cơ xuất hiện người thứ 3
xen vào mối quan hệ hôn nhân
- Giai đoạn tâm tình: vợ chồng bước vào tuổi già (ngoài 60 tuổi), có những
thay đổi về sinh lý, xã hội và tâm lý
3.5. Góa bụa
- Cảm giác cô đơn, trống trải
- Tìm đến các đối tượng giải sầu: bạn già, các câu lạc bộ… và có thể đưa
đến tái hôn
- Có thể dựa vào con cái
- Tình anh chị em khăng khít trở lại, đặc biệt giữa chị em gái. Họ lui tới thăm
viếng nhau nhiều hơn. Tình máu mủ trở thành chỗ dựa cho người độc thân, goá
bụa hay ly dị.
- Không có gì gây mất mát lớn cho bằng một trong hai người chết đi. Đối với
phụ nữ thì goá bụa khó khăn hơn nhiều. Nam lấy vợ trẻ hơn mình mà phụ nữ lại
sống lâu hơn. Khi chồng chết chỉ có 5% nữ tái giá, còn 70% nam tái giá khi vợ
chết. Do đó số nữ goá chồng luôn luôn đông hơn nam goá vợ. Những bà goá lại
thường phải đối phó với vấn đề tài chính.
- Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy sự tái giá của người nam làm giảm tỷ lệ tử
vong của họ rất nhiều. Ở nam giới dưới 55 tuổi, tỷ kệ này giảm tới 70% nếu họ
tái giá.
Câu 4. Những vấn đề dẫn tới bất ổn trong gia đình
4.1.Nghèo đói và tác động của nghèo đói
đố
Tác động của nghèo đói đối với gia đình
4


- Già trước tuổi so với người giàu do điều kiện dinh dưỡng và làm việc.
- Trẻ em nghèo suy dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe bị đe dọa, tỷ lệ tử vong cao.
- Điều kiện giao tiếp, chăm sóc sức khỏe cũng như học hành đều hạn chế.

Ít được giáo dục trong môi trường lành mạnh.
Đối với người già:
+ mất sức lao động, cái ăn, chăm sóc và bồi dưỡng thiếu thốn.
+Người già nghèo vẫn làm việc dù hiệu quả không cao.
+ Tuổi thọ giảm với gia đình
Câu 5. Bạo lực gia đình và hậu quả?
- Khái niệm:
- Bạo lực là một hiện tượng xã hội, nó là một phương thức hành xử trong các
mối quan hệ xã hội và tồn tại rất lâu trong lịch sử
- Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là việc các
thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề gia đình.
- Các hình thức bạo lực gia đình
- Bạo lực thể xác
- Bạo lực tình dục
- Bạo lực tinh thần
- Hành vi kiểm soát
- Bạo lực kinh tế
- Các hành vi bạo lực
+ Bạo lực do bạn tình gây ra
Bạo lực do bạn tình gây ra là các hành vi bạo lực về thể xác hoặc tình dục hoặc
tâm lý và tình cảm do vợ / chồng, vợ / chồng cũ hoặc bạn gái / bạn trai hiện tại
hoặc trước đây gây ra
+ Bạo lực gia đình đối với trẻ em:
+ Trẻ em chứng kiến hành vi bạo lực gây ra
+ Trẻ em chịu sự trừng phạt của cha mẹ trong gia đình
- Hậu quả của bạo lực gia đình
- Đối với các nạn nhân
5



+ Thương tích ở nạn nhân
+ Tổn thương tâm lý
+ Thiệt hại về kinh tế
+ Tan vỡ gia đình
- Đối với trẻ em:
+ Bỏ học, rối loạn nhân cách
+ Trầm cảm
+ Một số trường hợp quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học
sinh khác
+ Ám ảnh khó phai (ảnh hưởng đến tâm lý trẻ cả ở tuổi trưởng thành)
+ Di chứng ở bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi ở
trẻ. Thực tế cho thấy nhiều trẻ phạm tội là do ảnh hưởng của việc phải chứng
kiến hành vi bạo lực gia đình
+ Những hành vi bạo lực gia đình trở thành vết thương khó phai mờ trong trí
não trẻ. Khi trưởng thành, dễ bị kích thích bạo lực hoặc trầm uất
+ Với các bé trai: thấy mình có quyền sử dụng bạo lực
+ Với các bé gái: chứng kiến bạo lực gia đình có thể sau này sẽ cam chịu cảnh
bạo lực hoặc ác cảm đối với đàn ông
- Công tác xã hội với bạo lực gia đình
- Mục tiêu:
+ Nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình
+ Trao đổi văn hóa gia đình
+ Bảo vệ và giúp đỡ nhiều nạn nhân
+ Nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia đình cho nạn nhân (phụ nữ, trẻ
em gái)
+ Xây dựng khung pháp lý trừng phạt hành vi bạo lực
- Hình thức can thiệp bằng các hoạt động cụ thể:
+ Truyền thông
+ Can thiệp khi có vụ bạo lực gia đình xảy ra
+ Bảo vệ nạn nhân: tách nạn nhân ra khỏi ra đình

+ Tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực gia đình
6


+ Xử phạt nghiêm các đối tượng gây ra bạo lực gia đình
+ Giáo dục kỹ năng phòng ngừa bạo lực gia đình cho trẻ em
+ Xây dựng các địa chỉ nhỏ trong cộng đồng hỗ trợ nạn nhân
Câu 6. Tác động của ly hôn đối với các thành viên trong trong gia đình.
Khái niệm ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Vợ,chồng hoặc
cả hai người có thẩm quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn
- Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu ly hôn
- Tòa án sẽ thụ lý đơn xin ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng về hôn nhân giảm sút
- Tình yêu giữa hai vợ chồng vơi dần
-Tâm tình giữa hai vợ chồng càng ngày càng ít
- Không còn hứng thú trong quan hệ tình dục
- Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực trong quan hệ vợ chồng
- Những tổn thương tâm lý
- Nghi ngờ chồng (vợ) ngoại tình
- Những suy nghĩ, nhận định không đúng về ly hôn
Nguyên nhân dẫn đến ly hôn
- Thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình
- Mâu thuẫn xung đột với bố mẹ
- Xung đột, bạo lực kéo dài
- Ngoại tình
- Ly tán gia đình
* Những tác động của ly hôn
a. Tác động đối với vợ, chồng

- Sang chấn tâm lý
- Thay đổi suy nghĩ về hôn nhân
- Cảm giác thất bại
7


- Tổn hại về kinh tế
- Cảm giác mất mát (không nhận được quyền nuôi con)
- Được giải thoát
- Có điều kiện xây dựng cuộc sống mới
b. Đối với trẻ
Ảnh hưởng theo hướng tiêu cực
Ảnh hưởng theo hướng tích cực
Câu 7. Xung đột mẹ chồng – nàng dâu
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột mẹ chồng – nàng dâu
- Gia đình có thêm một người phụ nữ về nhà
- Con trai thân thiết với mẹ, cảm giác bị mất con, người con dâu lấy đi
người con trai
- Cách nghĩ, trình độ văn hóa xung đột
- Con dâu chưa thích ứng được công việc, tâm lý, cách sinh hoạt ăn uống
của mẹ chồng
- Xảy ra nhiều người phụ nữ nắm quyền nội tướng, lo con dâu chiếm lấy
quyền
- Do ở chung một nhà, ở riêng ít xung đột
- Định kiến xã hội về người con dâu
- Con trai lấy vợ không hợp nhau, bố mẹ ngăn cản, về mâu thuẫn với mẹ
chồng
- Bất đồng quan điểm sống
- Phân biệt gia thế
- Công tác xã hội với vấn đề xung đột mẹ chồng – nàng dâu

THAM VẤN TÂM LÝ:
- Đánh giá việc xung đột giữa mẹ chồng, nàng dâu về vấn đề gì
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột
+ Ứng xử
+ Ranh giới trong gia đình
+ Cạnh tranh tình yêu với cậu con trai
8


+ Kiểm soát con dâu
- Các giải pháp
- Thực hiện các giải pháp
- Kết quả
Câu 8. Những chính sách để xây dựng mạng lưới tại cộng đồng hỗ trợ gia
đình
- Để xây dựng mạng lưới hỗ trợ gia đình tại cộng đồng gồm có những cá nhân,
cơ quan, tổ chức xã hội cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội cho gia đình, nhân
viên công tác xã hội cần:
- Mạng lưới hỗ trợ 01 khía cạnh nào đó của gia đình: ví dụ hỗ trợ làm kinh tế hộ
gia đình hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, hỗ trợ bệnh nhân tâm thần…
- Xác định được các dịch vụ tại cộng đồng đáp ứng nhu cầu và vấn đề của gia
đình
- Hiểu rõ đặc tính hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức mà nhân viên công tác xã
hội có dự định mời tham gia vào mạng lưới
=> Nhân viên công tác xã hội cần:
- Có kỹ năng giao tiếp để thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân
và tổ chức đã tham gia vào mạng lưới
- Đề xuất và cùng một nhóm nòng cốt xây dựng quy chế hoạt động của
mạng lưới trong công tác hỗ trợ gia đình
- Duy trì các buổi họp mạng lưới theo lịch hàng tháng hoặc hàng quý để cá

nhân và tổ chức chia sẻ những kết quả đạt được, những khó khăn trong
việc cung cấp các dịch vụ
- Khơi dậy lòng trắc ẩn ở mỗi cá nhân và tổ chức trong việc hỗ trợ những
người trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 9. Quy trình thực hiện 1 ca hòa giải
Quy trình thực hiện
1. Tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu
2. Đánh giá tổng thể
3. Lập kế hoạch hỗ trợ
4. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ
5. Lượng giá kết quả hỗ trợ
9


Bước 1.Tiếp nhận và thiết lập mối quan hệ
Tiếp nhận là nhận và bắt đầu triển khai công tác hỗ trợ gia đình đang gặp khó
khăn, khủng hoảng
- Thiết lập mối quan hệ
- Nhận diện vấn đề
- Lập báo cáo ban đầu
Thiết lập mối quan hệ
- Thiết lập mối quan hệ trợ giúp giữa chuyên viên và gia đình là thiết lập mối
quan hệ hợp tác, có nghĩa là các thành viên trong gia đình và chuyên viên cùng
nhau làm việc một cách chủ động nhằm tháo gỡ và giải quyết các vấn đề đang
cản trở quá trình cuộc sống chung của các thành viên rong gia đình
Nhận diện vấn đề
- Nhân viên CTXH quan sát và lắng nghe để nhận diện vấn đề của gia đình
- Vấn đề của gia đình có thể được bộc lộ qua lời kể, lời phàn nàn của các
thành viên trong gia đình
- Các câu hỏi giúp nhận diện vấn đề:

+ Gia đình đang gặp vấn đề gì?
+ Liên quan đến ai?
+ Xảy ra khi nào?
+ Xaỷ ra ở đâu?
+ Trong bối cảnh nào?
+ Ảnh hưởng của vấn đề đó đến các thành viên trong gia đình
Lập báo cáo ban đầu về vấn đề của gia đình
Báo cáo gồm ba phần
- Thông tin về gia đình
- Các thành viên trong gia đình
- Vấn đề của gia đình
Bước 2. Đánh giá tổng thể về gia đình
Việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau
Từ quan sát, phỏng vấn, thảo luận với các thành viên trong gia đình, các
thang đo tâm lý – xã hội.
10


-

Các khía cạnh cần đánh giá:

+ Thông tin về các thành viên gia đình
+ Hoàn cảnh gia đình (cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, tính chất của các mối
quan hệ)
+ Tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần
+ Tình trạng pháp lý
+ Đặc điểm tâm lý xã hội
+ Việc làm và thu nhập
Bước 3. Lập kế hoạch

Một bản kế hoạch trợ giúp gồm các nội dung:
- Xác định vấn đề
- Nhu cầu
- Mục tiêu trợ giúp
- Cách thức thực hiện
- Phân công người thực hiện
- Thời gian thực hiện
- Kế hoạch ứng phó với những rủi ro
Bước 4. Thực hiên kế hoạch
• Làm việc với các bên cung cấp các dịch vụ
- Hỗ trợ ban đầu
- Chăm sóc y tế
- Hỗ trợ tâm lý
- Hỗ trợ sinh kế
- Trợ giúp pháp lý
• Thúc đẩy các bên cung cấp dịch vụ
• Giám sát quá trình và đánh giá, điều chính
Bước 5. Lượng giá và kết thúc
• Lượng giá – đánh giá lại tình trạng của gia đình và đưa ra những quyết
định tiếp theo
11


• Xác định những nhu cầu được đáp ứng và chất lượng và hiệu quả của các
dịch vụ
• Xem xét các mức độ thuyên giảm của các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến
gia đình
• Các yếu tố mới nảy sinh gây tổn hại đến gia đình

12




×