Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bai luan dự tuyển tiến sĩ đại học y dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.62 KB, 8 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

BÀI LUẬN DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH NĂM 2017

Tên bài luận
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62720301

Họ và tên thí sinh: Đỗ Văn Diệu
Ngày tháng năm sinh: Ngày 12 tháng 9 năm 1970
Nơi sinh: Xã Tịnh Ấn Đông, Thành phố Quảng Ngãi
Cơ quan công tác: Bệnh viện Đa khoa Sơn Tịnh
Nhiệm vụ đang đảm nhiệm: Phó giám đốc


1
NỘI DUNG CỦA BÀI LUẬN DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Người cao tuổi ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, nhất là ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ người cao tuổi từ 8,5% vào năm 1950, sẽ tăng lên đến
13,7% vào năm 2025. Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2024
dân số Việt Nam 100 triệu người và người già sẽ là 13% dân số, năm 2050 tuổi
thọ trung bình người Việt Nam là 80 tuổi. Theo Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa
gia đình tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 người cao tuổi chiếm tỷ lệ 13,8 % dân số,


các bệnh viện trong tỉnh quá tải bệnh nhân trong đó người trên 60 tuổi chiếm
gần 50% tổng số bệnh nhân trong các bệnh viện đa khoa.
Trầm cảm là một trong những loại rối loạn tâm thần thường gặp ở người
cao tuổi với tỷ lệ xấp xỉ 20% ở người trên 65 tuổi. Người mắc trầm cảm có thể
là mối nguy hại cho cộng đồng, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng
đầu làm mất khả năng hoạt động của con người. Năm 2020, trầm cảm sẽ đứng
thứ 2 trong danh sách nguyên nhân gây ra tàn tật và nó sẽ là tác nhân lớn nhất
gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu đến năm 2030.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi hiện nay là khá
cao. Theo tác giả Bhamani M.A và cộng sự (2013) tại thành phố Karachi Cộng
hòa Hồi giáo Pakistan 40,6%, tác giả Gureje O và cộng sự (2007) ở Nigeria
26,2%, tác giả Trần Như Minh Hằng và cộng sự (2006) tại xã Thủy Xuân- thành
phố Huế 27,76%, tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Linh và cộng sự (2013) tại
thành phố Huế 28,4%. Tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 chiếm tỷ
lệ 37,1%.
Với tầm quan trọng đó câu hỏi đặt ra là hiện nay tỷ lệ trầm cảm ở người
cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi là bao nhiêu? Có những yếu tố liên quan nào?
Cần phải làm gì để giảm tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi? cần phải làm gì để
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay ?
Cần có những giải pháp can thiệp nào để giải quyết vấn đề này? Hiệu quả của
các giải pháp can thiệp đó ra sao?.


2
Từ trước đến nay thành phố Quảng Ngãi chưa có một nghiên cứu can thiệp
nào về trầm cảm ở người cao tuổi. Vì vậy, nhằm mục đích góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao
tuổi tại thành phố Quảng Ngãi và giải pháp can thiệp”
2. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh

Với mục đích nâng cao kiến thức và trình độ nghiên cứu khoa học, để hoàn
thiện hơn và trở thành một nhà khoa học, nhằm để nghiên cứu và chăm lo sức
khỏe cho nhân dân nhất là người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là
bệnh trầm cảm. Vì vậy bản thân chọn nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1) Xác định tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi
tại thành phố Quảng Ngãi.
2) Xây dựng và đánh giá kết quả của mô hình can thiệp cộng đồng nhằm
cải thiện tình trạng trầm cảm ỏ người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi
Mong muốn của chúng tôi khi tiến hành đề tài này là tìm ra đươc các yếu tố
nguy cơ đến trầm cảm ở người cao tuổi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống ở người cao tuổi. Đồng thời xác định bằng chứng khoa học những kế hoạch
can thiệp cho các nhà hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần cho
người cao tuổi.
Qua nghiên cứu này sẽ làm cơ sở phối hợp với các chương trình y tế có liên
quan khác, nhằm thành lập Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc
Trung tâm Bác sĩ gia đình tại thành phố Quảng Ngãi, nhằm góp phần xây dựng
và ổn định hệ thống quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến tận hộ gia
đình, để giảm thiểu những công việc trở thành gánh nặng mà không hiệu quả
cho các y tế cơ sở hiện nay.
3. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo
Đại học Huế là một cơ sở đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, đào tạo
nhiều nghiên cứu sinh với các chuyên ngành khác nhau, là cái nôi truyền thống
hiếu học và không ngừng phát triển đến ngày hôm nay.
Truờng Đại Học Y- Dược Huế có bề dày lịch sử lâu đời, sứ mạng của
trường luôn được các bậc tiền bối và hàng vạn nghìn sinh viên vun đắp và phát


3
triển, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho trong nước và nước
ngoài, góp nên sự thành công “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng

cao sức khỏe nhân dân” và hội nhập Quốc tế. Các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa
học của nhà trường là những người rất có kinh nghiệm, tinh thông y thuật, sâu
sát với thực tế, tận tụy với công việc và rất thương mến học trò.
Khoa Y tế công cộng là một khoa có uy tín trong nước và phát triển ngang
tầm với các nước trong khu vực. Các thầy giáo, cô giáo các nhà khoa học ở đây
có trình độ chuyên môn cao, có uy tín không chỉ trong nước mà cả trên bình diện
Quốc tế và rất nhiệt tình với học trò của mình. Được học tập ở nơi đây tôi không
những được bồi bổ kiến thức, tăng thêm niềm tự tin trong công việc nghiên cứu
khoa học mà còn khắc sâu trong tâm trí của mình về đạo đức của một nhà khoa
học của một người thầy trong những lúc căn dặn học viên về nguyện vọng, đạo
đức trong khoa học Y học.
Với những lý do và điều kiện trên nên tôi quyết định chọn Đại học Y Dược
Huế thuộc Đại học Huế, làm nơi thực hiện nghiên cứu sinh của mình; tôi hy
vọng rằng với sự nhiệt tình giúp đở của các quí thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa
học của nhà trường, tôi sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
4. Kinh nghiệm (Về nghiên cứu, về thực tế, về hoạt động xã hội và
ngoại khóa); kiến thức, sự hiểu biết và sự chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề
dự định nghiên cứu, sự khác biệt của thí sinh trong quá trình học tập trước
đây: Bản thân tôi đã thực hiện 5 công trình nghiên cứu về y học cộng đồng, 2
nghiên cứu về y học lâm sàng và kết quả đã đem lại ứng dụng cao trong thực
tiễn tại cơ quan đơn vị: (1) Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh Hen
phế quản tại BVĐK Sơn Tinh, điều trị, hiệu quả và giải pháp, năm 2008”, (2)
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh suy tim tại BVĐK Sơn Tinh,
điều trị, hiệu quả và giải pháp năm 2009”, (3) Thư ký tham gia chính đề tài
“Nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi phòng chống bệnh Tay–Chân–Miệng
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại BVĐK huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013”, (4) Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II
quản lý y tế: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm ở người cao tuổi tại huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi năm 2015”, (5) Đề tài tốt nghiệp chuyên khoa cấp I



4
“Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi năm 2004”, (6) Đồng tác giả đề tài “Tỷ lệ trầm cảm ở người cao
tuổi tại huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi năm 2015”, (7) Đồng tác giả đề tài
“Các yếu tố liên quan trầm cảm ở người cao tuổi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi năm 2015”.
Tôi đã từng 9 năm công tác tại Trạm Y tế xã, với công tác khám chữa bệnh
cho nhân dân trong đó nhiều nhất là người cao tuổi, đến năm 2005 tôi Chuyển
về Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh, phụ trách chương trình phòng chống lao
và làm việc tại khoa khám bệnh, năm 2007 trưởng khoa truyền nhiễm kiêm phụ
trách công tác nội soi tiêu hóa, từ năm 2012 đến nay Phó giám đốc bệnh viện,
phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, Phòng kế hoạch tổng hợp, kiêm trưởng
khoa truyền nhiễm.
Trong những năm gần đây Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở y tế cơ sở
cũng mới chỉ là sự bắt đầu, trong khi đó chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em
có rất nhiều chương trình y tế Quốc gia và đã triển khai từ những năm 1960 cho
đến nay. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi thì đã đến tận y tế cơ sở, nhưng hầu hết chưa đi vào
thực tiễn. Hiện nay hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở tỉnh
Quảng Ngãi cũng mới chỉ là sự khởi đầu và chưa đêm lại hiệu quả so với nhu
cầu của họ, trong khi đó tình trạng bệnh tật ở người cao tuổi ngày càng đa dạng
và phức tạp mà nhất là bệnh trầm cảm, nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay.
Là một Bác sĩ tốt nghiệp năm 1998 tại Đại Học Y Dược Huế, sau khi ra
trường tiếp tục với sự ham học hỏi của mình, tôi đã tốt nghiệp Bác sĩ chuyên
khoa I Y học dự phòng năm 2005 tại Đại Học Y Hà Nôi, tốt nghiệp Chuyên khoa
định hướng Nội Lão khoa tại Bệnh viện Trung ương Huế và năm 2016 tôi đã tốt
nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II Quản lý Y tế tại Đại Học Y Dược Huế, ngoài
ra tôi còn học nhiều chứng chỉ chuyên khoa khác mà hiện nay tôi đang ứng dụng

trong công việc phục vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân như: nội soi chẩn đoán
bệnh đường tiêu hóa, quản lý chương trình lao quốc gia, quản lý bệnh viện….
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5
Người dân từ 60 tuổi trở lên, đang sinh sống trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu và dự kiến kết quả
6.1.1 Nội dung nghiên cứu: Bao gồm
- Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu;
- Tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi;
- Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố
Quảng Ngãi;
- Xây dựng mô hình can thiệp cộng đồng nhằm cải thiện tình trạng trầm
cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi;
- Đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp cộng đồng nhằm cải thiện tình
trạng trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
6.1.2. Dự kiến kết quả
- Xác định tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi;
- Xác định được các yếu tố liên quan trầm cảm ở người cao tuổi;
- Xây dựng và đánh giá được hiệu quả của mô hình can thiệp cộng đồng
nhằm cải thiện tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại thành phố Quảng Ngãi
6.2.2. Đối tượn nghiên cứu: Người 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa
bàn thành phố Quảng Ngãi
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng

Các giai đoạn nghiên cứu bao gồm:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm
cảm để phát triển công cụ nghiên cứu định lượng.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ trầm cảm và các
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi (Bao gồm 2 giai
đoạn: nghiên cứu pilot và nghiên cứu chính)


6
Giai đoạn 3: Nghiên cứu định tính với sự tham gia của cộng đồng nhằm
xây dựng mô hình can thiệp hiệu quả, khả thi.
Giai đoạn 4: Nghiên cứu đánh giá trước sau can thiệp có nhóm đối chứng
6.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu định tính: Mã hóa và phân tích theo nội dung chủ đề
Nghiên cứu định lượng: số liệu thu thập được mã hóa, làm sạch số liệu
trước khi nhập liệu, nhập liệu và sử lý số liệu bằng phần mền SPSS17.0
Áp dụng thống kê mô tả và thống kê phân tích
6.2.5. Thời gian nghiên cứu: Theo thiết kế nghiên cứu
Thời gian: tháng/năm

Các hoạt động/

TT

Theo thiết kế
nghiên cứu

68/2017

1


Giai
đoạn
1:
Nghiên cứu định
tính, phát triển
công cụ nghiên
cứu định lượng

X

2

Giai
đoạn
2:
Nghiên cứu mô tả
cắt ngang

3

Giai
đoạn
3:
Nghiên cứu định
tính với sự tham
gia của cộng đồng

4


Giai
đoạn
4:
Nghiên cứu đánh
giá trước sau can
thiệp có nhóm đối
chứng

5

Báo cáo tiến độ

6

Hoàn chỉnh
cương

7

Viết Luận án

912/201
7

5/20186/2019

79/2019

X


X

X

X
đề

14/2018

X

X

X

X
X

X

10/20
19


7
8

Bảo vệ Luận án

X


6.3. Về công trình đăng tải, dự kiến, đến khi bảo vệ đề tài, chúng tôi sẽ
đăng tải kết quả nghiên cứu của tôi trên các tạp chí y học chuyên ngành y tế
công cộng.
7. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp
- Dự kiến sau khi tốt nghiệp sẽ làm tốt công việc chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi như: Trung tâm bác sĩ gia đình, Khoa lão khoa bệnh viện hạng I, thành
lập khoa lão khoa điều trị ban ngày tại bệnh viện đang công tác, Trường Cao
Đẳng Đặng Thùy Trâm.
- Dự kiến các nghiên cứu tiếp theo: sa sút trí tuệ ở người cao tuổi; nghiên
cứu chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi; nghiên cứu mô hình bệnh tật ở
người cao tuổi ở các bệnh viện đa khoa và sự cần thiết thành lập trung tâm
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
8. Đề xuất người hướng dẫn.
1. PGS.TS. Võ Văn Thắng, trưởng khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y
Dược Huế, là thầy giáo hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu.
2. TS. Đoàn Vương Diễm Khánh, Phó giám đốc viện nghiên cứu sức khỏe
cộng đồng, trưởng nhóm nghiên cứu viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, giảng
viên Khoa Y tế công cộng, trường Đại Học Y Dược Huế, là cô giáo đồng hướng
dẫn thực hiện đề tài.



×