Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến cấu TRÚC tài CHÍNH của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 131 trang )

P'
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ NGÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ife



r-------------- - - -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ NGÂN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã


số : 60.31.12

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU
TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
m

VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và các
kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu sử dụng; một số
nhận xét, đánh giá của một số bài nghiên cứu khoa học, các bài báo,...t ất cả
đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.


Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị
Khoa Nguyên
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học
Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học
tập tại Trường.
Chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Khoa Nguyên đã tận tình hướng dẫn,
rất cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Cô đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này.

Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơ n!
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân


MỤC LỤC
D ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH
MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC
PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU


CTTC :

Cấu trúc tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

CTV :

Cấu trúc vốn

DN :

Doanh nghiệp

HQTC :

Hiệu quả tài chính


NH :

Ngân hàng

NHNN :

Ngân hàng nhà nước

NHTM :

Ngân hàng thương mại

NHTW :

Ngân hàng trung ương

TMCP :

Thương mại cổ phần

VN :

Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ



Phụ l ục 1
Phụ l ục 2
Phụ l ục 3
Phụ l ục 4
Phụ l ục 5
Phụ l ục 6
Phụ l ục 7
Phụ l ục 8
Phụ l ục 9
Phụ l ục 10
Phụ l ục 11
Phụ l ục 12
Phụ lục 13

: Diễn giải các biến : Đồ thị và t hống kê mô t ả
các biến : Tổng hợ p hệ số tương quan giữa các
biến
: Tổng hợ p hệ số hồi quy c ủa các phươ ng trình hồi quy đòn bẩy tài chính : Kết
quả hàm hồi quy tổng thể : Kết quả hàm hồi quy giới hạn : Kiểm định giới hạn c
ủa mô hình : Kiểm định khả năng giải thích của

mô hình

giới hạn

: Thố ng kêmô tả

và kết quả hồi quy


các NH

quy mô lớ n

: Thố ng kêmô tả

và kết quả hồi quy

các NH

quy mô vừa

: Thố ng kêmô tả

và kết quả hồi quy

các NH

quy mô nhỏ

: Tổng hợ p hệ số hồi quy c ủa các phươ ng trình hồi quy theo quy mô : Danh
sách các NH TMCP VN


LỜI MỞ ĐẦU
. Tính cap thi et của đê tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nề n kinh tế quốc tế. Việt Nam đã ký Hiệp định khung về dịch vụ
ASEAN (AFAS, 1995), Hi ệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA, 2001), Cam kết gia nhập WTO (2006).
Phù hợp với cam kết WTO, ngành ngân hàng đã tự do hóa dần dần, tất c ả các biệ n pháp phân biệt đối xử với các ngân hàng
nước ngoài sẽ được loại bỏ vào năm 2011. Việc mở cửa ngành ngân hàng đem lại nhiề u lợi ích như: thúc đẩy các ngân hàng

nội địa đa dạng hóa và chuyên nghiệp hóa các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng nội địa tiếp nhận công nghệ
ngân hàng hiện đại và cải cách qu ản lý ngân hàng thông qua sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài, thúc đẩy sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ ph ần, vốn “sinh sau đẻ muộn”, quy mô vốn còn nhỏ bé,.. .chị u
sức ép cạnh tranh ngày càng gay g ắt, không chỉ từ các ngân hàng cổ phần nội địa, mà còn chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng
quốc doanh, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các định chế tài chính khác, và từ các ngân hàng nước ngoài.
Trong bối cảnh ấy, các ngân hàng không có kh ả năng cạnh tranh sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng ho ạt động
hiệ u quả hơn, chỉ có những ngân hàng ho ạt động hiệu quả nhất mới có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành tiêu chí
quan trọng để đánh giá về sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt, ngày càng gia tăng.
Và vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các gi ải pháp nh ằm nâng cao hiệu quả nói chung và hiệu quả tài chính của ngân hàng nói
riêng là vi ệc làm cần thiết trong xu thế hội nhập khu vực và toàn c ầu hóa hiện nay.
Các nghiên cứu định lượ ng về hi ệ u quả tài chính và cấu trúc vố n của các doanh nghiệp Việt Nam còn ít. Chủ yế u là
các nghiên cứu ở góc độ các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, nghiên cứu về tác
động c ủa cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính, hay mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu vốn

Ket-noi.com kho tài liệu miên phí

và khả năng sinh lời còn hạn chế, số lượng nghiên cứu cho lĩnh vực ngân hàng lại càng hạn chế hơn.
Xu ất phát t ừ nhu cầu thực tiễn ấy, việc phân tích các nhân tố tác động đến c ấu trúc tài chính, và tác động của cấu trúc
tài chính đến hiệu quả tài chính, nhằm đưa ra các gi ải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong mối quan hệ với cấu trúc tài
chính ngân hàng thương mại cổ phần là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với Việt Nam.


2. Mục tiêu nghiên cứ u
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, hiệ u quả tài chính doanh nghiệ p; và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế
giới về các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính, tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

-


Đánh giá thực tr ạng hoạt động chung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010,

thực trạng c ủa các nhóm ngân hàng theo quy mô; kết hợp với các kết quả phân tích định lượng về mối quan hệ giữ a c
ấu trúc vố n và hiệu quả tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợ p, chú trọng đến vấn đề cơ cấu vố n ngân hàng,
nh ằm cải thiện và gia tăng hiệ u quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên c ứu: C ấu trúc tài chính, và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứ u chỉ t ập trung vào nhóm ngân hàng thương mại cổ ph ần Việt Nam (37 ngân hàng),
dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước và các báo cáo kiểm toán của các ngân
hàng này trong thời kỳ nghiên cứu là 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, m ục đích và yêu cầu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợ p với phân

tích định lượ ng, và ứng dụng mô hình kinh
tế lượng để đánh gi á hi ệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến cấu trúc vố n, hiệu qu ả tài chính của các ngân hàng
thương mại cổ ph ần Việt Nam, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên c ứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài
-

Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm trong nước tìm ra các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp, nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, và ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam nói riêng còn h ạn chế. Bằng những phương pháp khoa học, nghiên cứu này cung cấp một cách tiếp cận,
đánh giá các nhân tố tác động đến c ấu trúc tài chính, hiệu quả tài chính, đánh giá tác động của cấu trúc tài chính đến

hiệu quả tài chính của ngân hàng.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng hiệ u quả, c ấu trúc tài chính c ủa các ngân hàng thương mại cồ phần Việt Nam để thấy
được những thuận lợi, khó khăn của các ngân hàng; cũng như những tồn t ại trong quản lý, điều hành ngân hàng
thương mại ở Việt Nam.

-

Phân tích mối quan hệ giữ a cấu trúc tài chính và hiệ u quả tài chính, và tìm ra các nhân tố tác động đến cấu trúc vố n
và hiệu quả tài chính để từ đó đề xuất các gi ải pháp liên quan đến c ấu trúc tài chính, lựa chọn nguồn tài trợ, và các
quyết định đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


6. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổ ng quan về đề tài.
Chương 2. Phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong mối quan hệ với cấu trúc tài chính cho các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.


1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 2
1.1 Các khái niệm
Theo lý thuyết tài chính DN “CTTC bao gồm nợ ngắn hạn cộng với nợ trung, dài hạn và
vốn cổ phần thường - tất cả được dùng để tài trợ tài sản của DN”. CTTC của một DN được phân
ra các thành phần tùy theo thời gian đáo hạn nhằm mục đích lập các quyết định dự thảo ngân

sách vốn. Vì dự thảo ngân sách vốn liên quan đến các quyết định đầu tư vào các dự án sẽ sản
sinh ra lợi nhuận trong một số năm, cần tài trợ các dự án này bằng các nguồn trung và dài hạn.
CTTC trừ đi nợ ngắn hạn tạm thời là CTV của DN.
CTV là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sả hữu,
thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một DN.
CTV tối ưu là CTV cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của DN. Chi
phí sử dụng vốn bình quân là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn
mà một DN đang sử dụng.
HQTC, hiểu theo nghĩa rộng, phản ánh hiệu quả tổ chức và quản trị tài chính của DN,
nó chủ yếu tùy thuộc vào kỹ năng, tài xoay xở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy quản trị. Ban
quản trị có trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của một DN, đưa ra các quyết định tài
trợ, đầu tư và các quyết định kinh doanh. Ban quản trị cũng lựa chọn hành động, hoạch định
chiến lược và thực hiện kế hoạch. HQTC đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập kế hoạch,
hoạch định ngân sách vốn, định giá và kiểm soát các hoạt động kinh doanh.
Xét ở góc độ hẹp và phổ biến, HQTC là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tài chính và
được sử dụng để dự báo thu nhập của DN. Việc đo lường HQTC có thể bị tác động bởi mục tiêu
của DN mà mục tiêu này lại do cách đo lường hiệu quả hoạt động của DN và sự phát triển của
thị trường chứng khoán. Đo lường HQTC theo kế toán bằng chỉ tiêu: lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu - ROE, thu nhập mỗi cổ phần -EPS; đo lường theo thị trường bằng hệ số giá trên thu nhập P/E, tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu - MBRV.
Nếu thị trường chứng khoán kém phát triển thì đo lường hiệu quả theo thị trường sẽ không cho
kết quả tốt. Còn nếu đo lường theo giá trị sổ sách, HQTC thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập
với các chỉ số khác, được xây dựng từ báo cáo tài chính của DN, nên kết quả phụ thuộc vào sự


13
chính xác và trung thực của báo cáo tài chính; vì vậy, HQTC có thể bị tác động bởi mục tiêu của
DN. HQTC đo lường bằng ROE thường được sử dụng nhiều nhất.
1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn
1.2.1


Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Lý thuyết MM)
Lý thuyết của MM (1961) cho rằng “giá trị thị trường của một DN độc lập với CTVcủa

DN đó trong các thị trường vốn hoàn hảo không có thuế thu nhập DN”.
Giá trị của DN được xác định bằng dòng lưu kim từ các tài sản thực, chứ không phải
bằng các chứng khoán mà DN phát hành. Đòn bẩy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ
phần dự kiến nhưng không làm tăng giá cổ phần.
Theo lập luận của MM dựa trên quy trình mua bán song hành, trong thị trường vốn hoàn
hảo, giá thị trường của DN có sử dụng nợ và không sử dụng nợ bằng nhau. Tuy nhiên trên thực
tế luôn tồn tại các bất hoàn hảo của thị trường như: thuế, sự bất cân xứng thông tin,.. .điều này
được nghiên cứu trong các lý thuyết tài chính tiếp theo.
1.2.2

Lý thuyết đánh đổi
Thừa nhận tác động tấm chắn thuế của lãi vay, năm 1963, MM công bố nghiên cứu mối

liên hệ giữa CTV và giá trị DN với việc tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN, giá trị của
DN được xác định như sau:
Giá trị của DN = Giá trị DN nếu được tài trợ + Hiện giá(P V) tấm chắn thuế hoàn toàn
bằng vốn cổ phần
Tuy nhiên,trên thực tế, rất nhiều DN thịnh vượng nhưng không sử dụng nợ hoặc ở mức
rất thấp thay vì một CTV thâm dụng nợ tối đa nhằm tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế. Bởi vì,
thuế suất cá nhân thực tế đánh trên lợi nhuận vốn cổ phần T p E thường thấp hơn thuế suất cá
nhân thông thường áp dụng cho lãi từ chứng khoán nợ T p . Điều này làm giảm lợi thế tương đối
của nợ:


1
4
Lợi thế tương đối=


1-T

illE

(l-TpE))(l-Tc)

Tc: Thuế suất thuế thu nhập DN. Nếu lãi từ chứng khoán nợ và lợi nhuận vốn cổ
phần chịu thuế suất bằng thuế suất cá nhân thì lợi thế tương đối của nợ bằng1/(1-Tc).
Với lợi thế tương đối của nợ, việc vay nợ có thể là hành vi khôn ngoan đối với DN có
đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, đối với các DN khó đạt được đủ lợi nhuận để hưởng lợi từ tấm

chắn thuế thu nhập DN, tiết kiệm thuế ròng có thể bị âm.
Tiết kiệm thuế ròng = PV tấm chắn thuế - PV chi phí của kiệt quệ tài chính Kiệt quệ tài
chính xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hoặc đáp ứng một cách khó
khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản, đôi khi chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc
rối (kiệt quệ tài chính không đưa đến phá sản).
Một quyết định về nợ - vốn cổ phần của DN như là một đánh đổi giữa tấm chắn thuế
của nợ vay với các chi phí của kiệt quệ tài chính. Đây chính là nội dung của lý thuyết đánh đổi.
Lúc này giá trị của DN có thể được xác định bằng:
Giá trị DN nếu được
băng von cô phân
Hình 1.1 : Tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn và gỉátrị DN
: Corporate Finance, 6th edition [33]


15
PV (tấm chắn thuế) tăng khi DN vay thêm nợ. ở các mức nợ trung bình, xác suất
kiệt quệ tài chính không đáng kể, và PV (chi phí kiệt quệ tài chính) cũng nhỏ và lợi thế
thuế vượt trội. Nhưng tại một điểm nào đó, xác suất kiệt quệ tài chính tăng nhanh với việc

vay nợ thêm; chi phí kiệt quệ bắt đầu chiếm một lượng lớn giá trị DN. Lợi thế thuế của nợ
cũng sẽ giảm đi và biến mất. Khi hiện giá của khoản tiết kiệm thuế do vay nợ thêm vừa đủ
bù trừ cho gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ, tại đó, DN đạt được CTV tối ưu.
> Kết luận: Lý thuyết đánh đổi cân đối các lợi thế thuế của nợ vay với các chi phí của
kiệt quệ tài chính. Lý thuyết này thừa nhận rằng các tỷ lệ nợ mục tiêu có thể khác nhau
giữa các DN. Các DN có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu nhập chịu thuế để được
khấu trừ thuế nên có tỷ lệ mục tiêu cao. Các DN không sinh lợi với các tài sản vô hình, rủi
ro nên trông cậy chủ yếu vào tài trợ vốn cổ phần.
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết đánh đổi không giải thích được tại sao các DN sinh lợi nhất trong cùng
ngành thường vay nợ ít hơn. Điều này đã được lý thuyết trật tự phân hạng giải thích: các
DN sử dụng tài trợ nội bộ khi có sẵn, và chọn nợ hơn là vốn cổ phần khi cần đến tài trợ từ
bên ngoài. Vì vậy các DN sinh lợi ít hơn trong một ngành lại vay nợ nhiều hơn - không
phải vì họ có các tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn, mà vì họ cần nhiều tài trợ tù bên ngoài hơn và
còn vì nợ đứng kế tiếp trong trật tự phân hạng khi vốn đã cạn.
Trật tự phân hạng là hậu quả của thông tin bất cân xứng - một cụm tù dùng để chỉ
các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của DN mình hơn là các nhà
đầu tư từ bên ngoài. Do thông tin bất cân xứng, trật tự phân hạng của tài trợ DN như s
au:
- Các DN thích tài trợ nội bộ hơn.
-

Các DN điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội
đầu tư, trong khi tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức.
- Các chính sách cổ tức cứng nhắc, cộng với các dao động không thể dự đoán
trong khả năng sinh lợi và các cơ hội đầu tư, có nghĩa là dòng tiền phát sinh nội
bộ đôi khi lớn han các chi tiêu vốn và đôi khi nhỏ hơn. Neu lớn hơn, DN thanh


1

toán hết nợ hay đầu tư vào chứng 6khoán thị trường. Nếu nhỏ hơn, DN rút số dư
tiền mặt của mình trước hoặc bán các chứng khoán thị trường.
- Nếu cần đến tài trợ từ bên ngoài, các DN phát hành chứng khoán an toàn nh ất trước.
Tức là, họ bắt đầu với nợ, rồi đến các chứ ng khoán ghép như trái phiế u chuyển đổi,
phát hành cổ phần là gi ải pháp cuối cùng.
Trong lý thuyết này, không có hỗn hợp nợ - vốn cổ phần thường mục tiêu được xác
định rõ. Mỗi tỷ lệ nợ quan sát được của mỗi DN phản ánh các nhu cầu tích lũy của DN đối
với tài trợ tù bên ngoài. Và cũng trong lý thuyết này, tác động tấm chắn thuế của lãi vay
xếp thứ hạng hai. Các tỷ lệ nợ thay đổi khi có bất cân đối của dòng tiền nội bộ, cổ tức và
các cơ hội đầu tư thực sự. Các DN có khả năng sinh lợi cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố
gắng đạt tỷ lệ nợ thấp. Các DN có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn vốn phát sinh nội bộ
thường buộc phải vay nợ ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công như trên, lý thuyết trật tự phân hạng vẫn
chưa giải thích được các khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành.
1.2.4

Lý thuyết chi phí đại diện
Lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại của một CTV tối ưu cho DN, bởi vì sự có mặt của chi

phí đại diện. Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đông và trái chủ, và phi phí đại diện
phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông DN và nhà quản lý - còn gọi là chi phí đại diện của vốn cổ
phần.
Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ:
Khi DN gặp khó khăn, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông thường
theo đuổi mục tiêu hạn hẹp vì quyền lợi riêng của mình, nên có khuynh hướng thực hiện
các “trò chơi” (ý đồ) riêng mà phần thiệt hại sẽ do các chủ nợ gánh chịu: chuyển dịch rủi
ro, từ chối góp vốn cổ phần, thu tiền và bỏ chạy, kéo dài thời gian, thả mồi bắt bóng,...
Việc thực hiện các trò chơi này mang ý nghĩa các quyết định tồi về đầu tư và hoạt động.
Các quyết định tồi này là chi phí đại diện của việc vay nợ. DN càng vay nợ nhiều, sự hấp
dan của các trò chơi này càng lớn, khả năng xảy ra các quyết định tồi trong tương lai gia tăng

làm giảm giá trị thị trường hiện nay của DN, phần thiệt này do cổ đông gánh chịu. Các chủ nợ


17
tiềm năng, đa tự bảo vệ bằng cách đòi hỏi các điều kiện tốt hơn cho mình. Vì vậy , vì lợi ích
của cổ đông, nên tránh thực hiện các trò chơi này. Cách dễ dàng nhất là giới hạn việc vay nợ
của DN ở mức độ an toàn hay gần an toàn.
Chi phí đại diện của vốn cỗ phần: do sự tách biệt của quyền sở hữu và quyền quản
lý. Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì người quản lý sẽ
có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy hại đến
quyền lợi của cổ đông. Và một người quản lý có sở hữu cổ phần của DN sẽ làm việc nỗ lực
hon so với một người quản lý không kiêm là cổ đông của DN, bởi vì lợi ích của DN gắn liền
với lợi ích cổ đông. Vì vậy, để giảm chi phí đại diện vốn cổ phần này, cần tăng cường số cổ
phần của những người quản lý này tại chính DN, về phía cổ đông: chấp nhận bỏ ra chi phí
đại diện có thể ít tốn kém hơn như các khoản chi để giám sát hoạt động, chi tái cấu trúc tổ
chức nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội khi các cổ đông
áp đặt các giới hạn cho ban quản lý.
1.2.5

Lý thuyết phát tín hiệu
Stephen Ross (1977) lập luận rằng những tín hiệu do các thay đổi CTV cung cấp

viễn cảnh tương lai của DN hay các hoạt động tương lai do các giám đốc của các DN hoạch
định là đáng tin cậy, vì nếu các dòng tiền tương lai không xảy ra, DN phải chịu số tiền
phạt tức chi phí phá sản có thể có. Việc phát hành chứng khoán mới đưa tới các đáp ứng
giá chứng khoán giảm. Việc mua lại cổ phần thường là sẽ đưa tới các lợi nhuận được công
bố dương lớn từ cổ phần thường của DN. Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính
thường gắn với thu nhập cổ phần dương và các hành động làm giảm đòn bẫy tài chính gắn
với thu nhập cổ phần âm....
Vì vậy, khi một DN thực hiện quyết định thay đổi CTV, DN phải chú ý đến tín hiệu

có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương lai và hiện tại của DN cũng như các dự định của
các giám đốc mà giao dịch được đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.


1
1.3 Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm8về mối quan hệ giữa CTTC và HQTC
1.3.1

Mô hình phân tích tài chính Dupont
Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, được sử

dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970. Mô hình
Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các
công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu
nhập với bản cân đối kế toán.
Sơ đồ cây Dupont trong phân tích tài chính
____ Lợi
nhuận sau thuế
R-OE = 771 TT 7T7
Von chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Tồng tài sản
=---- ------------------------ X - - -7---2—------ - Tổng tài sản

vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế __ Doanh thu thuần _ Tổng tài sản

=

-




x

—,

—X , r

Doanh thu thuân Tông tài sản Vôn chủ sở hữu =

ATRx .



ROS X

* ■ --

Vôn chủ sờ hữu/Tông tài sản
(Với ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
thuần, ATR = Do anh thu thuần/Tổng tài sản)
Như vậy, để tăng HQTC ROE của DN, có thể thực hiện các giải pháp: tăng hiệu quả
hoạt động ROA (tăng ROS bằng cách cắt giảm các chi phí, tăng vòng quay tài sản ATR bằng
cách tăng hiệu quả vốn đầu tư vào từng loại tài sản), hoặc tăng tỷ số nợ (khi DN làm ăn hiệu
quả). Khi vượt qua điểm hòa vốn, đòn bẩy tài chính có tương quan thuận với HQTC của DN.
Qua mô hình Dupont cho thấy, HQTC của DN có thể bị tác động bởi các yếu tố : hiệu
quả hoạt động, đòn bẩy tài chính. Mô hình này có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhưng có
nhược điểm là chỉ dựa vào số liệu kế toán cơ bản có thể không đáng tin cậy, không bao gồm chi
phí vốn, mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.



19
Với các ưu, nhược điểm của mô hình Dupont như đã đề cập, các nhà kinh tế học đã thực
hiện các nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa CTTC và HQTC, cũng như để tìm ra và đánh
giá mức độ tác động của các nhân tố khác đến HQTC của DN, kết quả nghiên cứu như sau:
1.3.2

Lý thuyết MM và chi phí đại diện
Theo lý thuyết MM và chi phí đại diện, tại một mức nợ vay được xác định trước của

DN, hiệu quả của DN có tương quan thuận với tỷ lệ đòn bẩy tài chính và làm giảm chi phí đại
diện. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính gia tăng, chi phí phá sản và chi phí đại diện của DN gia tăng, khi
vượt quá một mức nào đó, HQTC có tương quan âm với tỷ lệ đòn bẩy vì lợi ích thu được từ vay
nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng chi phí. Mặt khác, khi khả năng sinh lời của DN cao hơn lãi
suất vay, DN vượt qua điểm hòa vốn thì gia tăng đòn bẩy làm tăng HQTC của DN và ngược lại.
Như vậy, theo hai lý thuyết này thì, đòn bẩy tài chính có tương quan thuận (+), hoặc nghịch (-)
với HQTC của DN.
1.3.3

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu đối với các DNphi tài chính
Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan thuận (+) với mức

độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động DN với CTV. Tối ưu hóa được tỷ lệ
này sẽ có lợi cho DN.
Nghiên cứu của Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang (2005) và D.Margaritis,
M.Psillaki (2007) cũng cho thấy tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa HQTC của DN (đo lường
bằng ROE) với CTTC: HQTC có mối liên hệ cùng chiều (dương) với đòn bẩy nợ.Nghiên cứu
của R.Zeitun, G.G Tian (2007) cho thấy CTV có tác động đến hiệu quả tài chính của DN khi đo

lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương (+) đến
HQTC.
Các nghiên cứu đối với các NH
Myers (1977) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy cao có thể làm giảm mâu thuẫn giữa cổ đông và
các nhà quản lý trong việc ra các quyết định đầu tư. Khi cần tìm nguồn tài trợ cho một dự án
đầu tư mới, Myers (1984) đưa ra lời khuyên các DN nên sử dụng nợ có rủi ro thấp hơn là vốn cổ
phần, bởi vì tồn tại thông tin bất cân xứng. Các nhà đầu tư có ít thông tin hơn các nhà quản lý


2
0 tin về hiệu quả tài chính của dự án, vì vậy có
DN về giá trị tài sản của DN cũng như thiếu niềm
thể định giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó. Và Berger (2002) cũng ủng hộ quan điểm
này, vì việc gia tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện của vốn cổ phần NH, vì vậy có
thể làm tăng hiệu quả tài chính của NH.
Nghiên cứu của Allen N.Berger (2002) về CTV và HQTC của các NHTM thông qua
việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện. Dữ liệu nghiên cứu trên mẫu 695 NHTM của Mỹ giai
đoạn 1990 -1995, và được kiểm tra lại trên tổng thể 7320 NH Mỹ giai đoạn này. Kết quả cho
thấy: có sự tác động qua lại giữa CTV và HQTC của NH. Cụ thể, tồn tại mối tương quan nghịch
(-) giữa HQTC (ROE) và Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (ECAP-Financial equity capital
divided by gross total assets), hay nói cách khác, có sự tác động qua lại tương hỗ (cùng chiều)
giữa ROE và đòn bẩy tài chính của NH. Ngoài ra, theo nghiên cứu cho thấy, HQTC của NH còn
bị tác động bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông khác nhau (cá nhân, tổ chức,...), chỉ số tiền
gửi thị trường, độ lệch chuẩn của ROE,...
Năm 2006, Wahyu Ario Pratomo và Abdul Ghafar Ismail, nghiên cứu trên dữ liệu các
NH Malaysia giai đoạn 1997-2004, cũng cho kết quả tương tự, đòn bẩy tài chính có tác động
cùng chiều (+) đến HQTC của NH. Kết quả nghiên cứu của các nhân tố khác đến HQTC của
NH: Độ lệch chuẩn của ROE (SDROE), quy mô NH (SIZE), chỉ số tiền gửi thị trường (HER F)
có tương quan thuận, cho vay (LOAN) có tương quan nghịch nhưng không có ý nghĩa thống kê,
trong khi đó, nhân tố đầu tư chứng khoán (SEC) có tương quan nghịch với HQTC, ở mức ý

nghĩa 1%.
1.4 Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính ngân hàng
1.4.1

Mô tả CTTC NH TMCP theo chế độ kế toán Việt Nam
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc Hội nước Cộ ng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010, NHTM được định nghĩa là loại hình DN “được
thực hiện tất c ả các ho ạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Tại Điểm 12, Điều 4, Chương I Luật này giải thích “Hoạt động
NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một ho ặc một số các nghiệ p vụ sau đây:a)
Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài kho ản”


21
Cũng tại Luật này quy định, NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Như
vậy, CTTC của NH cũng bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Phía bên mặt của bảng cân đối kế toán được dùng để chỉ CTTC của một DN. CTTC
được phân thành các thành phần tùy theo thời gian đáo hạn nhằm mục đích lập các quyết định
dự thảo ngân sách vốn. Tuy nhiên có sự khác biệt trong trình bày CTTC của DN (DN không
phải là ngân hàng hay tổ chức tài chính tương tự) (trình bày theo Mẫu số B 01 - DN, ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) và DN-NHTM
(trình bày theo Biểu số B02/TCTD, ban hành theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày
18/04/2007 của NHNN VN). Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Cấu trúc tài chính của DN và NHTM
Doanh nghiệp
Mầu số B 01 - DN
NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn


VÓN CHÚ SỚ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Ngân hàng
Biểu số B02/TCTD

NỢ PHẢI TRẢ
I.
II.
III.
IV.

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
Tiền gửi và vay các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ
tài chính khác
V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu
rủi ro
VI. Phát hành giấy tờ có giá
VII. Các khoản nợ khác
VỐN CHÚSỠHŨU
VIII. Vốn và các quỹ

Như vậy đối với nợ phải trả, thay vì trình bày theo thứ tự thời hạn thanh toán của
nghĩa vụ nợ (ngắn hạn, dài hạn), nợ phải trả của NH được phân loại “theo bản chất và sắp
xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng” và “nợ phải trả
ngắn hạn và dài hạn không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của NH

có thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần”.
Chính vì vậy, để phân tích CTTC, CTV của NH được chính xác cần cần trọng
trong phân loại nợ để làm cơ sở ra các quyết định đầu tư hiệu quả, cũng như lập quyết
định dự thảo ngân sách vốn khả thi.


1.4.2

2
2 hợp lý
Sự cần thiết xây dựng một CTTC NH
Qua các lý thuyết về cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa CTTC và HQTC như đã đề cập

cho thấy, CTTC có thể tác động đến tình hình tài chính, mà cụ thể là HQTC và khả năng phá
sản của DN. Xét từ góc độ quản lý, từ CTTC của DN có thể hiểu được khả năng, chính sách
quản trị rủi ro của ban quản trị DN, khả năng phá sản, khả năng tiếp cận thị trường vốn của
DN,...
Douglas W. Diamond và Raghuram G. Rajan (1999) đã đánh giá vai trò của CTTC
đối với các chức năng cơ bản của NH. Qua nghiên cứu cho thấy, CTTC NH tác động đến
chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán của NH. Cụ thể hơn,
CTTC tác động đến sự an toàn của ngân hàng, khả năng tái tài trợ ở mức chi phí thấp, và
khả năng thu hồi nợ hoặc thanh lý các khoản nợ.
Vì vậy, việc xây dựng một CTTC hợp lý, phù hợp với đặc điểm của mỗi NH trong từng
thời kỳ, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho các kế hoạch ngắn hạn, trung, dài hạn là
hết sức cần thiết, nh am:
1.4.2.1 Kiểm so át rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt độ ng NH Khác với DN, vì sao việc
đảm bảo an toàn hoạt động NH luôn được xem trọng? NHTM là loại hình DN đặc biệt - DN
kinh doanh tiền tệ, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.NH vừa là
người đi vay vừa là người cho vay, cụ thể, NH huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi và
sử dụng nguồn vốn này đáp ứng

các nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, với chức năng là trung gian thanh toán, quản lý các
phương tiện thanh toán, chức năng tạo tiền (bút tệ), NH thương mại càng ngày càng đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi DN, mỗi quốc gia. Một hệ thống
NH phát triển ổn định, hiện đại là tiền đề cho sự phát triển của mỗi nền kinh tế.
Xét về góc độ mỗi NH, đảm bảo an toàn hoạt động NH cũng chính là đảm bảo cho
nguồn vốn của các chủ sở hữu cũng như các chủ nợ được an toàn và sinh lợi. Cũng giống như
DN, nợ của NH cũng có tính đáo hạn, được chia làm các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn; tuy nhiên nợ của NH có những đặc điểm đặc biệt như sau:
- Số lượng khoản nợ nhiều hơn.


23
- Số lượng chủ nợ nhiều hơn,là các cá nhân, các tổ chức kinh tế...
- Thông thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả của NH là các khoản
tiền gửi. Tiền gửi được chia thành không kỳ hạn và có kỳ hạn, tuy nhiên người gửi
tiền có quyền rút tiền trước hạn (mà có thể không cần sự cho phép của NH), vì vậy
nợ của NH có tính biến động rất cao. Mặc dù vậy, do số lượng người gửi tiền NH rất
đông, và một khoản tiền được rút ra thì một khoản tiền gửi khác có thể bù vào, nên
tổng số lượng tiền gửi của NH biến động không đáng kể khi có một số ít người gửi
tiền rút vốn. Rút vốn chỉ là vấn đề khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt, như hiệu ứng
domino, sẽ đẩy NH vào tình trạng khó khăn trầm trọng: thiếu thanh khoản. Đây là
một trong những rủi ro lớn nhất dẫn đến phá sản NH.
Như vậy, để giảm thiểu rủi ro do sử dụng nợ mang lại, các NH phải tuân thủ triệt để các
quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của NHNN, khi hoạch định CTTC phải chú ý đến 2
nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc tự phòng ngừa (tính tương thích) và khả năng điều động.
Nguyên tắc tự phòng ngừa hàm ý nguồn vốn sử dụng phải tương thích với tính chất của
loại tài sản được tài trợ: Nợ của NH được hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi, có đặc điểm là
phải trả ngay cho người gửi tiền khi có yêu cầu. Nguồn tiền huy động được này NH lại dùng để
cho vay ra trong nền kinh tế, các khoản cho vay này có thời gian đáo hạn được quy định chặt
chẽ trong hợp đồng tín dụng, vì vậy NH không dễ dàng thu hồi khoản vay ngay khi có nhu cầu

thu hồi vốn để trả cho nguời gửi tiền được. Mặt khác, nếu người vay không trả được nợ khi đến
hạn dẫn đến nợ quá hạn, NH lại càng khó khăn trong công tác thu hồi vốn, thậm chí dẫn đến
mất vốn. Mặc dù các khoản vay đều có dự phòng rủi ro, nhưng chúng khá nhỏ bé, nếu không
thu hồi được nợ chắc chắn sẽ làm giảm thu nhập của NH. Việc quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều
khía cạnh cần đề cập, nhưng qua đây cho thấy tính tương thích giữa nguồn và sử dụng nguồn rất
quan trọng để giảm rủi ro thiếu thanh khoản cho NH.
Bên cạnh đó, khả năng linh động hay khả năng tài trợ linh hoạt cũng rất hữu ích để giảm
thiểu loại rủi ro này. Đây là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng với các thay
đổi quan trọng trong nhu cầu vốn ở những thời điểm khác nhau. Phương án càng có khả năng
điều động hay khả năng tài trợ linh hoạt thì NH càng có nhi ều phương án mở khi cần mở rộng


2
4 tương ứng trong tài sản. Điều đó không chỉ
hay thu hẹ p tổng vố n sử dụng theo các dao động
cho phép sử dụng loại vốn có sẵn vào bất kỳ một thời điểm nào cần thiết mà còn làm tăng năng
lực mặc cả khigiao dịch với nhà cung cấp vốn tương lai.
1.4.2.2 Tiết kiệm chỉ phí sử dụng vấn, gia tăng lợi nhuận
Chi phí sử dụng vốn là chi phí mà DN phải trả cho các nguồn tài trợ của mình. Như vậy,
chi phí sử dụng vốn của DN có thể hiểu một cách đơn giản là chi phí để hình thành nguồn (ví dụ
chi phí phát hành chứng khoán), và chi phí để sử dụng nguồn (trả cho chủ nợ). Đối với NH,
ngoài hai loại chi phí trên còn có chi phí khi sử dụng nguồn, ví dụ: chi phí để đảm bảo tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đối với nguồn vốn huy động (trong khi giấy tờ có giá như trái phiếu, vốn tài trợ...
thì không phải chịu chi phí này).
Mỗi NHTWcủa mỗi quốc gia có quy định về các tỷ lệ dự trữ khác nhau tùy thuộc vào
tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tại Việt Nam:
Bảngl .2: Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN VN
Số văn bản
379/QĐ-NHNN


Kỳ hiệu lực
Đối với NH TMCP
Tỷ lệ
03/2009
Tiển gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng 3%
bằng VND
Tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng VND

1209/QĐ-NHNN

06/2011

1%
7%

Tiển gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng
bằng ngoại tệ
Tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ
5%

Như vậy, với 100 đồng tiền huy động ngắn hạn, NH chỉ được cho vay ra tối đa 97 đồng
(trả lãi tiền gửi cho 100 đồng, nhưng chỉ thu về lãi cho vay trên 97 đồng).
Ngoài ra, mặc dù không phụ thuộc vào loại nguồn sử dụng để đầu tư, nhưng loại tài sản
nào được hình thành từ các nguồn vốn này, do đặc thù của ngành NH, cũng có phát sinh chi phí
và làm tăng chi phí của NH. Ví dụ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung
và dự phòng cụ thể.
Các NH e ngại rủi ro thanh khoản, không chạy theo một CTTC thâm dụng nợ tối đa để
tận dụng lợi ích tấm chắn thuế của nợ, mà theo đuổi một CTTC hợp lý vì CTTC hợp lý sẽ an
toàn nhất và tiết kiệm thuế được lớn nhất, bao gồm tấm chắn thuế của nợ (cụ thể là tiền gửi,



25
giấy tờ có giá...) và tấm chắn thuế phi nợ (chi phí khấu hao tài sản cố định; các NH phải đầu tư
rất lớn vào hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ, core banking, mạng lưới.)
Qua các phân tích như trên cho thấy một CTTC hợp lý sẽ giúp NH có điều kiện tiết
kiệm chi phí sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận cho NHtừ đó đảm bảo an toàn hơn cho các chủ nợ
cũng như gia tăng lợi ích cho các cổ đông.
1.4.2.3 Tăng giá trị NH, tăng lợi ích cổ đông
Giá trị của NH không chỉ được xác định bởi giá trị của các tài sản thực, mà còn phụ
thuộc vào tiền gửi huy động, công cụ tài chính phái sinh, các cam kết ngoại bảng,... Chúng có
thể làm tăng gi á trị NH, bằng cách trực tiếp làm tăng doanh thu hoặc gián tiếp làm tăng giá trị
tài sản NH. Ví dụ, đối với tài khoản thanh toán, các dòng tiền vào ra liên tục khi khách hàng
sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Điều này cung cấp cho ngân hàng thông tin về
khả năng tài chính của khách hàng, làm căn cứ để cấp một hạn mức thấu chi. Khi khách
hàng sử dụng hạn mức thấu chi, doanh thu của NH tăng do thu được lãi vay. Hoặc khi
thực hiện các cam kết ngoại bảng, nghĩa vụ nợ tiềm ẫn trở thành ngịhĩa vụ nợ của khách
hàng, NH thu được lãi vay và phí dịch vụ... Như vậy CTTC có thể làm gia tăng giá trị NH
nếu cấu trúc đó cho phép các NH linh động, đáp ứng nhanh chóng nhu cautín dụng của
khách hàng.
Và một CTTC hợp lý giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn như đã nêu trên, vì vậy có thể
làm tăng giá trị thị trường của NH, tăng lợi ích của cổ đông.
Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy các NH cần thiết phải xây dựng một CTTC
hợp lý nhằm: Kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động NH; tiết kiệm chi phí sử dụng vốn,
gia tăng lợi nhuận; tăng giá trị NH, tăng lợi ích cổ đông. Đồng thời, một CTTC hợp lý giúp NH
tránh được rủi ro tăng nguy cơ phá sản do: chi phí đại diện, chi phí sử dụng vốn tăng, tăng nguy
cơ chủ nợ thu hồi vốn, cổ đông rút vốn, thay đổi cơ cấu cổ đông...
1.4.3
Đặc điểm CTTC NH
Các lý thuyết về CTTC DN cung cấp các nền tảng hữu ích khi phân tích CTTC của NH.
Tuy nhiên, CTTC giữa NH và các DN phi tài chính cũng có những điểm khác biệt như sau:

1.4.3.1 Tiền gửi - NỢ phải trả trang CTTC của NH


×