Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

chuẩn mực kế toán tại anh, bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.22 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ TÀI:
Xây dựng chuẩn mực kế toán cho các DN NVV
tại Việt Nam
Bài học kinh nghiệm từ Anh

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp: KET201.5
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đình Lập MSV: 1001010482
Nguyễn Tuấn Bình MSV:1001010088
Tống Duy Hiến
MSV: 1001010304
Nguyễn Thị Nga
MSV: 1001010658
Nguyễn Hải Thanh MSV: 1001011285
Bùi Sơn Tùng
MSV: 1001011088

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012.


Mở đầu
Trong điều kiện đã là thành viên chính thức của WTO, hoạt động giao dịch, đầu
tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán sôi động, thu hút sự tham gia ngày một
đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống kế toán và kiểm toán là một trong
những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao tính minh bạch và
trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu
tư...Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành và công bố 30 chuẩn mực kế toán (VAS). Về
cơ bản, các chuẩn mực này được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán


quốc tế với một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đối với những
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do có những đặc điểm riêng so với những doanh
nghiệp lớn nên chuẩn mực kế toán áp dụng vào những doanh nghiệp này có sự khác
biệt. Vì vậy, “ Xây dựng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam - Bài học
kinh nghiệm từ Anh ” là một chủ đề quan trong, cấp thiết với tình hình hiện nay.


Nội dung
1. Đặc điểm doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Anh
Giống với Việt Nam, về cơ bản, Chính phủ Anh cũng phân chia quy mô các
doanh nghiệp dựa trên 2 tiêu chí là số lượng lao động và tổng doanh thu hàng năm của
doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở Anh hiện nay không có một định
nghĩa thống nhất cho Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ - Small or Medium-sized
Enterprises (SME).
Phần lớn các cơ quan trực thuộc chính phủ Anh đều dùng định nghĩa của EU
về các SME. Cụ thể là:
Loại hình doanh nghiệp

Các tiêu chí
Số lao động (người)

Tổng doanh thu/năm

Siêu nhỏ
Nhỏ

< 10
< 50

(triệu bảng)

<2
< 10

Vừa

< 250

< 50

Tuy nhiên, một số cơ quan khác lại dựa vào mục đích nghiên cứu đặc thù của
mình để đưa ra các định nghĩa khác nhau về Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ:
 Dựa vào mục đích tính toán để miễn thuế cho hoạt động Nghiên Cứu & Phát
Triển (Research & Development) của các doanh nghiệp, Cơ quan thu thuế của
Anh (HM Revenue & Customs) định nghĩa SME là một doanh nghiệp có số lao
động không quá 500 người và có tổng doanh thu hàng năm nhỏ hơn 100 triệu
bảng.
 Để thu thập số liệu thống kê một cách tiện lợi, Cục Doanh Nghiệp của Anh (UK
Department for Business) lại định nghĩa SME là một doanh nghiệp có số lao
động không quá 250 người và không có giới hạn về tổng doanh thu hàng năm.
 Với mục đích kế toán, Sở đăng ký doanh nghiệp của Anh (Companies House)
định nghĩa:


+ Một doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ được thuê một lượng lao động không quá 50
người và có tổng doanh thu không quá 6,5 triệu bảng/năm.
+Một doanh nghiệp quy mô vừa có số lượng lao động nhỏ hơn 250 người và tổng
doanh thu không quá 25,9 triệu bảng/năm.
2. Các chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Anh
Trước năm 2009, các chuẩn mực kế toán dùng cho việc chuẩn bị báo cáo tài
chính của các nhóm không niêm yết và các công ty trong vương quốc Anh là Chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, Nguyên tắc kế toán Anh UK GAAP và Chuẩn
mực báo cáo tài chính dành cho các thực thể nhỏ hơn FRSSE.
Vào ngày 09/07/2009, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (‘IFRS for SMEs’) sau 5
năm nghiên cứu và phát triển. Đến ngày 30/01/2012, Hội đồng chuẩn mực kế toán Anh
đã ban hành 3 bản dự thảo hướng dẫn báo cáo tài chính mới, đề xuất rằng các chuẩn
mực báo cáo tài chính và chuẩn mực báo cáo kế toán thực hành hiện tại được thay thế
bởi IFRS of SMEs: chuẩn mực này được áp dụng trong Vương quốc Anh lẫn cộng hòa
Ireland (dự thảo FRS 102). Trước đó, theo khuôn khổ báo cáo ba cấp được đề xuất, các
công ty quốc doanh và tất cả các công ty khác của Anh sẽ tiếp tục áp dụng IFRS đầy
đủ, ngoại trừ những công ty đủ điều kiện như các công ty nhỏ có thể báo cáo theo
IFRS for SMEs hoặc IFRS đầy đủ.
Vậy IFRS for SMEs là gì? Sử dụng IFRS for SMEs có gì lợi hơn so với sử
dụng bản IFRS đầy đủ?
IFRS for SMEs là một tiêu chuẩn khép kín khoảng 230 trang, được dựa trên
IFRS đầy đủ nhưng đã được đơn giản hóa để phù hợp với nhu cầu và khả năng của các
doanh nghiệp nhỏ hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được định nghĩa là các
thực thể không có trách nhiệm công cộng và xuất bản báo cáo tài chính cho các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Nhiều nguyên tắc kế toán trong việc đo lường và ghi nhận Tài sản, Nợ phải trả,
Thu nhập và Chi phí trong IFRS for SMEs được đơn giản hóa so với IFRS đầy đủ, ví
dụ như: khấu hao thương mại, chi phí đi vay và vốn hóa chi phí đi vay, kế toán các


khoản đầu tư liên kết và liên doanh, công cụ tài chính dài hạn hoặc đến ngày đáo hạn,
các chuẩn mực được viết rõ ràng, đơn giản hóa…
IFRS for SMEs không đề cập đến một số chủ đề được đề cập trong bản IFRS đầy
đủ bởi vì các chủ đề này thường không liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó
là: thu nhập trên mỗi cổ phiếu, báo cáo tài chính giữa niên độ và các báo cáo bộ phận,
bảo hiểm và tài sản dài hạn được giữ để bán. Kết quả của sự đơn giản này là IFRSs for

SMEs chỉ bằng khoảng 10% về kết cấu cũng như về những yêu cầu phải công bố.
Tuy IFRS for SMEs dựa trên nền tảng IFRS đầy đủ nhưng giữa IFRSs và IFRSs
for SMEs có sự riêng rẽ và khác biệt cơ bản, nếu các doanh nghiệp áp dụng IFRSs for
SME thì phải áp dụng một cách đầy đủ mà không được phép áp dụng lẫn lộn giữa
IFRSs và IFRSs for SME.
Với những lợi thế của mình, IFRS for SMEs đang dần được thay thế cho hệ
thống các chuẩn mực kế toán cũ và được chấp nhận bởi các công ty vừa và nhỏ trên
toàn thế giới.
3. Vài nét về đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn
vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Khu vực


Nông lâm nghiệp và Công nghiệp và xây Thương mại và dịch
Quy mô

thủy sản
Số LĐ Tổng

dựng
Số LĐ

Tổng

vụ

Số LĐ

Tổng

(người)

NV

(người)

NV

(người)

NV

Doanh nghiệp siêu < 10

(tỉ đồng)
-

< 10

(tỉ đồng)
-

< 10

(tỉ đồng)
-


nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ

10-200

< 20

10-200

< 20

10-50

< 10

Doanh nghiệp vừa

200-300

20-100

200-300

20-100

50-100

10-50


4. Các chuẩn mực kế toán cho các DNVVN tại VN- So sánh với IFRS
Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực khác nhau, mọi thành phần kinh tế trong cả
nước bao gồm các công ty: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh
nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Theo quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ Kế toán
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cuả Bộ Tài chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006, Chế
độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa ở nước ta được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ
7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và
không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa
hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:

IFRSs
tương
đương

TÊN CHUẨN MỰC

VASs


IAS

Quy định chung

VAS 1

IAS 40

Bất động sản đầu tư


VAS 5

IAS 18

Doanh thu

VAS 14

IAS 23

Chi phí đi vay

VAS 16

IAS 37

Các khoản dự phòng, tài sản và nợ VAS 18

Chuẩn mực DN
VVN Việt Nam
áp dụng đầy đủ

tiềm tang
IAS 10

Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế
toán

VAS 23


IAS 24

Thông tin về các bên liên quan

VAS 26

IAS 2

Hàng tồn kho

VAS 2

IAS 16

TSCĐ hữu hình

VAS 3

IAS 38

Tài sản cố định vô hình

VAS 4

IAS 17

Thuê Tài sản

VAS 6


IAS 28

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty VAS 7
liên kết

IAS 31
IAS 21

Góp vốn liên doanh
Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá
hối đoái

VAS 8
VAS 10

Hợp đồng xây dựng

VAS 15

IAS 12

Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 17

IAS 1

Trình bày báo cáo tài chính


VAS 21

IAS 7

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VAS 24

IFRS 3

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính
kế toán và các sai sót
Hợp nhất kinh doanh

mực

chuẩn
các

DN

VVN Việt Nam

IAS 11

IAS 8

Những

VAS 29

VAS 11

áp dụng không
đầy đủ


IFRS 4
IAS

Hợp đồng bảo hiểm
30

(được
thay thế
bởi IFRS
7 từ ngày

VAS 19
VAS 22

Các chuẩn mực

Trình bày bổ sung báo cáo tài chính

các

DN

VVN


của các ngân hàng và tổ chức tài

Việt Nam không

chính tương tự

áp dụng

1/1/2007)
IAS 27

Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo VAS 25
tài chính riêng

IAS 34

Báo cáo tài chính giữa niên độ

VAS 27

IFRS 8

Bộ phận kinh doanh

VAS 28

IAS 33

Lãi trên cổ phiếU


VAS 30

IAS 29

Báo cáo tài chính trong điều kiện nền Không có

Các chuẩn mực

kinh tế siêu lạm phát

Việt Nam chưa

IAS 32

Công cụ tài chính: Trình bày

Không có

IAS 36

Tổn thất tài sản

Không có

IAS 39

Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác Không có
định giá trị

IAS 41


Nông nghiệp

Không có

IFRS 1

Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực báo Không có
cáo tài chính quốc tế

IFRS 2

Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

Không có

IFRS 5

Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và Không có
hoạt động không liên tục

IFRS 6

Thăm dò và đánh giá tài nguyên Không có
khoáng sản




IFRS 7


Không có (có
Công cụ tài chính: Trình bày

đề

cập

một

phần trong VAS
22)

IFRS 9

Công cụ tài chính

Không có

Từ bảng so sánh trên, chúng ta thấy rằng, VAS còn khá nhiều điểm khác với
IFRS. Vậy Việt Nam có nên áp dụng hệ thống chuẩn mực IFRS hay không? Câu trả lời
là có. Với các lí do sau đây:
1. Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.Việc áp dụng
IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam
mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam;
2. Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp. Các công ty
Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ doanh nghiệp có cái
nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặt biệt là trong bối cảnh có rất nhiều
DNVVN của Việt Nam bị các công ty nước ngoài mua lại, sát nhập cũng như nhận góp
vốn.

3. IFRS quy định cụ thê hơn đối với các nghiệp vụ phức tạp, vì vậy nếu áp dụng IFRS
sẽ giúp các doanh có cách áp dụng hợp lý hơn;
4. IFRS là ngôn ngữ tài chính chung được sử dụng toàn cầu. Việc hiểu biết IFRS giúp
doanh nghiệp có những thông tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng ngành,
có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác.
Việc thực hiện theo các chuẩn mực IFRS là cần thiết, nhất là khi đất nước
chúng ta đang trong quá trình mở cửa và các doanh nghiệp đang tự tạo cho những cơ
hội tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài, không chỉ dừng lại ở nguồn vốn trong
nước. Tuy nhiên, những khó khăn gì khi áp dung IFRSs là không nhỏ:
1. Thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng
lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được cọi là rất phức tạp, ngay
cả ở những nền kinh tế phát triển. Kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới
và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam. Thay
vào đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao


dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản
lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của minh.
2. Chi phí để lập báo cáo IFRS có thể vượt lợi ích (do DN phải thay đổi hệ thống hoặc
phải triển khai hệ thống song song với VAS); chi phí đầu tư ban đầu khá lớn.
3. IFRS được cập nhật thường xuyên nên DN Việt Nam sẽ gặp khó khăn với việc cập
nhật hằng năm;
4. Thị trường VN chưa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu của IFRS, ví dụ như
giá trị hợp lý (fair value), actuarial, ect. Một số IFRS/IAS chưa phù hợp với thực tiễn
tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
5. Đề xuất giải pháp
Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển
nhưng chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn
đầu, các DNVVN của Việt Nam nên tiếp cận theo xu hướng hoàn hợp theo khu vực mà
cụ thể là khu vực đối với các công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên

thế giới áp dụng. Theo đó, hệ thống CMKT Việt Nam có thể bao gồm hai phần, một
phần dành cho các công ty niêm yết, phần còn lại cho các công ty không niêm yết. Đối
với các DNVVN niêm yết, CMKT được thực thi theo các IAS/IFRS. Riêng đối với các
DNVVN không niêm yết, thì áp dụng các CMKT Việt Nam hiện hành nhưng theo
hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực. Điều này thể hiện sự hài
hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảm bảo cho tiến trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, các DNVVN cũng cần phải chú trọng đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn, năng cao năng lực cho những người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp
mình, để họ cập nhật đầy đủ và chính xác những chuẩn mực kế toán của Việt Nam,
cũng như nắm bắt và hiểu được sự vận động của hệ thống IFRS, từ đó áp dụng hợp lí
vào doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, các DNVVN cũng nên nêu ra những quan điểm, ý kiến với Nhà nước,
Chính phủ, mà cụ thể là Bộ Tài chính, về những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng
VAS và IFRS, để từ đó Bộ Tài chính hoàn thiện dần hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam, tiến tới hội nhập dần với chuẩn mực kế toán quốc tế.


Kết Luận
Việc chuẩn hóa các chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo chuẩn của nước Anh
đối với các DN VVN là cần thiết, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại Nhà nước cần xây
dựng lộ trình phù hợp với đặc điểm phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Bên
cạnh vai trò của nhà nước thì các DN VVN của cần tích cực tìm hiểu về các chuẩn
mực kế toán của Anh từ đó có được những sự chuẩn bị, nắm bắt được thông tin quốc tế
một cách chính xác từ đó tìm được cơ hội, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho doanh
nghiệp




×