Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH
NƯỚC NGỌT ĐANG ĐƯC KINH DOANH
PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA
: 2002 - 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : MAI ANH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8-2006


-1-

XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH
NƯỚC NGỌT ĐANG ĐƯC KINH DOANH PHỔ BIẾN
TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện bởi

Mai Anh Tuấn



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: - Vũ Cẩm Lương
- Nguyễn Phúc Thưởng

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 8-2006


-2-

TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng danh mục các loài cá cảnh nước ngọt đang được kinh doanh
phổ biến trên thò trường Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 15-3-2006
đến 20-7-2006. Qua khảo sát thực tế tại 35 cửa hàng kinh doanh cá cảnh nước ngọt
chúng tôi thu được những kết quả điều tra như sau:
Có 80 loài cá cảnh (với trên 80 kiểu hình) được bày bán trong các cửa hàng
được khảo sát, trong đó có 25 loài sản xuất nội đòa chiếm tỉ lệ 31%, 12 loài khai thác tự
nhiên được thuần dưỡng làm cá cảnh chiếm 15% và 43 loài nhập khẩu từ các nước
chiếm 54%.
Qua đònh danh tên khoa học và sắp xếp theo hệ thống phân loại, 80 loài trên
được xếp vào 11 Bộ và 26 Họ.
Từ kết quả thống kê và chọn lọc, chúng tôi tiến hành xây dựng poster 42 loài
cá cảnh nước ngọt (với 46 kiểu hình khác nhau) trên thò trường TP. HCM bao gồm:
- Nhóm cá sản xuất nội đòa gồm có: Cá Cánh Buồm, Cá Vàng, Cá Chép

Nhật, Cá Tứ Vân, Cá Tỳ Bà, Cá Hắc Bố Lũy, Cá Bảy Màu, Cá Hòa Lan, Cá Hồng
Kim, Cá Dóa, Cá Kim Cương, Cá Ông Tiên, Cá Tai Tượng Châu Phi, Cá Hoàng
Kim, Cá La Hán, Cá Phượng Hoàng, Cá Xiêm, Cá Sặc Cẩm Thạch, Cá Sặc Gấm.

- Nhóm cá khai thác tự nhiên gồm có: Cá Nàng Hai, Cá Hỏa Tiễn, Cá Thủy

Tinh, Cá Mập Nước Ngọt, Cá Thái Hổ Vằn, Cá Thái Hổ, Cá Mang Rổ, Cá Chim
Dơi Bốn Sọc, Cá Nâu, Cá Nóc Da Beo.
- Nhóm cá nhập bao gồm: Cá Ngân Long, Cá Hồng Long, Cá Kim Long, Cá
Neon, Cá Vệ Sinh Trắng Đuôi Đỏ, Cá Sấu Hỏa Tiễn, Cá Hồng Két, Cá Lông Gà, Cá Aly,
Cá Phát Tài, Cá Trường Giang Hổ, Cá Hồng Vỹ Mỏ Vòt, Cá Chuột Trắng, Cá Chuột

Nâu.


-3-

ABSTRACT

This thesis was carried out from March to July 2006 by intervewing of 35
ornamental fish store in Ho Chi Minh city. The main result are as follows:
- 80 ornamental fish species were investigated, including three group. The fist
group including 25 species that are produced in Viet Nam occupied 31 %; the second
group including 12 wild fish species that are selected from natural water-bodies
occupied 15 %; and the third group including 43 species that are imported from orther
countries such as Thailand, Taiwan, Hongkong… occupied 54 %.
- It is including 11 Orders and 26 Families
A popular ornamental fish poster had been constructed including:
- In the first group: Black Tetra, Gold Fish, Koi Carp, Tiger Barb, Sucker
Catfish, Balloon Molly, Guppy, Sword Tail, Platy, Discus, Golden Cichlid, Flower
Horn Fish, Blue Acara, Angel Fish, Oscar, Ramirez Dwarf Cichlid, Fighting Fish,
Dwarf Gouramy, Blue Gouramy.
- In the second group: Silver Clown Knife, Burnt Tail Fish, Ghost Catfish,
Iridescent Shark Catfish, Siamese Tigerfish, Barred Tigerfish, Archer Fish, African

Moony, Spotted Scat, Puffer Fish.
- In the third group: Silver Arowana, Red Arowana, Golden Arowana, Neon
Tetra, Black Ghost Knife Fish, Alligator Gar, Red Fin Shark, Hi-Fin Banded Shark,
Albino Corydoras, Bronze Corydoras, Red Tail Catfish, Ahli, Blood Parrot Cichlid,
Albino Giant Gourami.


-4-

LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin chân thành cảm tạ đến:
- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể thực hiện đề tài.
- Quý thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
- Cô Lê Hoàng Yến là người đã tận tình hướng dẫn em trong môn ngư loại học
phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
- Thầy Nguyễn Phúc Thưởng đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến thiết
thực và động viên giúp em hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn sâu sắc đến thầy Vũ Cẩm Lương, người đã
rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em để có thể hoàn thành đề tài
này.
Cám ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các chủ cơ sở kinh doanh cá cảnh, các anh chò
em lao động tại cửa hàng.
Cám ơn các chủ cơ sở sản xuất cá cảnh trên đòa bàn Thành Phố, đã nhiệt tình
giúp đỡ và đóng góp những ý kiến, tư liệu hữu ích để em có thể hoàn tất đề tài.
Cám ơn các tác giả của những tài liệu mà em đã sử dụng trong suốt quá trình
thực hiện LVTN này.

Xin cám ơn gia đình đã động viên, chia sẽ giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
về vật chất và tinh thần trong những năm tháng học tập trên giảng đường Đại học cũng
như suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Cám ơn các bạn lớp NTTS-28 đã cùng tôi chia
sẻ những năm tháng quý báo suốt những năm học tập và đã động viên giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không thể
tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.


-5-

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI

1

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

2

TÓM TẮT TIẾNG ANH

3


CẢM TẠ

4

MỤC LỤC

5

DANH SÁCH CÁC BẢNG

8

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

9

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

10

I

GIỚI THIỆU

1.1

Đặt vấn đề

11


1.2

Mục tiêu đề tài

12

II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Lòch sử ngành nuôi cá cảnh trên thế giới

15

2.2

Khái quát ngành nuôi cá cảnh ở Việt Nam

15

2.3

Hiện trạng kinh doanh cá cảnh nước ngọt ở Tp.HCM

17

2.4


Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tp.HCM

17

2.4.1 Giới thiệu tổng quan về Tp.HCM

17

2.4.2 Đặc điểm khí tượng khí hậu

18

2.4.3 Hệ thống sông ngòi kênh rạch

18


-6-

2.4.4 Nguồn nước

18

2.4.5 Điều kiện kinh tế xã hội

19

2.5

Một số thông tin và tài liệu về cá cảnh nước ngọt ở

Việt Nam

20

2.6

Các chỉ tiêu đánh giá cá cảnh

21

2.6.1 Đánh giá cỡ

21

2.6.2 Đánh giá thân

21

2.6.3 Đánh giá vây

22

2.6.4 Đánh giá màu sắc

22

2.6.5 Đánh giá thể trạng của cá

22


2.6.6 Đánh giá tập tính của cá

22

III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Thời gian và đòa điểm thực hiện đề tài

23

3.1.1 Thời gian

23

3.1.2 Đòa điểm

23

3.2

23

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Số liệu thứ cấp


23

3.2.2 Số liệu sơ cấp

24

3.2.3 Một số chỉ tiêu phân tích

24

3.2.4

Xử lý liệu

25

IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1

Thông tin chung về các cửa hàng cá cảnh nước ngọt ở
Tp.HCM

26


-7-


4.2

Sự đa dạng về chủng loài cá cảnh ở các cửa hàng được
khảo sát

26

4.3

Các loài cá cảnh nước ngọt được kinh doanh trên thò
trường Tp.HCM

28

4.4

Xây dựng hệ thống phân loại các loài cá cảnh nước
ngọt được khảo sát

34

4.5

Những đặc điểm sinh học cơ bản của các loài cá cảnh
được khảo sát

41

4.6


Các loài cá cảnh nước ngọt khác ở Tp.HCM

68

V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1

Kết luận

70

5.2

Đề nghò

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

74

Phụ lục 1


Phiếu điều tra

Phụ lục 2

Tổng hợp số liệu điều tra


-8-

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Thu nhập bình quân hàng tháng tại Tp.HCM

20

Bảng 4.1

Thời gian kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

26

Bảng 4.2


Sự đa dạng về các chủng loài cá cảnh ở các cửa hàng
được khảo sát

26

Bảng 4.3

Số lượng loài của ba nhóm cá cảnh nước ngọt chủ yếu

28

Bảng 4.4

Hiện trạng kinh doanh các loài cá cảnh sản xuất nội đòa

29

Bảng 4.5

Hiện trạng kinh doanh các loài cá cảnh khai thác tự
nhiên

31

Bảng 4.6

Hiện trạng kinh doanh các loài cá cảnh nhập

32


Bảng 4.7

Danh sách phân loại các loài cá cảnh nước ngọt được
khảo sát

34

Bảng 4.8

Danh sách các loài cá cảnh nước ngọt khác được liệt kê
trong danh mục của Bộ Thủy sản (theo dự thảo thông
qua tháng 7-2006)

68

Bảng 4.9

Danh sách các loài cá cảnh đã được khảo sát ở
Tp.HCM nhưng không có trong danh mục cá cảnh của
Bộ Thủy sản (theo dự thảo thông qua tháng 7-2006)

69


-9-

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ Thò

Nội Dung


Trang

Đồ thò 4.1

Tỉ lệ về số lượng loài giữa ba nhóm cá cảnh nước ngọt
chủ yếu được kinh doanh tại cửa hàng

28

Đồ thò 4.2

Tỉ lệ xuất hiện tại cửa hàng của các loài cá cảnh sản
xuất nội đòa phổ biến nhất

30

Đồ thò 4.3

Tỉ lệ xuất hiện tại cửa hàng của các loài cá cảnh khai
thác tự nhiên phổ biến nhất

31

Đồ thò 4.4

Tỉ lệ xuất hiện tại cửa hàng của các loài cá cảnh nhập
phổ biến nhất

33



- 10 -

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24

Hình 4.25
Hình 4.26
Hình 4.27
Hình 4.28
Hình 4.29
Hình 4.30
Hình 4.31
Hình 4.32
Hình 4.33
Hình 4.34
Hình 4.35
Hình 4.36

Nội Dung
Cá khủng long bông
Cá khủng long vàng
Cá sấu hỏa tiễn
Cá ngân long
Cá hồng long
Cá kim long hồng vỹ
Cá kim long
Cá nàng hai
Cá cánh buồm
Cá hồng nhung
Cá neon
Cá neon đen
Cá mũi đỏ
Cá hồng câu
Cá thanh tử quang
Cá phi phương

Cá lông gà
Cá vàng
Cá chép Nhật
Cá hắc bạc
Cá hỏa tiễn
Cá tứ vân
Cá tứ vân vàng
Cá kim sơn
Cá kim ngân
Cá vệ sinh trắng đuôi đỏ
Cá vệ sinh đen
Cá ngựa vằn
Cá đuôi kéo
Cá tam giác
Cá trường giang hổ
Cá chuột ba sọc
Cá cầu vồng
Cá thiên thanh
Cá ram bo
Cá thủy tinh

Trang
60
60
60
60
60
60
60
60

60
60
60
60
60
61
61
61
61
61
61
61
61
61
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
63
63



- 11 -

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình
Hình 4.37
Hình 4.38
Hình 4.39
Hình 4.40
Hình 4.41
Hình 4.42
Hình 4.43
Hình 4.44
Hình 4.45
Hình 4.46
Hình 4.47
Hình 4.48
Hình 4.49
Hình 4.50
Hình 4.51
Hình 4.52
Hình 4.53
Hình 4.54
Hình 4.55
Hình 4.56
Hình 4.57
Hình 4.58
Hình 4.59
Hình 4.60
Hình 4.61
Hình 4.62

Hình 4.63
Hình 4.64
Hình 4.65
Hình 4.66
Hình 4.67
Hình 4.68
Hình 4.69
Hình 4.70
Hình 4.71
Hình 4.72

Nội Dung

Trang

Cá mập nước ngọt
Cá chốt sọc
Cá tỳ bà
Cá chuột trắng
Cá chuột nâu
Cá hồng vỹ mỏ vòt
Cá da báo mỏ vòt
Cá hắc bố lũy
Cá bảy màu
Cá bình tích
Cá trân châu
Cá hồng kim
Cá hòa lan
Cá thái hổ vằn
Cá thái hổ

Cá mang rổ
Cá chim dơi bốn sọc
Cá ali
Cá dóa
Cá hoàng kim
Cá la hán
Cá hồng két
Cá kim thơm bảy màu
Cá hoàng đế
Cá kim thơm
Cá sọc ngựa
Cá kim cương
Cá ông tiên
Cá hồng bửu xẹt
Cá huyết trung hồng
Cá tai tượng Châu Phi
Cá phượng hoàng
Cá quan đao
Cá kì lân
Cá hoàng tử Phi Châu
Cá tuyết điêu

63
63
63
63
63
63
63
63

64
64
64
64
64
64
64
64
64
64
65
65
65
65
65
65
65
65
65
66
65
66
66
66
66
66
66
66



- 12 -

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình
Hình 4.73
Hình 4.74
Hình 4.75
Hình 4.76
Hình 4.77
Hình 4.78
Hình 4.79
Hình 4.80
Hình 4.81
Hình 4.82
Hình 4.83
Hình 4.84

Nội Dung

Trang

Cá ông hề bông
Cá nâu
Cá xiêm
Cá sặc gấm
Cá sặc cẩm thạch
Cá sặc vàng
Cá phát tài
Cá hồng phát tài
Cá tai tượng thường

Cá tai tượng đuôi đỏ
Cá chạch khoan sọc
Cá nóc da beo

66
66
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67


- 13 -

I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề

Sau một ngày lao động mệt mỏi, đầu óc nặng tróu vì lo toan cho cuộc sống,
không ít người đã chọn cho mình hình thức thư giãn giải trí thân thiện với môi trường tự
nhiên như nuôi cá cảnh. Nhưng đó không chỉ là niềm đam mê, là trò giải trí đơn thuần.
Ngày nay, nghề nuôi cá cảnh còn là một nghề kinh doanh mang lại nguồn thu nhập hấp

dẫn. Đây cũng là hoạt động kinh tế được khuyến khích nhân rộng ở TP.HCM. Theo
những người am hiểu trong làng cá cảnh thì nghề nuôi, sản xuất cá cảnh ở TP.HCM đã
có từ rất lâu. Trước những năm 1975 thì nghề này đã từng giữ vai trò nhất đònh ở khu
vực Đông Nam Á. Tuy nhiên sau ngày giải phóng, do điều kiện kinh tế khó khăn nên
nghề nuôi và sản xuất cá cảnh dần dần bò giảm sút, hoạt động cầm chừng.
Từ năm 2000 trở lại đây, phong trào chơi cá cảnh đã phát triển trở lại cùng với
mức sống ngày càng cao của người dân. Một thực tế không thể phủ nhận là trong những
năm qua ngành cá cảnh phát triển song chưa mạnh, phần lớn những hộ nuôi cá cảnh
vẫn mang tính tự phát, qui mô gia đình, chưa có qui hoạch, đònh hướng rõ rệt nhất là
thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật lai tạo còn thấp… Đặc biệt đầu ra của cá cảnh hoàn toàn do
người nuôi tự lo, khách hàng khi có nhu cầu cũng chỉ thu mua theo phương thức thu
gom… Nguồn cá cảnh của chúng ta ngày càng lạc hậu do con giống nhập về chưa quan
tâm đến vấn đề bổ sung nguồn giống trong nước mà chỉ là do nhu cầu và thò hiếu.
Chúng ta chưa quan tâm nắm bắt thông tin và nhu cầu của thò trường cá cảnh thế giới
luôn thay đổi, đó là những nguyên nhân làm hạn chế ngành cá cảnh của chúng ta phát
triển mạnh theo qui mô công nghiệp. Mặt khác, hiện nay thông tin cập nhật về các
giống loài cá cảnh còn thiếu và không đầy đủ.
Chính từ thực trạng trên, việc khảo sát trên cơ sở khoa học các loài cá cảnh
đang được kinh doanh trên thò trường TP.HCM là cần thiết để làm cơ sở cho kênh thông
tin trao đổi đánh giá thò hiếu, nhu cầu của thò trường và những đònh hướng đúng cho sự
phát triển của ngành công nghiệp cá cảnh Việt Nam nói chung, TP. HCM nói riêng.
Được sự phân công của Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vũ Cẩm Lương và Thầy Nguyễn Phúc
Thưởng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI
CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT ĐANG ĐƯC KINH DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ
TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

1.2

Mục Tiêu Đề Tài



- 14 -

Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Khảo sát và nhận diện các loài cá cảnh nước ngọt đang được kinh doanh ở một
số cửa hàng trên đòa bàn Thành Phố.
- Đánh giá mức độ phổ biến và xu hướng ưa chuộng đối với các loài.
- Xây dựng poster các loài cá cảnh nước ngọt phổ biến trên thò trường TP.HCM.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


- 15 -

2.1

Lòch Sử Ngành Nuôi Cá Cảnh trên Thế Giới

Thú chơi cá cảnh đã có lòch sử khoảng 2.500 năm. Từ Trung Quốc nó được
truyền sang các nước Đông Nam Á. Cho tới thế kỉ XVII, cá cảnh mới được đưa sang
Châu Âu rồi Châu Mỹ… bắt đầu từ con cá Diếc và con cá Chép của lục đòa Âu - Á, là
những loài cá được nuôi lâu đời nhất. Người ta đã lợi dụng sự đột biến của chúng để tạo
ra những nòi lạ về hình dáng và đẹp về màu sắc, có giá trò thẩm mỹ. Từ việc thưởng
ngoạn những loài đã nuôi được, người ta tìm kiếm khắp đó đây những loài cá đẹp có
trong thiên nhiên không chỉ ở Châu Á mà cả ở các nước nhiệt đới ở Châu Phi rồi Nam
Mỹ. Nhiều loài trong số đó đã được lựa chọn phù hợp với việc nuôi dưỡng và thưởng
ngoạn (theo Cá Cảnh - Võ Văn Chi - NXB khoa học kỹ thuật- 1993).
Nhiều loài cá đẹp mới đã được tìm tòi, những hình dạng kì lạ được tạo ra từ sự
lai tạo giữa các cá đẹp. Các loài cá từ ao hồ, sông suối đã được tuyển chọn vào nuôi

trong các lọ thuỷ tinh, bể cạn đặt trong nhà và vườn cảnh. Tùy theo đặc điểm của vùng
đòa lí, mà người ta chọn nuôi những loài thích hợp. Người Ai Cập cổ đã tạo ra những
bình chứa lớn bằng thuỷ tinh dùng để trang trí, nhưng chính ở Viễn Đông, các bình thủy
tinh này được tăng thêm giá trò từ việc dùng để nuôi các loài cá đẹp.
Lúc đầu để làm nhiệt độ nước nóng lên cho phù hợp với sự sống của cá, người ta
đặt những cái đèn dầu hỏa hay khí đốt trực tiếp dưới bể nuôi. Nhưng chính nhờ sự đăng
quang của điện vào thế kỉ XX, người ta mới điều chỉnh được nhiệt độ của nước và đảm
bảo được sự thông khí cho từng loài. Đó chính là bước đột phá ban đầu giúp đưa nghề
nuôi cá cảnh lên một tầm mới và liên tục phát triển cho đến ngày nay (theo Kỹ Thuật
Nuôi Cá Cảnh - Dick Mills).
2.2

Khái Quát Ngành Nuôi Cá Cảnh ở Việt Nam

Việt Nam thuộc một trong ba khu vực có cá cảnh đẹp nhất thế giới gồm Nam
Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á. Nước ta hiện có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để nuôi
cá cảnh xuất khẩu, có nhiều loại cá cảnh phù hợp với nhiều loại môi trường nước (mặnlợ-ngọt) và thời tiết (nóng-lạnh). Theo những người am hiểu trong làng cá cảnh, thì
nghề nuôi và sản xuất cá cảnh ở Việt Nam đã có từ lâu. Trước năm 1975, nghề này đã
từng giữ vai trò nhất đònh ở Đông Nam Á. Đề cập đến ưu thế của Việt Nam, không thể
không kể đến một sự kiện gây chấn động giới cá cảnh thế giới khi Việt Nam giật một
lúc bảy giải trong tổng số mười ba giải thưởng tại Cuộc thi cá cảnh quốc tế Aquarama
’95 tại Singapore. Bốn con cá Dóa của một cơ sở tại TP.HCM đoạt một lúc năm giải,
trong đó có một giải đặc biệt (là giải thưởng lớn nhất cuộc thi) kiêm giải nhất, ba con
kia đoạt nhất, nhì, ba. Cũng tại cuộc thi này, hai con cá của một người Singapore cũng
đoạt hai giải thưởng, người này cũng đã công khai loan báo hai con cá này cũng được
mua của Việt Nam (theo Thanh Niên 31/3/05).


- 16 -


Hiện nay hầu như khắp các đòa phương trên cả nước điều có người nuôi cá cảnh.
Những trung tâm cá cảnh lớn là Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng,
Vũng Tàu… Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Thủy Sản, nơi dẫn đầu trong phong trào
nuôi và kinh doanh cá cảnh vẫn là TP.HCM.
Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam hiện nay đã có chiều hướng tăng
trưởng, theo Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Hồng Minh, từ năm 2001 hoạt động xuất
khẩu cá cảnh nước ta bắt đầu tăng mạnh, riêng năm 2004 giá trò kim ngạch xuất khẩu
cá cảnh cả nước đã đạt 10 triệu USD so với hai năm trước là 5 triệu USD. Thò trường
xuất khẩu cá cảnh được rải khắp các nước như: Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch,
Canada, Mỹ, Braxin, Nhật Bản, Đài Loan. EU là thò trường nhập khẩu cá cảnh lớn nhất
của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước (theo
TTXVN). Các loài đang được xuất khẩu gồm: Dóa, Bảy Màu, Chép Nhật, Thủy Tinh, Nóc
Beo, Cánh Buồm, Hồng Kim… Trong đó cá Dóa và Bảy Màu là hai loài rất được ưa
chuộng.
Tuy nhiên theo các chuyên gia ngành Thủy sản, khó khăn hiện nay của người
sản xuất cá cảnh là chưa đủ nguồn giống. Từ trước tới nay, người nuôi thường phải
nhập cá giống về từ nước ngoài, chòu thuế suất khá cao tới 30%. Mặc khác, cá cảnh
Việt Nam được nuôi “hỗn giao”, không theo dõi lý lòch, không tạo ra được một dòng
cá. Trong khi một con cá quý bán ra từ các trại cá nổi tiếng trên thế giới điều có “lí
lòch”, thậm chí được gắn một con chíp để theo dõi, do đó cá của họ đẻ ra hơn 90%
giống bố mẹ, còn cá của ta giống bố mẹ chỉ chiếm 3-5%. Việc sản xuất và kinh doanh
cá cảnh trong nước mang nặng tính tự phát theo phương thức “cha truyền con nối”,
nhiều bí quyết kinh nghiệm được giữ kín, chưa có sự giao lưu, trao đổi học hỏi kinh
nghiệm, chưa cập nhật kòp thời nhu cầu và xu hướng cá cảnh thế giới. Chính vì thế điều
nan giải của Việt Nam hiện nay là tạo được “thương hiệu” cho cá cảnh nhằm tìm cho
mình một chổ đứng trong thò trường cá cảnh thế giới. Nắm bắt được những nhu cầu bức
thiết trên, ngày 26/9/2005, UBND TP.HCM đã cho phép thành lập hội cá cảnh Thành
Phố. Đây là tổ chức tự nguyện của các cá nhân, tập thể, tổ chức hoạt động trong lónh
vực nuôi, tiêu thụ cá cảnh và có liên quan đến cá cảnh nhằm tập hợp, hỗ trợ giúp đỡ
nhau góp phần phát triển ngành cá cảnh. UBND TP cũng đã phê duyệt dự án xuất khẩu

hoa kiểng, cá cảnh đến năm 2010 với tổng trò giá 14,2 tỉ đồng, trong đó xác đònh phải
đưa xuất khẩu cá cảnh trở thành mũi nhọn của ngành Thủy sản. Theo đó, trong giai
đoạn sắp tới, người nuôi cá ở TP sẽ được hỗ trợ lãi suất vay vốn và được miễn thuế
nhập khẩu cá giống. Đây là một động lực lớn tiếp sức cho phong trào nuôi cá cảnh ở
TP.HCM và cả nước nói chung. Đồng thời, UBND TP cũng có chủ trương xây một
trung tâm nhân giống cá cảnh rộng hơn 20 ha tại xã Phú Hoà Đông (Huyện Củ Chi)
nhằm đưa hoạt động nuôi và kinh doanh cá cảnh trở nên chuyên nghiệp và công nghiệp
hơn (theo SGGP).
2.3
Hiện Trạng Kinh Doanh Cá Cảnh Nước Ngọt ở TP.HCM


- 17 -

Trên đòa bàn Thành Phố có khoảng trên 120 cửa hàng kinh doanh cá cảnh.
Ngoài cá cảnh, nhiều vật tư trang thiết bò phụ trợ cũng được các chủ cửa hàng đưa vào
danh mục kinh doanh để phục vụ nhu cầu trang trí và chăm sóc cá của người nuôi.
Ngoài ra, một số cửa hàng chọn hình thức kinh doanh chính là thiết kế và trang trí hồ
cá với nhiều kích cỡ và giá cả tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Những đòa chỉ khá
quen thuộc mà những người có kinh nghiệm chơi cá cảnh khi muốn tìm mua những loài
cá lạ, đẹp, hoặc có giá trò như: Cá Dóa, Cá Rồng, Cao Xạ… luôn nghó đến đó là chợ cá
cảnh Lưu Xuân Tín ởû Quận 5 và Nguyễn Thông ở Quận 3. Tuy nhiên nơi đây cũng
cung cấp rất đầy đủ các chủng loại cá bình dân và quen thuộc như: Bảy Màu, Chép,
Hồng Kim… Ngoài ra, rải rác khắp các quận huyện trong Thành Phố, trong những con
hẻm, khu vực đông dân cư… chúng ta vẫn có thể tìm thấy tiệm bán cá cảnh, đối tượng
kinh doanh ở đây chủ yếu là những loài quen thuộc và bình dân, nhưng ở một số tiệm
do người mua có nhu cầu nên chủ cửa hàng vẫn cung cấp một số loài có giá trò cao như:
Ngân Long, Kim Long, Dóa… Vì đặc trưng của việc kinh doanh cá cảnh là cần nhiều lao
động nên trong một cửa hàng, tùy theo mức độ kinh doanh mà luôn có từ hai đến sáu
hoặc bảy lao động, vừa có lao động là người nhà vừa thuê mướn những người từ các

tỉnh lên tìm việc.
2.4

Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội của TP.HCM

2.4.1 Giới thiệu tổng quan về TP.HCM
Nằm ở vò trí đòa lí đặc biệt với những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
từ xưa, TP.HCM luôn là vùng kinh tế chiến lược và trọng điểm phía nam, là một Thành
Phố đông dân phồn vinh và là một điểm du lòch, giao lưu văn hóa của khách nước
ngoài.
TP.HCM (trước đây gọi là Sài Gòn) là một TP duyên dáng và năng động, với
những con người thân thiện, nền văn hóa phong phú, lôi cuốn và hội đủ tiện nghi của
một TP hiện đại. Năng động và đầy tiềm năng, TP.HCM có tốc độ phát triển nhanh
nhất và ổn đònh nhất Đông Nam Á. Với sự phát triển kinh tế, nền dân trí cao và tiện
nghi hiện đại, nơi đây được xem là trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật của cả nước.
Tổng diện tích của TP là 2.056 km2. Vùng đô thò với 140 km2. Vùng nông thôn
rộng lớn với 1.916 km2. Khoảng cách từ trung tâm TP đến biển là 50 km theo đường
chim bay và cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.730 km đường bộ, phía nam giáp biển Đông,
phía bắc giáp Tây Ninh, phía tây giáp Long An và Sông Bé, Đồng Nai ở phía đông. Độ
cao trung bình hơn sáu mét so với mực nước biển. Bề mặt đòa hình ở phía Bắc và Đông
cao hơn ở vùng phía Nam và Tây Nam.

2.4.2 Đặc điểm khí tượng khí hậu


- 18 -

TP nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 149 kcal/cm2/năm, nắng trung bình khoảng
6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình toàn năm khoảng 27,42 0C (thay đổi trong khoảng 2529 0C), nóng nhất vào tháng 4 và lạnh nhất vào tháng 12. Độ ẩm trung bình hằng năm

là 77,5%. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi
cho sự tăng trưởng và phát triển của động thực vật. Ngoài ra, TP còn có thuận lợi là
không trực tiếp chòu ảnh hưởng của bão lụt nên việc phát triển nông nghiệp nhìn chung
có thuận lợi.
Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực. Mưa nhiều ở khu vực nội thành (trung
bình 2.100 mm). Vùng Củ Chi, Bình Chánh, Bắc Cần Giờ, Nhà Bè có lượng mưa trung
bình 1.500-1.700 mm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất
thường xảy ra vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Lượng mưa phân bố nhiều trong mùa mưa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi
trường TP: nước mưa làm quá tải khả năng thu nước của hệ thống cống rãnh và thoát
nước, gây hiện tượng ngập lụt trong một số khu vực sau cơn mưa dài, gia tăng mức độ ô
nhiễm nước do nước mưa hòa lẫn với nước thải từ các cống rãnh.
2.4.3 Hệ thống sông ngòi kênh rạch
TP nằm giữa hai sông lớn là sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chòu ảnh
hưởng lớn của sông Đồng Nai. Tại đòa phận huyện Thủ Đức, có nơi lòng sông rộng
400-600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình từ 12-15 m,
dòng chảy trung bình 500 m3/s. Sông Đồng Nai nối sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh
Rạch Chiết. Do sông rộng, không sâu và có lưu lượng lớn nên đẩy được nước mặn. Hệ
thống kênh rạch TP có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài
Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc-Thò Nghè. Hệ thống các
kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch Tân Kiên, rạch Bà
Hom, rạch Tân Hóa–Lò Gốm… Đặc điểm của kênh rạch này là chúng đều độc lập, có
một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ vùng đất cao Gò Vấp.
2.4.4 Nguồn nước
Sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính của TP với diện tích lưu vực khoảng
45.000 km2, hằng năm cung cấp 15 tỉ m3 nước. Trong thời gian qua, một số các công
trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng
không thay đổi về tổng lượng nói chung.
TP nằm trong khu vực hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên
nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển

kinh tế. Ngoài ra đây cũng là con sông chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 8 triệu
dân của TP.


- 19 -

Nước ngầm cũng tham gia một vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã
hội của nơi đây. Nước ngầm phân bố khá rộng song do bò nhiễm mặn nên khả năng
khai thác sử dụng hạn chế. Nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước
Pleitoxen ở độ sâu 100-300 m có nơi 20-50 m; phổ biến ở phía bắc, các huyện Củ Chi,
Hóc Môn, bắc Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp… trữ lượng khai thác ước tính
300-400 m3/ngày. Trên đòa bàn TP, nước ngầm đã được khai thác đầu từ thế kỉ, đến
năm 1995 khai thác đạt 250.000 m3/ngày song do bò nhiễm mặn nên việc khai thác bò
hạn chế, sau đó có nhà máy nước Thủ Đức khai thác nước mặt từ sông Đồng Nai nên
qui mô khai thác giảm dần. Trong những năm gần đây một số gia đình và cơ sở sản
xuất nhỏ đã khoan giếng để sử dụng. Những giếng này chủ yếu tập trung ở các quận
Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh. Ngoài ra TP còn xây dựng một nhà máy nước ngầm ở
Hóc Môn với công suất 50.000 m3/ngày đêm, giải quyết phần nào khó khăn về nước
sinh hoạt cho người dân.
2.4.5 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo tổng cục thống kê, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
và số người ngoài độ tuổi lao động tham gia làm việc của TP sẽ tăng dần, cụ thể:
61,86% (năm 1995); 65,19% (năm 2000); 68,68% (năm 2005); 69,94 (năm 2010).
Diện tích đất nông lâm nghiệp có xu hướng giảm, vấn đề cơ giới hóa trong lónh
vực này sẽ được áp dụng mạnh mẽ trong những năm sắp tới. Do đó số người làm việc
trong nhóm ngành này có xu hướng giảm về tỉ trọng trong cơ cấu lao động có việc
làm, đồng thời giảm cả về mặt số tuyệt đối trong những năm tới.
Trong ngành Thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng Thủy sản tăng từ 1.853 ha
(năm 1995) lên 3.000 ha (năm 2000) và sẽ đạt con số 5.300 ha (năm 2010), do đó số
lao động trong ngành này sẽ tăng thêm.

Thu nhập bình quân của người dân TP tăng rõ rệt, thể hiện qua tốc độ tăng
trưởng kinh tế các năm qua. GDP bình quân đầu người đạt 950 USD năm 1995. Trong
giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân hằng năm của GDP là 14,50%.
Do tác động của nền kinh tế thò trường nên mức thu nhập của các tầng lớp dân
cư ngày càng có sự cách biệt. Thu nhập của những người trong các ngành buôn bán,
dòch vụ cao hơn nhiều so với lónh vực sản xuất. Những người làm trong các ngành y tế,
giáo dục, lực lượng vũ trang do có phụ cấp nên thu nhập khá hơn. Tuy nhiên đối với
cán bộ công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, các đối tượng chính sách, đời
sống vẫn chậm được cải thiện mặc dù chế độ tiền lương mới đã được thực hiện. Trên cơ
sở đó, dự kiến một số chỉ tiêu về mức sống của dân cư TP như sau:


- 20 -

- Về cơ cấu chi tiêu bình quân đầu người: chi cho ăn uống có xu hướng giảm;
chi phí cho ăn mặc, đi lại, học hành, y tế, bảo vệ sức khỏe, vui chơi giải trí và chi phí
khác sẽ tăng lên.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, tỉ lệ hộ
mua sắm các tiện nghi sinh hoạt gia đình có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo số liệu điều tra, nguồn Omnibus 2002-2005 (do ACNielsen Vietnam cung
cấp), thì thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Thành Phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2002-2005 cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Thu nhập bình quân hàng tháng tại TP.HCM

Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình

Năm(triệu VNĐ)
2002
2003
2004

2005
3,12
3,36
3,81
4,12

Thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân

1,11

1,12

1,32

1,40

Chi tiêu bình quân hàng tháng của cá nhân

0,47

0,55

0,73

0,76

Chi tiêu bình quân hàng tháng của hộ gia đình

2,16


2,11

2,58

2,68

2.5

Một Số Thông Tin và Tài Liệu về Cá Cảnh Nước Ngọt ở Việt Nam

Hiện nay nhu cầu tìm hiểu về các giống loài cá cảnh là có thực, nó cần thiết
giúp cho người mới chơi và chơi cá cảnh lâu năm có thể trang bò những hiểu biết cơ bản
và củng cố vốn hiểu biết của mình nhằm có thể chăm sóc những chú cá do mình mua
về. Rất nhiều tác giả với những nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân đã cho xuất
bản những tài liệu liên quan đến cá cảnh. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi cũng cố
gắng tìm hiểu về một vài trong rất nhiều những tài liệu trên.
Một số tài liệu thì có cái nhìn khá chuyên sâu về riêng một đối tượng nhất đònh,
nhưng chúng lại là đối tượng được nhiều người quan tâm và có giá trò, như tài liệu: Cá
Vàng, Cá Dóa - Vónh Khang - NXB TP.HCM-1996. Nội dung tài liệu cung cấp những
kiến thức về phân loại, đặc điểm sinh học, sinh sản và phòng trò bệnh, những phương
pháp chăm sóc... cho cá.
Một số sách khác thì đối tượng được đề cập tới rộng hơn, đến trên chục loài. Đó
là những đối tượng cũng khá phổ biến như: Bảy Màu, Hồng Kim, Xiêm, Tai Tượng Châu


- 21 -

Phi… Tác giả cũng đi mô tả chi tiết từng loài như cuốn: Cá Cảnh Thưởng Thức và
Nuôi Dưỡng - NXB Đà Nẵng; Cá Kiểng Nuôi và Ép - NXB TP.HCM-1993; Nghệ
Thuật Chơi Cá Cảnh - NXB Trẻ-1993; Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh - NXB Nông Nghiệp 2000… Trong sách, tác giả cũng cung cấp những kiến thức về thiết kế, bố trí trưng bày

hồ cá… rất sinh động.
Với mức độ chuyên sâu hơn chúng tôi tìm thấy ở cuốn Cá Cảnh - Võ Văn Chi NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội -1993, đây là cuốn sách được khá nhiều người biết đến
khi nói về sách cá cảnh, với những kiến thức khá phong phú về hàng trăm loài. Dựa
vào một số tài liệu nước ngoài, tác giả cũng đi vào phân loại từng loài rất hữu ích cho
việc đònh danh trong mục tiêu đề tài.
Có thể nói chúng tôi thật sự thú vò khi tìm hiểu tài liệu: Kỹ Thuật Nuôi Cá
Cảnh, do Phan Hạnh dòch từ bản tiếng Pháp của tác giả Dick Mills. Cuốn sách cung
cấp hết sức đầy đủ về những kiến thức liên quan đến cá cảnh, ngoài ra ta còn tìm thấy
những hiểu biết khá mới lạ mà những sách trước đây chưa được biết như cách thực
hiện việc tổ chức triển lãm và thi cá cảnh, cách thức chụp ảnh bể cá cảnh…
2.6

Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Cá Cảnh

Việc đánh giá những giá trò của một con cá có thể xuất hiện những phương pháp
tiến hành chủ quan: “một con cá với người này là tuyệt đẹp nhưng lại là tầm thường so
với người kia”. Làm sao tiến hành một cách đánh giá đúng? Về việc có liên quan đến
các cuộc triển lãm, một số tổ chức có liên quan đã giải quyết vấn đề đó bằng cách thiết
lập những tiêu chuẩn, căn cứ theo đó mà giám khảo đánh giá từng con cá dự thi.
Một hệ thống rất phổ biến để cho điểm một con cá với tổng số điểm là 100, trên
nguyên tắc tổng điểm này chia ra làm năm nhóm điểm, mỗi nhóm liên quan đến một
đặc tính của loài mà người đánh giá phải cân nhắc.
2.6.1 Đánh giá cỡ
Điểm được cho theo cỡ của cá dự thi được so sánh với cỡ tối ưu được tính như
chuẩn, tối đa là 20 điểm.
Điểm cho tăng dần so với cỡ của cá trưởng thành tối đa, cá càng lớn thì điểm
càng cao, vì để nuôi được con cá đạt phân nửa cỡ qui đònh thì ai cũng có thể làm được.
2.6.2 Đánh giá thân cá
Người ta cho điểm theo hình dạng của thân cá dựa vào một thân hình được xem
là chuẩn cho mỗi loài. Thân hình càng lớn thì điểm càng cao.

Sẽ trừ điểm nếu như thân hình bò biến dạng hoặc mất cân đối.


- 22 -

Sẽ trừ điểm đối với mọi sai lệch so với chuẩn đòi hỏi đối với một loài cá nào đó.
Ví dụ: không có râu xung quanh miệng cá He đỏ.
2.6.3 Đánh giá các vây
Sẽ trừ điểm nếu cá thiếu vây, các vây không nguyên vẹn, rách tưa.
Sẽ trừ điểm đối với mọi sai lệch so với chuẩn. Vì vậy, ở một số loài cá nuôi như
cá Vàng đuôi voan, hay cá Chọi, các vây phải ở vò trí chính xác, hoặc phải cân xứng
với nhau, hoặc phải đạt một tỉ lệ nào đó so với thân.
2.6.4

Đánh giá màu sắc

Sẽ trừ điểm nếu màu sắc của cá khác hẳn so với màu sắc tự nhiên, hoặc so với
màu chuẩn được thiết lập đối với các loài cá nuôi trong bể kính.
Sẽ trừ điểm nếu màu sắc mờ, phân bố không hài hòa.
Sẽ trừ điểm nếu các màu chủ đạo của loại cá nuôi không sắc nét.
Sẽ trừ điểm khi các màu được tăng cường không phải do chủ cá chăm sóc mà
nhờ vào các kích thích tố đặc biệt.
2.6.5 Đánh giá thể trạng của cá
Cá sẽ bò trừ rất nhiều điểm hoặc bò loại nếu bò bệnh.
Sẽ trừ điểm nếu cá cái đẻ con trong khi triển lãm.
2.6.6 Đánh giá tập tính của cá
Cá sẽ được cộng điểm nếu tỏ ra tự nhiên và không sợ sệt.
Sẽ trừ điểm nếu cá thay vì bơi lội lại nép mình vào một góc.
Sẽ trừ điểm nếu cá không hoạt động theo trạng thái tự nhiên của nó.


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


- 23 -

3.1

Thời Gian và Đòa Điểm

3.1.1

Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 15-03-2006 đến ngày 20-07-2006.

3.1.2

Đòa điểm

Đòa điểm khảo sát là các cơ ở kinh doanh cá cảnh nước ngọt trên đòa bàn TP.
Chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín ở Q.5 và Nguyễn Thông ở Q.3 là nơi tập trung khá phong
phú các loài cá cảnh nước ngọt được kinh doanh ở TP. Ngoài ra, một số đòa điểm kinh
doanh khác ở các nơi như: Q.Thủ Đức; Q.Bình Thạnh; Q.Tân Bình… là những nơi chúng
tôi thực hiện điều tra tại một số cơ sở trong quá trình làm đề tài.
3.2

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1

Số liệu thứ cấp


Chúng tôi có được những thông tin tài liệu liên quan từ Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Thành Phố HCM; Chi Cục Quản Lí và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản
Thành Phố; danh mục cá cảnh của Bộ Thủy sản (dự thảo tháng 7-2006); từ internet…
Dựa vào bài giảng tóm tắt: Môn ngư loại học (phần phân loại cá) của Lê Hoàng
Yến - 2001, 83 trang và bài giảng tóm tắt: Môn ngư loại học (phần phân loại cá) của
Lê Hoàng Yến - 2006, 82 trang, bổ sung cho bài giảng tóm tắt năm 2001. Những thông
tin bổ sung cho bài giảng môn ngư loại học năm 2001 dựa trên tài liệu của FAO (19831992); Species Catalogue: William N, Eschmeyer (1998).
Sách Cá Cảnh - Võ Văn Chi - NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội -1993.
Một số Atlats cá cảnh nước ngọt tổng hợp:
* Herbert R and Warren E, Axelrod’s, ATLATS OF FRESHWATER
AQUARIUM FISH
* Baensch, AQUARIUM ATLATS 3
* Arne Schiotz/ Preben Dahlstrom, GUIDE DE I’AQUARIUM poissons
et plantes.
Tài liệu tiếng Anh: AQUARIUM FISH- Dick Mills.


- 24 -

Những trang web có liên quan đến phân loại:
-

www.vietlinh.com.vn
www.aquahodby.com
www.takritdiscus.com
www.fishbase.com
www.thegoldfishbowl.co.uk
www.g-hoener.de/images/
www.aquanovel.com

www.greenparktropical.com
www.epalzeorhynchos.de/

Và qua thực tế phỏng vấn tại cửa hàng chúng tôi được chủ cơ sở cung cấp những
tên gọi thông dụng được dùng khi trao đổi trên thò trường cá cảnh. Ngoài ra từ những
sách và tài liệu trong nước chúng tôi cũng bổ sung thêm những tên gọi khác của một số
đối tượng.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Đây là những thông tin chi tiết thu thập được qua quan sát thực tế tại các cơ sở
kinh doanh và phỏng vấn trực tiếp các chủ cửa hàng tại 35 cơ sở trên đòa bàn Thành
Phố bằng bảng câu hỏi (trong phần phụ lục). Bênh cạnh đó, các nghệ nhân, chủ cơ sở
sản xuất cá cảnh cũng được chúng tôi tham khảo ý kiến.
3.2.4

Một số chỉ tiêu phân tích

3.2.3.1 Nhóm cá
Chỉ tiêu này chia các loài cá cảnh nước ngọt ra làm ba nhóm chính đó là:
- Nhóm cá sản xuất nội đòa: những đối tượng thuộc nhóm này trước đây được
nhập từ các nước hoặc có trong nước, sau một thời gian chúng ta đã cho sản xuất
giống được và cung cấp cho thò trường cá cảnh.
- Nhóm cá khai thác tự nhiên: trong nhóm này chúng tôi lại chia ra làm hai
nhóm nhỏ đó là nhóm cá khai thác tự nhiên đã có sản xuất giống và nhóm khai
thác tự nhiên chưa sản xuất giống.
- Nhóm cá nhập: những loài thuộc nhóm này hiện nay phải nhập từ các nước,
chúng ta chưa tự sản xuất giống được.
Chúng tôi dựa trên sự so sánh đối chiếu ý kiến của các chủ cửa hàng với sách tài
liệu, các nghệ nhân và những người có chuyên môn để rút ra được kết quả sau
cùng.



×