Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ KHÁC NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM TÔM SÚ, CÁ RÔ PHI TRONG GIAI ĐOẠN 2007 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ KHÁC NHAU
CỦA HAI SẢN PHẨM TÔM SÚ, CÁ RÔ PHI
TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

Họ và tên sinh viên: HUỲNH VĂN DƯ
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 7/2011


PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ KHÁC NHAU
CỦA HAI SẢN PHẨM TÔM SÚ, CÁ RÔ PHI
TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

Tác giả
HUỲNH VĂN DƯ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 7 năm 2011


i


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan
tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy cô, cha mẹ, người thân, bạn bè và từ các cơ
quan tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, cha mẹ là nguồn động viên, là
điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và tạo cho tôi nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn
thành nhiệm vụ trong suốt quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Đức đã dành nhiều thời gian
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong giai đoạn học tại trường và đặc biệt là trong
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Phòng Đào Tạo, khoa Thủy Sản, Phòng Công
Tác Sinh Viên, Văn Phòng Đoàn Trường – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã
tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
thời gian theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị làm việc trong Sở NN &PTNT tỉnh
Bến Tre, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, văn phòng Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất
Khẩu Thủy Sản Việt Nam, BQL chợ Bình Điền TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận
văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT

Đề tài “phân tích mối quan hệ giữa các giá khác nhau của hai sản phẩm tôm sú và
cá rô phi trong giai đoạn 2007 – 2011” đã được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2011 với nguồn số liệu chính được thu thập từ văn phòng Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất
Khẩu Thủy Sản Việt Nam, Sở NN &PTNT tỉnh Bến Tre, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng
Tháp và BQL chợ Bình Điền TP.HCM.
Trước tiên, chúng tôi đã tập trung vào tìm hiểu sự thay đổi các loại giá của tôm sú
và cá rô phi qua các năm 2007 - 2010. Sau đó, đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến
với mục đích chủ yếu để phân tích sự tương tác giữa các giá của hai mặt hàng tôm sú
và cá rô phi dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009.
Bên cạnh đó, đề tài còn tìm hiểu sự ảnh hưởng của giá cả các loại sản phẩm thủy sản
khác lên thị phần của hai loại sản phẩm tôm và cá rô phi trên thị trường Mỹ trong giai
đoạn 2007 - 2010.
Kết quả quá trình thực hiện khóa luận có thể tóm tắt như sau:
Phần lớn các giá tôm sú và cá rô phi có tương tác với nhau theo chiều hướng tỷ lệ
thuận. Trong đó, mức độ tương tác giữa các giá tôm sú chỉ ở mức trung bình, ngược lại
mức độ tương tác giữa các giá cá rô phi thì khá cao. Ngoài ra, trong cơ cấu 5 loại sản
phẩm thủy sản chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ, thị phần tôm là cao
nhất và phần lớn bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình khi có sự thay đổi giá của 5 loại
sản phẩm đang khảo sát hay mức chi tiêu chung của người tiêu dùng Mỹ. Ngược lại,
cá rô phi chiếm một thị phần rất thấp nên giá của 5 loại sản phẩm đang khảo sát và
mức chi tiêu chung của người tiêu dùng Mỹ không làm ảnh hưởng đến thị phần của
sản phẩm này.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa............................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ............................................................................................................................ ii

Tóm tắt ................................................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách bảng viết tắt và ký hiệu ..................................................................................... vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ, sơ đồ và hình................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm giá cả: ........................................................................................................ 3
2.1.2 Khái niệm thị trường .................................................................................................. 4
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu ............................................................................................. 6
2.2 Tổng quan về ngành thủy sản ........................................................................................ 6
2.2.1 Tình hình thủy sản thế giới ......................................................................................... 6
2.2.2 Tình hình thủy sản Việt Nam ................................................................................... 10
2.3 Tổng quan về ngành sản xuất tôm sú và cá rô phi ...................................................... 16
2.3.1 Ngành sản xuất tôm sú ............................................................................................. 16
2.3.2 Ngành sản xuất cá rô phi .......................................................................................... 18
2.4 Giới thiệu về thị trường thủy sản VN .......................................................................... 19
2.4.1 Thị trường thủy sản nội địa ...................................................................................... 19
2.4.2 Thị trường thủy sản xuất khẩu .................................................................................. 20
2.5 Sự tác động của cung cầu đến giá cả sản phẩm thủy sản ........................................... 28
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 31
3.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ............................................................................... 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 32
iv


3.2.1 Mô tả số liệu ............................................................................................................. 32
3.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................... 32

3.3 Thời gian và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 34
4.1 Sự thay đổi giá của tôm sú, cá rô phi trên các thị trường từ năm 2007 đến năm
2010 35
4.2 Sự tương tác giữa các giá trên các thị trường khác nhau và tác dụng của cuộc
khủng hoảng năm 2008 - 2009 đối với từng mặt hàng tôm sú, cá rô phi .......................... 38
4.3 Thị phần tôm, cá rô phi trong cơ cấu 5 loại sản phẩm thủy sản chính nhập khẩu từ
Việt Nam............................................................................................................................ 45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47
5.1 Kết kuận ....................................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 53

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
VN

Việt Nam

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu


XNK

Xuất nhập khẩu

XKTS

Xuât khẩu thủy sản

WTO

World Trade Organization
(Tổ chức Thương Mại Thế Giới)

FAO

Food anh Agriculture Organization
(Tổ chức Lương Nông Thế Giới)

VASEP

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
(Hiệp Hội Chế Biến VÀ Xuất Khẩu Việt Nam)

EU

European Union
(Khối liên minh các quốc gia Châu Âu)

ASEAN


Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á)

USD

United States dollar

BQL

Ban Quản Lý

VNĐ

Việt Nam Đồng

GTGT

Giá trị gia tăng

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

NN & PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


TMTS

Thương mại thủy sản

MPC

Minhphu company
(Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú)

HVG

Công ty cổ phần Hùng Vương

VHC

Vinhhoan company (công ty cổ phần Vĩnh Hoàn)
vi


PF

Giá tại ao nuôi

Pw

Giá bán buôn

PR


Giá bán lẻ

PE

Giá xuất khẩu

Rt

Thị phần

Yt

Mức chi tiêu chung

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp thủy sản VN năm 2009 .................................................. 13
Bảng 2.2: Xuất khẩu thủy sản VN sang các thị trường EU năm 2010 .............................. 21
Bảng 4.1: Bảng phân tích mối quan hệ giữa các giá tôm sú và tác dụng của cuộc
khủng hoảng ..................................................................................................................... 39
Bảng 4.2: Bảng phân tích mối quan hệ giữa các giá cá rô phi và tác dụng của cuộc
khủng hoảng ...................................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đối với 2
sản phẩm tôm sú và cá rô phi VN với các sản phẩm thủy sản khác và tác dụng của
cuộc khủng hoảng .............................................................................................................. 46

viii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bản đồ 2.1: Mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người năm 2006 ............................ 8
Biểu đồ 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới qua các năm 2000 - 2010 .................................. 7
Biểu đồ 2.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2000 - 2010........................................... 11
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu theo khu vực ở Việt Nam năm 2008 ......... 12
Biểu đồ 2.4: Quy mô xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007 - 2010 ............................. 14
Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2000 - 2010 .......................................... 14
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2010 ....................... 15
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu tháng1/1 đến 15/12/2010................... 16
Biểu đồ 2.8: Sản lượng và diện tích nuôi tôm năm 2000 - 2010 ...................................... 16
Biểu đồ 2.9: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm VN giai đoạn 2000 - 2010 ............ 17
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam từ ngày 1/1 đến 15/122010 .................... 17
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu nhập khẩu cá rô phi của Mỹ.2007 - 2010 ....................................... 18
Biểu đồ 2.12: Xuất khẩu cá rô phi VN vào thị trường Mỹ giai đoạn 2007 - 2010 ........... 19
Biểu đồ 2.13 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở VN ............................................. 19
Biểu đồ 2.14: Tình hình nhập khẩu thủy sản VN vào EU ................................................. 21
Biểu đồ 2.15: Xuất khẩu thủy sản VN sang Mỹ giai đoạn 2000-2010 ............................. 24
Biểu đồ 2.16: Xuất khẩu thủy sản VN sang Nhật giai đoạn 2000 – 2010......................... 25
Biểu đồ 4.1: Giá tôm sú VN theo tháng từ năm 2007 đến năm 2010 ............................... 35
Biểu đồ 4.2: Giá cá rô phi VN theo tháng từ năm 2007 – 2010 ........................................ 37
Hình 2.1: Sự dịch chuyển của đường cầu .......................................................................... 28
Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường cung ....................................................................... 29
Hình 2.3: Sự hình thành giá cân bằng trên thị trường ....................................................... 29
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các nhóm chủ thể thị trường thủy sản ................................... 5
Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ....................................................................... 32

ix



Chương 1
Mở Đầu
1.1 Đặt vấn đề
Trong cơ cấu của ngành thủy sản Việt Nam, sản xuất tôm là ngành xuất hiện từ
rất sớm và phát triển mạnh mẽ, với sản lượng tăng từ 93,503 nghìn tấn lên 470
nghìn tấn và giá trị xuất khẩu tăng từ 1,2 tỷ USD lên 2,08 tỷ USD trong khoảng
thời gian từ năm 2000 đến năm 2010. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm sản lượng
tôm đã gia tăng gấp hơn 5 lần, còn giá trị xuất khẩu tăng gần gấp đôi. Với xu
hướng gia tăng mạnh mẽ cùng với thị trường xuất khẩu của mặt hàng tôm ngày
càng được mở rộng (năm 2010 đã có 92 thị trường nhập tôm từ Việt Nam), ngành
sản xuất tôm luôn giữ một vai trò chủ lực trong toàn ngành thủy sản và đã góp
phần quan trọng vào cơ cấu xuất khẩu làm gia tăng thu nhập đáng kể cho nền kinh
tế Việt Nam. Ngoài ra, ngành sản xuất cá nước ngọt trong 10 năm trở lại đây cũng
tăng trưởng đáng kể và đã đóng góp không nhỏ cho ngành thủy sản nước ta. Trong
nhóm ngành này, cá tra luôn giữ ở vị trí số 1 nhưng bên cạnh đó ngành sản xuất cá
rô phi cũng có rất nhiều tiềm năng. Cá rô phi là một trong những loài thủy sản nuôi
có sản lượng tăng trưởng nhanh nhất thế giới (từ 1,58 triệu tấn năm 2003 lên 3,2
triệu tấn vào năm 2010) và với nhu cầu ngày càng được gia tăng, đặc biệt là trên thị
trường Mỹ, Mexico và EU. Vì vậy, việc làm thế nào để phát triển đối với hai đối
tượng này luôn là vấn đề ưu tiên được đặt ra cho ngành thủy sản Việt Nam trong
giai đoạn hiện tại và tương lai.
Trong lĩnh vực kinh tế, bất kỳ một loại hàng hóa nào thì giá cả luôn là một
trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của hàng hóa đó trên thị trường cả
về mặt sản lượng lẫn giá trị. Hơn thế nữa, cùng với sản lượng tiêu thụ, giá cả hàng
hóa còn nói lên nhu cầu của xã hội đối với từng loại hàng hóa đó. Thế nhưng để giá
cả hàng hóa được hình thành trên thị trường thì không đơn thuần là dựa vào các
yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm mà còn phải dựa vào yếu
1



tố cung cầu đối với từng loại sản phẩm đó trên từng thị trường cụ thể. Ngoài mối
quan hệ giữa chi phí sản xuất, yếu tố cung cầu đến giá cả hàng hóa đã lần lượt
được xác định một cách rõ ràng qua quy luật giá trị và quy luật cung cầu thì giá cả
của từng hàng hóa ở giữa các thị trường còn có thể tác động trực tiếp với nhau.
Vì vậy, sau khi được sự đồng ý của khoa Thủy Sản trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Minh Đức, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ KHÁC
NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM TỐM SÚ VÀ CÁ RÔ PHI TRONG GIAI ĐOẠN
2007 - 2010”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu sự thay đổi các giá của 2 mặt hàng thủy sản tôm sú, cá rô phi ở tại trại
nuôi, thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu trong 4 năm từ 2007 đến 2010.
- Tìm hiểu sự tương tác giữa giá tại trại nuôi, giá ở thị trường nội đia và giá ở thị
trường xuất khẩu đối với hai đối tượng tôm sú, cá rô phi.
- Xác định thị phần và các yếu tố ảnh hưởng đến thị phần của 2 sản phẩm tôm và
cá rô phi trên thị trường Mỹ trong cơ cấu 5 sản phẩm thủy sản nhập khẩu chủ yếu
từ Việt Nam.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm giá cả:
Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.
- Theo học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác – LêNin, thì giá là biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.
- Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận
được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu

hàng hoá hay dịch vụ đó (Nguyễn Minh Đức, 2009).
- Theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ
nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định (Nguyễn Minh
Đức, 2009).
Dựa vào chuỗi giá trị hàng hóa ta có giá bán buôn và giá bán lẻ (Lê xuân Sinh, 2010)
- Giá bán buôn: là mức giá quy định cho mỗi đơn vị hàng hóa dựa trên số lượng lớn
hàng hóa được trao đổi, buôn bán giữa người bán và người mua. Nhóm người tham gia
là các nhà kinh doanh nhỏ, các đại lý, các nhà phân phối.
- Giá bán lẻ: là mức giá quy định cho mỗi đơn vị hàng hóa thông qua việc buôn bán
trực tiếp giữa người bán và người tiêu dùng với số lượng ít. Loại giá này được thể hiện
tiêu biểu ở các siêu thị, các cửa hàng, các chợ...Qua đó sản phẩm được trao đổi trực
tiếp giữa người bán và người mua không thông qua bất cứ một hợp đồng kinh tế nào.
* Tầm quan trọng của giá
- Giá là một yếu tố cơ bản và là một trong bốn biến số quan trọng của marketingmixf (sản phẩm, giá, phân phối, hổ trợ bán hàng) mang lại thu nhập trong khi tất cả các
yếu tố khác chỉ sinh ra đầu tư và chi phí.
3


- Biến số giá sẽ gây ra những phản ứng tức thì hơn những biến số khác của
marketing-mix đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh.
- Đối với người tiêu dùng, giá cả có tác dụng mạnh mẽ đến chi tiêu do đó nó thường
là tiêu chuẩn quan trọng của việc mua và lựa chọn đối với họ.
- Đối với nhà doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng bù
đắp chi phí sản xuất và có thể đạt đến mức độ lợi nhuận nhất định. Giá cả là căn cứ
quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh và là một tái hiện quan
trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh.
2.1.2 Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định
giá cả và sản lượng hàng hóa mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về
lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ và các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ. Trên

thị trường, giá bán của sản phẩm hàng hóa sẽ được thiết lập trên sự cân bằng giữa cung
và cầu (Nguyễn Minh Đức, 2009).
Dựa vào phạm vi lưu thông của sản phẩm hàng hóa và tiền tệ, ta có thể phân thị trường
gồm: thị trường ngoài nước và thị trường trong nước.
* Thị trường ngoài nước (thị trường xuất khẩu)
Là phạm vi, khu vực diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trên mức
độ giữa các quốc gia với nhau. Đặc trưng cơ bản cho thị trường này là thông qua hoạt
động ngoại thương với các đặc điểm sau:
- Số lượng hàng hóa cho xuất khẩu sang các quốc gia không phải tùy thuộc vào ý
muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hóa
như nguyên liệu, chi phí, điều kiện tự nhiên, xã hội và chính sách của nhà nước.
- Việc tạo ra hàng hóa xuất khẩu trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề tạo ra công ăn việc
làm cho người dân, mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia... Do đó chính phủ các
nước thường có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại hàng hóa.
- Thương mại hàng hóa không chỉ tuân thủ các quy định trong nước mà còn phải tuân
thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác nhau, vì vậy để gia tăng quy mô kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa thì việc sản xuất phải đảm bảo được chất lượng của hàng
hóa phù hợp với yêu cầu của từng quốc gia.
4


- Xuất khẩu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong nước, những
lợi thế về điều kiện sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về hàng hóa của
nước ngoài.
- Ngoài rào cản thuế quan thì thương mại hàng hóa còn chịu ảnh hưởng nhiều của
các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan đến chất lượng của hàng hóa.
* Thị trường trong nước (thị trường nội địa)
Là phạm vi, khu vực diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa trên mức độ ở
từng quốc gia. Hàng hóa, tiền tệ trao đổi giữa người mua và người bán sẽ được lưu
thông nội bộ trong từng quốc gia đó.

Thị trường thủy sản bao gồm những nhóm chủ thể kinh tế có chức năng nhất định
trong mối quan hệ với nhau thông qua sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các nhóm chủ thể trên thị trường thủy sản (Nguồn: Lê
Xuân Sinh, 2010)
- Người sản xuất
Những người làm công việc đánh bắt cá, tôm, hải sản các loại từ môi trường nội
đồng, biển khơi và cả nhóm người nuôi trồng hải sản để kinh doanh. Những người này
có chức năng cung cấp sản phẩm thủy, hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu...
- Người bán buôn
Những người đảm nhiệm công việc thu gom sản phẩm thủy sản từ các ngư trường,
các trại nuôi hoặc các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ trong cả nước để cung cấp trực tiếp
cho các đơn vị chế biến hoặc những người bản lẻ ở các chợ hàng.
- Người chế biến
Những người thực hiện công việc mua, gom sản phẩm thủy sản sơ chế từ những
người bán buôn, sau đó đem chế biến sản phẩm thủy sản này thành những sản phẩm có
tính công nghiệp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.

5


- Người bán lẻ: Là những người có nhiệm vụ cung cấp hàng tiêu dùng thủy sản từ
những đơn vị chế biến hoặc các đại lý tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Người tiêu dùng:
Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xã hội có nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm thuỷ sản. Họ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí từ khi khai thác, chế
biến, lưu thông hay nói khác đi là từ khâu sản xuất tới lúc tiêu dùng.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu
* Xuất khẩu trực tiếp

Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, các công ty trực tiếp ký
kết hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ cho các công ty cá nhân nước ngoài. Với hình
thức này, các công ty trực tiếp liên hệ với khách hàng và bạn hàng, thực hiện việc bán
hàng hoá ra nước ngoài không qua bất kì một tổ chức trung gian nào. Để thực hiện
hoạt động xuất khẩu trực tiếp, công ty phải đảm bảo một số điều kiện như: có khối
lượng hàng hoá lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất khẩu…
* Xuất khẩu gián tiếp:
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài thông qua trung gian (thông
qua người thứ ba), các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà
trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài.
Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh
doanh xuất nhập khẩu.
2.2 Tổng quan về ngành thủy sản
2.2.1 Tình hình thủy sản thế giới
* Nguồn cung cấp
Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản kể từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng có tốc độ phát triển khá ổn
định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm. Cơ cấu
nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định
nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân là do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và
sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2010, mảng nuôi
trồng thủy sản đóng góp 38,9% tổng sản lượng, tăng đều từ mức 26% năm 2000.
6


Biểu đồ 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2010 (Nguồn: FAO, 2010)
* Nhu cầu tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng
Theo số liệu thống kê của FAO cho thấy, sản lượng thủy sản thế giới có sự gia
tăng đáng kể từ 126 triệu tấn vào năm 2000 lên 147 triệu tấn vào năm 2010 mà phần
lớn là xuất phát từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong đó, khu vực Châu Á chiếm ưu

thế, cung cấp trên 60% sản lượng thủy sản hàng năm.
Trong những năm vừa qua, mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người liên tục tăng từ
11,5 kg vào năm 1970 lên 14,4 kg những năm 1990; 16,7 kg năm 2006 và theo dự báo
của FAO vào năm 2011 lượng tiêu thụ thuỷ sản cho mỗi người ước tính là 17,4
kg/người. Trong đó, lượng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản từ hoạt động khai thác là 8,8
kg/người, thuỷ sản từ hoạt động nuôi trồng là 8,6 kg/người. Ngoài ra, mức độ
ATVSTP của sản phẩm thủy sản cao hơn các loại thịt khác, trong khi dịch bệnh gia
súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng ở châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á càng làm cho
nhu cầu thủy sản trên thế giới gia tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không
những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển.
Cùng với xu hướng tiêu thụ này thì việc trao đổi, XNK thủy sản giữa các quốc gia
được đẩy mạnh và Việt Nam cũng nằm trong xu thế này.
Theo bản đồ nghiên cứu của tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) năm 2007 cho
thấy, hầu hết các nước Bắc Âu, Châu Đại Dương và một số nước ven biển ở Châu Âu
có mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người cao nhất (>20 kg/người/năm). Nga và một vài
nước ven biển ở Châu Phi có mức tiêu thụ khá cao (10 đến 20 kg/người/năm). Trong
7


khi đó các nước còn lại có mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người thấp (nhỏ hơn
10kg/người/năm), phần lớn các nước này nằm ở Nam Mỹ, Châu Phi…

Bản đồ 2.1: Mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người năm 2006 (Nguồn: FAO,
2007)
Một nghiên cứu khác của FAO vào năm 2007 cho biết, mức tiêu dùng thủy hải sản
ở các quốc gia rất khác nhau và không có mối liên hệ chặt chẽ với mức sống và khả
năng chi trả của người dân. Một số quốc gia có thu nhập trung bình lại có mức tiêu thụ
thủy sản/người/năm tương đối cao như Malaysia (55,4 kg), Tonga (53,1 kg)… trong
khi đó, dân cư các khu vực có mức sống cao như EU, Mỹ thì tiêu dùng thủy sản khá
thấp. Các nước như Iceland (90,5 kg), Nhật Bản (63,2 kg) lại nằm trong trường hợp

mức sống và tiêu thụ đều tốt. Vì vậy có thể thấy rằng, khả năng tiêu thụ thủy sản bình
quân đầu người phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố như tập quán ẩm thực, vị trí địa lý
(gần biển) và thường ít có sự đột biến.
Tiêu thụ thủy sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự
gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố
hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ
thủy sản bình quân đầu người đã ở mức cao. Do kết quả của việc cải cách hệ thống
phân phối hàng thủy sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng
tăng tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công
cộng, các nhà hàng, khách sạn… Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong
tổng tiêu thụ thủy sản của một khu vực thị trường.
8


* Một số sự kiện lớn ảnh hưởng đến ngành thủy sản thế giới
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Quá trình khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu diễn ra vào tháng 7/2007, xuất
phát từ khủng hoảng nhà ở tại Mỹ (khi tổ chức tín dụng New Century Financial
Corporation làm thủ tục xin phá sản) sau đó lan rộng sang EU, Nhật và cả thế giới.
Đến tháng 3/2009 nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại đánh
dấu thời kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng (Lê Hồng Giang, 2010). Cuộc khủng hoảng
tài chính này đã làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, hậu quả là đã gây
ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các ngành kinh tế ở các nước. Cuộc khủng hoảng đã
làm ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia tuy nhiên với các mức độ khác nhau. Trong
đó, Mỹ, Nhật Bản là hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất kế đến là các quốc gia
EU, các quốc gia khác bị ảnh hưởng với mức độ tương đối thấp hơn.
- Sự cố tràn dầu Vịnh Mexico
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, kể từ khi xảy ra sự cố nổ giàn khoan Deeperwater
Horizon ngày 20/4/2010 cho tới khi giếng bị rò rỉ được đóng lại vào ngày 15/7, ước
tính có khoảng 4,9 triệu thùng dầu đã tràn ra tạo thành vệt dầu loang rộng đe dọa

nghiêm trọng môi trường và đời sống của người dân ven vịnh Mexico, đặc biệt đã gây
thiệt hại lớn cho hoạt động đánh bắt tôm và hàu, hai loại thủy sản đánh bắt chính của
Mỹ tại vùng này và gây ra một thảm họa sinh thái nghiêm trọng cho khu vực rộng hơn
1.500 km2, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của hàng loạt ngành kinh tế biển. Đến tháng
6/2010, 32% diện tích các vùng nước đánh bắt tôm tại vùng vịnh Mexico đã bị cấm do
các nhà chức trách lo ngại dầu lan làm ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của tôm đánh
bắt. Lệnh cấm đã khiến cho nguồn cung tôm biển đánh bắt tại vùng vịnh giảm sút
nghiêm trọng, đẩy giá tôm lên cao. Đến đầu tháng 6/2010, giá tôm các loại từ vịnh
Mexico đã tăng từ 40 – 45% so với thời điểm tháng 1 và khoảng 30% so với thời điểm
tháng 4, khi sự cố tràn dầu xảy ra (Nguồn: Vasep, 2010)
- Thảm họa động đất, sống thần ở Nhật Bản
Ngày 11/3/2011, thảm họa động đất, sóng thần diễn ra bất ngờ, đã tàn phá khu vực
Đông Bắc Nhật Bản. Cảng cá lâu đời của Nhật Bản là Hakodate, nằm tại mũi nam đảo
Hokkaido đã bị phá hủy hoàn toàn. Tại quận Miyagi, cảng cá Kessanuma – cảng cá thu
9


Thái Bình Dương lớn của Nhật Bản, bị thiệt hại nặng nề. Hầu hết tàu cá, cơ sở chế
biến thủy sản tại một loạt các Cảng (Hachinohe, Rikuzen-Takada, Kesennuma,
Ofunato, Ishinomaki, Siogama, Shitigahama và Onahama) chưa thể hoạt động trở lại
trong vòng nhiều tuần do thiếu nhân lực và thiết bị chế biến, cấp đông. Hoạt động nuôi
trồng tại Sanriku – khu vực cung cấp 20% nguồn cung thủy sản Nhật Bản, chuyên sản
xuất cá hồi, sò và tảo biển, chịu thiệt hại rất nặng. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt cá
ngừ là phần ít chịu ảnh hưởng nhất trong ngành thủy sản Nhật Bản do khu vực sản
xuất chủ chốt đặt tại phía nam nước này (Nguồn: Vasep, 2011).
Ngoài ra, còn hàng loạt các sự kiện khác như: bùng phát các đợt dịch cúm trên gia súc,
gia cầm, các trận động đất, lũ lụt … rãi rác ở nhiều nơi trên thế giới, đã thúc đẩy nhu
cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản ngày càng tăng cao.
2.2.2 Tình hình thủy sản Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi với bờ biển dài 3260

km và hơn 3000 đảo và hòn đảo nằm rải rác ở ngoài khơi cộng với 2860 con sông và
cửa sông đã tạo cơ hội lý tưởng cho sự phát triển đối với ngành thủy sản. Tiềm năng
lớn của thủy sản Việt Nam là với diện tích mặt nước khoảng 1.700.000 ha trong đó có
81170 ha diện tích nước ngọt, 635400 ha diện tích nước lợ, 125700 ha diện tích vùng
vịnh và 300000 - 400000 ha vùng vực đất ngập nước có thể sử dụng để phát triển nuôi
trồng thủy sản (Nguyễn Văn Trai, 2010).
Theo số liệu Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2010, dân số Việt Nam có thu
nhập chính từ thủy sản chiếm 10%. Lĩnh vực thủy sản và nuôi trồng thủy sản đã thu
hút hàng triệu lao động Việt Nam và ngày càng gia tăng về số lượng. Hơn thế nữa,
ngành thủy sản Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 7,05 từ năm 1991 đến năm 2000 và 10,25% từ năm
2001 đến năm 2010. Trong năm 2010, sản xuất thủy sản đạt 5,2 triệu tấn đã mang lại
hơn 5 triệu USD cho doanh thu xuất khẩu, đã trở thành hàng hóa xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam trên thị trường thế giới cùng với dầu thô, hàng dệt mai và dày da.
* Nguồn cung nguyên liệu
Trong giai đoạn 1999 – 2009, sản lượng thủy sản Việt Nam gia tăng liên tục với
tốc độ bình quân 9,5%/năm, trong đó sản lượng đánh bắt tăng 5%/năm và sản lượng
10


nuôi trồng tăng 18%/năm. Từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng chậm lại
do ảnh hưởng từ lĩnh vực nuôi trồng. Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,24 triệu
tấn ~ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 1,99 triệu tấn khai thác (tăng
4,6%) và 2,25 triệu tấn nuôi trồng (tăng 4,8%). Theo khuynh hướng chung của thế
giới, hoạt động nuôi trồng ngày càng đóng góp nhiều vào nguồn cung nguyên
liệu, ~ 53% tổng sản lượng từ năm 2008. Phần lớn sản phẩm thu hoạch là cá nguyên
liệu (75%), tôm các loại (11%), còn lại là nhóm nhuyễn thể và giáp xác (Nguồn: Tổng
Cục Thống Kê VN, 10M2010).

Biểu đồ 2.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2000 - 2010 (Nguồn: Tổng Cục Thống

Kê VN, 2011)
- Nuôi trồng
Theo số liệu của Cục Thống Kê VN năm 2010, diện tích mặt nước đưa vào NTTS của
cả nước trong giai đoạn 2000 – 2009 đã tăng mạnh từ 641900 ha lên 1044700 ha, trong
đó có 339900 ha nước ngọt và 704800 ha nước mặn lợ đạt tốc độ tăng trưởng diện tích
5,7%/năm. Từ năm 2005, NTTS đã hình thành nhiều vùng nuôi tập trung, tạo sản
lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo điều kiện quản lý tốt hơn về môi
trường và dịch bệnh, phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái như vùng nuôi cá tra
tập trung ở các tỉnh thuộc ĐBSCL, vùng nuôi tôm sú ở miền Trung và Tây Nam Bộ,
vùng nuôi tôm chân trắng ở Bắc và Trung Bộ, vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau, vùng
nuôi nghêu ở Bến Tre…
Tiến bộ về khoa học và công nghệ trong sản xuất giống đã liên tục đưa vào nuôi
nhiều đối tượng mới, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao với nhiều đối tượng nuôi chủ
11


lực và đã sản xuất được số lượng lớn giống đáp ứng nhu cầu nuôi đại trà trên quy mô
công nghiệp và nông gia. Đối tượng nuôi được mở rộng, nhiều loài nuôi mới phổ biến
gồm tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, cá tra, cá mú, cá rô phi, cá rô đầu vuông, cá
bóng tượng, tôm chân trắng, cua biển, rong biển, cá giò, vem xanh, hàu…Tuy nhiên,
đối tượng chính để xuất khẩu vẫn tập trung vào tôm sú, cá tra.
Năm 2010, sản lượng thủy sản của cả nước đạt 5,16 triệu tấn ~ 2.29 lần so với
năm 2000, trong đó NTTS đạt 2,71 triệu tấn ~ 4,59 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng
trưởng trung bình về sản lượng NTTS trong những năm qua đạt 16,7%/ năm và về
diện tích trên 5,67/%/năm, trong đó, diện tích nuôi nước lợ trên 6,85%%/năm và diện
tích nuôi nước ngọt 3,8%/năm. Trong các đối tượng nuôi, tôm sú, cá tra là hai loài có
giá trị kinh tế cao nhất, góp phần chính trong tổng doanh số XKTS của Việt Nam trong
những năm qua (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê VN, 2010).
- Khai thác.
Sản lượng khai thác hải sản tuy không tăng nhiều qua các năm, nhưng cơ cấu sản

phẩm khai thác có sự thay đổi theo yêu cầu của thị trường nhất là cho xuất khẩu. Ngư
dân đã chuyển dần từ việc khai thác theo số lượng , khai thác ven bờ, hướng sang khai
thác những đối tượng có giá trị xuất khẩu và khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, việc bảo
quản sau thu hoạch cũng được quan tâm thêm một bước. Nhiều nơi, ngư dân đã đầu tư
tàu hậu cần dịch vụ cho tàu khai thác hải sản xa bờ bám biển dài ngày hơn, giảm chi
phí đi về, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
- Cơ cấu nguồn cung cấp thủy sản.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn cung thủy sản nguyên liệu theo khu vực ở Việt Nam năm
2008 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê VN, 2009)
12


Với vị trị địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và hơn nữa là mức độ quen thuộc,
kinh nghiệm của người dân trong lĩnh vực thủy sản thì ĐBSCL, Bắc Trung Bộ &
Duyên Hải Miền Trung và ĐBSH là những khu vực có tỷ trọng thủy sản lớn nhất cả
nước.
* Lĩnh vực chế biến.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản VN ngày một phát triển cả về công suất và
công nghệ chế biến đã tạo được thế chủ động hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế
biến xuất khẩu thủy sản. Các sản phẩm có giá trị gia tăng ngày càng được nâng cao với
nhiều mẫu mã đẹp, đa dạng.
Tuy nhiên, ở VN số nhà máy có khả năng chế biển sản phẩm GTGT xuất khẩu
chiếm tỷ trọng không lớn, do yêu cầu đầu tư lớn về thiết bị, nhà xưởng, việc kiểm soát
chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt và phải có đội ngũ công nhân lành nghề. Chỉ một số
ít doanh nghiệp có truyền thống sản xuất hàng chế biến sẵn và có bảo quản như Fimex,
Seaprodex Minh Hải, Vietnam Fish – One, Kim Anh, Cafatex, SG Fiso … Hầu hết các
nhà sản xuất thủy sản và nuôi trồng thủy sản có cơ sở riêng đặt gần cơ sở nuôi, cho
phép họ nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp thủy sản năm 2009 (Nguồn: Bộ Công Thương VN,

2010)
Tổng giá trị (triệu
Giá trị (triệu USD)

Số doanh nghiệp

USD)

%

Trên 100 triệu USD

3

387

9

50 – 100 triệu USD

11

695

16

3168

75


Xấp xỉ 980 doanh
nghiệp và chi
Dưới 50 triệu USD

nhánh còn lại

Qua bảng 2.1 cho thấy, các doanh nghiệp thủy sản nước ta phần lớn vừa và nhỏ với giá
trị xuất khẩu dưới 50 triệu USD. Năm 2009, chỉ có 3 công ty: công ty cổ phần, tập
đoàn thủy sản Minh Phú (MPC), công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) và công ty cổ
13


phần Vĩnh Hoàn (VHC) trong số gần 1000 doanh nghiệp và các chi nhánh tham gia
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (bao gồm hơn 280 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
cá tra, basa và 320 doanh nghiệp tôm) đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, chiếm 9%
tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.

Biểu đồ 2.4: Quy mô xuất khẩu thủy sản VN (Nguồn: Vasep, 2011)
* Lĩnh vực xuất khẩu
Trong giai đoạn 2000 – 2008, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình
quân đạt 15%/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm 2009,
tăng trưởng âm 5,7% về giá trị và 8,9% về sản lượng chủ yếu do sự sụt giảm ở mảng
cá tra, basa. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đạt 1,35 triệu tấn ~ 5,03 tỷ USD , tăng
11,3% về lượng và 18,4% giá trị so với cùng kỳ năm 2009.

Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu thủy sản VN năm 2000 - 2010 (Nguồn: Vasep, 2011)
14


Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra là mặt hàng tăng trọng

nhanh nhất, từ một mặt hàng chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới với khối lượng
khiêm tốn 689 tấn, đạt 2,6 triệu USD (năm 2000) đến năm 2010 đạt 645000 tấn và 1,4
tỷ USD, tăng gấp hơn 900 lần về sản lượng và hơn 500 lần về giá trị.
Trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng đóng vai trò quan trọng
nhất, luôn mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn các mặt hàng khác. Nhưng so
với cá tra thì tốc độ tăng trưởng tôm thấp hơn mặc dù giá trị mang lại cao hơn do giá
bán của mặt hàng tôm luôn cao hơn.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2010 (Nguồn:
Vasep, 2011)
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay, trước đây Mỹ
và Nhật là hai thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường
EU. Sau đó do mức độ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong đó Mỹ và
Nhật bị ảnh hưởng nặng nề nhất nên đã làm thay đổi vị trí tiêu thụ thủy sản Việt Nam.
Trong cơ cấu nhập khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay, thị trường EU đang dẫn đầu về
tiêu thụ, tiếp theo là Mỹ, Nhật. Bên cạnh đó, đã xuất hiện thêm các thị trường tiềm
năng mới có mức khá cao trong năm qua như Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tuy nhiên hiện nay, với thiên tai hằng năm đã gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng
cho nghành thủy sản nước ta. Tình trạng nguồn giống, thức ăn, dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường, sự tăng cao lãi suất ngân hàng cộng thêm sự đòi hỏi ngày càng khắc khe và các
thủ đoạn cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã gây ra cho ngành thủy sản nước ta rất
nhiều vấn đề khó khăn. Điển hình trong năm 2010, đầu năm là việc thực hiện quy định
của EU về chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác, chống khai thác bất hợp pháp,
15


×