Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

“CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY 31052011”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.08 KB, 72 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY 31/05/2011”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

ĐOÀN VÕ HỒNG DIỄM
07124013
DH07QL
2007 – 2011
Quản Lý Đất Đai


-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

ĐOÀN VÕ HỒNG DIỄM

CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY 31/05/2011

Giáo viên hướng đẫn: Th.S DƯƠNG THỊ TUYẾT HÀ
( Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên:…………………………………………………….)

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

LỜI CẢM ƠN

Để có được thành quả như ngày hôm nay lời đầu tiên con xin chân
thành biết ơn cha mẹ người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và dìu dắt
con từng bước trưởng thành.

ĐOÀN VÕ HỒNG DIỄM
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và các
quý thầy cô giảng viên trong Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản đã
hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập rèn luyện tại trường.
Cô Dương
Tuyết
Hà giảng
viên Khoa
LýĐỘNG
Đất Đai ĐẤT
và Bất
CÔNG
TÁCThị
CẬP
NHẬT
CHỈNH
LÝQuản
BIẾN
Động
SảnTRÊN
đã tận tình
em trong
thời gian
luận vănPHỐ
tốt
ĐAI
ĐỊAhướng
BÀNdẫn

QUẬN
BÌNH
TÂNlàm
THÀNH
nghiệp.
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY 31/05/2011
Các anh chị Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường Quận Bình Tân TP.
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập làm luận văn tốt nghiệp tại địa phương.
Tất cả bạn bè đặc biệt là các bạn lớp DH07QL đã đóng góp ý kiến và
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu
sót. Rất mong quý Thầy
cô và
các bạn
ý kiến.
Giáo viên
hướng
đẫn:đóng
Th.Sgóp
DƯƠNG
THỊ TUYẾT HÀ
Sau cùng em( Địa
xinchỉ
gửicơlời
chúc
sức
khỏe
đến
toàn

thể
ThầyChícôMinh)
Khoa
quan: Trường Đại Học Nông Lâm
TP.Hồ
Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh.
(Ký tên:…………………………………………………….)
TP. HCM, Ngày… Tháng… Năm 2011

Sinh viên thực hiện

ĐOÀN VÕ HỒNG DIỄM

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện Đoàn Võ Hồng Diễm, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Quận Bình
Tân, TP.Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến ngày 31/05/2011”
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Dương Thị Tuyết Hà, Bộ môn chính sách pháp
luật, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh.
Quận Bình Tân có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, quận
đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nhu cầu sử dụng đất
cho các mục đích khác nhau phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn.
Song với xu hướng ấy tình hình chuyển mục đích, chuyển nhượng, tặng cho,
thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng nhiều làm cho đất đai biến động một cách nhanh

chóng. Vì vậy, để hạn chế việc sử dụng đất bất hợp pháp, đồng thời sự dụng nguồn tài
nguyên đất đai một cách hiệu quả, đòi hỏi công tác tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
Xuất phát từ thực tế trên, công tác chỉnh lý biến động đất đai là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm phải được thực hiện thường xuyên liên tục và lâu dài của
ngành. Hồ sơ địa chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về
đất đai, là căn cứ để ghi nhận mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Do đó
việc thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động về sử dụng đất vào HSĐC giúp cho
việc quản lý đất đai được thực hiện một cách chặt chẽ hơn và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các đối tượng sử dụng đất.
Bằng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp bản đồ, so sánh
đề tài đã đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình
hình sử dụng đất; khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai; đánh giá hiện trạng
sử dụng đất và tình hình biến động đất đai làm cơ sở để chỉnh lý hồ sơ địa chính. Công
tác chỉnh lý biến động đất đai được mở rộng nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng
mục đích và phát huy những yếu tố tích cực trong việc quản lý và sử dụng đất để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó đề tài đã phản ánh được tình hình biến động đất đai của quận; quy
trình các công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trên các loại sổ; so sánh tình
hình biến động đất đai qua các năm; thuận lợi và khó khăn trong công tác đăng ký biến
động. Từ đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác cập nhật
chỉnh lý
Việc cập nhật biến động đất đai liên tục kịp thời ở cấp phường, cấp quận
(phòng TN&MT), và cấp Thành phố (sở TN&MT). Giúp cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai ngày càng hoàn thiện hơn, thông tin về đất đai của ba cấp quản lý luôn
được cập nhật cho nhau. Công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai của quận
Bình Tân tương đối hoàn chỉnh, kịp thời cung cấp thông tin cho cấp trên quản lý để có
cơ sở đánh giá, đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ trương chiến lược của Nhà
Nước về quản lý và sử dụng đất.



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HSĐC
TT-BTNMT
NĐ-CP
QH11
NN-TS
CN-TTCN-XD
TM-DV
KCN
TNHH
ĐBSCL
CT-UB
UBND
GCNQSDĐ, QSHNƠ
SDĐ
KSQT
TNMT
QLĐT
HĐND
VPĐKQSDĐ
QSDĐ
CMND
HĐ – MBN
TMCP

Hồ sơ địa chính
Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường
Nghị định – Chính phủ

Quốc hội 11
Nông nghiệp – Thủy sản
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Thương mại-Dịch vụ
Khu công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Đồng bằng sông cửu long
Chỉ thị - Uỷ ban
Uỷ ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở
Sử dụng đất
Kiểm soát quá trình
Tài nguyên môi trường
Quản lý đô thị
Hội đồng nhân dân
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Chứng minh nhân dân
Hợp đồng – Mua bán nhà
Thương mại cổ phần


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Danh sách các bảng
Bảng 1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2011 trên đại bàn Quận Bình Tân……….11
Bảng 2: Quản lý đất đai theo ranh giới hành chính của Quận năm 2011…………15
Bảng 3: Kết quả đo đạc bản đồ địa chính của Quận năm 2011…………………...16
Bảng 4: Tổng diện tích đất nông nghiệp và đất ở đã cấp giấy năm 2011…………21
Bảng 5: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2011…………………………...25

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất phân theo phường năm 2011………………….....26
Bảng 7: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2011 so với năm
2005…………………………………..……………………………….…………...27
Bảng 8: Tình hình chuyển nhượng đến 5/2011…………………………………....28
Bảng 9: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2005 – 5/2011....29
Bảng 10: Các bước trong quy trình chuyển nhượng…………………………..…..38
Bảng 11: Các bước trong quy trình đăng ký giao dịch đảm bảo, thế chấp và xóa thế
chấp………………………………………………………………..…………........40
Bảng 12: Các bước trong quy trình tách thửa, hợp thửa và chuyển nhượng một
phần QSĐĐ…………………………………..…………………………………....41
Bảng 13: Kết quả thế chấp, giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất các năm..51
Bảng 14: Kết quả chuyển nhượng, chuyển mục đích, hợp thửa tách thửa các
năm……………………….……………………………………………………..…52

Danh sách các hình:
Hình 1: Trường hợp tách thửa, số thửa mới là 331 và 332 tách từ thửa 114……...42
Hình 2: Trường hợp nhập thửa, hai thửa cũ 111 và 112, nhập lại thành thửa 111..42

Danh sách các biểu đồ, sơ đồ:
Biểu đồ 1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2011…………….……………………………24
Biểu đồ 2 Biểu đồ so sánh các trường hợp đăng ký thế chấp và đăng ký xóa thế
chấp qua các năm………….………………………………………………….…..51
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh các trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích, tách
thửa hợp thửa qua các năm……………………………………………………….53
Sơ đồ 1: Quy trình đăng ký biến động …………………………………………...34
Sơ đồ 2: Quy trình chỉnh lý biến động đất đai trên các loại sổ…………………...44


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………........................................ i

TÓM TẮT……………………………………………………………………………………. ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….. iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………………….. iv
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………. v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................................ 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:................................................................................. 3
I.1.1 Cơ sở khoa học: ............................................................................................................. 3
1.Khái niệm biến động đất đai: .......................................................................................... 3
2. Các hình thức biến động đất đai:................................................................................... 3
3. Khái niệm hồ sơ địa chính: ............................................................................................ 4
4. Hồ sơ địa chính và nội dung hồ sơ địa chính (HSĐC): ................................................ 4
I.1.2 Cơ sở pháp lý: ................................................................................................................ 5
I.1.3 Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................................. 7
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu: ........................................................................................... 8
I.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 8
I.2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 8
I.2.1.2. Khí hậu, thời tiết .................................................................................................. 8
I.2.1.3. Địa hình, địa chất ................................................................................................. 8
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 9
I.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất ..... 10
I.2.4. Tình hình kinh tế xã - hội .......................................................................................... 10
I.2.4.1. Tình hình kinh tế ................................................................................................ 10
I.2.4.2. Tình hình xã hội .................................................................................................. 12
I.2.5. Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội ............................................................. 13
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 13
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................. 13
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 14
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 15
II.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI .......................... 15

II.1.1. Quản lý đất đai theo ranh giới hành chính. ........................................................... 15
II.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính: .......................................................................... 15
II.1.3. Công tác lập hồ sơ địa chính: .................................................................................. 16
II.1.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.......................................................................................................................................... 18
II.1.5. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. ............................... 18
II.1.6. Tình hình thực hiện dự án và tiến hành đền bù giải toả: ..................................... 20
II.1.7. Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất và các tài sản
khác gắn liền với đất. ........................................................................................................... 20
II.1.8. Tình hình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn Quận Bình
Tân. ....................................................................................................................................... 21


II.1.9. Tình hình thực hiện chính sách và công tác quản lý vi phạm pháp luật về đất
đai. ......................................................................................................................................... 22
II.1.10. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai. .......................................... 22
II.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT
ĐAI LÀM CƠ SỞ CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH........................................................... 24
II.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011: ......................................................................... 24
II.2.2. Tình hình biến động đất đai: ................................................................................... 27
II.3. CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI ....................................................... 30
II.3.1. Thẩm quyền chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp
thay đổi sau khi cấp giấy ..................................................................................................... 30
II.3.1.1. Thẩm quyền chỉnh lý biến động ....................................................................... 30
II.3.1.2. Các trường hợp thay đổi sau khi cấp giấy và quy trình đăng ký biến
động đất đai ...................................................................................................................... 31
II.3.1.2.1. Các trường hợp biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận:...................................................... 31
II.3.1.2.2. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp: ........ 32
II.3.1.2.3 Quy trình đăng ký biến động đất đai: ....................................................... 32

II.3.2. Phân loại biến động đất đai và nguyên tắc chỉnh lý biến động ............................ 35
II.3.2.1. Phân loại biến động đất đai .............................................................................. 35
II.3.2.2. Nguyên tắc chỉnh lý biến động ......................................................................... 37
II.3.3. Quy trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ ........................................................................ 38
II.3.4. Chỉnh lý trên hệ thống sổ:........................................................................................ 41
II.3.4.1. Chỉnh lý trên bản đồ địa chính: ....................................................................... 41
II.3.4.2. Quy trình chỉnh lý các loại sổ ........................................................................... 43
II.3.4.3. Chỉnh lý trên sổ địa chính: ............................................................................... 45
II.3.4.4. Chỉnh lý trên sổ mục kê: ................................................................................... 45
II.3.4.5. Chỉnh lý trên sổ theo dõi biến động: ................................................................ 45
II.3.4.6. Chỉnh lý sổ cấp GCNQSDĐ,QSHNƠ và các tài sản khác gắn liền với đất:. 46
II.3.4.7. Chỉnh lý trên Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở
và các tài sản khác gắn liền với đất. ............................................................................... 47
II.3.5. Kết quả chỉnh lý biến động qua các năm: .............................................................. 51
II.4. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TẾ ................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 55
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 55
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 58


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất

đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Quá trình khai thác,
sử dụng đất gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu
cầu sử dụng đất càng tăng, trong khi đó quỹ đất của mỗi quốc gia có giới hạn. Vấn đề đặt
ra là làm sao quản lý sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả tối ưu, tránh tình trạng
sử dụng không đúng mục đích hoặc sai mục đích. Để giải quyết vấn đề này, công tác
quản lý nhà nước về đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó có công tác cập
nhật biến đông đất đai.
Hiện nay, nước ta từ một nước nông nghiệp đã tiến hành công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước để hướng đến mục tiêu chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ cho nên nhu cầu về đất đai
phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Xã hội càng phát triển nhu cầu sử dụng đất
của con người ngày càng nhiều, vì vậy cần phải sử dụng đất sao cho hợp lý để phục vụ
thị hiếu người dân hiện tai cũng như cho con cháu chúng ta về sau. Trong thời gian gần
đây, cùng với tốc độ phát triển của đô thị hoá, công nghiệp hoá, Thành phố Hồ Chí Minh
nói chung, Quận Bình Tân nói riêng đất đai đều có thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do
cơ chế thị trường, nhu cầu sử dụng đất Nhà nước trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các
công trình phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, các dịch vụ, các khu dân cư trên địa
bàn Quận đều có chiều hướng tăng nhanh, tạo ra sự biến động đất đai rất đáng kể. Đặc
biệt là từ các vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, đến
việc giải toả đền bù gây không ít khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Ngoài ra bộ hồ sơ địa chính còn có những sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, hình thửa, số thửa nhất là việc sai tên trong giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất…Chính vì vậy mà công tác chỉnh lý biến động đất đai là một trong những
vấn đề quan trọng và được sự quan tâm sâu sắc của người dân và chính quyền địa
phương. Bên cạnh đó việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trong thời điểm hiện
nay là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn Quận Bình Tân.
Trước tình hình đó, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai phải được thực hiện thường
xuyên nhằm từng bước đưa việc quản lý và sử dụng đất của Quận Bình Tân đi vào nề

nếp, ổn định. Cập nhật chỉnh lý biến động là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nếu không kịp thời cập nhật thì hệ thống hồ sơ địa
chính và bản đồ sẽ bị lạc hậu theo thời gian và không còn phù hợp. Xuất phát từ vấn đề
trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài:
“CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY
31/05/2011”

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đồn Võ Hồng Diễm

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu quy trình đăng ký biến động và cách thức cập nhật chỉnh lý biến động
đất đai trên hồ sơ địa chính và thống kê kết quả cập nhật chỉnh lý biến động đất đai
trên địa bàn nghiên cứu nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế của phương pháp
này từ đó có những đề xuất hợp lý.
Đối tượng nghiên cứu
- Hồ sơ địa chính.
- Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005, 2006,
2007 đến nay.
- Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ cơng tác cập
nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
- Các loại hình biến động đất đai, các ngun nhân gây ra biến động đất đai.

- Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Quận Bình Tân từ năm 2005 đến ngày
31/05/2011.
Ý nghóa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
Cập nhật chỉnh lý biến động là nhiệm vụ rất quan trọng trong cơng tác quản lý
đất đai. Việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai thường xun và liên tục giúp cho địa
phương quản lý tốt quỹ đất của mình, đồng thời rà sốt lại những hồ sơ biến động còn
tồn động từ có hướng giải quyết phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơng tác
quản lý đất đai.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1.Khái niệm biến động đất đai:
Bieán ñoäng ñaát ñai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình
thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu. Nguyên nhân
dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu cầu về nhà
ở ngày càng cao hơn, chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông
nghiệp được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều;
đồng thời nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao. Từ đó vấn đề theo dõi cập nhật và chỉnh

lý các trường hợp biến động đất đai là hết sức cần thiết, để Nhà nước quản lý về đất đai
được chặt chẽ hơn.
Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhằm đảm
bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trang sử dụng đất ngoài thực địa. Giúp
Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất để tiến
hành các loại thuế phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
Các loại biến động đất đai gồm:
Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý cho những trường hợp biến động hợp
pháp.
2. Các hình thức biến động đất đai:
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất
phải làm thủ tục đăng ký biến động. Căn cứ tính chất, mức độ thay đổi có thể phân làm
các loại sau:
- Biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất gọi là biến động về quyền sử dụng đất.
- Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất.
- Biến động do thay đổi hình thể thửa đất.
- Biến động do chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ sử
dụng.
- Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Biến động do thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
- Chuyển đổi hình thức từ thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất.
- Và những thay đổi khác như: mất giấy chứng nhận, giấy chứng nhận bị hư
hỏng hoặc không còn chứng nhận được nữa…

Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

3. Khái niệm hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin
cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai; được thiết lập trong quá
trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai,
cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính gồm 2 loại:
-

-

Hồ sơ địa chính dạng số: được lập trên máy tính chứa đựng toàn bộ về nội dung
như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất
đai…
Hồ sơ địa chính dạng giấy.
4. Hồ sơ địa chính và nội dung hồ sơ địa chính (HSĐC):
a. Hồ sơ địa chính: Theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT về hướng đẫn lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Hồ sơ địa chính bao gồm:

-

Bản đồ địa chính


-

Sổ địa chính

-

Sổ mục kê đất đai

-

Sổ theo dõi biến động đất đai

-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (bản gốc)
b. Nội dung HSĐC:
* Baûn ñoà ñòa chính Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng
ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được sở Tài Nguyên và Môi
Trường xác nhận. Bản đồ địa chính thê hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện
tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất. Bản đồ địa chính là tài
liệu có tính pháp lý cao, phục vụ cho quản lý đất đai một cách chặt chẽ đến
từng thửa đất của từng chủ sử dụng; phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai, giải
quyết tranh chấp đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

► Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến
việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:
a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử
dụng của các thửa đất;

b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường
giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không
có ranh giới thửa khép kín;
c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và
chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn
công trình;
Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

► Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất
đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai
bao gồm các thông tin:
a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
b) Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh
giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
không có ranh giới thửa khép kín;
c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài
chính về đất đai;
đ) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.
* Sổ mục kê đất đai: được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính; là sổ thể hiện thông tin về thửa đất,
về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ
và các thông tin liên quan đến quá trình sử dụng đất
* Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về
người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của người đó
* Sổ theo dõi biến dộng đất đai: được lập theo theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn; sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong quá
trình sử dụng đất gồm: thay đổi hình dạng và kích thước thửa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất: là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
I.1.2 Cơ sở pháp lý:
Đề tài thực hiện căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
- Luật số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về luật đất đai (viết tắc
là luật đất đai năm 2003). Quy định về:
 Trình tự thủ tục đăng ký biến động.
 Chuyển mục đích không xin phép và chuyển mục đích phải xin phép.
Trang 5



Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn về thi
hành luật đất đai. Quy định về:
 Các điều kiện chuyển nhượng, chuyển đổi.
 Trình tự thủ tục đăng ký biến động.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi
trường về hướng dẫn lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Quy định về:
 Nội dung hồ sơ địa chính.
 Cách lập, quản lý và chỉnh lý các loại sổ.
 Mẫu các loại sổ.
 Trình tự lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi
Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất. Quy định về:
 Các bảng biểu thống kê, kiểm kê.
 Các mục đích sử dụng đất khác nhau.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy
định về:
 Các loại hồ sơ liên quan đến cấp giấy và đăng ký biến động.
 Các điều kiện cấp giấy và đăng ký biến động.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên − Môi
Trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Quy định về:

 Đăng ký biến động sau khi cấp giấy
 Trình tự thủ tục đăng ký biến động sau khi cấp giấy.

Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Xu thế biến động đất đai quận Bình Tân:
Quận Bình Tân trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết cho nên nhu cầu về đất ở và đất để sản xuất
kinh doanh ngày một tăng cao. Vì vậy xu thế đất nông nghiệp của quận ngày càng
một giảm dần, quỹ đất chưa sử dụng cũng được quan tâm khai thác chuyển sang
các mục đích khác như đất phi nông nghiệp (đặc biệt là chuyển sang đất ở)
Đất phi nông nghiệp trong những năm qua có xu hướng tăng lên đặc biệt là
đất ở và đất chuyên dùng vì dân nhập cư quá nhanh. Xã hội càng phát triển đời
sống tin thần của người đân ngày càng một nâng cao, nên nhu cầu về các công
trình công cộng và phúc lợi xã hội được quan tâm hơn, cần nhiều diện tích công
cộng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người đân. Từ các nhu cầu ấy các
dự án, các công trình hình thành ở quận ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu về đất để
xây dựng các nhà xưởng, nhà sản xuất ngày một tăng cao.
Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động:
Trong những năm qua, với tốc độ phát triển công nghiệp cao, đã ảnh hưởng đến
việc bố trí đất đai cho phù hợp với quy mô dân số, cũng như bố trí đất xây dựng nhà ở,
các công trình sản xuất kinh doanh dịch vụ…Chính điều đó đã làm gia tăng nhu cầu sử

dụng đất của TP. Hồ Chí Minh một cách đáng kể, làm cho tình hình chuyển nhượng,
chuyển mục đích, tách thửa hợp thửa ngày càng phức tạp. Vì vây công tác phối hợp thực
hiện giữa các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan phải chặt chẽ, thật sự thông suốt, thống
nhất và đồng bộ trên địa bàn thành phố cũng như các quận huyện. Tình trạng biến động
hợp pháp và chưa hợp pháp gia tăng rất lớn. Do vậy, việc cập nhật chỉnh lý biến động đất
đai cần phải được thực hiện kịp thời và hiệu quả, để phản ánh chính xác thực tiễn và theo
đúng quy hoạch đã định. Nhìn chung, hệ thống sổ bộ tại các quận, huyện trong địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã được cập nhật thường xuyên còn hệ thống
sổ bộ ở các UBND phường, xã, thị trấn hầu như không đúng mục đích với thực trạng
ngoài thực địa.
Quận Bình Tân đã xác định công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có vai trò rất
quan trọng để phục vụ việc quản lý Nhà nước về đất đai. Đo đạc lập bản đồ địa chính là
cơ sở đầu tiên trong việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, là cơ sở
pháp lý để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng. Quận đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ chỉnh lý, bổ sung
các tài liệu bản đồ địa chính đã đo vẽ những năm trước mà chưa được cập nhật, chỉnh lý
biến động để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai. Để thực hiện tốt công tác chỉnh
lý biến động đất đai và xây dựng được một hệ thống bản đồ địa chính hoàn chỉnh, cần có
những giải pháp tích cực đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; tuyên truyền, vận động
để người sử dụng đất nhận thức đúng về trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 


   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Bình Tân được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện
Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003
của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quận Bình Tân cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 11 km về phía tây. Là
đầu mối giao thông quan trọng là cửa ngõ vào trung tâm từ đồng bằng sông cửu long,
trong đó có bến xe miền tây là 1 trong 2 nơi tập trung vận chuyển hành khách và hàng
hóa lớn nhất TP Hồ Chí Minh. Có trục lộ giao thông lớn đi qua “Đại lộ Võ Văn Kiệt” là
tuyến đường tắt đi qua trung tâm thành phố. Với diện tích tự nhiên là 5188,43 ha, quận
Bình Tân còn là đầu nối mở rộng hướng phát triển của thành phố về các tỉnh miền tây
nam bộ.
Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu
như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay, kinh tế và xã hội của quận phát triển rất
nhanh, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp.Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009 dân số quận Bình Tân là
572.796 người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp quận,
huyên cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dân số quận tăng rất nhanh,
chủ yêu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống.
Ranh giới:
Phía Bắc: giáp Quận 12, Huyện Hóc Môn
Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
Phía Đông: giáp quận Tân Phú, Quận 6
Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)
I.2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Quận Bình Tân nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang
tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, trong năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11;

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí: Cao nhất là 37o C, Thấp nhất là 26,8o C, Trung bình trong
năm là 27,9o C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100-2.920 giờ.
Độ ẩm không khí: Cao nhất là 84%, Thấp nhất là 68%, Trung bình là 76%
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn quận là 1983mm/năm
(trong khoảng từ 1392mm đến 2318mm) tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 và 10
chiếm 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày.
Gió: Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 2 -3
m/s, mạnh nhất là 25 -30m/s đổi chiều rõ rệt theo mùa.
Nhìn chung khí hậu quận Bình Tân có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất
thường như bão lụt, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
I.2.1.3. Địa hình, địa chất
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Địa hình Quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, được chia làm hai
vùng:
Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m
tập trung ở Phường Bình Trị Đông, Phường Bình Hưng Hoà.
Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: Phường Tân Tạo và Phường
An Lạc.
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a/ Tài nguyên đất:
Phần lớn đất đai của phường thuộc nhóm đất phèn. Nhóm này có thành phần cơ

giới nặng giàu sét hữu cơ, độ pH thấp và nghèo lân.
● Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 03 loại chính :
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các Phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành
phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
Đất phù sa thuộc Phường Tân Tạo và một phần của Phường Tân Tạo A.
Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần Phường Tân Tạo
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới
● Địa chất công trình
Vùng địa hình cao: thành phần chủ yếu là đất sét pha dày 1-2m, sức chịu lực cao
1-2kg/cm2. Mực nước ngầm thấp thuận lợi cho phát triển xây dựng, đối với các công
trình nhỏ và vừa có thể dùng lớp mặt làm nền. Đối với các công trình có trọng tải lớn
phải dùng các biện pháp chuyển tải xuống các lớp dưới.
Vùng địa hình thấp: Thành phần chủ yếu là phù sa, cát sỏi trên phủ một lớp đất cát
màu đen, sức chịu lực thấp từ 0,3 – 0,5 kg/cm2, mực nước ngầm cao gần sát mặt đất, khó
khăn cho phát triển xây dựng, các công trình xây dựng phải có hệ số đầu tư cao.
b/ Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Quận Bình Tân có hệ thống sông rạch từ chi lưu của các sông
Sài Gòn, Nhà Bè, Xoài Rạp,Vàm Cỏ Đông tạo nên có chế độ bán nhật triều không đều.
Chất lượng nước ở hệ thống sông rạch của quận rất kém. Do nằm ở hạ lưu của hệ thống
sông nên mức độ ô nhiễm nặng, chủ yếu là các chất thải từ thành phố theo hệ thống kênh
Tàu Hủ, Tân Hóa, Lò Gốm, Kênh Đôi, Rạch nước lên đổ về.
Bên cạnh đó còn có nguồn nước thải từ các Khu Công Nghiệp và khu dân cư của
quận thải ra làm cho chất lượng nước càng kém hơn. Do chất lượng nguồn nước kém nên
ành hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của quận đặc biệt là ô nhiễm môi trường tác động
đến đời sống của dân cư rất nhiều. Ngoài ra nước còn bị nhiễm phèn, độ chua trong nước
cao, thường xảy ra ở các vùng trũng của quận nên hệ thống sông vùng này ít lưu thông
trao đổi nước nên chất lượng nguồn nước càng kém hơn.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm phần lớn đều bị nhiễm phèn trong các tháng
mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng.
Nhìn chung vị trí địa lý của quận Bình Tân khá thuận lợi cho sự hình thành phát

triển đô thị mới, nhưng khả năng khai thác sử dụng nguồn nước có hạn, địa chất công
trình thích hợp với xây dựng các công trình nhỏ và vừa.
c/ Cảnh quan môi trường:
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Quận Bình Tân có quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Những mãng cây xanh và
mặt nước hiện hữu có thể tạo thành các công viên. Các dòng sông cảnh quan trong khu
vực có thể quy hoạch nhằm tạo đường giao thông xuyên suốt và liên kết cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc dọc theo các trục lộ giao thông trên địa bàn Quận.
I.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất
 Thuận lợi
Quận Bình Tân có một hệ thống sông rạch phát triển tạo nên một hệ thống thoát
nước tự nhiên rất tốt nên khi quy hoạch cần phải lưu ý giữ lại hệ thống sông rạch này,
tránh san lấp tuỳ tiện.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Quận khá dồi dào, là nguồn nước chính
cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Quận nói riêng và
Thành Phố nói chung. Vì vậy, nguồn nước cũng tham gia một vai trò rất lớn trong việc
phát triển kinh tế, xã hội của Quận và cả ở Thành phố.
Đặc biệt là phát triển các khu công nghiệp, từ đó phát triển các khu thương mại,
chợ búa, siêu thị phục vụ thị hiếu của người dân. Ngoài ra công nhân các khu công
nghiệp càng ngày càng tăng cần phải có nhà cửa phục vụ cho việc ở, sinh hoạt của công
nhân.
Từ đó hình thành các khu nhà công nhân, dẫn đến phải cấp giấy nhiều hơn và tình

trạng chuyển nhượng, cho thuê, đăng ký thế chấp, hợp thửa tách thửa ngày càng nhiều
ảnh hưởng lớn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động
 Khó khăn
Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt đôi lúc gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với khu vực vùng
trũng. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dễ phát sinh
sâu bệnh hại cây trồng.
Hệ thống sông rạch chằng chịt cùng khu vực đất vùng bưng với địa chất công
trình yếu gây khó khăn cho việc đi lại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị
hoá không đồng đều giữa các phường trong Quận.
I.2.4. Tình hình kinh tế xã - hội
I.2.4.1. Tình hình kinh tế
Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn Quận Bình Tâ, tố cáo về đất đai của UBND cấp huyện thì ghi: Ông (hoặc Bà, hộ gia đình)…… nhận
quyền sử dụng đất theo quyết định số …/… ngày …/…/… của … (UBND cấp huyện
hoặc cấp tỉnh) về giải quyết khiếu nại (hoặc tố cáo) về đất đai.
- Trường hợp nhận quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Toà án nhân
dân hoặc quyết định của cơ quan thi hành án thì ghi: Ông (hoặc Bà, hộ gia đình)……
nhận quyền sử dụng đất theo Bản án số …/… ngày …/…/… của Toà án nhân dân (hoặc
Cơ quan thi hành án)… (tên cơ quan).
Trang 48


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

- Trường hợp nhận quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá

quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật thì ghi: Ông (hoặc Bà, hộ gia đình) …… nhận
quyền sử dụng đất theo Biên bản số …/… lập ngày …/…/… công nhận kết quả đấu giá
quyền sử dụng đất.
- Trường hợp sạt lở tự nhiên đối với một phần thửa đất thì ghi: Sạt lở tự nhiên
diện tích …m2 theo Báo cáo số …/…ngày …/…/… của UBND …(UBND cấp xã).
- Trường hợp người sử dụng đất đổi tên theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật thì ghi: Người sử dụng đất được
đổi tên là …… theo Quyết định số …/… ngày …/…/… của ….(tên cơ quan có thẩm
quyền).
- Trường hợp người sử dụng đất đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính còn nợ hoặc
chậm thực hiện đối với thửa đất thì ghi: Đã nộp tiền sử dụng đất (hoặc nghĩa vụ tài chính
khác) theo Biên lai số …/… ngày …/…/…. của… (tên cơ quan tài chính).
- Trường hợp sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì ghi: Nội dung về… (ghi tên nội dung sai sót) có sai sót, nay đính
chính là…theo biên bản kiểm tra ngày …/…/… do ông (hoặc bà)….(họ tên người kiểm
tra) là …(chức vụ người kiểm tra) kiểm tra.
* Cột 3: Xác nhận của UBND Quận.
Chỉnh lý GCNQSDĐ, QSHNƠ và các tài sản khác gắn liền với đất:
a. Chuyển nhượng trọn thửa: thửa 46, tờ bản đồ 78, phường Bình Trị Đông.
Ghi chú thông tin biến động vào cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý như sau:
- Bà: Nguyễn Thị Xuân Mai, sinh năm: 1972, CMND: 022426168, ngày cấp:
05/08/2005, nơi cấp: Công an Tp.Hồ Chí Minh.
- Ông: Trịnh Đỗ Vinh, sinh năm: 1978, CMND: 023573101, ngày cấp: 17/11/1997,
nơi cấp: Công an Tp.Hồ Chí Minh. Cùng thường trú: 64/22/1, Đường số 17, Khu phố 5,
phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
Nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số 13418 ngày 14 và 16/03/2011 tại phòng
Công chứng số 3 Tp.Hồ Chí Minh.
b. Chuyển nhượng không trọn thửa: thửa 02, tờ bản đồ 57, phường Tân Tạo
Ghi chú biến động vào cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý như sau:
- Đăng ký thay đổi (chuyển nhượng một phần):

1/ Nhà ở: Diện tích sàn (nhà ở, căn hộ): 8,9 m2. Kết cấu: Tường gạch, mái tôn. Số
tầng: 01.
2/ Đất ở: Thửa đất số 02. tờ bản đồ: 57. Diện tích còn lại 29,7 m2.
Căn cứ hợp đồng mua bán nhà ở số 7390/ HĐ-MBN ngày 08/03/2011 tại Phòng
Công chứng số 3 Tp.Hồ Chí Minh.
c. Thừa kế quyền sử dụng đất: thửa 02, tờ bản đồ 04, phường Bình Hưng Hòa B
Ghi chú biến động vào cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý như sau:
- Đăng ký thừa kế di sản:

Trang 49


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

- Bà: Lưu Muối, sinh năm 1931, CMND: 021370673, ngày cấp:11/8/1979, nơi cấp:
Công an TP.HCM. Địa chỉ thường trú: 259/2 Đường Bình Thành, Khu Phố 4, Phường
Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Theo thỏa thuận phân chia di sản số 851 Quyển số 1 TP/CC-SCC/CK ngày
17/5/2011 tại phòng Công chứng số 3 TP.HCM
- Số thứ tự mới của thửa đất là: 508 (thửa cũ: Một phần thửa số 55, 56).
- Số thứ tự của tờ bản đồ: 04
d. Chuyển mục đích sử dụng đất: thửa 701, tờ bản đồ 43, phường An Lạc A
Ghi chú biến động vào cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý như sau:
Đã chuyển mục đích sang đất ở đô thị diện tích 200m2 theo quyết định số 1388/QĐUBND 15/5/2010 của UBND Quận Bình Tân (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số CH 00376 ngày 13/5/2010).
Diện tích còn lại 1501,4m2.

e. Thế chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Thửa đất số 721. tờ bản đồ số
18, phường Bình Trị Đông B.
Ghi chú biến động vào cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý như sau:
Thế chấp bằng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU – SỞ GIAO DỊCH theo hợp đồng số 60569, số công chứng 10615 lập
ngày 15/5/2011 tại Phòng Công chứng số 06 TP.HCM

Trang 50


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

II.3.5. Kết quả chỉnh lý biến động qua các năm:
Trong 5 năm qua quận Bình Tân đã giải quyết được khá nhiều trường hợp biến
động đất đai bao gồm chuyển nhượng, thế chấp và xóa thế chấp, chuyển mục đích, tách
thửa hợp thửa…
Bảng 13: Kết quả thế chấp, giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất các năm:
Đăng ký thế chấp Đăng ký xóa thế chấp
Năm
(hồ sơ)
(hồ sơ)
2005
3077
2578
2006
3566

2579
2007
4736
3074
2008
4627
3397
2009
7733
4738
2010
9275
5360
Đến 5/2011
5575
3890
(Nguồn: Phòng TNMT Quận Bình Tân)
Quận Bình Tân là một quận mới thành lập trong những năm gần đây cho nên quá
trình đô thị hóa của quận diễn ra rất mạnh mẽ. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung
của thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công
nghiêp, thương mại - dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nên hộ gia đình cá
nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn của để đầu tư sản xuất kinh doanh khá nhiều. Chính vì
vậy mà số lượng hồ sơ thế chấp giao dịch đảm bảo tăng nhanh trong những năm gần đây.
Từ khi có thông tư 09 và nghị định 88 của Bộ TNMT thì số lượng cấp giấy mới
ngày càng nhiều dẫn đến số lượng hồ sơ thế chấp cũng tăng theo. Từ năm 2005 đến đầu
năm 2009 số lượng hồ sơ thế chấp tương đối ổn định nhưng công tác chỉnh lý thì rắc rối
và phức tạp. Về sao cuối năm 2009 thống nhất nhà và đất thành chung một giấy thì việc
cập nhật chỉnh lý đỡ rắc rối hơn nhiều.
HỒ SƠ
10000

9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Đăng ký thế
chấp
Đăng ký
xóa thế
chấp

NĂM

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh các trường hợp đăng ký thế chấp và đăng ký xóa thế
chấp qua các năm

Trang 51


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm


 

Bảng 14: Kết quả chuyển nhượng, chuyển mục đích, hợp thửa tách thửa các năm:
Hợp thửa, tách thửa
Chuyển nhượng quyền sử dụng Chuyển mục đích
(hồ
sơ)
(hồ sơ)
Năm
đất nông nghiệp và đất ở
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Đến 5/2111

Hồ sơ
1526
1425

Diện tích (m2)
715245,82
623542,25

1956
1624
1820
1024

663

1071554,00
622704,10
8340065,00
9563218,93
46927,13

427
537
819
1623
3369
3869
2108

352
546
383
522
353
236
110

(Nguồn: Phòng TNMT Quận Bình Tân)
Từ kết quả trên đây cho thấy, tình hình biến động đất đai diễn ra ngày càng nhiều và
người dân ngày càng ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc đăng ký
biến động đất đai. Đây là điều kiện thuận lợi tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với
người sử dụng đất để Nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ và sử dụng đất đạt hiệu
quả hơn, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Quá trình đô thị hóa đã kéo theo việc đầu tư của nhà nước về sơ sở hạ tầng, các hệ
thống đường giao thông được nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án quy hoạch chi tiết ở các
khu dân cư được đầu tư… Vì thế đã đẩy giá đất lên cao, mang lại lợi nhuận từ đất đai, từ
đó việc chuyển nhượng, chuyển mục đích, tách thửa hợp thửa cũng tăng.
Nhìn chung tình hình chuyển nhượng của quận tăng nhẹ trong năm 2007 và năm
2009, số lượng đất đã chuyển nhượng trên địa bàn dàn trải điều ở các phường, diện tích
đất chuyển nhượng ở 2 năm này cũng tăng.
Bên cạnh đó cuộc sống của người dân ngày càng đòi hỏi cao hơn, cần có nhiều công
trình như nhà ở, giao thông, xí nghiệp nhà máy… Cần thiết hơn là có thêm các công trình
phục vụ phúc lợi cho xã hội như khu giải trí, trung tâm thể dục thể thao… nên việc
chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp càng tăng trong những
năm về sau.
Công tác chỉnh lý biến động ỏ từng lĩnh vực như chuyển nhượng, chuyển mục đích,
hợp thửa tách thửa với các cách cập nhật khác nhau, không những thế thành phần hồ sơ
giấy tờ ở mỗi trường hợp cũng khác nhau như:
 Chuyển nhượng: Hợp đồng chuyển nhượng, phiếu chuyển, tờ trình về việc chuyển
nhượng…
 Chuyển mục đích: Đơn xin chuyển mục đích, tờ trình chuyển mục đích, bản vẽ…
 Tách thửa, hợp thửa: Đơn xin tách thửa, hợp thửa, tờ trình về việc tách thửa, bản
vẽ…
Do có nhiều thành phần hồ sơ khác nhau, công đoạn cập nhật chỉnh lý biến động
cũng khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là thực hiên theo nguyên tắc rõ
ràng, công khai minh bạch.

Trang 52


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 


   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

HỒ SƠ

4500
4000
3500

CHUYỂN
NHƯỢNG

3000
2500
2000

CHUYỂN MỤC
ĐÍCH

1500
1000
500

TÁCH THỬA,
HỢP THỬA

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
NĂM


Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh các trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích, tách
thửa hợp thửa qua các năm
Nhận xét chung về kết quả công tác chỉnh lý biến động:
-

Qua số liệu biến động ta thấy được phần nào sự phát triển, tốc độ đô thị hóa
của Quận Bình Tân. Hồ sơ chuyển nhượng, đăng ký thế chấp và xóa thế chấp
ngày càng nhiều, cho thấy trong đân cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho
chiến lược kinh doanh và việc phát triển kinh tế.

-

Sức ép về dân số đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp, dân số tăng đòi hỏi
phải đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở
hạ tầng… diện tích các loại đất chuyên dùng, đất ở tăng lên do chuyển từ đất
nông nghiệp sang.

-

Thông qua việc chuyển nhượng người dân có thể đầu tư, mở mang các ngành nghề
khác nhau để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, chống tình
trạng đất đai để hoang hoá do không còn khả năng sản xuất nông nghiệp thì chuyển
sang mục đích khác để sử dụng đạt hiệu quả hơn.

-

Thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý thống nhất ở 3 cấp. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính kết nối đồng bộ qua mạng giữa các cấp tránh phải lưu giữ nhiều nơi giúp cho
việc cập nhật, chỉnh lý và quản lý đất đai được tiến hành một cách khoa học, thống
nhất, nhanh chóng và chính xác. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã

hội; giảm bớt thời gian và chi phí cho việc thông báo về nội dung biến động cũng
như chỉnh lý.

Trang 53


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

II.4. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TẾ
- Khi đất đai trở nên có giá trị thì ý thức trách nhiệm của người dân được nâng
cao rất nhiều trong việc nhận định tầm quan trọng của đất đai để sử dụng đất một cách có
hiệu quả góp phần ổn định đời sống xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Cần có sự phối hợp của các phòng ban, Sở Tài nguyên – Môi trường, Ủy ban
nhân dân Quận, Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Xây dựng cùng giải quyết hồ sơ khi
vướng mắc.
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do
thời gian trước đây công tác này chưa được chú trọng, các giấy chứng nhận được cấp dựa
trên sơ đồ nền, dẫn đến việc cập nhật khó khăn do phải tìm số liệu; việc phối hợp giữa
các cấp còn thiếu đồng bộ nên nhiều trường hợp biến động nhưng chưa cập nhật kịp thời
gây khó khăn cho việc chỉnh lý khi thửa đất tiếp tục có biến dộng.
- Tình hình kinh tế – xã hội đang trên đà phát triển mạnh, dân số tăng nhanh mà
chủ yếu là di dân từ nơi khác đến dẫn tới việc sử dụng đất ngày càng phức tạp và đất đai
biến động ngày càng nhiều.
- Tuy đã trở thành Quận nhưng Bình Tân vẫn còn một số lượng lớn diện tích
đất nông nghiệp tập trung ở các Phường Tân Tạo, Tạo Tạo A vì thế các quy định về hồ
sơ, trình tự và thủ tục xét duyệt vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

của người dân nhưng với đội ngũ cán bộ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đất đai
đã góp phần hỗ trợ công tác quản lý đất đai trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
Từ những khó khăn gặp phải trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, đề
tài xin đề xuất những giải pháp sau để nâng cao hiệu quả trong công tác này:
- Cơ quan Tài nguyên – Môi trường là nơi giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà
nước về đất đai do đó cán bộ chuyên ngành phải được thường xuyên đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ổn định công tác lâu dài đặc biệt là đào tạo các cán bộ
địa chính để nắm chắc tình hình biến động đất đai tại địa phương.
- Cần có sự kiểm tra, đôn đốc giữa các cấp, các ngành có liên quan đến công tác
theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất của hồ sơ địa
chính giữa các cấp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật trong quần chúng nhân dân, đảm bảo những chính sách pháp luật của Nhà nước đến
được với mọi người dân giúp họ hiểu được tầm quan trọng cũng như quyền lợi và nghĩa
vụ của người sử dụng đất khi đăng ký biến động đất đai.
- Đảm bảo thủ tục đăng ký gọn nhẹ, chính sách thuế phải rõ ràng, minh bạch để
người sử dụng đất hiểu mà tự giác khi đăng ký biến động.
- Cần có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với những trường hợp tự ý làm biến
động.

Trang 54


Ngành: Quản Lý Đất Đai 

 

   SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Hồ sơ địa chính là kết quả của một quá trình phức tạp trong công tác đo đạc, lập
lưới tọa độ địa chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê đất đai để cấp giấy chứng
nhận quền sử dụng đất. Đây là một quá trình tổng hợp đầu tư về công sức và thời gian.
Cập nhật chỉnh lý biến động đất đai là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý về
đất đai, đây là nhiệm vụ mà người quản lý phải làm thường xuyên và lâu dài. Thực hiện
tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai sẽ giúp tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
Thông qua công tác này sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai
cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất trong mọi thời điểm. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện
đại hóa thì tình hình biến động đất đai ngày càng phức tạp hơn qua các trường hợp như:
chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, chuyển mục đích ngày càng nhiều hơn. Do đó
công tác cập nhật chỉnh lý phải chặt chẽ hơn và kỹ càng hơn.
 Về kết quả chỉnh lý biến động :
Trong 5 năm qua (2005-2011) Quận Bình Tân có những biến động sau :
 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở là : 10055 trường hợp.
 Đăng ký thế chấp là : 38589 trường hợp.
 Đăng ký xóa thế chấp là : 25616 trường hợp.
 Chuyển mục đích sử dụng đất là : 12762 trường hợp.
 Tách thửa, hợp thửa là : 2502 trường hợp.
Qua kết quả chỉnh lý biến động trên, công tác chỉnh lý biến động đất đai đã dần đi
vào nề nếp, người sử dụng đất đã ý thức được việc đăng ký biến động là rất quan trọng.
Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi giảm dần đi khoảng cách giữa nhà nước và người
dân, giúp cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả.
Quy trình đăng ký biến động được thực hiện theo chế độ một cửa quy đinh thời
gian trình tự thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tham gia đăng ký và cơ
quan nhà nước dễ dàng quả lý.
Hiện nay VPĐKQSDĐ của Quận Bình Tân đang tích cực đào tạo, bồi dưỡng trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao kỹ
năng giải quyết các hồ sơ nhanh chóng, tạo niềm tin cho người dân khi thực hiện quyền

và nghĩa vụ của mình tại cơ quan.
Với tốc độ phát triển kinh tế của Quận Bình Tân hiện nay thì nhu cầu sử dụng đất
cho sự phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Do đó tình hình cập nhật chỉnh lý biến động sẽ
rất sội động trong những năm về sau, hồ sơ chuyển nhượng, chuyển mục đich, thế chấp,
tách thửa hợp thửa ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy cần phải nâng cao quá trình
cập nhật chỉnh lý những biến động và xem đây là một hoạt động kinh doanh đem lại thu
nhập cho người sử dụng đất và cho nhà nước.

Trang 55


×