Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ARCGIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020 XÃ CHÀ LÀ, HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ARCGIS
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020
XÃ CHÀ LÀ, HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH”

SVTH
: LÊ HẢI ĐĂNG
MSSV
: 07151008
: DH07DC
LỚP
: 2007 - 2011
KHÓA
CHUYÊN NGÀNH : Công nghệ địa chính.

- Tháng 7 năm 2011 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LÊ HẢI ĐĂNG



“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ ARCGIS
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020
XÃ CHÀ LÀ, HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. BÙI VĂN HẢI
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

- Tháng 7 năm 2011 –
-i-


LỜI CẢM ƠN!
Luận văn là kết quả của sự phấn đấu trong suốt quá trình học tập, sự
quan tâm sâu sắc của gia đình, sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy cô, sự giúp
đỡ của bạn bè.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã không ngại bao khó khăn gian khổ dày
công nuôi dưỡng và nuôi con ăn học đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM cùng các thầy cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để em có thể vững
bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Văn Hải đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp, giúp em hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Phòng Tài

Nguyên và Môi Trường, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập
tại cơ quan.
Xin cảm ơn tập thể sinh viên lớp DH07DC đã giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập.
Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô!
Sinh viên: Lê Hải Đăng.

-ii-


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Hải Đăng, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation và Arcgis xây dựng hệ thống
bản đồ phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 xã
Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chính Minh.
Công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của xã được phê duyệt thì việc lập
quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã là cần thiết, nhằm phân bổ chi tiết quỹ đất
trên địa bàn huyện vào các mục đích sử dụng và là căn cứ điều chỉnh quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được
phê duyệt.

Từ nhu cầu đó, đề tài đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Microstation và
Arcgis xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất
đai xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh là nhiệm vụ có ý nghĩa quan
trọng nhằm giúp cho công tác lập quy hoạch tại địa phương được thuận lợi, đồng
thời hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước
đối với đất đai.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng một số phương pháp như: phương
phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp bản đồ và công cụ Gis,
phương pháp kế thừa, phương pháp dự báo, phương pháp định mức, phương pháp
khảo sát thực địa,…Kết quả đạt được của đề tài bao gồm:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Chà Là tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Chà Là đến năm 2020 tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã Chà Là tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ đất xã Chà Là tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ hành chính xã Chà Là tỷ lệ 1/25.000.
- Hệ thống bảng biểu, số liệu thống kê diện tích các loại đất sử dụng của xã Chà
Là đến năm 2020.

-iii-


MỤC LỤC
TRANG TỰA ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề: .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 2
PHẦN I ................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ......................................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:.................................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học: .............................................................................................. 3
1. Các khái niệm: ..................................................................................................... 3
2. Giới thiệu phần mềm tin học ứng dụng trong nghiên cứu: ...................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý: ................................................................................................ 6
I.1.3. Cơ sở thực tiễn: .............................................................................................. 7
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu: ............................................................................ 7
I.3. Nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện: ................................................... 8
I.3.1. Nội dung: ....................................................................................................... 8
I.3.2. Phương pháp: ................................................................................................. 8
I.3.3. Quy trình thực hiện: ........................................................................................ 9
PHẦN II ............................................................................................................... 10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 10
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ........................ 10
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 10
II.1.2. Các nguồn tài nguyên .........................................................................................13
II.1.3. Thực trạng môi trường ........................................................................................15
II.1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI ....................................... 15
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................15
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ....................................................................15
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.....................................................................16
4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn .......................................................16
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ...........................................................................16
II.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ

MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 17
1. Thuận lợi ....................................................................................................................17
2. Những khó khăn, hạn chế ..........................................................................................17
II.1.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ............................................ 18
-iv-


1. Tình hình quản lý đất đai .................................................................................... 18
2. Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý ............................18
3. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất trong thời gian qua ...........................................18
4. Tình hình giao đất, cho thuê đất ................................................................................19
5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................................................19
6. Tình hình sử dụng đất trái pháp luật ..........................................................................19
7. Đánh giá chung tình hình sử dụng quỹ đất ................................................................19
II.2. Quy trình công nghệ và kỹ thuật xây dựng hệ thống bản đồ. ............................. 20
II.2.1. Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập nguồn tư liệu phục vụ thành lập bản đồ
hiện trạng. ............................................................................................................. 21
II.2.2. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính .............................................................. 21
II.2.2.1. Nguồn dữ liệu bản đồ địa chính ................................................................. 21
II.2.2.2. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính ........................................................... 21
1. Chuyển đổi các lớp thông tin về đúng các lớp level cần thiết ............................... 21
II.2.2.3. Tạo vùng thửa đất và gán thông tin thuộc tính của thửa đất. ........................ 27
II.2.2.4. Chuẩn hóa bản đồ địa chính tổng thể ......................................................... 29
II.2.3. Cập nhật hiện trạng sử dụng đất và biên tập bản đồ HTSDĐ phục vụ cho công
tác quy hoạch. ....................................................................................................... 30
II.2.4. Cập nhật thông tin từ BĐHT đã điều tra dã ngoại lên bản đồ địa chính. .......... 31
1. Xuất BĐHT sang file *.shp ................................................................................ 31
2. Cập nhật thông tin từ BĐHT đã điều tra dã ngoại lên BĐĐC ............................... 33
II.2.5. Biên tập bản đồ nội dung quy hoạch định hướng đến năm 2020 ..................... 35
1. Biên tập bản đồ nội dung quy hoạch định hướng đến năm 2020 ........................... 35

2. Chồng ghép BĐĐC và bản đồ nội dung quy hoạch .............................................. 36
II.6. Biên tập bản đồ tổng thể quy hoạch xã Chà Là đến năm 2020 .......................... 39
Hình 36: Sơ đồ quy trình biên tập BĐQH xã Chà Là đến năm 2020 ............................40
1. Phân tích không gian:......................................................................................... 40
2. Chuyển shape file bản đồ ở (Hình 38) về định dạng *.dgn ................................... 41
II.2.7. Biên tập bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã Chà Là đến năm 2020,
bản đồ đất xã Chà Là, bản đồ hành chính xã Chà Là................................................ 46
1. Biên tập bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã Chà Là đến năm 2020 ..... 46
2. Biên tập bản đồ đất xã Chà Là: ........................................................................... 47
3. Xây dựng bản đồ hành chính (kế thừa từ bản đồ cấp huyện)................................. 48
Hình 52: Bản đồ hành chính hoàn thành ................................................................. 48
II.2.8. Một số vấn đề rút ra qua quá trình xây dựng hệ thống bản đồ......................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 50
I. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 50
II. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 53

-v-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê diện tích đất theo các dạng địa hình, địa chất ..................................12
Bảng 2: Thống kê diện tích các loại đất ........................................................................13
Bảng 3: Quy định phân lớp, màu sắc các đối tượng trên bản đồ địa chính. ................ 23

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
QHSDĐ
KHSDĐ
UBND

GDC
TKT
TCN
TKH
TVN
UBQ
TKQ
GCN QSDĐ
BĐĐC
MĐSD
BĐHT
BĐQH
ĐC
TN-MT


: Quy hoạch sử dụng đất
: Kế hoạch sử dụng đất
: Uỷ ban nhân dân
: Hộ gia đình cá nhân
: Tổ chức kinh tế
: Cơ quan đơn vị Nhà nước
: Tổ chức khác
: Tổ chức có 100% vốn nước ngoài
: Đối tượng quản lý là UBND xã
: Đối tượng quản lý là tổ chức khác
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Bản đồ địa chính
: Mục đích sử dụng đất
: Bản đồ hiện trạng

: Bản đồ quy hoạch
: Địa chính
: Tài nguyên và Môi trường
: Nghị định

-vi-


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Giao diện ArcToolbox ........................................................................................6
Hình 2: Sơ đồ vị trí xã Chà Là.......................................................................................11
Hình 3: Sơ đồ quy trình xây dựng hệ thống bản đồ ......................................................20
Hình 4: Quy trình chuẩn hoá bản đồ địa chính ........................................................ 21
Hình 5: Bảng chuẩn màu của bản đồ trên phần mềm Microstation ........................... 22
Hình 6: Bản đồ chưa chuẩn hóa .............................................................................. 22
Hình 7: Cửa sổ để bật tắt các lớp đối tượng trên bản đồ ........................................... 23
Hình 8: Hình chuyển đổi thuộc tính phân lớp, màu sắc đối tượng ............................ 24
Hình 9: Thuộc tính của đối tượng giao thông .......................................................... 24
Hình 10: Thuộc tính của đối tượng thuỷ văn ........................................................... 25
Hình 11: Tham chiếu các tờ bản đồ để tiếp biên ...................................................... 25
Hình 12: Cửa sổ chạy ứng dụng Famis ................................................................... 26
Hình 13: Các thông số sửa lỗi và các level cần sửa lỗi ............................................. 26
Hình 14: Thông báo lỗi để sửa lỗi đồ họa ............................................................... 27
Hình 15: Công cụ sửa lỗi ....................................................................................... 27
Hình 16: Hộp thoại chức năng tạo vùng .................................................................. 27
Hình 17: Hộp thoại gán thông tin từ nhãn thửa cũ ................................................... 28
Hình 18: Bảng thông tin cơ sở dữ liệu địa chính. ..................................................... 29
Hình 19: Xuất dữ liệu bản đồ sang Vilis (shape). .................................................... 29
Hình 20: Cửa sổ giao diện bản đồ tổng thể để kiểm tra dữ liệu bản đồ. .......................30

Hình 21: BĐHT sau khi cập nhật và biên tập hoàn chỉnh ......................................... 31
Hình 22: Hộp thoại FME Universal Translator ........................................................ 32
Hình 23: Shape file của BĐHT ............................................................................... 32
Hình 24: Giao diện hộp thoại khi đưa shape file của BĐĐC và BĐHT ..................... 33
Hình 25: Bảng thuộc tính của BĐĐC và BĐHT ...................................................... 33
Hình 26: Hộp thoại Intersect .................................................................................. 34
Hình 27: Bảng thuộc tính mới của BĐĐC được cập nhật từ BĐHT .......................... 34
Hình 28: Hộp thoại Field Caculator ........................................................................ 35
Hình 29: Bản đồ nội dung quy hoạch định hướng đến năm 2020.............................. 36
Hình 30: Bảng thuộc tính các công trình quy hoạch................................................. 36
Hình 31: Chuyển file bản đồ nội dung quy hoạch sang dạng TD*.shp ...................... 37
Hình 32: Giao diện Arcgis sau khi Add shape file của BĐĐC và bản đồ nội dung quy
hoạch .................................................................................................................... 37
Hình 33: File bản đồ các công trình quy hoạch cắt các thửa đất của BĐĐC .............. 38
Hình 34: Bảng thuộc tính của file bản đồ mới tạo .................................................... 38
Hình 35: Diện tích của các thửa đất bị các công trình quy hoạch cắt trong file bản đồ
mới tạo ra. ............................................................................................................. 39
Hình 36: Sơ đồ quy trình biên tập BĐQH xã Chà Là đến năm 2020 ............................40
Hình 37: Shape file của BĐHT và shape file của bản đồ chứa nội dung quy hoạch đến
năm 2020 .............................................................................................................. 40
-vii-


Hình 38: Bản đồ hiện trạng đã phân tích không gian ............................................... 41
Hình 39: Hộp thoại Add Reader ............................................................................. 41
Hình 40: Hộp thoại Add Writer .............................................................................. 42
Hình 41: Giao diện chương trình sau khi chạy Add Reader và Add Writer ............... 42
Hình 42: Giao diện khi liên kết 2 bảng.................................................................... 43
Hình 43: BĐHT sau khi đưa về định dạng *.dgn ..................................................... 43
Hình 44: Bản đồ đã biên tập màu theo quy phạm .................................................... 44

Hình 45: Hộp thoại Reference ................................................................................ 44
Hình 46: Bản đồ sau khi thể hiện lớp quy hoạch...................................................... 45
Hình 47: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 khi hoàn thành .................... 45
Hình 48: Hộp thoại Select By Attributes và hộp thoại Change Element Attributes .... 46
Hình 49: Bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2020 xã Chà Là khi
hoàn chỉnh............................................................................................................. 46
Hình 50: Hộp thoại Place Fence Shape ................................................................... 47
Hình 51: Bản đồ đất xã Chà Là sau khi bao Fence, xóa vùng ngoài và biên tập hoàn
chỉnh ..................................................................................................................... 47
Hình 52: Bản đồ hành chính hoàn thành ................................................................. 48

-viii-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Đất đai là tài sản chung quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu vừa là đối
tượng sản xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát
triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng.
Hiện nay, nước ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đang từng bước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thì việc xác định nhu cầu về đất đai cho các ngành,
các cấp để sử dụng vào các mục đích khác nhau là rất cần thiết. Để sử dụng đất đai
đúng mục đích và có hiệu quả, cần phải thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch sử
dụng đất, phân phối hợp lý để phát triển kinh tế cũng như văn hóa xã hội. Do đó công
tác lập quy hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn ở cấp xã, huyện, tỉnh là đòi hỏi cần
thiết và cấp bách

Trong đó, để xây dựng được phương án quy hoạch sử dung đất, ngoài việc điều
tra đánh giá tình hình kinh tế xã hội. Thì việc xây dựng hệ thống bản đồ để xác định
diện tích, vị trí là hết sức quan trọng, nó giúp cho người hoạch định chính sách có cái
nhìn tổng thể về khu vực nghiên cứu cũng như các vùng phụ cận...Từ đó đưa ra những
quyết định mang tính khả thi nhất. Chính vì điều đó việc xây dựng hệ thống bản đồ
phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất là công việc tiên quyết trong các phương
án quy hoạch, công tác quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt hơn. Từ đó làm cơ sở
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã.
Được sự cho phép và đồng ý của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của Thầy
Bùi Văn Hải cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng
phần mềm Microstation và Arcgis xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ quy hoạch
sử dụng đất đai đến năm 2020 xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành: Microstation, Arcgic để xây dựng cơ
sở dữ liệu đầu vào và phân tích không gian, phân tích số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu
để xử lý tính toán, biên tập và hoàn thiện hệ thống bản đồ phục vụ công tác quy hoạch
và quản lý thông tin quy hoạch.
- Đánh giá khả năng ứng dụng khai thác và so sánh giữa phương pháp truyền
thống và phương pháp ứng dụng công nghệ mới.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ứng dụng của phần mềm Microstation và
Arcgic xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai
đến năm 2020 xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

-1-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Lê Hải Đăng

4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh.
- Đề tài nghiên cứu các ứng dụng của phần mềm Microstation và Arcgic xây
dựng hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm
2020 xã Chà Là.
- Đề tài thực hiện ngày 08/5/2011 đến ngày 08/8/2011.

-2-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
1. Các khái niệm:
- Đất đai là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố: thổ quyển,
thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thủy quyển cùng các hoạt động quản trị của con
người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng tương lai.
- Quy hoạch: là một hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức các
không gian lãnh thổ quy hoạch, nó gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng, từng địa phương.
- Quy hoạch sử dụng đất đai: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật, pháp chế

của Nhà nước về việc sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu
quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các
ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ
thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi
trường theo hướng phát triển bền vững.
- Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt nội dung và
thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.
- Kế hoạch sử dụng đất nếu được duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính
pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch.
- KHSDĐ theo quy hoạch: là KHSDĐ được lập theo QHSDĐ ở 4 cấp: toàn quốc,
tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ có thể là KHSDĐ dài hạn (5 năm), hay KHSDĐ ngắn hạn (1
năm).
2. Giới thiệu phần mềm tin học ứng dụng trong nghiên cứu:
a. Phần mềm Microstation:
- Là phần mềm trợ giúp các thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho
phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation
còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, Irasb, Irasc, MSFE,
Mrfclean, Mrffag, Famis chạy trên đó.
- Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh (Raster), sửa chữa biên tập và trình bày bản đồ.
- Microstation còn cung cấp các công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồ
họa từ các phần mềm khác qua các file *.dxf, *.dwg.
b. Phần mềm Famis:
- Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính (File Work and
Cadastral Mapping Intergrated - FAMIS). Có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,
xây dựng, xử lý và quản lý hồ sơ địa chính số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau
khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn thiện một bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản
đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để hình thành một cơ sở dữ liệu
bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính thống nhất.
- Chức năng của phần mềm FAMIS:

-3-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
c. Phần mềm ArcGIS:
- Các thành phần của phần mềm ArcGIS
+ ArcGIS 9.3 là một hệ thống phần mềm thuộc hãng Esri, tích hợp thống nhất để
thực hiện tác nghiệp GIS cho người dùng đơn hay nhiều người trên Desktop, Server,
qua internet.
+ ArcGIS dựa trên cơ sở khả năng modoul thành phần - thư viện dùng chung của
những thành phần GIS hợp thành, gọi là ArcObject
+ Phần mềm ArcGIS là một bộ sưu tập hợp nhất những phần mềm GIS để xây
dựng GIS một cách hoàn chỉnh. Các thành phần của ArcGIS: ArcGIS Desktop,
ArcGIS Engine, Sever GIS, Mobile GIS.
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trình ứng dụng ArcGIS Desktop của Arcgis.
- Giới thiệu ArcGIS Desktop
+ ArcGIS Desktop là một bộ những trình ứng dụng thống nhất bao gồm:
ArcCatalog, ArcMap, ArcToolbox, ArcGloble và ModelBuilder. Sử dụng những ứng
dụng và thống nhất những điểm chung của nó ta có thể giải quyết bất cứ câu hỏi nào
mà GIS đặt ra. Gồm các chức năng như: lập bản đồ, phân tích địa lý, phân tích không
gian, biên tập và thành lập dữ liệu, quản lý dữ liệu…ArcGIS Desktop có nhiều cấp để
thích ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau.
+ ArcGIS Desktop bao gồm ba mức chức năng như sau:
 ArcView: Hoàn toàn chú trọng về sử dụng dữ liệu, bản đồ và phân
tích.

 ArcEditor: Thêm vào chức năng biên tập và tạo dữ liệu địa lý.
 ArcInfor: Là một sự hoàn chỉnh, nó chứa đựng hoàn toàn những chức
năng của GIS, gồm những công cụ phân tích không gian rất phong phú.
+ Sản phẩm của ArcGIS Desktop là các ứng dụng dùng chung, bao gồm:
ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ArcEditor.
 ArcMap: hiển thị bản đồ, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu…
 ArcEditor: cung cấp thêm các công cụ vẽ, chỉnh sữa đối tượng…
 ArcToolbox: Phân tích, xử lý số liệu.
 ArcCatalog: quản lý cơ sở dữ liệu.
Module ArcMap
Chức năng
 ArcMap được dùng để trình bày và truy vấn bản đồ, tạo ra sản phẩm chất
lượng khi in, phát triển ứng dụng theo yêu cầu của từng loại bản đồ chuyên đề và xây
dựng các bản đồ khác.
 ArcMap cũng bao gồm đầy đủ tích hợp giúp người biên tập có thể làm việc
với ngôn ngữ cơ sở dữ liệu không gian, tạo nên những trình bày tác động với nhau như
liên kết bản đồ, bảng biểu, báo cáo, ảnh chụp.
-4-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

Các ứng dụng chính
 Hiển thị trực quan
Thể hiện dữ liệu theo sự phân bố không gian giúp người sử dụng nhận biết
được các quy luật phân bố của dữ liệu, các mối quan hệ không gian mà nếu sử dụng
các phương pháp truyền thống thì rất khó nhận biết.
 Tạo lập bản đồ

Nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề truyền
tải các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, ArcMap cung cấp hàng
loạt các công cụ để người sử dụng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ, thể hiện, trình bày
chúng sao cho hiệu quả, ấn tượng nhất.
 Trợ giúp quyết định
ArcMap cung cấp cho người dùng các công cụ để phân tích, xử lý dữ liệu
không gian giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi như
là “Ở đâu…”, “Có bao nhiêu…”,…Các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng có
những quyết định nhanh chóng, chính xác hơn về một vấn đề cụ thể xuất phát từ thực
tế mà cần phải được giải quyết.
 Trình bày
ArcMap cho phép người sử dụng trình bày, hiển thị kết quả công việc của họ
một cách dễ dàng. Người dùng có thể xây dựng những bản đồ chất lượng và tạo các
tương tác để kết nối giữa những nội dung được hiển thị trên bản đồ với các báo cáo, đồ
thị, biểu đồ, bảng, bản vẽ, tranh ảnh và những đối tượng khác trong dữ liệu của người
sử dụng. Người sử dụng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin địa lý thông qua các công
cụ xử lý dữ liệu rất mạnh và chuyên nghiệp của ArcMap.
 Khả năng tùy biến của chương trình
Một trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo những giao diện
phù hợp với mục đích đối tượng sử dụng, xây dựng các công cụ mới để thực hiện công
việc của người sử dụng một cách tự động, hoặc tạo những chương trình ứng dụng độc
lập họat động trên nền tảng của ArcMap.
Module ArcCatalog
Chức năng
ArcCatalog có thể quản lý, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu mà không làm mất
nhiều thời gian. ArcCatalog có thể quản lý Coverrages, Shapefile, geodatabase và các
dữ liệu không gian khác cất giữ trong những thư mục trên máy tính.
Các ứng dụng chính
 Duyệt bản đồ và dữ liệu
 Khám phá dữ liệu

 Xem và tạo siêu dữ liệu (Metadata).
 Tìm kiếm dữ liệu
 Quản lý dữ liệu
Module ArcToolbox
Chức năng
-5-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

Nó cung cấp một cách để tạo thông tin mới bởi áp dụng những thao tác trên dữ
liệu có sẵn.

Hình 1: Giao diện ArcToolbox
Các ứng dụng chính
 Công cụ phân tích dữ liệu (Analyis Tools)
 Chiếc xuất dữ liệu (Extract)
 Chồng lớp dữ liệu (Overlay)
 Trạng thái không gian (Proximity)
 Thống kê (Statistics)
 Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Conversion Tools)
Chuyển dữ liệu từ Raster (From Raster, To Raster).
Chuyển dữ liệu từ Cad (To Cad).
Chuyển dữ liệu từ Coverage (To Coverage).
Chuyển dữ liệu từ Geodatabase (To Geodatabase).
Chuyển dữ lịêu từ Shapfile (To Shapfile).
d. Phần mềm FME Desktop 2010:
- Là phần mềm trung gian để chuyển đổi định dạng giữa các phần mềm đồ hoạ và

cơ sở dữ liệu với các tính năng ưu việt như:
+ Từ nhiều phần mềm đồ hoạ khác nhau, có thể đưa về một phần mềm theo yêu
cầu.
+ Định nghĩa chuyển đổi giữa các trường số liệu, chuyển đổi giữa các hệ toạ độ.
- Các phân hệ của FME Desktop 2010:
+ FME Administrator
+ FME Data Inspector
+ FME Licensing Wizard
+ FME Universal Translator
+ FME Universal Viewer
+ FME Workbench
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai năm 2003;
-6-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương “về nông nghiệp, nông thôn, nông dân”.

- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Dương Minh Châu và xã Chà Là đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể, phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây
Ninh đến năm 2020 (Đã được phê duyệt).
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Dương Minh Châu lần thứ X,
nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ xã Chà Là lần thứ III, nhiêm kỳ 2010 2015.
- Quyết định /QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
- Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2010 - 2020) tỉnh Tây Ninh.
- Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2010 -2020) huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Chỉ tiêu phân khai quy hoạch tạm cấp xã đến năm 2020.
- Niên giám thống kê các năm của huyện Dương Minh Châu.
- Số liệu thống kê đất đai năm 2010 của huyện Dương Minh Châu và xã Chà Là.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 của huyện Dương Minh Châu và
xã Chà Là.
- Hệ thống bản đồ địa chính, điều chỉnh quy hoạch chung và các dự án trên địa
bàn xã Chà Là.
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của xã Chà Là.
- Nhu cầu sử dụng đất của các Sở, ban, ngành và huyện Dương Minh Châu đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
- Xã Chà Là có diện tích tự nhiên là 3.077 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2644
ha chiếm 85,94%, đất phi nông nghiệp là 432,58 ha chiếm 14,06%. Vị trí địa lí nằm
-7-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

trong khoảng 11015’ - 11020’ vĩ độ Bắc, 106010’ - 106015’ kinh độ Đông. Cách tỉnh lỵ
Tây Ninh 10 km về phía Đông, Đông Nam và cách huyện Dương Minh Châu 6 km. Xã
nằm ven tỉnh lộ 784 là vị trí thuận lợi về giao thông có khả năng phát triển kinh tế xã
hội.
+ Phía Bắc giáp xã Phan
+ Phía Nam giáp xã Cầu Khởi và huyện Hòa Thành
+ Phía Đông giáp xã Phước Ninh
+ Phía Tây giáp xã Bàu Năng
- Xã Chà Là có 4 ấp, UBND xã đóng tại ấp Ninh Hưng II, bên trục lộ 784. Chà
Là với diện tích tự nhiên 3077 ha, dân số 8565 người. Mật độ dân số 278 người trên
một ki lô mét vuông. Nhìn chung xã Chà Là nằm ở dạng địa hình đồi bằng chia cắt
nhẹ. Dạng địa hình này có khả năng giữ nước được và tiêu nước phần lớn thuận lợi.
Chà Là mang đặc điểm chung của vùng Đông Nam Bộ, có khí hậu nghiệt đới gió mùa,
với nền nhiệt cao quanh năm, có hai mùa mùa mưa và mùa khô trái ngược nhau, không
có gió bão và không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung
và nhất là sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng nhiệt đới điển hình.
I.3. Nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện:
I.3.1. Nội dung:
1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính.
2. Cập nhật hiện trạng sử dụng đất và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

phục vụ cho công tác quy hoạch.
3. Cập nhật thông tin từ bản đồ hiện trạng đã điều tra dã ngoại lên bản đồ địa
chính.
4. Biên tập bản đồ nội dung quy hoạch định hướng đến năm 2020.
5. Chồng ghép bản đồ địa chính và bản đồ nội dung quy hoạch.
6. Biên tập bản đồ tổng thể quy hoạch xã Chà Là đến năm 2020.
7. Biên tập bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồ đất, bản đồ hành
chính xã Chà Là.
I.3.2. Phương pháp:
(1). Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và
tương đối để xác định tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
đai. Trên cơ sở số liệu hiện trạng tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến sử dụng đất hiện tại và tương lai.
(2). Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập, cập nhật, bổ sung tài liệu, số liệu,
bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai và quản lý sử
dụng đất đai tại địa phương.
(3). Phương pháp bản đồ và công cụ GIS: dùng bản đồ thể hiện thực trạng
hay một kết quả, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản
đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra một
bản đồ thành quả chung.
(4). Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên
quan đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.
-8-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

(5) Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số

lượng như dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
(8). Phương pháp định mức: sử dụng mục tiêu định hướng được tổng hợp xử
lý thống kê qua nhiều mẫu thực tế, kết hợp với dự báo đưa ra diện tích các loại đất
biến động trong tương lai.
(9). Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho
bước nội nghiệp.
I.3.3. Quy trình thực hiện:
Bước 1:
- Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ từ UBND xã.
- Thu thập Báo cáo QHSDĐ hoặc Điều chỉnh QHSDĐ cũ (đến 2010).
- Điều tra các công trình quy hoạch.
- Các định hướng sử dụng đất của xã đến năm 2020.
- Khoanh vẽ các công trình quy hoạch, phân kỳ thời gian, chuẩn hóa vị trí, tính
toán đất chiếm dụng .
- Lập danh mục quy hoạch.
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Bước 2:
- Chuẩn hóa bản đồ địa chính.
- Cập nhật hiện trạng sử dụng đất và biên tập bản đồ HTSDĐ phục vụ cho công
tác quy hoạch.
- Cập nhật thông tin bản đồ địa chính theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010.
Bước 3:
- Biên tập bản đồ công trình quy hoạch định hướng đến năm 2020.
- Chồng ghép bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch công trình.
Bước 4:
-Biên tập bản đồ tổng thể quy hoạch sử dụng đất xã Chà Là đến năm 2020.
Bước 5:
- Biên tập bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã Chà Là đến năm 2020.
- Biên tập bản đồ đất xã Chà Là.
- Biên tâp bản đồ hành chính xã Chà Là.

Bước 6:
Viết báo cáo thuyết minh.

-9-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Chà Là có diện tích tự nhiên là 3.077 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2644
ha chiếm 85,94%, đất phi nông nghiệp là 432,58 ha chiếm 14,06%. Vị trí địa lí nằm
trong khoảng 11015’ - 11020’ vĩ độ Bắc, 106010’ - 106015’ kinh độ Đông. Cách tỉnh lỵ
Tây Ninh 10 km về phía Đông, Đông Nam và cách huyện Dương Minh Châu 6 km. Xã
nằm ven tỉnh lộ 784 là vị trí thuận lợi về giao thông có khả năng phát triển kinh tế xã
hội.
+ Phía Bắc giáp xã Phan
+ Phía Nam giáp xã Cầu Khởi và huyện Hòa Thành
+ Phía Đông giáp xã Phước Ninh
+ Phía Tây giáp xã Bàu Năng
Xã Chà Là có 4 ấp, UBND xã đóng tại ấp Ninh Hưng II, bên trục lộ 784. Chà
Là với diện tích tự nhiên 3077 ha, dân số 8565 người. Mật độ dân số 278 người trên
một ki lô mét vuông, là xã thuần về nông nghiệp, có hệ thống kênh tưới tiêu hoàn
chỉnh rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.


-10-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

Hình 2: Sơ đồ vị trí xã Chà Là
-11-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

b. Địa hình, địa mạo
Bảng 1: Thống kê diện tích đất theo các dạng địa hình, địa chất
Dạng địa hình
Địa hình đồi
Đồi bằng
Chân đồi
Suối, ao hồ

Địa chất trầm tích

Tỷ lệ
(%)

Hiện trạng sử dụng
đất


Diện tích
(Ha)

CDN,CCNNN, màu,
lúa, hoa màu

2198

72.1

820
29

36.9
1.0

3047

100.0

Phù sa cổ (Pleistocene)
Phù sa cổ (Pleistocene)

Phù sa cổ
Tổng cộng

(Nguồn: UBND xã Chà Là)
Xã Chà Là nằm ở dạng địa hình đồi bằng chia cắt nhẹ. Dạng địa hình này có
khả năng giữ nước được và tiêu nước phần lớn thuận lợi. Chà Là có: 2918 ha đất ở địa

hình bằng phù hợp với việc trồng cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và lúa màu
lương thực, xây dựng các công trình phúc lợi, khu dân cư, các công trình giao thông,
thủy lợi. Địa hình thấp có 820 ha bị ngập nước nhiều tháng trong năm về mùa mưa, đất
bị Glây từ trung bình đến mạnh, đất khó tiêu nước, một số bầu thấp ngập úng sâu về
mùa mưa. Đất này phù hợp trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
c. Khí hậu
Chà Là mang đặc điểm chung của vùng Đông Nam Bộ, có khí hậu nghiệt đới
gió mùa, với nền nhiệt cao quanh năm, có hai mùa mùa mưa và mùa khô trái ngược
nhau, không có gió bão và không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ bình quân từ 26 - 270C,
nhiệt độ tối cao trung bình 320C vào tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ tối thấp trung bình
230C vào tháng 1. Tổng tích ôn tương đối cao (9000 - 97000) và phân bố tương đối đều
theo mùa vụ thuận lợi cho việc trồng trọt quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển các cây trồng nhiệt đới.
Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất
thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng nước bốc hơi
rất cao chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao.
Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa lớn tập trung vào
mùa mưa lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và
nền nhiệt thấp hơn mùa khô (Lượng mưa trung bình năm 1900mm đến 2000mm.
Lượng bốc hơi cao 1489mm).
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng nhiều đến sử dụng đất, yếu tố chi phối nhiều nhất
là mưa.

-12-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng


d. Thuỷ văn
Hệ thống sông rạch tự nhiên tương đối ít, chủ yếu là những con suối nhỏ. Sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn xã hoàn toàn dựa vào hệ thống kênh đào dẫn nước tưới
tiêu từ hồ Dầu Tiếng.
Trên địa bàn xã có 02 con suối chảy qua: Suối Cầu Khởi và suối Lùn và kênh
Chính Tây.
Chế độ thủy văn được chia làm 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Xã Chà Là có một nhóm đất chính là đất xám phát triển trên phù sa cổ được
phân chia thành: 03 đơn vị đất.
Bảng 2: Thống kê diện tích các loại đất
Diện tích
(ha)

Tên đất
1. Đất xám điển hình trên phù sa cổ

2003
195

2. Đất xám phù sa cổ có kết von
3. Đất xám phù sa cổ có Glây

820

4. Sông suối, ao hồ

29


Cộng

3407

Tỷ lệ
(%)

Phân bố

65,7 Nằm ở 4 ấp
6,4 Ấp Bình Linh
36,9

Ninh Hưng I,
Ninh Hưng II

1,0 4 Ấp
100,0
(Nguồn: UBND xã Chà Là)

a. Đất xám điển hình trên phù sa cổ
Đất có diện tích 2003 ha chiếm 65,7% diện tích tự nhiên phân bố ở cả 4 ấp. Đất
nằm ở dạng địa hình đồi bằng với cao trình 12 - 16 mét. Cột đất đến sâu trên 100cm có
màu xám đồng nhất.
Thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát) với hàm lượng sét vật lý khoảng 20 30%, thoát nước tốt. Đất có độ phì nhiêu kém hơn đất xám vàng, mùn xấp xỉ 1% có
nơi xuống thấp tới 0,5 - 0,7%, đạm nghèo (0,07 - 0,1%), rất nghèo lân (0,03 - 0,06%),
rất nghèo ka li (0,06%). Đất chua pH(H20) khoảng 5, cation kiềm trao đổi thấp (Ca++
khoảng 1 - 1,4 me/100 gam đất, Mg++ khoảng 1 - 2 me/100 gam đất).
Đơn vị này thích hợp cho việc xây dựng các công trình trong nông nghiệp, thích

hợp trồng cây dài ngày như cao su, điều, cây ăn quả, các cây ngắn ngày bao gồm đậu
phụng, khoai mỳ, mía, các loại đậu đỗ khác và các loại rau.
b. Đất xám phù sa cổ có Glây
Đất có diện tích: 820 ha chiếm 36,9% diện tích tự nhiên toàn xã. Phân bố chủ
yếu ở ấp Ninh Hưng I, Ninh Hưng II và một phần ở ấp Bình Linh, ấp Láng.
-13-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

Đất phân bố ở sườn đồi thấp và chân sườn với cao trình 7 - 9 mét. Cột đất cho
tới độ sâu trên 100cm có màu xám đồng nhất. Ở tầng sâu cách mặt đất từ 60 - 100cm
xuất hiện đặc tính Glây. Đặc tính này hình thành chủ yếu sau khi có Hồ Dầu Tiếng.
Mặt nước ngầm ở một số khu vực được nâng cao tọa tầng yếm khí.
Thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát) với hàm lượng sét vật lý tăng khoảng 32
đến 33%, thoát nước tốt. Đất có độ phì nhiêu khá hơn đất xám điển hình: mùn xấp xỉ 1
- 1,5%, đạm trung nghèo (0,08 - 0.1%), rất nghèo lân (0,04 - 0,06%) và nghèo ka li
(0,08%). Đất chua pH(H20) vào khoảng 5,5, pH(Kcl) khoảng 4,5 - 4,7. Cation kiềm
trao đổi chất (Ca++ khoảng 1 - 3 me/100 gam đất, Mg++ khoảng 1 - 2 me/100 gam
đất).
Đơn vị đất này thích hợp cho việc xây dựng các công trình. Trong nông nghiệp
thích hợp trồng các cây hoa màu ngắn ngày. Nơi thấp nếu được cung cấp nước có thể
trồng lúa 2 - 3 vụ và trồng cây ăn quả.
c. Đất xám phù sa cổ có tầng kết von.
Đất này có diện tích: 195 ha chiếm 6.4% diện tích tự nhiên toàn xã. Phân bố chủ
yếu ở ấp Bình Linh khu vực kho đạn tỉnh đội. Đất này phân bố trên dạng địa hình sườn
đồi thấp và chân sườn với cao trình 5 - 8 mét. Trong tầng đất hình thành tầng đất kết
von, đá ong nhưng mức độ chưa cao. Về tính chất vật lý, hóa học tương tự đất xám

điển hình. Điều khác cơ bản là đã xuất hiện kết von, một dấu hiệu phát triển xấu của
đất.
Đơn vị đất này có nền móng rất chắc nó thích hợp cho việc xây dựng các công
trình, trong nông nghiệp thích hợp trồng các cây hoa màu ngắn ngày. Nơi thấp nếu
được cung cấp nước tưới có thể trồng lúa.
Tóm lại: Đất xám hình thành trên phù sa cổ nhìn chung có địa hình cao, thoát
nước, có tầng đất hữu cơ rất dày, có thành phần cơ giới nhẹ. Đất xám nhìn chung
nghèo các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân, ka li. Trong đó đất xám ở địa hình cao
và trung bình thoát nước thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày (cao
su, điều), cây ăn trái và hoa màu (lạc, đậu đỗ, rau các loại). Ngoài ra nó rất thích hợp
khi sử dụng vào các mục đích xây dựng như khu công nghiệp, nhà máy, giao thông.
Các đất Glây ở địa hình thấp có thời kỳ ngập nước vì vậy nó thích hợp cho việc trồng
lúa hoặc lúa + màu.
2. Tài nguyên nước
Nhìn chung xã Chà Là có tài nguyên nước khá phong phú, nếu được khai thác
hợp lí có thể cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nước
sinh hoạt.
Huyện Dương Minh Châu nói chung và xã Chà Là nói riêng có nguồn nước
ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp, chiều dài tầng ổn định, chất lượng nước rất
tốt. Đặc biệt sau khi có hồ Dầu Tiếng mực nước ngầm đã được nâng lên rõ rệt. Quan
sát các giếng đào ở Chà Là gần đây cho thấy mực nước phổ biến từ 2 đến 5 mét. Ngay
trong mùa khô lượng nước ngầm vẫn có khả năng khai thác rất tốt cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

-14-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng


3. Tài nguyên rừng
Hiện nay, tài nguyên rừng trên địa bàn xã không còn bao nhiêu, hầu hết rừng
của xã Chà Là thuộc loại rừng nghèo và rừng tái sinh.
4. Tài nguyên khoáng sản
Xã Chà Là rất nghèo về tài nguyên, chỉ có một số khoáng sản gồm: đá sét, sạn,
cát, sét gạch ngói, đá làm vật liệu xây dựng. Việc thăm dò đánh giá trữ lượng chưa
được thực hiện, mới ở giai đoạn phát hiện có thể khai thác quy mô nhỏ phục vụ nhu
cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng trong xã.
5. Tài nguyên nhân văn
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, với bản chất là con người Việt
Nam cần cù lao động, có tinh thần cách mạng là một đặc điểm nhân văn quan trọng
đối với sự phát triển của xã trong giai đoạn tới.
II.1.3. Thực trạng môi trường
Xã Chà Là có môi trường tương đối tốt, không bị ô nhiễm về không khí, về đất
và nước. Trong thời gian gần đây do nhu cầu phát triển của xã hội nên trong xã đã xây
dựng một nhà máy chế biến mũ cao su. Lúc thời tiết có độ ẩm cao cũng bị ô nhiễm về
không khí.
II.1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Dương Minh Châu nói chung và xã Chà Là nói riêng kinh tế ở điểm xuất
phát thấp, đang đứng trước nhiều khó khăn. Sự phân công lao động chưa chuyển biến
theo chiều hướng tích cực, lao động nông nghiệp vẫn chiếm đại bộ phận khoảng 93%.
Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, lao động khác rất thấp khoảng 8%.
Nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong xã cùng với sự quan tâm của tỉnh,
huyện, với sự tác động tích cực của nhiều chính sách đúng và hợp lòng dân đã giúp xã
từng bước khắc phục khó khăn đạt được những kết quả to lớn về phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là những năm gần đây.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực
nhưng tốc độ còn chậm. Trong đó nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Ngành

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng vẫn
còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị kinh tế của xã. Ngành dịch vụ phát triển còn
bị động và chưa ổn định.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã. Với diện tích đất nông nghiệp
chiếm 85.9% diện tích tự nhiên và trên 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp (Phụ
lục 1).
Nền kinh tế nông nghiệp chuyển dịch rõ nét, đời sống của nông dân được cải
thiện. Hiện nay, nền kinh tế nông - lâm - thuỷ sản giữ vai trò chủ đạo và đóng góp to
lớn cho thu nhập của toàn huyện.

-15-


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lê Hải Đăng

b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Được huyện quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp Chà Là với quy mô diện
tích 60 ha, đến nay đã hoàn thành các khâu giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng hệ
thống đường, điện nước và tái định cư; đã giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng nhà
xưởng điện tử công nghệ cao, nhà máy lắp ráp xe đạp điện, đèn tích điện và sản xuất
thiết bị y tế đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư… góp phần giải quyết làm tại chỗ
cho địa phương.
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có phát triển nhưng chưa
nhiều, chủ yếu là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ như chế biến cao su, chế biến hạt điều,
đang lát, làng nghề bánh tráng…
c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ phát triển chưa nhiều, chủ yếu ngành
dịch vụ bưu chính viễn thông và một số cơ sở buôn bán kinh doanh nhỏ, lẻ phục vụ
nhu cầu cần thiết của nhân dân nông thôn. Trên địa bàn xã hiện có 108 cơ sở sản xuất
kinh doanh, doanh thu trên 50 tỷ đồng đã đóng góp cho ngân sách trên 300 triệu đồng.
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo thống kê năm 2010, dân số toàn xã là 8.565 người, mật độ dân số bình
quân đầu người là 278 người/km2. Toàn xã có 2.305 hộ phân bố khá đồng đều ở các
xã. Lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Thu nhập bình quân đầu người 6,5 triệu đồng/người/ năm.
Nhân khẩu trong độ tuổi lao động của xã Chà Là đa số là làm nghề nông
nghiệp, một số ở độ tuổi còn trẻ làm công nhân cho các xí nghiệp ngoài địa phương.
Thu nhập đầu người được ổn định, đời sống kinh tế được cải thiện, cụ thể đã
xóa được hộ nghèo trong địa phương.
4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thành phần
dân tộc sinh sống nên các khu dân cư nông thôn ở trên địa bàn huyện được phát triển
theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư
trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như xóm, ấp. Hiện nay các
khu dân cư nông thôn hình thành khá rõ nét, tập trung chủ yếu ở các trục giao thông
chính.
Những năm qua, việc thực hiện các chương trình định canh định cư, chương
trình 327, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án
135 và sắp tới là mô hình nông thôn mới... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất
đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn.
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông trong xã Chà Là đi lại thuận tiện, toàn xã có hai tuyến
đường nhựa, hai tuyến đường sỏi phúng, còn lại các tuyến đường giao thông nông thôn
đi lại thuận tiện thông thoáng, vận chuyển hàng hóa tốt.
Điện thấp sáng toàn xã đã mang lưới điện thấp sáng trải điều trong bốn ấp, đạt
một trăm phần trăm hộ có điện thấp sáng.


-16-


×