Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.5 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, Ph.Ăngghen đã
viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến
một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng taphải nói rằng: Lao động đã tạo ra
chính bản thân con người”.
Trong q trình lao động, con người tác động đến trực tiếp vào thế giới xung
quanh và mục đích của q trình lao động được thể hiện trong kết quả của nó.
Nhờ có lao động mà con người tách khỏi thế giơí động vật, đồng thời biết vận
dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục nó. Điều đó khẳng định lao động là
hoạt động có ý chí, có mục đíchcủa con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng
nhất định. Lao động tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã hội. Lao
động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của
đất nước.
Với tư tưởng chiến lược “Vì con người và phát huy nhân tố con người”, các
quy phạm của luật lao động thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng là giải
phóng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào của đất nướ, khuyến khích sử dụng
tiềm năng lao động xã hội, tạo điều kiện và môi trtường để mọi người lao động
có việc làm, tự do lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất của người lao
động, đảm bảo cơ bản tối thiểu về việc làm, trả công lao động, an toàn lao động
và vệ sinh lao động, kết hợp hài hồ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã
hội, coi trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người
sử dụng lao động nhằm phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,

1


ổn định tình hình kinh tế-xã hội, phục vụ mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
Với đề tài tiểu luận: “Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo qui định
của pháp luật Việt Nam”, em xin phân tích và nêu ra những nội dung cơ bản
nhất về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo sự hiểu biết của mình.


Trong quá trình làm bài do thời gian hạn chế và còn thiếu một số giấo trình để
tham khảo nên bài tiểu luận này khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy
em rất mong những ý kiến đóng góp của thầy cơ để bài viết của em thêm hoàn
chỉnh hơn.

2


CHƯƠNG I
NỘI DUNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể tham gia quan hệ. Trong quan hệ pháp luật lao động, quyền lao động của
công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định. Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với
nghĩa vụ chủ thể kia tạo thành mối liên hệ pháp lý thống nhất trong một quan hệ
pháp luậtn lao động. Trong quan hệ pháp luật này, không có chủ thể nào chỉ có
quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ và khơng có nghĩa vụ của một bên thì cũng khơng có
quyền của bên kia. Ngồi ra, các bên cịn phải thực hiện, tơn trọng những quyền
và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật quy định để đảm bảo trật tự, lợi ích xã hội,
bảo đảm mơi trường lao động và môi trường sống.
I. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
I Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau:
II - Được trả lương theo số và chát lượng lao động.
III - Được đảm bảo an toàn trong lao động.
IV - Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
V - Được nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả thuận giữa các bên.
VI - Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức cơng đồn.
VII


- Được hưởng phúc lợi tập thể và tham gia quản lý doanh nghiệp theo

pháp luật, nội quy và điều kiện của đơn vị.
VIII - Được đình cơng theo quy định của pháp luật.

3


IX Đồng thời người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ:
X - Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và cháp hành nội
quy của
đơn vị.
- Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành
kỷ luật lao động.
- Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
II. Khách thể của quan hệ pháp luật lao động:
Trong quan hệ pháp luật lao động, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể
bao giờ cũng để hướng tới một mục đích, một lợi ích nào đó, và đó là khách thể
của quan hệ pháp luật lao động. Việc xác định đúng khách thể của quan hệ pháp
luật lao động có ý nghĩa rất lớn vì nó phản ánh lợi ích, mục đích đó ở mức độ
nào sẽ là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp
luật lao động.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này, người lao động muốn sử dụng sức lao
động của mình để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đìng. Cịn bên
sử dụng lao động cũng muốn có sức lao động để sử dụng vào q trình sản xuất
kinh doanh hay dịch vụ. Như vậy, khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với
nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là
khách thể của mối quan hệ pháp luật này. Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp sức lao động đều là khách thể mà chỉ có thể là khách thể khi sức lao

động được đặt vào một tình trạng nhất định. Vì vậy, muốn ổn định quan hệ pháp
luật lao động, Nhà nước phải có những biện pháp, những quy định để ổn định và
tăng cường sức lao độngcho người lao động cũng như đảm bảo sử dụng nó hợp
lý,hiệu quả và khoa học.
4


CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Người lao động có các quền cơ bản sau:
1. Người lao động được trả lương theo số và chất lượng lao động:
Phân phối theo lao động là một quy luật kinh tế khách quan. Đó là sự vận
dụng quy luật giá trị của nền sản xuất hàng hoá vào việc trả công lao động với ý
nghĩa sức lao động là hàng hố, tiền lương (tiền cơng) lầ giá cả sức lao động, tiền
lương (tiền công) trả cho người lao động phải đảm bảo cho họ đủ bù đắp hao phí
và duy trì cuộc sống lâu dài. Xuất phát từ quan điểm, nhận thức sức lao động là
hàng hoá, tiền lương là giá cả sức lao động, các quy định về tiền lương do Nhà
nước ban hành phải phản ánh đúng giá trị sức lao động. Tuỳ từng tính chất, đặc
điểm khác nhau của từng loại lao động mà Nhà nước quy định chế độ tiền lương
hợp lý và phải quán triệt ngun tắc:
- Lao động có trình độ nghề nghiệp cao thành thạo, chất lượng cao, làm việc
nhiều thì được ttrả công cao và ngược lại.
- Những lao động ngang nhau thì phải trả cơng ngang nhau. Tuy nhiên, ngồi
việc căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của người lao động được biểu
hiện qua thời gian lao động và trình độ nghề nghiệp hoặc số lượng và chất lượng
sản phẩm làm ra, việc trả cơng lao động cịn phải tính đến các điều kiện khác
như: Thu nhập quốc dân, hoặc thu nhập của doanh nghiệpp, năng suất lao động
đạt được để điều tiết việc trả lương.

5



Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi nhận thức về lý luận
trong xây dựng chính sách tiền lương. Theo cơ chế mới: Thừa nhận người lao
động được tự do làm việc theo hợp đồng thoản thuận, tự do giữa các cơ sở sản
xuất, nghĩa là công nhận sự tồn tại khách quan của phạm trù sức lao động và như
vậy tiền lương không chỉthuộc phạm trù phân phối mà cịn là phạm trù trao đơỉo,
phạm trù giá trị. Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, ban hành phải xuất
phát từ yêu cầu là quan tâm tồn diện tới mục đích, động cơ làm việc, các nhu
cầu cũng như lợi ích kinh tế của người lao động; có như vậy mới khơi dậy được
khả năng tiềm ẩn của người lao động để phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò
quyết định trong quá trình sản xuất, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp thì xã hội nào, Nhà nước nào càng thu hút sử dụng tốt lao động sáng tạo,
chất xám, càng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Chính vì vậy, khi hoạch định chính sách tiền lương cần đánh giá đúng vai trò
quyết định của con người. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là biểu hiện
bằng tiền giá trịucs lao động, là giá cả sức lao động. Cũng như các thị trường
khác thị tỷường sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu. Mọi cơng dân có
quyền th mướn, sử dụng sức lao động và trả công phù hợp với giá trị sức lao
động theo đúng pháp luật Nhà nước.

6


2. Người lao động được đảm bảo an toàn trong khi làm việc:
Những quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động được Nhà nước
thống nhất quy định và tiêu chuẩn hố. Có hai loại tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cấp

Nhà nước và tiêu chuẩn cấp ngành.
- Tiêu chuẩn cấp Nhà nước là những tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều
ngành, nhiều nghề trong phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này do Chính phủ
hoặc cơ quan được Chính phủ uỷ quyền ban hành. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn
này bao gồm tất cả các cơ sở tư nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ,
nghiên cứu khoa học; các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ
trang có sử dụng, vận chuyển, lưu giữ máy thiết bị, vật tư, chất phóng xạ, thuốc
nổ, hố chất, nhiên liệu, điện… có sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam
thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô tổ chức lớn hay nhỏ,
nhiều hay ít lao động và người quản lý là cơng dân Việt Nam hay nước ngồi .
- Tiêu chuẩn cấp ngành, cấp cơ sở là tiêu chuẩn do cơ quan quản lý cấp ngành
ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước và có giá trị bắt buộc thi
hành trong phạm vi đối tượng mà tiêu chuẩn quy định áp dụng.
Mặt khác, khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử
dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an tồn, vệ sinh phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo an
toàn lao độn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi
trường xung quanh. Luận chứng này phải được các cơ quan thanh tra Nhà nước
về an toàn lao động, vệ sinh lao động chấp thuận trên cơ sở những quy trình
được ghi trong các tiêu chuẩn về an tồn lao động và tiêu chuẩn vệ sinh lao
động.

7


Bất cứ đơn vị sử dụng nào, nơi làm việc cũng phải đảm bảo về khơng gian, độ
thống, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về hơi, khí độc, bụi, phóng xạ, điện
từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được
kiểm tra, đo lường định kỳ. Nghiêm cấm việc thải vào khơng khí, nguồn nước
hoặc đất đai các chất gây độc hại khi việc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho

phép.
Nơi làm việc, nơi đặt máy thiét bị, nơi có chất nguy hại phải có bảng chỉ dẫn
về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phải đặt ở vị trí mọi người dễ thấy, dễ
đọc; trong trường hợp có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phải
thực hiện ngay những biện pháp khắc phục nguy cơ đó hoặc phải ngừng hoạt
động.
Người lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải
được cung cấp những phương tiện bảo vẹ cá nhân - đó là những trang bị mà
người lao động sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy
hiểm, độc hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các phương
tiện bảo vệ cá nhân được Nhà nước tiêu chuản hoá về chất lượng và quy cách.
Mọi người lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hayb người nước
ngồi làm những cơng việc có yếu tố nguy hiểm, dộc haịi dưới bất kỳ hình thức
nào trong mọi thành phần kinh tế đều được người sử dụng lao động trang bị các
phương tiện cá nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp. Người lao động có trách nhiẹm sử dụng, bảo quản tốt các phương tiện
bảo vệ cá nhân..
3. Người lao động được bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước:
Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiéu được trong đời sống xã hội
và càng không thể thiêú đối với người lao động, đó là một đảm bảo rất quan
8


trọng và có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động
trong những trường hợp rủi ro. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác
bảo hiểm và thực hiện bảo hiẻm xã hội đối với người lao động. Quyền được
hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của người lao động
được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động có
trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Điều 56 Hiến
pháp 1992 quy định: “…Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền

lương, chế độ nghỉ ngơi, và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước
và những người làm cơng ăn lương khuyến khích phát triển các hình thức bảo
hiểm xã hội khác đối với ngườinlao động”. Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã
hội của người lao động, Luật lao động không chỉ quy định quyền được hưởng
các chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, mà cịn quy định trách nhiệm của Nhà
nước, các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp bảo hiểm và thực hiện
các chế độ bảo hiểm cho người lao động. Các quyền và nghĩa vụ của người lao
động, Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động được ghi nhận, quy định tại các
điều 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, và 148 của Bộ Luật Lao động. Thể hiện
nội dung của nguyên tắc này, các quy định của Luật lao động phải đảm bảo cho
người lao động trong mọi thành phần kinh tế không phân biệt nghề nghiệp, thành
phần xã hội, tơn giáo, giới tính, nếu có tham gia vào quan hệ lao động, có đóng
góp bảo hiểm xã hội thì đều được đảm bảo các điều kiện về vật chất trong trường
hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động, mất việc làm nhằm giúp họ khắc
phục khó khăn, ổn định đời sống, tạo điều kiện để họ an tâm lao động, thúc đẩy
sản xuất phát triển.

9


4. Người lao động được nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả
thuận giữa các bên:
Nghỉ ngơi là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Vì vậy, Nhà
nước ln quan tâm đến quyền được nghỉ ngơi của người lao động. Điều 56 Hiến
pháp 1992 quy định: “Nhà nước quy định thời gian lao động… chế độ nghỉ ngơi
đối với viên chức Nhà nước và những người làm cơng ăn lương…”.
Căn cứ vào tính chất mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực
khác nhau, Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý còn quy định
thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khẳ năng

phục hồi sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động. Thời
gian nghỉ ngơi theo chế độ của người lao động được hiểu là thời gian mà người
lao động được nghỉ giữa ca làm việc, tuần làm việc, thời gian nghỉ những ngày
lễ, tết, nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật. Thời gian đó người lao động
khơng phải thực hiện nghĩa vụ lao động nhưng vẫn được tính là thời gian làm
việc và được đảmbảo trả lương. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao
động, Nhà nước quy định cụ thể các chế dộ nghỉ, thời gian và quyền lợi của
người lao động khi nghỉ tại các điều 71, 72, 73, 74, 75, và 76 Bộ luật lao động.
Như vậy quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến
pháp và các văn bản pháp luật lao động khác. Trách nhiệm của Nhà nước và của
con người sử dụng lao động là phải tạo mọi điều kiện để người lao động thực
hiện đuực quyền đó của mình.

10


5. Người lao động có quyền được thành lập hoặc gia nhập tổ chức cơng
đồn:
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tư nhân
hay Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, điều lệ
của doanh nghiệpp và quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về sử dụng lao động. Họ thực hiện quyền dó của
mình thơng qua người đại diện của họ, đó là tổ chức cơng đồn. Cơng đoàn, như
điều 10 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp
cơng nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và
những người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội…”. Quyền
được thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình là một trong những quyền quan trọng của người lao động được
pháp luật lao động ghi nhận và đảm bảo thực hiện.

II. Nghĩa vụ mà người lao động phải thực hiện:
1. Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp
hành kỷ luật lao động:
Trong xã hội, nếu con người thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ,
tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt động
của otj người không liên quan đến hoạt động của những người khác và ngược lại.
Song, đó chỉ là giả thiết bởi trong lịch sử, con người xuất hiện cùng với xã hội
lồi người. Trong cuộc sống, có nhiều lý do khác nhau như yêu cầu, điều kiện
của quá trình lao động, mục đích lợi nhuận, thu nhập…khiến người ta ln có
nhu cầu cùng thực hiện một khối lượng cơng việc nhất định. Chính q trình lao
11


động chung của con người địi hỏi phải có trật tự, nề nếp để hường các hoạt động
của từng người vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã
định. Cái tạo ra trật tự, nề nếp trong q trình lao động chung giữa một nhóm
người hay trong một đơn vị đó là kỷ luật lao động. Với ý nghĩa này, kỷ luật lao
động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
hay rộng hơn là với bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào. Sản xuất ngày càng
phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày
càng cao và vì vậy, kỷ luật lao động ngày càng trở nen quan trọng.
Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao dộng là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao
động, là một chế định không thể thiếu của Luật lao động.
Với tư cách là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, kỷ luật lao động là
một nội dung của quan hệ này, vì người lao động khi vào làm việc trong bất cứ
một đơn vị sử dụng lao động nàohọ cũng phải chấp hành kỷ luật lao động, tn
thủ nội quy lao động, quy trình cơng nghệ, an toàn lao động … do pháp luật lao
động quy định hoặc đơn vị yêu cầu.
- Người lao động phải thực hiện các quy định cụ thể về thời gian làm việc và
trật tự trong đơn vị. Các đơn vị sẽ căn cứ vào những quy định chung của pháp

luật và những thoả thuận trong thoả ước để quy cụ thể về biểu thời gian làm việc
trong ngày, trong tuần, trong mỗi ca, số ngày làm thêm, giờ bắt đầu làm việc, giờ
nghỉ giải lao và thời điểm kết thúc ngày, ca làm việc … trên cơ sở các thoả thuận
trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định trong nội
quy lao động, người lao động phải thực hiện các quy định trên, đảm bảo hoạt
động nhịp nhàng cho quá trình tổ chức lao động của đơn vị, người lao động phải
tuân theo quy định về địa điểm, phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp, ra vào cổng…
để giữ gìn trật tự chung trong cơ quan, doanh nghiệp. Nghĩa vụ này vừa đảm bảo

12


kỷ luật, trật tự trong đơn vị, vừa tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hợp lý
thời gian, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho họ và hiệu quả công
việc trong đơn vị.
- Người lao động phải thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh nơi làm việc,
tuân thủ các quy định về kỹ thuật, cơng nghệ. Trong q trình làm việc người lao
động phải tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn lao động, phải sử dụng, bảo quản trang
bị phòng hộ cá nhân, đảm bảo các quy định về vệ sinh lao động và vệ sinh mơi
trường. Bên cạnh đó các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ cũng phải được thực hiện
nghiêm ngặt bởi các quy phạm kỹ thuật, quy trình cơng nghệ đảm bảo tính đồng
bộ, tính liên kết và hiệu quả trong các hoạt động của người lao động cũng như
hoạt động của cả tập thể trong một dây truyền sản xuất.
- Người lao động phải bảo vệ tài sản, bí mật cơng nghệ, kinh doanh của đơn
vị. Vốn, tài sản của người sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh được Nhà
nước bảo hộ vì nó còn để tạo sản phẩm cho xã hội và tạo ra việc làm cho người
lao động. Vì vậy mọi người lao động đều có nghĩa vụ bảo vệ, khơng phân biệt đó
là tài sản Nhà nước hay tư nhân; nếu làm thiệt hại, họ phải có trách nhiệm bồi
thường theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, tư liệu, số liệu… có liên quan
đến bí mật cơng nghệ hay bí quyết kinh doanh của đơn vị giao cho người lao

động trong phạm vi cơng việc thì người lao động phải có nghĩa vụ giữ gìn.
2. Người lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng
lao động:
Người lao động phải chấp hành những quy định mà người sử dụng lao động
đã đề ra. Trong thời gian làm việc người lao động phải tuân theo sự hướng dẫn
và chỉ đạo của người sử dụng lao động. Phải chấp hành các nội quy mà đơn vị đó
đề ra, phải thực hiện hợp đồng lao động. Người lao động phải tự mình hồn
13


thành công việc được giao. Vấn đề thực hiện công việc khơng chỉ liên quan đến
tiền lương mà cịn liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác nhụư các quyền về
thân nhân, trách nhiệm nghề nghiệp … Vì vậy, bất cứ bao giờ và ở đâu, dù tham
gia quan hệ lao động với ai, người lao động đều phải hồn thành cơng việc được
giao. Nếu khơng có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động
không được tự chuyển nghĩa vụ cho người khác. Khoản 4 Điều 30 Bộ luật lao
động nước ta cũng quy định: “Công việc theo hợp đồng lao động phải do người
giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu khơng có sự đồng ý của
người sử dụng lao động”.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của các thành phần kinh tế ở
những mức độ khác nhau, trong những phạm vi khác nhau. Điều 57 Hiến pháp
1992 đã ghi nhận : “Cơng dân có quyền tự do kinh doanh”. Như vậy, sản xuất
kinh doanh không phải chỉ là quyền của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà
nước mà cịn là quyền của mọi cơng dân. Họ có thể tham gia thị trường một cách
độc lập với những quy mơ khác nhau hoặc có thể liên doanh, liên kết với các cá
nhân và các tổ chức khác để thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
Điều này cịn phụ thuộc vào số vốn quỹ, khả năng quản lý tổ chức của các nhà
kinh doanh và nhu cầu của xã hội đối với ngành sản xuất king doanh và dịch vụ.

Một điều đặc biệt là, khi tham gia vào thị trường, không phải ai và lúc nào cũng
14


đảm đương hết được các công việc, các khâu của q trình sản xuất kinh doanh
mà họ thường có nhu cầu tuyển thêm lao động xá hội. Nhu cầu đó được xã hội
khuyến khích và pháp luật cho phép. Khoản 3, Điều 5 Bộ luật lao động nước ta
đã ghi nhận: “Mội hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học
nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động
đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Mặt
khác, ngay cả các hộ cá thể, các cá nhân và hộ gia đình trong điều kiện sống và
phân công lao động hiện nay cũng có nhu cầu sử dụng lao động ở một mức độ
nhất định. Điều đó làm cho sản xuất phát triển, các yếu tố “cung” và “cầu” về lao
động trong xã hội cân bằng hơn. Song có một điểm thống nhất là khi sử dụng lao
động, tất cả các cơ quan. đơn vị, cá nhân… đều phải tuân theo quy định của pháp
luật lao động về điều kiện tuyển chọn và sử dụng lao động, mức độ đảm bảo
quyền lợi cho người lao động.

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
Lời mở đầu................................................................................................................1
CHƯƠNG I: Nội dung của quan hệ pháp luật lao động......................................2
I. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:..........................................................2
II. Khách thể của quan hệ pháp luật lao động:..................................................3
CHƯƠNG II: Quyền và nghĩa vụ của người lao động.........................................4
I. Người lao động có các quền cơ bản sau:..........................................................4
1. Người lao động được trả lương theo số và chất lượng lao động:...................4
2. Người lao động được đảm bảo an toàn trong khi làm việc:............................5
3. Người lao động được bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước:.............7

15



4. Người lao động được nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả
thuận giữa các bên:..............................................................................................8
5. Người lao động có quyền được thành lập hoặc gia nhập tổ chức cơng
đồn:....................................................................................................................8
II. Nghĩa vụ mà người lao động phải thực hiện:.................................................9
1. Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp
hành kỷ luật lao động:.........................................................................................9
2. Người lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng
lao động:.............................................................................................................11
Kết luận...................................................................................................................12

16



×