Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

“ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG GIS
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI”

SVTH

: NGUYỄN MINH TUYẾN

MSSV

: 07151036

LỚP

: DH07DC

KHÓA

: 2007 – 2011

NGÀNH : Công nghệ Địa chính


TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH


NGUYỄN MINH TUYẾN

“ỨNG DỤNG GIS
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên: ……………………..

– Tháng 9 năm 2011 –


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
oOo

GIẤY XÁC NHẬN
(V/v xác nhận thực tập tốt nghiệp)
Kính gửi: - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính.
Tôi tên: Nguyễn Minh Tuyến là sinh viên Lớp DH07DC, Khoa Quản lý đất đai
& Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng
dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử
dụng đất đai huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai.”
Trong thời gian vừa qua, tôi thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
Công nghệ Địa chính.
Thời gian từ ngày: 01/5/2011 đến 30/7/2011.
Trong quá trình thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh
chị làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính. Nay tôi đã
hoàn thành quá trình thực tập và do yêu cầu hoàn tất Luận văn tốt nghiệp, Trung tâm
Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính xác nhận cho tôi.
Kính mong sự giúp đỡ của Quý cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của Trung tâm
NC&ƯDCN Địa chính

ĐH Nông Lâm, ngày 30/7/2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề
tài em đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, gia
đình và bạn bè. Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, quý Thầy Cô giảng viên Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian em học tập dưới mái trường đại học.

Gửi lời biết ơn sâu nặng đến ba mẹ đã sinh ra con,
tần tảo, chắt chiu nuôi nấng con khôn lớn từng ngày và
luôn che chở con trước những sóng gió cuộc đời …
Em xin tỏ lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Tân với
tấm lòng thành kính nhất, người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ
bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn những người bạn, những người mà tôi tin
rằng không thể thiếu trong đời, tôi cảm ơn họ đã luôn ở bên
sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, động viên tôi những lúc khó
khăn hay thất bại. Cảm ơn đại gia đình “DH07DC” đã
mang lại cho tôi những phút giây hạnh phúc trong quãng
đời sinh viên, cầu chúc cho các bạn và cả tôi nữa sẽ “chân
cứng đá mềm” trên con đường sắp tới.
Chân thành cảm ơn Thầy Phan Văn Tự, các cô chú,
anh chị làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
Công nghệ Địa chính đã giúp đỡ em trong quá trình thực
tập, tận tình chỉ dẫn, cũng như tạo mọi điều kiện giúp hoàn
thành tốt trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin kính chúc ba mẹ, quý thầy cô, các
anh chị công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
Công nghệ Địa chính và các bạn dồi dào sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Minh Tuyến

Trang i


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tuyến, Khoa Quản lý đất đai & Bất động

sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công
tác quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân, Khoa Quản lý đất đai & Bất động
sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, phân bổ quỹ đất hợp lý cho
các ngành, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân.
Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói
chung và huyện Tân Phú nói riêng diễn ra khá nhanh cùng lúc với việc đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây
dựng và thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản đã
gây áp lực lớn trong việc bố trí sử dụng đất đai.Vì thế cần phải tiến hành lập quy hoạch
sử dụng đất đai cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, việc xây dựng hệ thống bản
đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai là hết sức cần thiết cho
người dân nói chung và các nhà quản lý đất đai nói riêng.
Để công tác quy hoạch sử dụng đất đai đạt được hiệu quả cao cũng như đáp ứng
yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đề tài đã “Ứng dụng GIS xây
dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai huyện
Tân Phú – tỉnh Đồng Nai”.
Kết quả đề tài đạt được bao gồm hệ thống bản đồ chuyên đề huyện Tân Phú
tỷ lệ 1:25.000 và cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính:
 Bản đồ hành chính.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
 Bản đồ đất.
 Bản đồ đơn vị đất đai.
 Bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng năm 2010.
 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Kết quả trên cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu và các nội dung mà đề tài đã xác định.

Trang ii


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
I.1.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................3
I.1.1.1 Giới thiệu hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác QHSDĐĐ ........3
I.1.1.2 Khái quát về hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information
Systems) ...............................................................................................................6
I.1.1.3 Giới thiệu phầm mềm..............................................................................10
I.1.2 Căn cứ pháp lý .................................................................................................11
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................12
I.2.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................12
I.2.2 Các nguồn tài nguyên ......................................................................................14
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội .............................................................15
I.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ..............................................................17
I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ...20
I.3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................20
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
I.3.3 Quy trình thực hiện ...........................................................................................21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................22
II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ .................................................................................22
II.1.1 Tài liệu bản đồ ................................................................................................22
II.1.2 Báo cáo thuyết minh và tài liệu có liên quan .................................................22

II.1.3 Đánh giá nguồn tài liệu ..................................................................................22
II.2 NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ...........................................................23
II.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI .........................25
II.2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai ......................................25
II.2.2 Bản đồ nền huyện Tân Phú ............................................................................26
II.2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Phú năm 2010 .............................27
II.2.4 Bản đồ đất huyện Tân Phú .............................................................................37
II.2.5 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Phú ............................................40
II.2.6 Bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng huyện Tân Phú năm 2010...........................42
II.2.7 Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Phú đến năm 2020 ......46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................54
KẾT LUẬN ...................................................................................................................54
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTg

Thủ tướng

CP

Chính phủ

TCQLĐĐ


Tổng cục Quản lý đất đai

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UBT

Ủy ban tỉnh

TT

Thông tư



Nghị định



Quyết định


CT

Chỉ thị

GIS (Geographic Information System)

Hệ thống thông tin địa lý

QH

Quy hoạch

QHKH

Quy hoạch kế hoạch

BĐĐC

Bản đồ địa chính

HTSDDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

QHSDDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

BĐHTSDDĐ


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

BĐQHSDDĐ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TPCG

Thành phần cơ giới

LMU (Land Mapping Unit)

Đơn vị bản đồ đất đai

ĐVT

Đơn vị tính

Trang iv



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống bản đồ chuyên đề trong công tác QHSDĐĐ .................................4
Sơ đồ 1.2: Nhập dữ liệu ..................................................................................................7
Sơ đồ 1.3: Xuất dữ liệu ...................................................................................................8
Sơ đồ 1.4: Quy trình tổng quát ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống bản đồ
chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai ...............................................21
Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...................................................40
Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.....................................46

HÌNH
Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS .....................................................................6
Hình 1.2: Chồng lớp các mô hình vector và raster .........................................................8
Hình 1.3: Mô hình vector mô tả khu vực Đông Nam Á .................................................9
Hình 1.4: Biểu diễn thế giới thực sử dụng mô hình dữ liệu hình học ............................9
Hình 1.5: Sơ đồ vị trí huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai ................................................12
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai ....................................25
Hình 2.2: Chồng xếp các lớp thông tin xây dựng bản đồ nền ......................................26
Hình 2.3: Cấu trúc lớp dữ liệu không gian BĐHTSDĐ ...............................................27
Hình 2.4: Bảng thiết kế cấu trúc dữ liệu thuộc tính BĐHTSDĐ ..................................28
Hình 2.5: CSDL thuộc tính BĐHTSDĐ .......................................................................28
Hình 2.6: Kết quả tạo ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã .........................................30
Hình 2.7: Kết quả phối màu cho các loại đất ...............................................................31
Hình 2.8: Kết quả tạo khung bản đồ .............................................................................32
Hình 2.9: Bảng chú dẫn các loại đất và ký hiệu khác (BĐHTSDĐ) ............................33
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất đai năm 2010...................................34
Hình 2.11: Sơ đồ vị trí và hướng bắc ...........................................................................34
Hình 2.12: Hộp thoại SQL Select .................................................................................35

Hình 2.13: Kết quả bảng truy vấn dữ liệu của phần mềm MapInfo .............................35
Hình 2.14: CSDL thuộc tính bản đồ đất .......................................................................38
Hình 2.15: Kết quả thống kê diện tích bản đồ đất ........................................................39
Hình 2.16: CSDL thuộc tính bản đồ đơn vị đất đai ......................................................41
Hình 2.17: Chồng xếp các lớp thông tin xây dựng bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng ...42
Hình 2.18: CSDL thuộc tính BĐQHSDĐ ....................................................................47
Hình 2.19: Cấu trúc lớp dữ liệu không gian BĐQHSDĐ .............................................47
Hình 2.20: Bảng thuộc tính lớp QUY_HOACH ..........................................................48
Hình 2.21: Hộp thoại cập nhật diện tích cho lớp QUY_HOACH ................................48
Hình 2.22: Kết quả tính diện tích .................................................................................49
Hình 2.23: Hộp thoại cập nhật mục đích hiện trạng từ lớp HIEN_TRANG sang lớp
QUY_HOACH ..............................................................................................................49
Hình 2.24: Kết quả loại đất hiện trạng được cập nhật ..................................................50
Hình 2.25: Hộp thoại Export Table to File ...................................................................50

Trang v


Hình 2.26: Hộp thoại dBASE DBF Information ..........................................................50
Hình 2.27: Bảng PivotTable and PivotChart Report thống kê mục đích hiện trạng
chuyển sang mục đích QH .............................................................................................51
Hình 2.28: Bảng chú dẫn các loại đất và ký hiệu khác.................................................52
Hình 2.29: Thể hiện text quy hoạch .............................................................................52

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang

BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống các file dữ liệu ..............................................................................10
Bảng 1.2: Diện tích các loại rừng .................................................................................15

Bảng 2.1: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính BĐHTSDĐ .......................................................28
Bảng 2.2: Tỷ lệ bản đồ theo quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT ...................................29
Bảng 2.3: Bảng xác nhận và ký duyệt ..........................................................................33
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................................36
Bảng 2.5: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính bản đồ đất .........................................................37
Bảng 2.6: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính bản đồ đơn vị đất đai ........................................41
Bảng 2.7: Bảng mô tả các đơn vị đất đai ......................................................................43
Bảng 2.8: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính BĐQHSDĐ.......................................................46
Bảng 2.9: Bảng xác nhận và ký duyệt ..........................................................................53

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2010 ...........................................................36
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu diện tích các nhóm đất ...................................................................... 39

Trang vi


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Ngành địa chính việc xây dựng hệ thống
thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai nhằm hiện đại hóa việc quản lý và kiểm soát
phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy hoạch mang tính bền vững. Một trong những
công cụ đắc lực trợ giúp cho công tác quản lý đất đai là bản đồ.
Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là một trong mười ba nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai nhằm tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như là tư
liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo điều kiện bảo vệ đất đai và

môi trường.
Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa 90km
và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 130km đường bộ. Huyện Tân Phú là nơi tập trung
của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa và di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Kinh tế nông nghiệp của huyện chiếm vị trí chủ đạo, nhưng năng suất không cao nên
vấn đề thay đổi cơ cấu sử dụng đất rất được quan tâm. Do đó, vấn đề đặt ra cho địa
phương là nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai sao cho phù hợp và đạt hiệu quả. Tuy
nhiên, trên địa bàn huyện Tân Phú vẫn còn một số bản đồ chưa được thành lập và chưa
được chuẩn hóa. Vì vậy, cần phải tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề sao
cho phù hợp với quy hoạch mà huyện đã đặt ra.
Việc ứng dụng tin học để phục vụ cho việc thành lập bản đồ đã cho ra đời hệ
thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên. Do vậy
tiềm năng ứng dụng GIS trong định hướng sử dụng đất đai đã được mở rộng và ngày
càng tỏ ra hiệu quả, trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia
quy hoạch và nhà quản lý. GIS cho phép chúng ta thể hiện, cập nhật thông tin một
cách nhanh chóng, chính xác và mang tính thẩm mỹ cao.
Chính vì vậy, việc ứng dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề có độ
chính xác cao phục vụ công tác quy hoạch góp phần nâng cao khả năng quản lý đất
đai là rất cần thiết và cấp bách. Được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai & Bất
động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy Nguyễn Văn Tân và sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm Ngiên cứu
và Ứng dụng Công nghệ Địa chính, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng
dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử
dụng đất đai huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai.”
 Mục tiêu nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ GIS thông qua một số phần mềm chuyên dụng như
MapInfo, ArcGis,… thiết lập cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính để
xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai
nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất

huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai phải:
- Ðảm bảo cơ sở toán học bản đồ theo đúng hệ tọa độ chuẩn thống nhất quốc
gia VN_2000.

Trang 1


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

- Mang tính khách quan và chính xác, mọi thông tin trên bản đồ phải thể hiện
đầy đủ theo chuẩn thống nhất của cả nước và đảm bảo tính pháp lý trong từng điều
kiện cụ thể.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình công nghệ xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác
quy hoạch sử dụng đất đai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu: huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
+ Thời gian nghiên cứu: 01/5/2011 đến 20/8/2011.

Trang 2


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

PHẦN I

TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Giới thiệu hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác QHSDĐĐ
1. Các khái niệm
 Quy hoạch: Là hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp bố trí, tổ chức không gian
lãnh thổ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội và đưa ra được bức tranh
tổng thể cho tương lai.
 Quy hoạch sử dụng đất đai: Là hệ thống các biện pháp kinh tế – kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức, quản lý sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả; thông qua việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích, các ngành
và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai (kinh tế, xã hội,
môi trường).
 Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ thể hiện chi tiết một mặt, một bộ phận của
các đối tượng, hiện tượng trong thực tế – tự nhiên hay xã hội (có thể có hoặc không có
trên bản đồ địa lý chung), được thành lập một cách đa dạng nhằm phục vụ cho một
mục đích sử dụng thực tế.
 Bản đồ nền: Là một nền cơ sở toán học địa lý chung được quy định một cách
chặt chẽ, lôgic, là nền chung để xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau.
 Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận.
 Bản đồ địa hình: Là hình thể thu gọn của một vùng đất lên mặt phẳng nằm
ngang. Bản đồ địa hình diễn tả hình thể của bề mặt Trái đất với những khác biệt về độ
cao của những vị trí khác nhau trên mặt đất.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại
một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
 Bản đồ đất: Thể hiện sự phân bố không gian của các đơn vị đất: Về vị trí, độ dốc,
tầng dày, độ phì, mẫu chất/TPCG, quy mô diện tích và các thuộc tính của từng đơn vị đất.
 Bản đồ đơn vị đất đai: Là bản đồ được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại

bản đồ đơn tính như: bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ tầng dày, …về các
điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai. Các khoanh/vạt đất trên bản đồ
đơn vị đất đai sau khi chồng xếp là đơn vị bản đồ đất đai.
 Bản đồ thích nghi đất đai: Là loại bản đồ nhằm mục tiêu cung cấp những
thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc
đưa ra những quyết định về việc sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý.
 Bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng: Là bản đồ thể hiện cơ sở hạ tầng bao gồm:
điện, giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, thông tin liên lạc,… nhằm phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy
hoạch, thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
Trang 3


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

2. Hệ thống bản đồ chuyên đề trong công tác QHSDĐĐ
Bản đồ nền

Bản đồ địa hình:
- Độ dốc
- Tiểu địa hình

Bản đồ
Đất

Bản đồ
Khí hậu


Bản đồ
Chế độ nước

Bản đồ
Tầng dày

Bản đồ
HTSDĐ
L
U
Ts

Bản đồ đơn vị đất đai
(Sau khi chồng xếp-Overlay)
LR
(Đánh giá đất đai theo FAO)
Bản đồ thích nghi đất đai

Tiềm năng
đất đai

Bản đồ định hướng sử dụng đất

Phân vùng
SD Đất

Chủ trương chính sách
QH tổng thể kinh tế-xã hội
QH ngành

Môi trường
Quy hoạch sử dụng đất đai

Sơ đồ 1.1: Hệ thống bản đồ chuyên đề trong công tác QHSDĐĐ
2.1 Vai trò và ý nghĩa của hệ thống bản đồ chuyên đề trong QHSDĐĐ
Hệ thống bản đồ trong QHSDĐĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác
QHSDĐĐ, nó vừa là tài liệu vừa thể hiện kết quả của công tác quy hoạch cũng như
các dự báo lâu dài về sử dụng đất đai của một đơn vị hành chính.
Các thông tin thể hiện trên bản đồ dưới dạng các dữ liệu không gian như vị trí,
hình dạng, kích thước,… và các dữ liệu phi không gian như loại đất, chủ sử dụng. Do
đó, hệ thống bản đồ giúp quan sát một cách trực quan các yếu tố cần nghiên cứu,
phân tích và giải quyết.
Là tư liệu theo dõi quá trình triển khai phương án QHSDĐĐ đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, đồng thời là căn cứ pháp lý giao cấp đất cho các tổ chức,
cá nhân.
Cung cấp thông tin cho các mục đích nghiên cứu khoa học cũng như phát triển
các ngành kinh tế – xã hội.

Trang 4


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

2.2 Phân loại hệ thống bản đồ trong QHSDĐĐ
a. Theo chức năng (chia hệ thống bản đồ thành hai nhóm):
Bản đồ nền: Là một nền cơ sở toán học địa lý chung được quy định một cách
chặt chẽ, lôgic, là nền chung để xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau.
Nhóm bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ thể hiện chi tiết một mặt, một bộ phận

của các đối tượng, hiện tượng trong thực tế – tự nhiên hay xã hội (có thể có hoặc
không có trên bản đồ địa lý chung), được thành lập một cách đa dạng nhằm phục vụ
cho một mục đích sử dụng thực tế.
b. Theo nội dung thể hiện (chia hệ thống bản đồ thành hai nhóm):
Nhóm bản đồ đơn tính: Là loại bản đồ thể hiện một yếu tố mang tính chất đơn
lẻ, chuyên ngành (đôi khi được gọi là lớp. Ví dụ: Lớp giao thông, lớp thủy văn,…).
Nhóm bản đồ tổng hợp: Là loại bản đồ được xây dựng một cách tổng hợp từ
nhiều bản đồ đơn tính bằng cách chồng xếp thông qua phương pháp GIS hoặc phương
pháp thủ công.
Ví dụ: Bản đồ đơn vị đất đai trong hệ thống bản đồ QHSDĐĐ là kết quả của sự
chồng xếp nhiều bản đồ đơn tính như: Bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ tầng dày,…
c. Theo công dụng (chia hệ thống bản đồ thành ba nhóm):
Nhóm bản đồ tư liệu: Gồm các bản đồ mà trong quá trình lập QHSDĐĐ không
phải tiến hành điều tra thành lập, chỉ cần kiểm tra phương pháp thành lập, thời gian
thành lập, đánh giá chất lượng về độ chính xác và nội dung thể hiện,… trong điều kiện
cần thiết và cho phép có thể chỉnh lý và bổ sung tăng cường chất lượng và nội dung
thể hiện. Các bản đồ tư liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên –
kinh tế – xã hội giúp cho việc phân tích đánh giá nội dung cần quan tâm một cách rõ
ràng và trực quan hơn. Đây là các bản đồ cơ sở để tiến hành thành lập bản đồ trung
gian và bản đồ thành quả. Nhóm bản đồ tư liệu gồm các bản đồ sau:
 Bản đồ địa hình.
 Bản đồ hành chính.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng.
 Bản đồ phân hạng đất.
 Bản đồ dân cư.
 Các bản đồ hiện trạng và quy hoạch của các ngành kinh tế – xã hôi: Giao
thông, vận tải, thủy lợi, du lịch,…
Nhóm bản đồ trung gian: Gồm các bản đồ trong quá trình lập QHSDĐĐ phải
tiến hành thành lập để làm cơ sở cho công tác đánh giá tài nguyên thiên nhiên, điều

kiện kinh tế – xã hội và xây dựng các phương án quy hoạch. Trong từng điều kiện cụ
thể và khả năng cho phép đối với từng cấp có thể xây dựng nhiều hoặc ít các bản đồ
trung gian. Tuy nhiên có những phương án quy hoạch khi cần làm rõ một số hạng mục
công trình thì bản đồ trung gian cũng là các bản đồ thành quả. Các bản đồ trung gian gồm:
 Bản đồ đơn vị đất đai.
 Bản đồ thích nghi đất đai.
 Bản đồ định hướng sử dụng đất đai (bản đồ phân vùng sử dụng đất đai).
Trang 5


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Nhóm bản đồ thành quả: Gồm các bản đồ được thành lập trong quá trình lập
QHSDĐĐ, nó phản ánh kết quả của một phương án QHSDĐĐ vào năm định hình quy
hoạch. Tùy thuộc vào từng cấp, từng địa phương, từng mục đích của các phương án
quy hoạch, có thể xây dựng nhiều hoặc ít bản đồ thành quả để làm nổi bật những nội
dung cốt yếu cần quan tâm giải quyết. Các bản đồ thành quả gồm:
 Bản đồ QHSDĐĐ đến năm định hình quy hoạch.
 Bản đồ quy hoạch chuyên ngành.
 Bản đồ quy hoạch chi tiết một số vùng quan trọng mà trong phương án quy
hoạch cần quan tâm giải quyết một cách cụ thể và sâu hơn (bản đồ các khu
công nghiệp, bản đồ quy hoạch chi tiết khu đô thị, bản đồ quy hoạch vùng
chuyên canh,…).
I.1.1.2 Khái quát về hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information
Systems)
1. Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử

dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của
GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
GIS được xem là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho việc quy hoạch và quản lý,
sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong việc quy
hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính.
2. Các thành phần cơ bản của GIS
Một GIS gồm 05 thành phần cơ bản với những chức năng rõ ràng. Đó là phần
cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình (các thành phần cơ sở dữ liệu,
con người và quy trình còn được gọi là thành phần về vấn đề tổ chức). Các thành phần
cơ bản của GIS được thể hiện thông qua Hình 1.1

Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS

Trang 6


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Phần cứng (Hardware): Hệ thống máy tính. Nói chung, sự phát triển phần
cứng máy tính giúp cho công nghệ GIS phát triển về tốc độ xử lý (dữ liệu lớn và phức
tạp). Các thiết bị chuyên dùng: GPS, bàn số hóa, máy scan, máy ảnh số, máy in màu,...
Phần mềm (Software): Cần phải có các phần mềm cơ bản được lựa chọn dựa
vào mục đích và quy mô của cơ sở dữ liệu cần quản lý. Hiện nay, có nhiều phần mềm
GIS phổ biến đã được thương mại hóa, mỗi phần mềm có thế mạnh riêng. Các phần
mềm phổ biến nhất hiện nay là: MapInfo, Arcview, ArcGIS, MicroStation, Envi,…
Cơ sở dữ liệu (Data): Một cấu phần rất quan trọng, bao gồm dữ liệu không
gian (từ bản đồ, ảnh vệ tinh,…) và dữ liệu thuộc tính (giá trị các chỉ tiêu, số liệu thống
kê,…) tương ứng.

Phương pháp (Approaches): Lựa chọn và sử dụng công nghệ phù hợp; quy
trình bảo dưỡng phát triển hệ thống.
Con người (People): Là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình kiến
tạo hệ thống và tính hữu hiệu của hệ thống trong quá trình khai thác và vận hành.
3. Các chức năng cơ bản của GIS
 Nhập dữ liệu: Dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng
thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS. Dữ liệu nhập vào sẽ được lưu trữ trên thiết
bị từ như băng đĩa, băng từ. Quá trình nhập dữ liệu rất cần thiết cho việc xây dựng
CSDL địa lý và được thể hiện thông qua Sơ đồ 1.2
Bản đồ sẵn có

Bàn phím

Bàn số hóa

Đầu thu cảm ứng

Số liệu thực địa

Tệp text

Máy quét ảnh

Băng từ

Nhập dữ liệu
Sơ đồ 1.2: Nhập dữ liệu
 Quản lý dữ liệu: Bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ thành 02 dạng là raster và vector.
 Phân tích dữ liệu: Những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố

quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức
tổ chức công việc. Đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người sử dụng.
 Hiển thị dữ liệu: Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ, cũng như chất lượng và độ chính xác sẽ khác nhau. Dữ
liệu được hiển thị thông qua Sơ đồ 1.3

Trang 7


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Hiển thị và báo cáo

Hiển thị màn hình

Bản đồ

Máy in

Máy vẽ

Băng số

Thiết bị từ tính

Hình vẽ

Sơ đồ 1.3: Xuất dữ liệu

4. Mô hình dữ liệu GIS
Mô hình dữ liệu thể hiện một tập hợp các quy tắc hoặc hướng dẫn giúp chuyển
đổi thế giới thực thành các đối tượng số với các đặc tính không gian và thuộc tính. Dữ
liệu thuộc tính được thể hiện bởi mô hình dữ liệu dạng bảng, trong khi dữ liệu hình
học được thể hiện bởi mô hình hình học.
Mô hình dữ liệu hình học
Mô hình dữ liệu hình học được phân làm hai loại mô hình chủ yếu mô hình
vector và mô hình raster, được thể hiện thông qua Hình 1.2

Hình 1.2: Chồng lớp các mô hình vector và raster
+ Mô hình vector
Hệ thống thông tin nền vector biểu diễn dữ liệu không gian như điểm, đường,
hoặc vùng có kèm theo thuộc tính để mô tả đối tượng. Đường được định nghĩa như là
chuỗi các điểm có thứ tự. Vùng cũng được lưu trữ như là chuỗi các điểm có thứ tự với
điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn dữ
liệu có ranh giới rõ rệt như ranh nhà, ranh đường,... Để biểu diễn dữ liệu vector, hai
loại cấu trúc dữ liệu thường được sử dụng là Spaghetti và Topology. Mô hình vector
được thể hiện thông qua Hình 1.3
Trang 8


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Hình 1.3: Mô hình vector mô tả khu vực Đông Nam Á
+ Mô hình raster
Hệ thống nền raster thể hiện, định vị trí và lưu trữ dữ liệu địa lý bằng cách sử
dụng một ma trận hay lưới “các ô vuông” được sắp xếp hàng đến hàng từ trên xuống
dưới và cột đến cột từ trái sang phải. Mỗi vị trí được xác định bởi hàng và cột có thuộc

tính bằng chính giá trị đơn của ô đó. Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn dữ
liệu biến đổi liên tục: độ cao, nhiệt độ, loại đất, loại sử dụng đất, ... Mô hình raster
được thể hiện thông qua Hình 1.4
Chúng ta có thể chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa hai mô hình: vector sang raster
(Raster hóa), raster sang vector (Vector hóa).

Dữ liệu vector
Dữ liệu raster

Hình 1.4: Biểu diễn thế giới thực sử dụng mô hình dữ liệu hình học
Thế giới thực có thể được biểu diễn ở cả hai dạng vector và raster, sự lựa chọn
mô hình vector hay raster làm cơ sở tùy thuộc vào bản chất dữ liệu.
Trang 9


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Mô hình dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính trong GIS thường được đề cập đến như “dữ liệu chuyên đề”
hoặc “dữ liệu phi không gian”. Dữ liệu thuộc tính được phân loại vào một trong hai
nhóm dạng chữ và dạng số:
+ Dữ liệu dạng chữ (có thể mã hóa như các con số, tuy nhiên không thể tiến
hành các phép toán số học), dữ liệu dạng chữ được phân thành hai nhóm:
Dữ liệu danh xưng (Norminal): Không có thứ bậc, ví dụ về dữ liệu danh xưng
như loại sử dụng đất, tên quốc gia, tên người, số điện thoại,...
Dữ liệu thứ bậc (Ordinal): Tồn tại thứ bậc, nhưng không đề cập đến sự khác
biệt giữa thứ bậc, ví dụ về dữ liệu thứ bậc như hạng đường, hạng suối,...
+ Dữ liệu dạng số (được diễn tả như số nguyên hoặc số thực), dữ liệu dạng số

được phân thành hai nhóm:
Dữ liệu Interval: Có đặc tính là độ chênh lệch giữa các giá trị có thể tính được,
và không có trị số không tuyệt đối, ví dụ như nhiệt độ (Celsius hoặc Fahrenheit)
Dữ liệu Ratio: Có đặc tính là có gốc zero tuyệt đối, ví dụ như dữ liệu về thu
nhập, tuổi, lượng mưa,...
Trong GIS, dữ liệu thuộc tính thường lưu trữ trong máy tính dưới dạng bảng,
tách biệt với dữ liệu không gian. Khi cần biểu hiện hoặc phân tích, dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính được liên kết lại với nhau thông qua các “trường thuộc tính” chung.
I.1.1.3 Giới thiệu phầm mềm
Phần mềm MapInfo
MapInfo là phần mềm chuyên dùng xử lý, trình bày, biên tập bản đồ thành quả
trên cơ sở số liệu ngoại nghiệp và bản đồ nền đã được số hóa, phần mềm này được sử
dụng khá phổ biến trên máy tính cá nhân. Nó quản lý cả thuộc tính không gian và phi
không gian của bản đồ nên còn có tên gọi khác là hệ thống thông tin địa lý (GIS –
Geographic Information System), các lớp thông tin trong MapInfo được tổ chức theo
dạng Table (bảng), mỗi một bảng là một tập hợp của một lớp thông tin bản đồ trong đó
có các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của
phần mềm MapInfo khi mà ta mở ít nhất một Table. Ngoài ra, MapInfo là một phần mềm
tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. Cơ cấu tổ chức thông tin được thể hiện qua Bảng 1.1
Bảng 1.1: Hệ thống các file dữ liệu
File và phần mở rộng

Ý nghĩa của file

*.tab

Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu.

*.dat


Chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của tập tin
này có thể là *.wks, dbf, xls.

*.map

Chứa các thông tin mô tả các đối tượng đồ họa.

*.id

Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng với nhau.

*.ind

Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng.

*.wor

Tập tin quản lý chung (lưu trữ tổng hợp các Table hoặc
các cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo).
Trang 10


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

I.1.2 Căn cứ pháp lý
 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
 Luật đất đai ngày 26/11/2003.
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành

Luật Đất đai.
 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
 Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
 Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
 Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
 Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
 Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
 Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất.
 Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015).
 Công văn số 10142/UBND-CNN ngày 10/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015).
 Công văn số 15/TNMT-QHKH ngày 06/01/2010 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Nai về việc triển khai lập dự án đầu tư quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của cấp
huyện và cấp xã.

Trang 11


Ngnh: Cụng ngh a chớnh

SVTH: Nguyn Minh Tuyn

I.2 KHI QUT A BN NGHIấN CU
I.2.1 iu kin t nhiờn
I.2.1.1 V trớ a lý
sơ đồ vị trí
huyện tân phú - tỉnh đồng nai
476500

477000

477500

478000

478500

479000


479500

480000

480500

481000

1225000

1225000

B

1225500

476000

1225500

475500

1224500

h.TÂN PHú



1222500


20
1222000

h.vĩnh cửu



1221500

h.xuân lộc

56
h.cẩm mỹ

1220000





1220000



1220500

51
h.long thnh

1221000




đ.sắt

1219500


h.nhơn trạch

tp. hồ chí minh

1219000

chú dẫn

tỉnh b rịa vũng tu

diễn giải
UBND tỉnh

1217500

1218000



1A

UBND huyện, thị xã

Phạm vi H. Tân Phú
Ranh giới huyện, thị xã
Ranh tỉnh
Đờng giao thông
Quốc lộ, tỉnh lộ
Đờng sắt
Sông, suối

475500

476000

476500

477000

477500

478000

478500

479000

479500

480000

Hỡnh 1.5: S v trớ huyn Tõn Phỳ tnh ng Nai
Trang 12


480500

481000

1218500

tp.biên
hòa

1218000

1221000



1220500

tỉnh bình thuận

h.thống
nhất
h.trảng bom
tx.long

1A khánh

1217500

tỉnh

bình dơng

1219000

1219500

1223000

h.định quán
hồ thủy điện
trị an

1221500

1222000

1222500

1223000



Ký HIệU
1218500

1223500

1223500

1224000


tỉnh
lâm đồng

1224000

1224500

tỉnh bình phớc


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Huyện Tân Phú là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc
vùng trung du miền Đông Nam Bộ, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 11o10’ - 11o34’
vĩ độ Bắc và từ 107o11’ - 107o31’ kinh độ Đông. Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.
- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 17 xã và 01 thị trấn (gọi chung
là xã). Tổng diện tích tự nhiên là 77.692,86 ha, chiếm 13,16% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Dân số của huyện là 156.684 người với mật độ dân số khoảng 202
người/km2, là huyện có mật độ dân số thấp (Nguồn: Niên giám Thống kê 2009).
Tân Phú có vị trí địa lý nằm xa thành phố Biên Hòa (trung tâm tỉnh lỵ), tuy nhiên
địa bàn huyện có Quốc lộ 20 nối liền Quốc lộ 1A (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh) với
Thành phố Đà Lạt và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Tân Phú được coi như cửa ngõ phía
Đông Bắc của tỉnh Đồng Nai trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, trung

chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Vì vậy, vị trí địa lý
của huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Ngoài ra, Tân Phú còn nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và vùng
đồng bằng, vì thế đây là khu vực có hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên, động thực vật đa
dạng và đặc trưng, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tự nhiên, nguồn lực quan
trọng cho phát triển kinh tế – xã hội.
I.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Tân Phú có dạng địa hình bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn
sóng. Độ cao trung bình từ 150 – 300m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến
500m và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc dưới 15o chiếm
diện tích đa số; có thể phân địa hình của huyện thành 04 dạng cơ bản:
- Địa hình núi thấp: Độ dốc >15o, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc.
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Độ dốc từ 5 – 15o, chiếm phần lớn diện tích của huyện.
- Địa hình bằng: Độ dốc từ 0 – 3o, phân bố dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà.
- Địa hình trũng: Thuộc các thung lũng của vùng đồi núi phía Bắc.
Nhìn chung với các dạng địa hình phong phú như trên cho phép huyện Tân Phú
đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế tổng hợp công
nghiệp – thương mại, dịch vụ, du lịch.
I.2.1.3 Khí hậu
Huyện Tân Phú nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến
động lớn về khí hậu, mang tính đặc trưng khí hậu vùng Đông Nam Bộ, rất thuận lợi
cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nhiệt đới
có giá trị kinh tế cao. Địa bàn huyện nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao,
nhưng phân bố không đều, hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
I.2.1.4 Thủy văn và hồ chứa
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện thường có độ dốc lớn, lòng sông hẹp,
lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, trong đó:
Trang 13



Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

- Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam chạy qua địa bàn
huyện Tân Phú (32km), bắt đầu từ phía Bắc tỉnh Đồng Nai tiếp giáp tỉnh Lâm đồng và
điểm cuối phía Tây Bắc giáp với huyện Định Quán, có tổng chiều dài là 68km.
- Sông Đạ Huoai: Từ ranh giới với tỉnh Lâm Đồng chảy qua hai xã Phú An và
Nam Cát Tiên đổ ra sông Đồng Nai.
- Sông La Ngà: Chảy dọc theo ranh giới phía Đông Nam huyện Tân Phú qua các
xã Phú Bình, Phú Thanh, Phú Điền đến ranh giới huyện Định Quán với chiều dài 23,5km.
- Hồ Đa Tôn: Thuộc xã Thanh Sơn với diện tích 374,2 ha.
- Đập Đồng Hiệp: Thuộc xã Phú Điền với diện tích 606,8 ha.
- Đập Năm Sao: Thuộc xã Phú Bình với diện tích 2,57 ha.
- Đập Vàm Hô: Thuộc xã Tà Lài với diện tích 7,55 ha.
I.2.2 Các nguồn tài nguyên
I.2.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 77.692,86 ha. Theo số liệu tổng hợp trên
bản đồ đất huyện Tân Phú tỷ lệ 1:25.000 năm 1998, trên địa bàn huyện có 06 nhóm đất
chính như sau:
1. Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.092 ha, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện; hình thành từ sản phẩm phù sa của sông Đồng Nai và sông La Ngà.
2. Nhóm đất gley: Diện tích 11.929 ha, chiếm 15,35% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện; hình thành từ sản phẩm dốc tụ do ngập nước lâu ngày.
3. Nhóm đất đá bọt: Diện tích 144 ha, chiếm 0,19% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
4. Nhóm đất đen: Diện tích 23.878 ha, chiếm 30,73% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện; hình thành trên đá bọt Bazan.
5. Nhóm đất xám: Diện tích 30.215,86 ha, chiếm 38,89% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện; hình thành trên mẫu chất đá trầm tích phiến sét, mẫu chất phù sa cổ

và một phần trên đá granite.
6. Nhóm đất đỏ: Diện tích 10.434 ha, chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện; hình thành trên đá Bazan.
I.2.2.2 Tài nguyên nước
1. Nước mặt: Bao gồm sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Đạ Huoai.
2. Nước ngầm: Huyện Tân Phú nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Hiện
nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới tiêu cây trồng.
Tóm lại: Hệ thống sông suối và hồ chứa trên địa bàn huyện có trữ lượng nước
khá lớn, có thể khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt với quy mô lớn; đồng thời
có thể phát triển các hồ đập chứa nước sử dụng trong nông nghiệp và phát triển thủy điện.
I.2.2.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của huyện là 45.671,59 ha, chủ yếu là diện tích rừng đặc
dụng thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đặc biệt, khu Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được
Nhà nước quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, được UNESCO công nhận là
khu dự trữ sinh quyển, đây là nét đặc trưng đồng thời là nguồn tài nguyên thiên nhiên
vô cùng quý giá của huyện, tỉnh và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Ngoài ra, còn góp
phần phát triển ngành du lịch của địa phương.
Trang 14


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

Bảng 1.2: Diện tích các loại rừng
STT

Chức năng rừng

Diện tích (ha)


Tỷ lệ (%)

1

Rừng sản xuất

2.405,33

5,27

2

Rừng phòng hộ

4.501,90

9,86

3

Rừng đặc dụng

38.764,36

84,87

45.671,59

100


Tổng diện tích

(Nguồn: Số liệu Kiểm kê đất đai năm 2010)
I.2.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chỉ có than bùn (tập trung ở xã Phú
Sơn), đất sét (có hầu hết các xã trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở xã Phú
Thịnh, Phú lộc và Phú Lập), cát và đá xây dựng (tập trung chủ yếu ở các xã có ranh
giới dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà và Bàu Min).
I.2.2.5 Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn của huyện khá phong phú, có những địa danh gắn liền với
quá trình phát triển của tỉnh Đồng Nai. Nhân dân huyện Tân Phú với tinh thần cần cù,
chịu khó, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế xã hội về mọi mặt.
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
I.2.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá chậm và phụ
thuộc rất lớn vào sản xuất nông – lâm – thủy sản. Chính vì thế, huyện cần có chiến
lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm dần tỷ trọng khu vực I, phát triển theo
chiều sâu và phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện
đại hóa.
I.2.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
a. Trồng trọt: Cây hàng năm: Tổng diện tích 24.484 ha, giảm 2,15% so cùng
kỳ. Cây lâu năm: Tổng diện tích 13.011 ha, tăng 1,79% so với năm 2008. Đối với
ngành trồng trọt, cây lâu năm có xu thế tăng nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa,
ngược lại cây hàng năm có giá trị kinh tế thấp đang dần dần được thay thế bằng cây
lâu năm và thủy sản.
b. Chăn nuôi: Tổng đàn heo 50.939 con, tăng 20,91% so với năm 2008; đàn bò
8.188 con, giảm 11,06% so với năm 2008 và đàn gia cầm 484.000 con, tăng 29,76% so

với năm 2008.
c. Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 1.735,68 ha. Đây là xu hướng chuyển
dịch kinh tế nông nghiệp đúng hướng, nhằm khai thác triệt để quỹ đất sản xuất cây
hàng năm kém hiệu quả và mặt nước ao hồ sông suối, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
d. Lâm nghiệp: UBND huyện ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và
chống người thi hành công vụ. Ngành lâm nghiệp hàng năm đóng góp khoảng 4,594 tỷ
đồng vào giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản của huyện.
Trang 15


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Nguyễn Minh Tuyến

2. Khu vực kinh tế công nghiệp
a. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tăng trưởng chậm, chỉ từ 9,41 –
12,41%/năm. Huyện chưa khai thác triệt để tiềm năng để phát triển công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp. Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước.
b. Xây dựng: Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thi công xây
dựng cơ bản triển khai còn chậm.
3. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Ngành thương mại – dịch vụ của huyện phát triển mạnh trong giai đoạn 2001 –
2010 với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 19,06 – 19,85%/năm. Ngành thương mại –
dịch vụ của huyện rất đa dạng với nhiều loại hình họat động, thu hút nhiều thành phần
kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và dân sinh.
I.2.3.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Nhìn chung, dân số Tân Phú phân bố không đều, có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2000 – 2010. Lao động của huyện khá dồi dào về mặt số lượng, chiếm 54,52%
dân số. Trong đó, lao động không có việc làm trên địa bàn huyện tương đối cao.

I.2.3.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thị trấn Tân Phú là đô thị duy nhất của huyện với diện tích 809,39 ha. Là đô thị
miền núi nên tốc độ đô thị hóa còn chậm, việc đầu tư chủ yếu vào các công trình xây
dựng và công trình giao thông. Do mức độ đầu tư còn hạn chế, nên dân cư thị trấn còn
mang tính chất của một khu dân cư nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu đối với một
trung tâm văn hóa, chính trị của huyện. Ngoài thị trấn Tân Phú, một số xã có điều kiện
thuận lợi về giao thông như: xã Phú Lâm, xã Nam Cát Tiên, xã Phú Lập,… đã hình
thành các điểm kinh tế quan trọng.
I.2.3.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1. Hệ thống giao thông:
Mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài 607,85km, trong đó: Có tuyến Quốc lộ
20 đi qua, mạng lưới đường do huyện quản lý, mạng lưới đường xã.
Hệ thống bến xe: Tại thị trấn Tân Phú có 01 bến xe khách liên tỉnh loại 3 với
diện tích khoảng 5.836m2, đã được trải thảm bê tông nhựa.
Mạng lưới đường thủy: Sông Đồng Nai, sông La Ngà.
Sản lượng vận chuyển đường bộ: Toàn huyện có khoảng 66 xe tải, 61 xe khách
sản lượng vận tải hàng hóa hàng năm ước tính khoảng 30.000 tấn và 3.150.000 tấn.km,
cự ly vận chuyển trung bình khoảng 107km.
* Nhận xét: Hệ thống giao thông huyết mạch của huyện cơ bản đã hình thành
và được xây dựng kiên cố, có chất lượng tương đối tốt.
2. Hệ thống cấp điện:
Hiện nay, huyện đã hoàn thiện các công trình hạ thế trong các khu dân cư tập
trung, đảm bảo cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
3. Hệ thống thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi hồ, đập, kênh nội đồng tưới tiêu của huyện đã được đầu tư
nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới. Các công trình thủy lợi như: hồ Đa Tôn, đập
Đồng Hiệp, đập Năm Sao, đập Vàm Hô, hệ thống đê bao Phú Điền, các hệ thống trạm
bơm Đắk Lua, hệ thống kênh tưới tiêu Phú Thanh, Phú Bình đã phát huy hiệu quả cao.
Trang 16



×