Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

“ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING
CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ THẾ MỸ
07135113
DH07TB
2007 – 2011
Quản lý Thị trường Bất động sản

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN THỊ THẾ MỸ

“TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING
CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Minh Phương
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ……………………………………

- Tháng 08 năm 2011 -


Lời cảm ơn
...…
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến ba, mẹ - người đã hết lòng nuôi dưỡng, ân cần dạy dỗ, chăm lo và tạo
điều kiện cho con được học tập nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, thầy cô Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Minh Phương - giảng viên Khoa Kinh tế
đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong khoảng thời gian thực
hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn cùng lớp Quản lý Thị trường Bất động sản khoá 33 đã luôn
giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.

Do thời gian và nguồn lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong quý thầy cô góp ý để đề tài được tốt hơn. Những kinh nghiệm tích lũy này
sẽ là hành trang quý báu cho em trên bước đường sự nghiệp sau này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thế Mỹ


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thế Mỹ, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING CHO THỊ
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Minh Phương, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Để đạt được hiệu quả cao thì các doanh nghiệp bất động sản cần mạnh dạn tiến
hành ứng dụng hình thức marketing mới tốn ít chi phí đó là hình thức Mobile
Marketing cho bất động sản. Ứng dụng Mobile Marketing cho tiếp thị bất động sản là
đối tượng đã được ứng dụng trên thế giới nhưng Việt Nam còn hạn chế, nên đề tài này
thực hiện nghiên cứu ứng dụng mobile như nghiên cứu thực trạng Mobile Marketing
bất động sản trên thế giới; đánh giá tiềm năng ứng dụng cho Việt Nam, trong đó bao
gồm: tin nhắn SMS cập nhật cho những bất động mới, SMS Flyers, tiếp thị bằng mã
QR, trang web trên điện thoại di động, thông báo đến ngày thanh toán hoặc trễ thanh
toán. Các ứng dụng này qua nghiên cứu cho thấy áp dụng vào Việt Nam có tính khả thi
cao.
Cơ sở lý luận: - Các lý thuyết về bất động sản và thị trường bất động sản
- Các lý thuyết về marketing và mobile marketing

- Các văn bản pháp quy có liên quan
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp kế thừa, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp,
chuyên gia.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
Phần 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................3
I.1.1.1. Bất động sản và thị trường bất động sản ....................................................3
I.1.1.2. Marketing....................................................................................................7
I.1.1.3. Mobile Marketing .......................................................................................9
I.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................17
I.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................18
I.1.3.1. Tình hình thị trường bất động sản giai đoạn hiện nay ..............................18
I.1.3.2. Hoạt động Marketing cho thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện
nay .........................................................................................................................19
I.2. Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay ......................................... 20
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 21
I.3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................21
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21
Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 22
II.1. Thực trạng hoạt động của Mobile Marketing bất động sản Việt Nam hiện nay .. 22
II.1.1 Tình hình hoạt động của Mobile Marketing cho thị trường bất động sản Việt
Nam ...........................................................................................................................22
II.1.2. Tình hình các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo ..............................................22
II.1.3. Tình hình các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam ....................................23
II.1.4. Tình hình người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông ............25
II.2. Đánh giá hoạt động của Mobile Marketing bất động sản tại Việt Nam ............... 27

II.2.1. Ưu điểm ..........................................................................................................27
II.2.2. Những vấn đề tồn tại và khó khăn ..................................................................28
II.3. Thực tiễn và kinh nghiệm ứng dụng Mobile Marketing cho thị trường bất động
sản trên thế giới ............................................................................................................ 29
II.3.1. Tổng quan Mobile Marketing trên thế giới ....................................................29
II.3.2. Kinh nghiệm ứng dụng Mobile Marketing cho thị trường bất động sản trên
thế giới .......................................................................................................................35
II.3.2.1. Tin nhắn SMS cập nhật cho những bất động sản mới ............................35
II.3.2.2. SMS Flyers ..............................................................................................36
II.3.2.3. Tiếp thị bằng mã QR ...............................................................................37
II.3.2.4. Trang web trên điện thoại di động ..........................................................40
II.3.2.5. Thông báo đến ngày thanh toán hoặc trễ thanh toán...............................45
II.4. Xu hướng phát triển Mobile Marketing tại Việt Nam .......................................... 46
II.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông di động .........................................46
II.4.2. Kết hợp với các hình thức quảng cáo truyền thống ........................................46
II.4.3. Trở thành lựa chọn tối ưu cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp quy
mô vừa và nhỏ ...........................................................................................................46
II.4.4. Nhu cầu sử dụng điện thoại di động thông minh và truy cập Internet tăng ...47


II.4.5. Nhiều kỹ thuật tiên tiến ra đời phục vụ hữu hiệu cho Mobile Marketing ......47
II.4.6. Xu hướng thực hiện giao dịch với sự kết hợp giữa thương mại di động
(Mobile Commerce) và ngân hàng trên di động (Mobile Banking) tăng..................47
II.5. Định hướng phát triển Mobile Marketing cho thị trường bất động sản tại Việt
Nam .............................................................................................................................. 48
II.5.1 Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý Nhà Nước,
hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô ....................................................48
II.5.2. Định hướng đối với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ có hạ
tầng mạng ..................................................................................................................48
II.5.3. Định hướng đối với các nhà cung cấp quảng cáo qua tin nhắn ......................50

II.5.4. Định hướng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ...................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 52


DANH MỤC HÌNH
Hình I.1: Mục tiêu của hoạt động Marketing ....................................................... Trang 7
Hình I.2: Sơ đồ Mô hình hoạt động của Mobile Marketing ......................................... 11
Hình II.1: Bảng đăng kí cập nhật bất động sản mới ..................................................... 35
Hình II.2: Tin nhắn SMS cập nhật bất động sản mới ................................................... 36
Hình II.3: Quá trình một SMS Flyer được gửi đến khách hàng ................................... 37
Hình II.4: Mã QR và mã vạch ...................................................................................... 38
Hình II.5: Tạo mã QR ................................................................................................... 38
Hình II.6: Mã QR sau khi được tạo .............................................................................. 39
Hình II.7: Mã QR được in trên danh thiếp ................................................................... 39
Hình II.8: Quá trình sử dụng mã QR ............................................................................ 40
Hình II.9: Quá trình tạo một trang web bất động sản trên di động dựa trên một trang
web cung cấp IDX ........................................................................................................ 41
Hình II.10: Chọn vào ứng dụng web của doanh nghiệp đã được cài vào điện thoại ... 42
Hình II.11: Chọn bất động sản muốn tìm theo đường dẫn bắt đầu từ thành phố đến đơn
vị hành chính nhỏ hơn .................................................................................................. 42
Hình II.12: Khách hàng xem xét hình ảnh và thông tin cơ bản của các BĐS được liệt
kê và chọn vào BĐS mình ưng ý để xem thông tin chi tiết ......................................... 43
Hình II.13: Các tiện nghi bên trong, bản vẽ và bản đồ vị trí BĐS ............................... 43
Hình II.14: Nút tiện ích “Call” cho phép khách hàng gọi cho nhân viên môi giới ngay
lập tức ........................................................................................................................... 44
Hình II.15: Tin nhắn SMS thông báo đến ngày thanh toán .......................................... 45
Hình II.16: Sơ đồ hướng dẫn cách thực hiện /từ chối tin nhắn quảng cáo ................... 49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II.1: Thị phần thuê bao điện thoại di động các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

viễn thông ..................................................................................................................... 24
Biểu đồ II.2: Doanh thu các dịch vụ di động năm 2006 – 2009 ................................... 25
Biểu đồ II.3: Số thuê bao điện thoại di động tháng 6/2010 .......................................... 26
Biểu đồ II.4: Số thuê bao di động/100 dân năm 2006 – 2009 ...................................... 27

DANH MỤC BẢNG
Bảng II.1: Một số chỉ số toàn cầu đối với ngành viễn thông thế giới và các dịch vụ viễn
thông trong năm 2010 ................................................................................................... 31
Bảng II.2: Hành vi tiêu dùng điện thoại di động của thuê bao điện thoại di động ở Mỹ,
châu Âu và Nhật Bản tháng 2/2011.............................................................................. 33


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐS

: Bất động sản

TP. HCM

: thành phố Hồ Chí Minh

FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

ĐTDĐ

: Điện thoại di động


MIC

: Bộ Thông tin và Truyền thông

NSCICT

: Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin

ARPU

: Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tính cấp thiết của đề tài
Bất động sản là một lĩnh vực giàu tiềm năng tại Việt Nam cũng như trên thế
giới. Thực tế ở một số nước tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội chiếm tỷ
lệ lớn khoảng 40% lượng của cải vật chất. Các hoạt động liên quan đến bất động sản
chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Bất động sản là ngành hàng có tỷ trọng
lớn, nên có thể nói rằng, nó là hạ tầng của nền kinh tế. Đó cũng là cái lõi có tác động
trực tiếp đến thị trường tài chính và chi phối mạnh mẽ đến thị trường vốn và đời sống.
Tại Việt Nam, thị trường bất động sản được cho là “thị trường nóng sốt” so với tình
hình chung của các lĩnh vực kinh tế trong thời gian gần đây.
Khoảng hai năm gần đây, thị trường bất động sản đã vượt qua được tình trạng
đóng băng kể từ năm 2008 nhưng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Thứ nhất, với
mức lãi suất 20 - 21%/năm như hiện nay thì cả phía các công ty xây dựng và kinh

doanh Bất động sản và người có nhu cầu vay vốn rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn
được. Thứ hai, giá đất, giá nhà hiện quá cao so với thu nhập nói chung của người Việt
Nam. Tại các nước phát triển, chỉ số giá nhà/thu nhập chỉ ở mức 5 - 6 lần, thì tại Việt
Nam là 26 lần. Thứ ba, nguồn cung về nhà, đất đang dồi dào nên giá nhà và đất về lâu
dài sẽ theo xu hướng giảm hoặc dù kinh tế vĩ mô có diễn biến tích cực thì cũng khó có
cơ hội tăng giá.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, các nhà kinh doanh bất động
sản đã thu hẹp nhiều khoản chi tiêu, trong đó nổi bật là ngân sách cho khâu tiếp thị.
Bên cạnh việc cân nhắc các khoản chi cho kênh tiếp thị truyền thống, các doanh
nghiệp địa ốc đã mạnh dạn đầu tư cho kênh tiếp thị trực tuyến nhằm tận dụng những
lợi thế mà công nghệ mang lại đồng thời tiết kiệm chi phí.
Mobile marketing là một công cụ truyền thông có thể đo lường hiệu quả chính
xác. Mobile marketing có khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu dùng,
có thể nhắm tới những đối tượng cụ thể được phân loại theo tuổi tác, giới tính, nơi cư
trú, xu hướng tiêu dùng và có tính tương tác với các phương tiện truyền thông khác
như tivi, báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp phích. Hiệu quả của các chiến dịch mobile
marketing mang lại là sự tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng, định
hướng sự chú ý của khách hàng vào các hoạt động mua bán, làm tăng doanh số bán
hàng, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng và làm tăng sự
trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu. Ngoài những ưu điểm như mở ra một
khuynh hướng mới cho những công ty nhỏ hoặc cá nhân muốn quảng cáo có thể hiện
thực được việc quảng cáo của mình mà chi phí không lớn.
Một số ứng dụng Mobile Marketing trên thế giới đã thành công nhưng Việt
Nam còn rất hạn chế, do đó đề tài muốn thu thập phân tích các ứng dụng trên vào thị
trường bất động sản Việt Nam.
Dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Minh Phương và được sự chấp thuận của
khoa Quản lý đất đai và Bất động sản trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, tôi thực
hiện đề tài: “Tiềm năng ứng dụng Mobile Marketing cho thị trường Bất động sản
Việt Nam”


- Trang 1 -


Ngnh Qun lý Th trng Bt ng sn

SVTH: Nguyn Th Th M

Mc tiờu nghiờn cu:
Nghiờn cu thc trng Mobile Marketing bt ng sn trờn th gii
xut cỏc gii phỏp nhm phỏt trin Mobile Marketing cho th trng bt
ng sn Vit Nam.
i tng nghiờn cu:
i tng nghiờn cu ca ti l cỏc ng duùng Mobile Marketing cho
Marketing baỏt ủoọng saỷn
Phm vi nghiờn cu:
Do gii hn v kin thc v kinh nghim, cng vi s khi u ca nghiờn cu
hot ng Mobile Marketing, ti ch phỏc tho cỏc bc c bn nghiờn cu hot
ng Mobile Marketing cho th trng bt ng sn trong phm vi khụng gian v thi
gian hn ch. C th:
o Phm vi khụng gian:
Mt s ng dng Mobile Marketing bt ng sn tiờu biu trờn th
gii
Khu vc nghiờn cu: Vit Nam.
o Phm vi thi gian: ti c nghiờn cu trong khong thi gian t
25/04/2011 n 20/08/2011.

- Trang 2 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản


SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Phần 1: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Bất động sản và thị trường bất động sản
a. Bất động sản
 Khái niệm:
Mỗi một đất nước đều có 2 nguồn tài sản chính. Nguồn tài sản Quốc gia bao
gồm các tài sản do thiên nhiên ban tặng và nguồn tài sản tích lũy qua nhiều thế hệ do
con người tạo nên. Tài sản Quốc gia là nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước. Trong quá trình quản lý, sử dụng người ta có thể phân tài sản Quốc
gia theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo nhu cầu quản lý, sử dụng. Hiện nay, tất cả
các nước đều phân chia tài sản quốc gia thành 2 loại: Bất động sản và động sản. Hình
thức phân chia này đã có cách đây hàng nghìn năm và theo những nghiên cứu sau này
thì chúng bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại và được ghi trong bộ luật La Mã.
Hiện nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quan niệm cụ thể về Bất
động sản. Tuy nhiên, vẫn có một điểm tương đối thống nhất: Bất động sản không chỉ
là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động
của con người gắn liền với đất và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với
đất đai theo không gian 3 chiều (chiều cao, chiều rộng, chiều sâu) để tạo thành một
dạng vật chất có cấu trúc và công năng được xác đinh.
Theo Mc Kenzie and Betts “Bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với
đất đai, tài sản phụ thuộc vào đất đai và những tài sản không di dời được được định
bởi luật pháp”
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: “Bất
động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất
đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn
liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định” (Điều 174)

Điều 4 Luật kinh doanh Bất động sản năm 2006 quy định “Bất động sản là các
tài sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; nhà, công trình xây dựng; các tài sản khác gắn
liền với đất đai”.
Một câu hỏi được đặt ra: vậy những tài sản khác gắn liền với đất là những tài
sản nào? Một chậu hoa, một cái quạt trần hay thậm chí là một chiếc chìa khóa của một
căn nhà có thể được gọi là Bất động sản? Và có phải bất kỳ đất đai nhà cửa nào cũng
được xem là Bất động sản hay không? Tất cả những điều này cho thấy, việc phân chia
tài sản là Động sản hay Bất động sản thật không đơn giản. Sự không rõ ràng trong việc
xác định này thường làm cho người định giá Bất động sản có cái nhìn sai về giá trị
đích thực của Bất động sản cần xem xét.
Tóm lại, một định nghĩa đầy đủ về bất động sản như sau: Bất động sản là đất
đai và những vật thể cố định gắn liền với đất đai. Chúng là những vật thể tồn tại trên
đất đai với một chức năng nhất định. Chức năng này sẽ bị mất đi khi tách rời khỏi đất
đai. (TS.Trần Thanh Hùng).

- Trang 3 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Như vậy một tài sản được coi là Bất động sản khi thỏa các điều kiện sau 1:
- Là một yếu tố vật chất có ích cho con người
- Được chiếm giữ bởi cá nhân hoặc cộng đồng người
- Có thể đo lường bằng giá trị nhất định
- Không thể di dời hoặc di dời hạn chế để tính chất, công năng, hình thái của nó
không thay đổi
- Tồn tại lâu dài.
 Những đặc điểm cơ bản của bất động sản

Tính cố định về vị trí: Giá trị và khả năng sinh lợi của bất động sản gắn liền với
từng vị trí cụ thể như khoảng cách đến trung tâm, khả năng tiếp cận. Những yếu tố này
thay đổi thì tính vị trí của bất động sản sẽ thay đổi. Do vậy phải dự tính trước các thay
đổi này trong việc đầu tư bất động sản. Đầu tư các công trình bất động sản phải đi đôi
với việc phát triển các yếu tố tiếp cận và giảm khoảng cách đến trung tâm. Hơn nữa
giá trị và khả năng sinh lợi của bất động sản chịu tác động của yếu tố vùng và khu vực
như:
 Những yếu tố tự nhiên;
 Điều kiện kinh tế;
 Tính chất xã hội;
 Điều kiện môi trường.
Tính lâu bền (về vật lý và kinh tế): Do có tính lâu bền nên trước khi đầu tư thiết
kế phải tính toán và dự báo được tất cả các công năng cũng như dự tính trước được các
nhu cầu phát sinh. Bởi lẽ nếu không dự tính trước những nhu cầu phát sinh sẽ không
dễ gì thay đổi để đáp ứng được các nhu cầu đó.
Tính ảnh hưởng lẫn nhau: Các bất động sản có tính ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi
công trình bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và các hoạt động kinh tế
xã hội có liên quan. Tính ảnh hưởng lẫn nhau của các bất động sản tạo ra hiệu quả
kinh tế hội tụ đô thị. Vì vậy, khi đầu tư các công trình bất động sản phải tính đến yếu
tố ảnh hưởng tới các công trình khác.
Có giá trị lớn: Bất động sản là những tài sản có giá trị lớn, do đó đầu tư kinh
doanh bất động sản đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và dài hạn, chi phí xây dựng lớn và
giá trị đất đai rất cao.
Có giới hạn về diện tích bề mặt: Chính đặc điểm này làm cho quan hệ cung, cầu
về bất động sản luôn mất cân đối theo chiều hướng cung nhỏ hơn cầu. Đây cũng là lý
do để giá bất động sản không ngừng tăng vì cầu về bất động sản ngày càng nhiều trong
khi nguồn cung lại có hạn.
Tính dị biệt: Những điểm khác nhau về vị trí thửa đất, kết cấu và kiến trúc,
hướng, cảnh quan… làm cho mỗi bất động sản đều có đặc điểm riêng, tạo nên tính dị
biệt của bất động sản. Vì tính dị biệt, mỗi bất động sản trở thành một loại sản phẩm

riêng biệt, không cái nào hoàn toàn giống cái nào. Việc xác định cung, cầu, giá cả do
đó trở nên phức tạp hơn và thị trường cũng gặp khó khăn hơn khi gặp phải mâu thuẫn

1

TS Hoàng Văn Cường (Chủ biên), 2006. Thị trường Bất động sản.

- Trang 4 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

giữa việc đòi hỏi san bằng tính dị biệt của các nhà quản lý và sự mong muốn gia tăng
tính dị biệt nhằm tạo ra thế độc quyền của các nhà đầu tư.
b. Thị trường bất động sản
 Khái niệm:
Thị trường Bất động sản chỉ hình thành khi Bất động sản trở thành hàng hóa.
Như vậy, ở đâu và lúc nào, Bất động sản chưa trở thành hàng hóa thì ở đó, lúc đó,
chưa có thị trường Bất động sản. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường
này. Có ý kiến cho rằng thị trường Bất động sản và thị trường đất đai là một. Hay, thị
trường Bất động sản chính là thị trường nhà và đất (thị trường địa ốc). Hoặc một quan
niệm khá phổ biến khác cho là thị trường Bất động sản là những hoạt động của các
quyền (mua/ bán/ trao đổi/ cho thuê/ thế chấp…) đối với Bất động sản theo quy luật
của thị trường. Những nhận định trên đúng nhưng không đủ. Thị trường đất đai chỉ là
một bộ phận của thị trường Bất động sản và hàng hóa đất đai chỉ là một loại hàng hóa
của thị trường Bất động sản. Chúng ta không thể đánh đồng hai loại thị trường này
thành một. Và, cũng tương tự như vậy với thị trường nhà và đất.
Từ những phân tích nêu trên PGS.TS Thái Bá Cẩn đã định nghĩa rằng: “Thị

trường Bất động sản là tổng hòa các giao dịch dân sự về Bất động sản tại một địa bàn
nhất định, trong một thời gian nhất định”2. Nghĩa là thị trường Bất động sản là nơi
diễn ra các quan hệ giao dịch vể Bất động sản, tại đó những người mua, người bán tác
động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ Bất động sản
được giao dịch. “Nơi” ở đây không đơn thuần là chỉ địa điểm, mà nó bao hàm các yếu
tố không – thời gian khi các quan hệ giao dịch về Bất động sản diễn ra. Đối với loại
hình thị trường đặc biệt này thì không có địa điểm thị trường chính thức. Bởi người
mua và người bán có thể ở cùng một địa điểm như trường hợp bán đấu giá, họ cũng có
thể liên hệ với nhau qua các trung gian (công ty tư vấn, sàn giao dịch Bất động sản)
hoặc qua mạng Internet hoặc qua những hệ thống thông tin liên lạc khác. Tuy nhiên,
xét về bản chất thì các giao dịch trên thị trường Bất động sản thực chất là các giao dịch
về quyền và lợi ích chứa đựng trong các Bất động sản. Như vậy, có thể hiểu một cách
đơn giản, khái quát nhất là: Thị trường Bất động sản là tổng hòa các quan hệ giao
dịch về Bất động sản trong một khoảng không – thời gian nhất định thông qua cơ chế
giá.
 Phân loại:
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và tiếp cận, người ta có thể phân loại thị trường
bất động sản theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi
Trên thị trường hàng hoá bất động sản đối tượng trao đổi là hàng hoá bất động
sản gồm quyền sở hữu công trình gắn với đất và quyền sử dụng đất có điều kiện. Thị
trường này lại có thể chia thành thị trường thị trường bất động sản tư liệu sản xuất và
thị trường bất động sản tư liệu tiêu dùng.
- Thị trường bất động sản tư liệu sản xuất: gồm thị trường đất đai (đất ở đô thị,
nông thôn; đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu chế xuất, khu công nghiệp..), thị
trường bất động sản mặt bằng nhà xưởng công nghiệp,…
2

PGS.TS Thái Bá Cẩn. 2003. Thị trường Bất động sản – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. NXB
Tài Chính


- Trang 5 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

- Thị trường bất động sản tư liệu tiêu dùng: gồm thị trường bất động sản nhà ở,
bất động sản thương mại, văn phòng, các cửa hàng bán lẻ…
- Vừa là thị trường bất động sản tư liệu sản xuất vừa là thị trường bất động sản
tư liệu tiêu dùng như: đường sá, cầu cống…
Căn cứ vào khu vực có bất động sản:
- Khu vực đô thị: thị trường đất ở đô thị, thị trường nhà ở đô thị, thị trường bất
động sản nhà xưởng công nghiệp, thị trường bất động sản thương mại, thị trường bất
động sản công cộng…
- Khu vực nông thôn: thị trường đất ở nông thôn, thị trường đất nông nghiệp, thị
trường đất lâm nghiệp, thị trường nhà ở nông thôn, thị trường đất phi nông nghiệp (đất
xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh...), thị trường bất động sản
nhà xưởng sản xuất nông nghiệp, thị trường bất động sản công cộng...
- Khu vực giáp ranh: thị trường đất ở, nhà ở; thị trường đất nông nghiệp; thị
trường bất động sản nhà xưởng công nghiệp, sản xuất nông nghiệp; thị trường bất
động sản công cộng...
Căn cứ theo công dụng của bất động sản:
- Thị trường đất đai (nông nghiệp và phi nông nghiệp)
- Thị trường công trình thương nghiệp (trụ sở, văn phòng, khách sạn, trung tâm
thương mại, cửa hàng...) và công trình công cộng (giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá...)
- Thị trường công trình công nghiệp (nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, khu công
nghiệp, khu chế xuất...)
- Thị trường nhà ở (đô thị và nông thôn)

- Thị trường công trình đặc biệt có hàng hoá bất động sản là các bất động sản
phi vật thể được coi như tài nguyên khai thác được (kinh doanh du lịch, v.v..) như di
sản văn hoá, di tích lịch sử, v.v..
Căn cứ theo hoạt động trên thị trường bất động sản (tính chất kinh
doanh):
- Thị trường mua bán chuyển nhượng bất động sản
- Thị trường đấu giá quyền sử dụng đất
- Thị trường cho thuê bất động sản
- Thị trường thế chấp và bảo hiểm bất động sản
- Thị trường dịch vụ bất động sản: bao gồm các hoạt động dịch vụ môi giới bất
động sản, tư vấn bất động sản, thông tin bất động sản, định giá bất động sản, bảo trì
bảo dưỡng bất động sản v.v..
Căn cứ theo thứ tự thời gian bất động sản tham gia thị trường:
- Thị trường cấp 1: thị trường chuyển nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử
dụng đất (còn gọi là thị trường bất động sản sơ cấp).
- Thị trường cấp 2: Thị trường xây dựng công trình để bán hoặc cho thuê.
- Thị trường cấp 3: Thị trường bán hoặc cho thuê lại các công trình đã được
mua hoặc thuê.

- Trang 6 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường bất động sản
Hàng hóa Bất động sản là loại hàng hóa có nhiều thuộc tính đặc biệt khác với các
hàng hóa thông thường nên thị trường Bất động sản cũng có những đặc điểm riêng:
- Tính cách biệt giữa hàng hóa với địa điểm giao dịch

- Thị trường Bất động sản mang tính vùng và tính khu vực sâu sắc
- Thị trường Bất động sản là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Cung về Bất động sản phản ứng chậm hơn so với biến động về cầu và giá cả
Bất động sản
- Thị trường Bất động sản là thị trường khó thâm nhập
- Thị trường Bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật
- Thị trường Bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn
- Thị trường Bất động sản là thị trường mà việc tham gia hoặc rút ra khỏi thị
trường không đơn giản và cần phải có nhiều thời gian.
I.1.1.2. Marketing
a. Khái niệm Marketing
Từ một môn học thuật ra đời cách đây 100 năm, Marketing được ứng dụng vào
các doanh nghiệp cách đây 50 năm và ngày nay, Marketing đã trở thành một lĩnh vực
tinh tế chuyên nghiên cứu về khách hàng, thị trường với kết quả được khẳng định
trong nhiều lĩnh vực. Ở giai đoạn này Marketing phải đương đầu với những thử thách,
khó khăn lớn. Khách hàng đang sống trong thế giới này khác xa với thế giới nơi mà
hoạt động Marketing ra đời và phát triển. Cho nên họ sẽ ngày càng đòi hỏi khắt khe
hơn về cách công ty tiếp cận, tương tác và giao tiếp với họ qua các phân khúc thị
trường, sản phẩm và kênh bán hàng…
Marketing tự bản thân nó đã có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với người
mua, Marketing có nghĩa là mua sắm sản phẩm, dịch vụ….cho chính bản thân. Đối với
nhà sản xuất, Marketing là việc bán ra những sản phẩm. Còn đối với những người làm
công tác trung gian trong quá trình tiêu thụ hàng hóa thì Marketing có nghĩa là việc
bảo quản sản phẩm, biến đổi sản phẩm thành một hình thức được người tiêu dùng chấp
nhận… Tất cả những hoạt động này đều đúng nhưng chưa đủ, bởi nó chỉ là một phần
của quá trình Marketing.
Marketing có thể được định nghĩa như là kết quả của các hoạt động kinh doanh
nhằm lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng 3. Hoặc
theo Philip Kotler thì: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó
mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo

ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” 4
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nội dung của Marketing ngày càng
được hoàn thiện và phong phú hơn. Marketing giờ đây đa phần đều hướng tới nhân tố
con người. Nó hướng đến việc hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó cố gắng làm thỏa
mãn nhu cầu đó với một mức giá mà cả người mua lẫn người bán đều chấp nhận được.

3
4

Th.S Trần Đình Lý. Bài giảng Marketing căn bản.
Philip Kotler. Người dịch: PTS Vũ Trọng Hùng. NXB Thống Kê. Quản trị Marketing

- Trang 7 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Donald Trump – “ông trùm của những ông trùm” trong giới kinh doanh Bất
động sản tại Mỹ, đã định nghĩa Marketing theo một cách rất mới. Với ông, “Marketing
là quản lý giá trị khách hàng cảm nhận”5. Giá trị cảm nhận ở đây hoàn toàn không
phải là khái niệm nước đôi, mờ nhạt mà nó hoàn toàn rất thực tế, đó là số tiền tối đa
khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng sẽ trả cho sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Như vậy, giá trị cảm nhận không phải là mức giá doanh nghiệp đưa ra cho sản phẩm
của mình như thông thường – mà phải là mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể đề
nghị khách hàng chi trả.
Tóm lại: Marketing có thể hiểu là toàn bộ các hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn nhu cầu và lòng mong muốn, thông qua quá trình trao đổi, mua bán sản
phẩm/ dịch vụ trên thị trường 6

Từ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu của hoạt động Marketing
gồm các yếu tố sau:
Thỏa mãn
khách hàng

MỤC
TIÊU
Lợi nhuận
lâu dài

Thắng trong
cạnh tranh

Hình I.1: Mục tiêu của hoạt động Marketing7
Một số tư tưởng chính trong marketing
- Rất coi trọng khâu tiêu thụ, ưu tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong chiến
lược của doanh nghiệp với lý do rất đơn giản là chỉ có bán được sản phẩm thì doanh
nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển
- Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn, như vậy hàng hóa sản
phẩm phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì mới bán nhanh, bán
nhiều…
- Marketing gắn liền với tổ chức và quản lý, đòi hỏi quá trình đưa nhanh tiến bộ
khoa học công nghệ.
b. Vai trò của Marketing
Hướng dẫn chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.

5

Don Sexton. NXB Lao động – xã hội. Marketing 101.

Th.S Trần Đình Lý. Bài giảng Marketing căn bản.
7
Th.S Nguyễn Thiện Duy. Bài giảng Quản trị Marketing. ĐH Quốc Gia TP.HCM. 2008
6

- Trang 8 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Marketing đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống kinh tế thị trường.
Nó là công cụ mạnh mẽ và sống động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển .
Marketing phải xác định sản xuất cái gì, bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm gì, sử
dụng nguyên vật liệu gì, giá cả ra sao…Sản phẩm làm ra có thích ứng với người tiêu
dùng hay không.
Marketing có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến doanh số, chi phí lợi nhuận và
qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vai trò của Marketing có biến đổi rất nhiều cùng với quá trình phát triển của nó.
Dễ dàng nhận thấy, doanh nghiệp có thể phát triển và đạt được nhiều thắng lợi
huy hoàng từ hoạt động Marketing. Vì thế, người ta đã sử dụng nhiều từ ngữ đẹp để ca
ngợi nó. Người ta đã gọi Marketing là “Triết học mới về kinh doanh”, là học thuyết
chiếm lĩnh thị trường, là nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại, là “chiếc chìa
khoá vàng”, là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh.
I.1.1.3. Mobile Marketing
a. Định nghĩa Mobile Marketing
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện thoại di động ở Việt
Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, Mobile Marketing đã trở thành xu
hướng tiếp thị quảng cáo trong thời đại mới. Bên cạnh đó, hình thức này đã phát huy

những ưu điểm nổi bật như tiếp cận được lượng lớn khách hàng một cách nhanh
chóng, mọi lúc mọi nơi nhưng với một mức phí hợp lý thông qua cơ sở dữ liệu thuê
bao di động của nhà cung cấp dịch vụ mạng. Chính vì lý do đó, Hiệp hội Mobile
Marketing – một hiệp hội thương mại phi lợi nhuận hàng đầu thế giới với sự tham gia
của hơn 700 công ty thành viên, đại diện cho hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới – đã
đưa ra định nghĩa về Mobile Marketing phù hợp với bối cảnh cũng như những xu thế
phát triển mới của ngành này.
Theo định nghĩa trước đây của Hiệp hội Mobile Marketing thì “Mobile
Marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây là công cụ chuyển tải nội dung
và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông marketing hỗn
hợp”. Mặc khác, định nghĩa này còn được hiểu là sử dụng các kênh thông tin di động
làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing.
Đến tháng 11/2009, Hiệp hội Mobile Marketing đã chính thức đưa ra định
nghĩa mới thể hiện đúng nhất sức mạnh thực sự của Mobile Marketing đối với thời đại
mới, một thời đại của công nghệ phát triển cao. Trong đó “Mobile Marketing là một
tập hợp các hoạt động cho phép các tổ chức tương tác và tham gia với khách hàng
thông qua bất kì thiết bị hay mạng di động nào”. Trong đó, có hai điểm mấu chốt của
khái niệm về Mobile Marketing đó là:
“Tập hợp các hoạt động” bao gồm “các tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, tiêu
chuẩn, quảng cáo và truyền thông, phản hồi trực tiếp, hình thức khuyến mãi, xây dựng
mối quan hệ, dịch vụ chăm sóc khách hàng, lòng trung thành, và các tất cả các khía
cạnh liên quan đến Marketing.”
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về Mobile Martketing, nhưng theo Mike Wehrs,
chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp hội Mobile Martketing, thì định nghĩa mới
này phản ánh chính xác hơn về bản chất cũng như các tính năng của Mobile
Martketing.

- Trang 9 -



Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

b. Phân loại Mobile Marketing
Trên thế giới hiện đang có rất nhiều phân loại khác nhau về Mobile Martketing,
nhưng theo phân loại được quy định bởi Hiệp hội Mobile Martketing, thì quảng cáo
qua thiết bị di động là hình thức quảng cáo chủ yếu bằng:
- Tin nhắn: đây là hình thức quảng cáo thông qua việc vận dụng các phương
tiện ứng dụng tin nhắn văn bản SMS, tin nhắn đa phương tiện MMS hay dịch vụ tin
nhắn nhanh.
- Trình duyệt: đây là hình thức quảng cáo sử dụng các loại thiết bị điện thoại di
động tích hợp Internet, như hình thức i-Modes hay PDAs (Trong đó, i-Modes là một
dịch vụ Internet trên điện thoại di động được đưa ra bởi doanh nghiệp viễn thông lớn
nhất Nhật Bản NTT DoCoMo vào tháng 2 năm 1999. Còn PDAs là các thiết bị cầm
tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và càng ngày càng tích hợp thêm
nhiều chức năng hữu dụng mới. Một PDA cơ bản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa
chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ, và máy tính bỏ túi.)
- Gọi điện thoại: với hình thức quảng cáo này, doanh nghiệp có thể liên lạc với
khách hàng của mình bằng cách gọi điện thoại thông báo về nội dung cần quảng cáo
của doanh nghiệp.
- Kết hợp: đây là phương thức quảng cáo kết hợp các hình thức phù hợp như
gửi khách hàng ứng dụng về nhạc chuông, hình nền, trò chơi điện thoại hay gọi điện
thoại hay nhắn tin SMS, MMS, v.v. Phương thức này đòi hỏi, sự vận dụng khéo léo và
nhịp nhàng sự kết hợp của từng công cụ ứng dụng cụ thể trong chiến lược. Tuy nhiên,
hình thức kết hợp này cũng mang lại hiệu quả xứng đáng với sự kết hợp chặt chẽ giữa
các công cụ ứng dụng.
c. Vai trò của Mobile Marketing
Xu hướng một nền kinh tế mà trong đó khoảng cách giữa thông tin về hàng hoá,
sản phẩm và dịch vụ trở nên gần hơn với người sử dụng nhờ vào sức mạnh của thiết bị

di động và mạng không dây. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng nắm bắt được
thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi chỉ với chiếc điện
thoại di động.
Đối với doanh nghiệp, họ có thể thu hẹp khoảng cách với khách hàng và đưa
sản phẩm dịch vụ của họ gần hơn với người sử dụng và người tiêu dùng vượt qua giới
hạn về không gian và thời gian. Việc này góp phần thúc đẩy mạnh tính tương tác hai
chiều giữa người bán và người mua thông qua việc nắm bắt phản hồi nhanh nhạy từ
người bán đến người mua và ngược lại.
Đây cũng là một phương tiện xây dựng cầu nối hiệu quả giữa đối tượng khách
hàng và doanh nghiệp, mà đây còn là cầu nối quan trọng gắn kết mọi đối tượng tham
gia một cách hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian, nhân công, nhân lực,
v.v
Sự phát triển không ngừng của Mobile Marketing sẽ là động lực mạnh mẽ cho
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tiếp tục nâng cao cải tiến chất lượng
dịch vụ đến người tiêu dùng; các nhà cung cấp quảng cáo qua tin nhắn cải tiến hình
thức, phương tiện quảng cáo linh hoạt và hấp dẫn người sử dụng
Mobile Marketing là một công cụ truyền thông đại chúng có thể đo lường một
cách hiệu quả và chính xác hơn các loại hình truyền thông truyền thống. Theo ước tính

- Trang 10 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

của các công ty hoạt động trong ngành viễn thông di động trên thế giới, có khoảng trên
75% khách hàng nhận thông điệp quảng cáo nhớ được thông tin quảng cáo trên điện
thoại di động.
Mobile Marketing có khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu

dùng với tốc độ nhanh và chính xác. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể gửi tin
nhắn phản hồi cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo ngay khi nhận được thông điệp tin
nhắn quảng cáo tiếp thị.
Doanh nghiệp có thể sử dụng Mobile Marketing để nhắm tới đối tượng khách
hàng mục tiêu được phân loại theo tuổi tác, giới tính, nơi cư trú, xu hướng tiêu dùng từ
cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng đã lập trước đó.
Mobile Marketing có khả năng phát huy hiệu quả cao khi tích hợp với các công
cụ truyền thông khác như: tivi, báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp-phích, v.v
d. Điều kiện áp dụng Mobile Marketing
Điều kiện áp dụng Mobile Marketing cần có sự tham gia đầy đủ và sự liên kết
giữa các nhân tố thiết yếu sau:
- Sản phẩm dịch vụ
- Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo đến các thiết bị di động
- Doanh nghiệp viễn thông
- Người sử dụng dịch vụ di động
- Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông công cộng
- Một số thiết bị hỗ trợ cho quá trình chuyển tải tin nhắn, ứng dụng, trình duyệt
đến điện thoại di động và các thiết bị kết nối không dây.
e. Mô hình Mobile Marketing
Sản phẩm

Các nhà cung cấp

dịch vụ

dịch vụ quảng cáo

Các doanh nghiệp

Mạng

viễn
thông

Người sử dụng

công

dịch vụ

cộng

di động

viễn thông
(Nguồn: Nghiên cứu và tổng hợp)
Hình I.2: Sơ đồ Mô hình hoạt động của Mobile Marketing
Dựa vào sơ đồ I.2, có 5 nhân tố chính tham gia:
- Sản phẩm dịch vụ
- Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo đến thiết bị di động
- Các doanh nghiệp viễn thông
- Mạng viễn thông công cộng
- Người sử dụng dịch vụ di động

- Trang 11 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ


Theo sơ đồ này, doanh nghiệp khi muốn quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình
bằng Mobile Marketing, họ có thể thông qua một công ty chuyên về quảng cáo qua di
động hay có thể liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp viễn thông để thực hiện việc gửi các
loại tin nhắn quảng cáo thông qua môi trường mạng viễn thông công cộng đến người
sử dụng điện thoại di động.
f. Các đơn vị tham gia hoạt động Mobile Marketing
 Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo di động
Theo thuật ngữ của Hiệp hội Mobile Marketing, nhà cung cấp dịch vụ quảng
cáo di động được hiểu là một tổ chức kết hợp với các nhà cung cấp nội dung. Đồng
thời, đó cũng được xem là một công ty chuyên sáng tạo và đưa ra các nội dung trên
điện thoại di động như những sản phẩm đồ hoạ, hình nền, nhạc chuông, trò chơi, ứng
dụng và một số dịch vụ giải trí trên điện thoại di động – dựa trên hình thức hợp đồng
và sau đó truyền tải những nội dung đã được kiểm duyệt và đăng kí đến cơ sở dữ liệu
thuê bao di động.
Trong khi đó, tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo được hiểu là các tổ
chức cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận được quy
định trong khoản 13 điều 3 chương I của Nghị Định số 90/2008/NĐ-CP ngày
13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác.
Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo cần thực hiện đúng theo Thông tư số
03/2009/TT-BTTTT ngày 02/3/2009 quy định về mã số quản lý và mẫu giấy chứng
nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung
cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng
Internet.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nhất thiết phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, có một mã số quản lý riêng để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quản lý và có giấy phép thực hiện quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về Văn hoá - Thông tin cấp, để thực hiện các hình thức quảng cáo bằng tin
nhắn, hay dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet đến điện thoại di động.
 Các doanh nghiệp viễn thông
Theo thuật ngữ của Hiệp hội Mobile Marketing, doanh nghiệp viễn thông là

một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông không dây.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp viễn thông quy định trong khoản 23 điều 3 chương
I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số 41/2009/QH12được hiểu là doanh nghiệp được
thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn
thông. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng
mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
 Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông
Theo khoản 10, 11 và 12 điều 3 chương I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số
41/2009/QH12, mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau
bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
Mạng viễn thông gồm mạng viễn thông dùng riêng và mạng viễn thông công cộng.
Trong đó, theo khoản 11 điều 3 chương I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số
41/2009/QH12, mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn

- Trang 12 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công
chúng nhằm mục đích sinh lợi.
Theo khoản 12 điều 3 chương I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số
41/2009/QH12, mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động
tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông
cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của
mạng.
 Người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
Theo khoản 25 điều 3 chương I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số

41/2009/QH12 và định nghĩa của Hiệp hội Mobile Marketing, người sử dụng dịch vụ
viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh
nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông.
Theo khoản 26 điều 3 chương I của Luật Viễn thông của Quốc hội, số
41/2009/QH12, thuê bao viễn thông là người sử dụng dịch vụ viễn thông có gắn với
việc ấn định tài nguyên viễn thông hoặc đường truyền dẫn viễn thông cụ thể.
Trong đó, dịch vụ viễn thông theo khoản 7 điều 3 chương I của Luật Viễn thông
của Quốc hội, số 41/2009/QH12 được hiểu là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông
tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản
và dịch vụ giá trị gia tăng.
g. Các phương tiện ứng dụng trong Mobile Marketing
 Tin nhắn
Công nghệ nhắn tin trên điện thoại di động cho phép người sử dụng giao tiếp
không đồng thời. Cụ thể hơn, khi một tin nhắn được gửi đi. Nó sẽ được lưu trữ và
truyền trong môi trường mạng. Sau đó, nó sẽ được gửi đến ngay khi người nhận nhận
tin nhắn đó. Một khi tin nhắn đã được gửi và nhận thì nó sẽ được lưu trữ trong điện
thoại di động của cả người gửi và người nhận tin nhắn.
* Tin nhắn văn bản (Short Message Service - SMS)
Theo định nghĩa của Hiệp hội Mobile Marketing, tin nhắn văn bản SMS là tin
nhắn được gửi thông qua dịch vụ tin nhắn ngắn có độ dài giới hạn trong 160 ký tự và
thường ở dạng văn bản. Về mặt kỹ thuật, SMS được thiết kế như một phần của công
nghệ di động tiêu chuẩn tiêu chuẩn GSM (viết tắt của Global System Mobile
Communication, tiếng Việt gọi là Hệ thống truyền thông di động toàn cầu). Khái niệm
về tin nhắn SMS đã được ra đời và phát triển trong hệ thống công nghệ di động tiêu
chuẩn GSM với sự hợp tác Đức-Pháp vào năm 1984 bởi Friedhelm Hillebrand và
Bernard Ghillebaert.
Đây là một hình thức tin nhắn văn bản thông dụng, phổ biến và được hỗ trợ
trong tất các các thiết bị điện thoại di động trên thị trường hiện nay. Một tin nhắn với
khoảng 160 ký tự có thể được gửi từ điện thoại di động đến điện thoại di động, từ điện
thoại di động đến máy tính để bàn và ngược lại.

Ngoài ra, trong các chiến dịch SMS Marketing, mã ngắn (tiếng Anh gọi là
Common Short Code hay được viết tắt là CSC) thường được sử dụng rất phổ biến.
Hình thức mã ngắn này được viết tắt từ số điện thoại di động thông thường. Độ dài của
mã ngắn thường từ bốn đến sáu chữ số. Với một mã ngắn, các nhà cung cấp quảng cáo
có thể sở hữu nhiều từ khoá riêng biệt. Điều này sẽ giúp cho các nhà tiếp thị và cung

- Trang 13 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

cấp quảng cáo bằng tin nhắn văn bản dễ dàng quản lý chiến lược với từng phân mảng
khách hàng khác nhau.
Tin nhắn văn bản SMS đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn
thế giới do tính tiện dụng, đơn giản và nhanh chóng của phương tiện này.
* Tin nhắn đa phương tiện (Multimedia Messaging Service - MMS)
Giống như tin nhắn văn bản SMS, tin nhắn đa phương tiện MMS, bao gồm cả
văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn được gửi giữa các điện thoại di động
hay giữa máy tính và điện thoại di động thông qua hình thức thư điện tử email.
Bên cạnh đó, tin nhắn đa phương tiện MMS là tiêu chuẩn được phát triển bởi
Liên minh di động mở (tiếng Anh gọi là Open Mobile Alliance, được viết tắt là OMA;
đây là một cơ quan tiêu chuẩn phát triển các tiêu chuẩn mở cho công nghiệp điện thoại
di động).
Để sử dụng dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS, điện thoại di động phải có
màn hình màu với độ phân giải cao kết hợp với tính năng chụp ảnh kỹ thuật số. Bên
cạnh đó, máy phải được hỗ trợ GPRS hay 3G và nằm trong vùng phủ sóng GPRS hay
3G. Ngoài ra một số định dạng về hình ảnh trong tin nhắn đa phương tiện MMS đó là
BMP, GIF, JPEG, PNG. Về phần định dạng âm thanh trong tin nhắn đa phương tiện

MMS là MIDI và WAV.
Gửi và nhận MMS giữa các điện thoại di động với nhau
Việc thao tác khi gửi và nhận tin nhắn MMS giữa các ĐTDĐ với nhau cũng
tương tự như việc gửi và nhận tin nhắn SMS. Tuy nhiên:
- Tỷ lệ gửi thành công của các bản tin MMS tương đối thấp so với SMS, do đó
MMS thường không được ưu tiên như là một phương thức duy nhất trong các giao
dịch công việc quan trọng.
- Một số loại máy chỉ có thể gửi được hình ảnh, nhưng có thể nhận được hình
ảnh và nhạc chuông.
Gửi và nhận email bằng MMS từ điện thoại di động
Để có thể sử dụng điện thoại di động trong việc gửi hay nhận thư điện tử email,
một tài khoản email cho phép dùng giao thức POP3/SMTP (trong đó POP3 là một
dạng địa chỉ thư điện tử có khả năng lưu giữ các email gửi đến; SMTP là máy chủ hỗ
trợ thư điện tử kiện tiên quyết hàng đầu. Sau đó người gửi phải khai báo các thông số
trên điện thoại di động để sử dụng việc truyền nhận tin nhắn MMS và cách khai báo có
thể khác nhau tùy theo từng loại máy. Sau khi hoàn thành các bước trên, MMS có thể
thực hiện việc gửi nhận thư điện tử từ điện thoại di động đến hộp thư thoại email trên
máy tính có kết nối mạng theo. Đây được coi là đặc điểm nổi bật của tin nhắn đa
phương tiện MMS so với tin nhắn văn bản SMS.
Tóm lại, MMS có thể phát huy được những tiềm năng phát triển trong lĩnh vực
Mobile Marketing vì nó có khả năng kích thích và làm người nhận cảm thấy thích thú
thông qua những hình ảnh, âm thanh, hình nền độc đáo hay đoạn phim ngắn giới thiệu
về sản phẩm, dịch vụ đi cùng với tin nhắn.
* Những loại hình tin nhắn liên quan
Tin nhắn văn bản theo tỷ lệ chuẩn (Standard Rate SMS)

- Trang 14 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản


SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Trong một chiến dịch sử dụng tin nhắn văn bản theo tỷ lệ chuẩn (standard rate
SMS), các nhà cung cấp nội dung quảng cáo như các doanh nghiệp hay các công ty sẽ
chịu phần chi phí đến được các địa chỉ email khác thông qua Internet) là một trong
những điều gửi tin nhắn. Thông thường thì các công ty lớn thường dùng dịch vụ
standard rate SMS để tương tác và kết nối với khác hàng của họ thông qua cơ sở dữ
liệu khách hàng của công ty. Một số ứng dụng phổ biến của standard rate SMS như:
+ Dịch vụ tin nhắn thông báo
+ Dịch vụ tin nhắn về các hình thức khuyến mãi, giảm giá của công ty
+ Dịch vụ nhắn tin trò chơi, bình chọn hay dự đoán kết quả trúng thưởng
Tin nhắn văn bản cao cấp (Premium SMS)
Đây là một dạng phát triển hơn tin nhắn văn bản SMS và tin nhắn đa phương
tiện MMS. Hình thức này có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường. Trong
đó, người nhận sẽ chịu chi phí, và khoản phí này sẽ được trừ vào tài khoản của họ khi
họ gửi tin nhắn phản hồi. Các công ty sử dụng dịch vụ Preminum SMS như là một
hình thức bù trừ vào chi phí chiến dịch quảng cáo thông qua các thiết bị điện thoại di
động của họ.
Hình thức này thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một
trò chơi dự đoán, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền hay các dịch vụ
chat hai chiều cho điện thoại di động.
* Lợi ích của tin nhắn văn bản SMS và tin nhắn đa phương tiện MMS
Thứ nhất, tăng tính kết nối với một mạng lưới khách hàng rộng rãi ở mọi thời
điểm. Với sức mạnh của công nghệ, mọi khoảng cách giới hạn về khoảng cách và địa
lý có thể được xoá bỏ. Thật vậy, với một hệ thống gửi tin nhắn cùng một cơ sở dữ liệu
số thuê bao của khách hàng, các nhà cung cấp nội dung có thể gửi đồng thời đến
20.000 số thuê bao, chỉ với mức phí 400 đồng / tin nhắn.
Thứ hai, mang lại hiệu quả về chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp hơn các
hình thức quảng cáo truyền thống. Ngoài lợi ích về việc tiếp cận được đối tượng khách

hàng rộng lớn, thì chi phí quảng cáo được xem là khá hợp lý tính trên mỗi tin nhắn văn
bản trung bình từ 400 - 500 đồng / tin nhắn quảng cáo. Hơn thế nữa, nếu mỗi tin nhắn
quảng cáo mang đến thông tin cần thiết và liên quan đến người sử dụng điện thoại di
động thì nó sẽ được họ lưu giữ lại trong điện thoại và được lưu giữ trong tiềm thức
người sử dụng vì họ có thể xem lại tin nhắn đó trong điện thoại bất cứ lúc nào khi họ
rảnh rỗi hay những khi cần tra cứu thông tin.
Thứ ba, tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng. Với một tin nhắn
quảng cáo, các thông tin về sản phẩm dịch vụ sẽ được lưu trữ trong điện thoại di động
của người nhận. Do đó họ có thể xem lại tin quảng cáo bất kì lúc nào. Việc này sẽ tăng
độ nhận biết nhãn hiệu của một sản phẩm hay dịch vụ đối với khách hàng. Hơn thế
nữa, với những ưu điểm của tin nhắn đa phương tiện MMS, hình ảnh, âm thanh quảng
cáo về sản phẩm được kèm theo tin nhắn sẽ gây sự chú ý và làm người sử dụng điện
thoại thấy thích thú về sản phẩm, dịch vụ đó.
Thứ tư, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng. Khi
nhắn đồng thời nhiều tin nhắn quảng cáo đến nhiều khách hàng, nếu khách hàng nhận
thấy thông tin quảng cáo liên quan thì họ sẽ nhắn tin phản hồi lại để tiếp tục nhận tin
hay từ chối nhận tin nhắn quảng cáo. Do đó, danh sách thông tin những khách hàng

- Trang 15 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

phản hồi lại tin nhắn quảng cáo sẽ vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc
chăm sóc khách hàng hay giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ mới.
Thứ năm, thu hút sự chú ý của khách hàng đến các sự kiện hoặc các hoạt động
mua bán và thúc đẩy doanh số bán hàng. Với cở sở dữ liệu thuê bao di động dựa trên
thông tin khách hàng, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyến

mại, giảm giá để kích thích sự quan tâm mua sắm sản phẩm của khách hàng. Từ đó,
góp phần đẩy mạnh các hoạt động bán hàng cũng như làm tăng doanh số bán hàng.
Thứ sáu, nâng cáo sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh
nghiệp. Bên cạnh tác dụng đẩy mạnh việc mua bán để tăng nhanh doanh số bán hàng
thì việc chăm sóc khách hàng là một trong những khâu vô cùng quan trọng và có yếu
tố sống còn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, những tin nhắn
góp phần tăng cường sự kết nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhờ đó, sự
trung thành của khách hàng sẽ gia tăng không chỉ đối với nhãn hiệu họ đã và đang sử
dụng mà còn đối với doanh nghiệp mà họ đang tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.
Thứ bảy, giúp các doanh nghiệp trang trải một phần chi phí thực hiện chiến
lược tiếp thị quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bằng Mobile
Marketing. Điển hình, đối với hình thức tin nhắn văn bản SMS cao cấp (Premium
SMS), người sử dụng điện thoại di động sẽ bị trừ vào tai khoản nếu họ gửi tin nhắn
phản hồi tin nhắn quảng cáo mà họ nhận được.
 Giao thức ứng dụng không dây (Wireless Application Protocol - WAP)
Giao thức ứng dụng không dây (Wireless Application Protocol - WAP) là một
tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống truy nhập Internet từ các thiết bị di động như
điện thoại di động, PDAs, v.v... Mặc dù tiêu chuẩn này chưa được chuẩn hóa trên toàn
cầu, nhưng những ứng dụng của giao thức này đã tác động rất lớn đến ngành công
nghiệp di động và các lĩnh vực dịch vụ liên quan.
Giao thức ứng dụng không dây WAP là một trang web đặc biệt được thiết kế
nhỏ gọn cho phù hợp với điện thoại di động. Trong trang WAP các đồ họa, hình ảnh,
chữ viết sẽ được đơn giản hóa tối đa do vậy khi truy cập trang WAP chỉ tốn dung
lượng ít hơn đến ba mươi lần so với truy cập vào một trang web bằng máy tính để bàn
có kết nối mạng Internet. Do vậy chi phí phải trả cho việc sử dụng WAP cũng rẻ hơn
hơn ba mươi lần so với truy cập web. Cụ thể, giao thức ứng dụng không dây WAP là
công nghệ hỗ trợ người sử dụng truy cập dễ dàng vào website trên thiết bị điện thoại di
động của mình. Bên cạnh đó, người sử dụng có thể truy cập nội dung và các dịch vụ
bao gồm âm thanh và video. Với ứng dụng và tính năng của giao thức ứng dụng không
dây WAP, các doanh nghiệp có thể đưa nội dung của công ty cũng như các dịch vụ hỗ

trợ khách hàng, tiêu đề, hình ảnh để quảng bá về nhãn hiệu của sản phẩm.
 Video trên điện thoại di động
Để xem được video trên điện thoại di động đòi hỏi một số tiêu chuẩn về độ
phân giải trên màn hình điện thoại, kích thước màn hình, dung lượng bộ nhớ và quan
trọng nhất định dạng các tập tin video có thể coi được trên điện thoại di động. Trong
đó, một số định dạng phổ biến như MP4, 3GP, AVI, MPEG4 Video v.v. Tuỳ từng tính
năng của mỗi loại điện thoại mà quy định về các tiêu chuẩn về video trên thiết bị điện
thoại có thể khác nhau. Bên cạnh đó, dung lượng mỗi tập tin trên điện thoại di động
thường rất nhỏ, do đó độ phân giải thường không cao làm cho các video không đạt độ
nét tối ưu.

- Trang 16 -


Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản

SVTH: Nguyễn Thị Thế Mỹ

Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá
bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở
nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng
chưa nhiều.
 Một số ứng dụng như nhạc chuông, hình nền, trò chơi và các ứng dụng
khác
Nhạc chuông, hình nền, trò chơi là một trong những ứng dụng của điện thoại di
động tạo được nhiều sự hấp dẫn nhất với người sử dụng thiết bị di động. Đây là những
ứng dụng có thể tải về được từ điện thoại di động thông qua một số mạng không dây
như Bluetooth, WAP, GPRS và 3G.
Trong một số mạng không dây, để truyền phát ứng dụng bằng Bluetooth, cần
một loại thiết bị chuyên dùng để phát phát tín hiệu cho bất kỳ thiết bị di động (bao

gồm cả máy tính xách tay và điện thoại di động) có tính năng Bluetooth được kích
hoạt sẵn trong máy. Tín hiệu Bluetooh hoạt động tốt nhất trong phạm vi 10m, và xa
nhất trong khoảng 91,44m. Nếu người sử dụng thiết bị có Bluetooth đã được kích hoạt
sẽ nhận được một thông báo cho phép nhận nội dung miễn phí thông qua Bluetooth.
Tất cả các tải Bluetooth cần sự cho phép rõ ràng của người dùng.
Một ứng dụng có thể tải về được thông qua Bluetooth bao gồm các phiếu giảm
giá, hình nền, nhạc chuông, video và âm thanh, hình ảnh và văn bản, và những nội
dung khác. Sau khi người nhận nhân được các ứng dụng tải về thông qua Bluetooth,
những ứng dụng đó được lưu trữ trên điện thoại của người dùng và dễ dàng cho họ
chia sẻ với bạn bè, người thân. Chính vì các ứng dụng này được miễn phí hoàn toàn
khi tải về mà không phải mất bất kỳ chi phí như gửi tin nhắn SMS hay MMS, nên hình
thức sử dụng Bluetooth trong một số chiến dịch quảng cáo trên điện thoại đã mạng lại
những hiệu quả tích cực đến người sử dụng.
Những ứng dụng trên thiết bị điện thoại di động là một trong những phương
cách giúp các doanh nghiệp tiến gần đến thành công và đạt hiệu quả cao trong việc
thực hiện chiến lược Mobile Marketing. Qua đó, ngoài những phương tiện được nhiều
người biết đến như tin nhắn văn bản SMS, tin nhắn đa phương tiện MMS, tin nhắn văn
bản cao cấp Premium SMS, thì các doanh nghiệp có thể triển khai và phát triển các
chiến dịch quảng cáo thông qua định vị và kết hợp nhiều ứng dụng phong phú đa dạng
dành cho điện thoại di động như trò chơi, video, Bluetooth, v.v nhằm thu hút sự chú ý
của những phân khúc khách hàng tiềm năng.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Viễn Thông của Quốc hội, số 41/2009/QH12: Luật Viễn thông được Quốc
hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XII. Luật gồm 10 chương và 63 điều,
có hiệu lực từ 1/7/2010. Luật Viễn thông (thay thế các quy định về viễn thông của
Pháp lệnh bưu chính, viễn thông năm 2002) quy định về hoạt động viễn thông, bao
gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; xây dựng
công trình viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn
thông. Luật áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước
ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.

Luật cũng tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở
thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để quản lý thị trường và
nghiệp vụ viễn thông. Việc cấp phép viễn thông được minh bạch và công khai hóa,

- Trang 17 -


×