Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 – 2015) XÃ PHƯỚC MINH HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.62 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 – 2015)
XÃ PHƯỚC MINH HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

VŨ THỊ THU HIỀN
07124032
DH07QL
2007- 2011
Quản lý đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

VŨ THỊ THU HIỀN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011-2015)
XÃ PHƯỚC MINH HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011

)


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả tốt như ngày hôm nay sau một chặng
đường dài học tập, là cả một quá trình cố gắng nổ lực không ngừng
của bản thân và sự dìu dắt tận tụy của những người xung quanh.
Lời đầu tiên con xin thành kính gửi đến Ba Mẹ lòng biết ơn
sâu sắc nhất, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương và luôn
tạo điều kiện cho con học tập tốt trong suốt thời gian qua.

Em cảm ơn Anh Chị, những người thân, đã giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi để em an tâm hoàn thành việc học của mình.
Em trân trọng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai và thị trường Bất động sản.
Cùng tất cả các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy truyền đạt
những kinh nghiệm và bài học quý báu làm hành trang cho em trong
cuộc sống và công việc sau này.
Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S
Trần Duy Hùng, đã tận tình chỉ dạy, trực tiếp hướng dẫn em hoàn
thành tốt báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn đến các anh chị cán bộ địa chính xã
Phước Minh huyện Dương Minh Châu đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành tốt luận văn này.
Lời cuối cùng mình cảm ơn các bạn lớp DH07QL đã đồng
hành, giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại trường.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, nên
đề tài còn nhiều thiếu xót. Em mong được sự góp ý của quý thầy cô
và bạn bè để đề tài em thực hiện được tốt hơn.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thu Hiền


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền, lớp DH07QL, Khoa Quản lý đất đai và
Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011 – 2015) xã Phước Minh huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sự cần thiết lập QHSDĐ xã Phước Minh, nhằm phân bổ chi tiết quỹ đất trên địa
xã vào các mục đích sử dụng và là căn cứ điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
của xã sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được phê duyệt. Từ nhu
cầu đó, đề tài bao gồm những nội dung chính:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến việc sử
dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, tiềm năng sử dụng
đất đai và những kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và các giải pháp thực
hiện.
* Các phương pháp sử dụng: Phương pháp điều tra thực địa; phương pháp
thống kê; phương pháp kế thừa, tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu; phương
pháp bản đồ,…
* Kết quả đạt được:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2011 - 2020 tỷ lệ 1:10000.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
- Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo Thông tư
19/2009/TT_BTNMT ngày 02/11/2009.

i


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


QH – KHSDĐ
QHSDĐ
KHSDĐ
UBND
NQ.HĐND
TN&MT
NĐ/CP
QĐ-TTg
TCĐC
QSDĐ
TT
CT
TW
KT-XH
KHKT
QL
DTTN
CNQSDĐ
CN -TTCN
CNH - HĐH

Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Nghị quyết Hội Đồng Nhân dân
Tài nguyên và Môi trường
Nghị định/Chính phủ
Quyết định - Thủ tướng
Tổng cục địa chính

Quyền sử dụng đất
Thông tư
Chỉ thị
Trung Ương
Kinh tế - xã hội
Khoa học kĩ thuật
Quốc lộ
Diện tích tự nhiên
Chứng nhận quyền sử dụng đất
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Phân loại đất xã Phước Minh ...........................................................................14
Bảng 2: Diễn biến dân số của xã qua các năm ..............................................................18
Bảng 3: Các tuyến đường chính của xã .........................................................................20
Bảng 4: Diện tích đất dành cho cơ sở và quản lý giáo dục ...........................................21
Bảng 5: Tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ ............................................................24
Bảng 6: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất xã Phước Minh năm 2010 ............................26
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất xã Phước Minh năm 2010 ..........................................27
Bảng 8: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000, 2005 của xã Phước Minh ...........29
Bảng 9: Biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005, 2010 của xã Phước Minh .....30
Bảng 10: Biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000, 2005 của xã Phước Minh ...32
Bảng 11: Biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005, 2010 của xã Phước Minh ...33
Bảng 12: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010
xã Phước Minh ..............................................................................................................38

Bảng 13: Bảng phân vị đánh giá thích nghi đất đai.......................................................40
Bảng 14: Đánh giá khả năng thích nghi của đất ...........................................................42
Bảng 15 : Phân bổ các nhóm sử dụng đất chính đến năm 2020 ....................................49
Bảng 16: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất xã Phước Minh đến năm 2020 ....................49
Bảng 17: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ......................................51
Bảng 18: Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ................................52
Bảng 19: Phân kỳ diện tích sử dụng kỳ đầu (2011 – 2015) ..........................................59
Bảng 20: Danh mục các công trình, dự án trọng điểm trong kỳ đầu kế hoạch sử dụng
đất của xã Phước Minh ..................................................................................................60

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Minh trong huyện Dương Minh Châu...........................13
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phước Minh ................................................28
Hình 3: Bản đồ đất xã Phước Minh ...............................................................................43
Hình 4: Bản bồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Phước Minh ........................53

iii


MỤC LỤC

TÓM TẮT........................................................................................................................ i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................3

I.1.1 Cơ sở khoa học ....................................................................................................3
I.1.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................................7
I.1.3. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................8
I.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................8
I.2.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................8
I.2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu..........................................................................9
I.3.Khái quát địa bàn nghiên cứu .................................................................................9
I.4.Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..............................................10
I.4.1.Nội dung nghiên cứu .........................................................................................10
I.4.2.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
I.5. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất .....................................................................11
I.6. Dự kiến kết quả đạt được.....................................................................................11
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................12
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .......................12
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................12
II.1.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................................14
II.1.3. Thực trạng môi trường ....................................................................................15
II.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...............................................................16
II.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..........................................................18
II.1.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn..............................18
II.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.................................................................19
iv


II.1.8 Đánh giá về điều liện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.........................22
II.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN
ĐÔNG CÁC LOẠI ĐẤT ...........................................................................................23
II.2.1 Tình hình quản lí đất đai ..................................................................................23
II.2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT .........25
II.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ...............................................................40

II.3.1. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai ..............................................................40
II.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp................42
II.3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô
thị, xây dựng khu dân cư nông thôn ..........................................................................43
II.3.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch ................43
II.3.5. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất và phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................................................43
II.4.PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................44
II.4.1. Các chỉ tiêu phát triển KT – XH trong thời kì quy hoạch ...............................44
II.4.2. Phương án quy hoạch sử dung đất ..................................................................47
II.5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................54
II.5.1. Đánh giá tác động về kinh tế ...........................................................................54
II.5.2. Đánh giá tác động về xã hội ............................................................................55
II.6. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .....................................................56
II.6.1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích ...............................56
II.6.2. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ....................................................................58
II.7. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ...........................................................................................................................61
II.7.1.Giải pháp về nguồn lực ...................................................................................61
II.7.2. Chính sách kêu gọi đầu tư ..............................................................................61
II.7.3.Giải pháp chính sách ........................................................................................61
II.7.4.Giải pháp khác..................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65
v


Ngành Quản Lý Ðất Ðai


SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Do đó, đất đai cần được
phân bố hợp lí, sử dụng có hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, trong quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền phát triển kinh
tế xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu khai thác sử dụng đất ngày càng cao.
Trong khi đó đất đai lại có hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy, việc sử
dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững là nhu cầu cần thiết đòi hỏi phải cân nhắc kỹ
càng và hoạch định khoa học.
Điều 18 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà
nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đai đúng
mục đích và hiệu quả, nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng hiệu
quả và lâu dài”.
Trong xu thế chung của hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Sự cần thiết phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo ra
ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người
lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là các vùng nông thôn. Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
quốc dân. Căn cứ đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý và sử dụng đất đai ngày một chặt chẽ, đem lại hiệu
quả cao trong việc sử dụng đất.
Sự cần thiết lập QHSDĐ xã Phước Minh là sự cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai của tỉnh và của huyện nhằm tạo điều kiện cần thiết để tổ chức sử
dụng đất có hiệu quả cao.

Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai
& Bất Động Sản, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Dương Minh Châu – tỉnh
Tây Ninh, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) xã Phước Minh huyện Dương Minh
Châu tỉnh Tây Ninh”
* Mục đích – Yêu cầu:
Mục đích:
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn
2011 - 2015 xã Phước Minh nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của xã và mục tiêu phát triển của các ngành, các
lĩnh vực đến năm 2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững
nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường.
Cụ thể hóa và chi tiết hóa QHSDĐ cấp huyện, nhằm cung cấp những căn cứ để
UBND xã thực hiện thẩm quyền về giao đất, thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử
dụng của các loại đất, quản lý tốt quỹ đất của xã một cách khoa học và chặt chẽ.
 

1


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất đai.
Yêu cầu:
Số liệu, tư liệu phải chính xác và có cơ sở pháp lý.
Quy hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của địa phương.
Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Phải thống nhất với quy hoạch của huyện và để giành quỹ đất cho kỳ quy hoạch
sau.
Phải đảm bảo các nguyên tắc trong quy hoạch sử dụng đất là: khả biến, khoa
học, lâu dài, hiệu quả, bền vững.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng (đất nông

nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất khu dân cư nông thôn) có
trong địa giới hành chính xã.
Đối tượng sử dụng đất: bao gồm hộ GĐCN, UBND, tổ chức.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: trên địa bàn xã Phước Minh huyện Dương Minh Châu
Thời gian nghiên cứu: trong vòng 4 tháng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 8 năm
2011.

 

2


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng

(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang
trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các thành
phần khác), kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá khứ đến
hiện tại mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa
to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Kế hoạch: là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và khoảng không gian nhất định.
Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lí, khoa học và có
hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như là tư
liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ
tài nguyên và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất đai: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất
về mặt nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lí,
vừa mang tính pháp lệnh.
I.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng
đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, xét duyệt.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới.
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
5. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

7. Dân chủ và công khai.
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.

 

3


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

I.1.1.3. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất, gồm 7 căn cứ:
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
4. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
5. Định mức sử dụng đất;
6. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất gồm 5 căn cứ:
1. Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
xét duyệt;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;
3. Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
5. Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.

I.1.1.4. Lịch sử công tác quy hoạch sử dụng đất:
a. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới:
Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn
đối với tất cả các nước trên thế giới. Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ
rất sớm:
Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho
đến nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Úc,.... gần đây là các nước
Thái Lan, Malayxia, Philipin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điều tra, đánh
giá quy hoạch.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia...nhìn chung công tác
quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới
chỉ dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
b, Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam:
- Trước năm 1975:
Hai miền Nam Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ.
+ Miền Bắc: thành lập Bộ Nông Trường: quản lý nông trường quốc doanh ở
miền Bắc Việt Nam.Chỉ đạo cho các nông trường lập quy hoạch sản xuất.
 

4


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền


+ Miền Nam: sau ngày hòa bình thì thành lập dự án quy hoạch phát triển kinh tế
hậu chiến.
+ Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường và hợp tác xã nông nghiệp.
- Giai đoạn 1975- 1978:
Sau khi nước ta giải phóng hoàn toàn, chúng ta thành lập Ban chỉ đạo phân
vùng kinh tế Nông Lâm Trung Ương, Ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành.
Kết quả:
- Quy hoạch nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế
- Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW
- Nội dung QHSDĐ, phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo
Hạn chế:
+ Đối tượng đất đai chủ yếu là đất nông lâm.
+ “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chủ yếu phía trong thành, không xét với các
trung tâm phát triển lân cận( vùng ngoại lực).
+ Tình hình tài liệu điểu tra cơ bản thiếu và không đồng bộ
+ Kết quả quy hoạch 3 triệu ha không thực hiện được
+ Chưa lượng toán vốn đầu tư.
+ Nội hàm QHSSDĐ chưa được quan tâm.
- Giai đoạn 1981-1986:
Văn kiện Đại hội Đảng lần V nêu: xúc tiến công tác điều tra cơ bản, làm cơ sở
lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng phát triển toàn quốc( Quy hoạch cáp
quốc gia), sơ đồ phân bố và phát triển lực lượng sản xuất của các tỉnh thành TW và các
Bộ ngành TW( Quy hoạch cấp tỉnh).
Giai đoạn lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước.
Kết quả:
Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng( có thêm đất chuyên dùng, đất
khu công nghiệp, đất ở...)
Các chương trình điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ.

Có đánh giá nguồn lực( nội lực và ngoại lực: mối quan hệ vùng với trung tâm
phát triển) và xét trong mối quan hệ vùng.
Có lượng toán vốn đầu tư hiệu quả của quy hoạch.
Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy
hoạch.
Hạn chế: chưa có quy hoạch cấp xã, huyện.
Giai đoạn 1987-1993:
Luật đất đai đầu tiên ra đời (1987) ra đời.
Luật đã xác định nội dung: QHSDĐ là một nội dung trong quản lý Nhà nước về
đất đai.Đây chính là cơ sở pháp lý cho công tác lập QH,KHSDĐ.
Thực tiễn: Giai đoạn công tác lập quy hoạch im vắng.
 

5


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày
15/04/1991 về hướng dẫn Luật đất đai và QH,KHSDĐ cấp xã.Năm 1992 ban hành tài
liệu tập huấn và hướng dẫn lập QHSDĐ cấp xã (đã lập quy hoạch cho 300 xã/10.000
xã tập trung ở miền Bắc).
Hạn chế: công tác lập quy hoạch trầm lắng mặc dù có cơ sở pháp lý là do : chịu
ảnh hưởng các nước trong khối XHCN bị tan rã, có quan điểm kinh tế thị trường
không cần quy hoạch và do nó điều tiết.
Giai đoạn 1993- 2003:
Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ 34/CP xácđịnh
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Địa chính).

Cấp tỉnh thành lập Sở địa chính
Cấp Huyện thành lập Phòng địa chính
Cấp xã có địa chính cơ sở
NĐ 68/CP (ban hành 2001): NĐ đầu tiên của Việt Nam do CP ban hành: lập
QH, KHSDĐ các cấp.
Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998 của Tổng cục Địa chính về quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp
lập QHSDĐ các cấp, đã xúc tiến công tác lập quy họach rộng khắp.
Kết quả:
Cấp toàn quốc: lập KHSDĐ 5 năm của cả nước được Quốc Hội phê duyệt.
Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
Đất Quốc Phòng do Bộ Quốc Phòng lập QHSDĐ Quốc Phòng: đã lập 8 quân
khu.
Đất An Ninh do Bộ Công An lập QHSDĐ An Ninh.
Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61), huyện (369/633), xã (3597/11602).
Hạn chế:
Tổng cục địa chính ban hành quy trình, nội dung, phương pháp chưa phải là
một quá trình kinh tế chặt chẽ.
Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất trên toàn quốc phụ thuộc vào
chỉ tiêu của các Bộ ngành liên quan
Khu vực nông thôn QHSDĐ bao trùm
Khu vực đô thị có sự tranh chấp QHSDĐ và quy hoạch xây dựng.
Chất lượng quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch chưa cao vì thông qua quy
trình của Tổng cục về vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất do quy hoạch mang lại,
giải pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư trong quy trình đề cập một cách
chung chung.
Kinh phí lập quy hoạch: quy hoạch đất toàn quốc, TW, đất An Ninh: kinh phí
TW, còn quy hoạch 3 cấp còn lại là ngân sách của tỉnh.


 

6


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Giai đoạn 2004 - 2009:
- Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành 01/07/2004.
- Văn bản dưới luật:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ.
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình
lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMTngày 24/10/2005 về ban hành định mức kinh
tế kỹ thuật lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ.
Kết quả: việc lập QH, KHSDĐ đã dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ quan
trọng của công tác quản lý Nhà Nước về đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.Tuy nhiên việc
lập và xét duyệt QH, KHSDĐ các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm. Quy hoạch
các cấp cùng một quy trình, một nội dung. Công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất
lượng QHSDĐ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vì vập phải điều chỉnh
nhiều.Một số địa phương chưa bố trí thỏa đáng kinh phí, nguồn nhân lực để lập
QH,KHSDĐ.
Giai đoạn 2009 đến nay:
- Nghị định 69/2009 ngày 13/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT- BTNMT ngày 15/03/2010 cuả Bộ Tài nguyên và Môi
trường về định mức kinh tế- kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Hiện nay các tỉnh thành trên cả nước điều triển khai đồng loạt,chỉ tiêu các cấp
quy hoạch thể hiện khác nhau về quy trình và nội dung.cấp trên mang tích chất tổng
thể, cấp dưới mang tích chất chi tiết.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hõ trợ và tái định
cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
 

7


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

dụng đất.

- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
- Quy hoạch các ngành: Xây dựng, Công nghiệp, Du lịch, Giao thông-Vận tải,
Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Thương mại- Dịch vụ, Nông nghiệp, Môi
trường... đến năm 2020.
- Dữ liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 và thống kê đất đai các năm 2006,
2007 2008, 2009 huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Báo cáo chính trị ( Văn kiện đại hội Đảng) của Ban chấp hành Đảng bộ xã Phước
Minh khóa 2010 – 2015.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5
năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác
quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006-2010 nói chung và
đất trồng lúa nước nói riêng.
- Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số
giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015).
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, một số loại văn bản khác có ảnh hưởng đến QHSDĐ là:
Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010.
Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm, từ năm 2006 đến năm
2010 xã Phước Minh huyện Dương Minh Châu.

Nghị quyết phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2005 – 2010.
I.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
I.2.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Do đất đai có tính đa dạng: sản xuất, bảo tồn dự trữ, địa điểm phân bố điều tiết
… cho nên trong sử dụng luôn tồn tại mâu thuẩn giữa một bên là lợi ích kinh tế - xã
hội và một bên là môi trường và sử dụng bền vững. Ngay trong việc sử dụng đất đai vì
lợi ích kinh tế - xã hội cũng tồn tại: giữa mục đích sử dụng này với mục đích sử dụng
khác, giữa chủ đất với người làm thuê … QHSDĐ là công cụ quan trọng để điều hòa
các lợi ích và giải quyết các mâu thuẩn trong việc sử dung đất đai.
 

8


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Ngoài ra, điều 18 Hiến pháp 1992 đã ghi: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả”.
Việc quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu 2011-2015, nhằm chi tiết hóa các chỉ tiêu sử dụng đất của cấp trên, lồng
ghép quy hoạch chung vào quy hoạch sử dụng đất, đồng thời bố trí sử dụng đất hợp lý
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh sự
chồng chéo, lãng phí trong sử dụng đất, bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời đề xuất
các kế hoạch và các biện pháp khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả lâu dài; thực hiện
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định trong thời gian từ nay đến
năm 2020 là công tác hết sức quan trọng và cấp bách.
I.2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu

Theo hướng dẫn của FAO (1983): “ Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có
hệ thống về tiềm năng đất và nước và đưa ra các phương án sử dụng đất, các điều kiện
kinh tế - xã hội cần thiết nhằm chỉ ra phương án tốt nhất ”.
Ở nước ta có 2 quan điểm về QHSDĐ:
Quan điểm thứ nhất: QHSDĐ chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật mà thông qua
đó thực hiện các công tác sau: đo vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích, giao đất cho
các ngành, thiết kế xây dựng đồng ruộng.
Quan điểm thứ hai: QHSDĐ được xây dựng trên quy phạm phát luật của nhà
nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch.
Song, cả hai quan điểm nêu trên đều chưa thỏa mãn đúng và đầy đủ. Bởi lẻ bản
chất của QHSDĐ không chỉ đơn thuần là kỹ thuật đo vẽ hay hình thức pháp lí nằm bên
trong việc tổ chức sử dụng đất đai là một tư liệu sản xuất đặt biệt, coi đất đai như là
một đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong việc sản xuất. QHSDĐ là sự tổng hợp
các biện pháp: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.
Từ đó, người ta rút ra khái niệm như sau: “ QHSDĐ là hệ thống kinh tế, kỹ
thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả,
thong qua việc phân bổ quỹ đất đai, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện
bảo vệ đất và môi trường.
I.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Xã Phước Minh là một xã nông thôn vùng sâu nằm ở phía Đông Bắc huyện
Dương Minh Châu. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 5.601 ha chiếm tỷ lệ 12,36% diện
tích toàn huyện, trong đó đất nông nghiệp là 2825,21 ha chiếm 50,44 %, đất phi nông
nghiệp 2775,79 ha chiếm 49,56%.
Xã Phước Minh có vị trí địa lý từ 11015’- 11025’ vĩ độ Bắc đến 106050’- 106000’
kinh độ Đông, tiếp giáp với các đơn vị hành chính lân cận như sau:
+ Phía Bắc và phía Tây giáp xã Suối Đá;
+ Phía Nam giáp xã Lộc Ninh;
+ Phía Tây Nam giáp xã Cầu Khởi;
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương;
 


9


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

+ Phía Đông Nam giáp xã Bến Củi;
+ Phía Tây giáp xã Phước Ninh.
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng dần theo hướng Bắc – Đông
Bắc xuống Nam nên xã có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các công trình hạ tầng cơ
sở và công trình dân sinh, sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn.
Là xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều và nhiệt độ cao nên ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Với điều kiện tự nhiên, đất đai như
vậy phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông
nghiệp đa dạng theo hướng thâm canh, sinh thái và bền vững.
I.4. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
I.4.1. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã.
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch SDĐ đến kinh tế, xã hội.
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
7. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu.
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập hệ thống tài liệu, số liệu bản đồ
có liên quan, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp; điều tra khảo sát thực địa, hiện
trạng sử dụng đất...
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về tình hình cơ bản, thống kê đất đai
và xây dựng các biểu theo quy định.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích so
sánh các số liệu kinh tế xã hội và đất đai, phương pháp phân tích tổng thể từ trên
xuống và ngược lại về kinh tế - xã hội, sự phát triển của các ngành,… để bố trí sử dụng
đất đai phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo về dân số, tình hình phát triển kinh tế –
xã hội, tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của từng ngành.
- Phương pháp ứng dụng GIS: Chồng xếp các bản đồ đơn tính để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch.
- Phương pháp bản đồ: Được vận dụng để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng
đất chi tiết trên cơ sở các bản đồ có sẵn như: bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010.

 

10


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm phân tích tổng hợp các chuỗi số liệu
qua nhiều năm về dân số, đất đai, tăng trưởng kinh tế để thấy được sự biến động cũng
như quy luật của sự phát triển trong tương lai và còn được dùng làm các biểu thống kê.

- Phương pháp chuyên gia: Được dùng trong việc tham khảo ý kiến của Thầy,
Cô, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo nhằm nắm vững thông tin về tự nhiên kinh tế xã
hội, phương hướng phát triển và đường lối chính sách của Đảng, của nhà nước.
I.5. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất
Bước 1: Điều tra thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.
Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí
hậu; hiện trạng sư dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm
năng đất đai.
Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
I.6. Dự kiến kết quả đạt được
- Luận văn tốt nghiệp và báo cáo thuyết minh.
- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1 :10000.
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1 :10000.
- Hệ thống bảng biểu theo thông tư 19/2009 TT-BTNMT

 

11


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phước Minh là một xã nông thôn vùng sâu nằm ở phía Đông Bắc huyện
Dương Minh Châu. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 5.601,00 ha chiếm tỷ lệ 12,36%
diện tích toàn huyện, trong đó đất nông nghiệp là 2.825,21 ha chiếm 50,44 %, đất phi
nông nghiệp 2.775,79 ha chiếm 49,56%.
Xã Phước Minh có vị trí địa lý từ 11015’- 11025’ vĩ độ Bắc đến 106050’- 106000’
kinh độ Đông, tiếp giáp với các đơn vị hành chính lân cận ( hình 1) như sau:
+ Phía Bắc và phía Tây giáp xã Suối Đá;
+ Phía Nam giáp xã Lộc Ninh;
+ Phía Tây Nam giáp xã Cầu Khởi;
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương;
+ Phía Đông Nam giáp xã Bến Củi;
+ Phía Tây giáp xã Phước Ninh.
Xã Phước Minh nằm cuối trên đường trục lộ 781 nối sang tỉnh Bình Dương.
Nhìn chung vị trí của xã có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
II.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng dần theo hướng Bắc-Đông
Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 6m đến 8m với 2 dạng
địa hình chính:
Dạng địa hình vàn trung bình có diện tích khoảng 2.159 ha, đất đai thích hợp
phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm khác như mía, mì,
thuốc lá.
Dạng địa hình thấp ngập nước theo mùa có khoảng 870 ha, chủ yếu là trồng lúa.
Ngoài ra xã còn có 2.300 ha đất mặt nước của hồ Dầu Tiếng.
Với địa hình như vậy, nhìn chung xã có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các
công trình hạ tầng cơ sở và công trình dân sinh khác, sản xuất nông nghiệp tập trung
quy mô lớn.
II.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ nên xã Phước Minh có khí hậu nhiệt đới

gió mùa, với thời tiết mang tính chất chung là nóng ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ cao.
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nhưng phân bố không đều theo mùa: mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng

 

12


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

mưa trung bình 1.990mm/năm và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa chiếm đến 80-90% lượng mưa trong năm.
Độ ẩm của không khí trung bình trong năm 79,0%, xuống thấp nhất vào mùa
khô (khoảng 42%) và đạt cao nhất vào mùa mưa (khoảng 87,7%).
Hướng gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình 1,6m/s và cao nhất 28m/s,
mùa mưa thường có gió lốc.

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Minh trong huyện Dương Minh Châu

 

13


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền


II.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thủy văn của xã Phước Minh khá phong phú nhờ nằm ngay sát hồ Dầu
Tiếng, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và cho nước
sinh hoạt trong địa bàn toàn xã.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm hiện tại đủ đảm bảo về số lượng cũng như chất
lượng vệ sinh để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân. Một số khu
vực người dân dùng giếng khoan bơm nước phục vụ tưới cho cây trồng nông nghiệp
vào mùa khô.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có 2 nhóm đất chính: nhóm đất xám và nhóm đất phù sa .
Bảng 1: Phân loại đất xã Phước Minh

Diện Tích
Tỷ lệ
Tên đất
STT
hiệu
(ha)
(%)
I Nhóm đất phù sa

P

50

1,65


1 Đất phù sa gley

Pg

50

1,65

2.979

98,35

II Nhóm đất xám
2 Đất xám gley

Xg

820

27,08

3 Đất xám trên phù xa cổ

X

2.159

71,27

3.029


100

Tổng

(Nguồn: UBND xã Phước Minh)

a. Nhóm đất xám gồm có:
Đất xám Gley trên phù sa cổ:
Đất xám Gley trên phù sa cổ ở địa bàn xã Phước Minh có diện tích khoảng 820
ha. Đất xám Gley hình thành trên phù sa cổ, nơi có địa hình thấp, đặc biệt là vùng hiện
nay đang được tưới bởi hệ thống kênh hồ Dầu Tiếng. Do quá trình ngập nước nhiều
tháng trong năm nên đã hình thành tầng yếm khí gley. Trong tầng đất đồng thời có cả
hai quá trình, quá trình yếm khí tạo gley và quá trình tích lũy chất hữu cơ.
Đất xám gley thích hợp cho việc trồng lúa nước trong mùa mưa và trồng cây
công nghiệp ngắn ngày (đậu phộng).
Đất xám điển hình trên phù sa cổ:
Đất xám điển hình trên phù sa cổ ở địa bàn xã Phước Minh có diện tích khoảng
2159 ha. Đất xám trên phù sa cổ phân bố trên dạng địa hình đồi bằng và sườn đồi cao
với cao trình 20-55m.Cột đất cho tới độ sâu trên 100cm có màu xám đồng nhất.
Đất xám điển hình trên phù sa cổ thích hợp cho việc xây dựng các công trình,
trong nông nghiệp thích hợp cho việc trồng các cây dài ngày như cao su và các loại
cây ngắn ngày như mía, khoai mỳ, đậu phụng.
b. Nhóm đất phù sa:
 

14


Ngành Quản Lý Ðất Ðai


SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Nhóm đất phù sa chỉ có 01 đơn vị đất là đất phù sa gley, phân bố ở ven sông Sài
Gòn với diện tích trên địa bàn xã khoảng 50 ha.
Đất phù sa hình thành trên trầm tích non trẻ Holocene của sông Sài Gòn .Nơi
đây có địa hình thấp, có quá trình ngập nước nhiều tháng trong năm nên đã hình thành
tầng gley mạnh ngay trên tầng đất mặt.
Đất phù sa gley thích hợp chủ yếu cho việc trồng lúa 2-3 vụ.Trong tương lai
nên giải quyết nước tưới và khai thác triệt để đất này cho việc thâm canh cây lúa.
II.1.2.2. Tài nguyên nước
Được lấy từ 2 chính là nguồn nước mặt ( lượng mưa, sông rạch, kênh mương
dẫn từ hồ Dầu Tiếng) và nguồn nước ngầm từ giếng khoan, giếng đào.
II.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Xã không có khoáng sản kim loại nhưng có đất nguyên vật liệu xây dựng là đất
phún làm nền cho các công trình dân sinh và cát trên sông Sài Gòn.
II.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, với bản chất là con người Việt
Nam cần cù lao động, có tinh thần cách mạng là một đặc điểm nhân văn quan trọng
đối với sự phát triển của xã trong giai đoạn tới.
II.1.3. Thực trạng môi trường
Những năm trước đây, nhìn chung môi trường sinh thái trong xã khá tốt, ít bị ô
nhiễm. Những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế, có một số cơ sở sản xuất
tư nhân và các khu dân cư phát triển nhanh cặp theo các trục lộ nhưng ý thức bảo vệ
môi trường của người dân còn kém đồng thời với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong ngành nông nghiệp đã ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái tự
nhiên của xã.
+ Phần lớn các hộ gia đình đã ý thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, tại
mỗi gia đình có xây hầm tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt. Các hộ gia đình có chăn
nuôi heo đã áp dụng mô hình biogas, sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải,

góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường khu dân cư.
+ Đối với chất thải rắn (rác thải), phương pháp chủ yếu của người dân là thu
gom lại và đốt, một số hộ đào hố chôn lấp rác.
* Nhận xét chung:
Những thuận lợi, lợi thế:
Xã được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện
nên có nhiều cơ hội để đón nhận sự đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Xã có vị trí nằm trên trục giao thông chính là đường liên tỉnh 781 nối Tây Ninh
với Bình Dương nên có nhiều thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế- văn hóa- xã
hội với các vùng xung quanh.

 

15


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

Điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát
triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng theo hướng thâm canh, sinh thái và bền
vững.
Những khó khăn, hạn chế:
Khí hậu phân hóa theo mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của
nhân dân.
Nguồn tài nguyên hạn chế đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai
khoáng; nền kinh tế còn nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng

cuộc sống và sức khỏe của người dân.
II.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
II.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế xã các năm qua tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, đời sống
của nhân dân được cải thiện đáng kể, có tích lũy và tái sản xuất mở rộng, cơ cấu kinh
tế chuyển đổi cây trồng đúng hướng, tạo động lực bước đầu trong khai thác thế mạnh
và tiềm năng của xã.
Tốc độ phát triển bình quân hàng năm khoảng 6,7% cơ cấu các nhóm cây trồng,
vật nuôi, định hình được vùng chuyên canh, chuyển đổi đúng hướng hợp lý, thích ứng
với nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường.
Trong đó thu ngân sách Nhà nước 5.010 triệu đồng đạt 106% chỉ tiêu, tăng
5,6%, bình quân thu ngân sách hàng năm được 1.003 triệu đồng.
Tổng thu ngân sách xã 9.166,9 triệu đồng tăng 9,7%.
Tổng chi ngân sách xã 9.166,9 triệu đồng tăng 12,6 %.
Ngoài ra các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có tích lũy, mở rộng
ngành, nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ. Kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng,
cơ cấu ngành nghề, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Công tác
thu ngân sách Nhà nước hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, có kết dư
ngân sách để tăng chi mua sắm và cải cách tiền lương. Tuy nhiên do tình hình kinh tế
thế giới và trong nước biến động, giá trị thị trường không ổn định, đã làm ảnh hưởng
đến tiến độ phát triển kinh tế của xã trong những năm qua.
II.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã đã có những bước phát triển
đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi áp dụng các biện pháp khoa
học kĩ thuật vào sản xuất.
Chuyển đổi cây trồng vật, nuôi phải gắn liền quy hoạch, phù hợp điều kiện đất
đai từng vùng và phải được ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, triển khai thực hiện
các bước theo trình tự, vai trò Nhà nước hỗ trợ có ý nghĩa quyết định. Cần tập trung
phát triển qui mô vùng nguyên liệu mía, mì theo quy hoạch mà nhiệm vụ trọng tâm là

đưa cây mía xuống vùng thấp tăng nhanh năng suất, trước mắt triển khai tập trung các
 

16


Ngành Quản Lý Ðất Ðai

SVTH: Vũ Thị Thu Hiền

nơi có lợi thế tưới tiêu và giao thông thuận lợi, không đưa đại trà trồng mới những
vùng chưa được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng.
* Về trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây giảm từ 2659,15 ha năm 2005 đến năm
2010 là 2560,7 ha. Trong đó:
- Diện tích cây mì trong 5 năm qua giảm từ 590 ha năm 2005 xuống còn 300 ha
năm 2010, chủ yếu là cây mì (sắn) công nghiệp. Do giảm diện tích nên sản lượng cây
mì giảm từ 15.635 tấn năm 2005 xuống 8.400 tấn năm 2010.
- Cây thực phẩm chủ yếu là rau, đậu các loại. Đến năm 2010 diện tích rau các
loại là 115 ha. Trong đó rau các loại diện tích 50 ha, năng suất 75 tạ/ha sản lượng đạt
375 tấn. Diện tích cây đậu 65 ha, sản lượng 650 tấn, năng suất 10 tạ/ha.
- Cây công nghiệp ngắn ngày tập trung chủ yếu vào cây mía và cây đậu phộng,
thuốc lá và mè với diện tích 1.075 ha.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm trong 5 năm qua liên tục tăng từ 236 ha năm
2005 lên 755 ha năm 2010 chủ yếu là cây cao su, sản lượng đạt 326 tấn năm 2005 tăng
510 tấn năm 2010.
* Về chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi được phát triển chủ yếu trong các hộ gia đình. Những năm
qua, phong trào nuôi bò sữa của nông dân nổi lên khá mạnh tạo điều kiện cho nhiều hộ
tăng thu nhập từ chăn nuôi. Nhưng hiện nay hiệu quả chăn nuôi bò sữa không cao nên

người dân có xu hướng chuyển sang chăn nuôi bò sinh sản.
Tổng đàn gia súc là 1.350 con bò, 650 con trâu, 2600 con heo.
Tổng đàn gia cầm 30.000 con chủ yếu là nuôi gà.
Chăn nuôi và trồng trọt tập trung phát triển mô hình trang trại, nuôi trồng thủy
sản ngoài hồ nước Dầu Tiếng kết hợp du lịch sinh thái. Phục hồi và phát triển nhanh
đàn gia cầm.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Nói chung trên địa bàn xã còn phát triển manh mún, chủ yếu là nghề mộc, hàn
điện, lò rèn, xay xát chế biến gạo, đậu, tẻ bắp, làm bánh tráng. Trong đó cửa hàng xăng
dầu trên địa bàn xã có 2 trạm, nhà máy chế biến củ mì có 1 nhà máy, có 5 cửa hàng vật
tư phân bón thuốc trừ sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân.
Ngoài ra xã còn có cơ sở làm nước đá, làm cửa sắt, làm ống cống, bàn ghế đá
và các bộ phận tách vỏ, lụa hạt điều, tổ may gia công bao tay, đã góp phần tạo công
ăn việc làm cho nhân dân.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương đầu tư phát
triển đa dạng hóa từ dịch vụ sản xuất tiêu dùng tại chổ hướng sang dịch vụ các đại lý
đầu mối mở rộng qui mô phát triển thị trường tiêu bao và cung ứng hàng hóa nông sản
phẩm cho vùng khác.
Toàn xã có 158 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ( năm 2005: 114 cơ sở), đã
đóng góp cho ngân sách nhà nước 5 năm 9.166,9 triệu đồng.
 

17


×