Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN kinh nghiệm xây dựng tủ sách kim đồng ở liên đội trường tiểu học phước hội, xã suối đá, huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 45 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng tủ sách Kim Đồng ở Liên đội trường
Tiểu học Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Họ và tên nhóm thực hiện: Lê Hùng Dũng
Nguyễn Hồng Cúc
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
1. Lý do chọn đề tài:
Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động tủ sách Kim Đồng, thu hút được nhiều
học sinh đến với Thư viện nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học và
hoạt động Đội của Liên đội trường Tiểu học Phước Hội.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng và tổ chức tủ sách Kim Đồng hoạt
động có hiệu quả ở Liên đội trường Tiểu học Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học
Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp đọc tài liệu;
4.2. Thực hành điều tra quan sát;
4.3. Phương pháp thống kê đối chiếu;
4.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Đề tài đưa ra giải pháp mới:

1


Một số giải pháp xây dựng nguồn tài liệu cho tủ sách Kim Đồng ngày càng
phong phú. Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức các phong trào để thu hút học sinh
tích cực đến với Thư viện nhà trường tìm đọc các loại sách báo…


6. Hiệu quả áp dụng:
Vì điều kiện và thời gian có hạn nên chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi tổ
chức các phong trào vận động sách cho Thư viện, tổ chức các phong trào, hội thi
nhằm thu hút học sinh trường Tiểu học Phước Hội thích vào Thư viện để đọc sách.
7. Phạm vi áp dụng:
Liên đội trường Tiểu học Phước Hội và các Liên đội khác có điều kiện tương
tự trong cụm, trong huyện, trong tỉnh tham khảo.
Dương Minh Châu, ngày 16 tháng 3 năm 2015
Nhóm thực hiện:
Lê Hùng Dũng
Nguyễn Hồng Cúc
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay với việc thực hiện đổi mới chương trình dạy học ở các cấp học nói
chung và việc đổi mới chương trình dạy học ở bậc học Tiểu học nói riêng, ngoài
việc giảng dạy cho học sinh những kiến thức trong giờ học chính khóa thì việc tổ
chức cho các em tham gia các giờ học ngoại khóa cũng góp phần vô cùng quan
trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Đây là hoạt động không gò bó, giúp
các em thỏa mãn được nhu cầu vui chơi giải trí mang lại hiệu quả cao trong việc
phát triển trí tuệ và nhân cách cho các em. Trong các giờ hoạt động ngoại khóa thì
việc xây dựng tủ sách Kim Đồng và tổ chức cho các em đọc sách là hoạt động rất
quan trọng và bổ ích. Thông qua hoạt động này nhằm rèn luyện tính cách, nhân
phẩm, tình cảm, kỹ năng giao tiếp, phương pháp học tập, hiểu biết về lịch sử dân
2


tộc, tiếp thu lĩnh hội các kiến thức khoa học, tự nhiên - xã hội và kỹ năng sống.
Ngoài ra, việc đọc sách thường xuyên còn rèn cho các em các kỹ năng đọc,… Tuy
nhiên, để thực hiện tốt việc xây dựng tủ sách Kim Đồng, tổ chức các hoạt động để
thu hút các em đến với Thư viện nhà trường ngày càng đông thì đòi hỏi phải có sự

chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, kết hợp giữa Tổng phụ trách đội với cán bộ
Thư viện, giáo viên và các em học sinh. Nhưng trong thời gian qua việc xây dựng
và tổ chức các hoạt động của tủ sách Kim Đồng trường Tiểu học Phước Hội còn
nhiều bất cập: Nguồn tài liệu còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt động thu
hút học sinh đến với Thư viện; chưa đầu tư vào việc tổ chức ngày hội đọc sách.
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là games, chat...,
với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào
tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, đọc báo của các em ngày càng
hạn chế. Do đó phong trào đọc sách trong nhà trường có chiều hướng đi xuống, số
lượng học sinh đến Thư viện đọc sách, báo rất ít, chủ yếu chỉ là số ít học sinh đến
với Thư viện là những học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách và một số ít các em
đến đọc các loại truyện mang tính giải trí nhưng đa số các em chưa có phương pháp
đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng quyển sách đối với việc
học tập của mình.
Trước tình hình trên về nhu cầu đổi mới giáo dục đồng thời thực hiện tốt
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Ban hoạt động
ngoài giờ lên lớp phải luôn suy nghĩ để có những biện pháp tổ chức nhiều hoạt
động để xây dựng nguồn tài liệu phong phú trong tủ sách Kim Đồng thu hút các em
đến với Thư viện nhà trường tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi để giúp các em
có một sân chơi bổ ích, lí thú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao
hiệu quả hoạt động công tác Đội trong nhà trường. Vì thế chúng tôi chọn đề tài
“Kinh nghiệm xây dựng tủ sách Kim Đồng ở Liên đội trường Tiểu học Phước
Hội” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2014-2015.
2. Mục đích nghiên cứu:

3


Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra cơ sở lý luận, định hướng để đưa ra
những giải pháp nhằm xây dựng và tổ chức hoạt động tủ sách Kim Đồng có hiệu

quả, thu hút được nhiều học sinh đến với Thư viện nhà trường góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và hoạt động Đội của Liên đội trường Tiểu học Phước Hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng và tổ chức tủ sách Kim Đồng hoạt
động có hiệu quả ở Liên đội trường Tiểu học Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học
Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
5.1. Phương pháp đọc tài liệu:
Qua phương pháp này giúp chúng tôi tìm được cơ sở lí luận có liên quan đến
đề tài qua các tài liệu như: Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ
thông - Vũ Bá Hòa (chủ biên)...
5.2. Phương pháp thực hành điều tra quan sát:
Quan sát việc tham gia đọc sách của học sinh ngoài giờ lên lớp để xem số
lượng học sinh đến với Thư viện đọc sách, các em có tìm đọc sách không, đọc
những loại sách gì hay các em chỉ đến Thư viện chơi. Tìm hiểu các em đọc truyện
ở nhà là các em mua hay thuê…
5.3. Phương pháp thống kê đối chiếu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi dùng phương pháp thống kê để
so sánh kết quả trước và sau khi nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả khi áp
dụng đề tài một cách khách quan.

4



5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Phương pháp này giúp chúng tôi tổng kết được một số kinh nghiệm qua các
giải pháp đã áp dụng để thực hiện tốt hơn việc chỉ đạo, tư vấn, phối hợp trong việc
tổ chức các phong trào.
6. Giả thiết khoa học:
Nếu Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tìm ra được một số giải pháp phù hợp để
tổ chức và vận động giúp học sinh hứng thú say mê trong việc đọc sách thì việc xây
dựng tủ sách Kim Đồng của Liên đội trường Tiểu học Phước Hội đạt hiệu quả.

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Xây dựng tủ sách Kim Đồng nhằm xây dựng nguồn tài liệu dành cho lứa tuổi
Thiếu niên nhi đồng. Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như cán bộ Thư viện
nhà trường thường xuyên có nhiều hình thức, phong trào tích cực để thu hút các em
đến Thư viện tìm đọc các loại sách báo như: Sách nghiệp vụ Đoàn, Đội, tài liệu
phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục của Đội, sách về học tập, báo, truyện, sách
tham khảo… phù hợp với lứa tuổi học sinh thông qua các giờ ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường
gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp
phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.
Nhành Giáo dục đã có các văn bản chỉ đạo:

5


Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Thực hiện bảng điểm thi đua Liên đội mạnh cấp tỉnh ngày 10 tháng 9 năm
2014 của Hội đồng Đội tỉnh Tây Ninh, năm học 2014 - 2015, Mục 3.6 - Duy trì và

phát huy tủ sách Kim Đồng (tên tủ sách, cập nhật thường xuyên; thu hút đội viên,
nhi đồng đọc và tìm hiểu).
Thực hiện kế hoạch số 55–KHHĐĐ của Hội Đồng Đội tỉnh Tây Ninh ngày
19 tháng 9 năm 2014 về việc triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ năm học 20142015. Trong đó có nội dung xây dựng “Tủ sách học đường”. Mỗi huyện, thành phố
sẽ tiến hành xây dựng thí điểm 01 Tủ sách học đường điểm tại đơn vị mình. (Tủ sách
này có thể xây dựng trên cơ sở mở rộng, trang bị thêm đầu sách cho Tủ sách Kim
Đồng). Tủ sách học đường bao gồm các loại sách như sau: Sách nghiệp vụ Đoàn,
Đội, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục của Đội, sách về học tập, trong
đó có ít nhất 200 đầu sách, và tối thiểu 20% sách Đoàn, Đội.
Thực hiện kế hoạch phối hợp số 09/KHHĐ-PGD của huyện Đoàn và Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu ngày 04 tháng 10 năm 2014 về việc
thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ năm học 2014 – 2015. Trong đó có chương trình
xây dựng “Tủ sách học đường”.
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm
học 2014 – 2015 giữa Ban Thường vụ huyện Đoàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Dương Minh Châu. Trong đó có nội dung: Tổ chức “Ngày hội Đọc”, diễn
đàn thiếu nhi theo chủ đề học tập, Thư viện lưu động…Quan tâm tổ chức các hoạt
động khơi dậy tinh thần ham đọc sách, phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”
trong đội viên, nhi đồng.
Thực hiện kế hoạch số 760/PGD&ĐT-NGLL ngày 29 tháng 10 năm 2014
của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dương Minh Châu về việc triển khai phong

6


trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
học năm học 2014-2015.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình:
a. Thuận lợi:

Trường Tiểu học Phước Hội nằm ngay trung tâm xã Suối Đá, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, năm học 2014-2015 trường có 15 lớp với 434 học sinh
và 30 cán bộ giáo viên.
- Liên đội luôn được sự quan tâm sâu sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh,
Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô và các em học sinh tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho Liên đội hoạt động tốt trong các phong trào.
- Trường học có một điểm trường nên thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt
động, các phong trào.
b. Khó khăn:
- Phần lớn học sinh là con em nông dân nên thời gian quan tâm đến việc học
tập và sinh hoạt của các em còn hạn chế.
- Tổng phụ trách đội chưa được tập huấn trong việc tổ chức các hoạt động
đọc sách cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Những mặt làm được:
- Xây dựng được một số tài liệu trong tủ sách Kim Đồng;
- Các em học sinh có tham gia đóng góp sách cho Thư viện;
- Thu hút được một số học sinh giỏi đến với Thư viện nhà trường, ham mê
đọc sách;
- Đổi mới các hoạt động thu hút học sinh đến với Thư viện để đọc sách;
- Xây dựng được phòng đọc và Thư viện lưu động cho các em đọc sách.
2.2.2. Những mặt hạn chế:

7


Trong những năm học qua bên cạnh những mặt đã làm được còn có những
mặt chưa làm được như:
- Nguồn tài liệu trong góc Thư viện còn hạn chế, chưa phong phú về nội
dung;

- Chưa đầu tư vào việc tổ chức các hoạt động thu hút học sinh đến đọc sách;
- Chưa có sự kết hợp giữa Ban hoạt động ngoài giờ với cán bộ Thư viện và
giáo viên trong việc tổ chức tủ sách Kim Đồng;
- Phòng đọc còn chật hẹp;
- Bàn đọc còn ít chưa đủ cho các em ngồi đọc.
2.3. Sự cần thiết của đề tài:
Để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn, xây dựng tủ sách có nhiều loại
sách phù hợp với lứa tuổi học sinh, tổ chức nhiều hoạt động thông qua việc đọc
sách để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức cho các em đồng thời thu
hút các em đến với Thư viện nhà trường ngày càng đông góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường thì “Kinh nghiệm xây dựng tủ sách Kim Đồng ở
Liên đội trường Tiểu học Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh
Tây Ninh là rất cần thiết.
3. Nội dung vấn đề:
3. 1. Vấn đề đặt ra:
Việc tổ chức vận động xây dựng tủ sách Kim Đồng trong những năm qua
của Liên đội trường Tiểu học Phước Hội có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật sự quan tâm đầu tư vào ngày hội đọc
sách, chưa phối hợp tổ chức được nhiều hoạt động, phong trào để xây dựng nguồn
tài liệu cho tủ sách Kim Đồng ngày càng phong phú và thu hút học sinh đến với
Thư viện nhà trường tìm đọc các loại sách, báo, phòng đọc còn chật hẹp, bàn ghế
cho học sinh ngồi đọc còn hạn chế… Từ những hạn chế thực tế của tủ sách Kim
Đồng, chúng tôi đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như sau:

8


- Phát động phong trào: “Góp một cuốn sách cũ để được đọc nhiều cuốn sách
hay”;
- Tổ chức ngày hội đọc sách;

- Phát động phong trào kế hoạch nhỏ;
- Xã hội hóa công tác Thư viện - vận động các mạnh thường quân đóng góp;
- Phân loại sách theo mã màu;
- Tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh đến với Thư viện.
3.2. Giải quyết vấn đề:
3.2.1. Phát động phong trào: "Góp một cuốn sách cũ để được đọc nhiều
cuốn sách hay"
Chúng tôi phát động phong trào này nhằm vận động giáo viên và học sinh
quyên góp sách cho Thư viện. Đây là một trong những nguồn vận động sách, báo,
tài liệu lớn và rất quan trọng giúp cho việc xây dựng tủ sách Kim Đồng ngày càng
phong phú hơn.
Qua thực tế chúng tôi đã điều tra, tìm hiểu việc các em học sinh trong trường
đến Thư viện đọc sách báo rất ít, đa số các em thường mang truyện mua ở nhà theo
đọc với nhiều loại truyện có nội dung khác nhau. Những quyển truyện như vậy các
em chỉ đọc được một lần rồi bỏ rất lãng phí. Bên cạnh đó, đã có nhiều bạn không
có truyện để đọc hoặc phải đi thuê. Từ thực tế như vậy, Ban hoạt động ngoài giờ
lên lớp chúng tôi bàn bạc phải tổ chức thật nhiều hoạt động để vận động các em
đóng góp vào tủ sách Kim Đồng tránh sự lãng phí cho các em, qua đó giúp các em
có tinh thần tương thân, tương ái, giao lưu trong học tập và vui chơi nên chúng tôi
phát động phong trào "Góp một cuốn sách cũ để được đọc nhiều cuốn sách hay”
vào đầu năm học. Để thực hiện đạt hiệu quả chúng tôi đã thực hiện phong trào với
hình thức như sau:
Vận động các em góp truyện tranh, truyện thiếu nhi, sách tham khảo và các
loại sách có nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi và bậc học của các em. Cụ
thể: Em nào góp từ 5 cuốn trở lên sẽ được tuyên dương trước cờ vào sáng thứ hai

9


hàng tuần. Riêng đối với học sinh khối 5 sắp ra trường, cán bộ Thư viện, giáo viên

vận động các em trước khi ra trường góp lại những cuốn sách đã học mà các em
không cần thiết sử dụng nữa đóng góp vào cho Thư viện nhà trường. Những học
sinh tích cực trong phong trào quyên góp sách cho Thư viện sẽ được tuyên dương
và ghi tên trong sổ truyền thống của nhà trường.
Hiệu trưởng vận động cán bộ, giáo viên trong trường đóng góp, chỉ đạo cho
giáo viên chủ nhiệm vận động học sinh trong các buổi sinh hoạt lớp, cùng với học
sinh quản lí và sử dụng số sách của học sinh đóng góp thành lập một tủ sách riêng
của lớp mình và tổ chức cho các em trao đổi, giao lưu đọc sách trong các giờ ngoại
khóa. Thường xuyên theo dõi báo cáo số học sinh tặng nhiều sách cho cán bộ Thư
viện hoặc Tổng phụ trách đội để được tuyên dương khen thưởng kịp thời.
Tổng phụ trách đội tuyên truyền, triển khai, vận động các em học sinh tích
cực tham gia phong trào trong giờ sinh hoạt đầu tuần đồng thời chỉ đạo, phân công
cho Ban chỉ huy Liên đội tuyên truyền và vận động các bạn tham gia.
Từ phong trào này đa số các em rất tích cực đóng góp sách giúp cho tủ sách
nhà trường nhiều về số lượng sách và đa dạng về nội dung. Qua phong trào này
chúng tôi vận động được 279 quyển sách/15 lớp.
3.2.2. Tổ chức “Ngày hội đọc sách”:
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học,
mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách đồng thời tổ chức hoạt động nhằm giúp
các em “Chơi mà học - Học mà chơi”. Tổ chức “Ngày hội đọc sách” lồng ghép với
việc vận động học sinh tham gia tặng sách cũ cho Thư viện, giáo dục cho các em
biết chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thu hút được sự tham gia đông đảo
của học sinh, phụ huynh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo cho Liên đội phối hợp với cán bộ
Thư viện xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào để vận động học sinh tham gia
đóng góp sách cho Thư viện, tổ chức ngày hội đọc sách thật tốt để thu hút học sinh
đến với Thư viện ngày càng đông và có chất lượng.

10



Tổng phụ trách đội phối hợp với cán bộ Thư viện xây dựng kế hoạch, tham
mưu với Ban giám hiệu thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo, kinh phí tổ chức và
khen thưởng, phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn và quản lí học sinh trong
ngày hội.
Hình thức tổ chức: Từ phong trào "Góp một cuốn sách cũ để được đọc nhiều
cuốn sách hay" mỗi lớp sẽ triển lãm một gian hàng sách (chúng tôi chỉ thực hiện ở
các lớp 3,4,5; lớp 1,2 chỉ vận động các em đóng góp sách cho Thư viện). Ban giám
khảo sẽ chấm điểm thi đua xem lớp nào vận động được nhiều sách, có hình thức
trưng bày đẹp, thuyết trình hay. Sau ngày hội đọc sách Ban tổ chức sẽ nhận xét và
nêu tên các tập thể, cá nhân được khen thưởng. Số sách của các gian hàng sẽ được
nộp vào Thư viện nhà trường.
Chương trình tổ chức “Ngày hội đọc sách”, chúng tôi thực hiện như sau:
Phần 1: Thi cá nhân:
Thi viết về cuốn sách em yêu thích (Thuyết trình trên sân khấu)
- Mỗi lớp chọn 1 cuốn sách (sách tham khảo, tác phẩm văn học, sách khoa
học kĩ thuật, nhân vật lịch sử, tài liệu tra cứu, truyện tranh…..) viết bài cảm nhận về
cái hay, cái đẹp, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của cuốn sách…(Bài
thuyết trình ngắn gọn, súc tích, thời gian thuyết trình từ 3 - 5 phút).
Sau phần thi cá nhân Ban tổ chức chuẩn bị mười câu đố vui cho các em học
sinh (khán giả), ví dụ:
Câu 1: Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông xếp lại mùa hè nở ra. Là cái gì? (quạt giấy)
Câu 2: Hạt gieo tới tấp
Rải đều khắp ruộng đồng
Nhưng hạt gieo chẳng nảy mầm
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh. Là gì? (hạt mưa)
Câu 3: Để nguyên tên một loài chim
Bỏ sắc thường thấy ban đêm trên trời. Là từ gì? (sao)


11


Câu 4: Sinh ra đã biết bay rồi
Bỏ đầu thì trọc, bỏ đuôi thì nghèo. Là từ gì? (khói)
Câu 5: Ngày nào ghi nhớ bao người
Hi sinh vì nước bao đời vẻ vang. Là ngày nào? (27/7)
Câu 6: Con gì nuôi ở ao hồ
Thêm o vào cuối biết vồ chuột ngay. Là cá gì? (cá mè)
Câu 7: Cá gì đầu bẹp có râu
Cả đời ẩn dưới bùn sâu kiếm mồi. Là cá gì? (Cá trê)
Câu 8: Con gì tuy bé mà biết lo xa
Tha thức ăn về nhà phòng khi trời mưa bão? Là con gì? (con kiến)
Câu 9: Con gì vốn rất nghèo nàn
Xưa được cô Tấm dỗ dành nuôi cơm. Là con gì? (cá bống)
Câu 10: Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò? Là con gì? (con khỉ)
Kết thúc phần đố vui là phần giải lao 30 phút, trong thời gian 30 phút giải lao
các lớp chuẩn bị trưng bày gian hàng sách của lớp mình.
Phần 2: Trưng bày và thuyết trình gian hàng sách:
- Thi trưng bày, sắp xếp sách nghệ thuật: Các đội hoàn thành trong khoảng
thời gian 30 phút.
- Mỗi lớp cử ra 01 bạn thi thuyết trình, tuyên truyền giới thiệu tài liệu gian
hàng sách của lớp mình.
Để đảm bảo cho ngày hội đọc sách đạt hiệu quả cao, Tổng phụ trách đội phối
hợp với cán bộ Thư viện soạn một số sách, báo có sẵn cho các chi đội, lớp mượn để
trưng bày thêm gian hàng sách và phục vụ các em học sinh đọc trong ngày hội (với
số lượng sách cho mượn như nhau).
Phần 3: Tổ chức cho học sinh đọc sách:
Các gian hàng sách của các chi đội, lớp, phân công người quản lý gian hàng

để cho đọc giả mượn và trả sách. Sau buổi tổng kết ngày hội đọc sách, số sách, báo

12


của các Chi đội, lớp sẽ được nộp về Thư viện nhà trường. Tổng phụ trách đội và
cán bộ Thư viện sẽ phân loại từng loại sách, cập nhật vào sổ danh mục.
Kết quả: Tổng số sách vận động được qua ngày hội đọc sách là 243 quyển
sách các loại từ 9 gian hàng sách/9 Chi đội, lớp.
3.2.3. Xã hội hóa công tác Thư viện - vận động các mạnh thường quân
đóng góp:
a. Phát động phong trào kế hoạch nhỏ gây quỹ mua thêm sách mới:
Qua điều tra tìm hiểu từ thực tế chúng tôi thấy rằng đa số các em học sinh
đều tiết kiệm tiền ăn sáng để dành mua sách hoặc thuê sách. Giá tiền thuê 1.000
đồng/quyển, giá mua sách (truyện) mới từ 8.000 đồng/quyển trở lên, như vậy sẽ
gây tốn kém, lãng phí cho các em và phụ huynh. Hơn nữa việc các em đi thuê, đi
mua sách như vậy lưu thông trên đường rất nguy hiểm về an toàn giao thông cho
các em.
Để giảm bớt áp lực cho phụ huynh và nhà trường, tăng cường công tác giáo
dục học sinh đem lại lợi ích cho bản thân các em, chúng tôi trao đổi bàn bạc tìm
biện pháp tăng nguồn tài liệu sách cho tủ sách Kim Đồng với hình thức phát động
phong trào kế hoạch nhỏ sau tết, mỗi em sẽ thu gom phế liệu như giấy vụn, chai
mủ, vỏ lon bia, vỏ nước ngọt, dĩa CD cũ… số lượng trị giá 2.000 đồng/em/năm để
lấy tiền mua sách bổ sung vào tủ sách Kim Đồng. Thực hiện phong trào này vừa
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường vừa giáo dục ý thức lao động, ý thức
tiết kiệm và biết quý trọng thành quả lao động của mình, các em được đọc nhiều
loại sách mới.
Để tránh sự bỡ ngỡ cho phụ huynh, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi với Ban
đại diện cha mẹ học sinh để được sự ủng hộ từ phía phụ huynh. Sau khi được sự
thống nhất của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo Tổng

phụ trách đội xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm triển
khai đến tất cả phụ huynh, học sinh, tuyên truyền vận động các em học sinh tham
gia tốt phong trào.

13


Sau một tháng phát động Tổng phụ trách đội và cán bộ Thư viện nhà trường
tổng kết phong trào trích 10% khen thưởng cho cá nhân, tập thể tham gia tốt phong
trào, số tiền còn lại cộng thêm số tiền vận động của giáo viên và các mạnh thường
quân đóng góp mua thêm sách mới. Tổng phụ trách đội phối hợp với cán bộ Thư
viện nhà trường thống nhất mua sách, truyện phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Kết quả qua một tháng phát động phong trào học sinh tích cực tham gia, thu
được 215 kg giấy vụn, 24 kg dĩa CD, 1.500 vỏ lon bia, nước ngọt, 32 kg chai mủ
các loại, bán được 1.150.00 đồng, trích 10% để khen thưởng số tiền còn lại chúng
tôi mua sách bổ sung cho tủ sách. Chúng tôi đã mua được 75 quyển sách các loại
trong đó có truyện cổ tích 35 quyển, truyện tranh (Trạng Quỷnh) 40 quyển, những
câu truyện kể về Bác Hồ 4 quyển, phụ trách Sao cần biết 4 quyển. Trước khi mua
sách Hiệu trưởng chỉ đạo cho cán bộ Thư viện phối hợp với Liên đội phát phiếu
trưng cầu ý kiến để tham khảo ý kiến các em.
b. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ các em đọc sách trong giờ ngoại khóa:
Để tăng thêm nguồn tài liệu trong tủ sách Kim Đồng và một số thiết bị phục
vụ cho các em đọc sách trong các giờ ngoại khóa đồng thời giảm áp lực cho cán bộ
Thư viện trong các buổi phục vụ các em đọc sách.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo cho cán bộ Thư viện thanh lý một số sách,
báo cũ không còn sử dụng để tăng thêm nguồn kinh phí mua thêm nhiều loại sách
mới. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nhờ vận động các mạnh thường
quân hỗ trợ một số ghế đá để phục vụ các em ngồi đọc sách ngoài sân trường. Khi
bổ sung sách Hiệu trưởng chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội và cán bộ Thư viện lựa
chọn các danh mục sách đưa vào Thư viện và những sách dành cho học sinh đưa

vào danh mục tủ sách Kim Đồng. Sách phát hành mới nhất phù hợp với cấp học,
môn học, phù hợp với chương trình cải cách mới, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe
của học sinh.

14


Qua đợt vận động chúng tôi được cha mẹ học sinh, mạnh thường quân trong
xã tặng 14 ghế đá phục vụ cho các em ngồi đọc sách ngoài sân trường, một giá sách
trị giá 1.100.000 đồng.
3.2.4. Phân loại sách theo mã màu:
Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với Thư viện trường tiểu học và phù
hợp với lứa tuổi học sinh, Tổng phụ trách đội tham mưu với Ban giám hiệu nhà
trường chỉ đạo cho cán bộ Thư viện phân loại sách theo từng loại. Đối với các sách
truyện thiếu nhi phân loại theo mã màu vì đối tượng học sinh tiểu học nhất là các
em học sinh lớp một, lớp hai các em còn nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số,
nhiều hình thức nghiệp vụ Thư viện còn rất mới mẻ với các em. Vì vậy phân loại
truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến Thư viện và lựa chọn
sách. Chúng tôi tiến hành phân loại sách theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng
loại như sau). Ví dụ:
- ĐV11 Thơ thiếu nhi định mã màu là hồng nhạt.
- ĐV12 Kịch thiếu nhi định mã màu là màu xanh lơ.
- ĐV13 Truyện ngắn, truyện dài định mã màu là màu hồng phấn.
- ĐV14 Sách nghiệp vụ công tác Đội định mã màu là màu vàng đậm.
- ĐV15 Báo Măng non mã màu là màu tím.
- ĐV16 Truyện dân gian định mã màu là màu cam.
- ĐV17 Truyện tranh định mã màu là màu vàng nhạt.
(Đ là ký hiệu sách dùng cho Thiếu niên nhi đồng; V ký hiệu là Việt Nam)
Lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên ngoài phòng đọc để các em
nhận biết được các màu quy định từng loại truyện. Từ đó các em chọn sách theo

đúng yêu cầu mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các
em lại cất sách vào đúng nơi quy định).
3.2.5. Trang trí trong phòng đọc:
Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này với các em "Học mà chơi, chơi mà
học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, chỗ để các em ngồi đọc rất cần thiết, đảm
15


bảo, phù hợp với lứa tuổi. Hiệu trưởng chỉ đạo cho cán bộ Thư viện trang trí trên
tường một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên giá sách lựa
chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí hoa văn nghệ thuật như: "Em yêu văn
học"; "Thế giới truyện cổ tích"; "Em thích truyện tranh"; "Em tìm hiểu, khám phá
khoa học"... và trong các ngăn sách đặt các cuốn sách đã được phân loại dán mã
màu theo quy định.
3.2.6. Tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh đến với tủ sách Kim
Đồng:
a. Tổ chức Thư viện lưu động:
Để thu hút học sinh đến với Thư viện ngày càng đông đồng thời giảm bớt áp
lực cho cán bộ Thư viện trong các buổi tổ chức cho các em đọc sách, chúng tôi đã
áp dụng mô hình Thư viện lưu động và đạt được hiệu quả cao.
Cán bộ Thư viện phối hợp với Tổng phụ trách đội tuyển chọn mốt số em học
sinh khối bốn, khối năm có năng lực để tham mưu với Ban giám hiệu thành lập tổ
cộng tác viên Thư viện. Sau khi Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập tổ
cộng tác viên Thư viện, Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ Thư viện phối hợp với Liên đội
phân công tổ cộng tác viên hỗ trợ cán bộ Thư viện phục vụ bạn đọc.
Tổng phụ trách đội tham mưu với Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên vận
động học sinh thu gom phế liệu như chai mủ (cỡ từ 2 đến 5 lít) nộp cho Thư viện
để làm tủ sách lưu động và phân công giáo viên tham gia phụ trách các gian hàng
sách lưu động với học sinh. Ở Liên đội trường Tiểu học Phước Hội có số lượng học
sinh khá đông nên chúng tôi thành lập tổ cộng tác viên gồm 30 học sinh và 15 giáo

viên chia làm chín nhóm (9 gian hàng) mỗi nhóm có một giáo viên, các nhóm này
có nhiệm vụ nhận sách từ Thư viện bỏ vào các chai mủ và treo trên các gốc cây có
bóng mát (khu vực các gian hàng sách đã phân trước), thành viên của các nhóm
nhắc nhở bạn đọc, ngồi đọc theo khu vực của nhóm để dễ theo dõi, quản lý sách.
Sau buổi đọc thành viên của các nhóm thu gom sách trả lại cho Thư viện. Để cho

16


các gian hàng sách đẹp thu hút học sinh, chúng tôi hướng dẫn học sinh trang trí
bằng các sợi dây kim tuyến, hoa, tên sách trên các chai mủ.
b. Tổ chức kể chuyện, văn nghệ, đố vui trong tiết sinh hoạt đầu tuần:
Thông qua việc tổ chức văn hóa, văn nghệ, kể chuyện, đố vui trong tiết sinh
hoạt đầu tuần giúp học sinh hứng thú, sôi động đồng thời thu hút học sinh đến với
Thư viện nhà trường tìm đọc các mẩu chuyện, câu đố phù hợp với lứa tuổi các em
có trong sách báo.
Để thực hiện tốt vấn đề này ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách đội tham
mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức văn hóa, văn nghệ
trong tiết sinh hoạt đầu tuần, phân công cụ thể cho từng chi đội, lớp thực hiện. Ở
Liên đội Tiểu học Phước Hội chúng tôi chỉ phân công cho các khối 3,4,5 tham gia.
Một tuần là một lớp tham gia theo thứ tự từ 5A, 5B, 5C. 4A, 4B, 4C. 3A, 3B, 3C
hết lượt quay lại từ đầu. Trong một buổi sinh hoạt mỗi lớp phải thực hiện ba nội
dung: kể một câu chuyện về Bác Hồ, một câu đố vui dành cho học sinh toàn trường
và một tiết mục văn nghệ. Yêu cầu: Câu chuyện kể phải có xuất xứ, phải nêu được
ý nghĩa câu chuyện, câu đố phải được sưu tầm trong sách, báo phù hợp với lứa tuổi,
văn nghệ phải đăng ký tên bài hát cho Tổng phụ trách đội vào sáng thứ sáu tuần
trước để được chuẩn bị nhạc. Các nội dung thể hiện trong tiết sinh hoạt đầu tuần
phải được tập luyện, có sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, các câu chuyện kể,
câu đố không được trùng lập, phải luân phiên học sinh tham gia.
Kết quả từ hoạt động này buổi sinh hoạt đầu tuần sôi nổi hơn, học sinh hứng

thú hơn, học sinh tích cực đến với Thư viện nhà trường để sưu tầm câu đố, các mẩu
chuyện nhiều hơn trong các giờ ngoại khóa.
c. Tổ chức hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”:
Thông qua hội thi thu hút học sinh đến với Thư viện nhà trường sưu tầm
những mẩu chuyện về đạo đức lối sống giản dị của Bác Hồ. Qua đó giáo dục thiếu
nhi học tập và làm theo lời Bác đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực chào
mừng kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần làm
17


phong phú hơn những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, đưa phong trào kể
chuyện và học tập làm theo gương Bác trở thành một hoạt động văn hóa trong nhà
trường, trong hoạt động Đội.
Hội thi được chuẩn bị rất chu đáo, tổ chức nghiêm túc, sinh động, phong phú,
hình thức tổ chức phù hợp với lứa tuổi của các em đội viên.
Để hội thi đạt hiệu quả, Tổng phụ trách đội phối hợp với cán bộ Thư viện,
tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, thành lập Ban tổ chức, Ban giám
khảo và hỗ trợ kinh phí trao giải thưởng.
Hiệu trưởng nhà trường triển khai kế hoạch, quyết định thành lập Ban tổ
chức, Ban giám khảo hội thi đến tất cả giáo viên trong buổi họp Hội đồng sư phạm,
chỉ đạo Tổng phụ trách đội xây dựng chương trình tổ chức hội thi, chuẩn bị bảng
điểm, thang điểm, Ban giám khảo.
Để hội thi đạt hiệu quả giáo dục cho tất cả các em học sinh toàn trường,
chúng tôi tổ chức lồng ghép trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Mỗi lớp giáo viên chủ
nhiệm chọn cử một em tập luyện tham gia thi kể một câu chuyện về Bác và bốc
thăm trả lời một câu hỏi.
d. Tổ chức thi hái hoa kiến thức:
Để thực hiện tốt chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi đồng thời
hướng dẫn các em tìm hiểu về truyền thống cách mạng địa phương, các anh hùng
dân tộc, truyền thống Đảng, Đoàn, Đội, Bác Hồ, các kiến thức về khoa học, tự

nhiên, xã hội, thông qua việc tổ chức hội thi hái hoa kiến thức, gợi ý hướng dẫn các
em đến với Thư viện tìm tòi kiến thức. Với hình thức này giúp các em học sinh
trong toàn Liên đội được tham gia.
Cách thức tổ chức: Tổ chức theo từng chủ điểm, mỗi chủ điểm tổ chức 01 lần
trong các buổi sinh hoạt Đội hoặc có thể lồng ghép trong tiết sinh hoạt đầu tuần.
Câu hỏi được đưa ra phù hợp với học sinh và phù hợp với từng chủ điểm, được gắn
vào những bông hoa nhiều màu sắc trên cây thông của sân khấu.

18


Chẳng hạn:
Khối 3: Hoa màu đỏ
Khối 4: Hoa màu vàng
Khối 5: Hoa màu xanh
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ
chức (Quyển vở, bút chì, thước kẻ v.v...). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả
lời.
Ví dụ cụ thể: Chủ điểm tháng 5: Tự hào truyền thống Đội.
a) Mục đích:
Thông qua cuộc chơi giúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh
hùng nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ.
b) Chuẩn bị:
+ Giấy màu cắt thành hoa.
+ Hệ thống câu hỏi về chủ đề Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Trang trí cây hoa.
c) Nội dung câu hỏi:
1. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng,

năm nào? (15/5/1941).
2. Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh? (Nông Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).
3. Em hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương …………” (Nhi đồng)
4. Em hãy nghe một đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Em thể hiện
bài hát cho các bạn cùng nghe.
(Giáo viên mở nhạc bài: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”)

19


5. Với 2 câu thơ sau, em hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là
ai?
“Giữa rừng Việt Bắc chiến khu
Ai làm liên lạc giấu thư tài tình?” (Anh Kim Đồng)
6. Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của địch. Anh
là ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Em cho biết tên anh là gì? (Anh
Lê Văn Tám).
7. Em hãy hát bài: “Hành khúc Đội Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh” sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã.
8. Em cho biết anh Kim Đồng hy sinh trong hoàn cảnh nào?
(Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của địch gần nơi
có bộ đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc hướng để bọn
chúng nổ súng về phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã trốn thoát nhưng anh
Kim Đồng đã anh dũng hy sinh, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi).
9. Em hãy cho biết tên người anh hùng đã hy sinh thân mình cứu hai em nhỏ
giữa bom đạn của địch? ( Anh Nguyễn Bá Ngọc).
10. Em hãy nêu những lần đổi tên của Đội?

(Năm 194: Đội mang tên Đội nhi đồng cứu quốc.
Năm 195: Đội mang tên Đội thiếu nhi Tháng Tám.
Năm 1956: Đội mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong.
Năm 1970 đến nay: Đội mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh.
4. Công tác chỉ đạo, phối kết hợp giáo viên chủ nhiệm:
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội
thường xuyên tuyên truyền cho các em học sinh đến với Thư viện trong các giờ
ngoại khóa, đồng thời vận động các em đóng góp sách cũ cho Thư viện.
Tổng phụ trách đội phối hợp với cán bộ Thư viện trong việc tuyên truyền
sách, phối hợp với giáo viên tổ chức các phong trào hội thi để dạt kết quả cao.

20


5. Kết quả:
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như đã nêu trên, chúng tôi đã thu nhận
được một số kết quả như sau:
a. So sánh kết quả nguồn tài liệu vận động:

Năm học

Năm học

2013 – 2014

2014 – 2015

Sách tham khảo


45 quyển

95 quyển

Sách truyện các loại

125 quyển

193 quyển

725.000 đồng

1.150.000 đồng

03 cái

14 cái

Nội dung vận động

Kế hoạch nhỏ
Ghế đá
Kệ sách

1 cái

b. So sánh số học sinh đến thư viện đọc sách:

Năm học
2013-2014

2014-2015

Khối 5
30%
80%

Khối 4
35%
70%

C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:

21

Khối 3
25%
65%

Khối 1-2
15%
50%


Từ các giải pháp xây dựng tủ sách Kim Đồng mà chúng tôi đưa ra như trên
thì cần phải làm tốt những công việc sau:
Hiệu trưởng phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các phong trào hoạt động
ngoài giờ lên lớp, phong trào của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; chỉ đạo
các bộ phận, giáo viên tổ chức các phong trào để giáo dục đạo đức cho học sinh
trong các giờ ngoại khóa; Luôn gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của giáo viên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về vai
trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên và học
sinh ngay từ khi bước vào năm học mới.
- Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường.
Tổng phụ trách đội phải tranh thủ tham mưu với Ban giám hiệu để xây dựng
kế hoạch, phối hợp với giáo viên, cán bộ Thư viện, để tổ chức các hoạt động vận
động nguồn tài liệu và tổ chức các phong trào, gợi ý hướng dẫn cho các em đến
Thư viện nhà trường tìm hiểu kiến thức qua sách, báo…Thường xuyên theo dõi
nhắc nhở giáo viên phụ trách, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, vận động học sinh tích
cực tham gia các phong trào. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập
thể, cá nhân tham gia tốt các phong trào.
- Phân công, hướng dẫn Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, các đội chuyên, tuyên
truyền, kiểm tra, vận động các bạn tham gia các phong trào, đưa các phong trào vào
bảng điểm thi đua của Liên đội.
Cán bộ Thư viện cần phải làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu,
phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội để tuyên truyền, tổ chức tốt các buổi
giới thiệu sách báo, xắp xếp phòng đọc, gọn gàng, sạch, đẹp…
Giáo viên phụ trách phải quan tâm hướng dẫn học sinh, thường xuyên vận
động các em tham gia tốt các phong trào.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Để tài này chúng tôi thực hiện trong trường đồng thời phổ biến cho các liên
đội có điều kiện tương tự trong cụm, trong huyện, trong tỉnh cùng thực hiện.

22


3. Hướng nghiên cứu đề tài:
Tiếp tục đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài. Hướng nghiên
cứu tiếp theo là: Biện pháp tổ chức phong trào ngoài giờ lên lớp ở Liên đội trường
Tiểu học Phước Hội đạt hiệu quả.


PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH
Em hãy đánh dấu x vào ô trống các thể loại truyện mà em thích



Cổ tích



Truyện tranh



Truyện Bác Hồ



Truyện danh nhân



Truyện lịch sử



Truyện KHTN




Truyện văn học

Em hãy giải thích vì sao em thích các truyện đó ?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
23


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG TH PHƯỚC HỘI
***

Suối Đá ngày 22 tháng 09 năm 2014

Số: 02/KHPH-LĐ-TV
KẾ HOẠCH
Tổ chức “Ngày hội đọc sách”
Năm học 2014-2015
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của trường Tiểu học Phước Hội;
Căn cứ kế hoạch số 01/KH-LĐPH ngày 10/9/2014 về kế hoạch hoạt động
công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2014 - 2015 của Liên Đội trường
Tiểu học Phước Hội;


24


Căn cứ kế hoạch số 01/KH-TVPH ngày 20/9/2014 về kế hoạch hoạt động
năm học của bộ phận Thư viện trường Tiểu học Phước Hội;
Bộ phận Thư viện kết hợp cùng Liên đội Trường tiểu học Phước Hội xây
dựng kế hoạch tổ chức “Ngày hội đọc sách” năm học 2014 - 2015 với chủ đề “Góp
một cuốn sách cũ, đọc nhiều cuốn sách hay” cụ thể như sau:
I. Mục đích, ý nghĩa
1. Mục đích:
- Tuyên truyền nhằm tôn vinh giá trị của sách, hình thành thói quen đọc sách.
- Khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa
trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường tham gia vào
các hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để quảng bá thư
viện thân thiện, từ đó huy động các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh, giáo viên
và học sinh trong nhà trường cùng tham gia xây dựng thư viện trường học ngày
càng thân thiện hơn. Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo của nhà
trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập.
- Tạo ra một không gian, không khí trí tuệ và bổ ích cho giáo viên và học sinh
từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức “Ngày hội đọc sách” lồng ghép với việc vận động học sinh tham gia
tặng sách cũ cho thư viện, giáo dục cho các em biết chia sẻ với các bạn có hoàn
cảnh khó khăn, thu hút được sự tham gia đông đảo của học sinh, phụ huynh và cán
bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.
- Đảm bảo đúng nội quy, hình thức, chất lượng, thực hiện hiệu quả.
- Các khối lớp tham gia tích cực, hưởng ứng phong trào vui tươi lành mạnh,
an toàn, tiết kiệm.
- Mỗi lớp yêu cầu học sinh, giáo viên chuẩn bị sách, báo để ủng hộ cho thư

viện trường làm tủ sách dùng chung: Sách báo có giá trị (không cũ nát, viết bừa
bãi....).

25


×