Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ BA TẠI NÔNG TRƯỜNG 1 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 79 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
NĂM THỨ BA TẠI NÔNG TRƯỜNG 1 CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG

Sinh Viên Thực Hiện : Bùi Ngọc Sơn
Ngành

: Nông Học

Niên Khóa

: 2007-2011

TP Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


i

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
NĂM THỨ BA TẠI NÔNG TRƯỜNG 1 CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG



Tác giả
BÙI NGỌC SƠN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỷ sư ngành Nông Học

GVHD: Th.S Trần Văn Lợt

TP Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu – Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM. Tất cả quý thầy cô trong khoa nông học đã tận tình truyền đạt kiến thức,
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Thầy Trần Văn Lợt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc và các Cô Chú cán bộ trong Nông Trường 1 Công ty TNHH
MTV cao su Phú Riềng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Xin cảm ơn Ba Má và Anh Chị cùng các bạn bè thân hữu đã hết lòng giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên thực hiện

BÙI NGỌC SƠN



iii

TÓM TẮT
BÙI NGỌC SƠN, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011.
“ So sánh khả năng sinh trưởng của 5 dòng vô tính cao su trong giai đoạn kiến
thiết cơ bản năm thứ ba tại nông trường 1 công ty TNHH một thành viên cao su
Phú Riềng”.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN LỢT
Để giảm chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su
cần có một cơ cấu giống tốt năng suất cao và chế độ canh tác cũng như chăm sóc phù
hợp mới mang lại hiệu quả cao, sớm đưa vườn cây vào khai thác tăng lợi nhuận, giảm
công chăm sóc trong giai đoạn kiết thiết cơ bản (KTCB).
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 tại vườn cây 3 năm
tuổi ở lô 34 của Nông trường 1, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng, Xã Bình
Thắng, Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển và tình hình bệnh hại trên 5 dòng vô tính cao su RRIV2, RRIV3, RRIV4,
PB260, RRIC121 ở vùng đất đỏ bazan Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng, Tỉnh
Bình Phước.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completed
Randomized Design) với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, 15 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở 100 cây,
tổng số cây theo dõi 1500 cây.
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của các nghiệm thức đều đạt hiệu quả về
đường kính thân, chiều cao cây, số tầng lá, độ dày vỏ. Dòng vô tính RRIV4 đạt cao
nhất về chiều cao cây, vanh thân và về mặt thống kê có sự khác biệt so với dòng vô
tính RRIV2 (NT đối chứng), dòng vô tính RRIC121 sinh trưởng kém nhất trong 5 dòng
vô tính điều tra và không có sự khác biệt về mặt thống kê so với dòng vô tính RRIV2
(NT đối chứng).
Diễn biến về tình hình bệnh hại trong thời gian theo dõi làm đề tài, thời gian đầu
làm đề tài vào tháng 3,4 là giai đoạn mùa khô nên có sự xuất hiện bệnh phấn trắng trên
hầu như cả 5 dòng vô tính nhưng trong đó có 2 DVT nhiễm nặng là PB260 và



iv

RRIC121, đến tháng 5 và tháng 6 do tỷ lệ mưa cao nên tình hình bệnh phấn trắng có xu
hướng giảm.
Dòng vô tính RRIV4 có khả năng tăng trưởng mạnh nhất về chỉ tiêu đường kính
thân, chiều cao thân cây với 5 dòng vô tính điều tra, độ dày vỏ chỉ đứng sau dòng vô
tính PB260, và khả năng phân cành chỉ đứng sau dòng vô tính RRIV3 đây là dòng vô
tính có khả năng sinh trưởng cao, sớm đưa vườn cây cao su vào khai thác mủ rút ngắn
thời gian KTCB, nhưng về năng suất, chất lượng mủ thì đây là giống mới được đưa
vào trồng từ năm 2003 tại Nông trường 1, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng nên
thời gian đưa vào khai thác mới được một thời gian ngắn. Do vậy cần có thêm thời
gian để đánh giá về năng suất cũng như chất lượng mủ.
Dòng vô tính RRIV2 có khả năng kháng bệnh phấn trắng là cao nhất và trong
thời gian theo dõi điều tra thì tốc độ sinh trưởng cũng mạnh nhất trong 5 dòng vô tính
điều tra, đây là dòng vô tính có khả năng sinh trưởng mạnh lại vừa có khả năng kháng
bệnh tốt nên thích hợp cho những vùng bị bệnh phấn trắng gây hại trên các dòng cao
su vô tính.


v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC

Chiều cao

CCTB


Chiều cao trung bình

CSB

Chỉ số bệnh

DVT

Dòng vô tính

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LLL

Lần lặp lại

NQT

Ngày quan trắc

NT

Nghiệm thức

SVĐC

So với đối chứng


TB

Trung bình

TLB

Tỷ lệ bệnh

VNS

Võ nguyên sinh

VT

Vanh thân

VTTB

Vanh thân trung bình


vi

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii 
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii 
Mục lục ......................................................................................................................... vi 
Danh sách các chử viết tắt .............................................................................................. v 
Danh sách các bảng, hình và biểu đồ ......................................................................... viii 

Chương 1 ....................................................................................................................... 1 
GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1 
1.1  Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2 
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2 
1.2.2 Yêu cầu........................................................................................................... 2 
1.2.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................ 2 
Chương 2 .......................................................................................................................3 
TỔNG QUAN ................................................................................................................3 
2.1 Sự phân bố của cây cao su .................................................................................... 3 
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cao su ........................................................... 3 
2.2.1 Đặc điểm sinh học .......................................................................................... 3 
2.2.2 Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 4 
2.3 Tình hình sản xuất cao su thế giới và Việt Nam hiện nay .................................... 6 
2.4 Cơ cấu giống cao su .............................................................................................. 7 
2.4.1 Cơ cấu giống cao su ở Việt Nam .................................................................. 8 
2.4.2 Điều chỉnh cơ cấu giống 2011-2015 ............................................................. 9 
2.5 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV2, RRIV3, RRIV4, PB260, RRIC121 ....... 12 
2.5.1 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV2 .......................................................... 12 
2.5.2 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV3 .......................................................... 12 
2.5.3 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV4 .......................................................... 12 
2.5.4 Đặc điểm chung dòng vô tính PB260 .......................................................... 13 
2.5.5 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIC121 ...................................................... 13 
2.6 Tình hình bệnh hại ............................................................................................... 13 


vii

2.6.1 Bệnh phấn trắng ............................................................................................ 14 
Chương 3 .....................................................................................................................17 

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 17 
3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 17 
3.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 17 
3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 17 
3.1.3 Đất đai .......................................................................................................... 17 
3.1.4 Khí hậu ......................................................................................................... 17 
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 18 
3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 18 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18 
3.4.1 Các chỉ tiêu quan trắc ................................................................................... 18 
3.5 Vật liệu sử dụng .................................................................................................. 19 
3.6 Phương pháp xử lý .............................................................................................. 20 
Chương 4 .....................................................................................................................21 
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................................... 21 
4.1 Kết quả quan trắc khí hậu và thời tiết ................................................................. 21 
4.5 Kết quả quan trắc chiều cao cây của 5 dòng vô tính .......................................... 24 
4.6 Kết quả quan trắc vanh thân của 5 dòng vô tính................................................. 28 
4.7 Kết quả quan trắc độ dày vỏ nguyên sinh của 5 dòng vô tính ........................... 33 
4.8 Kết quả quan trắc tỷ lệ bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính .............................. 38 
4.9 Kết quả quan trắc chỉ số bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính ............................ 41 
4.10 Khả năng phân cành của 5 dòng vô tính ........................................................... 44 
4.11 Kết quả đánh giá tổng hợp của 5 dòng vô tính cao su theo dõi .................... 45 
Chương 5 .....................................................................................................................47 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 47 
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 47 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 49 
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 50 



viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2008 – 2010 .................................................... 9 
Bảng 2.2 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2011-2015 .................................................... 11 
Bảng 2.3 Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng ....................................................... 16 
Bảng 4.1 kết quả điều tra diễn biến khí khậu thời tiết .................................................. 21 
Bảng 4.2 Cơ cấu bộ giống tại nông trường 1 công ty cao su Phú Riềng ...................... 22 
Bảng 4.3 Chiều cao cây của 5 dòng vô tính .................................................................. 24 
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về chiều cao của 5 dòng vô tính..................................... 27 
Bảng 4.5 Vanh thân của 5 dòng vô tính ........................................................................ 28 
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng về vanh thân của 5 dòng vô tính .................................... 32 
Bảng 4.7 Độ dày vỏ nguyên sinh của 5 dòng vô tính ................................................... 33 
Bảng 4.8 Tốc độ tăng trưởng về độ dày vỏ nguyên sinh của 5 dòng vô tính ............... 37 
Bảng 4.9 Kết quả trung bình tỉ lệ bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính ........................ 38 
Bảng 4.10 Kết quả trung bình chỉ số bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính ................... 41 
Bảng 4.11 Khả năng phân cành của 5 dòng vô tính...................................................... 44 
Bảng 4.12 Kết quả đánh giá tổng hợp của 5 dòng vô tính cao su. ................................ 45 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
 
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giống tại nông trường 1 Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng 23 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 nghiệm thức RRIV2 (nghiệm thức đối chứng) .............................................. 25 
Hình 4.2 nghiệm thức RRIV3 ....................................................................................... 30 
Hình 4.3 nghiệm thức RRIV4 ....................................................................................... 34 
Hình 4.4 nghiệm thức PB260........................................................................................ 39 
Hình 4.5 nghiệm thức RRIC121 ................................................................................... 43 



1

Chương 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ thầu dầu có nguồn
gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) được du nhập vào Việt Nam năm 1987. Là
một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm
quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do
chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập
lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, ngành cao su là một
ưu thế lớn của Việt Nam. Ngành cao su đang mang lại giá trị kinh tế cao, mủ cao su
dùng cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô và gỗ cao su dùng cho ngành sản xuất đồ gỗ.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Thế Giới (IRSG), nhu cầu cao su tự nhiên trên thế
giới tăng 1,6% trong năm 2010. Trong khi sản lượng cao su thiên nhiên của các nước
sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ tiếp tục sụt giảm do sự cắt
giảm sản lượng một cách chủ động và hiện tượng El Nino gây khô hạn, dự báo giá cả
cao su trên thị trường thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực (AGROINFO, Báo cáo
thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009 và triển vọng 2010).
Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc trồng và phát
triển cây cao su nhưng bên cạnh đó việc đầu tư phát triển còn gặp nhiều hạn chế bởi
thời gian chăm sóc và nguồn vốn cho giai đoạn kiến thiết cơ bản quá dài (từ 5-7 năm).
Đồng thời, việc phát triển thâm canh cây cao su trên diện tích rộng có khí hậu mưa
nhiều là một trong những điều kiện thuận lợi cho nhiều nguồn bệnh gây hại phát triển
nhanh dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Với sự cạnh tranh khắc nghiệt với thời tiết và thiên tai, đòi hỏi tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam phải phát triển mạnh hơn nữa. Ngoài ra cần phải nghiên cứu

cải thiện giống cao su, lai tạo tìm ra những giống mới, chăm sóc vườn ươm và vườn
cây kiến thiết cơ bản tạo sự sinh trưởng phát triển phù hợp chịu được các yếu tố khắc


2

nghiệt với thời tiết tại vùng trồng để chất lượng vườn cây mang lại hiệu quả cao. Nhằm
giúp ngành cao su phát triển bền vững, ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để có được những vườn cây đạt hiệu quả cao, giai đoạn kiến thiết cơ bản trồng
cao su cần được rút ngắn nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “ So sánh khả năng sinh
trưởng của 5 dòng vô tính cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ ba tại
nông trường 1 công ty TNHH một thành viên cao su Phú Riềng” nhằm tìm ra được
những giống có sự sinh trưởng phát triển tốt nhất, thuận lợi cho việc sản xuất để đưa ra
trồng đại trà trên diện rộng.
1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích
So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và bệnh hại của 5 dòng vô tính, trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ ba tại nông trường 1 công ty TNHH một thành viên cao
su Phú Riềng.

1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của 5
dòng vô tính RRIV2, RRIV3, RRIV4, PB260, RRIC121.
Theo dõi tình hình bệnh hại trên vườn cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản năm
ba.

1.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn và quá ngắn so với thời gian kiến thiết cơ
bản của vườn cao su từ 5 - 7 năm, nên kết quả thu nhập còn có nhiều hạn chế, kính

mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến để luận văn được
hoàn thành tốt hơn.


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự phân bố của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc xuất xứ từ vùng rừng nhiệt đới Amazon, Nam Mỹ loài
này thuộc chi Hevea có họ Euphorbiaceae. Trong chi Hevea gồm có 10 loài nhưng chỉ
có Hevea brasiliensis là loài cho mủ có giá trị kinh tế nhất. Cây được phân bố rộng từ
giữa vĩ tuyến 60B -> 110N và giữa kinh tuyến 460Đ -> 770T bao trùm các nước
Bolivia, Columbia, Brazin, Pêru, Ecuador, Venezula, Rrench, Guiana, Surinam
(Guyane Webster ct al 1989) ngoài ra người ta còn tìm thấy cây cao su nằm ngoài vùng
bản địa trong tự nhiên ở các nơi khác trên thế giới (P.Campagnon 1986).
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C
(tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu
được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng,
tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Ở Việt Nam tập trung vào vùng tây nguyên (Gia lai,
Kon tum...) và miền Đông Nam Bộ( Tây ninh, Đồng nai, TP Hồ Chí Minh...). Việc cạo
mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp.
Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm.
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cao su

2.2.1 Đặc điểm sinh học
Cây cao su là cây lâu năm có thể sống trên 100 năm thuộc họ Thầu Dầu, cây có
xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
- Thân: thân thẳng, có hình trụ to khỏe, vỏ có màu xám và tương đối láng. Trong
điều kiện hoang dại, cây cao su cao khoảng 40 m, vanh thân đạt 5m nhưng trong vườn

cây kinh doanh chỉ đạt khoảng 25 m chiều cao do chịu chu kỳ khai thác từ 20 - 30
năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc khai thác mủ và chu kỳ sống được giới
hạn từ 25 – 35 năm. Khi năng suất thấp, không còn hiệu quả kinh tế, cây cao su sẽ
được thanh lý để trồng tái canh.


4

- Rễ: rễ cao su có hai loại là rễ bàng và rễ cọc, hệ rễ cao su chiếm 15 % tổng hàm
lượng chất khô. Rễ cọc cắm sâu vào đất (ăn sâu 3 – 4 m), chủ yếu làm nhiệm vụ hút
nước chống hạn, hút chất dinh dưỡng nuôi cây và giúp cây đứng vững chống đỗ ngã.
Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cây cao su nằm trong lớp
đất mặt từ 0 – 30 cm và lan rộng 6 – 9 m (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
- Lá: Lá cao su thuộc loại lá kép có ba lá chét, lá non có màu nâu đồng khi già
chuyển sang xanh đậm, lá có dạng bầu dục hơi tròn tùy thuộc vào từng giống, trong
điều kiện khí hậu Việt Nam cây rụng lá qua đôngvào giữa tháng 12 đến tháng 2 năm
sau.
- Hoa: Hoa có màu vàng nhạt, là hoa đồng chu ra hoa vào tháng 3 chủ yếu thụ phấn
nhờ gió và côn trùng nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp khoảng 3%. Cuống hoa ngắn, hoa có
màu vàng hơi ngã lục, có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa hình chuông với 5 lá đài
nhưng không có cánh hoa. Hoa đực dài khoảng 5 mm mang 1 cột nhị chứa 10 nhị đực
chia làm 2 vòng trên cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8 mm màu vàng lục có 3 noãn cùng
với 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính. Hoa sống trong khoảng hai tuần. Hoa đực nở trước
trong vòng một ngày rồi rụng, còn hoa cái nở trong 3 – 5 ngày. Thường hoa đực và
hoa cái không nở cùng lúc nên thường có hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây khác
nhau.
- Hạt: thường nặng khoảng 3,5 – 6 gram. Vỏ hạt cứng và láng có màu nâu hoặc nâu
xám với nhiều đốm và lằn trên mặt vỏ. Có thể đoán cây mẹ của hạt dựa trên hình dáng
và các dấu trên vỏ hạt.


2.2.2 Đặc điểm sinh thái
- Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt
đới ẩm, Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ dưới 200 m. Càng lên cao
thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao
su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo, trong đó có
Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500–600m.
- Độ dốc: cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ
dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc
liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất
dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su
trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như
đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ


5

gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về
nhà máy chế biến.
- Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2 m, tuy nhiên trong thực
tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 - 2 m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp
cho cây cao su là 4,5 - 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất
trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30 cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất
sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải
đạt 30 - 40%. Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20–25% (đất cát pha sét) được
xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8 m
lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại
cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
- Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong
khoảng nhiệt độ 22 - 30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26 - 280C (Nhiệt độ 250C là
nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát

dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất
trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung
bình 20 - 280C.
- Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh
trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn,
đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này
kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng
bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong
khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô
vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
- Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng
mưa 1800 - 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ
không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên
75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy
mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng
rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi
sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
- Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống


6

không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm
thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu
hạn trên 4 – 5 tháng.
- Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy
nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập
sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm,
cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.

2.3 Tình hình sản xuất cao su thế giới và Việt Nam hiện nay
- Theo VRG, tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới đang thuận
lợi cho cao su xuất khẩu của Việt Nam. Hiện sản xuất cao su ở các nước châu Á chiếm
94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, trong đó, Thái Lan đứng đầu với 3,27 triệu
tấn, kế tiếp là Indonesia (2,59 triệu tấn), Malaysia (1 triệu tấn), Ấn Độ (879.000 tấn) và
VN đứng thứ 5 (770.000 tấn). Đáng chú ý, Malaysia và Ấn Độ tuy sản lượng cao su
cao nhưng lại tiêu thụ cao su lớn trên thế giới.
- Ấn Độ với nền công nghiệp ô tô giá rẻ đang phát triển nhanh khiến nước này tiêu
thụ cao su vượt qua cả Mỹ, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Năm 2010,
Ấn Độ dự kiến nhập khẩu 120.000 tấn cao su và ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ dự
kiến tăng trưởng 15% trong năm nay. Trong khi đó từ năm 2009, sản xuất cao su thiên
nhiên ở nước này đã giảm 6,9%. Dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn cao
su thiên nhiên, so với sản lượng trong nước, Ấn Độ cần phải nhập khẩu trên 100.000
tấn cao su.
- Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng cao su (660 ngàn tấn) nhưng là
nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu
khoảng 2,6 triệu tấn cao su các loại, trong đó cao su thiên nhiên chiếm 1,6 triệu tấn.
Năm 2010, nhu cầu cao su của nước này tiếp tục tăng bởi công nghiệp ô tô Trung
Quốc phát triển nhanh và dự kiến bán được gần 16 triệu xe trong năm nay, tăng 20%
so với 2009. Đây cũng là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Trong khi đó tỷ lệ vườn
cây cao su già gia tăng, ảnh hưởng đến năng suất cao su của Trung Quốc.
- Hiện nay, diện tích trồng cao su của Việt Nam cũng như năng suất tiếp tục trong
xu hướng tăng của những năm vừa qua nên sản lượng cao su của nước ta cũng đạt mức
cao. Tổng diện tích cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2009 đạt 674,2 nghìn ha,
tăng 12 % so với năm 2008. Trong đó, tổng diện tích khai thác đạt 421,6 nghìn ha,


7

chiếm 62,5 % tổng diện tích, với mức năng suất đạt 723,7 nghìn tấn, tăng 12,3 % so

với năm 2008. Năng suất bình quân năm 2009 đạt 1,11 tấn/ha, tăng 3,8 % so với năm
2008. Với mức sản lượng năm 2009, sản xuất cao su của Việt Nam hiện đứng thứ 5
trên thế giới, chiếm gần 7,2 % tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Năm 2009, diện tích cao su Việt Nam hiện nay tập
trung ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 64 % tổng diện tích cao su của cả nước,
tiếp theo là khu vực Tây Nguyên khoảng 24,5 % và Duyên Hải Miền Trung khoảng 10
%, diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10,2 nghìn ha, chiếm 1,5 %.
- Mủ cao su đang là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam,
chỉ đứng sau lúa gạo và cà phê. Năm 2009, xuất khẩu đạt 726 nghìn tấn, kim ngạch
1,08 tỷ USD. Đây được coi là một kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế năm
2009 (AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009 và triển
vọng 2010).
2.4 Cơ cấu giống cao su
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ kinh doanh trên 30 năm, do đó
địa phương hóa cơ cấu giống cao su rất quan trọng. Để xây dựng bộ giống cao su thích
nghi với điều kiện địa phương phải dựa vào các kết quả khảo nghiệm giống tại địa
phương đó (đánh giá trên vườn chung tuyển và sản xuất thử).
Thông thường một cơ cấu giống cao su gồm 3 bảng:
- Bảng I: Gồm những giống đã được thí nghiệm nhiều năm hoặc đã trồng sản xuất
trong thời gian dài, chứng tỏ thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng trồng nên có
thể trồng trên quy mô lớn với ít rủi ro. Bảng I có từ 3 - 7 giống chiếm từ 50 - 70% diện
tích trồng mới.
- Bảng II: Gồm những giống tuy đã được thí nghiệm khá nhiều nhưng chưa đủ thời
gian mặc dù đã biểu hiện một số đặc tính tốt, có nhiều triển vọng, cũng có thể là những
giống đã được đề nghị ở bảng I nhưng sau đó lại xuất hiện một vài đặc tính không tốt
nên phải đưa xuống bảng II. Bảng II gồm 8 - 10 giống chiếm diện tích 15 - 20% diện
tích trồng mới. Bảng II có thể chia ra 2 bảng phụ IIA và IIB.
- Bảng III: Gồm những giống đang thí nghiệm, mặc dù thời gian còn ngắn nhưng
đã có một vài đặc tính xuất sắc có nhiều triển vọng. Bảng III trồng với diện tích từ 5 10% diện tích trồng mới và gồm nhiều giống.



8

2.4.1 Cơ cấu giống cao su ở Việt Nam
Cơ cấu giống mới giai đoạn 2011-2015 kế thừa nền tảng cơ cấu giống do Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã ban hành cho giai đoạn 2006-2011 có hiệu
chỉnh, bổ sung giống cũng như các vùng trồng cao su mới. Tương tự giai đoạn trước,
vào giữa giai đoạn khuyến cáo (2013) sẽ có đề xuất hiệu chỉnh cơ cấu giống nhằm cập
nhật thông tin trong sản xuất cũng như kết quả nghiên cứu nhằm đưa nhanh tiến bộ
giống cao su vào sản xuất.
Cơ cấu giống cao su khuyến cáo gồm 3 Bảng với mức độ ưu tiên giảm dần:
Bảng I: Khuyến cáo trồng đại trà, thuần giống trên từng lô. Đây là những giống
được trồng tương đối phổ biến, đã khẳng định thành tích, bảo đảm hiệu quả kinh tế.
Bảng II: Khuyến cáo trồng qui mô vừa, gồm những giống có năng suất vượt
trội, triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn thiếu thông tin về lâu dài
trong đó chưa rõ khả năng chống chịu bệnh hại mới phát sinh.
Bảng III: Khuyến cáo qui mô sản xuất thử gồm các giống mới tạo tuyển có năng
suất cao nhưng cần khảo nghiệm khu vực hóa nhằm đánh giá khả năng thích hợp cho
từng vùng qua đó là điểm trình diễn tiến bộ giống trong sản xuất.
Về nguyên tắc, cần trồng với cơ cấu giống cân đối đặc biệt là các giống Bảng I:
không trồng tập trung một vài giống, trồng cách ly mỗi giống không trồng liền vùng
quá 200 ha và quản lý giống trồng bảo đảm không trồng lộn giống và lẫn giống.
Cơ cấu giống khuyến cáo cho từng giai đoạn 5 năm sẽ được hiệu chỉnh vào giữa kỳ
để cập nhật tiến bộ giống cũng như tình hình thực hiện cơ cấu giống trong sản xuất,
bệnh hại phát sinh trên thực tế.


9

Bảng 2.1 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2008 – 2010


Đông Nam

Tây Nguyên 1 Tây Nguyên 2 Nam Trung

Bắc Trung

Bộ

(<600 m)

Bộ

(600-700m)

Bộ

Bảng I (55% diện tích, mỗi giống < 20% diện tích)
RRIV 3

PB 235

PB 260

PB 260

RRIM 712

PB 235


RRIM 600

RRIC 121

RRIM 600

RRIM 600

PB 260

RRIV 3

GT 1

RRIV 3

GT 1

RRIV 1
Bảng II (40% diện tích, mỗi giống < 10% diện tích)
LH 83/85

RRIC 121

RRIM 600

RRIC 100

RRIC 100


LH 83/87

PB 312

PB 312

RRIC 121

RRIC 121

LH 88/72

RRIV 1

RRIC 100

RRIM712

PB 255

LH 88/236

RRIV 2

LH 82/92

PB 255

PB 260


LH 90/952

RRIV 4

LH 83/732

PB 312

PB 312

IRCA 130

LH 83/732

RRIV 1

RRIV 1

RRIV 2

LH 83/85

RRIV 2

RRIV 3

RRIV 5

LH 83/87


RRIV 5

LH 82/92

Bảng III (5 - 10% ) (1-10 ha/giống)
LH 83/36, LH 83/75, LH 83/290, LH 88/241, LH 88/326, LH89/1640, LH 90/90,
LH 91/1029, IAN 873, PB 280, PB 324, PB 330.

2.4.2 Điều chỉnh cơ cấu giống 2011-2015
Về tỉ lệ Bảng I và Bảng II: 60% và 30% thay vì 55% và 40%; Bảng I có nhiều
giống hơn (4 giống).
Rút khuyến cáo: RRIV 2, RRIV 3 và RRIV 4 do dễ nhiễm bệnh Corynespora. Đưa
lên Bảng:
Bảng I: RRIV 5, RRIV 124 (LH 90/952) vùng Đông Nam Bộ; PB 312 vùng Tây

-


10

Nguyên, RRIC100 (Nam Trung Bộ).
- Bảng II: RRIV 109 (LH 83/290) và RRIV 120 (LH 90/276) vùng Đông Nam Bộ; đặc
biệt RRIV 106 (LH 83/85) khuyến cáo Bảng II cho hầu hết các vùng. Rút khuyến cáo:
PB 260 xuống Bảng II ở ĐNB và Campuchia do đã chiếm tỉ lệ cao và hạn chế về năng
suất.


11

Bảng 2.2 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2011-2015


Đông Nam
Bộ

Tây

Tây

Nguyên 1

Nguyên 2

(<600 m)

(600-700m)

Nam Trung

Bắc Trung

Tây Bắc

Bộ

Bộ

(<600 m)

BẢNG I (60 % diện tích; mỗi giống < 20% diện tích)
RRIV 1


PB 260

PB 260

RRIM 600

RRIM 600

RRIM 600

RRIV 5

PB 312

PB 312

RRIM 712

RRIM 712

RRIM 712

RRIV 124

RRIM 600

RRIM 600

PB 260


RRIC 100

RRIC 121

PB 255

RRIC 121

RRIC 100

RRIC 121

RRIV 1

BẢNG II (30 % diện tích; mỗi giống < 10% diện tích)
RRIV 106

RRIV 1

RRIV 106

RRIV 1

RRIV 1

RRIV 106

RRIV 107


RRIV 5

RRIV 124

RRIV 5

RRIV 103

RRIV 124

RRIV 114

RRIV 103

RRIV 103

RRIV 106

RRIV 106

IAN 873

RRIV 109

RRIV 106

RRIV 111

RRIV 107


RRIV 124

GT 1

RRIV 120

RRIV 107

RRIC 121

RRIV 124

IAN 873

YITC 77-4

PB 260

RRIV 124

GT 1

RRIC 121

GT 1

IRCA 130

PB 255


PB 255
PB 312

BẢNG III (10 % diện tích; mỗi giống < 10 ha mỗi giống)
Các dòng vô tính dãy RRIV 100 (RRIV 101 đến 125) và dãy (RRIV 201 đến
214) ngoài các dòng RRIV có ở Bảng I và Bảng II nêu trên (Danh sách kèm
theo); IRCA 41, IRCA 230, PB 311, Haiken 1, Yun 77-2, SCATC 88/13…và
những dòng vô tính khác được sự đồng ý của Ban Quản lý Kỹ thuật Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Cơ cấu giống tạm thời cho khu vực Đông Bắc (Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú
Thọ) và vùng Nậm Cuổi thuộc Lai Châu và một phần của Sơn La:
- YITC 77-2, YITC 77-4 và IAN 873: trồng với tỷ lệ 70% diện tích.


12

- GT 1, RRIM 600, RRIM 712 và RRIC 121: trồng với tỷ lệ 30% diện tích. Không
trồng vượt quá 10% cho mỗi giống.
2.5 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV2, RRIV3, RRIV4, PB260, RRIC121

2.5.1 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV2
- Xuất xứ: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982. Quy mô đã được
trồng thử từ năm 1983.
- Tốc độ tăng trưởng: Khỏe nổi bật.
- Năng suất: Sản lượng năm đầu hoặc năm thứ hai chưa cao sau đó tăng dần.
- Dạng thân: Thẳng tròn đều, chân voi không rõ, võ nguyên sinh trơn láng, phân
cành ngang.
- Bệnh hại: Nhiễm trung bình đối với bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng, ít nhiễm
bệnh rụng lá mùa mưa.


2.5.2 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV3
- Xuất xứ: viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982. Quy mô đã được
trồng thử từ năm 1983.
- Tốc độ tăng trưởng: khỏe.
- Năng suất: sản lượng cao ngay từ những năm đầu khai thác.
- Dạng thân: thẳng tròn đều, võ nguyên sinh trơn láng, tán tương đối.
- Bệnh hại: nhiễm trung bình đối với bệnh rụng lá mùa mưa và bệnh nấm hồng, dễ
nhiễm bệnh phấn trắng.

2.5.3 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV4
- Xuất xứ: viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982. Quy mô đã được
trồng thử từ năm 1983.
- Tốc độ tăng trưởng: khỏe
- Năng suất: sản lượng trong những năm đầu khai thác đầu tiên đều vượt hơn hẳn
các dòng vô tính đang trồng phổ biến, có triển vọng cải tiến năng suất cho vườn cao
su.


13

- Dạng thân: thẳng, tròn, chân voi hiện không rõ, võ nguyên sinh trơn láng màu
sáng, phân cành cao gốc, rộng, cành cấp 1 kích thước nhỏ đến trung bình, tán hình bầu
dục (đỉnh sinh trưởng dễ bị ngưng phát triển), thưa.
- Bệnh hại: nhiễm trung bình đối với bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng, ít nhiễm
bệnh rụng lá mùa mưa, mẫn cảm với bệnh héo đen đầu lá.

2.5.4 Đặc điểm chung dòng vô tính PB260
- Xuất xứ: công ty Brang Bersar, Mã lai. Quy mô đã được trồng thử tại Việt Nam từ
năm 1985.
- Tốc độ tăng trưởng: trung bình.

- Năng suất: là dòng cao sản, thích hợp với chế độ cạo nhẹ, đáp ứng kích thích mũ
trung bình, mũ nước và mũ đông có màu sáng, DRC trên trung bình.
- Dạng thân: thẳng tròn đều, vỏ nguyên sinh dày dưới trung bình vỏ tái sinh dầy
trung bình đến kém, cành nhỏ phân cành ngang tỏa rộng.
- Bệnh hại: nhiễm nhẹ đối với bệnh héo đen đầu lá và bệnh rụng lá mùa mưa,
nhiễm nặng đối với bệnh phấn trắng và bệnh loét sọc mặt cạo còn bệnh nấm hồng thì ít
nhiễm hơn.

2.5.5 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIC121
- Xuất xứ: là dòng vô tính được tạo tuyển ở Sri Lanka (PB 28/59 x IAN 873).
- Tốc độ tăng trưởng: khỏe.
- Năng suất: là dòng cao sản, giống này sinh trưởng khá trong thời gian kiến thiết
cơ bản, sản lượng khởi đầu thấp, sau tăng dần.
- Dạng thân: thẳng.
- Bệnh hại: RRIC 121 ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cao, nhiễm nấm hồng và rụng lá
mùa mưa trung bình, dễ nhiễm phấn trắng.
2.6 Tình hình bệnh hại.
Theo Chee (1976) cây cao su bị trên 540 loài sinh vật tấn công trong đó có 24 loài
có tầm quan trọng về kinh tế. Tuy nhiên mức thiệt hại còn tùy thuộc vào điều kiện khí
hậu và canh tác cũng như biện pháp phòng trừ của từng vùng, ngoại trừ bệnh cháy lá


14

Nam Mỹ (South American leaf Bligh, SALB) là bệnh đặc hữu của vùng Nam Mỹ. Hầu
hết các bệnh đều đã được ghi nhận ở các vùng trồng cao su chính trên thế giới Châu Á
và Châu Phi tuy sự xuất hiện và tầm quan trọng về phương diện tác hại của từng loại
bệnh có khác nhau nhưng hầu hết đều do nấm gây ra. Trong những bệnh nguy hiểm ở
các vùng cao su Việt Nam hiện nay là bệnh phấn trắng, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc
miệng cạo…trong đó bệnh phấn trắng gây hại nặng trên vườn cao su trong giai đoạn

KTCB và khai thác.

2.6.1 Bệnh phấn trắng.
- Do nấm: Oidium heveae Steinm.

- Phân bố: khắp các vùng trồng cao su Việt Nam, chủ yếu vào mùa thay lá.
- Tác hại: bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên mọi lứa tuổi, phổ biến khi
vườn cây vào mùa thay lá.
- Triệu chứng: Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên moị lứa tuổi, phổ biến khi

cây vào mùa ra lá non, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cao
su ở mọi lứa tuổi.
Trên lá bệnh có nấm trắng ở hai mặt lá. Lá có màu nâu và xanh nhạt là giai
đoạn mẫn cảm nhất, sẽ bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau
giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lỗ có màu
nâu trên phiến lá. Sau khi bị nấm xâm nhiễm 7 - 10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên
vết bệnh có bột màu trắng ở hai mặt lá và nhiều trên mặt dưới lá. Lá rụng từng lá chét
một để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Các dòng vô tính bị nhiễm
bệnh nặng: VM 515, PB 235, PB 255, GT 1…
- Xử lý: đối với vườn nhân, vườn ươm, vườn cây kiến thiết cơ bản ta sử
dụng để phun ngừa khi 10% lá non nhú chân chim và ngưng khi 80% lá đã già phun 3
lần, mỗi lần cách nhau 6 ngày 1 trong các loại thuốc sau: Kumulus, Sulox với nồng độ
0,3%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,15%. Đối với vườn cây khai thác, áp dụng biện pháp
xử lý gián tiếp như tăng cường bón phân vào cuối mùa mưa.
Có thể kết hợp phun thuốc Sulox 80WP với phân bón lá cao cấp Multi-K nhằm tăng
cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của cây cao su với liều lượng 2-3kg
phân Multi-K/1000 lít nước và phun kết hợp với thuốc sulox ở lần sử lý thứ 2.


15


Để đảm bảo cây cao su sinh trưởng phát triển tốt trong thời kỳ rụng lá và ra lá
non, sớm ổn định tán lá, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại bà con cũng cần có biện
pháp chăm sóc và khai thác hợp lý, cụ thể: bón phân cân đối, tăng lượng phân đạm và
kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định, vệ sinh vườn
cây ngay trong và sau khi rụng lá.


16

Bảng 2.3: Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng
Cấp

Triệu chứng

Tuổi và sự rụng lá

1

Có đốm hoặc đốm dấu, nhìn lâu

Lá ổn định xanh đậm và rụng

mới thấy bệnh.
2

¼ số lá trên cành có bệnh, đốm

Tán lá xanh và có lá non rụng


bệnh rải rác trên lá
3

½ số lá có bệnh

Tán lá xanh đọt chuối và có vài cành
rụng.

4

Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá

Tán lá xanh đọt chuối, ½ số cành

biến dạng

rụng hết lá, lá còn lại quăn vàng và
rụng nhiều dưới đất.

5

Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá

Trên ½ số cành rụng hết lá, trên cành

biến dạng

chỉ còn lại cuống lá và bông, lá rụng
phủ kín đất


(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)

- Mức độ nhiễm bệnh được phân hạng dựa vào cấp bệnh trung bình theo bảng 2.4

Bảng 2.4: Phân hạng mức độ nhiễm phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình
Cấp bệnh trung
Mô tả

bình

Mức kháng

Không bệnh

0,00

Kháng cao

Nhiễm rất nhẹ

0,01 - 1,00

Rất ít mẫn cảm

Nhiễm nhẹ

1,01 - 2,00

Ít mẫn cảm


Nhiễm trung bình

2,01 - 3,00

Trung bình

Nhiễm nặng

3,01 - 4,00

Mẫn cảm

Nhiễm rất nặng

4,01 - 5,00

Rất mẫn cảm

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam).


×