Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ VÀ KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CHANH VOLKA (Citrus volkarmeriana)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 102 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ VÀ
KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI
RỄ CHANH VOLKA (Citrus volkarmeriana)

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 - 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ NHẠN

Tiền Giang, tháng 07 năm 2011


i
 

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ VÀ
KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI
RỄ CHANH VOLKA (Citrus volkarmeriana)

Tác giả
ĐỖ THỊ NHẠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
ThS. ĐẶNG THÙY LINH

Tiền Giang, tháng 07/2011


ii
 

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành, tha thiết đến cha mẹ, người đã sinh
ra, hết lòng nuôi dạy, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Chân thành biết ơn:
− TS. Từ Thị Mỹ Thuận - Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh và ThS. Đặng Thùy Linh - Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền
Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
− Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể các quý thầy cô đã luôn hết lòng giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
− Ban lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong Viện, đặc biệt các
anh chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.
− Ngoài ra còn có những người bạn đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong học
tập và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tiền Giang, tháng 07/2011


Đỗ Thị Nhạn


iii
 

TÓM TẮT

Đỗ Thị Nhạn, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm
2011. Thực hiện đề tài “Điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ và kiểm chứng tác
nhân gây bệnh vàng lá thối rễ chanh Volka (Citrus volkarmeriana)”.
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Từ Thị Mỹ Thuận - Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh.
ThS. Đặng Thùy Linh - Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền
Nam.
Đề tài thực hiện từ tháng 02/2011 đến 07/2011 tại Bộ Môn BVTV - Viện Cây
Ăn Quả Miền - Long Định - Châu Thành - Tiền Giang.
Gồm các nội dung:
− Điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ, thu mẫu và trích lọc tuyến trùng
Pratylenchus spp. trên các vườn cam sành sử dụng gốc ghép chanh Volka tại huyện
Cái Bè - Tiền Giang.
− Xác định mật số của tuyến trùng Pratylenchus spp. ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của chanh Volka.
− Đánh giá ảnh hưởng của các mức mật số bào tử ở 2 dòng nấm Fusarium sp. và
Phytophthora sp. đến sự đến sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka.
− Đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa tuyến trùng Pratylenchus spp., nấm Fusarium
sp. và Phytophthora sp. trong sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka.

Một số kết quả đạt được:



iv
 

™ Qua điều tra:
− Cho thấy tất cả vườn điều tra ở Mỹ Lương và Mỹ Lợi A (Cái Bè - Tiền Giang)
đều nhiễm vàng lá thối rễ.
− Tuyến trùng Pratylenchus spp. có liên quan các vườn cam sành sử dụng gốc ghép
chanh Volka ở Mỹ Lương và Mỹ Lợi A với mật số Pratylenchus spp. trong 1g rễ (63
con; 35 con) và trong 200 ml đất (49 con; 48con).

™ Trong điều kiện nhà lưới:
− Tuyến trùng Pratylenchus spp. đã gây triệu chứng vàng lá thối rễ và với mật số
10 con/chậu đã làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của chanh Volka.
− Nấm Fusarium sp. và Phytophthora sp. đều gây ra triệu chứng bệnh vàng lá thối
rễ trên chanh Volka. Tất cả các mức mật số bào tử thí nghiệm của nấm Fusarium sp.
và Phytophthora sp. đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của chanh Volka.
Chủng nấm Phytophthora sp. thì các chỉ tiêu sinh trưởng của chanh Volka giảm nhiều
hơn nấm Fusarium sp..
− Chủng đơn hay chủng kết hợp giữa tuyến trùng Pratylenchus spp., nấm Fusarium
sp. và Phytophthora sp. đều gây ra triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka. Trong đó,
chủng đồng thời 3 tác nhân tuyến trùng Pratylenchus spp., nấm Fusarium sp. và
Phytophthora sp. thì bệnh trầm trọng hơn chủng đơn hay chủng kết hợp 2 tác nhân với
nhau.


v
 


MỤC LỤC

Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................................2
1.2.1Mục đích ..................................................................................................................2
1.2.2Yêu cầu 2
1.3Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................................3
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................4
2.1Sơ lược về chanh Volka - Citrus volkameriana .........................................................4
2.2Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi và tác nhân ..............................................................4
2.2.1Một số nghiên cứu trong nước.................................................................................4
2.2.2Một số nghiên cứu ngoài nước ................................................................................6
2.3Tổng quan về tuyến trùng Pratylenchus spp. .............................................................7
2.3.1Phân loại ..................................................................................................................7
2.3.2Sơ lược về đặc điểm hình thái và sinh học của tuyến trùng Pratylenchus spp. ......7
2.3.3Phân bố và phổ kí chủ của tuyến trùng Pratylenchus spp. ....................................10
2.3.4Phương thức gây hại của tuyến trùng Pratylenchus spp. ......................................11
2.4Sơ lược về nấm Fusarium sp. ...................................................................................12
2.4.1Phân loại ................................................................................................................12
2.4.2Đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp. ............................................................12



vi
 

2.4.3Sự phân bố và phổ kí chủ ......................................................................................13
2.4.4Đặc điểm và điều kiện gây hại của nấm Fusarium sp. đối với cây trồng .............14
2.4.5Quá trình xâm nhiễm của nấm Fusarium sp. ........................................................14
2.5Sơ lược về nấm Phytophthora sp. ............................................................................15
2.5.1Phân loại (theo Hawksworth và ctv, 1995) ...........................................................15
2.5.2Đặc điểm hình thái, sinh học và điều kiện gây hại ................................................15
2.5.3Sự phân bố và phổ kí chủ ......................................................................................16
2.5.4Tác hại do Phytophthora sp...................................................................................17
2.6Sự tương tác gây hại cây trồng giữa tuyến trùng và nấm .........................................17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................20
3.1Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................20
3.2Nội dung nghiên cứu ................................................................................................20
3.3Vật liệu và phương tiện nghiên cứu .........................................................................20
3.4Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................22
3.4.1Phương pháp điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ, thu mẫu và trích lọc tuyến
trùng Pratylenchus spp. .................................................................................................22
3.4.2Phương pháp xác định mật số của tuyến trùng Pratylenchus spp. ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của chanh Volka ...............................................................23
3.4.3Đánh giá ảnh hưởng của mật số bào tử ở 2 dòng nấm Fusarium sp. và
Phytophthora sp. đến sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka ...............26
3.4.4Đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa tuyến trùng Pratylenchus spp. và nấm
Fusarium sp., Phytophthora sp. trong sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh
Volka

30


3.4.5Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................33
4.1Tình hình bệnh vàng lá thối rễ và kết quả trích lọc tuyến trùng trên các vườn cam
sành sử dụng gốc ghép chanh Volka .............................................................................33
4.2Ảnh hưởng của mật số tuyến trùng Pratylenchus spp. đến sự sinh trưởng và
pháttriển của chanh Volka .............................................................................................38
4.3Kết quả ảnh hưởng của mật số bào tử nấm Fusarium sp. và Phytophthora sp. đến
sự sinh trưởng và phát triển của chanh Volka ...............................................................44


vii
 

4.4 Ảnh hưởng tương tác giữa tuyến trùng Pratylenchus spp. và nấm Fusarium sp.,
Phytophthora sp. trong sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka .............54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................61
5.1Kết luận.....................................................................................................................61
5.2Đề nghị .....................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63
PHỤ LỤC ......................................................................................................................68


viii
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
CCM: cây có múi
Ctv: cộng tác viên

CV: Coefficient of Variation - Độ lệch tiêu chuẩn tương đối
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
F. solani: Fusarium solani
P. coffeae: Pratylenchus coffeae
P. citrophthora: Phytophthora citrophthora
PDA: Potato Dextrose Agar
VCAQMN: Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
VLTR: vàng lá thối rễ
WA: Water Agar


ix
 

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm xác định mật số của tuyến trùng
Pratylenchus spp. ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chanh Volka ........24
Bảng 3.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật số bào tử
nấm Fusarium sp. đến sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka ..............26
Bảng 3.3 Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật số
bào tử nấm Phytophthora sp. đến sự biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ chanh Volka
.......................................................................................................................................28
Bảng 3.4 Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa tuyến
trùng Pratylenchus spp. và nấm Fusarium sp., Phytophthora sp. ................................31
Bảng 4.1: Kết quả điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ trên các vườn cam sành sử
dụng gốc ghép chanh Volka tại Cái Bè - Tiền Giang ....................................................36
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật số Pratylenchus spp. đến sự sinh trưởng và phát triển
của chanh Volka và các chỉ tiêu theo dõi về tuyến trùng ở 13 tuần sau chủng .............42
Hình 4.5: Tuyến trùng Pratylenchus spp. trong vỏ rễ chanh Volka sau nhuộm rễ. .....44
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật số bào tử nấm Fusarium sp. đến sự sinh trưởng và phát

triển của chanh Volka ở 11 tuần sau chủng ...................................................................45
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật số bào tử nấm Phytophthora sp. đến sự sinh trưởng và
phát triển của chanh Volka ở 11 tuần sau chủng ...........................................................49
Bảng 4.5: Ảnh hưởng kết hợp giữa Pratylenchus spp. và nấm Fusarium sp.,
Phytophthora sp. lên sự sinh trưởng và phát

triển của chanh Volka và các chỉ

tiêu theo dõi về tuyến trùng Pratylenchus spp. ở 9 tuần sau chủng ..............................58


x
 

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Tuyến trùng Pratylenchus spp....................................................................21
Hình 3.2: Nấm Fusarium sp. ......................................................................................21
Hình 3.3: Nấm Phytophthora sp.................................................................................22
Hình 4.3: Tán lá chanh Volka sau 13 tuần chủng tuyến trùng Pratylenchus spp. so
với đối chứng. ..............................................................................................................40
Hình 4.4: Hệ thống rễ chanh Volka sau 13 tuần chủng tuyến trùng Pratylenchus spp.
so với đối chứng. .........................................................................................................41
Hình 4.6: Tán lá chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Fusarium sp. ........................46
Hình 4.7: Hệ thống rễ chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Fusarium sp. so với đối
chứng ...........................................................................................................................47
Hình 4.8: Hệ thống rễ chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Fusarium sp. ..............48
Hình 4.9: Tán lá chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Phytophthora sp. ..................50
Hình 4.10: Hệ thống rễ chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Phytophthora sp. so với
đối chứng .....................................................................................................................51

Hình 4.11: Hệ thống rễ chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Phytophthora sp. .......52
Hình 4.12: Tán lá chanh Volka sau 11 tuần chủng nấm Fusarium sp. và
Phytophthora sp. .........................................................................................................53
Hình 4.13: Tán lá chanh Volka sau 9 tuần chủng tuyến trùng Pratylenchus spp. .....55
Hình 4.14: Hệ thống rễ chanh Volka của các nghiệm thức chủng Pratylenchus spp.
và Fusarium sp., Phytophthora sp. .............................................................................57
Hình 4.15: Triệu chứng rễ nứt ở nghiệm thức (Pra + Phy) ........................................59


1
 

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, cây có múi thuộc họ Rutaceae phát triển mạnh tại vùng
ĐBSCL với diện tích gần 80.000 ha, và sản lượng khoảng 532.000 tấn/năm. Cây có
múi là một trong những loại cây trồng có nhiều lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho nhà vườn (baonongnghiep, 2008). Mặc dù diện tích gia tăng nhưng năng suất đạt
được của các vườn trồng cây có múi thường rất bấp bênh, nông dân gặp rất nhiều khó
khăn trong canh tác, không những do vấn đề giá cả mà còn do vấn đề dịch hại gây ra
trên cây có múi.
Bệnh vàng lá thối rễ là một bệnh phổ biến và là nguyên nhân làm cho các vườn
cây có múi ở các tỉnh ĐBSCL thiếu tính bền vững. Trong đó, tuyến trùng cũng là một
trong các tác nhân gây hại quan trọng (Reddy và Singh, 1979). Trên thế giới có
khoảng hơn 40 loài tuyến trùng gây hại cây có múi.
Năm 2000, khoảng trên 1.300 ha quýt tiều Lai Vung bị chết do bệnh vàng lá
thối rễ. Trong các năm 2001 - 2004, vùng trồng cam mật tại hai huyện Trà Ôn và Tam
Bình của tỉnh Vĩnh Long cũng bị bệnh thối rễ và chết dần. Theo đánh giá của cán bộ
địa phương số cây bị chết có thể lên đến 40% diện tích cam của hai huyện tại thành

phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, bệnh vàng lá thối rễ cũng gây hại khá nghiêm trọng ở
các vườn trồng cam và quýt đường (Phạm Văn Kim, 2004).
Trước tình hình trên để hạn chế bệnh vàng lá thối rễ của các vườn cây có múi ở
ĐBSCL thì một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là chọn trồng giống có gốc ghép
kháng bệnh. Và hiện nay loại gốc ghép được sử dụng phổ biến nhất tại ĐBSCL là cây
chanh Volka. Sở dĩ, chanh Volka được chọn làm gốc ghép là do nó có một số ưu điểm
như sinh trưởng mạnh, dễ tương dung, chịu đất thịt pha cát, chống chịu bệnh Tristeza,
làm cho cây mọc mạnh, ra quả sớm, năng suất cao, quả to (Nguyễn Văn Kế, 2008).

 


2
 

Phạm Văn Kim (1997) đã chứng minh tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ của
cam mật (Citrus cinensis) và quýt tiều (C. reculata) là do nấm Fusarium solani. Đến
năm 2002, Lê Thị Thu Hồng và Lâm Thị Mỹ Nương cho rằng nguyên nhân gây ra
bệnh vàng lá thối rễ quýt Hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp chủ yếu là do nấm Fusarium,
Phytophthora và Pythium. Bên cạnh đó, cũng có sự hiện diện của các loại tuyến trùng
hại rễ như Pratylenchus cofeae, Radopholus similis, Tylenchulus semipenetrans,
Meloidogyne sp.. Theo những ghi nhận gần đây thì tuyến trùng Pratylenchus spp. hiện
diện rất phổ biến và với mật số rất cao trong rễ cây có múi bị vàng lá thối rễ mà đặc
biệt là những vườn cây có múi sử dụng gốc ghép là chanh Volka.
Vì vậy, đề tài “Điều tra tình hình bệnh vàng lá thối rễ và kiểm chứng tác
nhân gây bệnh vàng lá thối rễ chanh Volka (Citrus volkarmeriana)” được thực
hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Đề tài được tiến hành nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp

theo về biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.
1.2.2 Yêu cầu
− Chuẩn bị chậu, đất và trồng chanh Volka từ cành giâm.
− Thu mẫu và trích lọc tuyến trùng Pratylenchus spp. từ rễ cây có múi phục vụ cho
các thí nghiệm chủng bệnh nhân tạo trong nhà lưới.
− Phân lập nấm Fusarium sp. từ rễ cây có múi biểu hiện triệu chứng vàng lá thối rễ.
− Nhân sinh khối nấm Fusarium sp.và Phytophthora sp., trong điều kiện in vitro.
− Tiến hành chủng tuyến trùng Pratylenchus spp., nấm Fusarium sp., Phytophthora
sp. vào gốc chanh Volka con bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo vào đất.
− Theo dõi ảnh hưởng của tuyến trùng Pratylenchus spp. và nấm Fusarium sp.,
Phytophthora sp. đến sự sinh trưởng và sống sót của chanh Volka trong điều kiện nhà
lưới.
− Điều tra và trích lọc tuyến trùng Pratylenchus spp. trên cây cam sành sử dụng gốc
ghép chanh Volka tại huyện Cái Bè - Tiền Giang.
 


3
 

1.3 Giới hạn nghiên cứu
− Chỉ tiến hành điều tra bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam sành sử dụng gốc ghép
chanh Volka tại huyện Cái Bè - Tiền Giang.
− Chỉ kiểm chứng 3 tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ là tuyến trùng Pratylenchus
spp., nấm Fusarium sp. và Phytophthora sp.
− Các thí nghiệm chủng bệnh nhân tạo được tiến hành trong điều kiện nhà lưới.

 
 
 

 

 


4
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về chanh Volka - Citrus volkameriana
Giống chanh Volka (Citrus volkameriana) là giống lai giữa chanh tây và cam
chua, có nguồn gốc từ Ý (Nguyễn Thanh Bình và ctv, 2007). Chanh Volka là loại gốc
ghép “đa năng” nhất là khi ghép với chanh, chanh ta và một số cây có múi khác
(Nguyễn Công Thiện và ctv, 1999).
Theo Castle và ctv (1993) chanh Volka được chọn làm gốc ghép là do nó có các
đặc tính: sinh trưởng tốt, dễ ghép, dễ nhân giống, tỉ lệ nảy mầm cao, dễ giâm cành, gốc
ghép tạo nên tổ hợp với giống được ghép, độ đồng đều cao: giống đa phôi, thích nghi
điều kiện nơi trồng như đất đai, nguồn nước, thời tiết và cuối cùng là kháng và chống
chịu với một số dịch hại nguy hiểm. Ngoài ra, nó có khả năng kháng các muối clorua,
thích ứng tốt với các vùng đất khô hạn nhưng cần các loại đất thoáng khí, chịu đựng
trung bình ở đất nặng và chịu đựng kém các loại đất yếm khí, không thông thoáng
(Nguyễn Công Thiện và ctv, 1999).
Loại gốc ghép chanh Volka này kháng tốt bệnh chảy mủ do Phytophthora và nó
tạo nên các tổ hợp kháng các bệnh virus (Tristeza, exocortis), chống chịu bệnh sẹo
ghẻ, nhưng lại mẫn cảm với bệnh cháy lá (Nguyễn Công Thiện và ctv, 1999). Tuy
nhiên, Labuschagne và ctv (1996) cho rằng chanh Volka là giống rất mẫn cảm với nấm
Fusarium solani.
2.2 Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi và tác nhân
2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước

Phytophthora citrophthora được ghi nhận lần đầu tiên trên cam ở vùng ĐBSCL
vào năm 1950 và sau đó không được quan sát thấy, cho đến tận năm 1970 đã được tìm
thấy trên cây cam ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Sau đó, bệnh đã nhanh
 


5
 

chóng lan rộng và hiện nay có ảnh hưởng đến quả của tất cả các vùng như Thanh Trà
(Thừa Thiên Huế), Ninh Bình, Tiền Giang (Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, 2005).
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Kim và ctv (1997) đã chứng minh tác
nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cam mật (Citrus sinensis) và quýt tiều (Citrus
reticulata) qua các bước của quy trình Koch đã công bố tác nhân gây bệnh là do nấm
F. solani.
Đến năm 2002, Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh cho rằng tác nhân
gây ra bệnh vàng lá thối rễ là do nấm F. solani tấn công vào chóp rễ và làm thối rễ.
Nếu cây bị ngập úng làm rễ suy yếu hoặc do tuyến trùng (Pratylenchus coffeae,
Radopholus similes, Tylenchulus semipenetrans, Meloidogyne sp.) chích hút tạo vết
thương và từ đó nấm (Fusarium spp., Phytophthora sp., Pythium sp.) tấn công gây hại
làm cây bị bệnh trầm trọng và chết nhanh hơn. Ngoài ra, nấm còn kích thích cây tạo ra
ethylene làm lá vàng nhanh và rụng sớm.
Lê Thị Thu Hồng và Lâm Thị Mỹ Nương (2002) cho rằng bệnh vàng lá chết
nhanh trên quýt tiều tại Lai Vung - Đồng Tháp là do Fusarium sp., Phytophthora sp.,
Pythium sp. và bên cạnh đó cũng có sự xuất hiện của tuyến trùng ký sinh. Trong đó
Fusarium solani là tác nhân quan trọng. Ngoài ra, do bệnh vàng lá thối rễ thường kết
hợp với các bệnh Greening và Tristeza nên gây triệu chứng chết nhanh cho cây quít
tiều.
Dương Minh và ctv (2003) đã chủng Koch trên cây quýt tiều con với biện pháp
trồng cây con trên đất không hữu cơ và chủng vào bào tử nấm F. solani với mật số

105/300 gram đất và có kết luận là nấm F. solani là tác nhân gây bệnh VLTR trên cây
có múi tại các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang.
Theo kết quả điều tra và phân lập các vườn cây có múi tại huyện Châu Thành,
Cái Bè (Tiền Giang), huyện Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh (Vĩnh Long), phường Long
Tuyền (Tp. Cần Thơ) và Lai Vung (Đồng Tháp) cho thấy hầu hết các vườn bị vàng lá
thối rễ do tập đoàn nấm đất gây ra như: Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora trong
đó Fusarium có tần số xuất hiện cao nhất và có sự hiện diện của tuyến trùng
 


6
 

Pratylenchus sp., Tylenchulus sp., Radopholus sp., Meloidogyne sp., …(Nguyễn Ngọc
Anh Thư và ctv, 2005).
Nguyễn Ngọc Anh Thư và Nguyễn Văn Hòa (2006) đã tiến hành thử nghiệm khả
năng nhiễm P. nicotianae và F. solani trên 8 giống cây có múi trong điều kiện phòng
thí nghiệm. Kết quả trong đĩa Petri và trong ly nhựa cho thấy nấm P. nicotianae gây
hại nặng hơn và phát triển nhanh hơn nấm F. solani.
2.2.2 Một số nghiên cứu ngoài nước
Theo báo cáo của Siddiqi (1964) hầu hết cây có múi ở Ấn Độ, Nhật và Mỹ bị thối
rễ là do P. coffeae.
Theo Timmer và ctv (1979) thì ở Florida, F. oxysporum là nguyên nhân gây héo
và chết ngọn ở chanh Mexico. Còn F. solani chủ yếu tấn công vào bộ rễ (Agrios,
2004).
Sự kết hợp giữa F. solani và P. parasitica hay giữa F. solani và P. citrophthora
đều gây VLTR cây có múi nhưng phụ thuộc vào thời điểm chủng F. solani hay
Phytophthora spp.. Chủng F. solani và P. parasitica hay giữa F. solani và P.
citrophthora thì mức độ thối rễ sẽ nặng hơn so với chỉ chủng P. citrophthora hay P.
parasitic. Chủng F. solani vào đất trước sau đó nhúng rễ cây vào dung dịch chứa động

bào tử của Phytophthora rồi trồng cây lại vào chậu đất đã chủng F. solani. Nhưng
bệnh thối rễ không tăng khi chủng Fusarium và Phytophthora cùng lúc hay khi chủng
Fusarium trước. Ở hầu hết các thí nghiệm nhưng không phải tất cả các thí nghiệm, F.
solani làm giảm sự phát triển chiều cao cây hay chiều dài rễ (Dandurand and Menge,
1992).
Labuschagne và ctv (1996) cho rằng nấm Fusarium solani tấn công và gây hại
nặng trong điều kiện bất lợi kéo dài. Bệnh thối rễ cây có múi do nấm Fusarium solani
sẽ nặng hơn trong điều kiện ngập nước, bón nhiều phân ure, tinh bột dự trữ trong rễ
giảm và có sự hiện diện của tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans.

 


7
 

Olsen và ctv (2000) cho rằng bệnh vàng lá thối rễ cây có múi xảy ra khi cây bị
suy yếu gặp điều kiện ngập úng và các điều kiện bất lợi kéo dài như thừa phân, tuyến
trùng và kèm theo nhiệt độ khá cao (>25oC) là điều kiện cho nấm Fusarium phát triển
mạnh. Ngoài ra, Phytophthora parasitica và P. citrophthora là hai loại nấm gây thối
gốc phổ biến trên những giống cam quýt ở Arizona. Trong điều kiện khô ráo thì chúng
tấn công gây hại vào rễ và phần mô vỏ ở gốc cây. Còn trong điều kiện ẩm ướt, 2 loại
nấm này gây hại ở trái và mô vỏ ở thân. P. parasitica và P. citrophthora phát tán rất
nhanh do động bào tử bơi được trong nước và lây lan nhờ nước mưa, nước tưới.
Những động bào tử này tấn công vào chóp rễ, làm cho rễ bị mục nát và thối đen (Olsen
và ctv., 2000).
Theo nhận định của Koizumi và ctv (2006) thì bệnh vàng lá thối rễ cây có múi là
do nấm Phytophthora tấn công gây hại trước, rồi Fusarium là nấm tấn công và gây hại
sau nhưng nấm Fusarium lại phát triển nhanh và mạnh hơn nấm Phytophthora.
2.3 Tổng quan về tuyến trùng Pratylenchus spp.

2.3.1 Phân loại
Hệ thống phân loại theo Siddiqi (2000)
Ngành: Nematoda Rudolphi, 1808
Lớp: Secernentea von Linstow, 1905
Phân lớp: Tylenchida Inglis, 1983
Bộ: Tylenchida Thorne, 1949
Bộ phụ: Tylenchina Thorne, 1949
Liên họ: Hoplolaimoidea Filipjev, 1934
Họ: Pratylenchidae Thorne, 1949
Phân họ: Pratylenchidae Thorne, 1949
Giống: Pratylenchus Filipjev, 1936.
2.3.2 Sơ lược về đặc điểm hình thái và sinh học của tuyến trùng Pratylenchus spp.
Đặc điểm hình thái
Pratylenchus cả con đực lẫn con cái đều có dạng giun tròn, dài từ 0,4 - 0,7 mm
và đường kính 20 - 25 µm (Agrios, 2004). Chiều dài cơ thể ở những loài Pratylenchus
 


8
 

có giá trị khác nhau, chiều dài trung bình là 0,5 mm ở loài P. neglectus, ngắn nhất là
0,36 mm ở P. angulatus và dài nhất là 0,74 mm ở P. morettoi, P. coffeae dài không
quá 1mm (Castillo và ctv, 2007). Cơ thể con cái thẳng hoặc hơi cong về phía bụng. Cơ
thể P. coffeae đực thường mảnh hơn con cái (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ
Thanh, 2000).
P. coffeae có đặc trưng là vùng đầu ngắn và phẳng, vùng môi được chia thành 2
- 4 đốt (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000).
Kim chích của Pratylenchus thì ngắn và khỏe. Chiều dài kim chích ở những
loài Pratylenchus khác nhau khoảng 1 - 3 µm. Chiều dài kim chích là 1,8 µm ở P.

brachyurus và P. penetrans; 2,4 µm ở loài P. vulnus, P. coffeae và P. scribneri; 3,0
µm ở P. Zeae (Castillo và ctv, 2007).
Theo Castillo và ctv (2007) đuôi Pratylenchus có các hình dạng như hình chóp
đầu tròn , hình ngón đầu nhọn, hình chóp đầu nhọn, hình bán cầu, hình chóp cụt, hình
ngón đầu tròn; còn đỉnh đuôi thì có vòng, khe hay trơn. P. brachyurus, P. scribneri, P.
coffeae thì đuôi có dạnh hình chóp, đỉnh đuôi tròn và nhẵn. P. brachyurus có đỉnh đuôi
dài hơn 2 loài còn lại, đỉnh đuôi có lớp cutin dày và trong suốt. P. zeae, P. penetrans
và P. vulnus có những hình dạng đuôi khác nhau. P. zeae thì hình dạng đuôi có những
dạng khác nhau như hình ngón đỉnh tròn, nhẵn, hình chóp đỉnh tròn, nhẵn, hình ngón
đỉnh nhọn có khe. Đuôi của P. vulnus dạng nhọn và hình chóp cụt với nhiều loại khác
nhau đỉnh bầu, trơn và có vòng đốt.
P. coffeae có tuyến thực quản kéo dài che phủ ruột. Con cái có lỗ sinh dục cái ở
phía dưới đuôi khoảng 70 - 80% chiều dài cơ thể tính từ đầu. Cơ thể con cái thẳng
hoặc hơi cong về phía bụng. Khoảng cách từ lỗ sinh dục cái đến lỗ hậu môn bằng 3 - 4
lần đường kính cơ thể. Đuôi con P. coffeae cái bằng, đỉnh đuôi nhẵn. Con P. coffeae
đực đuôi hình chóp, gai sinh dục cong về phía bụng, tuyến sinh dục đực chiếm ½ chiều
dài cơ thể. Cánh đuôi của con đực kéo dài đến tận cùng mút đuôi, đường viền của đuôi
hơi nhăn nheo như dạng sóng (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000).

 


9
 

Đặc điểm sinh học
Pratylenchus spp. là tuyến trùng nội kí sinh di động hút dinh dưỡng cây kí chủ,
sinh sản và di chuyển tự do trong mô cây. Cả con đực, con cái, ấu trùng Pratylenchus
đều tấn công và gây hại rễ. Sau khi xâm nhập vào rễ, chúng di chuyển gây hại giữa các
mô rễ, đẻ trứng vào mô rễ. Trứng nở và tiếp tục vòng đời khoảng 27 ngày ở 27 - 30oC

(Brown và ctv, 1997). Pratylenchus là tuyến trùng di động với khả năng di chuyển 1 2 m từ vùng rễ mà chúng gây hại. Sự xuất hiện của nó trong đất và cây trồng chỉ khi
nước, cấu trúc đất thích hợp và nhiệt độ đất nằm trong phạm vi hoạt động (Castillo và
ctv, 2007).

™ Vòng đời
Cũng như tất cả các loài tuyến trùng kí sinh cây trồng vòng đời Pratylenchus
trải qua 6 giai đoạn: trứng, 4 giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Vòng đời Pratylenchus
kéo dài từ 3 - 8 tuần tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ và độ ẩm. Con
cái đẻ từng trứng hoặc thành nhóm nhỏ trong rễ hoặc trên bề mặt rễ cây kí chủ trong
đất (Castillo và ctv, 2007).
Chủng Pratylenchus coffeae với mật số ban đầu 140 con, sau chủng 2 tháng mật
số đạt 7653 con/1g rễ. Tuyến trùng Pratylenchus coffeae làm trọng lượng tươi của
Citrus jambhiri giảm 38% và trọng lượng rễ giảm 47% (Radewald và ctv. 1971).
Vòng đời của Pratylenchus được nghiên cứu trên một vài cây kí chủ ở điều kiện
phòng thí nghiệm như sau: trên cỏ 3 lá đỏ Pratylenchus penetrans đã hoàn thành 1 thế
hệ trong 54 - 65 ngày và 1 con cái đẻ ra 16 - 35 trứng với tỷ lệ 1 - 2 trứng /ngày. Vòng
đời của P. vulnus trên những đĩa cà rốt dưới những điều kiện kiểm soát mất 3 - 4 tuần
(Castillo và ctv, 2007). Theo báo cáo của O’Bannon và Tomerlin (1969) khi chủng vào
cây con C. limon mật số số 20 P. coffeae thì sau 36 tuần mật số tăng lên 10.000 P.
coffeae/g rễ.
Vòng đời của P. coffeae khoảng 30 ngày (Whitehead, 1998). Đối với P. coffeae
thì tất cả các dạng ấu trùng và thành trùng đều có khả năng xâm nhập vào trong rễ.
Chúng có thể rời khỏi mô rễ bất cứ lúc nào, sống một thời gian trong đất và tìm đến
 


10
 

vật chủ mới, sau khi xâm nhập vào trong rễ chúng có thể sinh sản nhanh và tăng số

lượng lên rất lớn. Toàn bộ chu kỳ sống của tuyến trùng P. coffeae có thể xảy ra trong
mô thực vật (Nguyễn Ngọc Châu và ctv, 2001). Thời gian yêu cầu để hoàn thành vòng
đời thay đổi đáng kể phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.

™ Nhiệt độ
Tuyến trùng Pratylenchus là sinh vật biến nhiệt, do đó nhiệt độ ảnh hưởng tiến
trình sinh lý như sự di chuyển, phát triển và sinh sản. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển
của các loài Pratylenchus là khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh sản của P. coffeae
trên rễ Citrus jambhiri là 29,5oC (Radewald và ctv, 1971).

™ Ẩm độ đất
Độ ẩm đất là cần thiết cho tiến trình sống của Pratylenchus và là yếu tố quan
trọng trong quá trình tăng mật số của tuyến trùng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ẩm độ
đất và hoạt động của tuyến trùng cho thấy rằng 70 - 80% đất trồng có khả năng cung
cấp điều kiện tốt nhất. P. coffeae có thể tồn tại 8 tháng trong đất ẩm khi không có mặt
cây kí chủ (Colbran, 1954).

™ pH đất
Đất chua là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến trùng.
Tuyến trùng Pratylenchus thích nghi rộng với nhiều mức pH khác nhau của đất và vì
vậy mật số nó vẫn tăng ở điều kiện pH thấp. Có một vài nghiên cứu cho biết pH tốt
nhất cho những loài Pratylenchus tùy thuộc vào cây kí chủ (Castillo và ctv, 2007).
2.3.3 Phân bố và phổ kí chủ của tuyến trùng Pratylenchus spp.
Pratylenchus xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có phổ kí chủ rộng.
Pratylenchus vulnus xuất hiện trên cây có múi ở nước Ý và California. Chúng tấn công
gây hại rễ của nhiều loại cây trồng như ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái...(Agrios, 2004). Ở
Australia, những loài Pratylenchus gây hại quan trọng như Pratylenchus brachurus,
Pratylenchus thornei, Pratylenchus neglectus, Pratylenchus penetrans, Pratylenchus
zeae (Brown và ctv, 1997).
 



11
 

Pratylenchus coffeae phân bố rộng khắp thế giới, và gây hại nghiệm trọng ở cà
phê, chuối và các cây họ cam chanh và nhiều loại cây trồng khác. Pratylenchus zeae
là loài phân bố toàn cầu, tuy nhiên ít phổ biến hơn ở vùng ôn đới. Kí sinh trên nhiều
loại cây trồng họ hòa thảo (Poaceae) như ngô, kê, lúa, lúa miến, mía, thuốc lá, lạc và
cây cỏ khác. Ở Việt Nam theo những loài P. coffeae, Helicotylenchus multicinctus,
Meloidogyne incognita và Meloidogyne javanica được tìm thấy gây hại trên chuối ở
Việt Nam (Chau và ctv, 1997; Van den Bergh và ctv, 2002).
Pratylenchus penetrans kí sinh gây hại gần 400 loài cây trồng quan trọng (Evans
và ctv, 1993) và phân bố toàn cầu, tuy nhiên ít phổ biến hơn vùng ôn đới. Loài này là
một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng và phổ biến trong đất ảnh hưởng đến
sinh trưởng và năng suất cây dâu tây ở Đông Bắc Mỹ (LaMondia and Martin, 1989).
2.3.4 Phương thức gây hại của tuyến trùng Pratylenchus spp.
Pratylenchus spp. thuộc chi tuyến trùng nội ký sinh di động, chích hút, sinh sản
trong rễ và là loài ký sinh bắt buộc di chuyển tự do trong rễ, xuyên qua các thớ rễ và
chỉ sống trong vỏ rễ. P. coffeae tấn công lan rộng trên vỏ rễ. Nhưng vỏ rễ chỉ bị thiệt
hại khi mật số tuyến trùng này rất cao cùng xâm nhập vào tại cùng một vị trí
(Radewald và ctv, 1971). Pratylenchus tấn công tất cả các gốc ghép cây có múi thương
mại (Timmer và ctv, 2000).
Tất cả các giai đoạn sinh trưởng của Pratylenchus spp. (trừ giai đoạn trứng và ấu
trùng tuổi 1 nằm trong vỏ trứng) đều có khả năng tấn công và rời bỏ rễ. Đối với P.
coffeae trước khi xâm nhập vào rễ cây nó thường tấn công ở bề mặt rễ và dùng kim
chích châm vào rễ. Khi kim chích đã cấm được vào bên trong tế bào tuyến trùng bắt
đầu tiết men tiêu hóa và hòa tan các chất trong tế bào để dinh dưỡng. Bằng sự co bớp
của diều giữa, tuyến trùng P. coffeae hút thức ăn đã tiêu hóa vào ruột. Quá trình dinh
dưỡng của tuyến trùng tiếp tục xảy ra bằng sự châm chích nhiều lần như vậy, kết quả

làm cho rễ bị hủy hoại một phần. Men tiêu hóa do tuyến trùng tiết ra cũng làm trương
nở nhân tế bào rễ (Whitehead, 1998).
Theo Nguyễn Ngọc Châu và ctv (2001) thì tuyến trùng P. coffeae xâm nhập vào
bên trong mô vỏ rễ, di chuyển song song với trụ giữa và dinh dưỡng theo kiểu chu kỳ.
 


12
 

Trong quá trình di chuyển nó châm chích vào thành tế bào làm cho thành tế bào bị cắt
và tuyến trùng di chuyển đến thành tế bào tiếp theo. Sự di chuyển như vậy làm cho tế
bào chất bị tách khỏi các vách tế bào làm cho các tế bào bị chết. Đôi khi tuyến trùng
còn nằm cuộn lại bên trong tế bào. Khi tuyến trùng xâm nhập vào rễ để hút dinh dưỡng
đã làm cho rễ bị thương tổn, và do đó theo sau sự gây hại của tuyến trùng thường là
các vi sinh vật gây hại khác, đặc biệt là các loài nấm. Khi tuyến trùng P. coffeae xâm
nhập vào rễ thì mật số tuyến trùng trong đất thường giảm xuống. Khi nấm tấn công
theo vết loét do tuyến trùng tạo ra thì rễ cây bị thối và trở nên không còn ưa thích với
tuyến trùng nữa, lúc này tuyến trùng thường phát tán từ rễ ra ngoài đất
2.4 Sơ lược về nấm Fusarium sp.
2.4.1 Phân loại
Ngành: Ascomycota
Lớp: Hyphomycetes (Barnett and Hunter, 1998)
Bộ: Moniliales
Họ: Moniliaceae (Nirenberg and O’Donnell, 1998)
Giống: Fusarium
( />2.4.2 Đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp.
Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu
nâu khi già. Hình dạng bào tử là một chỉ tiêu quan trọng giúp phân biệt chính xác các
loài Fusarium (Seifert, 1996). Theo Burgess và ctv (2009) có thể phân biệt được một

số loài khác nhau của Fusarium spp. dựa vào sắc tố của sợi hay tản nấm mọc trên môi
trường chuyên biệt.
Một số loài Fusarium có giai đoạn sinh sản hữu tính nhưng phần lớn các loài
Fusarium có hình thức sinh sản vô tính là chính. Ở hình thức sinh sản vô tính thì
Fusarium tạo ra các loại bào tử như: đại bào tử, tiểu bào tử và hậu bào tử.
Đại bào tử dài, nhiều nhân, hình liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống bào tử.
Phần lớn đại bào tử của các loài Fusarium đều có từ 3 - 7 vách ngăn ngang, số ngăn
 


13
 

ngang thường khác nhau ở các loài Fusarium và ở một số loài Fusarium có vách ngăn
không xác định được rõ ràng (Keith Seifert, 1996).
Tiểu bào tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình oval, hình thận, hình trứng
ngược, hình quả lê, hình cầu. Tiểu bào tử có từ 1 - 2 tế bào, có kích thước bé, không
màu và không có vách ngăn ngang (Cao Ngọc Điệp và ctv, 2010).
Trong khi đó, hậu bào tử có hình tròn hoặc hình trứng là cơ quan lưu tồn của
nấm. Hậu bào tử có lớp vách dầy, có khi xù xì, chịu đựng tốt với điều kiện khắc nghiệt
của môi trường và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm cho ra sợi nấm mới (Phạm
Văn Kim, 1998). Theo Keith Seifert (1996) hậu bào tử có thể được sinh ra đơn độc,
thành đôi, thành chuỗi hay thành cụm.
2.4.3 Sự phân bố và phổ kí chủ
Theo Bùi Xuân Đồng (1986), thì nấm bệnh phân bố rất rộng trên khắp thế giới,
Fusarium gây thiệt hại trên các loại cây trồng và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đặc
biệt ở vùng Châu Phi, Châu Mỹ và các nước như Australia, Panama, Mỹ, Philippines,
Đài Loan và các nước Đông Nam Á. F. solani có phổ kí chủ rộng bao gồm 66 họ cây
trồng như lê tàu, cây có múi, dưa gang tây, tiêu, khoai tây….
Fusarium có rất nhiều loài khác nhau nên khả năng kí chủ rất rộng trên nhiều

loại cây trồng khác nhau như: cây ăn quả, cây rau màu và một số cây trồng khác và có
thể sống trong đất trong một thời gian dài, trong xác bã thực vật dưới nhiều dạng khác
nhau, bào tử nấm có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt một thời gian dài
sau đó gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ phát triển và lây lan (Bùi Xuân Đồng, 1986).
F. solani gây bệnh thối khô cây có múi phân bố ở một số nơi trên thế giới như
California, đảo Canary, Ý, Arizona, Florida, Brazil, Nam Châu Phi. Bên cạnh đó, F.
oxysporum cũng là tác nhân gây bệnh trên nhiều loài cây như ngũ cốc, cây có múi, cà
chua, khoai tây, dưa chột và một số loại cây khác (Agrios, 2004).

 


14
 

2.4.4 Đặc điểm và điều kiện gây hại của nấm Fusarium sp. đối với cây trồng
Thối rễ do nấm Fusarium sẽ nặng hơn trong điều kiện ngập nước, tỉ lệ
ammonium nitrate cao và được tưới phân ure, khả năng dự trữ tinh bột của rễ bị yếu
cùng với sự hiện diện của tuyến trùng Tylenchus semipenetrans. Những nòi gây bệnh
thu được từ rễ cây có múi ở Nam Phi có thể sản xuất ra chất độc naphthazarin và gây
độc cho cây có múi (Labuschagne và ctv, 1996).
Theo Phạm Văn Kim (1998), nấm Fusarium spp. hiện diện khắp nơi trong đất
và là nấm kí sinh cơ hội. Khi rễ cây trồng bị tổn thương, chúng có thể tấn công và gây
hại nặng nề. Khi cây ra trái, trái rất dễ rụng vì vậy làm giảm năng suất rất lớn (Lê Thị
Thu Hồng và ctv, 2002). Nấm F. solani dễ tấn công và gây hại nghiêm trọng khi pH
đất thấp (4,3 - 4,5) kết hợp với tình trạng cây trồng gặp điều kiện bất lợi kéo dài (Phạm
Văn Kim, 2003). F. oxysporum gây bệnh héo do tắc bó mạch, trong khi F. solani chủ
yếu gây thối rễ và cổ rễ.
2.4.5 Quá trình xâm nhiễm của nấm Fusarium sp.
Labuschagne và ctv (1996) cho rằng nấm Fusarium solani có chứa nhiều độc tố

chủ yếu là fusaric acid, độc tố này kiềm hãm hoạt động của hệ thống enzyme cây kí
chủ phá vỡ độ thẩm thấu của màng tế bào và kiềm hãm hoạt động hô hấp của cây làm
giảm mức độ đề kháng của cây.
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) cho biết độc tố Fusarinic,
Fumonisis B1, Fumonisis B2 do nấm Fusarium tiết ra đã kiềm hãm hoạt động của hệ
thống enzyme và hoạt động hô hấp, phá vở quá trình trao đổi chất, giảm tính thấm của
màng tế bào và làm giảm sức đề kháng của cây trồng. Sợi nấm và bào tử vô tính của
nấm Fusarium nảy mầm trong tàn dư cây bệnh và đất xâm nhiễm vào rễ con còn non
và lan dần vào các mạch gỗ (Burgess và ctv, 2009).

 


×