Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 2011 TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.22 KB, 120 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011
TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ VĂN TỰ
NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007-2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011
TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP



Tác giả
HỒ VĂN TỰ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VÕ THÁI DÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

LỜI CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ tôi, người đã có công sinh thành, nuôi
dưỡng và giáo dục tôi nên người và luôn dõi theo từng bước chân tôi trên con đường
học vấn.
Từ tận đáy lòng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
Võ Thái Dân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã
giúp tôi phát họa nên những ý tưởng chính cho bài khóa luận, chỉnh sửa và đưa ra
những những đánh giá sắc đáng để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt đẹp.
Trân trọng biết ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
Khoa cùng quý thầy cô khoa Nông học; Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông; Ban
quản lý Hợp tác xã An Long; Ban quản lý Hợp tác xã Tân Cường đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu, quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và thực hiện đề tài.

Bên cạnh đó tôi cũng không quên anh Tôn Thất Sĩ, cán bộ Phòng Tài chính tỉnh
Đồng Tháp; anh Lê Đức Hiền, cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp; anh
Nguyễn Minh Trung, cán bộ trạm Nông nghiệp huyện Tam Nông đã trực tiếp giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các hộ nông dân xã An Long, xã Phú Cường và xã Phú Hiệp cùng gia
đình và bạn bè đã tận tình hướng dẫn cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
HỒ VĂN TỰ


ii

TÓM TẮT

HỒ VĂN TỰ, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2011.
“Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 20102011 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”.
Giảng viên hướng dẫn: TS. VÕ THÁI DÂN
Đề tài đã được tiến hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06
năm 2011, tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả điều tra ghi nhận:
Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai tại huyện Tam Nông tương đối phù hợp với yêu
cầu sinh thái cây lúa. Trình độ học vấn chủ yếu là cấp I và cấp II lần lượt chiếm
56,7 % và 38,9 % trong tổng số 90 hộ điều tra. Diện tích đất trồng lúa chủ yếu là các
hộ dưới 1,76 ha chiếm 64,4 %, các hộ có diện tích từ 1,76 – 3,52 ha chiếm 18,9 %,
3,52 – 5,28 ha chiếm 10 % và trên 5,28 ha chiếm 5,7 %.
Kỹ thuật canh tác được cơ giới hóa từng bước trên đồng ruộng như 71,1 % nông
dân sử dụng biện pháp kéo hàng trong sạ giống, 28,9 % nông dân sạ giống bằng
phương pháp truyền thống. Lượng giống sạ có 32,2 % nông dân sử dụng lượng giống

xạ dưới 12 kg/1000m2, 60 % nông dân sử dụng giống xạ từ 14-16 kg/1000 m2, 7,8 %
nông dân sử dụng lượng giống xạ trên 16 kg/1000m2.
Phân bón:
- Phân bón lót được sử dụng chủ yếu ở các hộ ở xã Phú Hiệp là phân Lân Long
Thành chiếm 35,5 %, Lân Ninh Bình là 35,5 %, Lân Văn Điển là 29 %. Trong tổng số
90 hộ điều tra thì số hộ sử dụng phân Ure là 100 %, phân Clorua kali là 87,8 %, phân
NPK là 65,6 %, phân DAP là 43,3 %. Các giai đoạn bón thúc: Ra rễ từ 10 – 15 NSS,
thúc chồi từ 22 – 27 NSS, thúc đòng từ 42 – 50 NSS, nuôi hạt 70 – 80 NSS.


iii

Thuốc BVTV sử dụng đến 149 loại thuốc trong đó thuốc trừ bệnh chiếm 35,6 %,
trừ bệnh chiếm 35,6 %, trừ cỏ chiếm 12,8%, trừ ốc chiếm 9,3 %, thuốc điều hòa sinh
trưởng chiếm 4,0 %, thuốc diệt chuột chiếm 2,7 %.
Trong tổng số các hộ điều tra thì hiện nay sâu hại chủ yếu là rầy nâu (Nivaparvata
lugens) và sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis) chiếm 100 %, sâu đục thân hai
chấm (Scripophaga incertulas) chiếm 26,7 %, nhện gié (Steneotarsonemus spinki)
chiếm 45,6 %, bù lạch (Stenchaetothrips biformis) chiếm 47,8 %. Bệnh hại chủ yếu là
bệnh đạo ôn (do nấm Pirycularia oryzae) chiếm 100 %, lem lép hạt (do nấm
Alternaria, Curvularia, Fusarium, Pyricularia, Helminthosporium, Vi khuẩn
Pseudomonas) chiếm 90 %, khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani) chiếm 42,2 %, vàng
lá (do Vi khuẩn Pseudomonas) 95,6 %.
Cỏ dại gây hại chủ yếu là cỏ lồng vực (Echinochloa colona), cỏ đuôi phụng
(Leptochloa chinensis), cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ cháo (Cyperus diffotmis),
cỏ tranh (Imperata cylindrical).
Các hộ chưa có thói quen ghi lại nhật ký sản xuất và chưa có kho chứa thuốc.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán cho các thương lái tiêu thụ trong tỉnh.
Hiệu quả kinh tế: trong ba giống lúa điều tra là VD 20, Jasmine 85 và IR 50404 thì
giống lúa VD 20 có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 3,98.

Từ kết quả điều tra cho thấy, người dân trồng lúa chưa áp dụng hoàn toàn khoa học
kỹ thuật và sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đầu tư
nhất là hóa chất nông nghiệp chiếm khoảng 52,1 % trong đó thuốc BVTV chiếm
13,4 % và phân bón chiếm 38,7 % trong tổng số 90 hộ điều tra.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh sách các bảng ......................................................................................... viii
Danh sách các hình .......................................................................................... x
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... xi
Chương 1 Mở đầu ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 3
Chương 2 Tổng quan tài liệu ...................................................................................... 4
2.1 Sơ lược về cây lúa ................................................................................................... 4
2.1.1 Nguồn gốc............................................................................................................. 4
2.1.2 Các vùng sinh thái trồng lúa ................................................................................ 3
2.2 Yêu cầu sinh thái ..................................................................................................... 4
2.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ................................................................................................. 5
2.2.2 Ánh sáng ............................................................................................................... 6

2.2.3 Lượng mưa ........................................................................................................... 6
2.2.4 Đất ........................................................................................................................ 6
2.3 Giá trị kinh tế của cây lúa ........................................................................................ 7


v

2.3.1 Cung cấp lương thực cho người .......................................................................... 7
2.3.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ............................................................... 7
2.3.3 Cung cấp thức ăn cho gia súc .............................................................................. 7
2.3.4 Lúa là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................................... 7
2.4 Tổng quan về các giống lúa điều tra........................................................................ 8
2.4.1 Giống lúa VD 20 (OMĐS 20) .............................................................................. 8
2.4.1.1 Nguồn gốc ......................................................................................................... 8
2.4.1.2 Đặc điểm chủ yếu của giống VD 20.................................................................. 8
2.4.1.3 Yêu cầu kỹ thuật ............................................................................................... 8
2.4.2 Giống lúa Jasmine 85 ........................................................................................... 8
2.4.2.1 Nguồn gốc ......................................................................................................... 8
2.4.2.2 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa Jasmine 85..................................................... 9
2.4.3 Giống lúa IR 50404 .............................................................................................. 9
2.4.3.1 Nguồn gốc ......................................................................................................... 9
2.4.3.2 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404 ....................................................... 9
2.4.3.3 Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404 .................................................... 10
2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn huyện Tam Nông và một số loại thuốc
bảo vệ thực vật phòng trị sâu bệnh hại ..................................................................... 10
2.5.1 Tình hình sâu hại ............................................................................................... 10
2.5.1.1 Rầy nâu .......................................................................................................... 10
2.5.1.2 Sâu cuốn lá nhỏ ............................................................................................. 10
2.5.1.3 Bọ xít hôi ........................................................................................................ 11
2.5.2 Tình hình bệnh hại ............................................................................................. 11



vi

2.5.2.1 Bệnh đạo ôn lá .......................................................................................................... 11
2.5.2.2 Bệnh cháy bìa lá ...................................................................................................... 11
2.5.2.3 Bệnh đốm nâu ........................................................................................................... 11
2.5.2.4 Bệnh đốm vằn ................................................................................................. 11
2.5.2.5 Bệnh lem lép hạt ............................................................................................ 12
2.5.2.6 Bệnh đạo ôn cổ bông ..................................................................................... 12
2.5.2.7 Bệnh sọc trong ............................................................................................... 12
2.5.2.8 Bệnh vàng lá ............................................................................................................... 12
2.5.2.9 Bệnh lúa cỏ ..................................................................................................... 12
2.5.3 Tình hình dịch hại khác ..................................................................................... 12
2.5.4 Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại phổ biến ................................................. 13
2.5.4.1 Rầy nâu....................................................................................................................................... 13
2.5.4.2 Sâu cuốn lá.................................................................................................................. 13
2.5.4.3 Bệnh đạo ôn .................................................................................................... 13
2.5.4.4 Bệnh cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn ........................................................ 14
2.6 Cỏ dại hại lúa và một số biện pháp phòng trừ ...................................................... 14
2.6.1 Phòng cỏ dại ...................................................................................................... 14
2.6.2 Một số biện pháp trừ các loại cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa ........................... 14
2.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa ở ĐBSCL hiện nay .............................. 15
2.8 Tình hình nhập khẩu phân bón tại việt nam ......................................................... 16
2.9 Biện pháp khắc phục tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam ...... 17
2.10 Quy trình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa .............................................. 18
2.10.1 Thuốc BVTV ................................................................................................... 18
2.10.2 Phân bón .......................................................................................................... 19



vii

2.11 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên
lúa ............................................................................................................................... 23
Chương 3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .................................................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ đông xuân tỉnh Đồng Tháp trong 10 năm ........... 25
3.3 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 25
3.4 Nội dung đề tài .................................................................................................... 26
3.5 Phương pháp điều tra ............................................................................................ 26
3.6 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu .................................................. 26
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 26
Chương 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 27
4.1 Kết quả điều tra về kinh tế xã hội các hộ điều tra ............................................... 27
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất lúa ở các hộ điều tra ..................... 28
4.2.1 Diện tích đất trồng lúa ....................................................................................... 28
4.2.2 Kinh nghiệm sản xuất lúa ................................................................................. 29
4.2.3 Năng xuất lúa các hộ điều tra ........................................................................... 30
4.3 Kỹ thuật canh tác .................................................................................................. 31
4.4 Nguồn giống, thời gian sinh trưởng, nguồn nước, và số lần tưới nước trên lúa vụ
Đông Xuân 2010 – 2011............................................................................................. 32
4.5 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý giống tại các hộ điều tra ........................ 33
4.6 Tình hình sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra.............................. 34
4.7 Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ điều tra ................................................... 34
4.7.1 Tình hình sử dụng các loại phân bón thúc tại các hộ điều tra ........................... 36
4.7.2 Tình hình sử dụng các loại phân bón lót tại các hộ điều tra .............................. 36
4.8 Tình hình bón thúc các loại phân trên lúa tại các hộ điều tra ............................... 39


viii


4.9 Tình hình sâu bệnh hại và sinh vật gây hại trên lúa tại các hộ điều tra ................ 40
4.10 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại các hộ điều tra .............................. 42
4.11 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng tại các hộ điều tra ....................... 49
4.12 Tình hình sử dụng thuốc diệt ốc bưu vàng tại các hộ điều tra ........................... 50
4.13 Tình hình sử dụng thuốc diệt chuột tại các hộ điều tra ...................................... 51
4.14 Tình hình sử dụng số loại thuốc BVTV trên lúa tại các hộ điều tra ................... 51
4.15 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế................................................................... 52
4.16 Phân tích S.W.O.T về sản xuất lúa tại vùng điều tra.......................................... 54
4.17 Đề xuất của nông dân và các hộ sản xuất có hiệu quả kinh tế cao ...................... 55
4.18 các hộ nông dân điển hình sản xuất lúa có năng suất cao trong vụ Đông Xuân
2010 – 2011 ................................................................................................................. 56
4.19 nhận xét về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông
Xuân 2010 – 2011 ....................................................................................................... 57
Chương 5 Kết luận và đề nghị ................................................................................. .58
5.1 Kết luận................................................................................................................. .58
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. .60
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... .61
Phụ lục ........................................................................................................................ .63


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng vụ Đông Xuân từ năm 2001 đến năm 2010
tỉnh Đồng Tháp. .......................................................................................................... 26
Bảng 4.1: Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, dân tộc .................... 28
Bảng 4.2: Diện tích trồng lúa ..................................................................................... 29
Bảng 4.3: Năng suất lúa ............................................................................................. 30

Bảng 4.4: Kinh nghiệm sản xuất ................................................................................ 31
Bảng 4.5: Cách xạ giống, chuẩn bị đất và lượng giống sạ ......................................... 32
Bảng 4.6: Nguồn giống, thời gian sinh trưởng, thời vụ gieo trồng, nguồn nước và số
lần tưới nước trên lúa.................................................................................................. 33
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý giống ........................................... 34
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra ................................ 35
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại các vùng điều tra (tt) .......................... 36
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón lót tại các hộ điều tra ................................... 37
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân Ure và Clorua Kali tại các hộ điều tra.............. 37
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng phân NPK và DAP tại các hộ điều tra ...................... 38
Bảng 4.12: Thời gian bón thúc các loại phân trên lúa tại các hộ điều tra.................. 40
Bảng 4.13: Tình hình sâu hại trên lúa tại các hộ điều tra .......................................... 41
Bảng 4.14: Tình hình bệnh hại và sinh vật gây hại trên lúa tại các hộ điều tra ......... 42
Bảng 4.15: Loại cỏ dại phổ biến trên lúa trong vụ đông xuân 2010 – 2010 ............. 42
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra ................... 44
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra (tt) ............. 45
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra (tt) ............. 46


x

Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra ................ 46
Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt)........... 47
Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt)........... 48
Bảng 4.17: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra (tt)........... 49
Bảng 4.18: Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.......................................... 50
Bảng 4.19: Tình hình sử dụng thuốc diệt ốc .............................................................. 51
Bảng 4.20: Tình hình sử dụng thuốc diệt chuột......................................................... 52
Bảng 4.21: Tình hình sử dụng số loại thuốc trừ bệnh trên lúa tại các hộ điều tra ..... 52
Bảng 4.22: Tình hình sử dụng số loại thuốc trừ sâu trên lúa tại các hộ điều tra ....... 53

Bảng 4.23: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế (ĐVT: 1000đ/ha) .......................... 53
Bảng 4.24: Chi phí sản xuất hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân
2010 – 2011 ................................................................................................................ 54
Bảng 4.25: Chi phí lao động trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 (ĐVT:
1000đ/ha) .................................................................................................................... 55
Bảng 4.26: Đề xuất của nông dân .............................................................................. 56


11

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp .............................. 19
Hình 4.1 Phân tích S.W.O.T ...................................................................................... 55


12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CTV: Cộng tác viên
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
e: Tổng lượng bốc hơi tháng (mm)
HCNN: Hóa chất nông nghiệp
N: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)
R: Tổng lượng mưa tháng (mm)
Rx: Lượng mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)
S: Tổng số giờ nắng tháng (giờ)
TGST: Thời gian sinh trưởng
Tm: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (oC)

Tmtb: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng (oC)
Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
Txtb: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng (oC)
Tx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (oC)
Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)


13

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Gia tăng dân số và nhu cầu về lương thực trong bối cảnh diện tích đất dành cho sản
xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm nên con người buộc phải tìm cách tác động vào
nền sản xuất bằng các thành tựu của khoa học kỹ thuật. Hóa chất nông nghiệp (HCNN)
là một trong những thành tựu đó.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận ra rằng HCNN không chỉ nhằm mục đích nâng cao
sản lượng lương thực và giảm chi phí sản xuất mà nó cũng còn là một trong những thủ
phạm chính góp phần làm suy thoái môi trường đất, gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra
sự suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe cộng
đồng.
Ở nước ta, riêng về nhu cầu phân bón vô cơ năm 2010 khoảng 9,1 triệu tấn, trong
khi đó lượng phân bón được sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 5,6 triệu tấn (khoảng
61,5%). Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ
khoảng trên 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm. Mặc dù, lượng
thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta còn ít (trung bình từ 0,5 - 1,0 kg/ha/năm) nhưng
ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ và Phosphor hữu cơ
trong đất, nước và cả trong bùn đáy với nồng độ tương đối cao. ĐBSCL là một vựa lúa
lớn nhất nước ta, trung bình hàng năm lượng HCNN được sử dụng khoảng 405.000

tấn, trong đó thuốc BVTV được sử dụng khoảng 8.200 tấn và phân bón hóa học chiếm
gần 397.000 tấn (Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).


14

Tuy nhiên, việc sử dung hóa chất nông nghiệp cho cây lúa của người dân tại huyện
Tam Nông hiện nay có nhiều tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng rất
nhiều đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội – môi trường - con người của
địa phương. Vì thế, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp như thế nào để có kinh tế cao
và đảm bảo an toàn về môi trường cho toàn xã hội và chính người nông dân thì lại
đang là vấn đề rất cần được quan tâm.
Nhận thức được vấn đề quan trọng trên nên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình
sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây lúa tại huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng hóa chất nông nghiệp trên địa bàn huyện và cung cấp những số liệu có ích
cho việc đánh giá và quản lí tình hình sử dung hóa chất nông nghiệp tại địa bàn.
1.2.2 Yêu cầu
Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc
sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa vụ đông xuân 2010 – 2011 tại huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Nắm tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa của các hộ nông dân tại
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất lúa của các hộ
nông tại địa phương.
Tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong quá trình sử hóa chất nông nghiệp của người

nông dân trên địa bàn huyện.


15

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm năng cao hiệu quả sử dụng hóa chất nông
nghiệp.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến 15 tháng 06 năm 2011 vào thời
điểm này thì vụ lúa Đông Xuân 2010 - 2011 đã thu hoạch nên việc điều tra trực tiếp
trên đồng ruộng không thể tiến hành điều tra. Đề tài được thực hiện điều tra trên giống
lúa VD 20, Jasmine 85 và IR50404 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.


16

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa (Oryza sativa) đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng cho tới nay
vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúađã
có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân Châu Á. Trong các loài lúa
dại, loài Oryza sativa được xem là tổ tiên của loài lúa trồng hiện nay.
2.1.2Các vùng sinh thái trồng lúa tại Việt Nam
Vùng đồng bằng Sông Hồng: Gồm các tỉnh thành Hà nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình có diện tích 1153,2 nghìn hecta, năng suất 58,9 tạ.ha-1 đạt sản lượng 1153,2
nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010).

Vùng trung du và miền núi phía bắc: Gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, phú thọ, Điện
Biên, Lai Châu, Sơn la, hòa bình có diện tích 658,8 nghìn hecta, năng suất 44,1 tạ.ha-1
đạt sản lượng 2903,9 nghìn tấn(Trần Thị Dạ Thảo, 2010).
Vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung gồm các tỉnh thành Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Đình, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận có diện tích 1210,3
nghìn hecta, năng suất 50,5 tạ.ha-1 đạt sản lượng 6114,9 nghìn tấn(Trần Thị Dạ Thảo,
2010).


17

Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh thành Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
có diện tích 211,3 nghìn hecta, năng suất 44,3 tạ.ha-1 đạt sản lượng 935,2 nghìn
tấn(Trần Thị Dạ Thảo, 2010).
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh thành Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau có diện tích 3858,9 nghìn hecta, năng suất 53,6 tạ.ha-1 đạt sản lượng
20669,5 nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010).
Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu có diện tích 307,7 nghìn hecta, năng suất 42,8 ta.ha-1 đạt
sản lượng 1316,1 nghìn tấn (Trần Thị Dạ Thảo, 2010).
2.2 Yêu cầu sinh thái
2.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay
chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 - 30oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát
triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC thì cây lúa tăng trưởng chậm lại.
Dưới 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết. Phạm vi
nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi theo giống lúa,

giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lý của cây lúa.
Nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm
phát triển, cây mạ ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, trỗ trễ, bông bị nghẹn, phần chót
bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín
kéo dài bất thường. các giống lúa khác nhau phản ứng với nhiệt độ thấp khác nhau.
Ở nhiệt độ cao chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở
bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều,
hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm.


18

2.2.2 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa.Lúa
là cây ngắn ngày nên quang kỳ tối hảo của lúa biến thiên từ 9 - 10 giờ. Quang kỳ dài
hay ngắn hơn quang kỳ tối hảo đều làm chậm sự trổ bông. Và bức xạ mặt trời ảnh
hưởng lớn đến các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và năng suất lúa, đặc biệt ở các
giai đoạn sau.
Giai đoạn lúa non: Nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh nhạt
chuyển sang màu vàng, lúa không nở bụi được.
Thời kì phân hóa đòng: Nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt nhỏ,
hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Thời kì lúa trổ: Nếu thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh vị trở ngại làm tăng số hạt
lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời cây có
khuynh hướng vươn lóng dễ bị đổ ngã.
Giai đoạn lúa chín: Nếu ruộng lúa khô nước, nhiệt độ không khí cao, ánh sáng
mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngược lại thời gian chín sẽ kéo dài.
2.2.3 Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những yếu tố
khí hậu có tính chất quyết định việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong

năm.Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây trung bình là 6 - 7 mm.ngày-1
và 8 - 9mm.ngày-1 trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung.
2.2.4 Đất
Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ
nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất, và huy động
nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính
(pH=5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt năng suất
cao, đất ruộng bằng phẳng và chủ động nước. Trong thức tế, có những giống lúa có thể


19

thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt (như: Phèn, mặn,khô hạn,
ngập úng) rất tốt.
2.3 Giá trị kinh tế của cây lúa
Lúa là một cây lương thực quan trọng trên thới giới, đặc biệt là ở các nước Đông
Nam Á. Mặt hàng gạo được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu qua nhiều nước trên
thới giới.
2.3.1 Cung cấp lương thực cho người
Thành phần dinh dưỡng của gạo gồm: Tinh bột chiếm 80-90 %; hàm lượng
amylose trung bình từ 26 -28 %. Dầu ít nhất có 0,5 % bị mất trong quá trình chế biến
xay xát thành cám (trong cám có 14 % dầu, 10 - 13 % protein), hàm lương protein
trung bình trong các giống lúa trước đây là 6 -7 % gần đây trong việc tạo giống lúa
mới, người ta đã nâng hàm lượng protein trung bình là 10,5 %. Ngoài ra còn có
vitamin đặc biệt là ở cám có nhiều B1, B2, PP.
2.3.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngoài việc cung cấp lương thực cho con người. Gạo còn dùng nấu rượu bia trong
các công ty, xí nghiệp hay trong gia đình.
2.3.3 Cung cấp thức ăn cho gia súc
Rơm rạ là thức ăn cho trâu bò. Cám là thức ăn cho gia súc (heo, gà, vịt) vì có nhiều

protein, đặc biệt có hàm lương lân hữu cơ nhiều như phytyl, leucytyl rất cần cho gia
súc nhỏ.
2.3.4 Lúa là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo hơn 4 triệu tấn.năm-1. Trong số này chỉ có 30%
là hạt gạo dài có 5 % tấn. Giá xuất khẩu hiện nay là 140 USD.tấn-1 tại cảng xuất. Gạo
Việt Nam thuộc loại thường ít được giá trên thị trường thế giới, nhất là khách hàng
khó tính Nhật, Tây Âu, Bắc Mỹ. Tuy nhiên Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ


20

3 trên thế giới sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà Việt Nam sẽ có ảnh hưởng
rất đáng kể trên thị trường gạo thế giới.
2.4Tổng quan về các giống lúa điều tra
2.4.1 Giống lúa VD 20 (OMĐS 20)
2.4.1.1 Nguồn gốc
Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Văn Luật và ctv: Lê Thị Dự, Lê An Ninh,
Nguyễn Thị Tâm, Bùi Chí Bửu – Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn gốc và
phương pháp: Giống VD 20 có nguồn gốc từ Đài Loan, được tuyển chọn theo phương
pháp chọn đầu dòng và so sánh các dòng triển vọng.
2.4.1.2Đặc điểm chủ yếu của giống VD 20
Giống có TGST ngắn từ 100 – 115 ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm.
Thuộc dạng hình thâm canh thấp. Chiều cao cây 105 – 115 cm, số hạt chắc/ bông khá
cao (100 – 120), tỉ lệ lép 15 – 22 %. Khối lượng 1.000 hạt 21 gram, hạt gạo ngắn
(5,8 – 6,4 cm), màu sắc vỏ trấu vàng, có sọc; bạc bụng cấp 0. Tỉ lệ gạo nguyên cao
(trên 45%); hàm lượng amylose thấp đến trung bình (18,4%); gạo có chất lượng cao
cấp, thơm, dẻo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năng suất đạt 3 - 4 tấn.ha-1 trong
vụ Hè Thu và 4 – 5 tấn.ha-1 trong vụ Đông Xuân. Năng suất cao nhất có thể đạt 6
tấn.ha-1. Giống nhiễm rầy nâu (cấp 7) và hơi nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5).
2.4.1.3Yêu cầu kỹ thuật

Giống có thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và có ưu thế cao hơn trong
vụ Đông Xuân so với vụ Hè Thu; có thể gieo trồng được trên đất phèn nhẹ. VD 20
được sản xuất rộng ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An.
2.4.2 Giống lúa Jasmine 85
2.4.2.1 Nguồn gốc
Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ Khắc Thịnh, Đào Minh Xô, Trương Thị Hoài
Nam và Trần Tiến Khai – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Nguồn
gốc: Jasmine 85 (Dòng lai IR 841-85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/ TN 1// Khao


21

dawk Mali của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế. Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc làm
thuần giống, đưa ra khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 1993.
2.4.2.2Đặc điểm chủ yếu của giống lúa Jasmine 85
Thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân từ 95 -102 ngày, vụ Hè Thu 100 –
108 ngày; chiều cao cây 85 – 90 cm, khá cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng
thẳng; khối lượng 1.000 hạt khoảng 26 – 27 gram. Hạt gạo dài 7,2 – 7,6 mm, trong
suốt, không bạc bụng, mạt gạo đẹp; hàm lượng amylose trung bình (20 – 21 %), độ
hóa hồ cấp 5, cơm mềm, dẻo có mùi thơm đặc trưng. Năng suất trung bình trong vụ
Đông Xuân từ 5 – 8 tấn.ha-1; vụ Hè Thu 3,5 – 4,5 tấn.ha-1. Jasmine 85 nhiễm rầy nâu,
nhiễm bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá; ít chịu phèn, hạn và nhập úng.
Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ Đông Xuân. Phạm vi phân bố: Thích
hợp vùng đất phù sa ngọt ở ĐBSCL hoặc đất xám vùng Đông Nam bộ; phù hợp sản
xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Lưu ý trong sản xuất:
Giống Jasmine 85 nhiễm nặng cả rầy nâu và bệnh đạo ôn, không nên bố trí cơ cấu quá
lớn trong sản xuất; áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp, kết hợp sử dụng giống xác
nhận để đảm bảo năng suất và chất lượng lúa.
2.4.3 Giống lúa IR 50404
2.4.3.1 Nguồn gốc

Giống IR 50404 được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của Viện Nghiên
cứu Lúa Quốc tế. Được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 126 QĐ/BNNKHCN, ngày 21 tháng 5 năm 1992 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.4.3.2Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404
Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Khả năng chống
đổ kém. Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình, Canh tác
được cả 3 vụ trong năm.
Hơi nhiễm Rầy nâu và Đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh Vàng lá. Nhiễm vừa với
bệnh Khô vằn. Năng suất: Vụ Đông Xuân 6 - 8 tấn.ha-1, vụ Hè Thu 5 - 6 tấn.ha-1.Hạt


22

gạo bầu, bạc bụng. Khô cơm.Hàm lượng amylose (%): 26,0. Trọng lượng 1000 hạt
22 - 23g.Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm.
2.4.3.3Đặc điểm chủ yếu của giống lúa IR 50404
Giống lúa IR 50404 là giống thích nghi rộng, không kén đất, dễ canh tác.Chống
chịu phèn trung bình, chịu phân. Tuy nhiên chất lượng gạo kém, gạo bị bạc bụng nhất
là vụ hè thu và gần đây do lưu tồn trong dân quá lâu không được phục tráng nên bị
thoái hóa, nhiễm bệnh đạo ôn, rầy nâu
2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa tại huyện Tam Nông và một số loại thuốc bảo
vệ thực vật phòng trị sâu bệnh hại (Nguồn:Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp
năm 2010 - 2011)
2.5.1 Tình hình sâu hại
2.5.1.1 Rầy nâu (Nivaparvata lugens)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm rầy nâu là 3.397 hecta.Trong đó:
Có 1.440 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 100 - 300 con/m2,rầy nâu tuổi 3 - 4 gây
hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Có 1.427 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 300 - 750 con/m2, rầy nâu tuổi 3 - 4
gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Có 530 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 750 - 1.500 con/m2, rầy nâu tuổi 3 - 4

gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng
2.5.1.2 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 720 hecta. Trong đó:
Có 590 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 15 - 25 con/m2, sâu cuốn lá nhỏ tuổi
2 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Có 130 hecta diện tích bị nhiễm với mật số 25 - 50 con/m2, sâu cuốn lá nhỏ tuổi
2 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.


23

2.5.1.3 Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bọ xít hôi là 50 hecta, bị nhiễm với mật số 2 - 5
con/m2, bọ xít hôi ở tuổi trưởng thành gây hại lúa vào giai đoạn trỗ.
2.5.2 Tình hình bệnh hại
2.5.2.1Bệnh đạo ôn lá (do nấm Pirycularia oryzae)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn là 1.095 hecta. Trong đó:
Có 815 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa
vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
Có 280 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 10 – 20 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa
vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
2.5.2.2 Bệnh cháy bìa lá (do vi khuẩn Xanthomonas oryzae)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh cháy bìa lá là 320 hecta. Trong đó:
Có 220 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 20 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa
vào giai đoạn đẻ nhánh và trỗ.
Có 100 hecta diện tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 20 – 30 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa
vào giai đoạn đẻ nhánh và trỗ.
2.5.2.3 Bệnh đốm nâu (do nấm Bipolaris oryzae)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễm bệnh đốm nâu là 230 hecta. Trong đó có 230 hecta diện
tích ruộng lúa bị nhiễm chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp 1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh

và trỗ.
2.5.2.4Bệnh khô vằn(do nấm Rhizoctonia solani)
Diện tích ruộng lúa bị nhiễmbệnh khô vằn là 95 hecta, chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, cấp
1 - 3, gây hại lúa vào giai đoạn làm đòng.


×