Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÂY LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN CẮT LÁ ĐỂ GIẢ TẠO SÂU CUỐN LÁ NHỎ GÂY HẠI Ở VỤ HÈ THU 2011 TẠI TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÂY LÚA TRONG
ĐIỀU KIỆN CẮT LÁ ĐỂ GIẢ TẠO SÂU CUỐN LÁ NHỎ GÂY
HẠI Ở VỤ HÈ THU 2011 TẠI TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên : HUỲNH ĐỨC ĐẠT
Ngành : NÔNG HỌC
Niên khóa : 2007 - 2011

Tháng 07/2011


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÂY LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN
CẮT LÁ ĐỂ GIẢ TẠO SÂU CUỐN LÁ NHỎ GÂY HẠI Ở VỤ
HÈ THU 2011 TẠI TIỀN GIANG

Tác giả
HUỲNH ĐỨC ĐẠT
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Lâm Thị Mỹ Nương
KS. Nguyễn Hữu Trúc


Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn!
" Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
" Thầy Nguyễn Hữu Trúc cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
" Ths. Lâm Thị Mỹ Nương cán bộ kỹ thuật của Trung tâm BVTV phía Nam.
" Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên Trung tâm BVTV phía Nam.
" Gia đình và các bạn lớp DH07NH và DH07BV đã động viên giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Tiền Giang, ngày 29 tháng 02 năm 2011
Sinh viên

Huỳnh Đức Đạt

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để giả tạo sâu
cuốn lá nhỏ gây hại ở vụ Hè Thu năm 2011 tại Tiền Giang ” được tiến hành từ tháng 03
đến tháng 07 năm 2011. Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng theo kiểu khối hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại vào hai giai đoạn sinh trưởng khác
nhau của cây lúa: giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn làm đòng, tại xã Điềm Hy – Châu
Thành – Tiền Giang, trên giống lúa IR 50404. Kết quả thu được:
Ở giai đoạn đẻ nhánh: Khả năng đền bù về lá của cây lúa rất lớn, khi bị cắt từ 15 75% chiều dài lá đã không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Không có sự khác

biệt giữa các nghiệm thức về số lá/cây (tép), chỉ số diệp lục tố trong lá, và tổng số chồi
bình quân trong mỗi nghiệm thức. Tuy nhiên có sự khác biệt về số chồi hữu hiệu, số chồi
vô hiệu và một số yếu tố cấu thành năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông nên dẫn
đến sự khác biệt về năng suất giữa các nghiệm thức có tỷ lệ lá bị cắt khác nhau.
Các nghiệm thức bị cắt từ 15-45% chiều dài lá thì không bị giảm năng suất so với
đối chứng không bị cắt lá.
Các nghiệm thức bị cắt từ 60 – 75% chiều dài lá, thì năng suất bị giảm so với đối
chứng không bị cắt lá từ 13,9 – 15,2% do có số chồi vô hiệu cao hơn.
Ở giai đoạn làm đòng: Cây lúa không còn khả năng đền bù về số lá cũng như số
chồi. Vì vậy việc bỏ lá ở giai đoạn này có thể làm giảm năng suất lý thuyết và năng suất
thực tế rất có ý nghĩa so với đối chứng không cắt lá.
Các nghiệm thức bị cắt 75% chiều dài lá có năng suất thấp nhất với tỷ lệ giảm năng
suất là 65,6% so với đối chứng. Nghiệm thức bị cắt 60% chiều dài lá, tỷ lệ giảm năng suất
so với đối chứng là 46,4% và cắt 45% chiều dài lá làm giảm năng suất so với đối chứng là
15,5%.
Dù vậy các nghiệm thức bị cắt từ 15-30% chiều dài lá vẫn có tỷ lệ giảm năng suất
không khác biệt so với đối chứng. Vì vậy không cần thiết phải phun thuốc hóa học để diệt
trừ sâu cuốn lá nhỏ khi thiệt hại do sâu gây ra dưới 45% chiều dài lá trong cả hai giai
đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng.
iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3

2.1 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới ................................................. 3
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước ................................................................. 3
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................................... 4
2.2 Đặc tính nông học của cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng ............................... 6
2.2.1 Thời kỳ tăng trưởng của cây lúa ........................................................................... 6
2.2.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa ........................................................... 7
2.3 Nghiên cứu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra ...................................................... 7
2.3.1 Nghiên cứu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên thế giới ............................... 8
2.3.2 Nghiên cứu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trong nước ................................. 10
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................. 11
3.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 11
3.2 Điều kiện thời tiết của tỉnh Tiền Giang trong thời gian thí nghiệm ........................ 11
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 11
3.4 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 12
3.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá
để giả tạo sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh ................................... 13
3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 13
3.4.1.2 Các nghiệm thức thí nghiệm.............................................................................. 13
3.4.1.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 13
iv


3.4.1.4 Cách tiến hành ................................................................................................... 14
3.4.1.5 Chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm ở giai đoạn đẻ nhánh ..................................... 16
a. Chiều dài lá của cây lúa .................................................................................... 16
b. Số lá của cây lúa ............................................................................................... 16
c. Chỉ số diệp lục tố trong lá lúa (chỉ số SPAD) .................................................. 16
d. Số chồi hữu hiệu ............................................................................................... 17
e. Số chồi vô hiệu ................................................................................................. 17
f. Số bông trên m2 ................................................................................................. 17

g. Số hạt chắc trên bông ....................................................................................... 17
h. Tỷ lệ hạt chắc.................................................................................................... 17
i. Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................ 17
k. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) ............................................................................. 17
l. Năng suất thực tế (tấn/ha) ................................................................................. 17
m. Phần trăm giảm năng suất của các nghiệm thức so với đối chứng .................. 18
3.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá
để giả tạo sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn làm đòng ................................... 18
3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 18
3.4.2.2 Các nghiệm thức thí nghiệm.............................................................................. 18
3.4.2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 19
3.4.2.4. Cách tiến hành thí nghiệm ................................................................................ 19
3.4.2.5 Chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm ở giai đoạn làm đòng..................................... 21
a. Chiều dài lá của cây lúa .................................................................................... 21
b. Số lá của cây lúa ............................................................................................... 21
c. Chỉ số diệp lục tố trong lá lúa (chỉ số SPAD) .................................................. 22
d. Số chồi hữu hiệu ............................................................................................... 22
e. Số chồi vô hiệu ................................................................................................. 22
f. Số bông trên m2 ................................................................................................. 22
g. Số hạt chắc trên bông ....................................................................................... 22
h. Tỷ lệ hạt chắc.................................................................................................... 22
v


i. Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................ 22
k. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) ............................................................................. 23
l. Năng suất thực tế (tấn/ha) ................................................................................. 23
m. Phần trăm giảm năng suất của các nghiệm thức so với đối chứng .................. 23
3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 28

4.1 Khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để giả tạo sâu cuốn lá nhỏ
gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh .............................................................................. 28
4.1.1 Chiều dài của lá lúa sau thời giai lá bị cắt tại thời điểm lúa đẻ nhánh ................. 28
4.1.2 Số lá trên cây ........................................................................................................ 32
4.1.3 Chỉ số diệp lục tố trong lá lúa (chỉ số SPAD) ...................................................... 34
4.1.4 Số chồi hữu hiệu và vô hiệu ................................................................................. 36
4.1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa ...................................................................... 37
4.1.6 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế .............................................................. 38
4.2 Khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để giả tạo sâu cuốn lá nhỏ
gây hại ở giai đoạn làm đòng ............................................................................. 39
4.2.1 Chiều dài của lá lúa sau thời giai lá bị cắt tại thời điểm lúa làm đòng................. 39
4.2.2 Số lá trên cây ........................................................................................................ 40
4.2.3 Chỉ số diệp lục tố trong lá lúa (chỉ số SPAD) ...................................................... 40
4.2.4 Số chồi hữu hiệu và vô hiệu ................................................................................ 41
4.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa ..................................................................... 42
4.2.6 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế .............................................................. 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 45
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 45
5.1.1 Khả năng đền bù của cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh ............................................. 45
5.1.2 Khả năng đền bù của cây lúa ở giai đoạn làm đòng ............................................. 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 46
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 50 - 106

vii



viii


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số trên toàn
cầu, trong đó sản lượng lúa gạo của các nước Châu Á đã đóng góp gần 90 % tổng sản
lượng lúa gạo trên toàn cầu. (Trần Văn Đạt, 2005).
Tại Việt Nam cây lúa là cây trồng quan trọng nhất. Diện tích canh tác lúa cả nước
là 7,3 triệu ha, trong đó khu vực Nam bộ là 4,4 triệu ha tập trung chủ yếu tại ĐBSCL.
Theo ước tính của các nhà khoa học, thiệt hại năng suất hằng năm do dịch hại gây ra là
khoảng 30% trong đó 15% do cỏ dại, 10% do sâu hại và 5% do bệnh hại. (Hồ Văn Chiến,
2003). Trong các loài sâu hại lúa, đối tượng thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng đó là
sâu cuốn lá nhỏ. Tại Việt Nam, 3 loài sâu cuốn lá nhỏ phổ biến tấn công trên ruộng lúa đó
là Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia medinalis, Marasmia exigua, trong đó quan
trọng nhất là loài Cnaphalocrocis medinali.
Hiện nay, đối tượng sâu hại trên lúa mà nông dân thường lo lắng và phun rất nhiều
thuốc hóa học để phòng trị đó là sâu cuốn lá nhỏ. Tuy nhiên theo Hồ Văn Chiến, sâu cuốn
lá nhỏ chỉ xuất hiện và gây hại nặng trong điều kiện ruộng lúa gieo sạ dày và bón thừa
phân đạm. Khi cây lúa được bón phân cân đối N-P-K thì sâu sâu cuốn lá nhỏ hầu như
không xuất hiện hoặc xuất hiện rất ít. Những ruộng bón phân đạm cao thì sâu cuốn lá nhỏ
sẽ xuất hiện với mật số cao nhưng cũng sẽ không làm giảm năng suất vì ở giai đoạn đầu
khi bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công thì cây lúa có khả năng đền bù lá rất lớn. Những ruộng
được bón phân cân đối và không phun thuốc trừ sâu sớm thì giai đoạn sau rất ít bị sâu
1



cuốn lá nhỏ tấn công bởi vì hàm lượng silic trong lá lúc này rất cao. Khi cây lúa trổ đều
nếu lá cờ (lá đòng) bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công 50% thì lá thứ 2 sẽ tăng khả năng quang
hợp lên 12,32%, trọng lượng chất khô tăng 8,48% và tăng cường độ hô hấp là 0,46 mg
CO2/g (Hồ Văn Chiến, 2003). Cũng theo kết quả nghiên cứu của Hồ văn Chiến (1994),
67% lá lúa bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công trong giai đoạn đẻ nhánh không làm ảnh hưởng
đến năng suất lúa.
Để biết được mức độ tấn công của sâu cuốn lá nhỏ làm ảnh hưởng đến năng suất
và có cơ sở khoa học trong việc khuyến cáo nông dân về biện pháp quản lý sâu cuốn lá
nhỏ trên lúa. Đề tài “ Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để
giả tạo sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở vụ Hè Thu năm 2011 tại Tiền Giang ” đã được thực
hiện tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang từ tháng 03/2011 - 07/2011.

1.2 Mục đích
Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để giả bị sâu cuốn lá
nhỏ gây hại ở hai giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa: đẻ nhánh và làm đòng để
có cơ sở khoa học trong việc khuyến cáo nông dân biện pháp quản lý sâu cuốn lá nhỏ trên
lúa.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá khả năng đền bù lá của cây lúa sau khi bị cắt lá để giả sâu cuốn lá nhỏ
gây hại ở các tỷ lệ khác nhau trong hai giai đoạn: đẻ nhánh và làm đòng.
Theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa khi bị cắt lá để
giả sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
1.4 Giới hạn đề tài
Do việc tiến hành cắt lá để giả sâu cuốn lá nhỏ gây hại nên trong đề tài này đã loại
trừ yếu tố thiên địch trong tự nhiên.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước
Từ năm 1997 đến nay, hằng năm nước ta xuất khẩu trung bình trên dưới 4 triệu tấn
gạo, đem về một nguồn thu ngoại tệ rất đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 6 thế
giới về diện tích gieo trồng lúa và đứng hàng thứ 5 về sản lượng lúa. Hạt gạo Việt Nam
chẳng những đủ bảo đảm yêu cầu về an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần rất
quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Năng suất bình
quân cả năm của toàn đồng bằng sông Cửu Long đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980) đến
3,64 tấn/ha (1989) và 4,8 tấn/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt được năng suất
bình quân trên 6,5 tấn/ha/vụ và 12 – 17 tấn/ha/năm với 2 – 3 vụ lúa. Hiện nay, với tổng
diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số 7,3 triệu ha diện tích gieo trồng lúa
cả nước (chiếm 53,4%), Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đóng góp hơn 18,2 triệu tấn lúa
trong tổng sản lượng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ 50,5%. Hơn 80%
sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ,
2006).
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt năm 2010 sản xuất lúa gạo tuy đứng trước những
thách thức về những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn, dự
báo về nhu cầu lương thực, thị trường giá cả lúa gạo diễn biến phức tạp… nhưng cũng đạt
được những thành quả rất tốt. Tính đến tháng 03/2010 cả nước gieo cấy được 3.052 nghìn
ha lúa Đông Xuân, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các tỉnh miền Bắc gieo
cấy 1.009 nghìn ha, tăng 0,1% diện tích so với cùng kỳ năm trước, các tỉnh miền Nam
3


gieo cấy đạt 1.953 nghìn ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, riêng các tỉnh ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy đạt 1.579 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ
năm trước.


2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 là 156,77
triệu ha với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích
trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức
152,9 triệu ha. Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á khoảng 90%. Các nước có diện tích
lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan,
Việt Nam đứng hàng thứ 6 trước Miến Điện. Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 1,3 tấn/ha trong vòng 30 năm từ 1955 đến 1985, đặt biệt là từ sau cuộc cách
mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 – 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp
cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này
có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng
lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn
chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất
lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990).
Theo FAOSTAT, 2006 bảng 2.1 ta thấy về diện tích canh tác lúa có xu hướng tăng.
Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60, 70 sau đó tăng chậm dần và có xu hướng ổn
định vào những năm đầu của thế kỷ 21. Về năng suất lúa trên đơn vị diện tích cũng có
chiều hướng tương tự. Trong 4 thập kỷ cuối của thế kỷ 20 năng suất lúa tăng gấp 2 lần từ:
18,7 tạ/ha năm 1961 lên 38,9 tạ/ha năm 2000, sau đó năng suất lúa vẫn tăng nhưng chậm
dần. Điều đó có thể lý giải là do giai đoạn từ 1961 - 2000 cuộc cách mạng xanh về giống
lúa, kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cải tiến, phân hoá học và thuốc trừ sâu, bệnh được sử
dụng phổ biến.
Tổ chức Lương – Nông quốc tế (FAO) đánh giá, vụ lúa 2006 đang tiến triển tương
đối tốt tại nhiều nước ở bán cầu nam hoặc gần xích đạo. Số liệu ước tính của FAO cho
4


thấy, sản lượng lúa thế giới năm 2006 có thể đạt 635 triệu tấn, tăng 0,8% (4 triệu tấn) so
với năm trước. Tại các nước thuộc bán cầu nam, sản xuất lúa vụ 2006 của các nước
Argentina, Australia, Indonesia và Madagascar có thể tăng do vụ mùa diễn ra khá thuận

lợi trong khi sản lượng lúa của Brazil, Ecuador, Peru, Sri Lanka và Uruguay lại giảm
xuống.
Tổ chức Lương – Nông quốc tế (FAO) đã đưa ra dự báo về sản lượng lúa gạo thế
giới năm 2008 có thể đạt 665 triệu tấn lúa, tăng tăng 2,3% so với năm 2007. Sản lượng
gạo mậu dịch thế giới năm 2008 đạt khoảng 29,9 triệu tấn. Thị trường gạo thế giới hiện
nay vẫn còn khó khăn do nhu cầu tiêu thụ vượt quá sản lượng cung cấp. Sự gia tăng sản
lượng lúa gạo trên thế giới có thể làm giảm áp lực cung cầu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu
ổn định lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều quốc gia trong thời gian tới.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong vài thập kỷ gần
đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha )

( tạ/ha )

( triệu tấn)

1961

115,50

18,7

215,65


1970

133,10

23,8

316,38

1980

144,67

27,4

396,87

1990

146,98

35,5

518,23

2000

154,11

38,9


598,97

2001

151,97

39,4

598,03

2002

147,69

39,1

577,99

2003

149,20

39,1

583,00

2004

151,02


40,3

608,37

2005

153,78

40,2

618,53

Năm

Nguồn: (FAOSTAT, 2006)

5


2.2 Đặc tính nông học của cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng
2.2.1 Thời kỳ tăng trưởng của cây lúa
* Thời kỳ mạ
Thời kỳ mạ được tính từ khi hạt nảy mầm, lúc này cây lúa có ba lá và cho đến lúc
cấy. Thời kỳ mạ có thể kéo dài từ 20 – 25 ngày tùy từng giống.
Thời kỳ này dinh dưỡng cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt nên chưa
cần bón thúc, cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo điều kiện
thuận lợi để cây mạ có khả năng chống chịu với sâu bệnh và các tác động của điều kiện
ngoại cảnh. Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc tốt sẽ giúp mạ khỏe giúp cây lúa
sau này đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau này.
* Thời kỳ đẻ nhánh

Thời kỳ này được tính từ lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh cho đến khi ngừng đẻ, thời kỳ
tăng trưởng dài hay ngắn tùy từng giống, thời vụ gieo cấy.
Điều kiện để lúa đẻ nhánh tốt nhất là nhiệt độ thấp, trời âm u, thiếu ánh sáng. Thời
kỳ này lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá, thời kỳ này quyết định đến sự phát
triển về diện tích lá và số bông. Thời kỳ đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ, biện pháp
kỹ thuật canh tác, nếu bón đạm sớm sẽ làm quá trình đẻ nhánh sớm nhưng bón đạm nhiều
và muộn thì thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ gieo sạ thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn
gieo sạ dày. Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, điều kiện dinh
dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Do vậy,
giai đoạn này cần chăm sóc hợp lý để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông. Tránh
bón phân nhiều và muộn sẽ làm lúa đẻ nhánh yếu và tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng
đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâu bệnh.

6


2.2.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa
* Giai đoạn làm đòng
Thời kỳ của cây lúa được tính từ khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi trổ
bông, trung bình từ 30 ngày sau khi sạ. Đây là quá trình phân hóa và hình thành cơ quan
sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này cây lúa có
những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý…
Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vươn dài kết hợp với sự hình
thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh, lúc này chiều dài của đòngcos thể đạt từ 6 – 12cm,
bằng ½ chiều dài bông sau này, đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài.
* Thời kỳ trổ bông, phơi màu, vào chắc, chín
Toàn bộ thời gian này kéo dài 30 – 35 ngày, đây kỳ quyết định trọng lượng hạt và
tỷ lệ hạt chắc trên bông.
Cây lúa cũng như mọi cây trồng khác, có quá trình sinh trưởng phát triển phức tạp.
Trong những quá trình đó cây lúa có những đặc điểm nổi bật và có nhu cầu khác nhau đối

với điều kiện ngoại cảnh, vì vậy cần phân chia đời sống cây lúa ra nhiều thời kỳ chính đẻ
chăm sóc phù hợp với nhu cầu của cây lúa để đạt được năng suất tốt nhất.

2.3 Nghiên cứu về thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra
Sâu cuốn lá nhỏ có tên tiếng Anh là Rice leaffolder. Tại Việt Nam, có 3 loài sâu
cuốn lá nhỏ tấn công phổ biến trên ruộng lúa đó là Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia
medinalis, Marasmia exigua, trong đó quan trọng nhất là loài Cnaphalocrocis medinalis.
Cnaphalocrocis medinalis ( Guenee ), họ Ngài sáng ( Pyralidae ), bộ Cánh vảy
( Lepidoptera ). Ngoài ra còn có tên khác la Cnaphalocrocis jolinalis Led ( Heinrichs và
ctv, 1995).

7


2.3.1 Nghiên cứu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên thế giới
Sâu cuốn lá nhỏ có ở một số nước như: Afghanistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ,
Burma, Bhutan, Bangladesh, Srilanka, Lào, Nhật Bản, Campuchia, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam ( Reissig và ctv 1986 ).
Sâu cuốn là nhỏ xuất hiện ở một số nước như: Afghanistan, Australia, Bangladesh,
Bhutan, Brunei, Burma, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Campuchia, Hàn
Quốc, Lào, Madagascar, Malaysia, Nepal, Pakistan, Papua-New Guinea, Philippines,
Srilanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam (Heinrichs và ctv, 1995).
Theo Pathak và Khan ( 1994 ): Sâu cuốn lá nhỏ có ở các nước như: Bangladesh,
Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Philippines, Srilanka và
Việt Nam.
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện từ Nhật Bản, theo hướng Đông Nam chạy dài tới Châu
Úc. Gây hại nhiều cho các nước ở phía Đông và Đông Nam Châu Á như Nhật Bản, Triều
Tiên, phía Đông Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Philippines, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Bangladesh, Mianma, Ấn Độ ( Nguyễn Thị
Chắt, 2006 ).

Theo Bantista (1984) thì cứ 0,5 sâu non/khóm hoặc 4% số lá đòng bị hại đã làm
giảm năng suất của giống IR 36 khoảng 200kg/ha. Sâu cuốn lá nhỏ làm giảm năng suất
nhiều nhất khi chúng gây hại vào giai đoạn cây lúa có đồng trổ, còn gây hại vào giai đoạn
chín sữa chỉ làm năng suất giảm nhẹ trong những năm 1981 – 1983 ( Dyck, 1978 ).
Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, ở Chuyên Khu Sơn đầu tỉnh Quảng
Đông cho biết: 1958 – 1960 là năm sâu cuốn lá phá hoại mạnh. Vụ Xuân khi lúa chín sáp,
lá nuôi đòng bị hại tỷ lệ hạt lép là 41,7%, trọng lượng ngàn hạt giảm 4,27 g, tính ra mỗi
ha thiệt hại mất 300 kg/ha. Vụ mùa khi lúa đẻ nhánh bị hại thì cũng thiệt hại trung bình
150 kg/ha.
Trong các nghiên cứu, khi sâu cuốn lá nhỏ tấn công cứ 17,5% lá bị hư hại dẫn đến
16,5% sản lượng bị mất và 26,6% lá bị hư thì thiệt hại là 21,3% . Sellamal Murugesan và
8


Chelliah (1983), báo cáo rằng lá đòng bị hại tăng 10% thì sản lượng giảm 0,13 g cho mỗi
chồi và số lượng hạt chắc trên bông giảm 4,5% ( Heinrichs và ctv, 1995 ).

Hình 2.1 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ ( Nguồn: www.bvtvhcm.gov.vn )

Trứng nở
Trứng bất thụ
Trứng không nở
Trứng bị ký sinh

Hình 2.2 Hiện tượng trứng đẻ bị hư hỏng và bị kí sinh được nghiên cứu tại Philippines
(Kraker J De, 1999)

9



2.3.2 Nghiên cứu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trong nước
Theo Hội Nông Dân Việt Nam (2006): Sâu cuốn lá nhỏ là loại sâu hay gây thành
dịch lớn, hại quanh năm ở các tỉnh phía Nam và làm thiệt hại lớn trong vụ lúa mùa ở các
tỉnh phía Bắc.
Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa nhưng phổ
biến nhất là loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2003).
Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật (2006), sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên tổng diện tích cả
nước lúc cao điểm khoảng 137810 ha, nhiễm nặng khoảng 55960 ha, tập trung chủ yếu ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (diện tích nhiễm khoảng 126140 ha, nhiễm nặng 55960 ha),
mật độ sâu phổ biến 15 – 20 con/m2, cao 60 – 70 con/m2 ở một số tỉnh ven biển (Thái
Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương). Các tỉnh khác có mật độ thấp hơn.
Sâu cuốn lá nhỏ đã lây lan hơn 216 nghìn ha lúa mùa tại các tỉnh phía Bắc, trong
đó 112.314 ha bị nhiễm nặng (mật độ hơn 70 con/m2 trở lên), làm hàng nghìn ha lúa có
biểu hiện xơ trắng lá đòng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Cục Bảo
Vệ Thực Vật, 2007).

Hình 2.3 Số lượng loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ (Khan và ctv.,1994)

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Thực hiện trong vụ Hè Thu 2011
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang.
Ruộng thí nghiệm tương đối bằng phẳng. Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân
bón, mật độ sạ, chiều cao mực nước) phải đồng đều trên mọi ô thí nghiệm và phù hợp với

điều kiện canh tác của địa phương.
3.2. Điều kiện thời tiết của tỉnh Tiền Giang trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu thời tiết qua các tháng làm thí nghiệm
Tốc độ gió (m/s)

Tháng

Nhiệt độ
(oC)

Ẩm độ
(%)

Lượng mưa
(mm)

Trung bình

Lớn nhất

2
3
4
5
6

25,7
27
26,8
27,4

28,1

78
88
81
81
85

Không mưa
276,8
8,2
15,6
175,9

2
2
2
2
1

7
11
8
6
7

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

3.3 Vật liệu thí nghiệm
* Giống lúa làm thí nghiệm: IR 50404

11


Giống lúa IR 50404 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được
nhập vào Việt Nam đầu năm 1990. Giống IR 50404 có thời gian sinh trưởng ngắn,
khoảng 90 ngày trong điều kiện sạ thẳng, kháng rầy nâu cao và nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và
khô vằn. Nhược điểm cơ bản của IR 50404 là chất lượng gạo thấp.
* Mật độ sạ 80 kg/ha
* Các loại phân bón NPK ( 100 kg N – 60 kg P2O5 – 40 kg K2O )
* Sử dụng thuốc Chief 260 EC để phòng ngừa sâu cuốn lá nhằm hạn chế các tác động của
sâu hại đến thí nghiệm.
* Các dụng cụ cần thiết: Thước đo, kéo cắt lá, máy đo chỉ số diệp lục tố.

Hình 3.1 Máy đo diệp lục tố và kỹ thuật đo
3.4 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện dựa trên nguyên tắc trồng cây khỏe, bón phân đầy đủ và
cân đối để đánh giá khả năng đền bù của cây lúa sau khi bị cắt lá để giả sâu cuốn lá gây
hại ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.

12


3.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện cắt lá để
giả tạo sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh.
3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design - RCBD) với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tổng
số ô thí nghiệm 18 ô, mỗi ô nghiệm thức có diện tích 1m2.
3.4.1.2 Các nghiệm thức thí nghiệm
- Nghiệm thức 1: Cắt 15% chiều dài lá.

- Nghiệm thức 2: Cắt 30% chiều dài lá.
- Nghiệm thức 3: Cắt 45% chiều dài lá.
- Nghiệm thức 4: Cắt 60% chiều dài lá.
- Nghiệm thức 5: Cắt 75% chiều dài lá.
- Nghiệm thức 6: Không cắt lá ( đối chứng ).
3.4.1.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chiều biến thiên
NT 2

NT 6

NT 5

NT 5

NT 4

NT 1

NT 1

NT 3

NT 2

NT 3

NT 5

NT 4


NT 4

NT 1

NT 6

NT 6

NT 2

NT 3

Khối I

Khối II

Khối III

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở giai đoạn đẻ nhánh
13


3.4.1.4 Cách tiến hành
Tiến hành cắt lá vào giai đoạn lúa đẻ nhánh 30 ngày sau khi sạ. Trước khi cắt lá ta
tiến hành đo các chỉ tiêu cần thiết như chiều dài lá, số lá và chỉ số diệp lục tố.
Cắt toàn bộ số lá trên cây của mỗi ô nghiệm thức 1m2 ở các tỷ lệ khác nhau: 15% ,
30%, 45%, 60%, 75% của chiều dài lá, ô đối chứng không cắt lá.

Hình 3.3 Cắt 15% chiều dài lá


Hình 3.4 Cắt 30% chiều dài lá

Hình 3.5 Tiến hành thí nghiệm cắt lá
14


Hình 3.6 Cắt 45% chiều dài lá

Hình 3.7 Cắt 60% chiều dài lá

Hình 3.8 Cắt 75% chiều dài lá
15


×