Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NÔNG HỌC CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SẢN XUẤT THỬ TẠI BẾN CỦI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NÔNG HỌC CỦA
CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI
TRÊN VƯỜN SẢN XUẤT THỬ
TẠI BẾN CỦI

NGÀNH
: NÔNG HỌC
KHÓA
: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH THỊ BĂNG TÂM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NÔNG HỌC CỦA
CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI
TRÊN VƯỜN SẢN XUẤT THỬ
TẠI BẾN CỦI

Tác giả
HUỲNH THỊ BĂNG TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẨN
ThS. Lê Mậu Túy
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Hoàng Luân

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu và Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh cùng tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho Tôi trong suốt
quá trình học tại trường.
- Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Bộ môn Giống, các phòng chức
năng đã cho phép và hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi được học tập và thực tập tại
quý cơ quan.
- ThS. Trần Văn Lợt đã hết lòng hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian Tôi học
tại trường và thực tập tốt nghiệp.
- ThS. Lê Mậu Túy Bộ môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian Tôi thực hiện đề tài.
- KS. Nguyễn Hoàng Luân luôn tận tình hướng dẫn, giúp Tôi hoàn thành luận văn
này .
- Các Cô, Chú, Anh, Chị Bộ môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã giúp
đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Cảm ơn các bạn lớp DH07NH đã chia sẻ cùng Tôi những vui buồn và giúp đỡ Tôi
trong thời gian thực tập.

- Lòng biết ơn sâu đậm con xin gửi đến ba mẹ, người đã suốt đời tận tụy nuôi
dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
HUỲNH THỊ BĂNG TÂM


iii

TÓM TẮT
HUỲNH THỊ BĂNG TÂM, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. ĐÁNH GIÁ
THÀNH TÍCH NÔNG HỌC CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN
VƯỜN SẢN XUẤT THỬ TẠI BẾN CỦI. Thời gian thực hiện từ tháng 02/2011 đến
tháng 07/2011 tại Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Vườn thí
nghiệm tại lô J8, nông trường Bến Củi - Công ty Cao su Cổ phần Tây Ninh.
Hội đồng hướng dẫn:
ThS. Lê Mậu Túy
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Hoàng Luân.
Đối tượng nghiên cứu: Năm dòng vô tính cao được tuyển chọn: RRIV 103, RRIV
104, RRIV 106, RRIV 107, RRIV 114 và đối chứng dòng là vô tính PB 255 được trồng
đại trà tại khu vực Đông Nam Bộ.
Nội dung nghiên cứu: Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nông học: Sinh trưởng,
sản lượng mủ, khả năng kháng bệnh và hình thái của năm dòng vô tính cao su so sánh
với đối chứng PB 255 trên diện tích rộng trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
Dựa vào kết quả 6 tháng theo dõi tại thí nghiệm XTTN 05 cho thấy: Các dòng
vô tính mới đều rất có tiềm năng về sản lượng, sinh trưởng mạnh và ít mẫn cảm với
các bệnh phổ biến như: Phấn trắng, nấm hồng, Corynespora... Ngoài ra, các dòng vô
tính còn có các đặc tính hình thái tốt, vượt hẳn so với đối chứng.

- Về sinh trưởng, dòng vô tính RRIV 103 có sinh trưởng tốt nhất với trung bình
vanh là 54,37 cm và tăng vanh trong khi cạo là 3,79 cm.
- Về năng suất, RRIV 106 và RRIV 114 là hai dòng vô tính vượt trội nhất thí
nghiệm với năng suất bốn tháng đầu năm cạo thứ hai đạt 1.161 kg/ha/năm và 964
kg/ha/năm. Hiện nay, hai dòng vô tính này đã được xếp vào bảng II của cơ cấu giống
khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2011 – 2015.


iv

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Giới thiệu ...................................................................................................................3
2.2 Đặc điểm thực vật học và nhu cầu về điều kiện sinh thái .........................................4
2.2.1 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................4
2.2.2 Nhu cầu về điều kiện sinh thái ...............................................................................5

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ......................................................7
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................7
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước...........................................................................9
2.3.3 Các bước tuyển chọn giống Việt Nam .................................................................11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................14
3.2 Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................................14
3.3 Bố trí thí ngiệm ........................................................................................................14
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................15
3.4.1 Sinh trưởng ...........................................................................................................15


v

3.4.2 Dày vỏ nguyên sinh ..............................................................................................15
3.4.3 Sản lượng ..............................................................................................................16
3.4.4 Hàm lượng cao su khô ..........................................................................................16
3.4.5 Hình thái ...............................................................................................................18
3.4.6 Bệnh hại ................................................................................................................18
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................22
4.1 Sinh trưởng và tăng vanh trong khi cạo của các dòng vô tính trên XTTN 05. .......22
4.2 Dày vỏ......................................................................................................................25
4.3 Sản lượng cá thể và năng suất quần thể...................................................................26
4.3.1 Sản lượng cá thể (g/c/c) ........................................................................................26
4.3.2 Năng suất quần thể (kg/ha) ...................................................................................29
4.4 Hàm lượng cao su khô .............................................................................................33
4.5 Bệnh hại ...................................................................................................................34
4.5.1 Bệnh nấm hồng .....................................................................................................34
4.5.2 Bệnh phấn trắng ....................................................................................................35

4.5.3 Bệnh Cornespora ..................................................................................................36
4.5.4 Bệnh khô miệng cạo .............................................................................................37
4.6 Đặc điểm hình thái...................................................................................................37
4.7 Tổng hợp các đặc tính nông học của các dòng vô tính trên XTTN 05. ..................38
4.8 Chi tiết đáng lưu ý của các dòng vô tính .................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................45
5.1 Kết luận....................................................................................................................45
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DRC

Hàm lượng cao su khô (DRC – Dry Rubber Content).

Dvt

Dòng vô tính.

Đ/c

Đối chứng.

ET 2,5 %

Ethephon 2,5 % (acid 2 – chloroethyl phosphonic).


G/c/c

Gram/cây/lần cạo.

GT

Đồn điền cao su trên đảo Java, Indonesia (Godang Tapeng).

IRCA

Viện Nghiên cứu Cao su Châu Phi (Institut de Recherches sur le
caouchouc au Afrique).

IRRDB

Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thiên nhiên Quốc tế
(International Rubber Research Development Board).

IRSG

Nhóm Nghiên cứu Cao su Quốc Tế (IRSG - International Rubbe
Study Grour).

KTCB

Kiến thiết cơ bản.

LH


Dòng vô tính cao su lai hoa của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt
Nam lai tạo.

PB

Trạm Nghiên cứu Cao su, đồn điền Golden Hope, Malaysia
(Prang Besar).

RRIM

Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia (Rubber Research Institute of
Malaysia).

RRIV

VNCCS VN (Rubber Research Institute of Viet Nam).

XTTN 05

Vườn thí nghiệm sản xuất thử tại Bến Củi trồng năm 2005.

VNCCS VN

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng. ........................................19
Bảng 3.2: Qui ước phân cấp bệnh nấm hồng. ...............................................................19
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn đánh giá bệnh phấn trắng trên cây cao su. .................................20
Bảng 4.1: Sinh trưởng (cm) của các dvt qua các năm. ..................................................23
Bảng 4.2: Trung bình vanh (cm) của các dvt trên XTTN 05 tháng 04/2011. ...............25
Bảng 4.3: Dày vỏ nguyên sinh (mm) của các dvt trên XTTN 05..................................26
Bảng 4.4: Sản lượng của các dvt trên XTTN 05 giai đoạn từ 09/2010 – 01/2011. .......27
Bảng 4.5: Sản lượng của các dvt trên XTTN 05 qua 4 tháng đầu năm cạo thứ hai. .....28
Bảng 4.6: Năng suất của các dvt trên XTTN 05 qua các tháng đầu năm 2011 .............30
Bảng 4.7: Năng suất của các dvt trên thí nghiệm XTTN 05 trong năm cạo thứ nhất (từ
09/2010 – 07/2011)........................................................................................................32
Bảng 4.8: Hàm lượng cao su khô (DRC) qua các tháng đầu năm 2011........................33
Bảng 4.9: Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng của các dvt trên XTTN 05. .........................35
Bảng 4.10: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các dvt trên thí nghiệm XTTN 05. ....36
Bảng 4.11: Mô tả hình thái các dvt trên thí nghiện thí nghiệm XTTN 05. ...................37
Bảng 4.12: Tóm tắt các đặc điểm của năm dvt trên thí nghiệm XTTN 05. ..................38


viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tạo tuyển giống cao su Việt Nam.......................................................13
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí 5 dvt trên thí nghiệm XTTN 05 ...............................................15
Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng và tăng trưởng trong khi cạo trên thí nghiệm XTTN 05.......24
Biểu đồ 4.2: Năng suất của các dvt trên XTTN 05 qua các tháng đầu năm 2011.........30
Hình 3.1: Lấy mẫu xác định DRC .................................................................................17
Hình 4.1: Dòng vô tính RRIV 106 ................................................................................39
Hình 4.2: Dòng vô tính RRIV 114 ................................................................................40
Hình 4.3: Dòng vô tính RRIV 103 ................................................................................42

Hình 4.4: Dòng vô tính RRIV 107 ................................................................................43
Hình 4.5: Dòng vô tính RRIV 104 ................................................................................44
Hình 4.6: Dòng vô tính PB 255 .....................................................................................45


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su là một trong những cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao,
có tầm quan trọng trong việc cải thiện đời sống kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, đóng góp to lớn vào ngân sách của Nhà nước. Mủ cao su là
nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt là ngành vỏ ruột
xe. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp đã làm cho nhu cầu về cao
su ngày càng tăng cao.
Để ngành cao su phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cần phải làm tốt các
công tác nghiên cứu như: Tạo tuyển giống, chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch mủ, sử dụng
chất kích thích và phòng trừ bệnh hại. Trong đó, công tác tạo tuyển giống phải đi trước
một bước làm nền tảng cho các nghiên cứu khác. Tạo tuyển giống là chọn ra các dòng
vô tính có những đặc điểm ưu tú: Sinh trưởng, phát triển mạnh, cho sản lượng cao,
phẩm chất tốt, chống chịu bệnh, gió bão và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng
vùng.
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (VNCCS VN) chú trọng đến việc tạo tuyển
những dòng vô tính mới song song với việc sử dụng nguồn giống nhập nội khác. Sau
khi có được con lai từ phương pháp lai hoa hay nhập nội đều được đưa vào hệ thống
chọn giống của Bộ môn Giống. Các con lai được gạn lọc và tuyển chọn qua các bước:
Tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển và sản xuất thử. Trong đó, sản xuất thử là một khâu
quan trọng nhằm đánh giá thành tích nông học của các dòng vô tính lần sau cùng trên
một diện tích lớn trước khi đưa vào sản xuất đại trà.



2

Hiện nay, VNCCS VN đã lai tạo được một số dòng vô tính mới rất ưu tú. Qua
các bước chọn lọc đã cho thành tích rất xuất sắc và được chọn đưa vào sản xuất thử
với quy mô lớn hơn. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự chấp thuận của Khoa Nông
học -Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Bộ môn Giống - VNCCS VN,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thành tích nông học của các dòng vô
tính cao su mới trên vườn sản xuất thử tại Bến Củi”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sản lượng mủ và khả năng kháng bệnh của năm
dòng vô tính cao su: RRIV 103, RRIV 104, RRIV 106, RRIV 107 và RRIV 114 so
sánh với dòng vô tính PB 255 được trồng đại trà tại khu vực Đông Nam Bộ. Từ đó,
chọn ra những dòng vô tính cao su ưu tú nhất đưa vào bảng cơ cấu giống và sản xuất
đại trà.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học như: Sinh trưởng, sản lượng, khả năng kháng
bệnh và hình thái của các dòng vô tính cao su mới trên thí nghiệm sản xuất thử tại
Nông trường Bến Củi – Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh.
1.3 Giới hạn đề tài
Đây là một công trình nghiên cứu lâu dài của Bộ môn Giống - VNCCS VN.
Nhưng do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, nên đề tài chỉ được tiến hành quan
trắc các đặc tính nông học của các dòng vô tính mới chủ yếu 6 tháng đầu của năm cạo
thứ hai và có sự kế thừa số liệu của các năm trước.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu
Cây cao su là nguồn cung cấp nguyên liệu cao su thiên nhiên cho nhiều ngành
công nghiệp hiện nay. So với cao su tổng hợp, cao su thiên nhiên có đặc tính hơn hẳn
về độ giản, có độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, và ít phát nhiệt khi cọ xát, dể
sơ luyện. Khoảng 70 % sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong ngành kỹ
nghệ vỏ ruột xe, 30 % dùng trong các ngành nghề khác như: Dụng cụ y tế, công
nghiệp vải đi mưa, quần áo, giày dép, dùng trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền,
nệm thảm…
Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp một lượng gỗ khá lớn, mang lại nguồn kinh
tế đáng kể khi cây cao su hết chu kỳ thu hoạch mủ. Ngày nay, khi tài nguyên rừng trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang cạn kiệt thì gỗ cao su là một nguồn thay
thế rất quan trọng. Trước đây, gỗ cao su chỉ được sử dụng làm chất đốt thì ngày nay
với kỹ thuật ngâm tẩm thích hợp, gỗ cao su được nâng cấp và đa dạng hóa trong sử
dụng để sản xuất ván sàn, gỗ bao bì, vật dụng gia đình (bàn, ghế, tủ, giường…) và đồ
chơi trẻ em.
Ngoài tác dụng mang lại nguồn kinh tế cao, cây cao su còn có ý nghĩa về bảo vệ
môi trường sinh thái. Trên các loại đất dốc bạc màu, cây cao su khi trồng với diện tích
lớn còn có khả năng phủ xanh đất trống, đồi trọc, chóng xói mòn, bảo vệ môi trường
rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Theo kết quả của một nghiên
cứu cho thấy: Với một tấn cao su thiên nhiên được sản xuất, cây cao su có khả năng
hấp thụ 7 tấn khí CO2, trong khi sản xuất 1 tấn cao su tổng hợp sẽ thải ra 10 tấn khí
CO2. Ngoài ra, do thời gian tồn tại của cây cao su trên vườn dài 25 - 35 năm nên việc
bảo vệ vùng sinh thái được bền vững trong một thời gian dài. Ngoài ra, cây cao su có


4

khả năng thích nghi với vùng sinh thái rộng. Do đó, có thể trồng cao su trên những

vùng đất tương đối xấu để mang lại nguồn kinh tế cho những vùng đất này.
2.2 Đặc điểm thực vật học và nhu cầu về điều kiện sinh thái
2.2.1 Đặc điểm thực vật học
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg, có nguồn góc từ
rừng Amazon. Trong điều kiện hoang dại, cây cao su có thể cao 30 m - 50 m, vanh
thân có thể đạt 5 - 7 m, tán lá rộng và tuổi thọ trên 100 năm. Trong các đồn điền và
tiểu điền, vì hiệu quả kinh tế nên cao su được trồng với mật độ 400 - 550 cây/ha. Chu
kỳ kinh tế giới hạn từ 30 - 40 năm, chiều cao 25 – 30 m, vanh thân khoảng 1 m vào
cuối chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng
có nhiều giống mới năng suất cao nên chu kỳ KTCB ngắn, kỹ thuật khai thác tiến bộ
thu được nhiều mủ. Do đó, chu kì kinh tế rút ngắn chỉ còn 20 - 25 năm (4).
Cây cao su là cây lưỡng bội (2n = 36) với các đặc điểm thực vật học như sau:
™ Rễ
Cây cao su có 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ bàng.
- Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): Phát triển rất sâu, có thể dài trên 10 m nếu cấu trúc đất
tốt giúp cho cây đứng vững, chống đỗ ngã và cung cấp chất dinh dưỡng. Đặc biệt là
khả năng cung cấp nước cho cây ở tầng đất sâu vào mùa khô.
- Rễ bàng (rễ hấp thu): Phát triển rộng và nông ở độ sâu 30 – 40 cm. Cung cấp
phần lớn chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ hấp thu phát triển theo mùa, tối đa vào giai
đoạn cây ra lá non và tối thiểu khi lá già trước khi rụng.
™ Lá
Lá cao su có màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới có màu nhạt hơn. Lá kép gồm
ba lá chét, phiến lá nguyên, mọc cách. Lá cao su tập trung lại thành từng tầng. Rụng lá
qua đông là đặc tính sinh lý của cây cao su. Ngay sau khi cây rụng lá, lá non bắt đầu
xuất hiện và sau 30 - 45 ngày thì tán lá ổn định.


5

™ Hoa

Cây bắt đầu cho hoa từ tuổi thứ 3 - 5 trở đi. Cây thường trổ hoa mỗi năm một
lần khi cây đã ra lá non ổn định.
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu. Phát hoa hình chum mọc ở đầu cành. Mỗi
chùm hoa đều có tỷ lệ hoa đực và hoa cái là 60:1. Một phát hoa có khoảng 2.500 3.000 hoa đực. Hoa hình chuông nhỏ, dài 3,5 - 8,0 mm, màu vàng nhạt, hương thơm
thoang thoảng.
Hoa đực và hoa cái không chín cùng một lúc. Hoa đực chín trước, một ngày sau
thì tàn. Hoa cái chín sau và tàn sau 3 - 5 ngày. Do đó, cây cao su chủ yếu giao phấn
nhờ côn trùng (ong, bướm, kiến, ruồi…) và nhờ gió chiếm một tỷ lệ rất thấp.
™ Quả và hạt
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có chiều dài 3 – 5 cm. Quả nang gồm ba ngăn,
mỗi ngăn chứa một hạt khi chín tự nứt theo các đường vách ngăn.
Hạt cao su hình hơi dài hoặc bầu dục với kích thước từ 2,0 - 3,5 cm, trọng
lượng 3,5 - 6,0 g. Hạt có hai mặt rõ rệt: Mặt bụng thường phẳng, mặt lưng cong và lồi.
Vỏ láng màu nâu đậm hoặc nhạt, có các vân màu đậm hơn.
Nhân hạt cao su gồm phôi nhũ và cây mầm chứa nhiều dầu (4).
2.2.2 Nhu cầu về điều kiện sinh thái
Vì cây cao su có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên để cây cao su phát triển tốt
cần phải lựa chọn các vùng trồng có điều kiện sinh thái thích hợp.
™ Khí hậu
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 - 30oC, trên 40oC cây
khô héo, dưới 10oC cây có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ
bị nguy hại và lá bị héo.
- Lượng mưa: Cây cao su cần lượng mưa thích hợp từ 1.500 – 2.000 mm/năm.
Nếu lượng mưa dưới 1.500 mm/năm thì cần phải phân bổ đều trong năm và đất phải


6

có khả năng giữ nước tốt, lượng sét khoảng 25 %. Ở những nơi không thuận lợi cây
cần lượng mưa từ 1.800 – 2.000 mm/năm.

- Gió: Tốc độ gió nhẹ 1 – 2 m/giây giúp cho vườn cây cao su thông thoáng, hạn
chế bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Nếu cấp gió quá lớn có thể làm
ảnh hưởng hoặc gây hại nghiêm trọng cho vườn cây. Theo kinh nghiệm tại Mã Lai cho
thấy: Khi gió có cấp độ từ 5 - 6 làm cho lá non bị xoắn lại, bị rách, phiến lá dày lên và
nhỏ lại, làm chậm tăng trưởng. Khi gió ở cấp độ 8 thì cây cao su bị gãy cành, khi gió
đến cấp độ 10 thì cây bị đỗ ngã nặng (4).
™ Đất đai
Cây cao su có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau trong
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng để đạt thành tích và hiệu quả kinh tế cần lưu ý
lựa chọn các vùng đất thích hợp (4).
- Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp
(dưới 200 m). Nếu càng lên cao thì càng bất lợi do cao trình tương quan với nhiệt độ
thấp và gió mạnh.
- Độ dốc: Độ dốc có liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc,
sự xói mòn càng mạnh khiến cho các chất dinh dưỡng trong đất trôi đi càng nhanh.
Trên những vùng đất dốc, trước khi trồng cao su cần phải thiết lập hệ thống bảo vệ đất
(hệ thống đê, mương, đường đồng mức) rất tốn kém. Hơn nữa, các vườn cao su trồng
trên đất dốc sẽ gây khó khăn cho công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ.
- Đặc tính lý, hóa của đất
+ pH: Độ pH thích hợp cho cây cao su từ 4,5 - 5,5. Giới hạn pH đất có thể trồng
cao su là 3,5 - 7,0.
+ Độ sâu đất: Các loại đất có độ sâu từ 1 m trở lên được xem là đạt yêu cầu để
trồng cao su. Đất có độ sâu 2 m là đất trồng cao su lý tưởng nếu không có tầng trở ngại
cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit hóa dày đặc và lớp
đá tảng.


7

+ Thành phần sa cấu đất: Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp

đất mặt (0 - 30 cm) tối thiểu là 20 % và lớp đất sâu hơn tối thiểu là 25 %. Ở nơi có
mùa khô kéo dài cần phải có thành phần sét từ 30 – 40 % mới thích hợp cho cây cao
su. Đất có nhiều thành phần hạt thô chiếm trên 50 % trong 80 cm lớp đất mặt sẽ gây
trở ngại cho sự phát triển của rễ và đất khó dự trữ nước nên ít thích hợp cho việc trồng
cao su.
Nói chung, các loại đất phù hợp để trồng cao su cần có những đặc tính như sau:
- Độ sâu đất: Trên 1 m.
- Đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, thoát nước tốt.
- Thành phần hạt của đất: Tối thiểu có 35 % sét và 30 % cát.
- Độ dốc: Từ 2 – 9 o, cao nhất là 16 o.
- Mạch thủy cấp: Có chiều sâu hơn 100 cm.
- pH: 4,5 - 5,0.
- Có hàm lượng chất dinh dưỡng N, P, K ở mức trung bình.
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ông E.Raoul là người đưa hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Bogor
(Batavia) vào Việt Nam năm 1897 (2).
Năm 1899, Yersin đã bắt đầu theo dõi sự phát triển của các cây cao su trồng
đầu tiên trong đồn điền Suối Dầu (Khánh Hòa) bằng cách đo vanh thân cây. Ông đo
ngẫu nhiên 50 cây, đo cách mặt đất 1 m, 0,5 m và 1 yard (0,92 m) để có thể so sánh
với các nước khác. Đến năm 1905, khi cây cao su được 7 tuổi thì vanh thân trung bình
là 66,52 cm. Những cây cao su ở Suối Dầu nhỏ hơn cao su Malaysia đến một năm (8).
Công tác tạo tuyển giống mới đã được Công ty Cao su Đất đỏ (SPTR - Société
des Plantation des Terres Rouges) tiến hành từ năm 1932 – 1944. Tuy nhiên, do tình
hình kinh tế chính trị xã hội lúc đó không ổn định nên chương trình chưa áp dụng rộng
rãi và đưa vào thực tế sản xuất. Mặc khác, các công ty tư bản Pháp thường chiếm


8


những vùng đất tương đối thuận lợi để thiết lập các đồn điền cao su nên cơ cấu giống
cho từng vùng chưa được chú trọng (6).
Trước 1975, các công ty tư bản Pháp du nhập một số dòng vô tính cao su để
khảo nghiệm đưa vào sản xuất đại trà nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu
giống chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài (6).
Năm 1976, sau khi tiếp nhận một di sản rất hạn chế của chương trình chọn tạo
giống trước đó, VNCCS VN bắt đầu khôi phục lại các vườn cây cũ và tổ chức lại
chương trình cải tiến giống. Bước đầu thu thập lại những giống cũ và thiết lập các
vườn thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa, bên cạnh đó chuẩn
bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền (6).
Năm 1981, ngành cao su Việt Nam đã du nhập được một số giống mới sưu tập
được từ vùng nguyên quán Nam Mỹ qua IRRDB (Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển
Cao su Thiên nhiên Quốc tế). Đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng được tập
hợp qua trao đổi song phương với IRCA (Viện Nghiên cứu Cao su Châu Phi) (3).
Từ 1982 – 1984, VNCCS VN đã lai tạo được khoảng 400 giống lai hoa mới (kí
hiệu LH).
Từ năm 1984 – 1996, nguồn di truyền cao su được tăng đáng kể qua chương
trình hợp tác Việt - Pháp và đề án nguyên thủy của IRRDB. Hiện nay, quỹ gen cao su
ở Việt Nam đã có 3.552 kiểu di truyền, đang được nghiên cứu và từng bước sử dụng
(3).
Chương trình lai tạo giống cao su của VNCCS VN khởi đầu năm 1982 và duy
trì cho đến nay đã lai tạo ra hàng ngàn giống và nhiều giống được công nhận là giống
quốc gia được đặt tên là RRIV (6).
Do cao su là cây lâu năm, chu kỳ tạo tuyển giống cao su theo phương pháp
truyền thống cần từ 25 - 30 năm. Trong 20 năm qua, VNCCS VN đã có một số công
trình nghiên cứu cải tiến phương pháp tạo tuyển giống đã nâng cao độ tin cậy của kết
quả và rút ngắn chu kỳ tạo tuyển giống xuống còn 10 - 15 năm.


9


Các giống xuất sắc từ nguồn nhập nội và lai tạo trong nước đã sớm được
khuyến cáo cho sản xuất từ năm 1991, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu bộ giống toàn
ngành cao su và nâng cao gấp đôi năng suất bình quân từ 0,8 tấn/ha/năm vào những
năm đầu 1990 lên 1,6 tấn/ha/năm vào năm 2004 và đã giúp rút ngắn thời gian KTCB
của một số giống còn 5 - 6 năm (3).
Nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng và sự tăng giá bền vững trong
những năm gần đây tạo cơ hội cho ngành cao su nước ta tiếp tục phát triển. Nhằm phát
triển cây cao su, VNCCS VN đã chú trọng chọn tạo những bộ giống theo hướng năng
suất mủ và gỗ cao để tăng hiệu quả kinh tế cho cây cao su vùng thuận lợi Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên, đồng thời đa dạng hóa nguồn giống mới để tạo tuyển những bộ
giống thích nghi với điều kiện môi trường ít thuận lợi ở vùng đất đồi miền Trung và
miền Bắc.
Trong những năm gần đây VNCCS VN đã thực hiện việc chọn tạo giống cao
sản với các đề tài như: “Nghiên cứu chọn tạo bộ giống cao su thích hợp cho các vùng
sinh thái 2001 - 2005”, “Nghiên cứu giống cao su năng suất cao trên 1,6 - 2
tấn/ha/năm và trữ lượng gỗ 130 - 160 m3 gỗ/ha”, “Nghiên cứu chọn tạo giống cao su
có năng suất từ 3 – 3,5 tấn/ha/năm”. Thí nghiệm XTTN 05 là một trong những thí
nghiệm của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cao su có năng suất 3 – 3,5
tấn/ha/năm”.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ đầu thế kỷ XX, ở Đông Nam Á, việc tạo tuyển giống đã được coi là yếu tố
quan trọng góp phần vào sự thành công của cây cao su như hiện nay (6).
Năm 1910, Cramer là người đầu tiên nghiên cứu cải tiến sản lượng cao su bằng
phương pháp chọn lọc quần thể.
Năm 1916, ông Van Helten đã tìm ra phương pháp ghép cao su. Phương pháp
này đã được ông Dr. Cramer và ông Bodde hoàn thiện tại vườn nghiên cứu cao su
Avros ở Sumatra. Nhờ vào kỹ thuật này mà năng suất cao su đã tăng lên gấp đôi và
nhiều dòng vô tính đã được chọn lọc như: GT 1, PB 235, PB 86, PR 107… (7).



10

Năm 1919, với sự phát triển của di truyền học, phương pháp lai hoa nhân tạo
bắt đầu được nghiên cứu, áp dụng ưu thế lai và di truyền định lượng trong chọn giống.
Một số nhà nghiên cứu về giống trên thế giới đã chọn ra những dòng vô tính cao su có
những đặc tính tốt như: Sản lượng cao, kháng bệnh và sản lượng gỗ cao sau chu kỳ thu
hoạch sẽ được khuyến cáo cho sản xuất. Dựa vào những thành tựu đó mà năng suất
cao su không ngừng được cải thiện, ngày càng tăng lên qua các thời kỳ từ 600
kg/ha/năm vườn thực sinh không chọn lọc lên 2.500 kg/ha/năm ở những dòng vô tính
có chọn lọc (4).
Năm 1976, theo nghiên cứu của Chee K. H cho thấy các nhân tố quyết định
năng suất của cây cao su là vanh thân, số vòng ống mủ. Các yếu tố trên giải thích 75 %
sự biến động về năng suất của các dòng vô tính cao su.
Năm 1981, IRRDB tổ chức một đợt sưu tập các kiểu di truyền cao su ở vùng
nguyên quán Nam Mỹ. Đợt sưu tập này đã đem lại nguồn nguyên liệu rất phong phú
và đa dạng cho công tác tuyển chọn giống mới.
Năm 1989, Watson (7) đã có nghiên cứu hình thái cây và khả năng kháng gió
của cây. Các kiểu kháng gió kém của cây gồm:
+ Tán rất cao.
+ Phát triển một vài cành cấp một lớn.
+ Cành nặng nề, lệch một bên so với thân chính, đặc biệt góc phân cành nhỏ.
+ Không có ưu thế ngọn, đặc biệt là hình thành một vòm tán rộng.
+ Phần nhánh nhiều dạng nĩa.
Đến nay, công tác lai tạo giống cao su ở Việt Nam được cải tiến qua việc trao
đổi giống từ các vùng Nam Á, Đông Nam Á và nhận tập đoàn giống từ IRRDB.
Năm 2002, IRRBD đề xướng hợp tác giữa các nước để xây dựng một quỹ gen
cao su Nam Mỹ vào chương trình chọn lọc giống cao su theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ, rừng), nâng năng suất lên 3 tấn/ha/năm (5).



11

2.3.3 Các bước tuyển chọn giống cao su ở Việt Nam
Cây cao su là cây đại mộc, đòi hỏi phải nghiên cứu trong thời gian dài và diện
tích lớn để khuyến cáo các bộ giống một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro cho sản
xuất. Theo quy trình chọn giống cao su hiện nay của nhiều nước cần phải tiến hành các
bước như sau: Tuyển non – Sơ tuyển – Chung tuyển – Sản xuất thử.
- Tuyển non: Vườn tuyển non được trồng với mật độ cao 5.550 cây/ha, 2 cây x
3 nhắc. Vườn tuyển non sẽ được áp dụng phương pháp cạo nhỏ Hamaker – Morris Mann trên cây 28 – 30 tháng tuổi để đánh giá tiềm năng sản lượng. Các đặc tính khác
được quan trắc là sinh trưởng, độ dày vỏ, bệnh, đặc tính hình thái.
Những giống đối chứng được sử dụng là giống đang trồng phổ biến trong sản
xuất và giống cha mẹ.
- Sơ tuyển: Những dòng vô tính xuất sắc từ tuyển non được bố trí trong các thí
nghiệm so sánh giống quy mô nhỏ, có kiểu bố trí đầy đủ ngẩu nhiên, 8 cây x 3 nhắc.
Quá trình gạn lọc được tiến hành 2 đợt:
+ Đợt 1: Khi cây 2 – 3 năm tuổi, áp dụng phương pháp cạo nhỏ để gạn lọc dòng
vô tính cao sản sớm.
+ Đợt 2: Tuyển chọn giống khi cây 9 -10 tuổi và được cạo mủ 3 – 5 năm. Các
chỉ tiêu chọn giống gồm: Sinh trưởng, sản lượng, độ dày vỏ và tính kháng bệnh.
Những dòng vô tính xuất sắc sẽ được khảo nghiệm bổ sung tính đáp ứng với chất kích
thích, cấu trúc hình thái, trữ lượng gỗ, đặc tính sinh lý và đặc tính mủ.
Những giống đối chứng được sử dụng là giống đang trồng phổ biến trong sản
xuất.
- Chung tuyển: Những dòng vô tính được gạn lọc từ vườn sơ tuyển được tiếp
tục khảo nghiệm ở quy mô lớn hơn có kiểu bố trí khối đủ ngẫu nhiên, 60 - 100 cây x 3
– 4 nhắc đối với mỗi nghiệm thức. Giống đối chứng và các chỉ tiêu nghiên cứu tương
tự như ở vườn sơ tuyển nhưng bổ sung các đặc tính tùy vùng sinh thái như: Kháng gió,
kháng lạnh và chống chịu khô hạn.



12

- Sản xuất thử: Những dòng vô tính chọn lọc từ vườn chung tuyển hoặc dòng vô
tính xuất sắc từ vườn sơ tuyển sẽ được trồng thử với quy mô 1 – 5 ha/giống và 1 – 2 ô
mỗi điểm. Giống đối chứng, các chỉ tiêu nghiên cứu và thời gian khảo nghiệm tương
tự vườn chung tuyển.
Các giống đối chứng được trồng phổ biến trong nước (GT 1, PB 235, PB 255,
PB 260) và giống trồng phổ biến nước ngoài (RRIM 600, PB 260).
Thời gian chọn tạo được một dòng vô tính ưu tú để khuyến cáo cho sản xuất
phải mất một khoảng thời gian rất dài, theo các bước tuần tự như sơ đồ tạo tuyển giống
(sơ đồ 2.1) cần 25 - 30 năm. Tuy nhiên, nhờ áp dụng một số giải pháp mới đã có thể
rút ngắn thời gian chọn tạo giống xuống còn 10 – 15 năm bằng cách đồng thời triển
khai các bước sơ tuyển - sản xuất thử - vườn trình diễn.


13

Sưu tập cây

Du nhập / Trao đổi

đầu dòng

giống quốc tế

Ngân hàng gen

Lai hoa


Tuyển non

Sơ tuyển

Sản xuất thử

Ô quan trắc

Chung tuyển

Cơ cấu giống khuyến cáo cho các vùng trồng
Bảng III, Bảng II, Bảng I
(Phụ lục 5)
(Nguồn: Bộ môn Giống – VNCCS VN)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tạo tuyển giống cao su Việt Nam


14

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
™ Thời gian thực hiện
- Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến 07/2011.
- Đo vanh và dày vỏ nguyên sinh tháng 04/2011.
- Cạo lấy sản lượng từ tháng 04/2011 đến 07/2011.
- Quan trắc bệnh hại 2 đợt: Tháng 02/2011 đến 03/2011 và tháng 06/2011 đến
07/2011.
- Quan trắc hình thái vào tháng 07/2011.
™ Địa điểm nghiên cứu: Lô J8, Nông trường Bến Củi – Công ty Cổ Phần Cao Su Tây

Ninh.
3.2 Vật liệu nghiên cứu:
- Năm dòng vô tính được bố thí nghiệm: RRIV 103, RRIV 104, RRIV 106,
RRIV 107 và RRIV 114.
- Đối chứng là dòng vô tính PB 255 trồng đại trà tại Đông Nam Bộ.
3.3 Bố trí thí ngiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ô đơn giống và không có lần lặp lại. Có
năm nghiệm thức tương ứng với năm dòng vô tính cao su.


15

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM SẢN XUẤT THỬ

B

- Địa điểm: Lô J8, NT Bến Củi – Tây Ninh

- Diện tích: 9,86 ha.

- Địa hình: Bằng phẳng

- Mật độ: 555 cây/ha.

- Cao trình: 10 m.

- Vật liệu trồng: Tum trần

- Loại đất: Đất xám


- Ngày trồng: 14/07/2005

- Hạng đất: IIb

- Ngày mở miệng cạo 15/07/2011.
RRIV 103

Hàng 1

(924 cây)

14
15

RRIV 104
(924 cây)

28
29

RRIV114
(924 cây)

42
43

RRIV 107
(924 cây)

56

57

RRIV 106
(1782 cây)

83
84

PB 255
(924 cây)

97

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí 5 dòng vô tính trên thí nghiệm XTTN 05
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Sinh trưởng
- Chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện bằng vanh thân và tăng vanh hằng năm.
- Việc đo vanh được thực hiện một lần trong năm, cố định theo tháng dự kiến sẽ
mở miệng cạo. Đo vào tháng 4 hàng năm. Đo lần đầu tiên vào năm thứ ba sau trồng.
- Đo vanh ở độ cao 1 m (giai đoạn KTCB) và độ cao 1,5 m (giai đoạn thu
hoạch) cách mặt đất tại vị trí đo cố định qua các đợt quan trắc (đánh dấu sơn).
- Cỡ mẫu đo: Quan trắc 240 cây theo điểm chéo góc cho mỗi ô giống, cố định
30 cây/hàng.


16

3.4.2 Dày vỏ nguyên sinh
- Dày vỏ nguyên sinh được đo vào lúc mở miệng cạo và ba năm sau đó, đo trên
cùng vị trí. Nơi được đo dày vỏ nên cạo nhẹ nếu có lớp vỏ bần trước khi dùng đót đo.

- Vị trí đo: Khoảng giữa đường cạo, cách 3 cm trên đường mở cạo.
- Cỡ mẫu đo: Quan trắc 240 cây theo điểm chéo góc cho mỗi ô giống, cố định
30 cây/hàng.
3.4.3 Sản lượng
- Quan trắc theo phần cạo cho mỗi giống.
- Sản lượng được theo dõi mỗi tháng hai lần vào những ngày 10 và 20 của
tháng (± 2 ngày), những ngày có thời tiết khô ráo. Toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm
nên được cạo trong cùng ngày.
- Sản lượng mủ được thu bằng phương pháp: Đong toàn bộ số lượng mủ và mủ
tạp trên từng ô cơ sở. Đếm số cây cạo đúng giống đã đong mủ nước cho từng đợt quan
trắc, loại trừ những cây không thu thập mủ, thiếu trang bị hoặc bị chảy ra ngoài.
3.4.4 Hàm lượng cao su khô
- Hàm lượng cao su khô (DRC) được lấy theo từng dòng vô tính. Đong mủ
nước của từng ô cơ sở, đếm số cây đong mủ và sau đó trộn đều mủ lấy mủ nước cho
vào ống lấy DRC chuyên dụng. Mủ được đánh đông bằng acid acetic 3 – 4 %, đợi mủ
đông cứng rồi đem cán mỏng, rửa sạch và phơi trong mát cho ráo nước rồi đem sấy
khô ở nhiệt độ 60 0C cho đến khi mủ có trọng lượng không đổi rồi đem cân trọng
lượng. Lưu ý: Cân mủ ngay sau khi lấy ra khỏi lò sấy.
- Tần số quan trắc: Lấy mẫu 2 lần/tháng .
- Công thức tính DRC:
Trọng lượng mủ khô
DRC (%) =

x 100
Trọng lượng mủ tươi


×