Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU TỒN HẠT CỎ DẠI TRONG ĐẤT TRÊN RUỘNG LÚA Ở VÙNG ĐẤT PHÙ SA TẠI HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU TỒN HẠT CỎ DẠI TRONG ĐẤT
TRÊN RUỘNG LÚA Ở VÙNG ĐẤT PHÙ SA TẠI
HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007-2011
Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ NGỌC TRINH

Tháng 08/2011


i

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU TỒN HẠT CỎ DẠI TRONG ĐẤT
TRÊN RUỘNG LÚA Ở VÙNG ĐẤT PHÙ SA TẠI
HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả

HUỲNH THỊ NGỌC TRINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo vệ Thực vật


Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÊ QUỐC CƯỜNG
ThS. VÕ HIỀN ĐỨC
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành
Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính quy tại Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học, Ban Quản lý Thư viện
trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.

-

Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp cùng toàn thể thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho
tôi.

-

ThS. Lê Quốc Cường và ThS. Võ Hiền Đức cùng Ban Giám Đốc và các anh
chị cán bộ tại Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam đã hết lòng hướng dẫn,

tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại Trung
Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam.

-

Gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành chương trình
tại trường.

-

Bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Ngọc Trinh


iii

TÓM TẮT
Huỳnh Thị Ngọc Trinh – Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, tháng 08/2011. Đề tài: “Nghiên cứu sự lưu tồn hạt cỏ dại trong đất
trên ruộng lúa ở vùng đất phù sa tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Quốc Cường, ThS. Võ Hiền Đức và KS. Nguyễn
Hữu Trúc.
Đề tài được tiến hành được tiến hành từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 tại
Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam.
Nghiên cứu được tiến hành để theo dõi thành phần và mật số các loài cỏ ở tầng
đất mặt (0 – 10 cm) và tầng đất sâu (10 – 20 cm) của hai xã Tân Hội và Tân Phú,
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhằm đánh giá sự lưu tồn hạt cỏ dại trong đất ruộng
lúa ở vùng đất phù sa tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang để từ đó xác định thành phần

và số lượng hạt cỏ dại ở hai tầng đất của hai xã này.
Tiến hành thu mẫu đất tại 2 xã Tân Hội và Tân Phú của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang, tất cả được 120 mẫu đất thuộc hai độ sâu khác nhau 0 – 10 cm và 10 – 20 cm.
Sau đó được đem về Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam và phơi khô, băm nhỏ,
cho vào chậu rồi theo dõi mật số. Sau 30 ngày sẽ đếm số lượng của từng loài cỏ mọc
trong chậu rồi xới xáo, đảo lớp đất bên dưới lên trên mặt cho hạt cỏ trong đất nảy mầm
và theo dõi tiếp đến cuối tháng thứ tư.
Kết quả ghi nhận được sau 4 tháng theo dõi cho thấy các loài cỏ phổ biến trên
ruộng lúa phù sa hiện diện đủ cả 3 nhóm cỏ: hòa bản, cỏ lác và lá rộng trong đó nhóm
cỏ lác chiếm ưu thế, chủ yếu là loài cỏ chác với mật số cao nhất (ở xã Tân Hội 2.469,4
cây/m2; xã Tân Phú 2.823,3 cây/m2), kế đến là nhóm cỏ lá rộng và cuối cùng nhóm cỏ
hòa bản có mật số thấp nhất là lúa mọc lại (xã Tân Hội 123,9 cây/m2; xã Tân Phú
128,9 cây/m2). Mật số cỏ dại giảm dần và sự lưu tồn hạt cỏ dại qua 4 tháng theo dõi
chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt, còn ở tầng đất sâu mật số thấp hơn.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1 Một số khái niệm về cỏ dại........................................................................................4
2.1.1 Một vài định nghĩa về cỏ dại ..................................................................................4
2.1.2 Phân loại cỏ dại ......................................................................................................4
2.1.3 Vai trò của cỏ dại trong sản xuất và đời sống ........................................................6
2.1.4 Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa ........................................................................9
2.1.5 Đặc điểm của một số cỏ dại chính thường gây hại trên ruộng lúa .......................12
2.2 Quỹ hạt cỏ trong đất ................................................................................................15
2.2.1 Giới thiệu ..............................................................................................................15
2.2.2 Đặc điểm của quỹ hạt cỏ ......................................................................................16
2.2.3 Các nghiên cứu về quỹ hạt cỏ trong đất ...............................................................17
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................20
3.2 Điều kiện tự nhiên của huyện Cai Lậy ....................................................................20
3.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................20
3.2.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................20
3.3 Khí hậu thời tiết tỉnh Tiền Giang.............................................................................21
3.4 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................21


v

3.5 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................22
3.6 Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................................24
3.7 Phương pháp định danh cỏ dại ................................................................................25
3.8 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
4. 1 Thành phần và tần suất xuất hiện của các loài cỏ dại.............................................26
4.2 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ hòa bản (cây/m2) có trong mẫu đất ở hai xã ............27
4.2.1 Mật số cỏ lồng vực (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi ......................27

4.2.2 Mật số cỏ đuôi phụng (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi ..................29
4.2.3 Mật số lúa mọc lại (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi .......................31
4.2.4 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm hòa bản (cây/m2) ở 2 tầng đất qua 4 tháng theo dõi
.......................................................................................................................................32
4.3 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ lác (cây/m2) có trong mẫu đất ở hai xã ....................34
4.3.1 Mật số cỏ chác (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi .............................34
4.3.2 Mật số cỏ cháo (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi .............................36
4.3.3 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm cỏ lác (cây/m2) ở 2 tầng đất qua 4 tháng theo dõi ..37
4.4 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ lá rộng (cây/m2) có trong mẫu đất ở hai xã ..............39
4.4.1 Mật số rau mương đứng (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi ..............39
4.4.2 Mật số an điền lan (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi........................41
4.4.3 Mật số lữ đằng (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi .............................42
4.4.4 Mật số ráng gạc nai nổi (cây/m2) trên đất phù sa qua 4 tháng theo dõi ...............43
4.4.5 Tổng mật số cỏ nhóm lá rộng (cây/m2) ở 2 tầng đất qua 4 tháng theo dõi ..........45
4.5 Tổng mật số các loài cỏ dại (cây/m2) có trong mẫu đất ở hai xã ............................46
4.5.1 Tổng mật số các loài cỏ dại (cây/m2) ở xã Tân Hội .............................................46
4.5.2 Tổng mật số các loài cỏ dại (cây/m2) ở 2 tầng đất của xã Tân Phú......................47
4.5.3 Tổng mật số cỏ dại (cây/m2) qua bốn tháng theo dõi ...........................................48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC ......................................................................................................................56


vi

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Quốc Tế)
IRRI: International Rice Research Institue (Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế)

TSXH: Tần suất xuất hiện


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Thành phần và tần suất xuất hiện (%) của các loài cỏ dại.............................26
Bảng 4.2 Mật số cỏ lồng vực (cây/m2) ở hai xã ............................................................28
Bảng 4.3 Mật số cỏ đuôi phụng (cây/m2) ở hai xã ........................................................29
Bảng 4.4 Mật số lúa mọc lại (cây/m2) ở hai xã .............................................................32
Bảng 4.5 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm hòa bản (cây/m2) ở xã Tân Hội ........................33
Bảng 4.6 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm hòa bản (cây/m2) ở xã Tân Phú........................34
Bảng 4.7 Mật số cỏ chác (cây/m2) ở hai xã...................................................................35
Bảng 4.8 Mật số cỏ cháo (cây/m2) của hai xã ...............................................................36
Bảng 4.9 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm cỏ lác (cây/m2) ở xã Tân Hội ...........................38
Bảng 4.10 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm cỏ lác (cây/m2) ở xã Tân Phú .........................39
Bảng 4.11 Mật số rau mương đứng (cây/m2) ở hai xã ..................................................40
Bảng 4.12 Mật số an điền lan (cây/m2) ở hai xã ...........................................................41
Bảng 4.13 Mật số lữ đằng (cây/m2) ở hai xã.................................................................42
Bảng 4.14 Mật số ráng gạc nai nổi (cây/m2) ở hai xã ...................................................44
Bảng 4.15 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm lá rộng (cây/m2) của xã Tân Hội ....................45
Bảng 4.16 Tổng mật số cỏ thuộc nhóm lá rộng (cây/m2) của xã Tân Phú....................46
Bảng 4.17 Tổng mật số các loài cỏ dại (cây/m2) ở 2 tầng đất của xã Tân Hội .............47
Bảng 4.18 Tổng mật số các loài cỏ dại (cây/m2) ở 2 tầng đất của xã Tân Phú.............47
Bảng 4.19 Tổng mật số cỏ dại (cây/m2) qua 4 tháng theo dõi ......................................48


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Chậu đựng đất và lưới lót đáy chậu ...............................................................22
Hình 3.2 Khoan kim loại để lấy mẫu đất ......................................................................22
Hình 3.3 Lấy mẫu đất ngoài đồng.................................................................................23
Hình 3.4 Mẫu đất lấy được ngoài đồng được cắt ra .....................................................23
Hình 3.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm tại TTBVTV phía Nam .......................................24
Hình 3.6 Mật số cỏ giữa hai tầng đất của hai xã Tân Hội (trái) và Tân Phú (phải) .....25
Hình 4.1 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) ...........................................................29
Hình 4.2 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) ..........................................................31
Hình 4.3 Cỏ chác (Fimbristylis miliacea).....................................................................35
Hình 4.4 Cỏ cháo (Cyperus difformis) ..........................................................................37
Hình 4.5 Rau mương đứng (Ludwigia octovalvis) .......................................................39
Hình 4.6 An điền lan (Hedyotis diffusa) .......................................................................42
Hình 4.7 Lữ đằng (Lindernia procumbens) .................................................................. 43
Hình 4.8 Ráng gạc nai nổi (Ceratopteris pteridroides) ................................................ 44
Hình 4.9 Mật số cỏ dại giữa hai tầng đất của hai xã .....................................................49


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cỏ dại là một trong các loài dịch hại đã và đang gây hại trên hầu hết các vùng
trồng lúa trong nước và trên thế giới. Tùy theo mật độ và sự phân bố khác nhau mà
mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với ruộng lúa cũng khác nhau. Hiện nay việc
phòng trừ cỏ dại chủ yếu là sử dụng thuốc diệt cỏ. Biện pháp quản lý cỏ dại thì chưa
có biện pháp nào là hữu hiệu về mặt sinh học và đảm bảo an toàn đối với môi trường
và con người.
Cỏ dại không những làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng mà còn là ký
chủ của nhiều loài sâu bệnh và làm tăng chi phí sản xuất. Ông Ricardo Labrada –

Romero , một chuyên gia về cỏ dại nói: “Hạn hán, côn trùng, hay bệnh tật như cúm lợn
giành lấy sự quan tâm về mình bởi vì những ảnh hưởng của chúng gây ấn tượng mạnh.
Cỏ dại thì rất khác, nó lặng lẽ tàn phá gây thiệt hại quanh năm, năm này sang năm
khác”. Số liệu rõ ràng chứng minh rằng cỏ dại cần phải được xếp vào loại kẻ thù số
một của nông dân. Căn cứ vào nghiên cứu của tổ chức môi trường hàng đầu Land Care
của New Zealand, cỏ dại gây ra thiệt hại 95 tỷ đô la Mỹ mỗi năm do làm giảm sản
lượng lương thực thực phẩm trên tòan cầu so với 85 tỷ đô la bởi bệnh cây, 46 tỷ đô la
bởi côn trùng và 2,4 tỷ đô la bởi các động vật có xương sống (không kể con người).
Điều đó có nghĩa rằng nếu muốn gia tăng sức sản xuất, một trong những điều đầu tiên
bắt buộc phải làm là cải thiện phương thức quản lý cỏ dại (Dương Văn Chín, 2009).
Quần thể cỏ dại trên ruộng lúa cũng rất đa dạng, có khoảng 400 loài được báo
cáo xuất hiện trên ruộng lúa nước và lúa cạn tại Việt Nam trong đó riêng hai họ hòa
bản (Poaceae) và họ lác (Cyperaceae) chiếm tỉ lệ 42% (167 loài). Cỏ lồng vực nước
(Echinochloa crus-galli) là loài cỏ quan trọng nhất xuất hiện trên cả ruộng lúa cấy lẫn
ruộng lúa sạ thẳng, nó có thể làm mất năng suất lúa khoảng 50% với mật số 25 cây/m2
(Chin, 2001). Các loài cỏ quan trọng trên ruộng lúa tại ĐBSCL bao gồm: cỏ lồng vực


2

(Echinochloa crus-galli), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), lúa cỏ (Oryza sativa)
thuộc nhóm hòa bản, cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ cháo (Cyperus difformis), lác
rận (Cyperus iria) thuộc nhóm cỏ lác, rau mương (Ludwigia octovalvis), rau mác bao
(Monochoria vaginalis), cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica) thuộc nhóm cỏ lá rộng,
phân bố rất rộng trên mọi vùng đất từ đất phù sa màu mỡ cho đến đất nhiễm mặn,
nhiễm phèn (Dương Văn Chín, 2005).
Tùy theo mật độ và sự phân bố khác nhau mà mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra
đối với ruộng lúa cũng khác nhau. Có hai nguồn lây lan cỏ dại chủ yếu trên ruộng lúa
gồm nguồn từ hạt giống lẫn tạp do nông dân tự giữ giống lại từ các vụ trước và nguồn
từ quỹ hạt cỏ trong đất. Sự tồn tại của hạt cỏ trong đất là quan trọng bởi vì hạt cỏ ở

trạng thái ngủ nghỉ sẽ nảy mầm và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi. Sự tồn tại
này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như là độ sâu chôn hạt, loại đất, độ ẩm đất, nhiệt
độ, ánh sáng, độ thoáng khí giữa các tầng đất, quá trình lão hóa, vi sinh vật kí sinh và
thiên địch của động vật (Buhler, 1998). Trong đó, độ sâu chôn hạt và loại đất là hai
yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất (Forcella, 1992).
Vì vậy, việc hiểu biết về sự phân bố, sự lưu tồn của quần thể cỏ dại trong đất là
rất quan trọng để dự đoán được sự phát triển và xâm nhập của cỏ dại trong ruộng lúa
đồng thời cũng là cơ sở cho người nông dân trong việc lựa chọn các loại thuốc trừ cỏ
để sử dụng sao cho hợp lý. Do đó đề tài: “Nghiên cứu sự lưu tồn hạt cỏ dại trong
đất trên ruộng lúa ở vùng đất phù sa tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang” đã được
thực hiện.
1.2 Mục đích
Đánh giá sự lưu tồn hạt cỏ dại trong đất trồng lúa ở vùng đất phù sa tại huyện
Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
1.3 Yêu cầu
Xác định thành phần và số lượng hạt cỏ dại trong đất trồng lúa ở tầng đất mặt
(0 – 10 cm) và tầng đất sâu (10 – 20 cm) tại 2 xã Tân Hội và Tân Phú thuộc huyện Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang.


3

1.4 Giới hạn đề tài
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam từ tháng
2 đến tháng 6 năm 2011. Mẫu đất được thu thập tại hai xã Tân Hội và Tân Phú của
huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.


4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm về cỏ dại
2.1.1 Một vài định nghĩa về cỏ dại
Cỏ dại được định nghĩa theo nhiều cách, mỗi nhà khoa học có một định nghĩa
riêng biệt. Đã có rất nhiều định nghĩa về cỏ dại được các nhà khoa học đưa ra. Tuy
nhiên tất cả đều nhấn mạnh tới đặc điểm có liên quan đến lợi ích của con người (Chu
Văn Hách, 1999).
Cỏ dại là một cây mọc và phát triển ở những nơi mà con người không mong
muốn, không ưa thích (Klingman, 1982), luôn gây cản trở cho đất hoặc cho sự phát
triển của các cây trồng (Little và Coulson, 1970).
Những thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng như cỏ lồng vực, cỏ lác hoặc
mọc trên những cơ quan thực vật có ích như tầm gửi, tơ hồng là những thực vật phát
triển ngoài ý muốn của con người, có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, năng suất và
phẩm chất của cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất, … có khả năng thích ứng
với ngoại cảnh biến đổi, có tính chống chịu cao với ngoại cảnh khắc nghiệt (Phùng
Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền và Lê Trường, 1978).
2.1.2 Phân loại cỏ dại
2.1.2.1 Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng
Cỏ hằng niên (annual weed): là các loại cỏ hoàn thành vòng đời từ hạt giống,
nảy mầm, sinh trưởng, phát dục tới hạt giống trong một hoặc hai mùa canh tác trong
một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của
chúng. Một số đặc tính chung của cỏ hằng niên là chúng sinh sản mạnh, sản xuất ra hạt
giống nhiều, có mật độ dày, dễ phát tán và có tính ngủ nghỉ.
Cỏ đa niên (perennial weed): là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Hằng
năm, số lần ra hoa kết trái có thể thay đổi từ không đến vài lần tùy theo điều kiện sinh
sống. Cỏ đa niên thường rất khó diệt vì một số đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng


5


như độ dài của củ, của nhánh, của thân ngầm và của rễ thân bò trên mặt đất, rễ phát
triển sâu nên khó diệt bởi các biện pháp làm đất, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
(Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.2.2 Phân loại theo địa hình
Cách phân loại này thường được các nhà canh tác học sử dụng, chia cỏ dại
thành cỏ cạn, cỏ nước, cỏ trên đất trồng trọt, cỏ trong các đồn điền, … các nhóm này
lại có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.2.3 Phân loại theo phương thức sinh sống
Theo cách phân loại này, cỏ dại được sắp xếp thành nhóm cỏ tự dưỡng và nhóm
cỏ ký sinh. Phần lớn cỏ dại nằm trong nhóm thứ nhất, chúng có đủ cơ quan dinh
dưỡng như rễ để hút nước, dinh dưỡng, thân lá để quang hợp, … (Nguyễn Hữu Trúc,
2007).
2.1.2.4 Phân loại theo mức độ độc hại
Mức độ độc hại ở đây bao gồm tác hại do cỏ gây ra và mức độ khó khăn trong
việc trừ cỏ. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.2.5 Phân loại theo đặc điểm thực vật
Nhóm cỏ hòa bản: là những loại cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với
gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá; thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính
trên thân theo hai hàng; rễ thường là rễ chùm ăn nông.
Nhóm cỏ lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hòa bản, thân thường đặc ruột có góc
cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.
Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu
hình khác nhau. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).


6

2.1.2.6 Phân loại theo các khóa phân loại thực vật
Đây là phương pháp phân loại chuẩn của các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật

trên toàn thế giới. Theo cách phân loại này tất cả các loài thực vật được sắp xếp theo
ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.3 Vai trò của cỏ dại trong sản xuất và đời sống
2.1.3.1 Tác hại của cỏ dại
Theo tài liệu của FAO, thiệt hại do cỏ dại gây ra khoảng 11,5% tổng sản lượng
nông sản trên toàn thế giới. Tùy vào trình độ phát triển nông nghiệp mà mức độ thiệt
hại do cỏ dại gây ra ở các nước khác nhau từ 5% - 25% (nước rất phát triển 5%, nước
phát triển trung bình 10%, nước kém phát triển 25%).
Theo tổng kết của Smith (1983), tổn thất do cỏ dại gây ra cho các nước trồng
lúa dao động từ 10 - 15% sản lượng. Theo tài liệu ở Nhật Bản, lúa cấy mà không làm
cỏ thì năng suất giảm 20 - 40%, lúa gieo không làm cỏ thì năng suất giảm càng nhiều
70 - 90%. Ở Việt Nam, Phùng Đăng Chinh (1978) khi tiến hành thí nghiệm trên giống
NN8 cho thấy ruộng lúa không được trừ cỏ thì năng suất chỉ bằng 19,46% so với
ruộng được làm cỏ.
Kết quả thí nghiệm của Phùng Đăng Chinh (1978) còn cho thấy sự giảm năng
suất lúa tỉ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 –
200 cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%, nhưng từ 200 cây về sau, cứ tăng 100 cây
cỏ thì năng suất cũng chỉ giảm thêm từ 4 - 6%.
Báo cáo khoa học ở nhiều nước cho thấy rằng tại Trung Quốc có khoảng 10
triệu tấn lúa đã mất đi hằng năm do sự cạnh tranh của cỏ dại, với số lượng này có thể
cung cấp đủ cho ít nhất là 56 triệu dân trong 1 năm. Ở Sri Lanka được coi là một quốc
gia có thể tự cung cấp đủ sản lượng lúa gạo cho chính mình, nhưng do cỏ dại là một
yếu tố hạn chế rất lớn trong ngành sản xuất lúa gạo tại nước này và đã làm cho năng
suất lúa mất đi khoảng 30 - 40%. Tại Việt Nam, cỏ dại ngày càng trở thành một loài
dịch hại quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo trên
ruộng lúa sạ thẳng ở ĐBSCL. Ước tính năng suất lúa sạ thẳng ở ĐBSCL đã mất đi do


7


cỏ dại gây ra khoảng 46% trong điều kiện chăm sóc không được tốt (Dương Văn Chín,
1997).
Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng do cạnh tranh về ánh
sáng, dinh dưỡng, nước và không gian (Kropff, 1993) làm cho cây trồng không đủ
điều kiện sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất của
nông sản cũng giảm sút.
Cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh: trước hết các cây cỏ dại cùng họ, bộ hay có
những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh. Các loài
nấm bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, bọ xít sống được trên nhiều loại cỏ hòa bản.
Ngoài việc làm ký chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển
của sâu bệnh. Ruộng có nhiều cỏ dại, ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi, thường thuận
lợi cho sâu bệnh phát triển. Mặt khác, cỏ dại cũng cạnh tranh điều kiện sống làm cây
trồng sinh trưởng kém, tính chống chịu giảm đi, qua đó tác hại của sâu bệnh càng thêm
nghiêm trọng.
Cỏ dại có thể chứa chất độc gây hại, có những loại có thể chứa chất độc làm
ảnh hưởng đến cây trồng. Ngoài ra, nhiều loài cỏ dại còn ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và gia súc. Thường những loại cỏ này có chứa những chất độc như acide
cyanhydric, các alkaloid hoặc oxalate có khi lẫn vào thức ăn gia súc, qua đó làm ảnh
hưởng tới sức khỏe của gia súc và người sử dụng sản phẩm được chế biến từ những
động vật này cũng bị ảnh hưởng. Một số loài cỏ dại chứa chất độc trong các gai hoặc
trong các lá có thể gây ngứa và gây nên các dị ứng khác cho người khi tiếp xúc.
Cỏ dại làm tăng thêm giá thành của sản phẩm, việc trừ cỏ dại phải tốn thêm
công lao động và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất làm tăng chi phí
và giá thành trong sản xuất nông nghiệp. Cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất, tăng chi
phí thu hoạch.
Cỏ dại ảnh hưởng tới giao thông trên sông và các công trình thủy lợi làm cản
trở sự đi lại của tàu bè, ảnh hưởng tới sự dẫn nước vào ruộng; cỏ trên đường sắt làm


8


ảnh hưởng tới tàu lửa. Cỏ dại gây cản trở các hoạt động giải trí trên cạn và dưới nước.
(Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.3.2 Lợi ích của cỏ dại
Khi sống trên đồng ruộng, cỏ dại tích lũy vào tầng đất cày những chất dinh
dưỡng như N, P, K có ở những lớp đất sâu và trong nước mưa. Những chất dinh dưỡng
này tập trung lên lớp đất cày mà không bị rửa trôi đi. Cỏ dại với khối lượng chất hữu
cơ lớn của nó có thể làm tăng chất hữu cơ và mùn cho đất.
Cỏ dại còn giữ cho đất khỏi bị xói mòn, đất và chất dinh dưỡng khỏi bị rửa trôi
đi, giúp những công trình thủy lợi, giao thông không bị hư hỏng.
Cỏ dại là nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm, một số loài cỏ dại còn được
dùng làm thức ăn cho người.
Cỏ dại được sử dụng làm thuốc trong y tế hoặc thuốc trừ dịch hại.
Cỏ dại còn là nguồn gen quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Cỏ dại cũng là môi trường tốt cho các loài thiên địch sống, sinh sôi và phát
triển, ngoài ra còn cung cấp mật hoa cho ong, làm mái nhà, chất đốt, …. (Nguyễn Hữu
Trúc, 2007).
Ở Bắc Mỹ cỏ lồng vực E.crusgalli var frumentacea được những nhà buôn hạt
giống quảng cáo xem như là loại cỏ triệu đô và được dùng làm thức ăn cho gia súc
(Wilkinson, 1972). Tuy nhiên, vì nó có quá nhiều nước nên khi để làm cỏ khô khó
khăn và giá trị kinh tế của nó không bằng các loại cây du nhập khác (Wheeler, 1950).
Ở Autralia nó được xem là rất thích hợp trong chương trình che phủ đất để duy
trì số lượng lớn cừu trong một diện tích nhỏ (Wheeler, 1972). Ở châu Á và châu Phi,
nó được trồng để lấy hạt ăn (Hitchcock, 1951).


9

2.1.4 Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa
2.1.4.1 Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản

Cây trồng thường có một hình thức sinh sản, hoặc chỉ vô tính hoặc chỉ hữu tính.
Trong khi đó cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản hơn. Cỏ dại có nhiều hình thức sinh
sản để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Càng nhiều hình thức sinh sản thì lan truyền
càng mạnh và khi điều kiện tự nhiên thay đổi thì có ít nhất một hình thức sinh sản để
lan truyền về sau. Vì vậy để phòng trừ cỏ dại phải ngăn chặn mọi hình thức sinh sản
của nó.
Ví dụ: cỏ gấu (Cyperus rotundus), cỏ tranh (Imperata cylindrica) có 2 hình thức
sinh sản: bằng thân ngầm và bằng hạt. Cỏ gà (Dactyloctenium aegyptum) có tới 3 hình
thức sinh sản: bằng hạt, bằng thân bò và bằng thân ngầm.
Ở cỏ dại hình thức sinh sản nào cũng đáng chú ý. Với cỏ gà, cỏ tranh, cỏ gấu
thường có hình thức sinh sản vô tính là chủ yếu, còn hình thức sinh sản hữu tính là thứ
yếu nhưng cũng rất quan trọng vì những hạt này dễ mọc và dễ cho ra những cây mới
có tác dụng duy trì và phát triển nòi giống thực sự. Trong khi ở cây trồng, nếu hình
thức sinh sản vô tính là chủ yếu thì hình thức sinh sản hữu tính nếu có cũng không
quan trọng, thường các hạt rất khó nảy mầm để cho cây mới. (Nguyễn Hữu Trúc,
2007).
2.1.4.2 Cỏ dại có số hạt và số mầm ngủ sinh sản rất nhiều
Cũng như cây trồng số lượng hạt ở các loài cỏ dại rất khác nhau. Song nhìn
chung thì số hạt của một cây cỏ dại thường lớn hơn số lượng hạt của một cây trồng rất
nhiều. Trong đó đặc biệt ở một số loài cỏ như cỏ dền (Amaranthus sp.) có tới hơn
500.000 hạt/cây.
Hạt cỏ dại thường nhỏ, nếu trọng lượng của hạt cỏ dại và cây trồng bằng nhau
thì số lượng hạt của cỏ dại lớn hơn rất nhiều. Số lượng hạt/cây nhiều đảm bảo cho cỏ
dại có hệ số nhân giống cao, có lợi cho sự duy trì nòi giống, qua đó cũng cho thấy số
lượng hạt cỏ trên một đơn vị diện tích là rất lớn.


10

Mầm ngủ trên một đoạn thân hay trên một đơn vị trọng lượng của cỏ dại sinh

sản vô tính cũng nhiều hơn so với một đoạn thân cây trồng có trọng lượng tương
đương.
Ví dụ: 1 m dây khoai lang có 20 – 30 mầm ngủ trong khi đó với cùng chiều dài,
cỏ tranh có tới 100 – 150 mầm ngủ. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.4.3 Hạt cỏ dại dễ rụng và có nhiều hình thức lan truyền
Sau khi chín, hạt cỏ dại dễ rơi khỏi cây và rụng xuống đất. Hiện tượng này kèm
theo đặc tính chín không đều làm cỏ dại kéo dài thời gian phóng thích hạt. Cỏ dại có
thể lan truyền từ ruộng này sang ruộng khác, từ vùng này sang vùng khác, nước này
sang nước khác và thậm chí có thể lan truyền giữa các châu lục với nhau bằng nhiều
con đường: nhờ gió, nước, động vật, …. Nguyên nhân của sự lan truyền dễ dàng đó là
do hạt cỏ nhỏ, trọng lượng thấp làm chúng dễ nổi hoặc lơ lửng trong nước, khi nước di
chuyển thì hạt cỏ cũng di chuyển xâm nhập vào đồng ruộng theo nguồn nước tưới. Hạt
cỏ cũng dễ lẫn vào hạt giống cây trồng. Một số loài cỏ có lông, râu hay móc giúp
chúng phát tán theo nhiều con đường. Nhiều loài cỏ vẫn giữ được khả năng nảy mầm
tốt sau khi qua bộ máy tiêu hóa của động vật, qua đó cũng có thể phát tán từ chỗ này
sang chỗ khác. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.4.4 Cỏ dại có thời kỳ ngủ nghỉ (miên trạng, dormancy)
Ngủ nghỉ của cỏ là trạng thái ngừng phát triển giúp cho cỏ đảm bảo sự tồn sinh
của nó. Hiện tượng này gây khó khăn cho việc phòng trừ cỏ. Hạt cỏ có thời kì ngủ
nghỉ, đây là thời gian cần cho sự biến đổi, hình thành phôi mầm, phôi nhũ đầy đủ về
các cơ quan, về cấu tạo của các thành phần sinh hóa, tỉ lệ và khối lượng của chúng.
- Ngủ bẩm sinh: hạt được bao bọc bởi một loại vỏ không thấm hoặc chứa các
nội sinh có tính ức chế sự nảy mầm.
- Ngủ bắt buộc: khi gặp một trong các yếu tố môi trường bất lợi về độ ẩm, nhiệt
độ, oxygen.
- Ngủ do điều kiện tạo ra: cỏ thường nảy mầm khi có điều kiện thích hợp, nếu
gặp điều kiện bất lợi hạt sẽ chuyển qua dạng ngủ và sau đó không thể nảy mầm được
dù điều kiện có trở lại thuận lợi. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).



11

2.1.4.5 Cỏ dại giữ sự nảy mầm rất lâu
Rất nhiều loài cỏ dại có thể giữ được nảy mầm của mình sau 15 – 20 năm. Ở
Mỹ sau khi chôn vùi dưới đất 20 năm, 51 loại cỏ trong số 107 loại thí nghiệm vẫn có
những hạt nảy mầm, thậm chí loài Vesbascum blattaria vẫn còn nảy mầm được 70% ở
năm thứ 80.
Ở trong môi trường nước, hạt cỏ vẫn giữ được sự nảy mầm khá lâu. Tuy vậy,
trong môi trường nước, hạt cỏ không giữ được sức nảy mầm lâu như trong môi trường
đất và không khí. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.4.6 Hiện tượng nảy mầm không đều ở cỏ dại
Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Hạt chín không đều, cùng rụng một lúc nhưng hạt nào chín trước thì mọc
trước.
- Vỏ dày mỏng khác nhau.
- Hạt có mức độ chín giống nhau nhưng gặp những điều kiện ngoại cảnh khác
nhau. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).
2.1.4.7 Cỏ dại có tính biến động lớn và khả năng chống chịu cao
Cỏ dại có tính biến động lớn về sinh lý, hình thái và phản ứng về môi trường
xung quanh. Đặc tính này của cỏ dại nhiều hơn cây trồng là do nó đã qua chọn lọc tự
nhiên khá lâu và những biến đổi ngoại cảnh do con người gây ra khi tác động vào đồng
ruộng. Các thay đổi đó có thể là :
- Thay đổi thời gian sinh trưởng và chu kì phát dục.
- Thay đổi về sinh trưởng và hình thái
- Thay đổi về sinh lý
Bên cạnh đó cỏ dại còn có khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của
thời tiết rất tốt như chống lạnh, chống nóng, chịu hạn, chịu ngập, khả năng tồn tại ở đất
xấu và nghèo dinh dưỡng. (Nguyễn Hữu Trúc, 2007).



12

2.1.4.8 Phần lớn hạt cỏ dại chỉ mọc mầm ở phần đất nông
Hạt cỏ dại khi rụng xuống thì nằm trên mặt đất, nhưng sau đó chúng được trộn
vào đất do các biện pháp canh tác. Cày càng sâu, trộn đất càng đều thì hạt cỏ dại phân
bố càng đều và càng sâu: có những hạt có thể nảy mầm ngay, những hạt đó cũng được
phân bố khắp trong lớp đất cày, các hạt chưa mọc ngay cũng vậy. Tuy nhiên hạt nảy
mầm ngay được phân bố đều trong lớp đất cày, nhưng chỉ những hạt ở lớp đất nông
mới mọc được. Phần lớn hạt cỏ dại mọc nhiều ở lớp đất 0 – 2 cm, mọc vào loại trung
bình ở lớp đất 3 – 5 cm và mọc ít ở lớp đất 5 – 7 cm. Ở độ sâu dưới 7cm hầu như
không có hạt cỏ mọc. Còn hạt cây trồng có thể mọc cao ở độ sâu 7cm.
Hạt cỏ dại thường mọc nhiều ở lớp đất nông là do:
- Ở lớp đất này có đầy đủ các điều kiện cho vỏ hạt cỏ bị phá huỷ: nhiệt độ thay
đổi đột ngột làm vỏ hạt co giãn mạnh và rạn nứt, có đầy đủ nước cho quá trình thuỷ
phân, vi sinh vật nhiều và hoạt động công phá vỏ hạt mạnh.
- Ở lớp đất này có các điều kiện như nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Ở
lớp đất sâu thường chặt, khi đủ nước thì có thể thiếu không khí, khi đủ không khí thì
có thể thiếu nước. Ở lớp đất nông xốp dễ có đủ nước, đủ không khí cho hạt cỏ nảy
mầm. Nhiệt độ ở lớp đất sâu và nông, tuy có sự khác nhau nhưng cũng đủ yêu cầu cho
hạt cỏ nảy mầm cho nên sự khác nhau này không có ý nghĩa quan trọng như sự khác
nhau về nước và không khí. Hạt cỏ khi nảy mầm cũng cần có ánh sáng, nhưng ở lớp
đất sâu không đủ ánh sáng cần thiết.
Cỏ dại hạt càng to, mầm mọc càng lớn thì có khả năng mọc mầm ở những lớp
đất sâu hơn, vì vậy việc loại trừ nó khó hơn các loại cỏ mọc nông. (Nguyễn Hữu Trúc,
2007).
2.1.5 Đặc điểm của một số cỏ dại chính thường gây hại trên ruộng lúa
2.1.5.1 Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)
Cỏ nhất niên cạnh tranh rất mạnh, cao từ 1 – 2 m, thân cứng chắc, mọc thành
từng bụi, đứng thẳng với nhiều dạng hình. Lá hẹp hình ngọn giáo dài tới 40 cm, rộng 5
– 15 mm, không có lá thìa, bông màu xanh tới đỏ tía ở ngọn, từ 5 – 40 gié, hạt hình

elip, có râu 3 – 4 mm hoặc không râu, trổ hoa quanh năm, sinh sản bằng hạt. Thích


13

hợp nơi đất ẩm nhiều ánh sáng giàu đạm thường mọc trong ruộng lúa, mương nước và
đầm lầy. Cỏ lồng vực được coi là một trong những loại cỏ nguy hại nhất cho lúa và
một số cây trồng cạn khác trên toàn cầu. (Dương Văn Chín, Suk Jin Koo và Yong
Woong Kwon, 2005).
Cũng theo Chin. D. V (2000), một cây cỏ lồng vực có thể sản xuất 40.000 hạt cỏ.
Cỏ nảy chồi quanh năm. Cỏ lồng vực tương tự như lúa trồng về mặt sinh thái. Ở giai
đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có thể phân biệt với lúa trồng qua sự hiện diện của lá
thìa. Cỏ lồng vực không có lá thìa trong khi lúa trồng thì có lá thìa.
2.1.5.2 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)
Cỏ hòa bản thủy sinh hoặc bán thủy sinh, bụi, hằng niên hoặc đa niên ngắn hạn,
cao 30 cm đến 1 m, phân bố ở Đông, Nam và Đông Nam Châu Á. Thân mảnh đến mập
mọc hướng lên từ gốc phân nhánh. Lá thìa dài 1 – 2 mm chẻ sâu làm nhiều phần giống
như lông. Phát hoa là chùm tụ tán, màu xanh lục nhạt hoặc đỏ, trục chính thẳng, dài
10 – 40 cm. nhiều nhánh hoa đơn thẳng xòe dài 5 – 15 cm. Gié hoa dài 2,5 – 3,5 mm
có 4 – 6 hoa thường là 5 hoa và một cọng ngắn dài 0,5 – 0,7 mm. Trái là đỉnh quả
hình bầu dục, dài khoảng 0,8 mm. Sinh sản bằng hạt. (IRRI, 1983).
2.1.5.3 Cỏ chác (Fimbristylis miliacea)
Cỏ dạng bụi hằng niên, đứng cao 20 – 70 cm. Thân yếu, gốc dẹp. Thân mang hoa
dày 0,5 – 1,5 mm có 2 – 4 lá bắc không bằng nhau, ngắn hơn phát hoa. Lá ở gốc dài
đến 35 mm, rộng 1 – 2,5 mm có bẹ rộng xếp lợp, lá ở thân có phiến rất ngắn. Phát hoa
là tán xòe, dài 6 – 10 cm, rộng 2,5 – 8 cm. Nhiều gié hoa cô độc màu nâu hoặc vàng
rơm, hình cầu, đường kính 2 – 2,5 mm. Trái là bế quả màu ngà đến nâu có 3 góc, dài
0,5 – 1 mm, rộng 0,75 mm, mỗi cạnh có 3 rãnh sâu. Sinh sản bằng hạt. (IRRI, 1983).
2.1.5.4 Cỏ cháo (Cyperus difformis)
Là loại cỏ 3 cạnh bụi dày nhiều chồi, hằng niên, thân đứng, láng cao

20 – 70 cm. Bẹ hình ống, dính nhau ở gốc. Bẹ dưới cùng màu vàng rơm đến nâu. Ba
bốn lá ở gốc hẹp, thẳng dài 10 – 40 cm, rộng 2 – 3 mm. Phát hoa là tán đơn hay kép,
dày, dạng hình cầu, đường kính 5 – 15 mm, mọc từ 2 – 4 lá bắc dài 15 – 30 cm rộng


14

6 mm. Trục hoa bậc nhất của tán dài 2 – 4 cm, trục hoa bậc 2 dài khoảng 1 cm. Tận
cùng các trục hoa là những khối hình cầu đường kính 6 mm. Các khối này gồm những
gié hoa màu xanh lục dài đến thuôn dài, dài 2 – 5 mm, rộng 1 – 1,5 mm, có 10 – 30
hoa. Trái là bế quả màu nâu, hình bầu dục dài 0,6 mm, sinh sản bằng hạt. (IRRI,
1983).
2.1.5.5 Rau mương đứng (Ludwigia octovalvis)
Cỏ đứng phân cành, có khi cao đến 3 m, đôi khi thân gỗ ở phần gốc hoặc thậm
chí thân bụi. Lá thẳng đến bán bầu dục, dài 2 – 14,5 cm, rộng 0,4 – 4 cm, hẹp hoặc
rộng, dạng nêm ở phần gốc cuống mỏng mảnh, vân chính của mỗi phía gân là 11 – 20.
Gân phụ phát triển rõ, cuống lá dài đến 10 mm, 4 lá đài, hình bầu dục đến thon, dài
6 – 15 mm, rộng 1 – 7,5 mm. Cánh hoa vàng 4 – 5 cánh, to và bầu dục hoặc thon dài
5 – 17 mm, rộng 4 – 7 mm. Có 8 tiểu nhụy màu xanh nhạt đến vàng. Hạt xếp thành
nhiều hàng trong mỗi ngăn của nang có vách mỏng màu nâu, tròn, rộng
0,5 – 0,75 mm, bao gồm sống noãn phồng lên có cùng kích thước của hạt và nếp
ngang một cách đồng đều. Loài phụ L. octovalvis subsp. sessiliflora, có thân cao hơn,
hoa to và lá hẹp hơn loài L. octovalvis. Mọc ở nơi ẩm ướt, dọc theo mương thuỷ lợi,
ruộng lúa. (Dương Văn Chín, Suk Jin Koo và Yong Woong Kwon, 2005).
2.1.5.6 An điền lan (Hedyotis diffusa)
Cỏ nhỏ. Thân bò, vuông, mảnh, tròn ở cạnh, dài 10-50 cm. Lá mọc đối rất hẹp,
dài 1 – 4 cm và rộng 2 – 5 mm, không cuống hoặc rất ngắn, bìa có lá răng. Hoa thường
cô độc, mọc ở nách lá có cuống hoa rất ngắn. Cuống mọc dài sau khi trổ hoa và có quả
cong xuống. Thuỳ đài bao gồm lá đài dạng hình cầu và nghiêng. Tràng hoa có đường
kính 5 mm, trắng đến tím nhạt và chia làm 4 phần: quả nang tròn mang nhiều hạt

đường kính khoảng 3 mm. Thích hợp ở đất ẩm ướt gần kênh mương, bao đê ruộng lúa
và ven lộ, đôi khi xuất hiện trên ruộng lúa nước. (Dương Văn Chín, Suk Jin Koo và
Yong Woong Kwon, 2005).


15

2.1.5.7 Lữ đằng (Lindernia procumbens)
Cây thân thảo nhất niên, mềm, cành đâm ra từ gốc, các nhánh gốc mọc rễ bò lan
trên mặt đất, cao từ 7 – 20 cm. Thân hình tứ giác, màu xanh đỏ hay tím, không có
lông, thân đặc có một vòng ống dẫn khí bên ngoài. Lá đơn, không lông, mọc đối có bờ
trơn, tà đầu và rất đắng, dài 8 – 30 cm, rộng 3 – 15 mm. Những lá thấp có dạng bầu
dục hay trứng ngược với cuống ngắn, những lá trên cao không cuống hình trứng, gốc
lá nhọn. Hoa đơn lưỡng tính, mọc từ kẽ lá, đối xứng hai bên, cuống lá dài hơn, rất
nhiều. Tràng hoa có môi kép, ống màu trắng dài từ 3 – 4,5 mm. Noãn phía trên, có
vách rất mỏng. Bao hoa hình khối bầu dục, dài bằng hoặc hơn một ít, không lông dài
từ 4 – 4,5 mm. Hạt hình thuôn, thẳng hay lượn sóng, màu nâu, vàng xanh, có gân như
nốt sần, dài từ 0,3 – 0,4 mm. Thích hợp ở ruộng lúa nước, vườn ẩm ướt, bờ sông,
ruộng bỏ hóa. (Dương Văn Chín, Suk Jin Koo và Yong Woong Kwon, 2005).
2.1.5.8 Ráng gạc nai nổi (Ceratopteris pteridroides)
Cỏ nhất niên hoặc đa niên ngắn hạn, thường kết thành bụi nổi trên mặt nước,
cao từ 10 – 40 cm. Thân thẳng đứng. Lá của ráng gạc nai nổi dầy và to hơn lá của ráng
gạc nai. Có căn hành. Tìm thấy ở nơi nước lợ, ao, đầm lầy dọc theo mương tiêu, được
trồng để làm chỗ trú ẩn cho cá. (Dương Văn Chín, Suk Jin Koo và Yong Woong
Kwon, 2005).
2.2 Quỹ hạt cỏ trong đất
2.2.1 Giới thiệu
Theo Robert (1981) quỹ hạt cỏ giống như là kho lưu trữ hạt cỏ trong đất. Và sự
lưu tồn này ức chế làm cho hạt không nảy mầm được, nhưng nó vẫn tiềm tàng khả
năng thay thế các cây hằng niên sẽ bị chết trong tự nhiên, các cây nhị niên bị nhiễm

bệnh hoặc bị tiêu thụ bởi gia súc và kể cả con người (Barker, 1989). Và tất cả các loại
hạt cỏ nằm trong đất hoặc bị cày xới vào trong đất thì được gọi là quỹ hạt cỏ
(Simpson, 1989).
Quỹ hạt cỏ là nguồn gốc của các loài cỏ hằng niên, về cơ bản nó là nguyên nhân
của lưu tồn hạt cỏ; đối với các loài cỏ nhị niên, bên cạnh quỹ hạt cỏ thì các đặc tính
sinh lý như củ, thân rễ, thân bò cũng góp phần tạo nên sự lưu tồn của hạt cỏ trong đất


16

(Fernández – Quintanilla, 1991). Những hiểu biết về sự nảy mầm của các loại hạt cỏ
trong đất sẽ giúp ích cho việc sử dụng các chương trình quản lý cây trồng và sử dụng
có hiệu quả các loại thuốc trừ cỏ dại (Voll, 1996).
2.2.2 Đặc điểm của quỹ hạt cỏ
Một vài loài cỏ dại có thể tồn tại trong môi trường với một thời gian rất dài, vì
chúng có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, chịu được nhiệt độ cao hay
thấp, môi trường nóng hay ẩm và sự thay đổi về lượng oxygen được cung cấp. Nói
chung hạt cỏ có thể tồn tại tốt được là do khả năng có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu của
nó. Khả năng này có được là do cỏ có số lượng hạt rất lớn, tồn tại lâu khi gặp điều kiện
bất lợi và có thể nảy mầm tiếp khi gặp điều kiện thuận lợi, hình dáng hạt cỏ và kiểu
gen cũng có liên quan đến sự lưu tồn (Fernández - Quintanilla và Saavedra, 1991).
Ngoài ra sự lưu tồn này còn phụ thuộc vào khả năng nảy mầm của hạt, việc
luân canh cây trồng và điều kiện môi trường. Sự lưu tồn hạt cỏ trong đất giữa các loài
khác nhau thì khác nhau, đó là do đặc tính sinh lý của hạt, độ sâu chôn hạt và điều kiện
thời tiết (Carmora, 1992).
Có rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ngăn cản sự nảy mầm của hạt cỏ.
Đối với các yếu tố bên trong thì sự hiện diện của lớp vỏ hạt, lượng oxygen và nước
trong hạt, đặc tính sinh hóa và sự ngưng phát triển của phôi là các yếu tố quan trọng,
còn ẩm độ và nhiệt độ đất là các yếu tố bên ngoài tác động đến sự nảy mầm của hạt
(Fernández - Quintanilla và Saavedra, 1991).

Ngoài ra sự lưu tồn này còn phụ thuộc vào khả năng nảy mầm của hạt, việc
luân canh cây trồng và điều kiện môi trường. Sự lưu tồn hạt cỏ trong đất giữa các loại
khác nhau thì khác nhau, đó là đặc tính sinh lý của hạt, độ sâu chôn hạt và điều kiện
thời tiết (Carmora, 1992).
Kỹ thuật làm đất và luân canh cây trồng là hai biện pháp canh tác nông nghiệp
đầu tiên được sử dụng tác động đến sự lưu tồn hạt cỏ (Ball, 1992). Việc làm đất có tác
dụng phòng trừ cỏ dại, phá vỡ lớp đất mặt và gia tăng lượng không khí trong đất, sự


×