Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ NHẤT TẠI NÔNG TRƯỜNG 2 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
NĂM THỨ NHẤT TẠI NÔNG TRƯỜNG 2 CÔNG TY
CAO SU PHÚ RIỀNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: KIỀU MINH SƠN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
NĂM THỨ NHẤT TẠI NÔNG TRƯỜNG 2 CÔNG TY
CAO SU PHÚ RIỀNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC


Tác giả

KIỀU MINH SƠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Trần Văn Lợt

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


iii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, cùng tất cả quý thầy cô và tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Thầy TRẦN VĂN LỢT đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban Lãnh Đạo và phòng kĩ thuật của Nông trường 2 trực thuộc Công ty cao su Phú
Riềng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Gia đình và bạn bè luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi thực hiên tốt khóa luận này.

Sinh viên thưc hiện

KIỀU MINH SƠN



iv

TÓM TẮT

KIỀU MINH SƠN, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07/2011.
SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NĂM DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ NHẤT TẠI NÔNG
TRƯỜNG 2 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN LỢT
Để giảm bớt được chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian KTCB của cây cao su, cần phải
có những nghiên cứu về giống để tìm ra được những dòng vô tính có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt đồng thời kháng được sâu bệnh hại, sớm đưa vườn cây vào khai
thác để nâng cao thu nhập và giảm bớt công chăm sóc trong giai đoạn KTCB.
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 03/2011 – 06/2011 tại vườn cây 1 năm tuổi ở lô 51
của Nông Trường 2 Công ty cao su Phú Riềng, nhằm đánh giá tốc độ sinh trưởng và phát
triển, tình hình bệnh hại trên 5 DVT cao su RRIV 4, IRCA 130, LH 90/952, LH 83/290,
LH 88/72, tại vùng đất đỏ Bazan của Nông trường 2 – Công ty cao su Phú Riềng – huyện
Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước.
Thí nghiệm được thực hiện trên 5 dòng cao su vô tính RRIV 4, IRCA 130, LH 90/952
(NT đối chứng), LH 83/290, LH 88/72 và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với
5 NT, 3 LLL, 15 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở là 30 cây.
Kết quả điều tra: Về tình hình sinh trưởng được thể hiện qua các chỉ tiêu về chiều cao,
vanh thân, tầng lá, đều cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê so với NT đối chứng. Về
chiều cao cây và số tầng lá thì DVT LH 90/952 (NT đối chứng) có chiều cao cây và số
tầng lá cao nhất và đều có sự khác biệt về mặt thống kê so với DVT RRIV 4, IRCA 130.
Về vanh thân thì DVT LH 88/72 là to nhất và có sự khác biệt về mặt thống kê so với NT
đối chứng. Về tình hình bệnh hại thì DVT LH 90/952 (NT đối chứng) có TLB và CSB
thấp nhất, còn DVT RRIV 4 có TLB và CSB cao nhất, nhưng không có sự khác biệt về
mặt thống kê so với NT đối chứng.



v

Tóm lại DVT LH 90/952 (NT đối chứng) có khả năng sinh trưởng và kháng bệnh phấn
trắng tốt nhất trong 5 DVT tham gia thí nghiệm, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, thích
hợp cho những vùng bị bệnh phấn trắng gây hại nặng.


vi

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................................... iii
Tóm tắt .................................................................................................................................iv
Mục lục ................................................................................................................................vi
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................................ix
Danh sách các bảng, hình và biểu đồ ................................................................................... x
Danh sách các bảng phụ lục ................................................................................................xi
Chương 1 ............................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................. 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chương 2 ............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN...................................................................................................................... 3
2.1 Lịch sử phát triển cao su ở Việt Nam ......................................................................... 3
2.1.1 Từ năm 1975 trở về trước .................................................................................... 3
2.1.2 Từ năm 1975 đến nay ........................................................................................... 4

2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam ........................................................................... 4
2.3 Tình hình sản xuất cao su thế giới .............................................................................. 5
2.4 Đặc điểm sinh thái của cây cao su .............................................................................. 6
2.5 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV4, IRCA130, LH 90/952, LH 83/290, LH 88/72 8
2.5.1 Đặc điểm chung của dòng vô tính RRIV 4 .......................................................... 8
2.5.2 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 90/952 ..................................................... 9
2.5.3 Đặc điểm chung của dòng vô tính IRCA 130 .................................................... 10
2.5.4 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 83/290 ................................................... 11


vii

2.5.5 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 88/72 ..................................................... 12
2.6 Tình hình bệnh hại .................................................................................................... 13
2.6.1 Bệnh lá Phấn Trắng ............................................................................................ 13
Chương 3 ........................................................................................................................... 15
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 15
3.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 15
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 15
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................. 15
3.1.3 Đất đai ................................................................................................................ 15
3.1.4 Khí hậu ............................................................................................................... 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................... 16
3.3 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.4.1 Chiều cao cây ..................................................................................................... 17
3.4.2 Vanh thân ........................................................................................................... 17
3.4.3 Bệnh hại ............................................................................................................. 17
3.4.4 Tầng lá ................................................................................................................ 17
3.5 Vật liệu sử dụng ........................................................................................................ 18

3.6 Phương pháp sử lý .................................................................................................... 19
Chương 4 ........................................................................................................................... 20
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................. 20
4.1 Kết quả quan trắc khí hậu và thời tiết ....................................................................... 20
4.2 Cơ cấu giống cao su ở Việt Nam .............................................................................. 21
4.3 Điều chỉnh cơ cấu giống 2011 – 2015 ...................................................................... 23
4.4 Cơ cấu giống tại Nông trường 2 Công ty cao su Phú Riềng..................................... 26
4.5 Kết quả quan trắc chiều cao cây của 5 dòng vô tính ................................................ 33
4.6 Kết quả quan trắc vanh thân của 5 dòng vô tính....................................................... 28
4.7 Kết quả quan trắc số tầng lá của 5 dòng vô tính ....................................................... 31
4.8 Kết quả quan trắc tỷ lệ bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính .................................... 41


viii

4.9 Kết quả quan trắc chỉ số bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính .................................. 44
4.10 Kết quả đánh giá tổng hợp của 5 dòng vô tính theo dõi ......................................... 47
Chương 5 ........................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 49
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 51
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 52


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC


Chiều cao

CCTB

Chiều cao trung bình

CSB

Chỉ số bệnh

DVT

Dòng vô tính

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LLL

Lần lập lại

NQT

Ngày quan trắc

NT

Nghiệm thức


STL

Số tầng lá

SVĐC

So với đối chứng

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

TLB

Tỉ lệ bệnh

VT

Vanh thân

VTTB

Vanh thân trung bình


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng ............................................................ 18 

Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình................... 19 
Bảng 4.1 kết quả điều tra diễn biến khí khậu thời tiết ....................................................... 20 
Bảng 4.2 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2008 – 2010 ....................................................... 22 
Bảng 4.3 Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2011 – 2015 ....................................................... 24 
Bảng 4.4 Cơ cấu giống tại Nông trường 2 Công ty cao su Phú Riềng .............................. 26 
Bảng 4.5 Kết quả chiều cao cây của 5 dòng vô tính .......................................................... 33 
Bảng 4.6 Kết quả vanh thân của 5 dòng vô tính ................................................................ 28 
Bảng 4.7 Số tầng lá của 5 dòng vô tính ............................................................................. 38 
Bảng 4.8 Kết quả trung bình tỉ lệ bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính ............................. 41 
Bảng 4.9 Kết quả trung bình chỉ số bệnh phấn trắng của 5 dòng vô tính .......................... 44 
Bảng 4.10 Kết quả đánh giá tổng hợp của 5 dòng vô tính ................................................. 47 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Nghiệm thức 1 (RRIV 4) ...................................................................................... 8
Hình 2.2 Nghiệm thức đối chứng (LH 90/952) ................................................................... 9
Hình 2.3 Nghiệm thức 3 (IRCA 130 ) ............................................................................... 10
Hình 2.4 Nghiệm thức 4 (LH 83/290) ............................................................................... 11
Hình 2.5 Nghiệm thức 5 (LH 88/72) ................................................................................. 12
Hình 4.1 Đo chiều cao cây ................................................................................................. 34
Hình 4.2 Đo vanh thân cây ................................................................................................ 29
Hình 4.3 Bệnh phấn trắng .................................................................................................. 42

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biểu diễn tình hình khí hậu - thời tiết............................................................. 20 
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu giống tại Nông trường 2 Công ty cao su Phú Riềng .......................... 27 


xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG PHỤ LỤC


Phụ lục 1

Bảng số liệu thô chiều cao cây của 5 dòng vô tính

Phụ lục 2

Chiều cao trung bình lần 1 ngày 01/03

Phụ lục 3

Chiều cao trung bình lần 2 ngày 30/03

Phụ lục 4

Chiều cao trung bình lần 3 ngày 29/04

Phụ lục 5

Chiều cao trung bình lần 4 ngày 29/05

Phụ lục 6

Chiều cao trung bình lần 5 ngày 28/06

Phụ lục 7

Bảng số liệu thô vanh thân của 5 dòng vô tính

Phụ lục 8


Vanh thân trung bình lần 1 ngày 01/03

Phụ lục 9

Vanh thân trung bình lần 2 ngày 30/03

Phụ lục 10

Vanh thân trung bình lần 3 ngày 29/04

Phụ lục 11

Vanh thân trung bình lần 4 ngày 29/05

Phụ lục 12

Vanh thân trung bình lần 5 ngày 28/06

Phụ lục 13

Bảng số liệu thô tầng lá của 5 dòng vô tính

Phụ lục 14

Tầng lá trung bình lần 1 ngày 05/03

Phụ lục 15

Tầng lá trung bình lần 2 ngày 04/04


Phụ lục 16

Tầng lá trung bình lần 3 ngày 04/04

Phụ lục 17

Tầng lá trung bình lần 4 ngày 04/05

Phụ lục 18

Tầng lá trung bình lần 5 ngày 03/06

Phụ lục 19

Bảng số liệu thô tỉ lệ bệnh Phấn Trắng của 5 dòng vô tính


xii

Phụ lục 20

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 1 ngày 10/03

Phụ lục 21

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 2 ngày 25/03

Phụ lục 22


Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 3 ngày 09/04

Phụ lục 23

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 4 ngày 24/04

Phụ lục 24

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 5 ngày 09/05

Phụ lục 25

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 6 ngày 24/05

Phụ lục 26

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 7 ngày 08/06

Phụ lục 27

Tỉ lệ bệnh phấn trắng quan trắc lần 8 ngày 23/06

Phụ lục 28

Bảng số liệu thô chỉ số bệnh Phấn Trắng của 5 dòng vô tính

Phụ lục 29

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 1 ngày 10/03


Phụ lục 30

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 2 ngày 25/03

Phụ lục 31

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 3 ngày 09/04

Phụ lục 32

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 4 ngày 24/04

Phụ lục 33

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 5 ngày 09/05

Phụ lục 34

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 6 ngày 24/05

Phụ lục 35

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 7 ngày 08/06

Phụ lục 36

Chỉ số bệnh phấn trắng quan trắc lần 8 ngày 23/06


1


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis có nguồn gốc từ lưu vực sông
Amazone (Nam Mỹ) được du nhập vào Việt Nam năm 1897, là cây của vùng nhiệt đới
xích đạo, trải qua hơn 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp có
nguồn nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và là mặt hàng xuất khẩu
có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu
chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp, bên cạnh đó sản phẩm phụ của cao su như hạt cao
su dùng để tinh chế tinh dầu, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc. Cây cao su
còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới dự báo sẽ tăng mạnh do nhu
cầu về xe và đồ dùng được làm từ chất liệu cao su tăng. Các quốc gia có sản lượng cao su
cao như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia trong năm 2011 sản lượng sẽ bị giảm hoặc giữ
nguyên như năm 2010. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu hiện nay, như đẩy nhanh giai
đoạn KTCB và tìm ra được những giống cao su kháng bệnh tốt, đòi hỏi ngành luôn đẩy
mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng đưa những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong
sản xuất như: lai tạo ra những giống mới sinh trưởng phát triển tốt, kháng sâu bệnh và cho
năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế, để đáp ứng lại nhu cầu hiện nay.
Ở Việt Nam có khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây cao su, nhưng bên cạnh đó việc
đầu tư và phát triển còn gặp nhiều hạn chế về thời gian chăm sóc và dịch bệnh. Với việc
vườn cao su trong giai đoạn KTCB còn dài 6 năm, đã làm tốn kém nhiều kinh phí và thời
gian, do đó mục tiêu của ngành đề ra hiện nay là rút ngắn vườn cao su trong giai đoạn
KTCB xuống còn 5 – 5,5 năm và hạn chế bệnh hại, đảm bảo điều kiện cho cây cao su
phát triển tốt nhất.


2


Để có được vườn cây cao su phát triển tốt, kháng được bệnh và rút ngắn thời gian
KTCB tôi đã xin phép khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh tiến hành thực hiện đề tài “ So sánh khả năng sinh trưởng của năm dòng vô tính
cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ nhất tại Nông trường 2 Công ty cao
su Phú Riềng – xã Đa Kia – huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước” với mục đích tìm
ra được giống cao su sinh trưởng và kháng bệnh tốt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện
nay.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
So sánh mức độ sinh trưởng, phát triển và bệnh hại của 5 dòng vô tính, trong giai đoạn
KTCB năm thứ nhất tại Nông trường 2 Công ty cao su Phú Riềng, xã Đa Kia, huyện Bù
Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về chiều cao, vanh thân, số tầng lá, để đánh giá tình hình sinh
trưởng và phát triển của 5 DVT cao su RRIV 4, IRCA130, LH 90/952, LH 83/290, LH
88/72.
Theo dõi bệnh hại với các chỉ tiêu TLB và CSB để đánh giá tình hình bệnh hại trên
vườn cao su năm nhất trong giai đoạn KTCB.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn và ngắn hơn so với thời gian KTCB của vườn
cây cao su là 6 năm, nên kết quả thu thập còn có nhiều hạn chế, kính mong quý thầy cô và
các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm những ý kiến của mình để luận văn được hoàn thiện
hơn.


3

Chương 2
TỔNG QUAN


2.1 Lịch sử phát triển cao su ở Việt Nam
2.1.1 Từ năm 1975 trở về trước
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn
năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong đó có
1.600 cây sống, 1.000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương),
200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu
tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau,
hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở
Đông Nam Bộ như: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin. Một số đồn điền cao su tư nhân Việt
Nam cũng được thành lập vào giai đoạn này.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng đạt 3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn
1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng phát triển vì chiến
tranh.
Trong thời kỳ trước năm 1975, để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho nền công nghiệp
ở miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng
Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống
từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.


4

2.1.2 Từ năm 1975 đến nay
Đến năm 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng
69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ
khoảng 3.636 ha
Sau năm 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ năm

1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, ban đầu do các nông trường
quân đội trồng. Sau năm 1985 do các nông trường quốc doanh trồng, từ năm 1992 đến
nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau năm 1984, cây cao su được phát
triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng
27,2%. Năm 2004, diện tích là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm
2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007, diện tích cao su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha),
Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha). Hiện nay vào
khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ xuất hiện khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt
đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc
trị thì chưa thực sự hiệu quả.
2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt
89.800 tấn, trị giá 315,6 triệu đôla, đơn giá bình quân 3.510 USD/tấn, tăng 13,5% về
lượng, tăng 26,1% về trị giá và tăng 11,1% về đơn giá so với tháng trước. So với cùng kỳ
năm trước, tăng 11% về lượng, tăng 124,4% về trị giá và tăng 102,2% về đơn giá so với
cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 11/2010, cao su thiên nhiên xuất khẩu được 682.000 tấn, trị giá
1,985 tỷ đôla, đơn giá bình quân 2.911 USD/tấn, tăng nhẹ về lượng 6,4%, nhưng tăng cao
về trị giá 92,8% và về đơn giá 81,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, cao su là một trong những mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng khá cao do
gặp thuận lợi về giá. Trị giá xuất khẩu đã vượt xa so với kế hoạch đầu năm (1,3 tỷ USD).


5

Với kết quả này, cả năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt trên 2,2 tỷ đôla và xuất
trên 760.000 tấn, là mức cao nhất so với từ trước đến nay.
Trong suốt tháng 11/2010, giá cao su tuy có biến động nhưng trong xu hướng tiếp tục

tăng kể từ tháng 9 và lập kỷ lục mới, bình quân là 3.513 USD/tấn. Có nhiều yếu tố tác
động cùng lúc đã đẩy giá cao su thiên nhiên tăng vọt vào thời gian này. Thiên tai đã làm
cản trở việc khai thác mủ và chuyên chở cao su: lũ lụt tại Thái Lan, mưa nhiều tại
Malaysia và Việt Nam, núi lửa phun trào tại Indonesia. Trong khi nguồn cung sụt giảm thì
nhu cầu lại tăng cao. Lượng xe ôtô và lốp xe tăng trưởng cao không chỉ ở Trung Quốc mà
còn ở nhiều thị trường lớn khác như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật. Bên cạnh yếu tố cơ bản về
cung cầu, tác động của quá nhiều nhà đầu cơ tham gia vào thị trường tương lai cao su
càng đẩy giá tăng cao với tốc độ nhanh. Tỷ giá của đồng đôla giảm so với đồng tiền của
các nước sản xuất cao su cũng góp phần làm tăng giá cao su mà phần lớn tính bằng đôla.
Theo một số nhà kinh tế phân tích, nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất lốp xe vẫn
tăng mạnh trong những tháng cuối năm, nếu thời tiết không thuận lợi làm nguồn cung
không được cải thiện, thì giá cao su thiên nhiên vẫn giữ được mức cao trong cuối năm
2010 và sang đầu năm 2011.
2.3 Tình hình sản xuất cao su thế giới
Tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2010 của 9 quốc gia thành viên thuộc
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) sẽ tăng 6,3% đạt mức 9,47 triệu
tấn. Theo số liệu được trình bày tại Hội nghị toàn cầu về cao su hàng năm năm 2010, tổng
sản lượng hàng hóa trong năm 2009 là 9,66 triệu tấn trong đó ANRPC chiếm 8,91 triệu
tấn.
Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu dự kiến tăng sản xuất trong năm
nay cùng với dự kiến Campuchia sẽ tăng mạnh lên 43,9%. Dự kiến Malaysia tăng 16,7%,
tiếp theo là Việt Nam 8,3% và Ấn Độ 7,2%. Sản xuất cao su Ấn Độ dự kiến sẽ tăng từ
mức 820.000 tấn trong năm 2009 lên 879.000 tấn. Nhưng triển vọng cao su trong năm
2011 không khả quan do sản lượng có thể giảm nhẹ hoặc giữ nguyên như năm 2010.
Theo một tài liệu do ông Jom Jacob, nhà kinh tế cấp cao của ANRPC trình bày, các
nguyên nhân phía sau là cấu trúc tuổi của cây không thuận lợi, thay đổi thành phần địa lý,
diện tích trồng trọt, thiếu lao động, không có kỹ thuật khai thác mủ và khí hậu thay đổi tại


6


khu vực sản xuất, có thể làm thay đổi vị trí của các nước trong việc cung cấp cao su thiên
nhiên năm 2015 ANRPC ước tính có thêm 2,55 triệu ha cao su được khai thác từ năm
2012 đến 2017 chiếm 36% diện tích trồng hiện tại (7,04 triệu ha) của ANRPC. Dự kiến
diện tích trồng sẽ mở rộng đáng kể tại Thái Lan và Trung Quốc, Thái Lan dẫn đầu trong
việc cung cấp cao su trên thế giới chiếm 32,7% (3,16 triệu tấn), kế tiếp là Indonesia chiếm
25,2%. Lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ toàn cầu năm 2020 sẽ chạm mức 14,2 triệu tấn,
so với ước tính 10,2 triệu tấn cho năm 2010. Ông V. Stephen Evans, tổng thư ký nhóm
nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), Singapore cho biết lượng tiêu thụ cao su tổng hợp sẽ
tăng lên 16,9 triệu tấn từ mức 14 triệu tấn hiện nay.
2.4 Đặc điểm sinh thái của cây cao su
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới
ẩm, cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng
lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây
cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo, trong đó có
Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 – 600 m.
Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc
8 – 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên
quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh
dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất
dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương,
đường đồng mức. Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn
trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2 m, tuy nhiên trong thực tế
nếu độ sâu tầng đất là 0,8 – 2 m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho
cây cao su là 4,5 – 5,5. Giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 – 7,0. Đất trồng cao
su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn
(>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30 –
40%. Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20 – 25% (đất cát pha sét) được xem là
giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8 m lớp đất

mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự
phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.


7

Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường
trong khoảng nhiệt độ 22 – 30°C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26 – 28°C (Nhiệt độ
25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ
mát dịu vào buổi sáng sớm (1 – 5 giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng
cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20
– 28°C. Nhiệt độ thấp hơn 18°C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh
trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn,
đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết khi nhiệt độ này kéo
dài. Nhiệt độ thấp hơn 5°C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô
và cây chết. Nếu nhiệt độ cao hơn 30°C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác,
làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 40°C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây
và dẫn đến cây chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa
1.800 – 2.500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí
bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng
thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai
thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng.
Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều
thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp
khác như: tiêu, cà phê. Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể
chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể
chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5
tháng.

Khả năng chịu úng: Cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên tuỳ
thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng
30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và
bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.


8

2.5 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV4, IRCA130, LH 90/952, LH 83/290, LH 88/72
2.5.1 Đặc điểm chung của dòng vô tính RRIV 4
Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe trong giai đoạn KTCB, vượt PB235 trong nhiều
thí nghiệm. Tuy nhiên, tăng trưởng khi cạo kém. RRIV 4 được khuyến cáo trồng quy mô
lớn ở vùng thuận lợi và quy mô vừa ở vùng ít thuận lợi, không nên trồng ở vùng có gió
mạnh.
Năng suất: Sản lượng hơn hẳn PB 235 từ 20 – 60%. Năng suất 5 năm đầu ở Đông
Nam Bộ đạt 2.610 kg/ha/năm (142% PB 235).
Bệnh hại: nhiễm nhẹ bệnh loét sọc mặt cạo, nhiễm trung bình bệnh rụng lá mùa mưa
và nấm hồng, tương đối dễ nhiễm bệnh lá phấn trắng.

Hình 2.1 Nghiệm thức 1 (RRIV 4)


9

2.5.2 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 90/952
Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe trong thời gian KTCB, trên Sơ tuyển tại Lai
Khê, vanh mở miệng cạo tương đương PB 235. Tăng vanh trong khi cạo rất tốt, thân
thẳng, cao, trữ lượng gỗ rất cao. Sinh trưởng khỏe ở nhiều điểm khảo nghiệm trong thời
gian KTCB (Đông Nam Bộ, Thanh Hóa, Tây Bắc, Lào).
Năng suất: Sản lượng trung bình 9 năm cạo đạt gần 90 g/c/c, ước lượng năng suất trên

3,5 tấn/ha/năm (Sơ tuyển tại Lai Khê). Sản lượng năm đầu thấp hơn PB 235 nhưng tăng
rất cao từ năm thứ 3 trở đi, ít giảm sản lượng ở miệng cạo thấp và vượt trên 100 g/c/c ở
mặt cạo BO2.
Bệnh hại: Chống chịu tốt các bệnh lá.

Hình 2.2 Nghiệm thức đối chứng (LH 90/952)


10

2.5.3 Đặc điểm chung của dòng vô tính IRCA 130
Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe trong giai đoạn KTCB, tăng trưởng khá ở giai
đoạn khai thác. Sản xuất qui mô vừa ở những vùng thuận lợi.
Năng suất: Cao trên các vườn sản xuất thử, bình quân 1,5 tấn/ha ở 3 năm đầu, các năm
sau đạt 2,5 tấn/ha/năm.
Bệnh hại: Dễ nhiễm bệnh phấn trắng, nhiễm nhẹ các loại bệnh khác, chưa nhiễm
Corynespora (2010). Dễ gãy đổ do gió mạnh.

Hình 2.3 Nghiệm thức 3 (IRCA 130 )


11

2.5.4 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 83/290
Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng rất khoẻ trong giai đoạn KTCB, vượt hẳn RRIV 4,
vanh mở cạo dẫn đầu ở các vườn sản xuất thử ở Đồng Phú, An Lộc, Đồng Nai. Tăng
trưởng tốt trong giai đoạn khai thác.
Năng suất: Năng suất cao sớm, dẫn đầu trên các vườn sản xuất thử ở An Lộc, Đồng
Nai (Cẩm Mỹ), Lộc Ninh. Sản lượng năm đầu đạt trên 1 tấn/ha, từ năm thứ 2 trở đi đạt
hơn 2 tấn/ha.

Bệnh hại: Nhiễm nhẹ các bệnh lá, chưa nhiễm Corynespora (2010).

Hình 2.4 Nghiệm thức 4 (LH 83/290)


12

2.5.5 Đặc điểm chung của dòng vô tính LH 88/72
Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe trong giai đoạn KTCB, Thân thẳng, phân cành
ngang, tán rậm, tăng trưởng rất tốt ở giai đoạn khai thác. Sản xuất qui mô vừa ở những
vùng thuận lợi.
Năng suất: năng suất cao sớm. Năng suất 5 năm đầu đạt 2 tấn/ha, từ năm thứ 4 năng
suất đạt 3 tấn/ha với chế độ cạo có kích thích.
Bệnh hại: Nhiễm nhẹ các bệnh lá.

Hình 2.5 Nghiệm thức 5 (LH 88/72)


13

2.6 Tình hình bệnh hại
Cũng như các loại cây khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của nhiều loại bệnh hại.
Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, bệnh hại hàng làm mất đi 15% sản lượng
cao su thiên nhiên trên thế giới.
Theo Dyakova G.A (1969) đã tổng hợp cây cao su bị tất cả 27 loại bệnh trong đó có 14
loại phá hoại lá, 8 loại phá hại thân cành và 5 loại phá hoại rễ. Mức độ tác hại của mỗi
loại bệnh thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc. Cho nên có
loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng gây hại nhẹ hoặc không gây hại ở
vùng khác, như bệnh rụng lá Nam Mỹ (South American Leaf Bligh, SALD) gây hại nặng
ở các nước Nam Mỹ làm hạn chế diện tích vườn cao su ở các nước này, nhưng không gây

hại ở các nước khác. Cũng giống như bệnh rụng lá Nam Mỹ, bệnh nấm hồng gây hại
nghiêm trọng nhất ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nhưng ít gây hại trên cao su của các
nước khác.
Ở các vùng trồng cao su hiện nay của Việt Nam đang phải đối mặt với những bệnh về
lá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cho các đồn điền và tiểu điền,
trong đó có những bệnh như: bệnh Phấn Trắng, Corynespora, héo đen đầu lá, đã gây rụng
lá lần hai làm chậm tiến độ khai thác gây thiệt hại nghiêm trọng ở những Công ty Cao su
như: Công ty Cao su Bà Rịa, Đồng Phú, Phú Riềng, Đồng Nai, Tây Ninh, Dầu Tiếng,
Kon Tum.
2.6.1 Bệnh lá Phấn Trắng
Tác nhân gây bênh: Do nấm Oidium heveae Steinm gây ra. Bào tử nấm có dạng hình
trống, màu trắng, có nhiều bào tử dính thành chùm, bệnh lây lan do các bào tử nấm bay
theo gió. Các bào tử nấm bệnh tồn tại suốt năm trên các cây con trong vườn ươm, các
chồi non mọc dưới tán cây già và khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sản ra các bào tử
để phát triển và gây bệnh, gây hại hầu hết ở các vùng trồng cao su ở Việt Nam. Nhiệt độ
thích hợp để nấm phát sinh và phát triển là 23 – 25°C, ẩm độ trên bề mặt lá cao hơn 90%.
Triệu chứng: Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên mọi lứa tuổi, phổ biến khi cây
vào mùa ra lá non, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cao su ở mọi
lứa tuổi.


×