Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
NIÊN VỤ 2009 - 2010

NGÀNH

: NÔNG HỌC

NIÊN KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM ÁI VÂN

An Khê, tháng 8/2011

i


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY MÍA
TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010

Tác giả
LÂM ÁI VÂN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư Nông nghiệp ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THÁI DÂN

An Khê, tháng 8/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Suốt đời ghi nhớ công lao cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng con nên người.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học.
Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
Cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến thầy TS. Võ Thái Dân Bộ môn Cây Công Nghiệp đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê và Ủy ban Nhân
dân các xã, thị trấn trên địa bàn thị xã An Khê, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các hộ dân trồng mía tại thị xã An Khê đã trao đổi thông tin, kinh
nghiệm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ
những khó khăn cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
An Khê, tháng 8/2011

Sinh viên thực hiện

Lâm Ái Vân

ii


TÓM TẮT
LÂM ÁI VÂN, 08/2011. “TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN CÂY MÍA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010”.
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp, 70 trang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Đề tài được tiến hành nhằm xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp
trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010, cũng như những
thuận lợi và khó khăn của nông dân trồng mía gặp phải. Từ đó định hướng cho nông
dân sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp trên cây mía một cách có hiệu quả nhất. Đề
tài được tiến hành từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011. Các thông tin về tình hình
sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân
tại phường Ngô Mây, phường An Phước và xã Tú An. Số liệu về kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên được thu thập từ phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, Cục thống kê tỉnh
Gia Lai.
Kết quả thu được: Có 70 người chiếm 77,78 % số người trả lời phỏng vấn là
nam, 20 người chiếm 22,22 % số người trả lời phỏng vấn là nữ. Độ tuổi trung bình của
những người được phỏng vấn là 47, trong đó người thấp tuổi nhất 31 tuổi và người cao
tuổi nhất 64 tuổi. Kinh nghiệm canh tác mía trung bình của các nông hộ trồng mía là
13 năm.
Trình độ văn hóa của những người được phỏng vấn còn thấp trình độ cấp 2
chiếm 55 %; trình độ cấp 3 chiếm 19 % và trình độ cấp 1 chiếm 16 %. Có 90 người tức
là 100 % người được phỏng vấn là dân tộc Kinh, không có dân tộc khác.
Diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ qua điều tra là 2,89 ha. Trong

đó, diện tích đất trung bình trồng mía tơ là 1,8 ha và diện tích đất trung bình của mía
gốc là 1,09 ha. Riêng ông Đặng Thanh Sơn có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất 7,5
ha thuộc phường Ngô Mây.
Giống mía R570 được trồng nhiều nhất tại thị xã An Khê có 32 hộ trồng, giống
mía R579 có 20 hộ trồng; giống mía F157 có 16 hộ trồng. Mật độ trồng mía phổ biến
iii


của các hộ qua điều tra được là 30.884 - 40.246 hom/ha có 34 hộ trồng. Khoảng cách
trồng 1,1 m x 0,25 m được áp dụng nhiều nhất 11 hộ.
Chỉ có 50 nông hộ sử dụng vôi để xử lý đất trồng mía, trong đó lượng vôi sử
dụng phổ biến nhất từ khoảng 281 - 371 kg/ha. Nông dân không sử dụng phân hữu cơ
để bón lót cho cây mía nhưng đối với phân vô cơ thì rất đa dạng về loại và lượng,
nhiều nhất là phân DAP có 61 nông hộ sử dụng với lượng phân trung bình là 280
kg/ha. Thời gian sử dụng phân để bón lót cho mía là lúc đặt hom, cách bón phân đơn
giản là vãi vào đất, cày úp lại. Lượng phân vô cơ được nông dân sử dụng để bón ít hơn
so với lượng phân khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê đề ra cụ thể
phân NPK Việt Nhật ít hơn 444 kg/ha, phân NPK Bình Điền ít hơn 314 kg/ha, phân
Urê ít hơn 107 kg/ha.
Sâu đục ngọn mía hại nặng nhất chiếm 55,56 %, rầy mềm chiếm 53,33 %, bọ
hung đen và xén tóc chiếm 48,89 %. Tuy nhiên tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của
nông dân không nhiều so với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê cụ
thể Basudin 10H ít hơn 15 kg/ha; Furadan 3G thấp hơn 10 kg/ha; Marshal 200SC thấp
hơn 0,3 lít/ha, Bassa 50EC thấp hơn 0,68 lít/ha.
Không dùng bất kỳ thuốc hóa học để phòng trừ bệnh hại cho cây mía, sử dụng
biện pháp vệ sinh đồng ruộng. Trên ruộng mía của các nông hộ có rất nhiều loại cỏ
dại, trong đó cỏ chỉ và cỏ thảm lá rộng chiếm tỷ lệ cao nhất 76,67 %; chiếm 71,11 % là
cỏ ống; các loại cỏ cú, dền xanh, trinh nữ, mần trầu, cỏ tranh, vừng dại, cỏ cứt lợn
cũng chiếm một tỷ lệ cao. Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân không so với
lượng thuốc khuyến cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật Thị xã An Khê cụ thể Ametrex

80WP ít hơn 1,65 kg/ha; Gramoxone 20SL ít hơn 0,52 lít/ha; Roundup 480SC ít hơn
2,01 lít/ha; Maizine 80WP ít hơn 1,57 kg/ha.
100 % nông hộ không sử dụng thuốc để xử lý đất, không sử dụng thuốc kích
thích cho cây mía, không tưới nước cho cây mía chỉ nhờ nước trời.
Hiệu quả kinh tế từ cây mía mang lại cho nông dân trồng khá cao cụ thể ở mức
lợi ích gấp 0,73 - 1,40 lần so với chi phí đầu tư đã bỏ ra có 43 hộ đạt được, chiếm
47,78 %; trong khoảng lợi ích gấp 1,40 - 2,07 lần so với chi phí đầu tư đã bỏ ra có 23
hộ đạt được, chiếm 25,56 %.
iv


Thuận lợi và khó khăn của nông hộ trồng mía
Thuận lợi: khí hậu, đất đai phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển, có năng
suất cao và chất lượng tốt. Nông dân có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trồng và
chăm sóc cây mía, diện tích trồng mía lớn, tập trung dễ dàng trong việc quản lý vùng
nguyên liệu, có nhà máy đường An Khê và nhà máy đường Bình Định trực tiếp đầu tư
và thu mua nguyên liệu của nông dân.
Khó khăn: giá thành vật tư nông nghiệp cao, nông dân tự sản xuất giống mía để
trồng nên năng suất không cao, thuận lợi cho sâu bệnh, cỏ dại phát triển nhiều trong
mùa mưa, thiếu nước tưới cho cây mía vào mùa khô. Chưa có quy trình kỹ thuật canh
tác hoàn chỉnh cho cây mía để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Các loại hóa chất nông nghiệp có hiệu quả nông dân nên sử dụng cụ thể
Nên dùng các loại phân tổng hợp như NPK Việt Nhật (16 - 8 - 4 + 12 S), NPK
Bình Điền (20 - 20 - 15) để bón thúc vì trong phân tổng hợp có chứa nhiều thành phần
dinh dưỡng.
Đối với thuốc trừ sâu hại, dùng các thuốc có hoạt chất Diazinon, Carbofuran,
Fenobucarb, Dimethoate, Bromadiolone.
Đối với thuốc trừ cỏ dại, dùng các thuốc có hoạt chất Ametryn, Atrazine,
Paraquat; không phun thuốc có hoạt chất Glyphosate trên ruộng mía, chỉ sử dụng trên
đất hoang hoặc các bờ ranh. Đối với thuốc tiền nảy mầm phun khi cỏ chưa mọc, thuốc

hậu nảy mầm phun khi cỏ có từ 1 - 2 lá hoặc đang sinh trưởng mạnh.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................ xi
Danh sách các bảng ...................................................................................... xii
Danh sách các hình ....................................................................................... xiv
Chương 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2
1.4 Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía ....................................................................... 3
2.2 Sinh thái của cây mía ......................................................................................... 4
2.3 Giá trị kinh tế của cây mía ................................................................................. 4
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới và trong nước .............. 5
2.4.1 Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới.......................................................... 5
2.4.2 Sản xuất và tiêu thụ mía, đường trong nước .................................................. 6
2.4.3 Sản xuất và tiêu thụ đường ở An Khê ............................................................ 8
2.4.4 Quy mô diện tích, cơ cấu giống, năng suất và sản lượng của vùng nguyên liệu
mía ở thị xã An Khê ................................................................................................. 9
2.4.4.1 Hiện trạng sản xuất mía của thị xã An Khê ................................................. 9

2.4.2 Cơ cấu giống mía được trồng ở thị xã An Khê năm 2010 ............................. 10
2.4.3 Hệ thống cây trồng của thị xã An Khê năm 2010 .......................................... 11
2.5 Phân bón cho mía .............................................................................................. 11
2.5.1 Lượng phân bón sử dụng cho mía .................................................................. 11
vi


2.5.2 Các nghiên cứu về phân bón chuyên dùng cho mía ....................................... 12
2.5.3 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây mía tại thị xã An Khê ...................... 13
2.6 Nghiên cứu về tình hình sâu hại trên cây mía ................................................... 13
2.6.1 Tình hình sâu hại .............................................................................................. 13
2.6.1.1 Sâu đục thân ................................................................................................. 14
2.6.1.2 Bọ hung đen hại mía .................................................................................... 14
2.6.1.3 Rệp bông trắng hại mía ................................................................................ 15
2.6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu trên cây mía tại thị xã An Khê ................ 15
2.7 Nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên cây mía ................................................. 16
2.7.1 Tình hình bệnh hại trên cây mía ..................................................................... 16
2.7.1.1 Bệnh than đen hại mía ................................................................................. 16
2.7.1.2 Bệnh thối đỏ hại mía .................................................................................... 16
2.7.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây mía tại thị xã An Khê ............. 17
2.8 Nghiên cứu về tình hình cỏ dại trên ruộng mía ................................................. 18
2.8.1 Tình hình bệnh hại .......................................................................................... 18
2.8.1.1 Cỏ Gà ........................................................................................................... 18
2.8.1.2 Cỏ Mần Trầu ................................................................................................ 18
2.8.1.3 Cỏ Nghể ....................................................................................................... 18
2.8.1.4 Cây Trinh Nữ ............................................................................................... 19
2.8.1.5 Cây Cứt Lợn ................................................................................................ 19
2.8.1.6 Cây Cỏ Tranh ............................................................................................... 19
2.8.1.7 Cỏ Gấu ......................................................................................................... 19
2.8.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ cỏ trên cây mía tại thị xã An Khê ................. 20

2.8.1.8 Vừng Dại ..................................................................................................... 20
2.8.1.9 Cỏ thảm lá rộng ........................................................................................... 20
2.9 Khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................. 21
2.9.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 21
2.9.2 Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 21
2.9.3 Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 22
2.9.4 Đặc điểm đất đai ............................................................................................. 23
2.9.5 Nguồn nước và sông ngòi ............................................................................... 24
vii


2.9.6 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thị xã An Khê .............................. 24
2.10 Đặc điểm kinh tế - xã hội tại thị xã An Khê .................................................... 25
2.10.1 Tình hình phát triển kinh tế năm 2009 - 2010 .............................................. 26
2.10.2 Dân số và lao động tại thị xã An Khê năm 2010 .......................................... 26
2.10.3 Dân tộc và tôn giáo tại thị xã An Khê năm 2010 ......................................... 27
2.10.4 Cơ cấu tôn giáo ............................................................................................. 27
2.10.5 Thủy lợi ........................................................................................................ 28
2.11 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã An Khê ..................... 28
2.12 Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp
trong sản xuất mía .................................................................................................... 28
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 31
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 31
3.2 Điều kiện tự nhiên địa bàn điều tra ................................................................... 31
3.2.1 Điều kiện đất đai địa hình ở thị xã An Khê .................................................... 31
3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ở thị xã An Khê .................................................. 31
3.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.3.1 Điều tra về tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên mía tại thị xã An khê
tỉnh Gia Lai .............................................................................................................. 32
3.3.2 Điều tra về tình hình thu hoạch ...................................................................... 32

3.3.3 Chi phí và lợi nhuận của nông hộ ................................................................... 32
3.3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía .......................................... 33
3.4 Phương pháp điều tra ......................................................................................... 33
3.4.1 Mẫu phiếu điều tra .......................................................................................... 33
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra .................................................................................... 33
3.4.3 Điều tra tình hình sâu, bệnh, cỏ dại trên ruộng mía ....................................... 33
3.5 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 35
4.1 Thông tin chung về các hộ sản xuất mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ......... 35
4.1.1 Thông tin về giới tính, tuổi của người trả lời phỏng vấn ............................... 35
4.1.2 Thông tin về kinh nghiệm canh tác mía của người trả lời phỏng vấn ............ 36
4.2 Kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất mía ở các nông hộ được điều tra ......... 36
viii


4.2.1 Diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra ................................................ 36
4.2.2 Diện tích đất trồng mía tơ của các hộ điều tra ................................................ 37
4.2.3 Diện tích đất trồng mía gốc của các hộ điều tra ............................................. 37
4.2.4 Tình hình phân bố các loại mía của các hộ điều tra ....................................... 38
4.2.5 Tình hình phân bố các giống mía của các hộ điều tra .................................... 39
4.2.6 Mật độ, khoảng cách trồng mía ...................................................................... 39
4.3 Kết quả điều tra về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía các hộ
nông dân tại thị xã An Khê ...................................................................................... 41
4.3.1 Tình hình sử dụng vôi và hóa chất xử lý đất trồng mía tại thị xã An Khê ..... 41
4.3.2 Tình hình sử dụng phân bón cho cây mía tại thị xã An Khê .......................... 42
4.3.2.1 Tình hình bón lót cho mía ........................................................................... 44
4.3.2.2 Tình hình bón thúc cho mía ......................................................................... 44
4.3.2.3 Thời gian, số lần bón thúc cho cây mía ....................................................... 46
4.3.3 Tình hình sâu, động vật hại cây mía và loại thuốc phòng trừ ........................ 46
4.3.3.1 Tình hình sâu, động vật hại ......................................................................... 46

4.3.3.2 Mức độ sâu và động vật gây hại ................................................................... 47
4.3.3.3 Thuốc phòng trừ sâu, động vật hại .............................................................. 47
4.3.3.4 Thời gian và cách sử dụng thuốc trừ sâu, động vật hại ............................... 48
4.3.4 Tình hình bệnh hại và biện pháp phòng trừ .................................................... 49
4.3.4.1 Tình hình bệnh hại ....................................................................................... 49
4.3.4.2 Mức độ bệnh hại ........................................................................................... 50
4.3.4.3 Biện pháp phòng trừ bệnh hại ..................................................................... 50
4.3.5 Thành phần cỏ dại và các loại thuốc trừ cỏ dại .............................................. 50
4.3.5.1 Thành phần cỏ dại ....................................................................................... 50
4.3.5.2 Các loại thuốc trừ cỏ dại .............................................................................. 51
4.3.5.3 Số lần phun thuốc trừ cỏ dại ........................................................................ 53
4.3.6 Tình hình sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây mía .......................... 55
4.3.7 Tình hình tưới nước cho cây mía .................................................................... 55
4.3.8 Năng suất thu hoạch của nông hộ ................................................................... 55
4.4 Điều tra về tình hình thu hoạch ......................................................................... 59
4.4.1 Thời gian thu hoạch ........................................................................................ 59
ix


4.4.2 Phương pháp thu hoạch và vận chuyển .......................................................... 59
4.5 Chi phí và lợi nhuận của nông hộ ...................................................................... 59
4.5.1 Tổng chi phí đầu tư ......................................................................................... 59
4.5.2 Chi phí mua hóa chất nông nghiệp đầu tư cho cây mía .................................. 60
4.5.3 Lợi nhuận ........................................................................................................ 61
4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận ............................................................................................ 62
4.6 Kết quả điều tra đồng ruộng ở một số hộ nông dân tại thị xã An Khê .............. 63
4.6.1 Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ điều tra đồng ruộng ......................... 63
4.6.3 Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ điều tra đồng ruộng ........................... 64
4.7 Một số thuận lợi và khó khăn trong trồng mía tại thị xã An Khê ...................... 64
4.7.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 64

4.7.2 Khó khăn ......................................................................................................... 65
4.8 Sự khác nhau giữa tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía theo
khuyến cáo và theo thực tế của nông dân trồng mía tại thị xã An Khê ................... 65
4.9 Một số đề xuất và giải pháp đối với tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên
cây mía tại thị xã An Khê ........................................................................................ 67
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 68
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 68
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCS

Commercial Sugar Cane: chữ đường

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

BVTV

Bảo vệ thực vật

DL

Dương lịch


ISO

International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá)

SĐT

Sâu đục thân

SD

Standard deviation: độ lệch chuẩn

THCS

Trung học Cơ sở

THPT

Trung học Phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

Tiểu thủ Công nghiệp


UBND

Ủy ban Nhân dân

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu 2009 - 2010 ......................... 6
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua từ năm 2006 - 2010 ................ 9
Bảng 2.3: Cơ cấu giống mía trồng ở thị xã An Khê năm 2010 10 .......................... 10
Bảng 2.4: Cơ cấu cây trồng của thị xã An Khê năm 2010 ...................................... 11
Bảng 2.5: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía .................................................... 11
Bảng 2.6: Khuyến cáo về phân bón cho cây mía tại thị xã An Khê ........................ 12
Bảng 2.7: Quy trình bón phân chuyên dùng cho mía .............................................. 12
Bảng 2.8: Liều lượng phân bón cho mía ................................................................. 12
Bảng 2.9: Khí hậu - thời tiết thị xã An Khê năm 2010 ........................................... 22
Bảng 2.10: Tình hình dân số thị xã An Khê năm 2010 ........................................... 26
Bảng 2.11: Tình hình dân số lao động các xã, phường năm 2010 .......................... 26
Bảng 2.12: Tình hình tôn giáo ở thị xã An Khê năm 2010 ..................................... 27
Bảng 4.1: Thành phần dân tộc, tuổi của người trả lời phỏng vấn ........................... 35
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa, thành phần dân tộc của người trả lời phỏng vấn ....... 36
Bảng 4.3: Kinh nghiệm canh tác mía của người trả lời phỏng vấn ......................... 36
Bảng 4.4: Quy mô diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra ........................... 37
Bảng 4.5: Quy mô diện tích đất trồng mía tơ theo số hộ điều tra ........................... 37
Bảng 4.6: Quy mô diện tích đất trồng mía gốc theo số hộ điều tra ......................... 37
Bảng 4.7: Phân bố loại mía (tuổi mía) theo số hộ điều tra ...................................... 38
Bảng 4.8: Cơ cấu giống mía của các hộ điều tra niên vụ 2009 - 2010 .................... 38
Bảng 4.9: Mật độ mía được trồng của các hộ trồng qua điều tra ............................ 39

Bảng 4.10: Khoảng cách trồng mía các hộ trồng điều tra ....................................... 41
Bảng 4.11: Lượng vôi sử dụng cho cây mía tại các địa phương điều tra ................ 42
Bảng 4.12: Lượng phân bón lót dùng cho 1 ha của các hộ điều tra ........................ 43
Bảng 4.13: Thời gian sử dụng phân bón lót, cách bón phân theo số hộ điều tra .... 44
Bảng 4.14: Lượng phân bón thúc dùng cho 1 ha của các hộ điều tra ...................... 44
Bảng 4.15: Thời gian bón thúc cho cây mía ............................................................ 45
xii


Bảng 4.16: Số lần bón thúc và cách bón phân cho cây mía .................................... 46
Bảng 4.17: Các loại sâu hại mía tại địa phương ...................................................... 46
Bảng 4.18: Mức độ sâu và động vật gây hại cho cây mía tại địa phương ............... 47
Bảng 4.19: Lượng thuốc trừ sâu dùng cho 1 ha của các hộ điều tra ....................... 47
Bảng 4.20: Thời gian và cách sử dụng thuốc trừ sâu trên cây mía ......................... 49
Bảng 4.21: Thành phần bệnh hại mía trong vùng điều tra ...................................... 50
Bảng 4.22: Mức độ bệnh hại trong vùng điều tra .................................................... 50
Bảng 4.23: Thành phần cỏ dại trên ruộng mía trong vùng điều tra ......................... 51
Bảng 4.24: Lượng thuốc trừ cỏ dùng cho 1 ha của các hộ điều tra ......................... 51
Bảng 4.25: Số lần phun thuốc trừ cỏ cho 1 ha mía của các hộ điều tra .................. 53
Bảng 4.26: Năng suất mía các hộ điều tra ............................................................... 55
Bảng 4.27: Biến thiên giữa năng suất và giống mía các hộ điều tra ....................... 56
Bảng 4.28: Biến thiên giữa năng suất theo phân DAP bón lót các hộ điều tra ....... 56
Bảng 4.29: Biến thiên giữa năng suất theo phân Lân vi sinh bón lót của các hộ
điều tra ..................................................................................................................... 57
Bảng 4.30: Biến thiên giữa năng suất theo phân Việt Nhật bón thúc của các hộ
điều tra ..................................................................................................................... 57
Bảng 4.31: Biến thiên giữa năng suất theo phân Bình Điền bón thúc các hộ
điều tra ..................................................................................................................... 58
Bảng 4.32: Biến thiên giữa năng suất theo phân Urê bón thúc các hộ điều tra ....... 58
Bảng 4.33: Biến thiên giữa năng suất theo lượng vôi các hộ điều tra ..................... 58

Bảng 4.34: Tổng chi phí đầu cho trồng mía của các hộ điều tra ............................. 60
Bảng 4.35: Chi phí hóa mua chất nông nghiệp cho cây mía của các nông hộ
điều tra ..................................................................................................................... 61
Bảng 4.36: Lợi nhuận trồng mía của các nông hộ ................................................... 61
Bảng 4.37: Tỷ suất lợi nhuận của các hộ qua điều tra ............................................. 62
Bảng 4.38: Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng ....... 63
Bảng 4.39: Tình hình bệnh hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng .... 63
Bảng 4.40: Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng ........ 64
Bảng 4.41: So sánh các yêu cầu về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía giữa
các hộ điều tra với khuyến cáo ................................................................................ 66
xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ phân bố cây mía trên thế giới ..................................................... 3
Hình 2.2: Biểu đồ cung cầu đường Việt Nam 2005 - 2009 ..................................... 8
Hình 2.3: Bản đồ vị trí địa lý Thị xã An khê ........................................................... 21
Hình 2.4: Cơ cấu đất đai thị xã An Khê .................................................................. 23
Hình 2.5: Cơ cấu loại đất thị xã An Khê ................................................................. 23
Hình 2.6: Cơ cấu tôn giáo ở Thị xã An Khê ............................................................ 27
Hình 4.1: Lượng phân bón sử dụng của khuyến cáo và nông dân .......................... 45
Hình 4.2: Lượng thuốc trừ sâu sử dụng giữa khuyến cáo và nông hộ .................... 48
Hình 4.3: Lượng thuốc trừ cỏ giữa khuyến cáo và nông hộ .................................... 52

xiv


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng
Nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập trung trong phạm vi từ vĩ độ 300 Nam đến 300 Bắc, là
nguyên liệu của công nghiệp đường và nhiều ngành công nghiệp khác, có giá trị sử
dụng tổng hợp cao. Hơn 60 % sản lượng đường trên thế giới được sản xuất từ nguyên
liệu là cây mía.
Ở nước ta mía là nguyên liệu chính để làm đường. Lịch sử trồng mía ở Việt
Nam đã có từ lâu đời. Hiện nay, mía được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và ở Miền Trung. Cây mía là một trong những loại cây trồng có hiệu quả khá
ổn định trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên. Trong đó, thị xã An Khê là vùng
trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai.
Triển vọng phát triển cây mía của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là rất lớn. Người
dân có nhiều kinh nghiệm về trồng và chăm sóc mía; mía có phẩm chất tốt và ổn định
nên được tiêu thụ thuận lợi. Sản xuất cây mía tại thị xã An Khê rất phù hợp với những
quy mô kinh tế hộ gia đình, phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn
lao động nông nghiệp ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người
dân ngày càng được cải thiện.
Hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) được sử dụng để làm
tăng năng suất mía ở nhiều nơi. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quá mức hóa chất
nông nghiệp trên cây mía của nông dân diễn ra rộng rãi đã ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường sinh thái như suy giảm nguồn đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, để lại
dư lượng hóa chất trong nông sản và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.
Do đó, để tăng năng suất và chất lượng mía có hiệu quả cao và đồng thời không ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe của con người cần phải có chế độ chăm sóc
1


thích hợp và biện pháp quản lý chặt chẽ. Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công
của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Tình
hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

niên vụ 2009 - 2010” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/02/2011 đến
ngày 15/06/2011 nhằm thấy rõ những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng hóa chất nông
nghiệp tại địa phương.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây mía tại thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Xác định tình hình sử dụng phân bón, thuốc điều hoà sinh trưởng, thuốc bảo vệ
thực vật ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của cây mía trong niên vụ 2009 2010 tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Xác định hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tiến hành xác định tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây
mía tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai niên vụ 2009 - 2010.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía
Cây mía, Saccharum officinarum L., thuộc ngành có hạt (Spermatophyta), lớp
một lá mầm (Monocotyledones), họ hòa thảo (Graminaea).
Cây mía xuất hiện ở phía Đông Inđônêxia, phía Nam Thái Bình Dương ở đảo
NewGuinea, cách đây khoảng 17.000 năm và được thuần hoá từ 8000 năm trước công
nguyên ở đảo NewGuinea bởi những người làm vườn từ thời kỳ đồ đá mới, sau đó dần
dần lan truyền đến Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo ở Thái Bình Dương.
Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ 13.
Các nước thuộc Châu Mỹ trồng mía muộn hơn vào cuối thế kỷ 15, đầu tiên trồng ở
Santo Domingo, sau đó tới Mêhicô (1502), Brazin (1532), Pêru (1533), Cuba (1650).


Hình 2.1: Biểu đồ phân bố cây mía trên thế giới
( />Hình 2.1 cho thấy cây mía tập trung nhiều ở Brazil, Liên minh châu Âu, Ấn Độ;
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Mexico, Nam Phi phát triển cộng đồng, Úc, Thái Lan, Nga.
3


2.2 Sinh thái của cây mía
Cây mía thích hợp trong phạm vi 20 - 250C. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến
khi mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20 - 250C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây
có 6 - 9 lá) nhiệt độ thích hợp 20 - 300C. Ở thời kỳ mía làm lóng vươn cao, yêu cầu
nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 320C, rất cần cho sự quang
hợp để tạo đường cho cây mía. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng
2.000 - 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên.
Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian
từ 8 - 10 tháng từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Thời kỳ cây mía làm dóng
vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70 - 80 %.
Cây mía sợ gió mạnh và khô giới hạn về độ cao nơi trồng mía so với mặt biển ở
vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m (Lê Song Dự và Nguyễn Thị
Quý Mùi, 1997).
Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát
nước. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém đều
không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, ở nước ta,
cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở đồng bằng Sông
Cửu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ. Tuy nhiên ở
những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất
mặt và thoát nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ
và có biện pháp cải tạo đất (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
2.3 Giá trị kinh tế của cây mía
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân cây. Đường là một loại
thực phẩm có nhiều công dụng như làm bánh kẹo các loại, làm nước giải khát, uống

chè, cà phê hoặc làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác.Về giá trị dinh dưỡng
đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1 kg đường cung cấp năng lượng tương
đương giá trị của các chất bột khác. Đường cung cấp trên 10 % nhu cầu năng lượng
của cộng đồng.

4


Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường ra còn có những phụ
phẩm quan trọng như bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến những sản phẩm
có giá trị cao hơn 2 - 3 lần so với sản phẩm chính.
Trong sản xuất nông nghiệp, mía là cây trồng có khả năng đem lại hiệu quả
kinh tế cao vì đây là loại cây trồng có tính thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả
năng quang hợp mạnh, năng suất cao và ổn định, lại có thể giữ gốc nhiều năm (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới và trong nước
2.4.1 Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới
Theo Hiệp hội mía đường thế giới (ISO), sản lượng mía đường tại khu vực
miền Nam Brazil có thể sẽ tăng 4,1 % trong vụ mùa 2011 - 2012. Sản lượng mía ép dự
kiến đạt 570 - 579 triệu tấn, tăng so với sản lượng ép hiện tại (tính đến 01/02/2011)
khoảng 556,2 triệu tấn.
Miền Nam Brazil có sản lượng mía chiếm tới 90 % tổng sản lượng của Brazil,
lượng đường sản xuất dự kiến tăng 2 triệu tấn, dao động trong khoảng 35,5 - 36,0 triệu
tấn trong vụ mùa 2011 - 2012, theo đó sản lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng giá trị tương
ứng.
Sản lượng đường năm 2009 tại bang Maharashtra (Ấn Độ) tăng 16 % so với
năm 2010 (Bloomberg, 2010).
Bang sản xuất đường lớn nhất Ấn Độ Maharashtra sản xuất 5 triệu tấn đường
trong vụ mùa 2010/2011 bắt đầu từ 01/10 hằng năm, tăng 16 % so với mức 4,3 triệu
tấn so với vụ múa 2009/2010.

Thông tin từ Thái Lan sản lượng đường năm 2012 có thể sẽ đạt 7,7 - 7,8 triệu
tấn trong vụ mùa bắt đầu từ tháng 11, cao hơn mức kỷ lục 7,28 triệu tấn trong vụ mùa
2002 - 2003 và 6,93 triệu tấn trong năm 2010. Mức sản lượng đường xuất khẩu dự
kiến sẽ cao hơn so với 4,63 triệu tấn trong năm 2010. Thị trường đường có thể thặng
dư trong vụ mùa năm 2011. Theo ước tính của Kingsman, thị trường có thể sẽ thặng
dư khoảng 5,61 triệu tấn đường so trong niên vụ bắt đầu từ tháng 4 so với tình trạng
thiếu hụt 102.000 tấn trong vụ mùa năm 2011 bởi nông dân trồng mía tại các quốc gia
5


Trung Quốc, Brazil, Nga và Thái Lan đang đẩy mạnh mở rộng diện tích vùng nguyên
liệu mía. Kingsman dự báo nhu cầu tiêu thụ đường 1,48 % trong vụ mùa 2011 - 2012,
so với mức tăng bình thường khoảng 2 % trong các năm 2008, 2009, 2010. Sản lượng
đường toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 8,15 triệu tấn đạt tới mức 173,2 triệu tấn trong
khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng khoảng 2,44 triệu tấn đạt mức tổng cầu 167,60 triệu tấn.
Kingsman nhận định tình trạng thiếu hụt đường sẽ chấm dứt trong 6 tháng đầu năm
2011 (Bloomberg, 2010).
Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu 2009 - 2010
Sản lượng
( triệu tấn)
30,0
22,0
20,0
10,0
7,0
6,0
5,7
5,4
5,0
2,7


Quốc gia
Brazil
Liên minh châu Âu
Ấn Độ
Trung Quốc
Hoa Kỳ
Mêxicô
Nam Phi phát triển cộng đồng
Úc
Thái Lan
Nga

Phần trăm sản lượng toàn
cầu (%)
20,0
14,7
13,3
6,6
4,6
4,0
3,8
3,6
3,3
1,8

2.4.2 Sản xuất và tiêu thụ mía, đường trong nước
Vụ mía đường năm 2009 - 2010, nông dân cả nước trồng khoảng 290.000 ha
mía, sản lượng đường công nghiệp trong nước dự kiến đạt 950.000 tấn, cộng với sản
lượng đường thủ công ước đạt 50.000 tấn (quy ra đường kính trắng). Trong khi đó,

nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2010 khoảng 1,3 triệu tấn.
Hiện đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước
với khoảng 60.000 ha, giảm gần 10.000 ha so với các niên vụ 2008 - 2009; 2009 2010, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3,8 triệu tấn (Thế Đạt, 2011).
Diện tích mía của Quảng Ngãi năm 2007 còn 7.000 ha thì sang vụ mía 2009 2010 chỉ còn 5.000 ha, bình quân mỗi năm giảm 1.000 ha. Diện tích mía tụt dài, năng
suất mía đạt 45 - 50 tấn/ha, chữ đường bình quân 10 chữ như 30 năm trước, nghĩa là
từ diện tích mía, năng suất và chất lượng đều không tăng mà ngày càng giảm xuống.
Nguyên nhân diện tích mía ở Quảng Ngãi giảm liên tục vì khi có nước của thủy lợi
Thạch Nham, diện tích đất màu mỡ, chủ động nước tưới, người dân đều chuyển sang
6


trồng các cây trồng khác như ngô lai, lạc, chuối, sắn hiệu quả kinh tế cao hơn. Chỉ
những diện tích gò đồi, đất bạc màu thiếu nước mới sử dụng để trồng mía. Vì vậy
năng suất mía chỉ đạt bình quân 40 đến 45 tấn/ha, chất lượng mía cây thấp, dưới 10
chữ đường (Nam Phương, 2011).
Niên vụ 2009 - 2010 theo số liệu thống kê, diện tích đất trồng mía toàn tỉnh Bến
Tre chỉ còn 3.800 ha (diện tích quy hoạch 4.300 ha), bị thu hẹp do người dân chuyển
sang trồng dừa. Trồng mía lợi nhuận không thấp, nhưng tốn công lao động và thu
hoạch một lần, trong khi đó nguồn lao động ở nông thôn ngày một khan hiếm. Xu
hướng chung, diện tích đất thích hợp cây dừa phát triển sẽ thay thế cây mía (Trần
Quốc, 2010).
Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, ngay từ đầu vụ 2009 2010, ngành mía đường đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía, dự kiến tăng
12.620 ha (6 %) so với vụ 2008 - 2009. Tuy nhiên, điều trái ngược là diện tích mía cả
nước khi kết thúc vụ chỉ đạt 265.136 ha, giảm 5.464 ha so với vụ 2008 - 2009. Diện
tích mía giảm chủ yếu ở vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy, hiện chỉ còn
242.413 ha, giảm 5.307 ha.
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy
sản và nghề muối, tất cả các chỉ tiêu đặt ra cho ngành đường đều không đạt được. Năm
2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành mía đường đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020 diện tích mía đạt 300.000 ha; năng suất mía bình

quân 65 tấn/ha; chữ đường bình quân 11 CCS; sản lượng mía cả nước 19,5 triệu tấn;
tổng sản lượng đường sản xuất 1,5 triệu tấn (trong đó sản lượng đường công nghiệp
đạt 1,4 triệu tấn). Nhưng thực tế năm 2010 diện tích mía chỉ đạt 265.000 ha (thấp hơn
11,7 % so với kế hoạch); năng suất mía bình quân 51,7 tấn/ha (thấp hơn 20,5 %); chữ
đường bình quân chỉ đạt 9,7 CCS (thấp hơn 11,8 %); tổng sản lượng mía chỉ đạt 13,7
triệu tấn (thấp hơn 29,7 %); tổng sản lượng đường công nghiệp chỉ đạt 904 nghìn tấn
(thấp hơn 35,4 %), thiếu khoảng 300 nghìn tấn so với nhu cầu tiêu dùng.
Kế hoạch đề ra cho niên vụ mía đường 2010 - 2011 là các địa phương phải tích
cực chỉ đạo mở rộng diện tích trồng mía, nhằm đưa diện tích mía lên 278.000 ha, tăng
13.000 ha so với vụ mía năm 2009 - 2010. Sản lượng mía nguyên liệu vụ tới phấn đấu
7


đạt 11 triệu tấn, đáp ứng 69 % công suất của các nhà máy đường. Định hướng đến năm
2015, phát triển ổn định diện tích mía cả nước 300 nghìn ha; đưa năng suất bình quân
lên 65 tấn/ha; sản lượng mía nguyên liệu 17,2 triệu tấn; sản lượng đường 1,75 triệu
tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu trong nước và có thể để xuất khẩu (Chu Khôi, 2010).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích mía của Việt Nam trong 5 năm
2005, 2006, 2007, 2008, 2009 biến động theo xu hướng giảm; từ 302,3 nghìn ha niên
vụ 1999/2000 xuống còn 286,1 nghìn ha niên vụ 2003/2004 và khoảng 271,1 nghìn ha
niên vụ 2008/2009. Mặc dù năng suất mía của Việt Nam năm 2010 đã được cải thiện
nhờ tiến bộ kĩ thuật nhưng năng suất mía của Việt Nam vẫn ở dưới mức 50 tấn/ha so
với 70 - 100 tấn/ha của nhiều nước trên thế giới. Tuy trong trường hợp các nhà máy có
đủ nguyên liệu và tối đa hóa công suấ thì với tổng công suất thiết kế của 40 nhà máy
khoảng 105.750 tấn mía cây/ngày như hiện nay, Việt Nam chỉ có thể sản xuất được
khoảng 1 triệu tấn đường.

Hình 2.2: Biểu đồ cung cầu đường Việt Nam 2005 - 2009
( />Như vậy, so với nhu cầu 1,51 triệu tấn năm 2010, thì lượng đường sản xuất
trong nước cùng với lượng đường tồn kho (khoảng 100 nghìn tấn) mới chỉ đáp ứng

chưa đến 75 % nhu cầu và thị trường vẫn thiếu hụt một lượng đường khá lớn, vào
khoảng 410 nghìn tấn (Đỗ Văn Hảo, 2010).
2.4.3 Sản xuất và tiêu thụ đường ở An Khê

8


Theo kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê,
tổng diện tích mía toàn vùng niên vụ 2009 - 2010 là 14.000 ha; đến niên vụ 2010 2011 đạt tổng diện tích 18.000 ha; tăng 7.700 ha so với niên vụ 2008 - 2009.
Vụ ép 2009 - 2010 nhà máy đường An Khê đã thu mua được 406.346 tấn mía
cây đạt 101,5 % kế hoạch, cao hơn vụ trước 70.000 tấn, sản xuất được 38.532 tấn
đường thành phẩm. Năm 2009 nhà máy nộp ngân sách Nhà nước được 17 tỷ đồng và
riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã nộp được 16 tỷ đồng, đời sống cán bộ công nhân nhà
máy và trên 30.000 hộ dân vùng nguyên liệu mía đã được nâng cao, góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, làm đổi thay một vùng
đất Tây Nguyên (Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010).
Đi đôi với việc cơ giới hóa ruộng mía, nhà máy cũng đã khảo nghiệm và đưa
các giống mía mới như: LK92 - 11, K88 - 65, K88 - 92, K94, POJ 28 - 78 vào sản
xuất. Bằng nhiều biện pháp An Khê đã phát triển được vùng nguyên liệu mía tăng dần
theo từng năm. Nếu như vụ ép đầu tiên 2001 - 2002 diện tích mía chỉ có 2.380 ha thì
vụ ép năm 2005 - 2006 tăng lên 6.196 ha. Và vụ ép năm 2009 - 2010 tăng vọt lên
12.000 ha (Mạnh Thường, 2011).
2.4.4 Quy mô diện tích, cơ cấu giống, năng suất và sản lượng của vùng nguyên
liệu mía ở thị xã An Khê
2.4.4.1 Hiện trạng sản xuất mía của thị xã An Khê
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua từ năm 2006 - 2010
Năm
2006
2007
2008

2009
2010

Diện tích mía tơ
(ha)
2.179
2.347
2.350
1.875
2.320

Diện tích mía gốc
(ha)
1.436
990
952
1.425
1.008

Năng suất
(tấn/ha)
36,7
53,6
46,4
46,0
47,0

Sản lượng
(tấn)
132.670

178.863
153.212
151.800
156.416

(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
Qua thực trạng phát triển mía của An Khê trong những năm trước cho thấy
- Về diện tích: Năm 2006 diện tích mía tơ và mía gốc trong vùng là 3.615 ha.
Nhưng đến năm 2008 diện tích mía tơ và mía gốc trong vùng chỉ còn 3.302 ha, giảm đi
313 ha so với năm 2006, từ năm 2000 - 2010 diện tích mía có xu hướng tăng nhẹ lên
9


28 ha. Điều này cho thấy ở các năm 2006 - 2008 nông dân chưa thấy được hiệu quả từ
cây mía mang lại, nhưng ở các năm 2009 - 2010 giá mía đồng loạt tăng giá nên nông
dân đã dần dần quay lại trồng cây mía.
- Về năng suất: Năng suất mía trong vùng vẫn còn thấp, năm 2006 tuy diện tích
mía tơ và diện tích mía gốc cao nhất 3.615 ha nhưng năng suất mía lại thấp nhất chỉ
đạt 36,7 tấn/ha là do nông dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mía; đến
năm 2007 năng mía tăng nhanh lên 16,9 tấn/ha, ở các năm 2009 - 2010 năng suất mía
dần ổn định.
- Về sản lượng: Sản lượng mía dần dần tăng lên.
Theo kết quả điều tra của nhà máy đường An Khê vụ 2009 - 2010 thị xã An
Khê có 3.328 ha mía, với trên 14 giống khác nhau, chia làm 3 loại giống chín sớm,
chín muộn và chín trung bình.
Nguồn gốc các giống mía đa số các giống được trồng trên địa bàn do các hộ
nông dân tự để giống từ những ruộng mía năm trước thu hoạch lấy giống để trồng cho
vụ sau, dẫn đến năng suất thu hoạch không cao. Cơ cấu giống theo mùa vụ gồm
- Giống chín sớm: Diện tích giống chín sớm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu
giống của địa bàn (khoảng 1,5 - 6,0 %) tổng diện tích mía của vùng.

- Giống chín trung bình: Diện tích giống chín trung bình chiếm > 85 % tổng
diện tích mía của vùng.
- Giống chín muộn: Chiếm từ 1 - 5 % tổng diện tích mía của vùng.
(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
2.4.2 Cơ cấu giống mía được trồng ở thị xã An Khê năm 2010
Bảng 2.3: Cơ cấu giống mía trồng ở thị xã An Khê năm 2010
Giống mía
R570
R579
Các giống khác: F157, B85 - 764, QĐ 159, Mex 105, K88 - 92, QDD94 - 119,
QĐ - 26…

Diện tích (ha)
1934
1130

Tỷ lệ (%)
58,1
34,0

264

7,9

(Phòng Nông nghiệp Thị xã An Khê, 2010)
10


×