Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH CORYNESPORA Corynespora cassiicola (Berk. Curt.) Wei. TRÊN CÂY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH
CORYNESPORA [Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
TRÊN CÂY CAO SU

NGÀNH
: NÔNG HỌC
KHÓA
: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM MINH NHUNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH
CORYNESPORA [Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
TRÊN CÂY CAO SU

Tác giả
LÂM MINH NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học


Hội đồng hướng dẫn:
TS. Nguyễn Anh Nghĩa
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Đôn Hiệu

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính cảm ơn Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực vật
đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
TS Nguyễn Anh Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến
thức quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thầy Trần Văn Lợt và KS Nguyễn Đôn Hiệu đã chỉ dẫn và động viên giúp tôi
hoàn thành khóa luận.
KS Nguyễn Ngọc Mai, KS Nguyễn Thị Thanh Trang cùng tất cả các cô chú, anh
chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập tại bộ môn.
Tập thể các bạn lớp DH07NHA đã động viên và giúp đỡ tôi trong bốn năm học
tập của thời sinh viên.
Các anh chị và các bạn sinh viên trong khu tập thể – nhà khách Viện Nghiên cứu
Cao su đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong thời gian thực hiện khóa

luận tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011

Lâm Minh Nhung


iii

TÓM TẮT
Lâm Minh Nhung, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng
08/2011. ‘‘Đánh giá hiệu lực của một số thuốc phòng trị bệnh Corynespora
[Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.] trên cây cao su’’.
Hội đồng hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Nghĩa
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Đôn Hiệu
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt
Nam nhằm xác định hiệu lực trừ nấm (Corynespora cassiicola gây bệnh Corynespora
trên cây cao su) của sáu loại thuốc Agri – fos 400, Anvil 5 SC, Carbenvil 50 SC,
Hexin 5 SC, Sumi – eight 12,5 WP và Starner 20 WP ở các nồng độ khác nhau. Đề tài
được tiến hành với các nội dung:
Đánh giá hiệu lực trừ nấm C. cassiicola (mẫu phân lập Cory LK 23) của một số
loại thuốc theo phương pháp đầu độc môi trường.
Đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm trên một số mẫu phân lập nấm C.
cassiicola đại diện cho các phân nhóm di truyền.
Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su của một số loại
thuốc trừ nấm trên vườn nhân.
Điều tra tình trạng bệnh Corynespora trên 77 dvt cao su tại vườn sơ tuyển Lai
Khê 04 VNCCS Việt Nam.
Kết quả đạt được:
Theo phương pháp đầu độc môi trường, các thuốc Anvil 5 SC, Carbenvil 50 SC,

Hexin 5 SC, Sumi – eight 12,5 WP và hỗn hợp Sumi – eigh 12,5 WP + Starner 20 WP
đều cho hiệu quả diệt nấm C. cassiicola (Cory LK 23) rất cao với chỉ số ED50 tương
ứng là 0,21; 0,03; 0,05; 0,66 và 1,41 ppm a.i.


iv

Carbenvil 50 SC và Sumi – eight 12,5 WP đều cho hiệu quả diệt nấm C.
cassiicola rất cao trên cả bốn mẫu phân lập với chỉ số ED50 đều nhỏ hơn 4. Trong khi
đó Agri – fos 400 và Hexin 5 SC lại không phát huy được tác dụng diệt nấm. Riêng
Anvil 5 SC, thuốc rất hiệu lực trên MPL Cory LK 33 và Cory LK 35 với chỉ số ED50
tương ứng là 4 và 1 ppm a.i nhưng lại cho hiệu quả thấp trên Cory LK 32 và Cory DT
04.
Kết quả thí nghiệm trên vườn nhân cho thấy, nghiệm thức Carbenvil 50 SC +
Hexin 5 SC 0,2 % theo tỉ lệ 1:1 có hiệu quả cao nhất và khác biệt so với các nghiệm
thức còn lại.
Qua kết quả điều tra trên vườn sơ tuyển giống tại Lai Khê, tất cả các dvt chủ yếu
bị nhiễm ở mức nhẹ và rất nhẹ, riêng chỉ có dvt LH 97/0703 bị nhiễm bệnh ở mức
trung bình.


v

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii

TÓM TẮT........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu...................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cây cao su .............................................................................................. 3
2.1.1 Lịch sử phát triển ...................................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện sinh thái .................................................................................................... 4
2.1.3 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................................. 5
2.2 Giới thiệu về bệnh Corynespora trên cây cao su ......................................................... 5
2.2.1 Tác nhân gây bệnh .................................................................................................... 7
2.2.1.1 Phân loại ................................................................................................................ 7
2.2.1.2 Đặc điểm hình thái................................................................................................. 8
2.2.1.3 Quá trình xâm nhiễm ............................................................................................. 9
2.2.1.4 Phân bố và ký chủ................................................................................................ 10
2.2.2 Triệu chứng............................................................................................................. 11
2.3 Giới thiệu về thuốc trừ nấm ....................................................................................... 12
2.3.1 Định nghĩa .............................................................................................................. 12
2.3.2 Phân loại ................................................................................................................. 13
2.3.3 Các loại thuốc trừ nấm sử dụng .............................................................................. 13


vi


2.3.3.1 Agri – fos 400 ...................................................................................................... 13
2.3.3.2 Anvil 5 SC ........................................................................................................... 13
2.3.3.3 Carbenvil 50 SC .................................................................................................. 14
2.3.3.4 Hexin 5 SC ......................................................................................................... 14
2.3.3.5 Sumi – eight 12,5 WP .......................................................................................... 14
2.3.3.6 Starner 20 WP...................................................................................................... 15
2.3.3.7 Chất bám dính BDNH 2000 ................................................................................ 15
2.3.4 Giới thiệu về đặc tính của các hoạt chất ................................................................. 15
2.3.4.1 Carbendazim ........................................................................................................ 15
2.3.4.2 Diniconazole ........................................................................................................ 16
2.3.4.3 Hexaconazole ...................................................................................................... 16
2.3.4.4 Oxolinic acid ....................................................................................................... 17
2.3.4.5 Phosphonic acid ................................................................................................... 17
2.3.5 Các nghiên cứu phòng trị bệnh Corynespora bằng thuốc trừ nấm ......................... 17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................. 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 21
3.3 Vật liệu và phương pháp............................................................................................ 21
3.3.1 Thí nghiệm in vitro ................................................................................................. 21
3.3.1.1 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm
trên mẫu phân lập Cory LK 23 ........................................................................................ 22
3.3.1.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm
trên các mẫu phân lập nấm C. cassiicola khác nhau ....................................................... 24
3.3.2 Thí nghiệm trên vườn nhân .................................................................................... 25
3.3.2.1 Vật liệu ................................................................................................................ 25
3.3.2.2 Phương pháp ........................................................................................................ 26
3.3.3 Điều tra bệnh Corynespora ..................................................................................... 28
3.4 Xử lý số liệu .............................................................................................................. 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 30
4.1 Kết quả thử nghiệm thuốc theo phương pháp đầu độc môi trường .......................... 30



vii

4.1.1 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm
trên mẫu phân lập Cory LK 23 ........................................................................................ 30
4.1.1.1 Mức độ ức chế sự phát triển nấm C. cassiicola của các nghiệm thức thuốc....... 30
4.1.1.2 Tốc độ phát triển khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên các nghiệm thức thuốc ....... 32
4.1.1.3 Tương quan giữa nồng độ của năm nghiệm thức thuốc
và mức độ ức chế nấm C. cassiicola ............................................................................... 34
4.1.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm
trên các mẫu phân lập nấm C. cassiicola khác nhau ...................................................... 35
4.1.2.1 Hiệu lực của thuốc Agri – fos 400....................................................................... 37
4.1.2.2 Hiệu lực của thuốc Anvil 5 SC ............................................................................ 38
4.1.2.3 Hiệu lực của thuốc Carbenvil 50 SC ................................................................... 40
4.1.2.4 Hiệu lực của thuốc Hexin 5 SC ........................................................................... 41
4.1.2.5 Hiệu lực của thuốc Sumi – eight 12,5 WP .......................................................... 42
4.2 Kết quả thử nghiệm thuốc trong vườn nhân giống .................................................... 44
4.3 Kết quả điều tra ......................................................................................................... 46
Chương 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 49
5.1 Kết luận...................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 51
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 54


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt/ ký hiệu


Viết đầy đủ/ ý nghĩa

a.i

Hoạt chất (Active ingredient)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBTB

Cấp bệnh trung bình

CSB

Chỉ số bệnh

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

DC

Đối chứng

Dvt

Dòng vô tính


ED50

Liều hiệu quả đối với 50% số cá thể thí nghiệm
(Effective Dose 50)

Ha

Hecta

KTKL

Kích thước khuẩn lạc

LD50

Liều gây chết 50% số cá thể thí nghiệm (Lathal Dose 50)

LLL

Lần lặp lại

MPL

Mẫu phân lập

Nsc

Ngày sau cấy


PDA

Potato Dextrose Agar

ppm

part per million

TLB

Tỷ lệ bệnh

VNCCS

Viện nghiên cứu Cao su


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Nồng độ hoạt chất các loại thuốc dùng trong thí nghiệm
thử thuốc trên mẫu phân lập Cory LK 23 ........................................................................ 24 
Bảng 3.2: Các mẫu phân lập nấm dùng trong thí nghiệm .............................................. 24 
Bảng 3.3: Nồng độ sử dụng các loại thuốc dùng trong thí nghiệm ngoài đồng ............. 25 
Bảng 3.4: Phân cấp bệnh Corynespora trên phiến lá cây cao su .................................... 27 
Bảng 3.5: Phân cấp bệnh Corynespora trên tán lá cây cao su ........................................ 28 

Bảng 3.6: Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên cây cao su ........................ 28 
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các loại thuốc lên sự phát triển
khuẩn lạc nấm C. cassiicola ............................................................................................ 31 
Bảng 4.2: Tốc độ phát triển kích thước khuẩn lạc nấm C. cassiicola ............................. 33 
Bảng 4.3: Chỉ số ED50 (ppm a.i) của năm nghiệm thức thuốc dùng trong thí nghiệm ... 35 
Bảng 4.4: Chỉ số ED50 của năm loại thuốc trên bốn mẫu phân lập nấm C. cassiicola ... 36 
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh (%) của các nghiệm thức thuốc sau các lần xử lý ........................ 45 
Bảng 4.6: Chỉ số bệnh (%) của các nghiệm thức thuốc sau các lần xử lý ...................... 45 
Bảng 4.7: Mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên vườn sơ tuyển giống Lai Khê 04 ...... 46 


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình – Đồ thị

Trang

Hình 2.1: Hình bào tử C. cassiicola................................................................................................ 8 
Hình 2.2: Các triệu chứng bệnh Corynespora trên lá cao su .................................................. 12 
Hình 4.1: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola sau 11 ngày cấy ........................................................ 32 
Hình 4.2: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola của bốn mẫu phân lập
trên môi trường bị đầu độc Agri – fos 400 sau cấy 12 ngày ................................................... 37
Hình 4.3: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola của bốn mẫu phân lập
trên môi trường bị đầu độc Anvil 5 SC sau cấy 12 ngày ......................................................... 39
Hình 4.4: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola của bốn mẫu phân lập
trên môi trường bị đầu độc Carbenvil 50 SC sau cấy 12 ngày ............................................... 40 
Hình 4.5: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola của bốn mẫu phân lập
trên môi trường bị đầu độc Hexin 5 SC sau cấy 12 ngày ......................................................... 42 
Hình 4.6: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola của bốn mẫu phân lập

trên môi trường bị đầu độc Sumi – eight 12,5 WP sau cấy 12 ngày ..................................... 43 
Đồ thị 4.1: Tương quan giữa nồng độ a.i của năm nghiệm thức thuốc
và mức độ ức chế nấm C. cassiicola.............................................................................................. 34 
Đồ thị 4.2: Tương quan giữa nồng độ a.i của Agri – fos 400
và mức độ ức chế bốn mẫu phân lập nấm C. cassiicola ........................................................... 38 
Đồ thị 4.3: Tương quan giữa nồng độ a.i của Anvil 5 SC
và mức độ ức chế bốn mẫu phân lập nấm C. cassiicola ........................................................... 39 
Đồ thị 4.4: Tương quan giữa nồng độ a.i của Carbenvil 50 SC
và mức độ ức chế bốn mẫu phân lập nấm C. cassiicola ........................................................... 41 
Đồ thị 4.5: Tương quan giữa nồng độ a.i của Hexin 5 SC
và mức độ ức chế hai mẫu phân lập nấm C. cassiicola ............................................................ 42 
Đồ thị 4.6: Tương quan giữa nồng độ a.i của Sumi – eight 12,5 WP
và mức độ ức chế bốn mẫu phân lập nấm C. cassiicola ........................................................... 43 


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ngày
một tăng lên. Cộng với sự ưu tiên phát triển, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây
cao su trong và ngoài nước của Chính phủ dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành đang
ra sức gia tăng diện tích cao su của mình.
Cũng như các loại cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây
cao su cũng bị nhiều loại bệnh hại và côn trùng tấn công, nhất là những vườn độc canh
và có diện tích lớn. Trong số đó, bệnh Corynespora do nấm Corynespora cassiicola
(Berk. & Curt.) Wei. gây ra hiện đang là một trong số những bệnh gây thiệt hại nặng
nhất trên cây cao su. Bệnh gây hại quanh năm và suốt chu kỳ sống của cây, gây hại
trên cả lá già, lá non, cuống lá và chồi.

Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp của bệnh, người trồng cao
su đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Bên cạnh các biện pháp phòng trừ như sử dụng
dòng vô tính kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng, biện pháp hóa học là một trong những
biện pháp có vai trò quan trọng, có tác dụng ngăn chặn và dập tắt dịch bệnh nhanh và
cho hiệu quả rõ rệt. Việc sử dụng đúng loại thuốc với nồng độ hợp lý sẽ tiết kiệm được
chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Nấm C. cassiicola có khả năng hình thành nhiều nòi mới kháng thuốc cùng với
sự xuất hiện ngày càng đa dạng của các loại thuốc trên thị trường, việc thử nghiệm
chọn ra loại thuốc mới, đặc hiệu, có độ độc thấp, chi phí hợp lý đang là một đòi hỏi
cấp thiết. Trên cơ sở đó đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số thuốc phòng trị bệnh
Corynespora [Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.] trên cây cao su” đã
được thực hiện.


2

1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định hiệu lực trừ nấm của một số loại thuốc làm cơ sở khuyến cáo sử dụng
thuốc phòng trị bệnh Corynespora trên cây cao su.
1.2.2 Yêu cầu


Triển khai các thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với bệnh
Corynespora trong phòng thí nghiệm và trên vườn nhân.



Thành thạo các thao tác nuôi cấy nấm C. cassiicola trong phòng thí nghiệm.




Nắm vững phương pháp xử lý thuốc và đánh giá bệnh Corynespora trên cây cao
su.



Nhận dạng các triệu chứng của bệnh Corynespora trên cây cao su.

1.3 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian thực tập (từ ngày 15/02/2011 – 20/07/2011) và điều kiện
thí nghiệm nên một số thí nghiệm chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây cao su
2.1.1 Lịch sử phát triển
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được
người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên năm 1878 tại vườn thực vật Sài Gòn nhưng
không sống.
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su
đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907.
Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập
trung ở Đông Nam Bộ: SIPH (Xuân Lộc, Long Khánh), SPTR (Long Thành, Đồng
Nai), CEXO (Lộc Ninh), Michelin (Dầu Tiếng, Thuận Lợi, Phú Riềng)… Một số đồn
điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009,

tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha. Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600
ha (chiếm 62,5 % tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn. Diện tích trồng cao
su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64 %), kế đến là Tây Nguyên (24,5 %) và duyên
hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200
ha (chiếm 1,5 %) ( />detail&id=1353&ngay=2010-01-28&type=1).
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su và đứng thứ 4
thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên với thị phần đạt 9,9 %, sau Thái Lan
(34 %), Indonesia (30,2 %) và Malaysia (15,9 %) và xuất sang hơn 80 nước trên thế
giới. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 tăng từ 10 – 15
% so với năm 2009 ( />

4

Năm 2011, diện tích trồng cao su của Việt Nam khoảng 780.000 ha, sản lượng
dự báo đạt khoảng 780.000 – 790.000 tấn, tăng 4% so với năm 2010. Dự kiến năm
2020 diện tích sẽ mở rộng đến 800.000 ha ( />detail. php?id=3197).
Một xu hướng đang được hướng đến của ngành Cao su Việt Nam là mở rộng
diện tích trồng cao su ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng
Tàu, đồng thời hướng đầu tư ra nước ngoài do quỹ đất trong nước không còn. Những
nước nằm trong chiến lược này gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Nam Phi.
Từ năm 2007, tập đoàn cao su Việt Nam đã triển khai xúc tiến đầu tư dự án trồng
cây cao su ở Campuchia. Hiện đã có 11 công ty thành viên, được cấp 95.178 ha đất và
đã trồng mới 26.000 ha cao su. Dự kiến trong năm 2011, tập đoàn sẽ trồng mới 50.000
ha, đến năm 2012, phấn đấu hoàn thành dự án trồng mới 100.000 ha cây cao su tại
Campuchia ( />2.1.2 Điều kiện sinh thái
Cây cao su thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ cao,
ổn định và tối thích ở 25 – 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây chỉ chịu đựng
được trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài lá cây sẽ bị héo, rụng, thân cây bị nứt nẻ,
xì mủ; nhiệt độ 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Số ngày mưa tốt nhất đối với cây cao su là 100 – 150 ngày/năm với lượng mưa từ

1.500 – 2.000 mm/năm. Đối với vùng có lượng mưa phân bố đều trong năm, đất có
thành phần sét khoảng 25 % thì cây cao su cần lượng mưa thấp dưới 1.500 mm/năm.
Còn ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi thì cây cần lượng mưa 1.800 –
2.000 mm/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Số giờ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 1.800 – 2.800 giờ/năm và tối thích
là khoảng 1.600 – 1.700 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao dưới 200 m, độ dốc dưới 30 %,
pH trong khoảng từ 4,5 – 5,5, có tầng canh tác sâu 2 m và có thành phần sét ở lớp đất


5

mặt (0 – 30 cm) tối thiểu 20 % và lớp đất sâu hơn (> 30 cm) tối thiểu là 25 % (Nguyễn
Thị Huệ, 2007).
2.1.3 Tình hình sâu bệnh hại
Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh và cỏ dại làm mất 25%
sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới, trong đó các loại bệnh làm mất 15 %, sâu
làm mất 5 % và cỏ dại làm mất 5 % sản lượng (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Dyakova G.A. (1969) cho rằng cây cao su bị tất cả 27 loại bệnh trong đó có 14
loại phá hoại lá, 8 loại phá hoại thân cành và 5 loại phá hoại rễ (trích dẫn bởi Nguyễn
Thị Huệ, 2007). Tùy theo vị trí tác hại của bệnh trên cây cao su, ta có thể phân thành
các nhóm bệnh sau: Bệnh hại lá, bệnh hại thân cành và bệnh hại rễ cao su. Khác với
các loại cây trồng khác, các bệnh gây hại cho cây cao su phổ biến tại Việt Nam do nấm
và yếu tố phi sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, sinh lý, ngộ độc. Chưa có một
ghi nhận nào bệnh do vi khuẩn, virus và tuyến trùng (Phan Thành Dũng, 2004).
Do đặc tính sinh học riêng biệt, côn trùng không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ
mủ cao su nên mức độ thiệt hại thấp hơn so với những loại cây khác (Phan Thành
Dũng, 2004). Theo nghiên cứu của Wyniger R (1962), cây cao su bị tất cả 24 loài côn
trùng phá hại, trong đó có 3 loài ở rễ, 5 loài ở thân, 8 loài ở lá và 7 loài ở mầm non
(trích dẫn bởi Nguyễn Thị Huệ, 2007). Các loại côn trùng gây hại chính trên cây cao

su gồm mối, sùng hại rễ, sâu, nhện (nhện đỏ và nhện vàng), rệp và ốc sên.
Trong vườn cao su, cỏ không những gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, sản lượng,
cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng mà còn gây trở ngại trong chăm sóc và khai
thác. Cỏ là ký chủ hoặc là nơi cư trú của một số loại nấm bệnh gây hại cho cây cao su.
Mặt khác, cỏ còn là nguyên nhân chính gây cháy lô trong mùa khô. Cỏ tranh, cỏ mỹ và
cỏ đuôi chồn là những loại cỏ có tác hại nhiều nhất trong vườn cao su.
2.2 Giới thiệu về bệnh Corynespora trên cây cao su
Bệnh Corynespora được phát hiện đầu tiên vào năm 1936 tại Châu Phi. Sau đó
dần dần xuất hiện tại hầu hết các nước trồng cao su trên thế giới. Năm 1958, bệnh


6

được quan sát thấy tại Viện NCCS Ấn Độ. Bệnh này xuất hiện chủ yếu trong vườn
ươm và vườn nhân. Sự xuất hiện không thường xuyên của bệnh trên cây trưởng thành
được báo cáo tại một số nơi ở Ấn Độ từ năm 1969 – 1976 không được coi là quan
trọng vì mức độ khu vực trồng cao su bị ảnh hưởng là rất hạn chế (Jacob, 2006).
Bệnh tiếp tục được phát hiện trên chồi đã hóa gỗ trong vườn ươm ở Malaysia
năm 1960. Dịch bệnh bùng phát đầu tiên trên dvt RRIM 725 vào năm 1975, sau đó lan
ra một vài dvt khác (Jacob, 2006).
Các triệu chứng của bệnh Corynespora tấn công vào Indonesia năm 1980, với các
dòng vô tính bị ảnh hưởng nặng bao gồm RRIC 103, RRIM 725 và KRS 21
(Pawirosoemardjo và cộng sự, 2009).
Trong thời gian 1984 – 1986, cuộc tấn công của bệnh Corynespora vào một số
đồn điền ở Java, miền Bắc và miền Nam Sumatra đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên
hơn 1.200 ha rừng trồng cao su và một số trong đó đã được trồng lại. Thiệt hại gây ra
bởi bệnh Corynespora trong thời gian đó cho đến năm 1988 được ước tính trên 200 tỷ
rubiahs (khoảng 428 tỷ VND). Bắt đầu từ năm 1990, bệnh Corynespora đã tấn công
vào các dvt GT 1, RRIM 600 với quy mô lớn và IAN 873 ở quy mô hạn chế
(Pawirosoemardjo và cộng sự, 2009).

Dịch bệnh Corynespora nghiêm trọng xuất hiện đầu tiên trên cây trưởng thành ở
Sri Lanka năm 1985 – 1986 trên dvt RRIC 103 khiến hơn 4.600 ha cao su phải trồng
lại (Jacob, 2006).
Một số nước khác cũng đã xuất hiện bệnh Corynespora như Nigeria (1969),
Brazil và Thái Lan (1985), Bangladesh (1988), Cameroon (1996) và Trung Quốc
(2007).
Riêng tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1999 tại
Trạm Thực nghiệm Cao su Lai Khê, Viện NCCS Việt Nam trên các dvt RRIC 103,
RRIC 104 và LH 88/732 (Dung và Hoan, 2000).


7

Vào tháng 01/2000, dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở Lộc Ninh đã khiến cho
hơn 200 ha của dvt RRIC 104 rụng lá hoàn toàn. Bệnh cũng đã xuất hiện ở phía Đông
Nam và trung tâm Tây Nguyên.
Từ lúc phát hiện cho đến nay, số lượng dvt cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên rất
nhiều trong đó đáng kể nhất là dvt RRIV hiện chiếm diện tích trồng khá lớn ở cao su
đại điền và tiểu điền. Bệnh là nguyên nhân kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản lên 2 – 3
năm và làm tổn thất 20 – 25 % sản lượng ở cây cao su trưởng thành (Phan Thành
Dũng, 2004).
Đến năm 2010, bệnh Corynespora xuất hiện trên diện rộng gây tâm lý lo ngại cho
người trồng cao su. Theo thống kê có khoảng 15.000 ha cao su trên địa bàn 10 tỉnh bị
nhiễm bệnh, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ. Tại tỉnh Bình
Dương có khoảng 122.000 ha cao su (gồm đại điền và tiểu điền), thì có hơn 5.375 ha
cao su (tính đến 10/9/2010) nhiễm bệnh, còn tại Tây Ninh cũng gần 8.500 ha bị bệnh
Corynespora (tính đến 25/8/2010), chiếm gần 11% diện tích cao su của tỉnh, và số diện
tích cao su bị bệnh nặng chủ yếu tập trung ở cao su tiểu điền ( />php?name=News&file=save&sid=7491).
2.2.1 Tác nhân gây bệnh
2.2.1.1 Phân loại

Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su gây ra bởi nấm Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. Nấm được phát hiện đầu tiên trên cây Muồng trâu
(Cassia alata) (Pawirosoemardjo và cộng sự, 2009) có vị trí phân loại như sau:
Giới:

Fungi

Ngành (Phylum): Ascomycota
Lớp (Class):

Ascomycetes

Bộ (Order):

Pleosporales

Họ (Family):

Corynesporascaceae

Giống (Genus): Corynespora
(Nguồn: />

8

2.2.1.2 Đặc điểm hình thái
Khuẩn ty C. cassiicola có màu xám viền trắng. Trong môi trường PDA khuẩn lạc
có màu xám đặc trưng. Khuẩn lạc phủ kín đĩa (đĩa petri đường kính 9 cm) sau khi cấy
5 – 7 ngày. Mặc dù được phân lập từ một bào tử duy nhất nhưng khuẩn lạc biến thiên
rất lớn về tốc độ sinh trưởng, hình thái, độ dày, độ mịn và màu sắc (Phan Thành Dũng,

2004).
Bào tử nấm C. cassiicola trên lá cao su có hình trụ hoặc hình chùy, có 2 – 14
vách ngăn, kích thước 40 – 120 x 8 – 18 µm (Pawirosoemardjo và cộng sự, 2009) với
chiều dài biến thiên, đôi khi đạt 700 µm. Bào tử dạng đơn, đôi khi dạng chuỗi dính với
nhau ở hai đầu gọi là hilum (Phan Thành Dũng, 2004). Bào tử phát tán rất nhanh qua
gió, nước và tồn tại trong môi trường điều kiện bất lợi 3 – 4 tháng.
Quan sát bào tử nấm từ các chủng Corynespora từ Nigeria, Nam Mỹ và miền tây
Mexico trên các ký chủ khác nhau nhận thấy một sự thay đổi về kích thước và hình
dạng. Kích thước của bào tử nấm dao động trong khoảng 60 – 250 x 5 – 13 µm với
mức trung bình 167 x 8,3 µm (Onesirosan, 1974).
Theo Chee (1988) kích thước trung bình của các bào tử nấm C. cassiicola từ cao
su là 64,4 x 5,52 µm (từ 23,42 – 132,6 µm x 2,6 – 7,8 µm).

Hình 2.1: Hình bào tử C. cassiicola
(một vạch trên thước đo tương ứng với 2,43 µm).


9

Kích thước và hình dạng của bào tử nấm trên các lá bị nhiễm bệnh và trên môi
trường PSA cũng có sự khác biệt. Trên lá cao su, các bào tử nấm dài hơn và số lượng
trung bình các vách ngăn cao hơn (Dung, 1995).
2.2.1.3 Quá trình xâm nhiễm
Bào tử nấm có khả năng nảy mầm và tấn công vào các mô lá già lẫn lá non, cũng
như chồi non, cuống lá… Bào tử nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ môi trường xung
quanh là 300C. Trong khi đó, sự phát triển và hình thành bào tử lại không nhạy cảm
với ánh sáng. Bào tử phát tán vào ban ngày từ khoảng 6 giờ, cao điểm từ 8 – 11 giờ,
sau đó số lượng bào tử được phóng thích giảm xuống rất thấp và hầu như không xảy ra
vào ban đêm. Có lẽ vì khá to và nặng nên bào tử nấm không phân tán đi xa
(Pawirosoemardjo và cộng sự, 2009).

Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới của lá qua biểu bì và khí khổng. Do nấm tiết
ra độc tố (cassiicolin) cực mạnh nên chỉ cần 3 – 4 vết bệnh trên lá cũng đủ khả năng
gây rụng. Khi lá rụng nhiều dẫn đến khả năng quang hợp giảm, gây giảm năng suất
nhanh chóng chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.
Các yếu tố chính gây ra dịch bệnh bao gồm sự hiện diện của dòng vô tính mẫn
cảm trong giai đoạn cảm bệnh với số lượng xâm nhiễm tối thiểu của mầm bệnh trong
điều môi trường thuận lợi.
C. cassiicola dễ dàng xâm nhập vào các dvt mẫn cảm như RRIC 103, RRIC 104,
KRS 21, RRIM 725, RRIM 600, FX 25, IAN 873, PPN 2058, PPN 2444, PPN 2447,
RRIC 52, GT 1, BPM 24, PB 260, RRIC 100, RRIC 110, BPM 1... nhất là trong giai
đoạn lá từ 2 ngày đến 4 tuần tuổi, mặc dù lá trưởng thành cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Các dvt mẫn cảm có thể phân thành bốn nhóm: 1) dvt mẫn cảm với các mầm bệnh và
độc tố của nó; 2) dvt mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh nhưng kháng với độc tố của
nó; 3) dvt kháng với tác nhân gây bệnh nhưng dễ bị nhiễm độc tố của nó, và 4) dvt
kháng với nấm và độc tố của nó. Trong đó, các dvt thuộc về nhóm đầu tiên và thứ ba
có nguy cơ bị tấn công cao hơn (Aron và cộng sự, 1996).


10

Căn cứ vào khả năng gây bệnh và sản xuất chất độc của C. cassiicola, các tác
nhân gây bệnh có thể được phân thành bốn nhóm: 1) nòi với khả năng gây bệnh cao
nhưng sản xuất độc tố ít; 2) nòi với khả năng gây bệnh cao và sản xuất nhiều chất độc;
3) nòi với khả năng gây bệnh thấp và sản xuất độc tố nhiều, và 4) nòi với khả năng gây
bệnh thấp và sản xuất độc tố ít. Trong đó, các nòi thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai được
coi là khá nguy hiểm. Khi đạt số lượng nhất định, mầm bệnh sẽ tấn công các dvt mà
trước đây kháng và khi đó dịch bệnh sẽ xảy ra (Aron và cộng sự, 1996).
Độ ẩm tương đối 96 – 100 %, nhiệt độ 28 – 300C trong điều kiện hoàn toàn sáng
hoặc tối thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử nấm C. cassiicola. Trong điều kiện này,
lá trở nên dễ dàng nhạy cảm và nhanh chóng bị nhiễm bệnh (Pawirosoemardjo và cộng

sự, 1987).
Thời tiết ẩm ướt hoặc nhiều mây với lượng mưa trung bình trong ngày và nhiệt
độ không khí dao động từ 26 – 290C là những điều kiện khí hậu thuận lợi cho các mầm
bệnh phát triển. Một quan sát tại Trạm nghiên cứu Sembawa vào tháng 3/1984 cho
thấy dịch bệnh xảy ra trong điều kiện lượng mưa trung bình hàng ngày là 12,4 mm, với
27 ngày mưa, độ ẩm tương đối trung bình là 89 % và nhiệt độ 270C (Situmorang và
cộng sự, 1984).
C. cassiicola tấn công nghiêm trọng cây cao su được trồng ở độ cao thấp. Điều
này có thể là do sự ức chế sự phát triển của mầm bệnh dưới nhiệt độ thấp khi trồng ở
độ cao lớn (Situmorang và cộng sự, 1984).
2.2.1.4 Phân bố và ký chủ
Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh trên 350 loại cây thuộc nhiều họ khác nhau,
hơn 80 nước trên nhiều vùng khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới và gây hại trên tất cả bộ
phận của cây từ rễ tới lá (Farr và Rossman, 2011).
Với phạm vi kí chủ rộng, các loại nấm này có thể tồn tại lên đến hai năm trong
tàn dư thực vật. Chủng C. cassiicola từ các kí chủ khác nhau đã được tìm thấy thường
xuyên nhưng không phải luôn luôn lây nhiễm chéo với các kí chủ khác (Phan Thành
Dũng, 2004).


11

2.2.2 Triệu chứng
Bệnh Corynespora xảy ra quanh năm và suốt chu kỳ sống của cây cao su với các
triệu chứng khác nhau:
Trên lá: Triệu chứng phổ biến nhất và rất dễ dàng quan sát được là vết bệnh màu
đen dọc theo gân lá (Hình 2.2 a) có hình xương cá (Hình 2.2 b). Triệu chứng này là do
sự sản xuất chất độc tại các vùng bị nhiễm (Liyanage, 1986), lan rộng trên các gân làm
bạc màu chúng trong sự biến đổi dần dần của hàm lượng các độc tố trong mô. Khi độc
tố lan truyền trước nấm, các mô bị hư hỏng, do đó hạn chế sự tăng trưởng tiếp tục của

nấm. Nếu nhiễm bệnh trên gân chính, các lá non trở nên tàn lụi và gây ra hiện tượng
rụng. Nếu nhiễm bệnh trên gân phụ, các lá non tồn tại phụ thuộc vào mức độ nhiễm
bệnh và các triệu chứng hình xương cá trở nên rõ ràng (Jacob, 2006).
Khi gặp điều kiện thuận lợi, các vết bệnh lan rộng gây chết từng phần lá (Hình
2.2 c, d, e) sau đó toàn bộ lá đổi màu và rụng từng lá một. Trên lá non các vết bệnh có
hình tròn với đường kính 1 – 8 mm màu xám đến nâu với vòng màu vàng xung quanh
(Hình 2f), tại trung tâm đôi khi hình thành lỗ. Lá quăn và biến dạng (Hình 2.2 g, h),
sau đó rụng toàn bộ.Triệu chứng bệnh Corynespora trên các dvt khác nhau có thể khác
nhau. Trên một số dvt như RRIM 600 và GT 1, kích thước của vết bệnh là nhỏ hơn so
với trên dvt RRII 105 và PB 260 (Jacob, 2006). Mặt khác, các triệu chứng trên lá già
và non cũng có sự khác biệt. Khi nhiễm bệnh các lá non trở nên héo lá và khô trong
khi các lá già thấy khô ở phần vết bệnh (Pawirosoemardjo, 2009).
Trên cuống lá, vết bệnh là các vết nứt màu đen dài 0,5 – 3 mm. Nếu cuống lá bị
bệnh, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện
trên phiến lá.
Trên chồi xuất hiện các vết nứt có dạng hình thoi dọc theo chồi, có mủ rỉ ra sau
đó hóa đen. Có khi vết bệnh phát triển đến 20 cm gây chết chồi, có thể gây chết cả cây.
Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc
theo vết bệnh. Các chồi còn xanh dễ bị nhiễm. Tuy nhiên, nấm cũng tấn công trên
những chồi đã hóa nâu (Phan Thành Dũng, 2004).


12

Hình 2.2: Các triệu chứng bệnh Corynespora trên lá cao su
a: vết bệnh trên gân lá; b: dạng xương cá; c, d, e: cháy một phần phiến lá; f: dạng đốm tròn; g, h: cháy
khô và quăn mép lá.

2.3 Giới thiệu về thuốc trừ nấm
2.3.1 Định nghĩa

Thuốc trừ nấm là các hợp chất hóa học được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển
của các loại nấm gây bệnh trên cây trồng. Thuốc trừ nấm có thể chứa một hoặc nhiều
hoạt chất hóa học, trong đó nhiều loại thuốc trừ nấm cũng có tác dụng đối với các loại
vi khuẩn gây bệnh (Lê Trường, 1985).


13

2.3.2 Phân loại
Dựa vào cơ chế tác động, có thể chia thuốc trừ nấm thành hai nhóm:
Nhóm tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi
sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ nấm hiện nay, kể cả các chất kháng sinh, chủ
yếu tác động theo hướng này.
Nhóm tác động gián tiếp: thuốc làm tăng sức đề kháng của cây ký chủ với ký
sinh, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản.
2.3.3 Các loại thuốc trừ nấm sử dụng
2.3.3.1 Agri – fos 400
Nơi sản xuất: Công ty phát triển công nghệ sinh học – DONA Techno.
Thành phần hoạt chất: Gồm 400 g/l acid phosphonic trong hỗn hợp
monopotassium phosphonate và di – potassium.
Khuyến cáo sử dụng: Đặc trị nấm Phythophthora cho cây sầu riêng và các loại
cây trồng khác được dùng để tiêm thân với nồng độ 50 % (10 ml thuốc cho 10 ml
nước), phun lên cây với nồng độ 0,25 – 0,5 %, quét lên vết bệnh ở nồng độ 3 % và sử
dụng nhúng cây nhỏ trong nồng độ 0,4 %.
Thời gian cách ly: 10 – 15 ngày.
2.3.3.2 Anvil 5 SC
Nơi sản xuất: Công ty Syngenta.
Thành phần hoạt chất: Hexaconazole 50 g/l.
Khuyến cáo sử dụng: Trừ bệnh khô vằn, lem lép hại lúa, ngô (bắp); rỉ sắt, nấm
hồng, đốm vòng hại cà phê; phấn trắng hại xoài, nhãn; lở cổ rễ hại thuốc lá; đốm lá hại

lạc (đậu phộng); phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt hại hoa hồng; ghẻ sẹo hại cam. Thuốc
được sử dụng với nồng độ 0,25 – 0,5 %. Thời gian cách ly: 14 ngày.


14

2.3.3.3 Carbenvil 50 SC
Nơi sản xuất: Công ty Việt Thắng Bắc Giang.
Thành phần hoạt chất: Carbendazim 500 g/l.
Khuyến cáo sử dụng: Thuốc được đăng ký chính thức ở Việt Nam dùng để trừ
bệnh đạo ôn lúa, thán thư hại rau. Thuốc được sử dụng với nồng độ 0,1 – 0,15 %.
Thời gian cách ly: 7 ngày.
2.3.3.4 Hexin 5 SC
Nơi sản xuất: Công ty cổ phần khử trùng Nam Việt.
Thành phần hoạt chất: Hexaconazole 50 g/l.
Khuyến cáo sử dụng: Thuốc trừ bệnh phổ rộng, được đăng ký chính thức tại Việt
Nam để phòng trừ bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hạt, hại lúa, rỉ sắt cà phê. Thuốc
được sử dụng với nồng độ 0,2 – 0,25 %.
Thời gian cách ly: 14 ngày.
2.3.3.5 Sumi – eight 12,5 WP
Nơi sản xuất: Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam.
Thành phần hoạt chất: Diniconazole 125 g/l.
Khuyến cáo sử dụng: thuốc nội hấp mạnh, hiệu lực cao, dùng phòng và trừ hữu
hiệu nhiều loại nấm bệnh gây hại cây trồng. Thuốc còn có tác dụng dưỡng cây, cây
khỏe, bộ lá xanh hơn, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Thuốc được sử dụng với
nồng độ 0,6 %.
Thời gian cách ly: 7 ngày.



×