Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KHẢO SÁT QUẦN THỂ GIỐNG JATROPHA (Jatropha curcas L.) ĐƯỢC XỬ LÝ ĐỘT BIẾN NGUỒN Co TẠI TRẢNG BÀNG, TÂY NINH 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUẦN THỂ GIỐNG JATROPHA
(Jatropha curcas L.) ĐƯỢC XỬ LÝ ĐỘT BIẾN NGUỒN Co60
TẠI TRẢNG BÀNG, TÂY NINH

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ HOÀNG VŨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011


KHẢO SÁT QUẦN THỂ GIỐNG JATROPHA (Jatropha curcas L.)
ĐƯỢC XỬ LÝ ĐỘT BIẾN NGUỒN Co60
TẠI TRẢNG BÀNG, TÂY NINH

Tác giả

LÊ HOÀNG VŨ

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu của đề tài


cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. Phan Thanh Kiếm
KS. Lê Thị Lệ Hằng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học ở
trường.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học và quý thầy cô Khoa Nông học đã hỗ trợ, tận
tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Thanh Kiếm và cô Lê Thị Lệ Hằng,
khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị ở Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu,
Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh, bạn bè trong và ngoài lớp khóa 2007
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi và động viên tôi trong thời gian làm đề tài.
Lòng biết ơn của con kính gửi đến Ba Mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên
con trong suốt thời gian học tập.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2011

LÊ HOÀNG VŨ


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas L.) được xử lý đột
biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh ” được thực hiện từ 2/2011 đến 6/2011 tại
Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh thuộc Viện nghiên cứu dầu và Cây
có dầu, nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng và thời gian xử lý tia Gamma đến
sinh trưởng, đặc điểm hình thái và năng suất của giống Jatropha ND1 (Jatropha curcas
L.). Thí nghiệm tiến hành trên giống ND1, hai yếu tố, 12 nghiệm thức phối hợp sáu
liều xử lý và hai mức thời gian xử lý, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3
lần lặp lại. Kết quả đánh giá cho thấy:
Về hình thái:
Giữa các nghiệm thức (NT) có sự khác biệt rõ ràng về hình thái. Liều xạ cao có
đặc điểm hình thái thay đổi nhiều so với nghiệm thức đối chứng.
Về sinh trưởng và phát dục:
Nghiệm thức với liều xạ 150 Gy trong thời gian 0,5 giờ (L4T2) ảnh hưởng mạnh
đến các chỉ tiêu sinh trưởng, với chiều cao cây (128,6 cm), đường kính tán (101,4 cm)
và đường kính gốc (5,2 cm) khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức với liều xạ 200 Gy trong thời gian 1 giờ (L5T1) cho thời gian ra
hoa ngắn nhất (7,6 ngày và 7,7 ngày) và khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng L0T1
(10,4 ngày) và các nghiệm thức khác. Nghiệm thức có thời gian ra quả sớm L2T2
(43,2 ngày), L5T1 (42,4 ngày), nghiệm thức dài nhất L5T2 (52,3 ngày), L4T2 (49 ngày),
L0T1 (47,3 ngày), L0T2 47,9(ngày), L3T2 (47 ngày).
Về năng suất và hàm lượng dầu:
Nghiệm thức với liều xạ 50 Gy trong thời gian1 giờ (L2T1) và 2 ĐC không xử
lý cho năng suất quả cao nhất (19,32 kg/ha, 18,34 kg/ha và 18,55 kg/ha) khác biệt với
các nghiệm thức khác, thấp nhất là nghiệm thức L5T1 (8,83 kg/ha). Năng suất hạt của
nghiệm thức L2T1 và 2 ĐC cho năng suất hạt cao nhất (12,3 kg/ha, 11,92 kg/ha và

11,88 kg/ha) khác biệt với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là nghiệm thức L5T1
(5,77 kg/ha). Hàm lượng dầu của các nghiệm thức biến thiên trong khoảng 17,27 –
30,95%. Năng suất dầu nghiệm thức L1T1 và L2T1 cho năng suất dầu cao nhất (3,08
kg/ha và 3,31 kg/ha) khác biệt với 2 ĐC và các nghiệm thức khác, thấp nhất là nghiệm
thức L5T2 (1,07 kg/ha).
iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu .......................................................................................................................... 1
1.3 Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử và phân loại thực vật............................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật học ................................................................................................. 4
2.2 Đặc điểm thực vật học .................................................................................................... 4
2.2.1 Thân ............................................................................................................................. 4
2.2.2 Lá ................................................................................................................................. 4
2.2.3 Hoa............................................................................................................................... 4

2.2.4 Quả............................................................................................................................... 4
2.2.5 Hạt ............................................................................................................................... 5
2.2.6 Tập tính ra hoa và quả ................................................................................................. 5
2.3 Đặc điểm sinh thái .......................................................................................................... 5
2.3.1 Đất ............................................................................................................................... 5
2.3.2 Lượng mưa .................................................................................................................. 6
2.3.3 Nhiệt độ ....................................................................................................................... 6
2.3.4 Ẩm độ .......................................................................................................................... 6
2.3.5 Gió ............................................................................................................................... 6
2.4 Bệnh hại phổ biến trên cây Jatropha............................................................................... 6
iv


2.5 Sâu hại phổ biến trên cây Jatropha ................................................................................. 7
2.6 Một số sản phẩm và công dụng của cây Jatropha .......................................................... 7
2.6.1 Dầu biodiesel ............................................................................................................... 7
2.6.2 Phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi ............................................................................... 7
2.6.3 Về môi trường.............................................................................................................. 8
2.6.4 Công dụng làm thuốc của nhựa mủ, lá, vỏ và rễ cây................................................... 8
2.7 Ưu, nhược điểm và triển vọng của cây Jatropha ............................................................ 9
2.7.1 Ưu điểm ....................................................................................................................... 9
2.7.2 Nhược điểm ................................................................................................................. 9
2.7.3 Triển vọng của cây Jatropha tại Việt Nam ................................................................ 10
2.8 Tình hình sản xuất Jatropha .......................................................................................... 11
2.8.1 Tình hình sản xuất Jatropha trên thế giới .................................................................. 11
2.8.2 Tình hình sản xuất Jatropha ở Việt Nam ................................................................... 11
2.9 Tình hình nghiên cứu cây Jatropha ở trên thế giới và Việt Nam ................................. 12
2.9.1 Tình hình nghiên cứu Jatropha trên thế giới.............................................................. 12
2.9.2 Tình hình các nghiên cứu cây Jatropha ở Việt Nam ................................................. 13
2.10 Các nghiên cứu về đột biến trên thế giới và Việt Nam .............................................. 15

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 19
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ................................................................................................. 19
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

............................................................................................ 19

3.2 Điều kiện thí nghiệm .................................................................................................... 19
3.2.1 Khí hậu thời tiết ......................................................................................................... 19
3.2.2 Đất đai........................................................................................................................ 20
3.3 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................................... 20
3.3.1 Giống ......................................................................................................................... 20
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................ 20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................................... 22
3.4.1 Chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng .................................................................................... 22
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi phát triển ........................................................................................ 22
3.4.3 Chỉ tiêu về hình thái giữa các nghiệm thức theo dõi ................................................. 23
v


3.4.3.1 Lá ............................................................................................................................ 23
3.4.3.2 Thân ........................................................................................................................ 24
3.4.3.3 Cây .......................................................................................................................... 24
3.4.3.4 Hoa......................................................................................................................... 24
3.4.3.5 Quả.......................................................................................................................... 24
3.4.4 Các chỉ tiêu về chất lượng ......................................................................................... 24
3.4.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái của 12 nghiệm thức thí nghiệm.................................................... 25
4.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của 12 nghiệm thức thí nghiệm........................ 29

4.2.1 Chiều cao cây của 12 nghiệm thức thí nghiệm.......................................................... 29
4.2.2 Đường kính tán cây của 12 nghiệm thức thí nghiệm ................................................ 31
4.2.3 Đường kính gốc của 12 nghiệm thức thí nghiệm ...................................................... 32
4.3 Các chỉ tiêu về sinh trưởng sinh thực của 12 nghiệm thức thí nghiệm ........................ 32
4.3.1 Sự phát triển của 12 nghiệm thức thí nghiệm............................................................ 33
4.3.2 Năng suất và hàm lượng dầu của 12 giống Jatropha thí nghiệm............................... 41
4.3.3 Sâu, bệnh hại.............................................................................................................. 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết quả .......................................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 48

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số bệnh hại trên cây Jatropha ................................................................. 6
Bảng 2.2: Một số loài sâu hại chính trên cây Jatropha ................................................... 7
Bảng 2.3: Năng suất dầu của cây Jatropha .................................................................. 11
Bảng 2.4: Một số cây trồng đã tạo đột biến nguồn Co60 thành công trên thế giới ....... 17
Bảng 3.1: Thời tiết khí hậu tại Tây Ninh ..................................................................... 19
Bảng 3.2: Phối hợp 2 yếu tố thành 12 nghiệm thức ..................................................... 21
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân .............................................................................. 25
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá Jatropha ở các nghiệm thức ...................................... 26
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái hoa, quả và hạt Jatropha ở các nghiệm thức ................. 28
Bảng 4.4: Chiều cao cây các kì theo dõi ....................................................................... 30
Bảng 4.5: Đường kính tán các kì theo dõi .................................................................... 31
Bảng 4.6: Đường kính gốc qua các kì theo dõi............................................................. 32

Bảng 4.7: Sự phát triển của hoa của 12 nghiệm thức thí nghiệm ................................. 33
Bảng 4.8: Sự phát triển của quả và kích thước quả. ..................................................... 35
Bảng 4.9: Tỉ lệ đậu quả và trọng lượng quả ................................................................. 37
Bảng 4.10: Thời gian hoa nở, thời gian phát triển quả và kích thước hạt .................... 39
Bảng 4.11: Năng suất và hàm lượng dầu 12 nghiệm thức thí nghiệm.......................... 41

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
TB: Trung bình
LLL: Lần lặp lại
NT: Nghiệm thức
TL: Trọng lượng
TG: Thời gian
PT: Phát triển
TN: Thí nghiệm

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L0T1 .......................... 50
Hình 3: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L2T1 .......................... 52
Hình 4: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L3T1 ......................... 53
Hình 5: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của ngiệm thức L4T1 ............................ 54
Hình 6: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L5T1 .......................... 55
Hình 7: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L1T2 ......................... 56
Hình 8: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L2T2 ......................... 57
Hình 9: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L3T2.......................... 58
Hình 10: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L4T2 ........................ 59

Hình 11: Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa và quả của nghiệm thức L5T2........................ 60
Hình 12: Triệu trứng rệp sáp gây hại ................................................................................. 61

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
- Hiện nay do tình hình khủng hoảng năng lượng trên thế giới và các vấn đề ô
nhiễm môi trường ngày một gia tăng, các nước đều có xu hướng đi tìm những nguồn
năng lượng sạch hơn, an toàn và bền vững hơn, đó là loại năng lượng mới - năng
lượng sinh học, có thể tái tạo để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch ngày
càng bị cạn kiệt.
- Dầu diesel sinh học nói chung và dầu diesel sinh học từ hạt cây Jatropha nói
riêng đã bắt đầu được sử dụng khá phổ biến tại các nước: Đức, Anh, Tây Ban Nha,
Mỹ, Ấn Độ, Braxin…
- Ở Việt Nam hiện đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi, việc chon lọc
giống Jatropha có năng suất cao, hàm lượng dầu cao thích hợp cho việc chế tạo
biodiesel vẫn đang được nhiều trung tâm nghiên cứu và người dân quan tâm.
- Trên cơ sở đó đề tài: “Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas
L.) được xử lý đột biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu
- Mô tả các đặc trưng hình thái của giống Jatropha được xử lý đột biến nguồn
Co60.
- Khảo sát tình hình sinh trưởng của giống Jatropha được xử lý đột biến nguồn
Co60 .
- Đánh giá các nghiệm thức có sinh trưởng và phát triển tốt để tạo ra các giống
Jatropha mới có triển vọng.


1


1.3 Yêu cầu của đề tài
Sau thời gian thí nghiệm là 4 tháng từ tháng 15/02/2011 đến tháng 15/06/2011
đề tài cần đạt được các yêu cầu sau:
- Theo dõi được các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình
thái, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của quần thể giống
Jatropha thí nghiệm.
- Xử lý thống kê số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo mục
tiêu đề tài.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cây Jatropha đã được xử lý nguồn Co60 được trồng tại
Trảng Bàng, Tây Ninh.
- Giới hạn đề tài: Đề tài được tiến hành trong thời gian 02/2011 – 06/2011.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử và phân loại thực vật
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
- Cây Jatropha có tên khoa học là Jatropha curcas L., tên tiếng Anh là Physic
nut, thuộc chi Jatropha, họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Jatropha là tên bắt nguồn từ
tiếng Hi Lạp: iatros (bác sĩ) và trophe (thực phẩm) ngụ ý dược tính của cây. Cây
Jatropha đã có lịch sử 70 triệu năm, bắt nguồn ở Châu Mỹ - Mehico là nơi duy nhất có
hóa thạch của cây này. Cây Jatropha được người Bồ Đào Nha đưa qua Cape Verda, rồi
truyền sang Châu Phi, Châu Á và sau đó được trồng ở nhiều nước trở thành cây bản
địa ở khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới.

- Ở Việt Nam cây Jatropha đã được du nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng vẫn
chưa có nhiều thông tin về sự du nhập, nguồn gốc và thời điểm du nhập của nó. Cây
được dùng làm thuốc chữa bệnh, trồng làm hàng rào và hạt được dùng để thắp sáng.
Cây có thể sinh trưởng tốt trên những vùng đất suy thoái, khô, cằn cỗi, thậm chí ô
nhiễm và hoang hóa. Tên thông dụng ở nước ngoài là Jatropha, ở Việt Nam được gọi
là cây cọc rào hay cây dầu mè, cây li, cây bã đậu nam, cọc giậu, dầu lai (Nguyễn Công
Tạn, 2008). Jatropha là loài thực vật lưỡng bội với 2n = 22 nhiễm sắc thể.
Cây Jatropha có mặt khắp cả nước từ vùng đồi núi phía Bắc như Yên Bái, Lào
Cai, ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai và vùng đất cát ven biển miền Trung như:
Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

3


2.1.2 Phân loại thực vật học
Theo hệ thống phân loại thực vật học, cây Jatropha được phân loại theo vị trí phân loại
sau:
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Họ phụ: Crotonoideae
Giống: Jatropha
Loài: Jatropha curcas L.
2.2 Đặc điểm thực vật học
2.2.1 Thân

- Cây Jatropha là cây gỗ nhỏ, thân thẳng cao trung bình 2 - 3m, cây phát triển
tự nhiên có thể cao đến 6m có tán lá rộng, vỏ xám nhẵn. Thân mọng nước,vỏ trơn
láng, nhựa cây có màu trắng sữa hay màu vàng nhạt, lá rụng sớm, mọc dày ở phần

ngọn.
2.2.2 Lá

- Lá có hình ovan hoặc trái tim, có lá chẻ thùy 3 - 5 thùy, lá dài 6 - 40 cm, rộng
6 – 35 cm, cuống dài 2,5 - 7,5 cm. Màu lá xanh hoặc xanh nhạt; 3 - 5 lá đối nhau xoắn
ốc quanh trục.
2.2.3 Hoa

- Hoa nhỏ hình chuông, nở thành chùm màu vàng nhạt. Cụm hoa ở nách lá,
hoa đơn tính và hoa cái thường to hơn hoa đực, thỉnh thoảng vẫn có trường hợp hoa
lưỡng tính (Dehgan và Webster 1979). Hoa đực có 10 nhị trong đó dính vào phần chân
đế, 5 nhị kết lại thành bó. Hoa cái rời rạc với bầu nhụy hình elip, chia làm 3 ô, với 3
núm nhụy phân nhánh (Dehgan và Webster 1979). Thụ phấn chủ yếu nhờ ong mật.
2.2.4 Quả

- Quả có dạng quả nang, hình trứng, kích thước 2,5 - 4 cm về chiều ngang và
đường kính. Quả chia làm 3 ngăn, hạt nằm trong các ngăn này. Vỏ quả hình thành sau
khi hạt trưởng thành và thịt quả khô.
4


2.2.5 Hạt

- Hạt có vỏ đen, hình thuôn dài kích thước 2 x 1 cm, có mào trắng ở đầu hạt
(Heller, 1992). Hạt mau mất sức nảy mầm do hàm lượng dầu trong hạt cao. Hạt của
cây có độ ẩm (6,6%), Protein (18,2%), chất béo (38%), Carbohydrate (17,3%), sợi
(15,5%) và tro (4,5%). Dầu chiếm 35 – 40% hạt và 50 – 60% nhân hạt. Trong dầu
chứa 21% các acid béo không bão hòa (NIIR Board of Consults and Engineers, 2006).
- Theo Heller (1996), hạt cây Jatropha thuộc nhóm hạt orthodox cho nên khi
hạ độ ẩm tối thiểu 5% hạt vẫn có thể duy trì sức sống. Hạt 2 hoặc 6 tháng tuổi khi bảo

quản trong túi nhựa với nhiệt độ khoảng 200C trong 5 tháng, tỉ lệ nảy mầm khoảng
62% (dao động từ 19 – 79%). Trường hợp bảo quản ở nhiệt độ 160C trong thời gian 5
năm, tỉ lệ nảy mầm khoảng 47% (dao động từ 0 – 82%) khi kiểm tra bằng phương
pháp “nảy mầm trên giấy lọc- between paper”.
- Kobilke (1989), phát hiện khả năng sống sót của hạt tùy thuộc vào thời gian
bảo quản hạt. Khi hạt có thời gian bảo quản trên 15 tháng khả năng sống sót của hạt
dưới 50%.
- Điều kiện để hạt nảy mầm là khí hậu nóng ẩm. Hạt mau mất sức nảy mầm do
hàm lượng dầu trong hạt cao. Đây cũng là cơ sở để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
nhiệt độ và thời gian đến đặc điểm nảy mầm của hạt.
2.2.6 Tập tính ra hoa và quả
- Tỉ lệ hoa đực và hoa cái là 29 đực/1 cái, trước khi hoa nở khó có thể phân
biệt hoa đực hay hoa cái, chỉ phân biệt được khi chúng đã nở (Henning, 2009).
- Cây Jatropha nở hoa trong mùa mưa và tạo quả trong mùa đông. Tuy nhiên
trong điều kiện có tưới cây sẽ ra hoa quanh năm. Ở miền Nam Việt Nam cây có quả
vào tháng 7,8,9.
2.3 Đặc điểm sinh thái
2.3.1 Đất

- Đất trồng Jatropha cần xem cấu trúc đất, hiện trạng nước mặt và nước ngầm.
Đất xốp, đất cát nhiều mùn là lý tưởng, trong khi đó đất nặng làm rễ cây phát triển yếu
(nguồn Richardson, 2008).

5


2.3.2 Lượng mưa
- Cây Jatropha cần lượng mưa trung bình 1200 – 3500 mm/năm. Năng suất
Jatropha biến động tùy vào lượng mưa, mưa ít sẽ cho năng suất thấp. Lượng mưa phân
phối đều và mưa kết hợp nhiệt độ cao sẽ giúp cây phát triển tốt (nguồn Richardson,

2008).
2.3.3 Nhiệt độ
- Cây Jatropha phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng, nhiệt độ trung
bình/ năm từ 25 – 270C. Cây Jatropha không chịu được sương giá, nếu gặp sẽ làm rụng
lá (nguồn Richardson, 2008).
2.3.4 Ẩm độ
- Ẩm độ cao kéo dài cùng nhiệt độ thấp làm tăng khả năng bị bệnh lá, ẩm độ
thấp làm tăng nhu cầu nước của cây (nguồn Richardson, 2008).
2.3.5 Gió
- Gió mạnh liên tục cản trở côn trùng thụ phấn, ảnh hưởng phát triển của cây
(nguồn Richardson, 2008).
2.4 Bệnh hại phổ biến trên cây Jatropha
Ở một số quốc gia đã trồng cây Jatropha thì bệnh hại không là vấn đề lớn mặc dù có
thể làm tổn hại đến cây con giống. Cây con dễ bị cỏ dại cạnh tranh vì thế nên kiểm
soát cỏ dại trong thời kì kiến thiết cơ bản.
Bảng 2.1: Một số bệnh hại trên cây Jatropha (nguồn Heller, 1996).
Tên khoa học
Phytopthora spp., Pythium

Triệu chứng gây hại

Nguồn

Chết rạp, thối rễ

Heller (1992)

Helminthosporium tetramera

Đốm lá


Singh (1983)

Pestalotiopsis paraguarensis

Đốm lá

Singh (1983)

Pestalotiopsis versicolor

Đốm lá

Philip (1975)

Cercospora jatrophae-curces

Đốm lá

Kar và Das (1987)

Pinnaspis strachani

Chết ngọn

Van Harten, pers.comm.

Ferrisia virgata

Chết ngọn


Van Harten, pers.comm.

spp., Fusarium spp., ….

6


2.5 Sâu hại phổ biến trên cây Jatropha
Bảng 2.2: Một số loài sâu hại chính trên cây Jatropha
Tên thường gọi Tên khoa học

Triệu chứng gây hại

Nguồn

Nhện đỏ

Panonychus sp.

Rệp phấn

Planococcus sp.

Sâu vẽ bùa

Phyllocnistic sp.

Lá khô và rụng, cành khô, Hà Văn Hân (2009)
cây chết héo

Làm cho chồi non, lá non Hà Văn Hân (2009)
bị xoắn vặn, cây không
phát triển được.
Hại lá
Hà Văn Hân (2009)

Cào cào

Locusta sp.

Sâu khoang

Spodoptera litura

Cắn ngọn, lá non, quả
non
Ăn lá

Bọ xít xanh

Nezara viridula

Hại trái non

Hà Văn Hân (2009)
Meshram và Joshi
(1994)
Van Harten,
pers.comm.


2.6 Một số sản phẩm và công dụng của cây Jatropha
2.6.1 Dầu biodiesel
- Jatropha là loại cây trồng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, tất cả các phần
của cây đều có giá trị sử dụng. Tuy nhiên sản phẩm quan trong nhất vẫn là hạt để lấy
dầu cho sản xuất diesel sinh học. Dầu Jatropha có thành phần các acid béo chủ yếu:
palmitic 16:0 (18,3%), palmitoleic 16:1 (5,6%), stearic 18:0 (45,6%), linoleic 18:2
(29,8%), phù hợp để chế biến nhiên liệu sinh học (Heeres, 2008).
- Dầu ép từ cây Jatropha không cần chế biến phức tạp, có thể dùng trực tiếp
cho các động cơ diesel mà không cần thay đổi về máy móc. Dầu Jatropha có thể sản
xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng và vecni dầu bóng.
- Dầu Jatropha thô được dùng để thắp sáng, đun nấu, khi cháy không có khói,
không cay như dầu hỏa và khi nấu không để lại mùi cho thức ăn sau khi nấu (NIIR
Broad of Consultant and Engineer, 2006).
2.6.2 Phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Theo các tài liệu nghiên cứu, cây Jatropha ngoài việc dùng để sản xuất diesel
sinh học còn cho nhiều sản phẩm khác như: Khô dầu giàu đạm (38% protein) có thể
làm thức ăn cho gia súc, tôm, cá (nếu khử hết độc tố); sinh khối vỏ, quả, thân, lá có thể
sản xuất biogas và làm phân hữu cơ. Lá Jatropha có thể nuôi tằm, cây thả nuôi cánh
7


kiến, tăng sản phẩm nhờ trồng xen với các cây khác như gừng nghệ, keo và bạch đàn
(Lê Võ Định Tường, 2006).
2.6.3 Về môi trường
- Cây Jatropha tạo ra thảm thực vật có độ che phủ lớn, ổn định, có khả năng
hấp thụ lượng CO2 lớn. Vì vậy, cây Jatropha có thể trồng để che bóng, chống cỏ dại,
giảm sâu bệnh vừa cho sản phẩm trên các diện tích trồng cà phê, ca cao, là chỗ dựa và
giảm sâu bệnh cho cây tiêu. Cây Jatropha còn có thể trồng làm bờ rào chống gia súc
phá hại, cản lửa, xua đuổi côn trùng truyền bệnh. Kinh nghiệm cho thấy nông dân có
thể dùng lá khô của cây Jatropha hun khói diệt nhiều loại sâu bệnh trên cây ăn quả và

cây trồng khác. Cây Jatropha có thể trồng ven đường đi, bờ mương, bờ ao, bờ hồ vừa
cho sản phẩm vừa chống lại sạt lở và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dầu Jatropha có
thể pha trộn với dầu mỏ với các tỉ lệ khác nhau làm tăng hiệu suất và giảm tác hại của
diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ cây Jatropha có oxy trong phân tử và không có
sulfua nên được đốt cháy hết, giảm 40 – 80% khí gây hiệu ứng nhà kính và 100% khí
gây ung thư (Lê Võ Định Tường, 2008).
2.6.4 Công dụng làm thuốc của nhựa mủ, lá, vỏ và rễ cây
- Nhựa cây cọc rào có chứa các Alkaloid như: jatrophine, jatropham,
jatrophone và curcain là những chất kháng bệnh ung thư. Lá có chứa apigenin, vitexin
và isovitexin. Ngoài ra trong lá và cành non còn chứa amyrin, stigmosterol và
stigmastenes là những chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng và oxi hóa.
Chất béo chứa trong hạt cây giàu palmitic, oleic và linoleic acid. Hạt cây có tính độc
là do thành phần alkaloid curcin của nó. Nhựa cây dùng để trị các bệnh ngoài da như u
nhọt, hắc lào, xuất huyết da. Cành non có tác dụng làm sạch răng miệng (NIIR Broad
of Consultant and Engineer, 2006).
- Lá cây được chú ý với khả năng kích thích tạo sữa, gây xung huyết da và
kháng kí sinh trùng. Lá được sử dụng để chống ghẻ, thấp khớp, tê liệt, u xơ.
- Rễ cây có tác dụng tẩy giun sán, chữa rắn cắn.
- Vỏ cây dùng để thuốc cá và dùng điều trị các vết thương ngoài da.
- Nước sắc của vỏ và rễ cây dùng để điều trị thấp khớp, bệnh hủi, chứng khó
tiêu và tiêu chảy (NIIR Broand of Consultants and Engineers, 2006).

8


2.7 Ưu, nhược điểm và triển vọng của cây Jatropha
2.7.1 Ưu điểm
- Jatropha là cây trồng rất dễ tính, có phổ thích nghi rộng, chịu được đất sỏi
sạn, đất nghèo kiệt, đất dốc, chịu hạn, chịu đất xấu, không cháy, không bị gia súc ăn,
rất ít sâu bệnh (Nguyễn Công Tạn, 2008).

- Jatropha là cây lưu niên, thời kì kinh doanh có thể kéo dài 30 – 40 năm. Cây
dễ trồng có thể nhân giống bằng hạt, sau 3 tháng nhân bằng hom giống, phát triển
tương đối nhanh, dễ thu hái. Đặc biệt cây bắt đầu sinh sản cho lượng hạt cao từ năm
thứ 2.
- Jatropha là cây chịu hạn có thể trồng ở vùng đất cằn cỗi, đất cát ven biển, đất
suy thoái, hoang hóa. Cây có tác dụng trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường.
- Ở những vùng đất đai kém phì nhiêu, vùng miền núi hẻo lánh đất không thể
trồng được những loại cây khác thì cây Jatropha là lựa chọn phù hợp. Nguồn vốn đầu
tư cho 1 ha cây Jatropha không cao. Cây Jatropha là cây rất có tiềm năng góp phần cải
thiện kinh tế, tạo việc làm và thu nhập thêm cho người dân ở vùng trồng.
- Cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận: Hạt ép dầu, bã ép dầu làm phân bón
và thức ăn gia súc, các chất khác có thể dùng làm thuốc bảo vệ thực vật và dược phẩm.
- Hạt cây Jatropha có hàm lượng dầu trên 30% khi sử dụng làm nhiên liệu sinh
học sẽ góp phần cải thiện tình hình khủng hoảng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
2.7.2 Nhược điểm
- Jatropha là loại cây mới với việc cung cấp dầu sinh học. Cây chưa được thâm
canh và chăm sóc như một loại cây trồng. Trước đây cây chủ yếu được trồng làm hàng
rào, chống xói mòn, giữ đất nên không có nhiều nghiên cứu về chọn giống, tạo giống,
nhân giống, qui trình canh tác, phân bón, mật độ trồng, tính thích ứng của cây.
- Nguồn gene Jatropha không phong phú, với những giống nguyên thủy hàm
lượng dầu biến động và tương đối ít. Hiện nay chỉ có 3 viện nghiên cứu về bảo tồn
gene và những nguồn gen này chủ yếu được thu thập từ hai nước là Costa Rica và đảo
Cape Verde (Heller,1996).
- Hàm lượng dầu của cây có thể thay đổi do phụ thuộc vào giống và điều kiện
canh tác như: Khí hậu, thổ nhưỡng, khoảng cách trồng, nước tưới, phân bón.
9


- Đầu ra có thể thay đổi theo chiều hướng xấu nếu giá dầu diesel truyền thống

giảm đột ngột, do người tiêu dung không thích sử dụng dầu diesel sinh học vì có tâm
lý sử dụng dầu diesel sinh học sẽ làm hại động cơ.
- Để sản xuất dầu sinh học từ hạt cây cọc rào phải đầu tư vào hệ thống chế
biến, đây là lĩnh vực còn mới, giá thu mua không ổn định.
- Ô nhiễm môi trường khi chế biến sản phẩm là vấn đề lớn vì hiện nay chưa có
nhiều nghiên cứu cho việc xử lý chất thải sau quá trình chế biến tạo dầu diesel sinh
học.
2.7.3 Triển vọng của cây Jatropha tại Việt Nam
- Trong tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng, nguồn cung cấp diesel
truyền thống sẽ cạn kiệt dần, nguồn diesel sinh học lại có khả năng thay thay thế một
phần đáng kể cho nguồn đáng kể cho nguồn cung cấp diesel truyền thống thì việc phát
triển nhiên liệu sinh học là một hướng đi tiềm năng.
- Theo tài liệu kiểm kê đất đai năm 2005, cả nước còn 4,3 triệu ha đất đồi núi
chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng còn khoảng 0,5 triệu ha. Quỹ đất này có thể sử
dụng trồng cây Jatropha (Nguyễn Công Tạn, 2008).
- Công nghệ chế biến dầu từ diesel sinh học tương đối đơn giản nên có thể
phát triển cây cọc rào với quy mô lớn.
- Hiệu quả kinh tế mà cây Jatropha đem lại tương đối cao. Ở Việt Nam công ty
Sức Khỏe Vàng sẵn sàng thu mua hạt khô cây Jatropha với giá 5.000VND/kg như vậy
giá trị thu được 50 triệu /ha/năm. Trong khi đó vốn đầu tư cho 1 ha cây Jatropha chỉ
khoảng 5 triệu/ha (Nguyễn Công Tạn, 2008).
- Hàm lượng dầu của hạt khoảng 38% thì 1 ha cây cọc rào có thể sản xuất
được 4,5 tấn dầu/năm (Nguyễn Công Tạn, 2008). Hàm lượng dầu của cây Jatropha
tăng theo tuổi cây cho nên giá trị thu được của cây sẽ còn cao hơn nhiều.

10


Bảng 2.3: Năng suất dầu của cây Jatropha (Nguồn NIIR Broard of Consultants and
Engineers, 2006).

Tuổi cây (năm)
1
2
3
4
5
>6

Năng suất dầu (kg/ha)
250
1000
2500
5000
8000
10000

2.8 Tình hình sản xuất Jatropha
2.8.1 Tình hình sản xuất Jatropha trên thế giới
- Cây Jatropha hiện đang được nhiều nước trồng và nghiên cứu như: USA,
Austria, Nicaragua, các nước Châu Phi (Cape Verde, Ivory Coast, Madagascar) và
Châu Mỹ (Brazil). Ngoài ra ấn Độ cũng là nước đang phát triển mạnh cây Jatropha với
diện tích trồng dự kiến khoảng 3 triệu ha.
2.8.2 Tình hình sản xuất Jatropha ở Việt Nam
Theo các báo cáo của viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cho thấy rất nhiều công ty
trong và ngoài nước đã đầu tư phát triển trồng cây cọc rào với quy mô tương đối lớn:
- Công ty Núi Đầu (Lạng Sơn) năm 2007 đã trồng khoảng 120 ha cây cọc rào
tại huyện Chi Lăng và Bắc Sơn. Năm 2008 công ty đã trồng khoảng 2.000 ha tại huyện
Tràng Định, Lạng Sơn.
- Công ty GreenEnergy trồng được 10 ha tại Sơn La và 5 ha ở Ninh Thuận.
- Công ty TNHH Thành Bưởi trồng 2 ha ở Bình Thuận.

- Công ty Minh Sơn (Hà Nội) trong năm 2007 đã phối hợp với trường đại học
Thành Tây trông 30 ha tại Nà Sản (Sơn La). Năm 2008 công ty đã trồng 50 ha tại
Quỳnh Lưu (Nghệ An).
- Ngoài ra còn có một số dự án có quy mô lớn đang được đầu tư như: Tập
đoàn nhiên liệu sinh học Pan Asia của Canada có kế hoạch đầu tư 200.000 ha. Công ty
Jatropha của Đức có kế hoạch dự án trồng 200.000 ha. Công ty Han Hwa của Hàn
Quốc dự kiến trồng 25.000 ha. Công ty cổ phần IGC của Nhật Bản cũng dự kiến trồng
200.000 ha đến năm 2010 và thu mua toàn bộ hạt jatropha theo giá thị trường. Tập
11


Đoàn Basown Hồng Kông dự kiến trồng 5 triệu ha, Công ty Trường Thịnh sẽ đầu tư
trồng 15.000 ha cây Jatropha ở Gia Lai, 100.000 ha ở các tỉnh Bình Thuận, Kom Tum,
Đắk Lắk.
2.9 Tình hình nghiên cứu cây Jatropha ở trên thế giới và Việt Nam
2.9.1 Tình hình nghiên cứu Jatropha trên thế giới
™ Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống Jatropha mới
- Ấn Độ đã thành công khi chọn tạo được giống Jatropha mới có hàm lượng
dầu 49,2% và 47,8% protein, trong khi các giống hiện có hàm lượng dầu thường dao
động trong khoảng từ 31 - 37%. Ngòai ra chương trình nghiên cứu hợp tác của Ấn Độ
và nhiều nước khác cũng đã thành công trong chọn tạo giống Jatropha không độc, dầu
có thể làm dầu ăn và bánh dầu có thể làm thức ăn gia súc. Brazin đã chọn tạo thành
công được giống Jatropha chịu lạnh. Đã thử nghiệm thành công cấy mô Jatropha ở
Thái Lan nhưng chi phí rất cao nên không ứng dụng ra đại trà được.
- Các nghiên cứu về giá trị của cây Jatropha (Jatropha curcas L.) trong việc
cung cấp nguyên liệu cho công nghệ sản xuất biofuel đã được thực hiện tại các nước
như USA, Austria, India, Nicaragua...
- Nghiên cứu về các ứng dụng dược liệu của cây Jatropha như thành phần
trong thức ăn kiêng, đặc tính chống virus, chữa mụn cơm, làm liền sẹo, hoạt tính
chống nấm, chống virus, chống HIV (NIIR Broard of Consultants and Engineers,

2006).
- Nghiên cứu về các thành phần hóa sinh của cây và hạt Jatropha (Jatropha
curcas L.) như hoạt tính esterase và lipase, lectin, tính chất tẩy, hoạt chất enzym, đồng
thời cũng có nhiều công trình nghiên cứu độc tính, thành phần các chất trong tinh dầu
cây Jatropha (NIIR Broard of Consultants and Engineers, 2006).
- Các tài liệu về phân loại và đặc điểm thực vật học của cây Cọc rào Jatropha
curcas L. (Gurunathan, 2006).
- Trường cao đẳng Lâm nghiệp và Viện nghiên cứu ở Mettupalayam lai tạo ra
được 33 giống Jatropha curcas L. từ 9 dòng khác nhau: Jatropha viz., J.gossypifolia,
J.glandulifera, J.podagrica, J.tanjorensis, J.villosa, J.villosa spp., J.ramnadensis và
J.maheswarii.
12


™ Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng
- Theo Henning (2009), các kỹ thuật trồng Jatropha cũng được nghiên cứu khá
đầy đủ, đặc biệt là ở ấn Độ. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng, sản
xuất cây giống và thu hái hạt. Hiện nay cây Jatropha được gây trồng dưới 2 hình thức
phổ biến là trồng phân tán và trồng rừng tập trung trên diện rộng. Mô hình trồng rừng
tập trung chủ yếu phát triển ở các nước Châu Phi (Cape Verde, Ivory Coast,
Madagascar) và Châu Mỹ (Brazil).
2.9.2 Tình hình các nghiên cứu cây Jatropha ở Việt Nam
™ Các nghiên cứu về giống
- Trường Đại học Thành Tây chủ trì xây dựng “Đề án nghiên cứu diesel sinh
học từ cây Jatropha ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Công Tạn cho biết trường đã xây
dựng 1 ha vườn giống từ các giống thu thập trong ngoài nước. Hợp tác với công ty
Minh Sơn và Núi Đầu (Lạng Sơn), có nhận xét là cây Jatropha sinh trưởng phát triển
tốt ở các vùng đồi núi của Việt Nam, sống được ở đất xấu, độ dốc cao (Sơn La, Lạng
Sơn), chịu được rét hại mùa đông vào đầu năm 2008. Đã tiến hành khảo sát năng suất,
tỷ lệ nhân/hạt, hàm lượng và chất lượng dầu của giống Jatropha Ưu tuyển số 2 (Trung

Quốc) và TTJ (Việt Nam), bước đầu nhận thấy giống TTJ có tỷ lệ nhân/hạt (63,6%),
hàm lượng dầu cao đạt 41,6 % (trên khối lượng khô tuyệt đối) trong khi giống Ưu
tuyển số 2 có số liệu tương ứng tỷ lệ nhân/hạt là 62,6 % và hàm lượng dầu 39,23 %
(hàm lượng dầu của 2 giống trên qui về 5 % ẩm độ hạt đạt tương ứng là 39,52 % và
37,31%.
- Năm 2007, Trung tâm Công nghệ Sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam) bắt đầu triển khai đề tài cấp Bộ ”nghiên cứu gây trồng phát triển
cây cọc rào (Jatropha curcas L.)”. Kết quả bước đầu đã thu thập được 8 xuất xứ hạt
Jatropha(4 xuất xứ nội và 4 xuất xứ ngoại) và tuyển chọn được 29 cây đầu dòng với
các đặc tính vượt trội về sinh trưởng, năng suất hạt (2,8 - 5,0 kg) và hàm lượng dầu
trong hạt (25 - 39 %). Các giống này cho năng suất cao nhưng hàm lượng dầu chưa
cao. Hiện trung tâm đang hợp tác với Công ty Green Energy Vietnam bố trí các thí
nghiệm, thử nghiệm về tính thích nghi của giống và kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán tại các
tỉnh: Phú Thọ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Đắc Lắc, Huế và Quảng Trị.

13


- Năm 2001, Phân Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện khoa học và
công nghệ Việt Nam đã tiến hành trồng cây Jatropha thử nghiệm, loại cây ép lấy dầu
diesel sinh học và đang hợp tác với Pháp triển khai đề tài nghiên cứu về Jatropha ở
Bình Thuận và 1 số tỉnh khác.
- Theo Lê Quốc Huy (2008), Viện Lâm nghiệp đã thu thập và tuyển chọn được
24 xuất xứ hạt Jatropha, trong đó có 18 xuất xứ nhập nội và 6 xuất xứ bản địa. Điều tra
tuyển chọn được 48 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh trưởng, năng suất hạt
(2,8 – 5 kg/cây), hàm lượng dầu trong hạt 25 – 39,5%. Các xuất xứ và cây trội tuyển
chọn đang được trồng khảo nghiệm ở các vùng sinh thái. Tại vùng đất cát Ninh Phước
cây ra hoa, quả sau 5 - 6 tháng trồng.
- Lê Võ Định Tường (2008), nghiên cứu khả năng thích nghi cây Jatropha trên
các loại đất cát, đất đỏ bazan và đất thịt. Qua trồng thử nghiệm một số giống nước

ngoài và giống trong nước trồng tại vùng khô hạn Bình Thuận, Hà Nội bước đầu nhận
thấy giống Brazin PT01 và PT02 có triển vọng cho năng suất cao.
- Viện Sinh học Nhiệt đới (Phòng công nghệ tế bào thực vật) cũng bắt đầu
triển khai đề tài cấp Bộ và cấp TP. HCM, nghiên cứu về cây Jatropha. Bước đầu đã
chiết xuất thành công dầu Diesel từ hạt cây Jatropha.
- Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã quan tâm đến cây Jatropha từ nhiều
năm qua. Năm 2006, Viện đã triển khai nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Khảo sát và tuyển
chọn một số giống cây nguyên liệu để sản xuất Biodiesel’’ do Nguyễn Trung Phong và
cộng sự thực hiện, đã kết luận: 8 loại cây có dầu là hướng dương, lạc, vừng, đậu
tương, cọ dầu, thầu dầu và dừa đều cho dầu có thể sử dụng để sản xuất Biodiesel; tuy
nhiên dầu vừng về mặt dinh dưỡng tốt nhất, giá cao nhất không nên sử dụng làm
nguyên liệu cho Biodiesel, đối với cây lạc chủ yếu sử dụng ở dạng nhân, do đó việc sử
dụng dầu lạc cho Biodiesel cũng hạn chế. Dầu hướng dương, dầu dừa và dầu cọ là phù
hợp nhất cho sản xuất Biodiesel do các cây có dầu này có năng suất cao, đồng thời có
nhiều axít lauric đối với dầu cọ và dầu dừa; có nhiều axít oleic đối với dầu hướng
dương, cả 2 loại axít béo này đều rất hữu ích trong sản xuất Biodiesel sinh học. Ngoài
ra cần nghiên cứu một số loại cây có dầu khác để sử dụng cho mục đích chuyên sản
xuất Biodiesel như cây Jatropha thích hợp trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn và

14


dựa vào nước trời. Năm 2007, Viện đã tiếp tục được Bộ Công Thương đầu tư đề tài
nghiên cứu năm đầu tiên về cây Jatropha.
™ Các nghiên cứu về kĩ thuật trồng
- Năm 2008, Lê Võ Định Tường đã thử nghiệm tỉ lệ nảy mầm của hạt, thí
nghiệm trồng bằng hạt, bằng hom. Kết quả ban đầu cho thấy cây ươm bằng hom mọc
không đều, hom ngọn mọc nhanh hon hom gốc, hom dài hơn 50 cm cho sức sống cao,
sau 6 tháng cho hạt.
- Năm 2009, Hà Văn Hân đã khảo sát sinh trưởng, phát triển một số mẫu giống

Jatropha (Jatropha curcas L.) và hoàn thiện kĩ thuật nhân giống bằng biện pháp giâm
cành.
- Năm 2009, Nguyễn Thị Như Hạnh đã nghiên cứu sự nảy mầm hạt cây cọc
rào (Jatropha curcas L.) và sinh trưởng phát triển của tám giống cọc rào nhập nội tại
vùng đất xám huyện Củ Chi.
- Lê Võ Định Tường đã tiến hành trồng thử nghiệm, trồng hom cây Jatropha
những giống cho năng suất cao tại vùng đất thoái hóa Lê Hồng Phong, huyện Bắc
Bình và xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận. Kết quả cho thấy cây
lớn nhanh và sau một năm đã có thể cho quả.
- Năm 2006 – 2008 Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tiến hành thu thập,
chọn giống, nghiên cứu kĩ thuật chăm sóc, tạo tán bón phân và nhân giống cây
Jatropha. Sau 2 năm đã chọn và thu thập được 57 mẫu giống Jatropha trong và ngoài
nước, các mẫu giống này đang tiến hành trồng thử nghiệm để đánh giá sinh trưởng và
năng suất (Ngô Thị Lam Giang, 2008).
2.10 Các nghiên cứu về đột biến trên thế giới và Việt Nam
™ Các nghiên cứu về đột biến trên thế giới
- Ở Indonesia đã gây đột biến trên cây Jatropha (Jatropha curcas L.) để cải
tiến những đặc tính nông học. Việc gây đột biến có thể cải thiện được chất lượng của
hạt, hàm lượng dầu trong hạt và tính chín sớm của hạt cây Jatropha nhằm đáp ứng
được mục đích của việc chế tạo biodiesel. Trên cành cắt, sử dụng tia gamma ở liều 10
Gy, 15 Gy, 20 Gy và 25 Gy với thời gian chiếu 0,5 giờ, để thay đổi các đặc tính của
gene. Bằng phương pháp nhân giống vô tính của cây Jatropha ở M1V1, chọn lọc những
15


đặc điểm mong muốn để theo dõi ở đời M1V2 cho tới khi cây đạt được độ đồng đều
mong muốn. Tia gamma ở liều lượng 20 – 25 Gy nguy hiểm cho nhiều gene và làm
cho cây phát triển thấp hơn so với những cây không được xử lý bằng tia gamma. Xử lý
cành ở liều 10 Gy làm thay đổi nhiều gene trong cây ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây, cây có tính chín sớm, trọng lượng 100 hạt giống tăng 30 %, và số nhánh phát

phiển nhiều hơn. Liều lượng 20 Gy làm cây biến đổi khác thường như là cây lùn đi.
Cũng ở liều lượng này làm giảm sức sống của cây đi 40 %. Chiều dài cành của cây
được chiếu phóng xạ đạt được 2,79 cm so với những cây không được chiếu xạ là 8,64
cm. Cây Jatropha với cành ngắn và thấp cây sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây và ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế mà cây mang lại.
- Cành cắt được xử lý ở liều lượng 10 – 15 Gy là cây có sức sống cao nhất tỷ
lệ 70% và tăng sản lượng của hạt giống lên trên 30%. Liều lượng tia gamma cao hơn
dược dùng trên hạt giống bởi vì hàm lượng nước có trong hạt thấp hơn trong cành.
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng xử lý tia gamma trên cành cắt ở mức bắt đầu
10 Gy sẽ làm tạo ra sự khác biệt về gene đối với sự phát triển của cây.
- Có nhiều phương pháp để cải tiến đặc tính nông học của cây Jatropha như là
lai giống, tạo giống đột biến và áp dụng các kỹ thuật khoa học trên gene. Việc chọn
phương pháp đột biến để cải tiến đặc tính nông học của cây Jatropha, chúng ta phải
chắc rằng tạo giống đột biến phải có hiệu quả hơn và rẻ tiền hơn khi so sánh với những
phương pháp khác. Phương pháp lai giống sẽ mất nhiều năm để tạo ra được dòng
thuần, trong khi đó sử dụng phương pháp engineering trên cây Jatropha thì chưa được
thiết lập.
- Theo dõi các đặc tính nông học của cành cắt của cây Jatropha trên đồng
ruộng như là chiều cao cây, số trái trên cành, trọng lượng 100 hạt. kết quả cho thấy xử
lý tia gamma ở liều 10 Gy kích thích sự phát triển của cây và tăng trọng lượng hạt
giống lên 20 % so với cây không được xử lý. Dùng tia gamma ở liều thấp trên cành cắt
còn hạt thì dùng liều cao hơn vì cành thường mẫn cảm với tia gamma hơn. Sự phát
triển và các đặc tính nông học của cây Jatropha phụ thuộc vào cành cắt được xử lý
phóng xạ.
- Nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng thì không khó và thu hoạch hạt
giống trong 3,5 – 4,5 tháng. Giai đoạn trổ hoa của những dòng đột biến là 57 ngày và
16



×