Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ CÁNH CỤT Paederus fuscipes (STAPHYLINIDAE COLEOPTERA) ĐỐI VỚI GỐC THUỐC IMIDACLOPRID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.31 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ
CÁNH CỤT Paederus fuscipes (STAPHYLINIDAECOLEOPTERA) ĐỐI VỚI GỐC THUỐC
IMIDACLOPRID

NGÀNH
: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA
: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TRÍ HÙNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011



 

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ CÁNH
CỤT Paederus fuscipes (STAPHYLINIDAE-COLEOPTERA)
ĐỐI VỚI GỐC THUỐC IMIDACLOPRID

Tác giả
LÊ TRÍ HÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Trần Tấn Việt
KS. Nguyễn Hữu Trúc

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

 


ii 
 

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành
Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính quy tại Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Thầy Trần Tấn Việt và thầy Nguyễn Hữu Trúc cùng toàn thể thầy cô trong
Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.

-

Anh Nguyễn Trung Dũng, phó giám đốc Trung Tâm Giống Tây Ninh tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


-

Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Trí Hùng

 

 


iii 
 

TÓM TẮT

Lê Trí Hùng – sinh viên khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM,
tháng 08 năm 2011. Đề tài: “Đánh giá khả năng chống chịu của bọ cánh cụt
Paederus fuscipes (Staphylinidae-Coleoptera) đối với gốc thuốc Imidacloprid”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Tấn Việt và KS. Nguyễn Hữu Trúc.
Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011 tại phòng thí nghiệm bộ
môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả ghi nhận được sau 4 tháng theo dõi và đánh giá, đề tài đã phần nào thể
hiện được ảnh hưởng của thuốc Imidacloprid đến loài thiên địch Paederus fuscipes.
Qua cả 2 thí nghiệm, thuốc Imidacloprid đều ảnh hưởng lớn đến sức sống của bọ cánh
cụt ngay khi phun thuốc trực tiếp lên bọ cánh cụt hay thông qua con mồi bị nhiễm
thuốc.

Ở thí nghiệm phun thuốc trực tiếp lên bọ cánh cụt kết quả cho thấy: thuốc ảnh
hưởng rất lớn đến sức sống của ấu trùng tuổi 1, 2 và thành trùng đực bọ cánh cụt, qua
7NSXL số lượng còn sống là 0 con. Thành trùng cái bọ cánh cụt có sức chống chịu tốt
hơn số lượng còn sống qua 7NSXL là 1,3 con.
Ở thí nghiệm phun thuốc lên rầy nâu làm mồi cho bọ cánh cụt, thuốc ảnh hưởng
đến thành trùng cái và ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cụt là lớn nhất qua 7NSXL số lượng còn
sống 0 con. Thuốc ảnh hưởng đến ấu trùng tuổi 1 và thành trùng đực bọ cánh cụt nhẹ
hơn so với ấu trùng tuổi 2 và thành trùng cái, qua 7NSXL số lượng còn sống lần lượt
là 0,3 con và 1 con. Thuốc rất độc với bọ cánh cụt Paederus fuscipes qua cả con đường
tác động vị độc và tiếp xúc.

 


iv 
 

MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng biểu ............................................................................................. vii
Danh sách các sơ đồ hình ảnh ................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Chương 1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................... 2

1.3 Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................. 2
Chương 2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 3
2.1 Đặc điểm và dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây ....................................... 3
2.2 Tầm quan trọng của thiên địch .................................................................................. 5
2.3 Thiên địch của rầy nâu .............................................................................................. 6
2.3.1 Các loài bắt mồi của rầy nâu .................................................................................. 6
2.3.2 Các loài kí sinh của rầy nâu.................................................................................... 6
2.3.3 Các loài sinh vật gây bệnh cho rầy nâu .................................................................. 7
2.4 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes .................................................................................. 7
2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................................... 7
2.4.1.1 Đặc điểm phân loại và khả năng săn mồi ............................................................ 7
2.4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cụt Paederus fuscipes ....................... 9

 



 

2.4.1.3 Độc chất trong cơ thể bọ cánh cụt Paederus fuscipes ......................................... 9
2.4.2 Nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 10
2.5 Đặc tính hoạt chất Imidacloprid .............................................................................. 13
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 15
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 15
3.3 Vật liệu và phương pháp nhân nuôi rầy nâu............................................................ 16
3.4 Phương pháp nhân nuôi bọ cánh cụt ....................................................................... 17
3.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.5.1 Ảnh hưởng của thuốc Imidacloprid đến tỷ lệ chết của bọ cánh cụt ..................... 19
3.5.2 Xác định tỷ lệ chết của bọ cánh cụt khi ăn rầy nâu bị nhiễm thuốc Imidacloprid.21

3.5.3 So sánh số bọ cánh cụt còn sống ở 2 phương pháp xử lí thuốc............................ 22
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 22
Chương 4 Kết quả và thảo luận ................................................................................. 23
4.1 Ảnh hưởng của thuốc Imidacloprid đến tỷ lệ chết của bọ cánh cụt Paederus
fuscipes .......................................................................................................................... 23
4.1.1 Số bọ cánh cụt còn sống ở 1, 3, 5 và 7 ngày sau khi xử lí thuốc Imidacloprid lên
bọ cánh cụt Paederus fuscipes....................................................................................... 23
4.1.2 Hiệu lực của thuốc đối với bọ cánh cụt Paederus fuscipes .................................. 25
4.1.3 Số bọ cánh cụt sống khi nhân nuôi ở phòng thí nghiệm trong điều kiện không
tiếp xúc với thuốc để làm đối chứng ............................................................................. 27
4.1.4 Số rầu còn lại ở 7 ngày sau khi xử lí thuốc Imidacloprid lên bọ cánh cụt
Paederus fuscipes .......................................................................................................... 30
4.2 Xác định tỷ lệ chết của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi ăn rầy nâu nhiễm thuốc
Imidacloprid................................................................................................................... 32
4.2.1 Số bọ cánh cụt còn sống ở 1, 3, 5, 7 ngày khi ăn rầy nâu nhiễm thuốc
Imidacloprid................................................................................................................... 32

 


vi 
 

4.2.2 Số rầy còn lại ở 7 ngày sau khi xử lí thuốc Imidacloprid lên rầy nâu làm thức ăn
cho bọ cánh cụt .............................................................................................................. 33
4.2.3 Tỷ lệ chết của bọ cánh cụt khi phun thuốc lên con mồi (rầy nâu)........................ 35
4.3 So sánh số bọ cánh cụt còn sống ở 2 phương pháp xử lí thuốc............................... 36
4.3.1 Số lượng bọ cánh cụt sống tương ứng với các nghiệm thức ở 2 thí nghiệm ........ 36
4.3.2 Số lượng bọ cánh cụt sống tương ứng qua các ngày sau xử lí thuốc ở 2 thí
nghiệm ........................................................................................................................... 37

Chương 5 Kết luận và đề nghị .................................................................................... 39
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 40
Phụ lục .......................................................................................................................... 43

 
 
 
 
 

 

 


vii 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 4.1 Số bọ cánh cụt còn sống qua các ngày theo dõi sau khi xử lí thuốc trực tiếp
lên bọ cánh cụt ............................................................................................................... 24
Bảng 4.2 Hiệu lực của thuốc Imidacloprrid đối với bọ cánh cụt .................................. 25
Bảng 4.3 Số bọ cánh cụt còn lại sau 1, 3, 5, 7 ngày nhân nuôi (đối chứng) ................. 27
Bảng 4.4 Số rầy còn lại sau 7 ngày theo dõi khi xử lí thuốc lên bọ cánh cụt ............... 30
Bảng 4.5 Số bọ cánh cụt còn lại qua các ngày theo dõi sau khi xử lí thuốc lên rầy nâu
(con mồi)........................................................................................................................ 32
Bảng 4.6 Số rầy nâu còn lại sau 7 ngày theo dõi khi xử lí thuốc lên rầy nâu làm con
mồi cho bọ cánh cụt ....................................................................................................... 33

Bảng 4.7 Tỷ lệ chết của bọ cánh cụt khi phun thuốc lên con mồi của bọ cánh cụt (rầy
nâu) ................................................................................................................................ 35
Bảng 4.8 Số lượng bọ cánh cụt còn sống tương ứng giữa các nghiệm thức ở 2 thí
nghiệm ........................................................................................................................... 36
Bảng 4.9 Số lượng bọ cánh cụt sống tương ứng qua các ngày sau khi xử lí thuốc ở 2
thí nghiệm ...................................................................................................................... 38

 


viii 
 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH

Trang
Hình 2.1 Bọ cánh cụt đang giao phối........................................................................... 13
Hình 3.1 Lồng nhân nuôi rầy nâu ................................................................................ 16
Hình 3.2 Bộ phận đuôi thành trùng cái bọ cánh cụt .................................................... 18
Hình 3.3 Bộ phận đuôi thành trùng đực bọ cánh cụt ................................................... 18
Hình 3.4 Hộp nhân nuôi bọ cánh cụt ............................................................................ 19
Hình 3.5 Thả bọ cánh cụt vào hộp thí nghiệm sau khi phun thuốc lên bọ cánh cụt ..... 20
Hình 3.6 Phun thuốc lên rầy nâu làm thức ăn cho bọ cánh cụt .................................... 22
Hình 4.1 Bọ cánh cụt chết khi bị nhiễm thuốc Imidacloprid ........................................ 26
Hình 4.2 Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cụt Paederus fuscipes ............................................. 28
Hình 4.3 Ấu trùng tổi 2 bọt cánh cụt Paederus fuscipes .............................................. 28
Hình 4.4 Nhộng bọ cánh cụt Paederus fuscipes ........................................................... 29
Hình 4.5 Thành trùng bọ cánh cụt Paederus fuscipes ............................................... 29
Hình 4.6 Rầy còn lại sau 7 ngày theo dõi khi phun thuốc lên bọ cánh cụt................... 31
Hình 4.7 Xác rầy còn lại sau khi bị bọ cánh cụt ăn ...................................................... 31

Hình 4.8 Bọ cánh cụt ăn rầy nâu ................................................................................... 34

 


ix 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
Ctv: Cộng tác viên
NSXL: ngày sau xử lí
NT: nghiệm thức
Tp: Thành phố

 



 

Chương 1.
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Với tỉ lệ gia tăng dân số như hiện nay thì việc đảm bảo an ninh lương thực là
mục tiêu ưu tiên hàng đầu của nhân loại. Bên cạnh đó con người phải nỗ lực rất nhiều
để giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là cơ sở cho sản xuất nông
nghiệp, trong đó gồm có đất, nước, năng lượng và các tài nguyên sinh học. Để thực

hiện được mục tiêu trên con người đã dùng thuốc BVTV như một công cụ hỗ trợ đắc
lực, hàng năm con người đã sử dụng đến 2,5 triệu tấn thuốc BVTV nhưng khoảng 40%
sản lượng lương thực thế giới vẫn bị mất mát do sâu bệnh, cỏ dại phá hoại (Thế Nghĩa,
2000).
Hơn nữa, thuốc BVTV ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người và gây thiệt
hại đáng kể cho môi trường sinh thái. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ
độc thuốc BVTV trong đó có khoảng 220.000 vụ tử vong. Việc sử dụng rộng rãi thuốc
BVTV đang làm chết cá, chim, những kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại, làm cho hiện
tượng kháng thuốc của sâu bệnh ngày càng gia tăng và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm
trọng về môi trường (Thế Nghĩa, 2000).
Những tác động tiêu cực nêu trên đã thúc đẩy nhiều quốc gia tìm kiếm các giải
pháp để giảm việc sử dụng thuốc BVTV trong sản nông nghiệp nói chung, trong sản
xuất lúa nói riêng và đấu tranh sinh học là giải pháp mang tính chiến lược trong phòng
trừ dịch hại tổng hợp được lựa chọn ở hầu hết các quốc gia.

 



 

Đấu tranh sinh học có ý nghĩa là sử dụng các loài thiên địch: virus, vi khuẩn,
nấm gây bệnh, côn trùng ký sinh, bắt mồi và một số vi sinh vật khác để ngăn chặn, làm
giảm quần thể dịch hại, làm cho chúng ít phong phú hơn và vì thế làm giảm thiệt hại
mà chúng gây ra. Các loài côn trùng, nhện, cỏ dại, bệnh cây và các động vật có xương
sống đều có thể là mục tiêu của đấu tranh sinh học (Driesche và Bellows, 1996;
Bellows và Fisher, 1999).
Thiên địch của dịch hại nói chung và sâu hại nói riêng là những thành viên
không thể thiếu được trong các sinh quần tự nhiên cũng như sinh quần nông nghiệp.
Một trong những nhóm thiên địch quan trọng của sâu hại lúa là bộ cánh cứng bắt mồi

ăn thịt trong đó có bọ cánh cụt. Bọ cánh cụt Paederus fuscipes (Staphylinidae –
Coleoptera) có khả năng thích ứng cao với các điều kiện môi trường nên xuất hiện trên
các vùng trồng lúa nhiệt đới. Thức ăn chủ yếu của bọ cánh cụt là các loài côn trùng
thân mềm (Shepard và ctv, 1999). Bọ cánh cụt có vai trò lớn giúp làm hạn chế số
lượng rầy nâu trên ruộng lúa (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009).
Tuy nhiên việc phòng trừ rầy nâu nói riêng và các dịch hại trên ruộng lúa nói
chung hiện nay phụ thuộc phần lớn vào việc phun thuốc BVTV. Do đó để đánh giá
việc sử dụng thuốc BVTV có ảnh hưởng như thế nào đến bọ cánh cụt, đề tài: “Đánh
giá khả năng chống chịu của bọ cánh cụt Paederus fuscipes (StaphylinidaeColeoptera) đối với nhóm thuốc Imidacloprid” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích
Xác định ảnh hưởng của thuốc Imidacloprid đến bọ cánh cụt Paederus fuscipes
ở điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của thuốc Imidacloprid đến tỷ lệ chết của bọ cánh cụt khi
xử lí thuốc trực tiếp lên bọ cánh cụt.
- Xác định tỷ lệ chết của bọ cánh cụt khi ăn rầy nâu bị nhiễm thuốc
Imidacloprid.
 



 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm và dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây
2.1.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens (Delphacidae-Homoptera) là sâu
hại quan trọng trên cây lúa. Thành trùng rầy nâu có kích thước 4 – 5 mm, cơ thể có

màu nâu nhạt, cánh trong suốt. Trên cánh trước ở giữa bìa sau cánh có một đốm đen,
khi cánh xếp lại đốm đen này chồng lên nhau tạo thành một đốm to hơn và đen hơn.
Phía lưng đốt ngực trước có ba sọc màu nâu. Rầy cái có màu nhạt hơn rầy đực. Thành
trùng có 2 dạng hình thái:
Cánh dài: Cánh che phủ cả thân, có thể phát tán theo gió đi tìm kí chủ hay nơi
cư trú. Khả năng đẻ trứng: 150 – 200 trứng/lứa.
Cánh ngắn: Dạng cánh này chỉ sinh ra khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp. Vì
vậy khả năng đẻ trứng của nó rất cao (khoảng 400 trứng/lứa).
Trứng rầy nâu hơi giống hình hạt gạo, hơi cong, một đầu nhỏ có nắp đậy, trứng
thường đẻ trong bẹ lá. Trứng mới đẻ có màu trắng gần nở chuyển sang màu vàng nâu,
giai đoạn trứng nở kéo dài từ 6 – 9 ngày.

 



 

Rầy nâu có 5 tuổi thời gian phát triển từ 14 – 20 ngày. Rầy tuổi 1, 2, 3 gọi là
mạt cám , rầy tuổi 4, 5 đã có cánh và rất giống thành trùng cánh ngắn chỉ khác là cánh
thành trùng trong suốt, cánh ấu trùng đục hơn.
Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống tập trung phía gốc lúa, khi gặp động
thì chuyển ngang qua phía đối diện của thân lúa. Trong điều kiện thích hợp, mật độ rầy
có thể rất cao, tới hàng trăm con trên 1 bụi. Trong quá trình sinh sống, rầy tiết ra chất
thải làm môi trường cho nấm mụi phát triển, làm đen cả gốc lúa. Khi mật số rầy lên
cao hoặc trong thời kì thu hoạch lúa, rầy có thể tấn công các loài cỏ dại khác để sinh
sống. Vòng đời trung bình khoảng 20 – 25 ngày (nhiệt độ không khí 27 – 300C), trong
thời gian đó trứng 5 – 7 ngày, rầy non 12 – 15 ngày, rầy trưởng thành 3 – 5 ngày đẻ
trứng và có thể sống 2 tuần lễ.
2.1.2 Dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây

Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất lúa nước và việc xuất khẩu gạo
chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp với sản
lượng xuất khẩu hơn 4 triệu tấn/năm. Trong năm 2006, bùng phát dịch rầy nâu đã gây
không ít khó khăn cho các vùng sản xuất lúa, đồng thời xuất hiện dịch bệnh được gọi
là “vàng lùn và lùn xoắn lá” do rầy nâu làm môi giới truyền bệnh đã gây thiệt hại
đáng kể cho sản xuất lúa. Nguyên nhân gây bùng phát dịch rầy nâu:
Về bản thân rầy nâu: Đây là loài côn trùng hại lúa có vòng đời ngắn (18 – 30
ngày tùy điều kiện ôn ẩm độ), sức sinh sản khá cao (một con cái đẻ 150 – 400 trứng),
thích ứng nhanh với các giống lúa kháng rầy nâu dẫn đến thay đổi biotype (rầy nâu ở
đồng bằng sông Cửu Long là biotype 3), nhanh phát triển tính kháng thuốc (hầu hết
thuốc hóa học đặc hiệu trừ rầy nâu trước đến nay không còn hiệu quả hoặc có hiệu
quả thấp).
Cây thức ăn: Thức ăn chính của rầy nâu là cây lúa. Trong năm 2005 – 2006
nhiều giống lúa năng suất cao được gieo trồng tại đồng bằng sông Cửu Long là giống
ngắn ngày cho phép trồng được nhiều vụ trong năm (có nơi trồng tới 7 vụ trong 2
năm). Các ruộng lúa ở nhiều thời vụ đan xen và gối nhau liên tục. Mặt khác, các giống
 



 

lúa được gieo trồng rộng rãi lại không mang gen kháng rầy nâu hoặc có mang gen
kháng rầy nâu nhưng đã bị nhiễm rầy nâu với mật độ cao đến rất cao. Các yếu tố này
cùng hội tụ đã tạo nên nguồn thức ăn tuyệt vời cho rầy nâu sinh trưởng phát triển với
những thông số sinh học tốt nhất.
Điều kiện thời tiết: Các yếu tố thời tiết ở đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi
cho rầy nâu phát sinh phát triển quanh năm, trên đồng cứ có lúa là có rầy nâu phát sinh
gây hại.
Tác động của con người: Nhiều biện pháp thâm canh được nông dân áp dụng

không hợp lý (bón nhiều phân đạm, sạ lượng giống quá cao, sử dụng thuốc hóa học trừ
sâu không đúng kỹ thuật, ... ). Những tác động này tạo thuận lợi cho rầy nâu phát sinh
phát triển mạnh mà không thuận lợi cho các thiên địch tự nhiên phát triển. Do đó đã
tạo nên một sinh quần đồng lúa chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, gây mất cân
bằng sinh thái và rầy nâu bùng phát thành dịch (Phạm Văn Lầm, 2006).
2.2 Tầm quan trọng của thiên địch
Các loài ăn thịt có mặt hầu hết trong các mắt xích trong dòng năng lượng đi
xuyên qua cộng đồng sinh vật của hệ sinh thái.
Chúng đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh mật số con mồi của chúng ở mức
quân bình không cho bộc phát thành dịch. Do đó, vai trò của biện pháp sinh học rất
quan trọng trong phòng trừ sâu hại bảo vệ thực vật.
Thiên địch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng thích ứng
để tự tồn của con mồi. Các cá thể hoặc loài nào yếu, chậm không thể tự bảo vệ được sẽ
bị thiên địch loại đi theo qui luật đào thải trong tự nhiên.
Thiên địch còn đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự tiến hóa của sâu hại. Để bảo
tồn nòi giống đối với sự tấn công của thiên địch, sâu hại phải phát triển những khả
năng tự vệ mới và từ đó qua thời gian hình thành các dòng hoặc sâu hại mới có khả
năng thích ứng cao hơn. Điều này cũng giúp tạo ra sự cân bằng sinh học giữa các loài
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
 



 

2.3 Thiên địch của rầy nâu
Các loài thiên địch của rầy nâu có thể chia làm 3 nhóm lớn: các loài bắt mồi,
các loài kí sinh và các loài sinh vật gây bệnh cho rầy nâu.
2.3.1 Các loài bắt mồi của rầy nâu
Loài bắt mồi là những loài côn trung, nhện hay động vật khác dùng những con

sâu hại (rầy nâu,…) làm thức ăn. Các con sâu hại được gọi là con mồi. Thường những
con mồi bị các loài bắt mồi bắt giết ngay. Để hoàn thành phát triển, mỗi cá thể bắt mồi
phải cần rất nhiều con mồi.
Hầu hết các loài bắt mồi của rầy nâu đều có kiểu sống bắt mồi ở cả pha ấu trùng
và pha trưởng thành. Do đó, mỗi cá thể bắt mồi tiêu diệt được rất nhiều rầy nâu. Cho
đến nay ở nước ta, đã phát hiện được 65 loài côn trùng và nhện là những loài bắt mồi
của rầy nâu và rầy lưng trắng (Phạm Văn Lầm, 2001).
2.3.2 Các loài kí sinh của rầy nâu
Hiện tượng côn trùng kí sinh sâu hại rất phổ biến trong tự nhiên. Đây là một
dạng đặc biệt của hiện tượng kí sinh. Với khái niệm này thì loài kí sinh là các côn
trùng sử dụng sâu hại (rầy nâu,…) làm nguồn dinh dưỡng và nơi ở. Các sâu hại này
gọi là vật chủ. Loài kí sinh (vật kí sinh) thường sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ
thể vật chủ và gây chết vật chủ ngay sau chúng hoàn thành phát dục. Mỗi một cá thể kí
sinh chỉ liên quan đến một vật chủ mà thôi. Hầu hết các côn trùng kí sinh sâu hại có
biến thái hoàn toàn, chỉ có pha ấu trùng của chúng là có kiểu sống kí sinh, còn khi ở
pha trưởng thành thì chúng sống tự do.
Đã ghi nhận được 14 loài kí sinh của rầy nâu và rầy lưng trắng (Phạm Văn
Lầm, 2001). Các ấu trùng loài kí sinh có thể sống bên trong hoặc bên trên bề mặt cơ
thể rầy nâu. Các loài ong kí sinh thuộc họ Mymaridae và họ Trichogrammatidae sống
ở bên trong trứng của rầy nâu gọi là kí sinh trong (nội kí sinh). Các loài kí sinh thuộc
họ ong kiến Dryinidae sống ở trên bề mặt cơ thể ấu trùng, trưởng thành của rầy nâu
gọi là kí sinh ngoài (ngoại kí sinh).
 



 

2.3.3 Các loài sinh vật gây bệnh cho rầy nâu
Như các động vật khác, sâu hại nói chung và rầy nâu nói riêng cũng bị bệnh.

Những ghi nhận về bệnh ở côn trùng đã có từ lâu. Đã phát hiện được 3 loài nấm và 2
loài tuyến trùng gây bệnh cho rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2001, 2002).
Trong điều kiện nước ta, đã ghi nhận có khoảng gần 20 loài thiên địch phổ biến
của rầy nâu trên đồng lúa từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long. Ít
nhất có 4 loài kí sinh pha trứng rầy nâu là ong Anagrus flaveolus, Anagrus optabilis,
Gonatocerus sp, Oligosita sp. 3 loài ngoại kí sinh trên lưng các rây con và rầy nâu
trưởng thành là ong Haplogonatopus apicalis, Pseudogonatopus flavifemur,
Pseudogonatopus hospes. Các loài bắt mồi phổ biến trong quần thề rầy nâu là bọ xít
mù xanh Cyrtohinus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata, nhện
sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to bụng tròn Dyschiriognatha
tenera, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes và
Paederus tamulus, bọ ba khoang bốn chấm trắng Ophionea indica, bọ rùa tám chấm
Harmonia octomaculata, bọ xít nước Microvelia douglasi, nhện lớn chân dài hàm to
Tetragnatha spp, và nhện linh miêu Oxyopes sp. (Phạm Văn Lầm, 2001, 2002).
2.4 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes
2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1 Đặc điểm phân loại và khả năng ăn mồi
Trong họ staphylinidae có tối thiểu là 25 loài Paederus trong đó Paederus fusca
xuất hiện nhiều ở đồng lúa Nam Á, Paederus crebinpunctatis, Paederus sabaeus và
Paederus eximius được phát hiện ở Trung Phi, Paederus cruenticollis là loài quan
trọng ở Australia. Ngoài ra, paederus pps. còn được phát hiện ở nhiều nơi khác trên
thế giới như: Paederus brevipennis (Lacordaire, 1835); Paederus caligatus (Erichson,
1840); Paedederus riparius (Linnaeus, 1758); Paederus Dioncopaederus litoralis;
Paederus Harpopaederus schoenherri; Paederus compotens LeC; Paedederus fuscipes
(Curtis, 1826); Paederus littorarius (Grav, 1802); Paederus nevadensis Aust;

 




 

Paederus schoenberri Ozwal; Paederus procerus (Gravenhosst, 1806); Paederus
pulchellus (Heer, 1839); Paederus gracilis (Paykull, 1789); paederus lyonessius (Joy,
1908).
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn đất nước Nhật Bản và
sống nhiều ở vùng có nhiệt độ ấm. Trưởng thành tìm thức ăn trên mặt đất, đồng cỏ,
đầm lầy và trên ruộng lúa. Tại vùng Narimasu – Tokyo, loài này bay vào đèn khi mật
số cao và hoạt động về đêm vào thời điểm trước nữa đêm (Kazuyosho Kurosa, 1958).
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn thế giới và được tìm thấy
sống trên lúa ở miền Tây Malaysia. Nó là một loài ăn thịt, tấn công rầy gây hại trên lúa
trên lúa, xuất hiện từ giai đoạn lúa non và di chuyển rất nhanh. Nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm cho thấy Paederus fuscipes có khả năng ăn côn trùng thân mềm rất
nhiều (Manley, 1997).
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes xuất hiện phổ biến trên tất cả các hệ sinh thái
đồng ruộng ở các vùng nhiệt đới. Chúng ăn trứng sâu và các loài côn trùng thân mềm
khác và di chuyển nhanh giữa các tán cây, khi bị quấy rầy thì tự thả mình rơi khỏi cây
(Shepard và ctv, 1999).
Đôi cánh màng của bọ cánh cụt xếp gọn gàng trên lưng và giấu kín dưới đôi
cánh cứng. Suốt ngày chúng bò quanh nhanh nhẹn với đôi cánh giấu kín trông như loài
kiến. Khi bị quấy phá nó nâng phần bụng lên cử chỉ tự vệ như loài bọ cạp và có thể cất
cánh bay ngay. Nó còn có thể chạy nhanh qua vũng nước cạn không ngập cơ thể.
(Trường Đại Học Nông Nghiệp Florida)
Theo Scheller (1984), Sopp và Wratten (1986) và Chiverton (1988) hầu hết côn
trùng thuộc bộ cánh cứng đều ăn rầy, rệp thân mềm. Thí nghiệm ăn ít rầy, rệp thân
mềm trên đồng ruộng hơn trong phòng thí nghiệm vì do chúng phải tốn nhiều thời gian
để tìm kiếm thức ăn trên ruộng hơn là không gian giới hạn trong hộp thí nghiệm.

 




 

Theo nghiên cứu của trường Đại học Florida thì bọ cánh cụt có thể ăn tất cả côn
trùng thân mềm nhỏ hơn và giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh học trên
đồng ruộng. Suốt mùa mưa hay lụt lội, bọ cánh cụt thường di trú đến nơi khô ráo.
Một cặp bọ cánh cụt Paeerus fuscipes có khả năng 8,7 con rầy nâu (Nilaparvata
lugens), 8,4 rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), 8,3 rầy lưng trắng (Sogatlla
furcifera) mỗi ngày (Rajendran và Gopalan, 1989).
Khi bón phân hữu cho ruộng lúa có chứa Azolla thì mật số bọ cánh cụt
paederus fuscipes tăng cao nhất so với ruộng bón phân không có chứa Azolla nên việc
kiểm soát sâu hại trên ruộng lúa tốt hơn (Ragini, Thagaraju và David, 2000).
2.4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cụt paederus fuscipes
Trưởng thành dài khoảng 7 – 10 mm, khả năng đẻ từ 18 – 100 trứng, trung bình
52,3 trứng (tỷ lệ trứng nở 96,2 %), thường đẻ rải rác trên đất ẩm. Trứng hình cầu dài
khoảng 0,6 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng đục đến khi sắp nở màu hơi nâu, thời gian
giai đoạn trứng từ 3 – 5 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958).
Ấu trùng có 2 tuổi. Tuổi 1 dài 2,2 – 3,4 mm và có thời gian từ 4 – 22 ngày. Tuổi
2 dài khoảng 4 – 6 mm và có thời gian từ 7 – 26. Nhộng trần dài khoảng 4,5 mm, hóa
nhộng dưới đất và giai đoạn nhộng từ 3 – 12 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958).
Trưởng thành ăn tạp, nhưng thức ăn chính là côn trùng thân mềm và đôi khi ăn
cả thực vật mục nát. Thời gian sống từ trứng đến trưởng thành 17 – 55 ngày, trung
bình 32,5 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958).
2.4.1.3 Độc chất trong cơ thể bọ cánh cụt Paederus fuscipes
Chất haemolph chứa trong toàn bộ cơ thể bọ cánh cụt (ngoại trừ đôi cánh)
là chất độc pederin (C24H43O9N). Nó là một hỗn hợp những phân tử phi protein, độc
gấp 12 – 15 lần nọc độc rắn hổ, pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô
và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Trên bọ cánh cụt pederin không được tạo ra


 


10 
 

từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là Pseudomonas aeruginosa tạo
ra (Trần Mạnh Hà, 2009).
Năm 1966, Paederus fuscipes gây nên khoảng 2.000 trường hợp viêm da ở
Okinawa (Armstrong, 1969).
Năm 1961, sự tấn công của Paederus sabaeus với mật số cao ở Mbarana –
Uganda đã gây viêm da nặng cho hàng ngàn người dân (Crae, 1975).
Năm 1993, Paederus sabaeus gây ra những trường hợp viêm da ở Châu Phi
(Penchenier và ctv, 1994).
Chất độc pederin có trong cơ thể bọ cánh cụt gây tổn thương trên da người
và chỉ được tổng hợp từ con cái. Do đó, con đực có thể chỉ chứa một lượng
nhỏ khoảng 0,1 – 0,5 pg, con cái thì hàm lượng cao gấp mười lần con đực (Harborne,
1999).
Năm 2009, Bọ cánh cụt gây bỏng da cho sinh viên Đại học Cần Thơ (Nguyễn
Thanh Tường, 2009).
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes là loài thiên địch quan trọng trong công tác
phòng trừ sâu đục thân D.Saccharalis trên ruộng mía (Cao Anh Đương, 2003).
Nhận xét về mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loài côn
trùng bắt mồi trên ruộng mía trong đó có bọ cánh cụt Paederus fuscipes cho thấy rằng
tác hại của các loại thuốc trừ sâu đối với côn trùng bắt mồi đôi khi lớn hơn rất nhiều so
với các loài sâu hại bởi vì thuốc trừ sâu không chỉ tác dụng trực tiếp mà còn tác động
gián tiếp thông qua thức ăn đến các loài côn trùng bắt mồi.
Sau một lần sử dụng thuốc Mirex (0,13% với liều lượng 6,75 kg/ha để trừ sâu
đục thân mía D.Saccharalis, tỉ lệ cây bị sâu hại không những không giảm mà còn tăng


 


11 
 

lên 16% với ruộng đối chứng. Nguyên nhân là do thuốc Mirex đã giết chết số lượng
lớn Paederus fuscipes và các loài côn trùng ăn mồi khác.
Sử dụng thuốc Heptachlor để xử lí đất trừ sâu đục thân mía trước khi trồng có
ảnh hưởng rõ rệt đối với quần thể Paederus fuscipes trên ruộng mía.
Sử dụng thuốc Aziphos methyl theo cách tương tự lại ít có ảnh hưởng đến côn
trùng thiên địch hơn.
Họ cánh cụt Staphylinidae có cơ thể dài, mảnh, cánh rất ngắn không che phủ đa
số các đốt của bụng. Cơ thể có từ 6 – 7 đốt, không được cánh che phủ. Cánh sau trái
lại rất phát triển, ở trạng thái nghỉ cánh xếp lại phía dưới cánh trước. Họ cánh cụt rất
hoạt động, thường chạy và bay nhanh. Bàn chân có công thức 5- 5- 5 hoặc 4 – 5 – 5
hoặc 3 – 5 – 5 (Trần Thị Thiên An, 2003).
Ấu trùng bọ cánh cụt Paederus fuscipes trải qua 2 tuổi. Ấu trùng tuổi 1 có 3 đốt
ngực, 10 đốt bụng có màu trắng đục đến nâu đen, cơ thể có chiều dài trung bình 3,13
mm, chiều rộng trung bình 0,35 mm. Ấu trùng tuổi 2 có kích thước cơ thể lớn hơn hẳn
ấu trùng tuổi 1, chiều dài trung bình 6,25 mm, chiều rộng trung bình 1.03 mm, các đốt
ngực có màu nâu đậm, các đốt bụng có màu nâu đến vàng sáng. Râu đầu ấu trùng tuổi
1 và 2 đều có 3 đốt dạng sợi chỉ. Đầu ấu trùng bọ cánh cụt Paederus fuscipes có ngấn
lột xác hình chữ Y chạy dọc thẳng xuống hết cơ thể. Ấu trùng không có cánh. Chân
thuộc dạng chân chạy, đốt đùi rất to, chân có 3 đốt và bàn chân chưa phân đốt. Toàn
cơ thể phủ lông cứng lưa thua (Lưu Thị Thanh Mai, 2006).
Nhộng thuộc dạng nhộng trần, các đốt bụng có thể chuyển động, nhộng có màu
vàng khi ăn thức ăn tự nhiên hoặc có màu sắc trùng màu với thức ăn nhân tạo (Nhộng
có màu hồng khi ăn thức ăn cá). Cơ thể nhộng phủ lông trắng lưa thưa. Nhộng có 6 đốt

bụng. Cơ thể có chiều dài trung bình 4,82 mm, chiều rộng trung bình 1,43 mm. Nhộng
sắp vũ hóa có thể thấy rõ mầm cánh, đầu nhộng chuyển dần sang màu đen, lúc này râu
đầu đã hình thành đủ 11 đốt, 3 cặp chân đã hình thành đầu đủ các đốt nhưng được co
rút lên và xếp gọn gàng ở phần ngực (Lưu Thị Thanh Mai, 2006).

 


12 
 

Hình dạng thành trùng bọ cánh cụt Paederus fuscipes khác hẳn với ấu trùng cả
về kích thước, số đốt râu, số đốt bụng. Đầu bọ cánh cụt trưởng thành Paederus
fuscipes có dạng hình cầu, mắt kép màu đen rất phát triển, không có mắt đơn. Râu đầu
dạng sợi chỉ có 11 đốt. Miệng thuộc kiểu nhai, đầu miệng trước, mang đôi càng mảnh
và sắc dùng để kẹp chặt con mồi và xé thức ăn (Lưu Thị Thanh Mai, 2006).
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes trưởng thành đực và cái rất giống nhau về hình
dạng cơ thể với số đốt bụng và số đốt râu bằng nhau. Kích thước cơ thể trưởng thành
đực và cái tuy có sự khác biệt xét trên phần lớn các cá thể nghiên cứu đa số con cái to
hơn con đực nhưng không thể dựa vào để phân biệt đực – cái vì độ chính xác không
cao. Dựa vào hình dạng và kích thước đuôi có thể phân biệt chính xác bọ cánh cụt
Paederus fuscipes trưởng thành đực và cái (Lưu Thị Thanh Mai, 2006).
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes có thể giao phối bất cứ thời điểm nào, thường là
lúc mới thả vào để ghép đôi. Chúng giao phối nhiều lần trong ngày. Trước khi giao
phối cả con đực và cái đều tiết ra pheramol từ cơ quan giao phối rồi dùng miệng gặm
lấy chất vừa tiết ra thoa lên râu và các chân, pheramol từ các chân được thoa lên khắp
cơ thể. Khi giao phối con đực thường nằm phía trên và gặm chặt vào đốt ngực trên
cùng của bọ cánh cụt cái. Chúng có thể giao phối nhiều lần trong suốt đời sống. Bọ
cánh cụt có thể giao phối sau khi vũ hóa 2 – 3 ngày. Giao phối sau 6 – 18 ngày thì đẻ
trứng. Một cặp bọ cánh cụt cái nuôi trên thức ăn hỗn hợp (rệp mềm, thức ăn cá, sâu

xanh hai sọc trắng) có khả năng đẻ trung bình 106,93 trứng (Lưu Thị Thanh Mai,
2006).Bọ cánh cụt Paederus fuscipes, thuộc họ Staphylinidae bộ Coleoptera, con
trưởng thành có thân mình dài khoảng 7 – 10 mm, màu đỏ với 3 khoang đen ở đầu,
cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ đến nửa thân
mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Chúng thường sống trong đất ẩm của bờ ruộng
hay kênh rạch. Con cái đẻ trứng vào trong đất; trứng rất nhỏ hình tròn, màu nâu lợt, sẽ
nở trong vòng 3 – 5 ngày. Con non cũng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, màu
nâu lợt, lột xác ba lần trong thời gian 7 – 8 ngày, di chuyển nhanh nhẹn và đã biết bắt
mồi. Khi đủ lớn chúng hóa nhộng trong đất, khoảng 4 – 5 ngày sau thì trưởng thành.

 


13 
 

Con trưởng thành bay khỏe và có thể sống đến 2 – 3 tháng trong ruộng lúa hay rẫy rau
màu (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009).

Hình 2.1: Bọ cánh cụt đang giao phối
2.5 Đặc tính hoạt chất Imidacloprid
Tên hóa học: 1[(6–chloro–3–pyridinyl) methyl]–N–nitro–2– imidazolidinimine
Phân tử lượng: 255,7
Công thức hóa học:

Nhóm hóa học: Chloronicotinyl
Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu. Không tan trong nước tan nhiều
trong dung môi hữu cơ như hexane, dichloromethane, propanol, toluene.

 



14 
 

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 450 mg/kg, LD50 qua da > 5000 mg/kg. Ít độc
với cá, độc với ong. Thời gian cách li 14 ngày.
Tác động vị độc, tiếp xúc và nội hấp. Phổ tác dụng rộng.
Phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và chích hút cho lúa, ngô, khoai tây, rau, bông,
mía và cây ăn quả. Có hiệu lực cao với các loại rầy, rệp, bọ trĩ. Ngoài ra, còn dùng trừ
các sâu hại trong dất (mối, sùng trắng…), xử lí hạt giống.
Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.
Chế phẩm Admire 050EC dùng với liều lượng 0,8 – 1 l/ha, pha nước với nồng
độ 0,15 % phun ướt đều lên cây.

 


15 
 

Chương 3.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Tiến hành thí nghiệm từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Học
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Phương pháp thu thập mẫu: Thu thập bọ cánh cụt Paederus fuscipes và rầy
nâu trên ruộng lúa ở Củ Chi, Hóc Môn (Tp.HCM), Tây Ninh, An Giang và Bến Lức
(Long An).
- Vật liệu thu giữ mẫu: Vợt, túi nylon có miệng, ống nghiệm, hộp đựng mẫu.
- Dụng cụ nhân nuôi: Hộp nhựa đường kính 7 cm có nắp được đục lỗ và dán
vải, bông gòn, giấy thấm và nước cất, lồng nuôi rầy kích thước 50 x 30 x 35 cm.
- Vật liệu nuôi kiến 3 khoang: Bằng nguồn sâu gạo nuôi tại phòng thí nghiệm,
rầy mềm.
- Thuốc Imidacloprid (Admire 050EC) và bình phun bằng nhựa loại 2 lít.

 


×