Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ XÍT ĂN MỒI Rhynocoris sp. ĐỐI VỚI THUỐC FENOBUCARB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 82 trang )

i

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ XÍT
ĂN MỒI Rhynocoris sp. ĐỐI VỚI THUỐC
FENOBUCARB

Tác giả

LÊ VĂN ĐUA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn
KS. Nguyễn Hữu Trúc
TS. Trần Tấn Việt

Tháng 8/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành
Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính quy tại Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
• Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
• Thầy Nguyễn Hữu Trúc và Thầy Trần Tấn Việt cùng toàn thể thầy cô trong
Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.


• Anh Lâm Trường Sơn, sinh viên cao học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
• Gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên

Lê Văn Đua


iii

TÓM TẮT
Lê Văn Đua, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8/2011.
Đánh giá khả năng chống chịu của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. đối với thuốc
Fenobucarb. Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Trúc và Thầy Trần Tấn Việt.
Thí nghiệm nhân nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Fenobucarb đến bọ
xít ăn mồi được thực hiện tại phòng 107, khu Phượng Vĩ, Bộ môn BVTV, Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của nhóm thuốc Fenobucarb ở
nồng độ khuyến cáo đến bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. Xác định số lượng bọ xít ăn mồi
Rhynocoris sp. còn sống sau khi ăn sâu khoang bị nhiễm thuốc Fenobucarb qua các độ
tuổi khác nhau, theo dõi khả năng sống sót của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. ở các độ
tuổi khác nhau khi phun thuốc Fenobucarb trực tiếp lên chúng và so sánh khả năng
sống sót của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. ở hai trường hợp bị nhiễm thuốc
Fenobucarb: ăn con mồi bị nhiễm thuốc và nhiễm thuốc trực tiếp. Đề tài gồm 2 thí
nghiệm (TN): phun thuốc lên sâu khoang rồi đem cho bọ xít ăn và phun thuốc trực tiếp
lên cơ thể bọ xít, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 4 nghiệm thức

(NT) và 3 lần lặp lại.
Kết quả thu được:
Khi bọ xít ăn sâu khoang bị nhiễm thuốc Fenobucarb, tỷ lệ bọ xít còn sống
trung bình ở tất cả các NT đều cao hơn 50 %, thấp nhất cũng đạt 57 % và cao nhất đạt
77 %. Số bọ xít ăn mồi còn sống trung bình ở bọ xít trưởng thành đực là cao nhất: 7,7
con. Số bọ xít ăn mồi còn sống trung bình ở bọ xít trưởng thành cái là thấp nhất: 5,7
con. Vì bọ xít ăn mồi trưởng thành cái có khả năng tấn công con mồi tốt hơn các độ
tuổi khác (K. Sahayaraj, R. Balasubramanian, 2009).
Khi bọ xít bị nhiễm thuốc trực tiếp, tỷ lệ bọ xít còn sống trung bình là thấp, cao
nhất chỉ đạt 43 % so với số cá thể ban đầu. Mức độ mẫn cảm của thuốc Fenobucarb
đối với bọ xít ăn mồi là cao. Khả năng chống chịu thuốc của bọ xít ăn mồi tuổi 2 (NT


iv

1) là kém nhất, chỉ còn sống 10 %. Riêng đối với bọ xít trưởng thành, trưởng thành cái
có khả năng chống chịu với thuốc tốt hơn trưởng thành đực.
Kết quả so sánh giá trị trung bình số bọ xít còn sống ở mỗi nghiệm thức và từng
ngày theo dõi giữa 2 thí nghiệm, số bọ xít còn sống ở TN 1 (nhiễm thuốc do con mồi )
đều lớn hơn ở TN 2 (nhiễm thuốc trực tiếp).


v

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ iix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................x
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch ...............................................................................3
2.1.1 Vai trò của thiên địch .............................................................................................3
2.1.2 Phân loại thiên địch ................................................................................................4
2.1.3 Một số loài thiên địch trên cây trồng ......................................................................6
2.1.3.1 Bọ đuôi kìm Euborellia annulipes ......................................................................6
2.1.3.2 Nhện săn mồi Pardosa sp. ..................................................................................6
2.1.3.3 Nhện săn mồi Argiope sp. ...................................................................................6
2.1.3.4 Chuồn chuồn cỏ Siarius spp. ...............................................................................6
2.1.3.5 Bọ rùa Coccinellidae ...........................................................................................7
2.1.4 Khái quát về Rhynocoris sp. ..................................................................................7
2.1.4.1 Vị trí của giống Rhynocoris sp. trong khóa phân loại .........................................7
2.1.4.2 Đặc điểm về hình thái và sinh học ......................................................................8
2.1.4.3 Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................................9
2.1.4.4 Nghiên cứu trong nước ......................................................................................12
2.2 Sơ lược về sâu khoang Spodoptera litura Fab ........................................................12
2.2.1 Phân bố và ký chủ.................................................................................................12
2.2.2 Triệu trứng gây hại ...............................................................................................12
2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học ............................................................................13
2.3 Sơ lược về thuốc Fenobucarb (PBMC) ...................................................................14


vi


Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................16
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................16
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................16
3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................16
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................16
3.2.2 Vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị trong thí nghiệm.............................................18
3.2.2.1 Nhân nuôi bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. ...........................................................18
3.2.2.2 Thí nghiệm xử lý thuốc .....................................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................19
3.3.1 Nghiên cứu về các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm ..........................................19
3.3.1.1 Tìm hiểu về nồng độ thuốc Fenobucarb khi xử lý trên bọ xít ăn mồi Rhynocoris
sp. ...................................................................................................................................19
3.3.1.2 Trồng cây thuốc lá và gieo rau mầm .................................................................19
3.3.2 Phương pháp nhân nuôi sâu khoang Spodoptera litura Fab ................................19
3.3.3 Nhân sinh khối bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp........................................................21
3.3.4 Xác định số lượng bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. còn sống khi ăn sâu khoang bị
nhiễm thuốc Fenobucarb (thí nghiệm 1) .......................................................................22
3.3.5 Theo dõi khả năng sống sót bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. khi phun thuốc
Fenobucarb trực tiếp lên chúng (thí nghiệm 2) .............................................................25
3.3.6 So sánh khả năng sống sót của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. khi ăn con mồi bị
nhiễm thuốc và bị nhiễm thuốc trực tiếp .......................................................................27
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................27
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................28
4.1 Xác định số lượng bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. còn sống khi ăn sâu khoang bị
nhiễm thuốc Fenobucarb ...............................................................................................28
4.1.1 Số bọ xít ăn mồi còn sống sau khi ăn sâu khoang bị nhiễm thuốc .......................28
4.1.2 Số sâu khoang chết do bị bọ xít ăn mồi tấn công .................................................30
4.1.3 Số sâu khoang chết do bị nhiễm thuốc Fenobucarb ............................................32
4.2 Theo dõi khả năng sống sót bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. khi phun thuốc

Fenobucarb trực tiếp lên chúng .....................................................................................34


vii

4.2.1 Số bọ xít ăn mồi còn sống sau khi nhiễm thuốc Fenobucarb ...............................34
4.2.2 Số sâu khoang chết do bị bọ xít ăn mồi tấn công ................................................37
4.2.3 Hiệu lực gây chết bọ xít trung bình của thuốc Fenobucarb..................................38
4.3 Kết quả so sánh số bọ xít còn sống trung bình giữa 2 thí nghiệm...........................40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................44
5.1 Kết luận....................................................................................................................44
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
Tiếng Việt ......................................................................................................................46
Tiếng Anh ......................................................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48


viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
BPSH: Biện pháp sinh học
Ctv: Cộng tác viên
IPM: Intergrated Pest Management
NT: Nghiệm thức
NSXL: Ngày sau xử lý
STT: Số thứ tự
TN: Thí nghiệm
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VSV: Vi sinh vật


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung bảng

Trang

Bảng 4.1: Số bọ xít ăn mồi còn sống trung bình ..........................................................28
Bảng 4.2: Số sâu khoang chết trung bình do bị bọ xít ăn mồi tấn công chích hút .......30
Bảng 4.3: Số sâu khoang chết trung bình do nhiễm thuốc Fenobucarb .......................32
Bảng 4.4: Số bọ xít còn sống trung bình sau khi xử lý thuốc Fenobucarb ...................34
Bảng 4.5: Số sâu khoang chết trung bình do bọ xít ăn mồi tấn công ...........................37
Bảng 4.6: Số liệu bọ xít ăn mồi còn sống sau khi phun nước lã và phun thuốc ... Error!
Bookmark not defined.8
Bảng 4.7: Hiệu lực (%) gây chết bọ xít trung bình của thuốc Fenobucarb ở thí nghiệm
phun thuốc trực tiếp lên chúng ......................................................................................39
Bảng 4.8: T – Test giá trị trung bình số bọ xít còn sống giữa 2 thí nghiệm theo từng
ngày theo dõi .................................................................................................................41
Bảng 4.9: T – Test giá trị trung bình số bọ xít còn sống trung bình giữa 2 thí nghiệm
theo từng nghiệm thức ...................................................................................................42


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Nội dung hình


Trang

Hình 2.1: Công thức cấu tạo hóa học của thuốc Fenobucarb ........................................14
Hình 3.1: Bọ xít ăn mồi tuổi 2 .......................................................................................16
Hình 3.2: Bọ xít ăn mồi tuổi 4 .......................................................................................16
Hình 3.3: Bọ xít trưởng thành đực.................................................................................17
Hình 3.4: Bọ xít trưởng thành cái ..................................................................................17
Hình 3.5: Sâu khoang tuổi 1 ..........................................................................................17
Hình 3.6: Sâu khoang tuổi 4 ..........................................................................................17
Hình 3.7: Sâu khoang tuổi 5 ..........................................................................................17
Hình 3.8: Sâu khoang tuổi 5 chuẩn bị ...........................................................................17
Hình 3.9: Hạt cải củ 2 ngày sau gieo .............................................................................18
Hình 3.10: Thuốc Excel Basa 50 ND ............................................................................19
Hình 3.11 : Bình phun thuốc 1 lít ..................................................................................19
Hình 3.12: Ngài sâu khoang bắt cặp..............................................................................20
Hình 3.13: Thả ngài sâu khoang vào lồng cho đẻ trứng................................................20
Hình 3.14: Trứng sâu khoang lấy từ lồng......................................................................20
Hình 3.15: Sâu khoang tuổi 1 ........................................................................................20
Hình 3.16: Bọ xít trưởng thành bắt cặp .........................................................................21
Hình 3.17: Trứng bọ xít ăn mồi thu ...............................................................................21
Hình 3.18: Bọ xít ăn mồi đang nở .................................................................................22
Hình 3.19: Bọ xít ăn mồi lột xác ...................................................................................22
Hình 3.20: Hộp nhân nuôi bọ xít ăn mồi .......................................................................22
Hình 3.21: Kệ nhân nuôi bọ xít .....................................................................................22
Hình 3.22: Phun thuốc lên sâu khoang ..........................................................................23
Hình 3.23: Sâu khoang đã xử lý thuốc ..........................................................................23
Hình 3.24 : Lá thuốc lá và sâu khoang đã xử lý thuốc ..................................................24
Hình 3.25: Thả bọ xít ăn mồi vào lồng..........................................................................24
Hình 3.26: Sơ đồ 1 nghiệm thức....................................................................................24



xi

Hình 3.27: Một ô thí nghiệm của NT 2 .........................................................................24
Hình 3.28: 10 con bọ xít ăn mồi ....................................................................................26
Hình 3.29: Phun thuốc trực tiếp lên bọ xít ....................................................................26
Hình 3.30: Bọ xít ăn mồi ướt đều thuốc ........................................................................26
Hình 3.31: Thuốc lá và sâukhoang ................................................................................26
Hình 3.32: Thả bọ xít ăn mồi vào lồng..........................................................................26
Hình 3.33: Một ô thí nghiệm của NT 3 .........................................................................26
Hình 4.1: Bọ xít ăn mồi tuổi 2 chết ở 3 NSXL..............................................................29
Hình 4.2: Bọ xít ăn mồi tuổi 4 chết ở 1 NSXL..............................................................29
Hình 4.3: Bọ xít trưởng thành đực chết qua 7 NSXL....................................................30
Hình 4.4: Bọ xít trưởng thành cái chết qua 7 NSXL .....................................................30
Hình 4.5: Bọ xít tuổi 2 chích hút con mồi .....................................................................31
Hình 4.6: Bọ xít tuổi 4 chích hút con mồi .....................................................................31
Hình 4.7: Bọ xít trưởng thành cái chích hút con mồi ....................................................31
Hình 4.8: Sâu khoang chết do bọ xít chích hút .............................................................31
Hình 4.9: Bọ xít trưởng thành đực chích hút con mồi ...................................................32
Hình 4.10: Sâu khoang teo lại do bị bọ xít chích hút ....................................................32
Hình 4.11: Bọ xít tha con mồi .......................................................................................32
Hình 4.12: 2 con bọ xít cùng tấn công con mồi ............................................................32
Hình 4.13: Sâu khoang bị bọ xít ăn mồi tấn công .........................................................33
Hình 4.14: Sâu khoang bị chết do thuốc Fenobucarb....................................................33
Hình 4.15: Ô thí nghiệm 1 NSXL .................................................................................35
Hình 4.16: Bọ xít trưởng thành đực chết ở 5 NSXL .....................................................35
Hình 4.17: Bọ xít ăn mồi tuổi 2 chết ở 3 NSXL............................................................36
Hình 4.18: Bọ xít trưởng thành cái chết ở 3 NSXL.......................................................36
Hình 4.19: Bọ xít ăn mồi tuổi 4 chết ở 3 NSXL............................................................36
Hình 4.20: Ô thí nghiệm ở 7 NSXL ..............................................................................36

Hình 4.21: Trưởng thành đực chết nhiều qua 7 NSXL .................................................36
Hình 4.22: Trưởng thành cái chết ít hơn trưởng thành đực ...........................................36
Hình 4.23: Bọ xít tuổi 2 chích hút con mồi ...................................................................37
Hình 4.24: Bọ xít tuổi 4 chích hút con mồi ...................................................................37


xii

Hình 4.25: Trưởng thành đực chích hút con mồi ..........................................................38
Hình 4.26: Trưởng thành cái chích hút con mồi............................................................38
Hình 4.27: Bọ xít chích luôn cả nhộng ..........................................................................38
Hình 4.28: Bọ xít bị đứt đôi do sâu khoang cắn ............................................................38


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nền nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển và đạt
được nhiều thành quả đáng khích lệ, hơn 70 % dân số tham gia vào các hoạt động
nông nghiệp. Nền kinh tế đang trên đà phát triển và phụ thuộc phần lớn vào việc phát
triển nông nghiệp với những mặt hàng nông sản đa dạng và có tiềm năng lớn về xuất
khẩu. Song song với sự phát triển đa dạng về cây trồng là sự đa dạng về dịch hại, đặc
biệt là côn trùng gây hại. Để bảo vệ mùa màng, có rất nhiều biện pháp phòng trừ dịch
hại được đưa ra: biện pháp canh tác, vật lý, hóa học, sinh học,… Cho đến thời điểm
này biện pháp hoá học vẫn được sử dụng rộng rãi nhờ ưu điểm hiệu lực cao, tác dụng
nhanh chóng, dập dịch hiệu quả, giá thành thấp và dễ sử dụng.
Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà thuốc hóa học mang lại là rất
có ý nghĩa cho nông nghiệp, nhưng bên cạnh đó hậu quả từ việc sử dụng các chất hóa

học trên gây ra là vô cùng lớn: ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người, tác động đến những sinh vật không phải là đối tượng phòng trừ, mất sự đa dạng
sinh học, cắt đứt cơ chế phòng trừ tự nhiên, phát triển dịch hại thứ cấp và làm cho côn
trùng kháng thuốc dẫn đến nguy cơ bộc phát thành dịch.
Việc sử dụng các loài thiên địch bị ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoá chất trừ
dịch hại. Vì phổ tác động của thuốc hoá học khá rộng, trong quá trình trừ dịch hại
chúng còn diệt luôn cả thiên địch. Việc chọn lọc các loại thuốc nào cho phù hợp và ít
ảnh hưởng đến thiên địch là rất cần thiết.
Bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. (Hemiptera: Reduviidae) có khả năng tấn công
nhiều loại côn trùng: bướm phượng Papilio demoleus L., ngài gạo Corcyra


2

cephalonica Stain. (Bhatnagar et al,1983), sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner.
(Ambrose, 1987), b ọ b a n m i ê u t rê n h o a b ô n g v ả i Mylabris indica Faust.
(Imms, 1985 và Nayer et al, 1976), rệp hại bông vải Oxycarenus hyalinipennis Costa.,
sâu khoang Spodoptera litura Fab. (D. P. Ambrose và M. A. Claver, 1997)…
Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu hại hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học.
Do đó, việc sử dụng bọ xít ăn mồi phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng gặp nhiều khó
khăn và hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây là sử dụng thuốc như thế nào mà ít ảnh hưởng
đến thiên địch nhưng vẫn đạt được hiệu quả phòng trừ, song việc nghiên cứu về loài
bọ xít này còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề trên đề tài “Đánh giá khả năng chống
chịu của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. đối với thuốc Fenobucarb” đã được thực
hiện.
1.2 Mục đích
Xác định ảnh hưởng của thuốc Fenobucarb ở nồng độ khuyến cáo đến bọ xít ăn
mồi Rhynocoris sp. trong phòng thí nghiệm.
1.3 Yêu cầu
Xác định số lượng bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. còn sống sau khi ăn sâu khoang

bị nhiễm thuốc Fenobucarb qua các độ tuổi khác nhau.
Theo dõi khả năng sống sót của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. ở các độ tuổi khác
nhau khi phun thuốc Fenobucarb trực tiếp lên chúng.
So sánh khả năng sống sót của bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. ở hai trường hợp bị
nhiễm thuốc Fenobucarb: ăn con mồi bị nhiễm thuốc và nhiễm thuốc trực tiếp.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch
2.1.1 Vai trò của thiên địch
Chúng ta có thể chia các loài động vật ra làm ba nhóm lớn. Nhóm thứ nhất ăn
các phần khác nhau của thực vật hoặc chích hút nhựa cây gây ra những thiệt hại cho
cây trồng, nhóm này được gọi là dịch hại như sâu vẽ bùa, rầy mềm,… Nhóm thứ hai
sử dụng các loại thức ăn khác có sẵn trong ruộng hay vườn của chúng ta và không gây
hại cho cây trồng.Ví dụ như ong thụ phấn cho cây trồng, trùn đất và nhiều loại sinh vật
khác. Nhóm thứ ba bao gồm những loài động vật sinh sống bằng cách ăn những động
vật khác, bao gồm cả các loại gây hại. Nhóm này được gọi là thiên địch (Nguyễn Thị
Thu Cúc và Paul Van Mele, 2005).
Một số loại nhện (nhỏ) gây hại trên cây trồng và được xem như là dịch hại như
nhện gié Steneotarsonemus spinki, nhện lông nhung Eirophyes litchii Keifer, nhện đỏ
Tetranychus sp., nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks), nhện vàng
Phyllocoptruta oleivora (Ashmead),…trong khi đó cũng có những loại nhện nhỏ sinh
sống bằng cách phân hủy những chất hữu cơ trong đất. Ngoài ra còn có những nhóm
nhện khác nữa sinh sống bằng cách tấn công những loại nhện gây hại như nhện sói
Pardosa pseudoannnulata, nhện chân dài Tetragnatha spp., Nhện linh miêu họ
Salticidae (Araneae), nhện bầu thuộc họ Linyphiidae (Araneae) và vì vậy nhóm nhện
này cũng được gọi là thiên địch. (Nguyễn Thị Thu Cúc và Paul Van Mele, 2005).

Thiên địch là các loài có ích hoặc các tác nhân khống chế sinh học, và nếu là vi
sinh vật thì được gọi là loài đối kháng, chống lại sinh vật có hại, bảo vệ mùa màng.


4

Các loài thiên địch có vai trò mắt xích trong sự chuyển hóa năng lượng trong
cộng đồng sinh vật của hệ sinh thái. Tác nhân điều chỉnh mật số sâu hại ở mức quân
bình, không cho bộc phát thành dịch. Do đó vai trò của biện pháp sinh học đóng vai trò
quan trọng trong quá trình kiểm soát và phòng trừ sâu hại.
Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng thích ứng để tồn sinh của
con mồi. Cá thể nào yếu hoặc không có khả năng tự vệ sẽ bị loại thải bởi thiên địch
theo quy luật chọn lọc tự nhiên (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Có vai trò trong việc thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sâu hại. Thông qua các
hoạt động săn mồi của thiên địch, sâu hại bắt buộc phải phát triển những khả năng tự
vệ trước sự tấn công của thiên địch, từ đó hình thành những dòng hoặc loài sâu hại
mới có khả năng thích ứng cao hơn, giúp tạo sự cân bằng giữa các loài.
Thiên địch đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh mật số con mồi của chúng ở mức
quân bình không cho bộc phát thành dịch. Do đó, vai trò của biện pháp sinh học rất
quan trọng trong phòng trừ sâu hại, bảo vệ thực vật (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
Một trong những hình thức để tránh sự tái phát của sâu bệnh là việc
sử dụng thuốc trừ sâu có chọn lọc, là mục tiêu kiểm soát dịch hại, với tác
động thấp nhất vào các thành phần khác của hệ sinh thái, cụ thể là, thuốc trừ
sâu phải ít ảnh hưởng đến thiên địch, mà vẫn khống chế thành công dịch hại.
2.1.2 Phân loại thiên địch
- Loại bắt mồi (predator): một cá thể có thể giết và ăn nhiều con mồi trong 1 lần
săn, một ngày hay trong một vòng đời của nó. Do đó nó phải to, khỏe và nhanh nhẹn
hơn con mồi. Đây là loài đa thực hay còn gọi là loài ăn thịt tổng quát (generalists).
- Loại ký sinh (parasitoids): một cá thể chỉ cần 1 ký chủ để sống trong suốt
vòng đời của nó. Do đó nó thường nhỏ và yếu hơn con mồi nhưng bù lại nó có khả

năng đặc biệt để có thể tấn công con mồi. Ở đây thành trùng của loài ký sinh đẻ một
trứng bên trên hay bên trong một côn trùng ký chủ, ấu trùng sẽ nở ra và ký sinh trong
ký chủ đến khi trưởng thành. Thành trùng lại ra sống tự do bên ngoài ký chủ rồi lại tìm
đẻ trứng trở lại trên nhiều ký chủ khác. Tuy một thành trùng có thể giết chết nhiều con


5

mồi nhưng mỗi cá thể chỉ lớn lên trên một ký chủ. Chúng thường là loài ăn thịt chuyên
biệt (specialists).
Trong tự nhiên các quần thể sinh vật cùng tồn tại một cách hài hòa, cân bằng,
có sự khống chế lẫn nhau về số lượng để đảm bảo các loài sinh vật tồn tại mà không
gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng. Xu thế của sản xuất nông nghiệp hiện nay là
trồng những loại cây ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chúng lại dễ bị
sâu bệnh gây hại nghiêm trọng. Người nông dân muốn bảo vệ được mùa màng của
mình họ sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau mà không lường hết
được những tác động xấu do thuốc BVTV gây ra. Để hạn chế được việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật của người dân chúng ta cần phải đưa ra được biện pháp hiệu quả và an
toàn hơn, dễ dàng sử dụng hơn. Theo Van Driesch and Belows (1996), biện pháp sinh
học (BPSH) “là sự kìm hãm chủng quần côn trùng do các hoạt động của thiên địch”,
và “là việc sử dụng các loài động vật ký sinh, bắt mồi, nguồn bệnh, vi sinh vật (VSV)
đối kháng (antagonist) hoặc các chủng quần cạnh tranh để kìm hãm chủng quần dịch
hại, làm cho chúng giảm mật độ và tác hại”. Không phải tiêu diệt toàn bộ dịch hại mà
cho phép dịch hại tồn tại trên đồng ở dưới ngưỡng gây hại, để các loài sinh vật cùng
tồn tại, tạo ra sự đa đạng sinh thái.
Trên mỗi ruộng cây trồng xuất hiện nhiều sâu bệnh hại, trong khi đó số lượng
loài thiên địch lại hạn chế. Để sử dụng thiên địch một cách có hiệu quả chúng ta cần
tiến hành bảo tồn, nhân nuôi và nhập nội thiên địch.
Bảo tồn thiên địch là việc tạo điều kiện để thiên địch tồn tại, sinh sản để kiểm
soát mật độ quần thể dịch hại trong thời gian dài. Thiên địch thích hợp phải hiện diện

đúng lúc, đúng thời điểm, hiện diện phong phú, đầy đủ và tấn công dịch hại mạnh mẽ.
Các biện pháp canh tác đều có ảnh hưởng đến bảo tồn thiên địch như sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, việc quản lý đất, nước, tồn dư cây trồng, các mô hình độc canh, đa
canh, thảm thực vật, nguồn thức ăn và nơi cư trú của thiên địch. Các vấn đề nêu trên
phải được chú ý để bảo tồn được thiên địch trên đồng ruộng, từ đó thiên địch sẽ tồn tại,
sinh sản tăng lên về số lượng và khống chế được dịch hại.


6

Nhân nuôi phóng thích thiên địch là cần thiết khi thiên địch ngoài đồng không
có, xuất hiện trễ hay số lượng ít. Điều kiện áp dụng ở đây là thiên địch phải có khả
năng khống chế dịch hại, có thể nhân nuôi, thiên địch phải có khả năng nhận biết, định
hướng và tấn công dịch hại một cách thành công. Mặt khác, có thể làm tăng hiệu quả
sử dụng thiên địch theo nhiều cách: Tăng số lượng phóng thích; chọn cây có tính
kháng; chọn cây trồng có thể giúp thiên địch gia tăng khả năng tìm kiếm ký chủ.
2.1.3 Một số loài thiên địch trên cây trồng
2.1.3.1 Bọ đuôi kìm Euborellia annulipes
Phần lớn bọ đuôi kìm trốn trong đất hoặc trong những chỗ kín, được che khuất
ban ngày. Ban đêm, bọ đuôi kìm tấn công trứng, ấu trùng của những loại côn trùng có
kích thước nhỏ, mềm trên cây (Nguyễn Thị Thu Cúc và Paul Van Mele, 2005).
2.1.3.2 Nhện săn mồi Pardosa sp.
Chiều dài trung bình của con cái từ 4 – 11 mm, con đực có kích cở nhỏ hơn,
trung bình từ 4 – 6 mm, màu sắc tương tự như con cái. Con cái mang trứng dưới bụng
cho đến khi trứng nở.
2.1.3.3 Nhện săn mồi Argiope sp.
Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây. Con cái có các vạch vàng
và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con đực,
con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở
giữa lá và con đực chờ gần đấy. Nhóm này tấn công nhiều loại côn trùng, bao gồm cả

dịch hại và thiên địch (Nguyễn Thị Thu Cúc và Paul Van Mele, 2005).
2.1.3.4 Chuồn chuồn cỏ Siarius spp.
Theo Tiến sĩ Vũ Thị Nga, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công
nghệ (Trường đại học Nông lâm TP.HCM), đã bước đầu thành công trong việc nghiên
cứu dùng chuồn chuồn cỏ xanh loài Chrysopa sp.1 và Chrysopa sp.2 để diệt rệp sáp
giả gây hại trên cây mãng cầu xiêm.


7

Nghiên cứu thực tế tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) tác giả đã ghi nhận được
hai loài chuồn chuồn nói trên có khả năng diệt rệp sáp giả khá tốt. Trong suốt giai
đoạn ấu trùng, chuồn chuồn cỏ xanh loài Chrysopa sp.1 có thể ăn trung bình 27,4 con
rệp sáp giả trưởng thành (một rệp sáp giả có thể đẻ 254 con và tái sản xuất trong vòng
một tháng). Đặc điểm ăn mồi của loài ấu trùng cũng khá lý thú: chúng có thể tấn công
loài rệp sáp giả có chiều dài cơ thể lớn hơn chúng 2 – 3 lần và chiều rộng cơ thể lớn
hơn chúng 7 – 8 lần. Còn loài Chrysopa sp.2 thì có thể ăn trung bình 8,6 rệp sáp giả
trưởng thành.
2.1.3.5 Bọ rùa Coccinellidae
Ấu trùng và thành trùng ăn rầy mềm, trứng của bộ cánh vẩy, và những côn
trùng có kích thước nhỏ khác. Thành trùng cũng ăn phấn hoa và mật hoa để có thêm
năng lượng (Nguyễn Thị Thu Cúc và Paul Van Mele, 2005).
2.1.4 Khái quát về Rhynocoris sp.
2.1.4.1 Vị trí của giống Rhynocoris sp. trong khóa phân loại
Giới

: Động vật

Ngành


: Chân khớp

Lớp

: Côn trùng

Bộ

: Hemiptera

Bộ phụ

: Heteroptera

Họ

: Reduviidae

Giống

: Rhynocoris

Họ Reduviidae là một họ lớn trong bộ phụ Heteroptera. Chúng hiện diện khắp
nơi trên thế giới. Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy rằng bọ xít ăn mồi, dù là
giai đoạn ấu trùng hay thành trùng đều có khả năng tiêu thụ một lượng con mồi khá
lớn. Chúng cũng được xem là một đối tượng có nhiều triển vọng trong các chương
trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) (Ambrose, 1999, 2000, 2003). Các nghiên cứu
cho thấy giống Rhynocoris, một giống tiêu biểu của họ Reduviidae do nó hiện diện ở
hầu hết các loại cây trồng hay các hệ thống cây trồng ở những vùng cận nhiệt, có một
vai trò quan trọng và là tác nhân chủ yếu trong đấu tranh sinh học do nó có khả năng



8

ăn gần 20 loài sâu hại khác nhau. Saharayaj (1999) cho biết Rhynocoris sp. có khả
năng làm giảm đáng kể sự phá hại của 2 loài sâu đa thực là Spodoptera litura và
Heliothis armigera trên các ruộng đậu. Việc nghiên cứu về giống bọ xít này đã được
thực hiện khá nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Ukraine và một số nước Mỹ Latin sẽ
tạo cơ sở trong việc áp dụng chúng trong lĩnh vực đấu tranh sinh học.
2.1.4.2 Đặc điểm về hình thái và sinh học
Bộ cánh nửa cứng có cấu tạo bộ cánh khá đặc biệt, một nửa cánh trước (hoặc
một phần) về phía gốc cánh có cấu tạo bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa
phần còn lại bằng chất màng, lúc nghỉ ngơi cánh thường xếp bằng trên cơ thể. Miệng
thuộc kiểu chích hút, vòi dài phân đốt có khoảng 3 đốt. Râu đầu thường dài, hình sợi
chỉ, có từ 4 – 5 đốt. Mảnh lưng ngực trước rộng, phiến mai phát triển nằm giữa hai
chân cánh. Con trưởng thành đẻ trứng trên hoặc trong cây, trên những khe nứt của các
bộ phận của cây. Trứng thường nhiều màu sắc và có dạng hình ống, tròn, bầu dục có
nắp, thường được xếp thành hàng, khối, đều đặn. Biến thái không hoàn toàn, đa số ấu
trùng có 5 tuổi (Trần Thị Thiên An, 2003).
Rhynocoris là một giống bọ xít thuộc họ bọ xít ăn mồi (Reduviidae), bộ cánh
nửa cứng. Đã có khoảng 150 loài được ghi nhận. Chúng phân bố gần như khắp nơi
trên thế giới, đặc biệt là khu vực rừng rậm hay rừng mưa nhiệt đới. Một số loài cá biệt
được tìm thấy ở Sitka và Alaska. Hiện diện trên nhiều hệ thống cây trồng nông nghiệp
như bông vải, thuốc lá, đậu phộng, đậu nành, đậu garbanzo, cà chua và là thiên địch tự
nhiên của hơn 20 loài sâu hại khác nhau trong đó chủ yếu là ấu trùng bộ cánh vảy
(Sahayaraj, 1995).
Kích thước trung bình của thành trùng là 10 – 15 mm. Con cái thường to hơn
con đực và có phần bụng căng phồng. Đốt râu đầu tiên ngắn hơn đầu. Có mắt đơn.
Chân có lông tơ nhằm giúp chúng trụ vững hơn khi tấn công con mồi. Móng bàn chân
có răng cưa hoặc có phần phụ chi. Phần đầu hơi thuôn dài. Miệng phân hóa thành kiểu

miệng hút với một ống dài gọi là rostrum, được dùng để chích và truyền chất độc làm
tê liệt trước khi chúng hút dịch từ con mồi.


9

Trứng được đẻ thành khối, có một lớp dịch trong suốt bao phủ bên ngoài giúp
chúng dính vào thân cây, đá. Màu sắc, kích thước và số lượng trứng thay đổi đa dạng
tùy theo từng loài khác nhau. Ấu trùng trải qua 5 tuổi trước khi trưởng thành và phát
triển mạnh vào những tháng hè (Ross H. Arnett, 2000).
Một số loài thuộc giống Rhynocoris được nghiên cứu và ghi nhận:
Rhynocoris albopilosus
Rhynocoris albopunctatus Stal.
Rhynocoris iracundus (Poda, 1761)
Rhynocoris kumarii Ambrose and Livingstone.
Rhynocoris leucospilus (Stal, 1859)
Rhynocoris marginatus Fabricius.
Rhynocoris tristis
Rhynocoris ventralis (Say, 1832)
Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về Rhynocoris được ghi nhận chủ yếu
tập trung ở một số loài như R. marginatus, R. kumarii, R. fuscipes, R. ventralis, R.
persicus nhưng chủ yếu vẫn là trên R. marginatus
2.1.4.3 Nghiên cứu trên thế giới
Bọ xít đỏ Rhynocoris sp. là côn trùng thuộc bộ Hemiptera, hầu hết côn trùng
trong bộ chích hút gây hại cây trồng, duy chỉ có họ Reduviidae là nhóm thiên địch ăn
mồi. Đây là loài côn trùng có ích, nó tiêu diệt được nhiều loại sâu hại. Thành phần con
mồi của bọ xít đỏ Rhynocoris sp. gồm có: sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, trứng của
nhiều loại côn trùng khác. Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy, khả năng nhân nuôi
bọ xít trong điều kiện tập trung cho ra lượng con cái lớn hơn con đực (Long và Zaher,
1958).

Bọ xít ăn mồi họ reduviidae có một cổ dài và vòi chích hút cong ở mặt dưới cơ
thể. Bọ xít ăn mồi chủ yếu ăn rầy mềm, sâu nhỏ và trứng côn trùng (Nguyễn Thị Thu
Cúc và Paul Van Mele, 2005).
Rhynocoris sp. làm giảm đáng kể sự phá hoại của Spodoptera litura (57,5 %),
Mylabris pustulata (52,3 %) trên cây bông vải. Riêng giảm thiệt hại trên lá, hoa:


10

Spodoptera litura (32 %) và Mylabris pustulata (35 %) (Dunston P. Ambrose ; M.
Anto Claver, 2009).
Theo Hedge và Patil (1995) và Karuppachamy và ctv (1988), Rhynocoris sp.
thích đẻ trứng vào mặt dưới của lá xanh và đây là lý do quan trọng để chúng đẻ nhiều
hơn trên bề mặt lá và cuống lá có màu xanh. Thực tế này cho thấy rằng khi nuôi
Rhynocoris sp. với mật số lớn trong những điều kiện môi trường không thích hợp như
chất dẻo, hay giấy cạc ton thì chúng không thể nhân nhanh mật số bằng những con
sống trong điều kiện môi trường tự nhiên.
Rhynocoris sp. xuất hiện trên nhiều vùng địa lý với nhiều loại cây trồng khác
nhau. Chúng phân bố khắp nơi từ vùng bán khô hạn, vùng rừng rậm nhiệt đới, hệ sinh
thái nông nghiệp đến rừng nhiệt đới. Tại Alangulam và Manimuthar Rhynocoris sp.
xuất hiện trên các cánh đồng trồng đậu Hà Lan (ICRISAT, 2001).
Kwadjo và ctv (2008), nghiên cứu với 78 trứng bọ xít Rhynocoris albopilosus
trong phòng thí nghiệm. Quan sát từ lúc đẻ trứng đến lúc trứng nở, dễ dàng nhìn thấy
và mô tả được ấu trùng qua lớp màng trong suốt của vỏ trứng. Kết quả của nghiên cứu
này giúp dự đoán khi nào ấu trùng xuất hiện, xác định được thời gian trứng nở, tiến
hành thu thập ấu trùng đồng loạt, đảm bảo lượng bọ xít cùng độ tuổi.
Theo D.P. Ambrose và M. A. Claver (2009), Rhynocoris sp. có khả năng tiêu
diệt con mồi trong một thời gian ngắn cho thấy khả năng ứng dụng chúng trong đấu
tranh sinh học. Mật số con mồi tiêu thụ lớn không giúp rút ngắn thời gian tuổi 4 mà chỉ
góp phần rút ngắn tuổi 5, giúp bọ xít nhanh chóng vũ hóa.

Tiềm năng trong đấu tranh sinh học của Rhynocoris sp. cho thấy, cùng một con
mồi, con cái tiêu thụ số lượng lớn hơn so với con đực. Trong số ba con mồi thử
nghiệm, Spodoptera litura là con mồi ưa thích nhất tiếp theo là Dysdercus cingulatus
và Corcyra cephalonica (K. Sahayaraj; R. Balasubramanian, 2009).
Theo Sharayara K. và Sathiamoorthi P., khả năng sinh sản của Rhynocoris sp.
có thể thay đổi theo con mồi mà chúng ăn vào:


11

Nếu con mồi là Spodoptera litura thì Rhynocoris sp. có khả năng đẻ 32,88
trứng/con cái.
Con mồi là Earias vitella thì Rhynocoris sp. có khả năng đẻ 25,05 trứng/con cái.
Và con mồi là Corcyra cephalonica thì Rhynocoris sp. có khả năng đẻ 18,15 trứng/con
cái.
Theo Sahayaraj k. nhân nuôi với các mật độ (25, 50, 75 và 100 cá thể) thì tỷ lệ
sinh sản của Rhynocoris marginatus cao hơn ở mật độ 50 cá thể và giảm dần theo sự
gia tăng mật độ. Chi phí cho việc sản xuất loại côn trùng có ích này thấp hơn nhiều so
với thuốc trừ sâu hoặc thuốc sinh học NPV. Ở mật độ 50 cá thể, vòng đời Rhynocoris
marginatus kéo dài 44,23 ngày và với mật độ 25, 75, 100 vòng đời tương ứng là 46,53
ngày, 47,00 ngày và 49,73 ngày (Sahayaraj k., 2002).
Tác động của thuốc trừ sâu lên các loại côn trùng có ích, đặc biệt là 4 loài bọ xít
ăn mồi trong đó có Rhynocoris fuscipes Fab., Rhynocoris kumarii, Rhynocoris
marginatus thuộc họ Reduviidae. Các loại thuốc trừ sâu sử dụng đều làm thay đổi tỷ lệ
giới tính, làm giảm kích cỡ và trọng lượng, giảm tuổi thọ và khả năng tiêu thụ con mồi
thấp (Ambrose, 1999)
Nghiên cứu về tác động của năm loại thuốc trừ sâu Monocrotophos,
Dimethoate, Methylparathion, Quinalphos, Endosulfan đến bọ xít ăn mồi Rhynocoris
sp.. Trong năm loại thuốc thí nghiệm, thuốc trừ sâu Endosulfan được xem như là thuốc
trừ sâu có tác động thấp nhất và an toàn nhất đối với Rhynocris sp. tiếp theo là

Dimethoate và Quinalphos (Dunston P. Ambrose; M. Anto Claver, 2009).
Một số nghiên cứu về việc chọn lọc thuốc trừ sâu được phát triển gần đây. Theo
Mullin và Croft (1985), sản phẩm thành công đầu tiên là nhóm thuốc pirimicard một
loại thuốc hóa học không giết chết thiên địch nhưng gây chết đối với các loài sâu hại.
Vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu gây nên nhiều tác động tiêu cực, đặt biệt đối với
các loài côn trùng có ích. Theo BACCI và ctv (2006); Fernandes và ctv (2008) nghiên
cứu về việc chọn lọc thuốc trừ sâu đối với thiên địch bắt mồi và đã tìm ra mức độ độc
gây chết thiên địch của các thuốc trừ sâu thuộc nhóm gây ức chế thần kinh. Theo


12

Fernandes và ctv (2010), đã nghiên cứu về tác động của thuốc trừ sâu đến các loài
thiên địch và tiến đến việc chọn lọc một số thuốc trừ sâu đối với thiên địch.
Chọn lọc thuốc trừ sâu là nhân tố quan trọng trong công tác bảo vệ mùa vụ.
Trong nghiên cứu này tác giả chọn thuốc thuộc gốc lân hữu cơ trừ sâu trên bắp cải với
2 mức liều lượng: liều gây chết và dưới mức gây chết để quan sát thuốc tác động lên
thiên địch. Ở liều dưới mức gây chết làm tuổi thọ của thiên địch giảm 1 nửa. Khả năng
sinh sản của con cái giảm 9,6 - 22,8 %, thuốc hóa học cũng làm thay đổi hành vi, làm
giảm hoạt động giao phối của thiên địch hơn 70 % (Anne Alix, 2009).
2.1.4.4 Nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về bọ xít đỏ Rhynocoris sp..
2.2 Sơ lược về sâu khoang Spodoptera litura Fab
Họ - bộ: Noctuidae – Lepidoptera.
2.2.1 Phân bố và ký chủ
Sâu khoang được ghi nhận là xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới nhất là các
nước nhiệt đới bao gồm các nước India, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Srilanka,
Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Châu Úc… Ở nước ta sâu
khoang xuất hiện khắp mọi miền đất nước từ Miền Nam ra Miền Bắc, từ vùng núi đến
ven biển (Nguyễn Thị Chắt, 2006).

Sâu khoang là sâu đa thực, phá hại trên nhiều loại cây trồng, khoảng 200 loài
cây trồng khác nhau, cây lương thực như: cây bắp, khoai lang; cây công nghiệp như:
bông vải, thuốc lá, các loại đậu đỗ; cây rau như: các loại cải, cà chua, bầu bí, các loại
rau ăn lá…(Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.2.2 Triệu trứng gây hại
Phá hại chủ yếu ở giai đoạn sâu non, triệu chứng phá hại phụ thuộc vào độ tuổi
của sâu non. Sâu non càng lớn phá hại càng mạnh, lúc đầu ăn lủng sau đó ăn đứt thành


13

từng mảng lớn chỉ chừa lại gân lá, cuống lá, ngoài ra còn tấn công cả hoa và trái non
khi mật số sâu non cao (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng có kích thước trung bình, thân dài 15 – 20 mm, sải cánh rộng 32 –
42 mm, toàn thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, mép
ngoài cánh có hàng chấm màu nâu đen, cánh sau màu trắng xám, có phản quang màu
tím. Cuối bụng con cái có túm lông, trứng đẻ thành từng ổ hình bầu dục dẹt, bên ngoài
phủ lông màu nâu vàng, đường kính 5 – 7 mm chứa hàng trăm trứng. Thành trùng có
thể sống 4 – 5 ngày tùy theo điều kiện thức ăn.
Trứng hình bán cầu mặt ngoài trứng có nhiều đường gân nổi (36 – 39 đường)
chạy từ đỉnh xuống cắt những đường gân ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ
màu vàng nhạt, gần nở màu nâu nhạt hay xám tro. Trứng thường đẻ ở mặt trên lá và có
nhiều lông bao phủ.
Sâu non trải qua 6 tuổi có màu xám tro hoặc nâu đen, trên lưng có vạch dọc
màu vàng, trên sọc phụ lưng mỗi đốt có hình bán nguyệt màu đen, ở đốt bụng thứ nhất
và thứ 8 hình bán nguyệt này rất to, tạo thành khoang đen rất rõ, đẫy sức dài 35 – 40
mm. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh ổ trứng, gặm lấm tấm biểu bì lá, sâu lớn
tuổi phân tán ăn khuyết lá, sâu phá hại mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong lá.
Từ tuổi 4 – 5 ăn cành mạnh hơn và phản ứng với ánh sáng càng mạnh. Sâu non tuổi 6

ăn ít và bắt đầu chui xuống đất hóa nhộng. Hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu
bóng, dài 18 – 20 mm và có 2 gai cuối bụng, nhộng phát triển từ 8 – 10 ngày thì vũ
hóa vào chiều tối. Sau khi vũ hóa 1 ngày sẽ đẻ trứng, thời gian đẻ trứng là 2 – 5 ngày.
Sâu phát sinh phá hại quanh năm, vòng đời 35 – 40 ngày, trong đó thời gian sâu non
12 – 27 ngày.
Điều kiện thuận lợi cho sâu khoang phát triển là nhiệt độ từ 29 – 30 0C, ẩm độ
không khí 90 %. Vào mùa mưa điều kiện quá ẩm, sâu khoang bị nhiễm nhiều nấm và
vi khuẩn ký sinh làm cho mật số thấp (Nguyễn Thị Chắt, 2006).


×