Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬTTRỒNG RAU TẠI HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT
TRỒNG RAU TẠI HUYỆN TÂN THÀNH,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: LÊ VĂN NGHĨA
Ngành:
NÔNG HỌC
Niên khoá:
2006 – 2010

Tháng 03/2011


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT
TRỒNG RAU TẠI HUYỆN TÂN THÀNH,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả

LÊ VĂN NGHĨA

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 03 năm 2011

i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành ghi ơn sâu sắc ba mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều
kiện cho con được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn Thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn và khuyên
bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh đặc biệt là quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
này.
Chân thành cảm ơn hai bạn Đỗ An Bình và Trần Thanh Hiền đã giúp tôi trong
quá trình điều tra địa bàn huyện Tân Thành rộng lớn.
Chân thành cảm ơn các các nông hộ trồng rau huyện Tân Thành đã trao đổi
thông tin, kinh nghiệm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số
liệu.
Tôi xin cảm ơn bạn bè thân hữu đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực tập tốt nghiệp.
TP Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Nghĩa

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng rau tại huyện
Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được tiến hành từ tháng 08/2010 - 12/2010
nhằm xây dựng cơ sở cho việc xác định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, nắm
bắt quy trình canh tác một số loại rau cũng như những thuận lợi và khó khăn mà người
trồng rau gặp phải. Phương pháp điều tra: nông dân được phỏng vấn theo mẫu phiếu
điều tra được soạn thảo sẵn về hiện trạng canh tác rau. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ,
trong đó 30 hộ tại xã Châu Pha, 20 hộ tại xã Tân Hải và 10 hộ tại xã Sông Xoài. Số
liệu về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên được thu thập từ phòng Nông nghiệp, phòng
thống kê huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết quả điều tra:
Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của
cây rau.
Trình độ học vấn chủ yếu là cấp II và cấp I lần lượt chiếm 56 % và 23 % trong
tổng số 60 hộ điều tra).
Diện tích trồng rau của huyện Tân Thành khoảng 150.200 m2. Diện tích rau ăn
nụ, hoa, quả 86.500 m2 chiếm 57,6 % trong tổng số diện tích 19 loại rau điều tra.
Số hộ có giấy chứng nhận chủ quyền đất là 38 chiếm 63,3 %.
Số hộ chuyên canh tác rau là 55 hộ chiếm 91,7 %.
Kỹ thuật canh tác:
- Làm đất chủ yếu theo phương pháp truyền thống là lên liếp (83,3 %), phơi ải
(46,7 %) và bón vôi (50,0 %).
- Giống: 76,7 % số hộ sử dụng giống F1.
- Phân bón:
+ Phân chuồng: 37 hộ sử dụng chiếm 61,7 %.
+ Phân vô cơ: 60 hộ sử dụng tùy theo tình hình kinh tế nông hộ chiếm
100,0 % . 62,3 % sử dụng urea, 50,0 % hộ sử dụng NPK (16 : 16 : 8).
- Tình hình sâu bệnh hại: phát triển phong phú gây hại trên nhiều loại rau.
iii



- Thuốcs BVTV sử dụng đa dạng, có 10 hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục.
- Tình hình phun thuốc:
+ Có 16 hộ phun lần đầu trước 5 – 8 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 26,7 %.
+ Thời gian cách li trước khi thu hoạch 5 – 8 ngày.
+ Có 43 hộ phun thuốc khi có sâu bệnh chiếm 71,7 %.
- Các nông hộ chưa có thói quen ghi lại nhật ký sản xuất (96,7 %) và chưa có
nhà kho chứa thuốc (81,6 %).
- Chi phí sản xuất: tùy điều kiện canh tác và những loại rau khác nhau mà chi
phí cho mỗi loại rau cũng khác nhau.
- Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán cho thương lái tiêu thụ trong tỉnh.
- Vẫn còn một số hộ chưa xử lý tốt sau thu hoạch (50 hộ chưa xử lý tàn dư thực
vật sau thu hoạch chiếm 83,3 %).
- Nông hộ sản xuất theo kinh nghiệm chiếm đa số với 49 hộ (81,7 %).
- Hiệu quả kinh tế: Có sự chênh lệch lợi nhuận giữa các nông hộ do giá cả bấp
bênh. Húng quế là loại rau thu được lợi nhuận cao nhất (tỷ suất lợi nhuận 7,7 lần).
- Đề xuất của nông dân: chủ yếu đề xuất về kỹ thuật (66,7 %), về vốn (86,7 %)
và về thị trường (73,7 %).
Từ những kết quả điều tra trên cho thấy, người dân trồng rau chưa biết áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
và đạt được lợi nhuận kinh tế cao.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài................................................................................................2
1.3 Yêu cầu của đề tài..................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước ...............................................3
2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới................................................................3
2.1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước..................................................................4
2.1.2.1 Mức tiêu thụ.............................................................................................4
2.1.2.2 Tình hình sản xuất rau trong nước...........................................................5
2.1.2.3 Tình hình ngộ độc rau trong nước ...........................................................6
2.2 Sơ lược về rau an toàn ...........................................................................................7
2.2.1 Khái niệm rau an toàn.....................................................................................7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất rau an toàn ...................................................8
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu...............................................................................8
2.2.2.2 Tình hình sản xuất ...................................................................................9
2.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng ......................................................10
2.2.3.1 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật ....................................................10
2.2.3.2 Hàm lượng nitrate vượt ngưỡng ............................................................11
v



2.2.3.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau.............................................11
2.2.4 Điều kiện để sản xuất “rau an toàn” .............................................................11
2.2.4.1 Đất trồng ................................................................................................12
2.2.4.2 Phân bón ................................................................................................12
2.2.4.3 Nước tưới ...............................................................................................12
2.2.4.4 Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................12
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA....................................14
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra .............................................................................14
3.1.1 Thời gian.......................................................................................................14
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................14
3.2 Đối tượng, nội dung và phạm vi đề tài ................................................................14
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................14
3.2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .................................................................14
3.3 Phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện đề tài ..........................................15
3.3.1 Phương pháp điều tra ....................................................................................15
3.3.2 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu ..........................................15
3.3.3 Tiến độ thực hiện đề tài ................................................................................15
3.4 Phần mềm sử dụng ..............................................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................17
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội .................................17
4.1.1 Vị trí địa lí ....................................................................................................17
4.1.2 Điều kiện đất đai ...........................................................................................17
4.1.3 Điều kiện khí hậu..........................................................................................20
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................22
4.1.5 Tổng hợp hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Tân Thành ................23
4.1.5.1 Diện tích và tình hình sản xuất rau của huyện Tân Thành ....................23
4.1.5.2 Kế hoạch phát triển cây rau ...................................................................24
4.2 Kết quả điều tra ...................................................................................................24
4.2.1 Kết quả điều tra về kinh tế xã hội các hộ điều tra ........................................24

4.2.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất rau ở các hộ được điều tra ....26
vi


4.2.2.1 Diện tích đất nông nghiệp .....................................................................26
4.2.2.2 Tình hình phân bố diện tích cây trồng ...................................................27
4.2.2.3 Cơ cấu giống rau điều tra ......................................................................28
4.2.2.4 Lịch sử canh tác .....................................................................................30
4.2.2.5 Thời vụ trồng rau ...................................................................................32
4.2.2.6 Kỹ thuật canh tác ...................................................................................34
4.2.2.6.1 Kỹ thuật làm đất .............................................................................34
4.2.2.6.2 Nguồn gốc giống rau điều tra .........................................................35
4.2.2.6.3 Khoảng cách, mật độ, chu kỳ tưới và lượng hạt giống rau của nông
hộ…………………………………………………………………………. 37
4.2.2.6.4 Tình hình sử dụng phân bón cho các loại rau.................................39
4.2.2.6.5 Tình hình sâu bệnh hại ...................................................................49
4.2.2.6.6 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại vùng rau điều
tra ...................................................................................................................54
4.2.2.6.7 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế ..............................................59
4.2.2.6.8 Thị trường tiêu thụ ..........................................................................60
4.2.2.6.9 Xử lý rau sau thu hoạch ..................................................................61
4.2.2.6.10 Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất ...................................61
4.2.2.6.11 Đề xuất của nông dân ...................................................................62
4.2.2.6.12 Phân tích S.W.O.T. về sản xuất rau tại vùng điều tra ..................62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................64
5.1 Kết luận................................................................................................................64
5.2 Đề nghị ................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC ......................................................................................................................69


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Food and Agriculture Organization

GAP

Good Agricultural Practices

IPM


Integrated Pest Management



Lao động

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN

Nông nghiệp

Sd

Standard deviation

S.W.O.T.

Strong Weak Opportunity

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TT

Tiếp theo

WHO

World Health Organization

WTO

World Trade Organization

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa các hộ điều tra .........................................25
Hình 4.2: Sơ đồ tổng quát thời vụ trồng rau tại huyện Tân Thành ...............................32
Hình 4.3: Giống khổ qua của địa phương .....................................................................36
Hình 4.4: Giống mướp hương của công ty Trang Nông ...............................................36
Hình 4.5: Cây xà lách được trồng tại xã Tân Hải ..........................................................38
Hình 4.6: Cây dưa leo được trồng tại xã Châu Pha .......................................................38
Hình 4.7 Tác hại của bệnh đốm lá trên xà lách tại xã Châu Pha ...................................50
Hình 4.8: Tác hại của bọ nhảy trên cây cải ngọt tại xã Tân Hải ...................................51


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) và sản lượng (nghìn tấn) rau của một số nước. ................3
Bảng 2.2: Diện tích sản xuất rau an toàn giai đoạn 2005 – 2009 ....................................9
Bảng 2.3: Kết quả xây dựng mô hình ............................................................................10
Bảng 4.1: Các nhóm đất chính của Huyện Tân Thành ..................................................18
Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất ........................................................................19
Bảng 4.3: Trung bình của một số thông số khí hậu – thời tiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(2010).............................................................................................................................21
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng rau đậu các loại của các xã tại huyện Tân
Thành vụ hè thu năm 2009 ............................................................................................23
Bảng 4.5: Kết quả điều tra về tuổi, giới tính các hộ điều tra .........................................25
Bảng 4.6: Kết quả điều tra về số nhân khẩu, số lao động, số lao động phục vụ trong
nông nghiệp ...................................................................................................................26
Bảng 4.7: Diện tích đất trồng rau của các hộ được điều tra ..........................................27
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đất ở các hộ được điều tra trên huyện Tân Thành ..........28
Bảng 4.9: Chủng loại rau được trồng phổ biến tại huyện Tân Thành ...........................29
Bảng 4.10: Cơ cấu cây trồng trong ba vụ gần nhất của các hộ được điều tra ...............30
Bảng 4.12: Thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch của rau tại các hộ điều tra ..........33
Bảng 4.13: Kỹ thuật làm đất ..........................................................................................34
Bảng 4.14: Nguồn gốc giống rau điều tra......................................................................35
Bảng 4.15: Khoảng cách trồng rau ................................................................................37
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng phân bón ở các nông hộ ................................................40

Bảng 4.17: Liều lượng phân vô cơ được sử dụng cho một số loại rau điều tra tại huyện
Tân Thành ......................................................................................................................42
Bảng 4.18: Liều lượng phân vô cơ được sử dụng cho một số loại rau điều tra tại huyện
Tân Thành (tt) ................................................................................................................43
x


Bảng 4.19: Liều lượng phân vô cơ được sử dụng cho một số loại rau điều tra tại huyên
Tân Thành (tt) ................................................................................................................44
Bảng 4.20: Liều lượng phân vô cơ được sử dụng cho một số loại rau điều tra tại huyện
Tân Thành (tt) ................................................................................................................45
Bảng 4.21: Quy trình bón thúc các loại phân cho một số loại rau tại huyện Tân Thành
.......................................................................................................................................46
Bảng 4.22: Quy trình bón thúc các loại phân cho một số loại rau tại huyện Tân Thành
(tt) ..................................................................................................................................47
Bảng 4.23: Quy trình bón thúc các loại phân cho một số loại rau tại huyện Tân Thành
(tt) ..................................................................................................................................48
Bảng 4.24: Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên một số loại rau vùng điều tra .........52
Bảng 4.25: Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên một số loại rau vùng điều tra (tt) ...53
Bảng 4.26: Chủng loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến trên các loại rau ..........54
Bảng 4.27: Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến trên các loại rau.............55
Bảng 4.28: Chủng loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến tại vùng điều tra..............56
Bảng 4.29: Thời gian phun thuốc BVTV lần đầu tiên và cách ly thuốc trước khi thu
hoạch ..............................................................................................................................57
Bảng 4.30: Tổng số lẩn phun thuốc BVTV trên rau tại vùng điều tra ..........................58
Bảng 4.31: Hiệu quả kinh tế các loại rau điều tra (tính trên 1.000 m2) .........................59
Bảng 4.32: Thị trường tiêu thụ ......................................................................................60
Bảng 4.33: Xử lý tàn tàn dư thực vật phương tiện vận chuyển và xử lý rau sau thu
hoạch ..............................................................................................................................61
Bảng 4.34: Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....................................61

Bảng 4.35: Đề xuất của nông dân ..................................................................................62

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn hàng
ngày của nhân dân ta. Ngoài chức năng cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng cần
thiết, nó còn có ý nghĩa về mặt dược liệu. Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có
nguồn thực vật vô cùng phong phú, trong đó có các loại rau. Mỗi năm đã tạo không ít
các giống mới từ lai tạo và nhập nội từ các nước lân cận. Vì vậy, hàng năm rau được
trồng rộng rãi ở các vùng chuyên canh như Đà Lạt, Hooc Môn, Củ Chi, Bà Rịa – Vũng
Tàu… nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh trồng rau với diện tích lớn và nhiều loại. Bước đầu
xây dựng được một số vùng rau an toàn theo hướng VietGAP. Tân Thành là một
huyện mà nghề trồng rau đã có từ lâu và rất phát triển.
Để có thêm thông tin về tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng rau tại địa phương,
ý kiến người dân trong sản xuất và tiêu thụ rau ở các vùng trồng rau của huyện Tân
Thành, qua đó đưa ra khuyến cáo về sau cho các ngành chức năng tại địa phương. Để
góp phần xây dựng cơ sở cho việc xác định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được sự phân công của khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM, dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Hữu Nguyên đề tài “Điều tra tình
hình sản xuất và kỹ thuật trồng rau tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu năm 2010” đã được thực hiện.

1



1.2 Mục đích của đề tài
Tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến
cây rau của huyện Tân Thành.
Tìm hiểu về tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác một số loại rau của bà con
nông dân trên địa bàn điều tra.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Thu thập và ghi nhận tổng quát điều kiện tự nhiên và xã hội, hiện trạng sử dụng
đất, tình hình sản xuất nông nghiệp và cây rau tại địa phương.
Điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn trưc tiếp nông hộ để tìm hiểu các thông
tin về:
- Thời vụ trồng rau;
- Kỹ thuật canh tác: luân canh; xen canh; làm đất; giống và chọn giống; mật độ;
nước tưới; bón phân; tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc.
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
- Quản lý và xử lý các chất thải;
- Thị trường tiêu thụ;
- Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế;
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất;
- Đề xuất của người nông dân về kỹ thuật, vốn, thị trường tiêu thụ và vấn đề
khác có liên quan đến sản xuất rau.
1.4 Giới hạn đề tài
Điều tra 60 hộ tại ba Xã Châu Pha (30 hộ), Tân Hải (20 hộ) và Sông Xoài (10
hộ) của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước

2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Trên thế giới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe con
người và môi trường canh tác, môi trường sống là hướng ưu tiên của nghành nông
nghiệp ở hầu hết các nước từ những năm đầu thế kỹ XXI. Trong đó, rau xanh là sản
phẩm được quan tâm đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ trồng rau nhà
lưới, nhà kính có thể tăng năng suất, cho phép mùa canh tác dài hơn, cung cấp sản
phẩm an toàn hơn. Sản lượng (tấn) rau toàn thế giới năm 2009 là: 246.349.029 và
Năng suất đạt 14,05 tấn/ha.
Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) và sản lượng (nghìn tấn) rau của một số nước.
Năng suất
Trung Quốc

2004

2005

2006

2007

2008

2009

17,35

17,16

17,40


17,15

17,06

16,42

Nhật Bản

26,40

24,55

23,91

23,94

23,94

23,94

Ấn Độ

11,04

11,01

12,23

12,77


13,01

12,31

Mỹ

78,25

78,15

77,81

78,98

79,31

77,41

Việt Nam

12,40

12,57

12,57

12,57

12,57


12,57

139.982

141.871

145.547,7

146.902,8

147.868,5

148.912

2.640

2.700

2.750

2.825

2.825

-

19.173

22.124


27.480,8

29.146

31.402

28.006

175

192

190

190

190

-

6.450

6.600

6.600

6.600

6.600


-

Sản lượng
Trung Quốc
Nhật Bản
Ấn Độ
Mỹ
Việt Nam

(-) không có giá trị
(Nguồn: />3


Qua bảng 2.1 cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng rau cao
nhất do người dân ở các nước này có tập quán sản xuất rau lâu đời. Mỹ và Nhật Bản là
những nước có năng suất rau cao nhất do những nước này đầu tư mạnh khoa học kỹ
thuật, cơ giới hóa và tự động hóa vào sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như ngành
rau nói riêng.
2.1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước
2.1.2.1 Mức tiêu thụ
Theo Phạm Xuân Lân, (2007) điều tra năm 1998 cho thấy tất cả các hộ đều tiêu
thụ rau, và 93 % hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả đựợc tiêu thụ rộng rãi nhất là rau
muống (95 % số hộ tiêu thụ), cà chua (88 %) và chuối (87 %). Mức tiêu thụ rau quả
bình quân của Việt Nam là 71 kg/người/năm. Rau chiếm 3/4 (54 kg), trong khi quả chỉ
chiếm phần còn lại (17 kg). Các sản phẩm quan trọng nhất là rau muống chiếm 31 %
tổng số lượng rau tiêu thụ và chuối chiếm 50 % lượng quả tiêu thụ. Giá trị tiêu thụ rau
quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc
529.000 đồng/hộ. Mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng
thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40 % tổng giá trị. Tiêu thụ rau quả chiếm
khoảng 4 % tổng giá trị chi phí tiêu dung. Tuy nhiên mức tiêu thụ rau quả giữa các

vùng là rất khác nhau. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mức tiêu thụ cả
rau và quả là cao nhất. Trung bình mức tiêu thụ rau bình quân của Hà Nội và thành
phố HCM tương ứng là 106 kg /người/năm và tiêu thụ quả là 53 kg/người/năm. Trong
khi đó, ở các vùng nông thôn mức tiêu thụ rau và quả bình quân đầu người thấp hơn
nhiều, như miền núi phía bắc (MNPB) chỉ đạt 27 kg rau/năm và 4 kg quả/năm, hay
Đồng bằng sông Hồng chỉ có 9 kg quả/năm và 45 kg rau. Thành phần tiêu thụ rau quả
cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng
rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến
hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su
hào có trên 90 % số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu
thụ, nhƣng dưới 15 % số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu
thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.

4


Tuy nhiện mức tiêu thụ rau nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
điệu kiện nơi nhà ở có gần vườn, ruộng không, điều kiện chế biến, sự hiểu biết về rau
của mỗi hộ gia đình.
2.1.2.2 Tình hình sản xuất rau trong nước
Theo tổng cục thống kê Việt Nam (2009) diện tích trồng rau của cả nước năm
2005 là 635.100 ha, sản lượng 6.600.000 tấn và năng suất bình quân 12,57 tấn/ha.
Rau được sản xuất chủ yếu theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng
hóa, trong đó rau sản xuất theo hang hóa tập trung chính ở 2 khu vực:
+ Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư.
Sản phẩm chủ yếu tập trung cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong
phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ
thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô
nhiểm môi trường canh tác cao.
+ Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được

trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục
vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành
như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic
không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ
thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các cây quý hiếm, năng
suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi
trường.
Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay:
- Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn
quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến
lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến
lược về diện tích sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài
do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.
5


- Qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản
xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và
tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức
cạnh tranh của nông sản.
- Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình
thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp
đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng
doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm
cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.
(Nguồn: />
2.1.2.3 Tình hình ngộ độc rau trong nước
Ngộ độc thực phẩm do rau có thể xảy ra khi trên rau còn dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật (việc ngộ độc xảy ra nhanh hơn, triệu chứng rõ ràng hơn), dư lượng kim loại
nặng, nitrate vượt ngưỡng cho phép hay trong rau có hàm lượng vi khuẩn gây hại
(Salmonella, E. coli) cao.
Trong các năm 2001 – 2002 trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có chứa dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật cao, có vụ tới hàng trăm người phải vào viện cấp cứu. Ở thành
phố Hồ Chí Minh gần 70 % số vụ ngộ độc liên quan đến rau, còn ở thành phố Hà Nội
số vụ ngộ độc do rau xanh nhiễm hóa chất chiếm 77 %. Theo vietbao đưa tin, trong hai
ngày 9 – 10/03/2002 tại bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận 18 bệnh nhân bị ngộ độc
thực phẩm sau khi các bệnh nhân ăn rau muống vào trưa ngày 09/03. Đến ngày 20 –
21/03/2002, Khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai cấp cứu cho 15 bệnh nhân bị ngộ
độc thực phẩm; sau khi gởi mẫu đi xét nghiệm, các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng thông
báo: cả 15 bệnh nhân đều bị ngộ độc do ăn phải rau mồng tơi nhiễm Monitor (một loại
thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm) (Như Trang, 2002). Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ
Chí Minh, chỉ trong chín tháng đầu năm 2009 trên địa bàn đã xảy ra 19 vụ ngộ độc
thực phẩm khiến 1.100 người bị ngộ độc, trong đó hơn 40 % số vụ xảy ra tại bếp ăn
tập thể, căng – tin, đám cưới. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, hiện nay
trên địa bàn thành phố có hơn 11 nghìn ha trồng rau, màu. Lượng rau củ quả mới chỉ
6


đáp ứng được 20 % nhu cầu tiêu dùng của người dân. 80 % số rau màu còn lại được
cung cấp từ các tỉnh, thành phố lân cận và nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc)
(Nguyễn Đình Kháng, 2009).
Salmonella là vi khuẩn sống trong ruột người và động vật. Chúng gây bệnh
salmonella – được biết là bệnh viêm đường ruột và dạ dày. Bệnh Salmonella truyền
sang người do ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn Salmonella có ở
khắp mọi nơi và có thể nhiễm bất cứ loại thức ăn nào, nhưng thông thường nhất là
trứng tươi, sản phẩm từ trứng, sữa, rau quả tươi, ngũ cốc và nước (Đỗ Quyên, 2010).
Bên cạnh đó còn có “Hội chứng trẻ xanh” vì ăn rau nhiễm độc, đây là hội chứng

thường xảy ra khi đứa trẻ dưới 1 tuổi, gây “tắc nghẽn hóa học” và kìm hãm sự vận
chuyển oxy trong máu làm cho đứa trẻ xanh xao, chậm lớn và gầy yếu do ăn phải
nguồn rau có hàm lượng NO 3 - vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng NO 3 - trong phân
đạm tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong rau xanh do nông dân sử dụng lượng phân
đạm quá nhiều để “thúc” cho rau nhanh lớn (Hồng Hải, 2010).
2.2 Sơ lược về rau an toàn
2.2.1 Khái niệm rau an toàn
Theo quyết định số 99/2008/QĐ – BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, rau an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản
xuất, sơ chế phù hợp với các qui định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong
VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau tươi an toàn tại Việt
Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ
tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an
toàn là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu
hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi
xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).

7


2.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất rau an toàn
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu
Phân bón hữu cơ sinh học là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và
vi lượng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thì việc
phân giải chất hữu cơ diễn ra với cường độ cao nên dễ thất thoát chất dinh dưỡng
(Moris và Ma, 1975). Trương Vĩnh Hải (2003), cho rằng phân bón hữu cơ sinh học có
thể thay thế phân chuồng tại chỗ để canh tác rau ăn lá trong nhà lưới vẫn đảm bảo

năng suất và chất lượng rau. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Agrostim, Humix,
Komix không gây dư đạm trên rau. Dưới tác dụng của các chủng vi sinh vật trong
phân hữu cơ sinh học tất cả các chất dinh dưỡng của cây trồng trong hỗn hợp phân bón
dưới dạng vô cơ khó phân giải hoặc dạng hữu cơ đều được khoáng hóa và chuyển
thành dạng dễ tiêu, làm giảm mức sử dụng phân hóa học, không gây độc hại cho đất
(Vương Khả Cúc, 2004).
Trong ba loại phân: phân trâu, bò và phân gia cầm chỉ nên sử dụng phân trâu bò
có nguồn gốc thức ăn tự nhiên vào sản xuất rau theo hướng hữu cơ nhưng mức bón
phải hạn chế (Phạm Anh Cường, 2004). Theo Huỳnh Thị Kim Cúc, 2005 cho rằng
phân bò (so sánh với phân cút, phân heo) khi bón cho cây xà lách thì mức độ an toàn
của sản phẩm cao hơn. Sử dụng giá thể gồm hỗn hợp phân trùn, bụi dừa, tro trấu (tỷ lệ
1:1:1) cho cải ngọt, cải bẹ xanh và rau dền hoặc giá thể gồm hỗn hợp bụi dừa, tro trấu,
vỏ đậu phộng (tỷ lệ 1:1:1) cho xà lách thì không cần bón thêm phân vô cơ, phân hữu
cơ và bánh dầu (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2007).
Bùi Đình Dinh và ctv (1996), trong các loại rau nghiên cứu thì rau ăn lá có hàm
lượng nitrate trong rau cao nhất. Đối với rau ăn quả nitrate tích lũy chủ yếu trong quả.
Thí nghiệm cũng cho thấy cải bắp không được bón phân lân, đặc biệt là khi bón nhiều
đạm, nitrate tích lũy rất cao, vượt khỏi giới hạn cho phép. Cùng với liều lượng phân vô
cơ, bón tăng lượng phân chuồng cũng làm tăng hàm lượng nitrate trong bắp cải, ngoài
ra sử dụng phân chuồng bón thúc cũng làm tăng hàm lượng nitrate trong bắp cải. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, sau khi bón đạm urea vào đất, hàm lượng NH+
tăng cực đại sau 8 ngày, sau đó giảm, quá trình hình thành NO 3 - thì có qui luật ngược

8


lại, tăng dần theo thời gian. Ở Srilanka, nếu kết hợp 10 tấn phân gia cầm và NPK
khoáng thì năng suất sẽ là 81,8 tấn/ha (Maraikar và ctv, 1998).
2.2.2.2 Tình hình sản xuất
Tại 21 tỉnh thành Đông và Tây Nam bộ, diện tích rau các loại đạt 266.147 ha,

tăng 17.247 ha (tăng 7 %) so với năm 2006, trong đó các tỉnh vùng ĐBSCL đạt 188.580
ha, chiếm 71 % diện tích rau các loại toàn vùng. Hiện nay rau an toàn được sản xuất từ
các tỉnh so với tổng diện tích rau là không nhiều. TP. HCM có diện tích rau an toàn lớn
nhất với 2.100 ha, Đồng Nai 600 ha, Bà Rịa Vũng Tàu 552 ha, Vĩnh Long 470 ha, Tiền
Giang 450 ha, Tây Ninh 300 ha và Long An 255 ha. Các tỉnh khác còn lại có diện tích
rau an toàn không lớn, dưới 50 ha/tỉnh (Dương Văn Chín, 2007).
Theo sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh:
Bảng 2.2: Diện tích sản xuất rau an toàn giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

Diện tích canh tác rau (ha)

2.115

2.025

2.611

2.874


2.874

Diện tích gieo trồng rau (ha)

8.524

9.235

9.247

9.010

10.000

163.962

176.146

179.079

191.620

210.000

1.712

1.712

2.030


2.031

2.408

8.382

8.773

8.785

8.659

9.626

Sản lượng rau (tấn)
Diện tích canh tác rau an
toàn (ha)
Diện tích gieo trồng rau an
toàn (ha)

(Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM, 2010)
Diện tích gieo trồng rau nói chung và rau an toàn nói riêng trong 4 năm (2006 –
2009) tại TP. HCM đã tăng nhanh là kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ của
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: So với năm 2006 diện tích canh
tác rau năm 2009 đã tăng 41,9 %, trong đó diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
tăng 40,6 %, diện tích gieo trồng tăng 8,3 %, sản lượng rau tăng 19,3 %.

9



Bảng 2.3: Kết quả xây dựng mô hình
Loại mô hình

Diện tích đầu tư mô hình (ha)

Rau ăn lá trong nhà lưới

19,496.9

Rau ăn quả - Giàn leo

8,336.1

Hệ thống tưới

19,206.8

Tổng cộng

47,039.8
(Chi cục BVTV Bà Rịa – Vũng Tàu, 2007)

Chi cục BVTV Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với trường Đại học Nông Lâm
TP HCM thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, ngày 28/09/2004 đã
thông qua báo cáo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn như sau: Xác định vùng trồng
rau an toàn đến 2010 là 1.418 ha, trong đó diện tích hiện trạng chuyên canh là 412,38
ha. Trong năm 2004 – 2005 tỉnh đã đầu tư xây dựng được 47 ha mô hình cho 275 hộ
nông dân, cụ thể ở bảng 2.3.
2.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
Sản phẩm rau không an toàn có thể do ít nhất một trong số các nguyên nhân

sau: do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng phương pháp (gây ô nhiễm thuốc
bảo vệ thực vật); sử dụng phân đạm không đúng phương pháp (gây ô nhiễm nitrate
NO 3 -); do tồn dư kim loại nặng trong rau (có thể có nguồn gốc từ đất, nước, nông
dược, phân hữu cơ); do sử dụng nước tưới, phân hữu cơ không đạt tiêu chuẩn (gây ô
nhiễm vi sinh vật).
2.2.3.1 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt
vật được phun (lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước) và một lớp chất lắng gọi là dư
lượng ban đầu của thuốc.
Từ cuối thập niên 80 đến nay, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam
ngày càng gia tăng cả về số lượng hoạt chất và khối lượng sử dụng. Nếu như trong
năm 1982, lượng thuốc nhập vào Việt Nam là 11.680 tấn thì năm 1983 là 23.970 tấn,
tăng hơn 200 %. Năm 1993, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam khoảng
24.800 tấn, năm 1995 là 25.766 tấn, riêng các tỉnh phía Nam lượng thuốc nhập đã hơn
5.000 tấn thành phẩm và hơn 2.500 tấn hoạt chất.
10


Nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng phương
pháp và thời gian cách ly.
2.2.3.2 Hàm lượng nitrate vượt ngưỡng
Nitrate vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng
vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm.
Trong hệ thống tiêu hóa nitrat bị khử thành nitrit (NO 2 ). Nitrit là một trong
những chất chuyển biến oxyhemoglobin. Ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp tế bào, ảnh
hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ
thể người, lượng nitrate ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây
ung thư gọi là nitrosamin. Vì thế, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng
nitrat trong rau không được quá 300 mg/kg rau tươi. Nhưng các nhà khoa học Mỹ lại
cho rằng hàm lượng nitrat còn phụ thuộc vào từng loại rau.

Nguyên nhân rau bị ô nhiễm nitrat: dùng phân đạm không đúng phương pháp
(quá liều, không đảm bảo thời gian cách ly).
2.2.3.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau
Sự lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc trừ bệnh cùng với phân
bón các loại (phân rác, phân chuồng từ chăn nuôi công nghiệp) đã làm cho một lượng
kim loại nặng bị rửa trôi xuống mương vào ao, hồ, sông, suối, xâm nhập vào mạch
nước ngầm gây ô nhiễm. Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng còn thẩm thấu,
hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới
được rau xanh hấp thụ.
2.2.4 Điều kiện để sản xuất “rau an toàn”
Hiện nay đã có những quy định chung cho sản xuất rau an toàn trên đồng
ruộng; tuy nhiên khi vận dụng phải cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của
địa phương.
Nhìn chung, muốn tổ chức sản xuất thành công rau thương phẩm an toàn, cần
đáp ứng được các điều kiện như: trình độ nhân lực (trình độ của người sản xuất), chất
lượng đất trồng (phù hợp cho từng loại rau, không bị ô nhiễm theo TCVN 4046:1985,
TCVN 5297:1995 hoặc 10TCN 367:1999), chất lượng nước tưới (đảm bảo chất lượng
theo chuẩn TCVN 6000:1995 hoặc TCVN 5994:1995), kỹ thuật sử dụng phân bón (sử
11


dụng đúng phương pháp các loại phân bón có trong danh mục được phép sử dụng trên
rau), kỹ thuật canh tác rau an toàn (lưu ý các vấn đề về giống, luân canh, xen canh),
phòng trừ sâu bệnh (áp dụng phương pháp IPM).
2.2.4.1 Đất trồng
Đất để sản xuất “rau an toàn” phải phù hợp với từng loại rau, không trực tiếp
chịu ảnh hưởng xấu của chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh
viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
2.2.4.2 Phân bón
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục hoặc

phân hữu cơ vi sinh đã được phép sử dụng, tuyệt đối không được dùng các loại phân
hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng tươi, phân rác ủ chưa hoai mục). Sử dụng hợp
lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ). Số lượng phân được sử dụng dựa trên tiêu
chuẩn cụ thể qui định trong các qui trình của từng loại rau và phải kết thúc bón trước
khi thu hoạch sản phẩm từ 15 – 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong
danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam). Dần dần từng bước thay thế một phần
phân vô cơ bằng các dạng phân hữu cơ sinh học và phải sử dụng đúng theo hướng dẫn.
2.2.4.3 Nước tưới
Chỉ sử dụng các nguồn nước không bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại. Tuyệt
đối không dùng nước thải từ công nghiệp, thành phố, khu dân cư, bệnh viện, nước thải
từ các khu vực chăn nuôi, nước ao mương tù đọng để canh tác rau an toàn.
2.2.4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Phải áp dụng phòng trừ tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là các loại thuốc phổ rộng, có thời gian tồn lưu lâu.
Để thực hiện công tác bảo vệ thực vật có hiệu quả cao, ít độc hại cho con người và môi
trường, cần chú ý các biện pháp chính sau:
+ Giống: Phải chọn giống sinh trưởng mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
Khuyến cáo sử dụng giống mới, giống lai F 1 , năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi
cao với điều kiện địa phương, chống chịu tốt các loại dịch hại, có mẫu mã thích nghi với
thị hiếu người tiêu dùng. Đa dạng hóa chủng loại rau, để dễ dàng bố trí trong hệ thống

12


canh tác, phù hợp với điều kiện địa phương và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
trồng. Các cây con giống cần phải xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp
phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú
ý thực hiện chế độ luân canh, xen kẽ giữa các loại rau khác họ với nhau một cách triệt
để. Về nguyên tắc, trên cùng một mảnh đất không được trồng độc canh một loại rau.

Cần thực hiện luân canh theo không gian và thời gian, chu kỳ luân canh càng lớn càng
tốt. Luân canh ngoài việc cách ly ký chủ sâu bệnh còn làm đa dạng chủng loại rau cho
thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.
+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết theo hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc
trong danh mục cấm dùng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam hoặc các loại thuốc có độ
độc cao (thuộc nhóm I và II) và thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và Lân hữu cơ.
Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc và các thuốc có độ độc
thấp (thuộc nhóm III trở lên), thuốc mau phân hủy, ít ảnh hưởng có hại đến các loài
sinh vật có ích trên đồng ruộng.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc bốn đúng: đúng loại
thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ, đúng thời gian cách ly. Cần sử dụng luân phiên các
loại thuốc khác nhau để tránh lờn thuốc. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch
đúng theo hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không được dấm ủ rau tươi
(xử lý sản phẩm sau thu hoạch) bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

13


×