Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ KHẢ NĂNG ĂN RẦY MỀM (Homoptera: Aphididae) CỦA LOÀI RUỒI XÁM Leucopis formosana Hennig, 1938 (Diptera: Chamaemyiidae) TRÊN MỘT SỐ CÂY KÍ CHỦ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 70 trang )

i

NGHIÊN CỨU TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ KHẢ NĂNG ĂN
RẦY MỀM (Homoptera: Aphididae) CỦA LOÀI RUỒI XÁM
Leucopis formosana Hennig, 1938 (Diptera: Chamaemyiidae)
TRÊN MỘT SỐ CÂY KÍ CHỦ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Tác giả
LƢ VĂN THÔNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ

Con thành kính ghi ơn công sinh thành nuôi dưỡng của Ba Mẹ và gia đình.
Tôi chân thành biết ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt - Giáo viên hướng dẫn Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm chỉ dạy, truyền đạt cho tôi
những điều quý báu trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi vô cùng cảm kích trước sự tận tình của toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường, cũng như các Anh, Chị tại Chi cục Bảo vệ thực vật các
tỉnh Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, các bác nông dân tại địa


phương đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp và sự hỗ trợ về chuyên môn của Dr. S.D. Gaimari (Plant Pest
Diagnostics Branch, California Department of Food & Agriculture, USA) và Dr. V.N.
Tanasijtshuk (Russian Academy of Sciences Zoological Institate).
Tôi chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07BVA cùng những người bạn thân yêu
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lư Văn Thông



iii

TÓM TẮT

Lư Văn Thông, tháng 8/2011. Nghiên cứu tập quán sinh hoạt và khả năng ăn
rầy mềm (Homoptera: Aphididae) của loài ruồi xám Leucopis formosana Hennig,
1938 (Diptera: Chamaemyiidae) trên một số cây kí chủ tại Tp. Hồ Chí Minh và
vùng phụ cận. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt - Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011, trong điều kiện phòng
thí nghiệm Côn trùng của Bộ môn Bảo vệ thực vật và ngoài đồng, chúng tôi đã theo
dõi và ghi nhận được một số kết quả như sau:
1. Một số cây kí chủ của rầy mềm
Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2011 tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận chúng
tôi đã ghi nhận được sự hiện diện của rầy mềm trên 12 loại cây trồng, trên cả 12 loại
cây kí chủ này đều có sự hiện diện của nhiều loài thiên địch của rầy mềm nhưng ruồi

xám Leucopis formosana Hennig là loài phổ biến nhất, chúng xuất hiện ở 11 loại cây
kí chủ vớ

khá cao, bao gồm: đậu đũa (70%), cỏ hôi (22,9%), dưa leo

(13,33%), đậu đen (3,2%), cam (2,15%), khổ qua (0,8%), bắp (0,4%) và bốn loài cây
kí chủ khác chưa xác định được có
xám khá phổ biến trên cây họ đậu và họ bầ

từ 6,67% tới 25%. Trong đó, ruồi
của chúng trên đậu đũa,

đậu đen, khổ qua và dưa leo cũng khá cao lần lượt là 29,8%, 30,36%, 5,58%, 17,02%.
2. Khả năng phát triển của Leucopis formosana trong điều kiện không chọn
lựa
Trong điều kiện không chọn lựa về cây kí chủ, vòng đời của ruồi xám L.
formosana trên cây họ bầu bí (12,3 ± 0,7 ngày trên khổ qua và 12,4 ± 0,7 ngày trên
dưa leo) tương đối dài hơn trên cây họ đậu (11,3 ± 0,2 ngày trên đậu đũa và 11,2 ± 0,2


iv

ngày trên đậu đen). Khả năng đẻ trứng của thành trùng ruồi xám trên cây họ đậu
(238,2 ± 41,9 trứng trong 19,0 ± 1,0 ngày trên đậu đũa và 151,8 ± 68,9 trứng trong
23,0 ± 2,6 ngày trên đậu đen) tương đối cao hơn trên cây họ bầu bí (25,8 ± 5,3 trứng
trong 7,0 ± 2,6 ngày trên khổ qua và 58,6 ± 14,6 trứng trong 10,7 ± 2,6 ngày trên dưa
leo). Trong suốt thời gian đẻ trứng của thành trùng, số lượng trứng trên bốn loại cây kí
chủ luôn có nhiều biến động tăng, giảm. Thành trùng ruồi xám đẻ trứng rải rác ở
những vị trí hiện diện rầy mềm trên cây kí chủ. Ấu trùng ruồi xám


hả năng

ăn mồi cao nhất ở 3 ngày tuổi. Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng ruồi xám trên cây
họ bầu bí (35,2 ± 7,5 rầy mềm trên khổ qua và 26,4 ± 4,8 rầy mềm trên dưa leo) tương
đối cao hơn trên cây họ đậu (23,3 ± 2,3 rầy mềm trên đậu đũa và 20,7 ± 2,7 rầy mềm
trên đậu đen).
3. Khả năng phát triển của Leucopis formosana trong điều kiện có chọn lựa
Trong điều kiện có chọn lựa về cây kí chủ, vòng đời của ruồi xám L. formosana
trên cây họ bầu bí (12,3 ± 0,1 ngày trên khổ qua và 12,6 ± 0,6 ngày trên dưa leo) tương
đối dài hơn trên cây họ đậu (11,5 ± 0,2 ngày trên đậu đũa và 11,9 ± 0,5 ngày trên đậu
đen). Khả năng đẻ trứng của thành trùng ruồi xám trên cây họ đậu (68,3 ± 8,3 trứng
trong 19,7 ± 0,6 ngày trên đậu đũa và 20,0 ± 2,7 trứng trong 18,0 ± 1,0 ngày trên đậu
đen) tương đối cao hơn trên cây họ bầu bí (14,9 ± 0,8 trứng trong 11,7 ± 0,6 ngày trên
khổ qua và 26,7 ± 5,5 trứng trong 11,3 ± 0,6 ngày trên dưa leo). Trong suốt thời gian
đẻ trứng của thành trùng, số lượng trứng trên bốn loại cây kí chủ luôn có nhiều biến
động tăng, giảm. Thành trùng ruồi xám đẻ trứng rải rác ở những vị trí hiện diện rầy
mềm trên cây kí chủ. Ấu trùng ruồi xám

hiện

cao nhất ở 3 ngày

tuổi. Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng ruồi xám trên cây họ bầu bí (27,0 ± 0,3 rầy
mềm trên khổ qua và 32,8 ± 2,4 rầy mềm trên dưa leo) tương đối cao hơn trên cây họ
đậu (23,7 ± 1,4 rầy mềm trên đậu đũa và 22,2 ± 1,8 rầy mềm trên đậu đen).
Kết quả nghiên cứu bước đầu trong điều kiện không chọn lựa và có chọn lựa
cho thấy loài ruồi xám L. formosana có thời gian vòng đời trên khổ qua và dưa leo dài
hơn trên đậu đũa và đậu đen nhưng khả năng đẻ trứng của thành trùng ruồi xám trên
đậu đũa và đậu đen cao hơn trên khổ qua và dưa leo. Thành trùng ruồi đẻ trứng rải rác



v

nơi hiện diện rầy mềm trên cây kí chủ, số lượng trứng hàng ngày thu được trên cả bốn
loại cây kí chủ luôn có nhiều biến động tăng, giảm. Ấu trùng ruồi xám

khả

năng ăn mồi cao nhất ở 3 ngày tuổi và ấu trùng có khả năng tiêu thụ rầy mềm trên khổ
qua và dưa leo cao hơn trên đậu đũa và đậu đen.


vi

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

TRANG TỰA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... xi
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 2

1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 Đặc điểm chung về họ ruồi ăn rầy mềm Chamaemyiidae ...................................... 3
2.1.1 Vị trí phân loại họ Chamaemyiidae ..................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm chung họ Chamaemyiidae ................................................................... 4
2.1.3 Vùng phân bố của họ Chamaemyiidae trên thế giới ........................................... 5
2.2 Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 5
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 14
2.3 Một số đặc điểm sinh học của loài ruồi xám Leucopis formosana ...................... 14
2.3.1 Vị trí phân loại loài ruồi xám Leucopis formosana ........................................... 14
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 14
2.3.3 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 14
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 17
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 17


vii

3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................ 17
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................................... 17
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm............................................................................. 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.4.1 Điều tra thành phần cây kí chủ của rầy mềm

Leucopis

formosana tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ...................................................... 18

3.4.2 Nghiên cứu tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis
formosana trên một số cây kí chủ trong điều kiện không chọn lựa ........................... 20
3.4.3 Nghiên cứu tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis
formosana trên một số cây kí chủ trong điều kiện có chọn lựa .................................. 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 28
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 28
4.1 Một số cây ký chủ của rầy mềm

Leucopis formosana phân

bố tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ................................................................... 28
4.2 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên một số cây kí chủ trong điều kiện không chọn lựa.............................................. 31
4.2.1 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên đậu đũa và đậu đen kí chủ của rầy mềm Aphis craccivora ................................. 31
4.2.2 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên khổ qua và dưa leo kí chủ của rầy mềm Aphis gossypii ...................................... 36
4.3 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên một số cây kí chủ trong điều kiện có chọn lựa .................................................... 41
4.3.1 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên đậu đũa và đậu đen kí chủ của rầy mềm Aphis craccivora ................................. 41
4.3.2 Tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm của ruồi xám Leucopis formosana
trên khổ qua và dưa leo kí chủ của rầy mềm Aphis gossypii ...................................... 44
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 50
5.1 Kết luận................................................................................................................. 50
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 57



viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Trang

Bảng 1: Một số ghi nhận về vùng phân bố của cây kí chủ và con mồi của một số loài
trong họ Chamaemyiidae trên thế giới ......................................................................... 6
Bảng 4.1: Mức độ xuất hiện của các thiên địch rầy mềm trên một số cây kí chủ phân
bố tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận từ 26/2-31/3/2011 ..................................... 30
Bảng 4.2: Vòng đời của L. formosana trong điều kiện không chọn lựa tại phòng thí
nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 30/3-26/4/2011 ................................ 32
Bảng 4.3: Một số đặc điểm khác của L. formosana trong điều kiện không chọn lựa
tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 30/3-26/4/2011 ........... 34
Bảng 4.4: Khả năng ăn mồi của ấu trùng L. formosana trong điều kiện không chọn
lựa tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 8/4-30/4/2011 ....... 35
Bảng 4.5: Vòng đời của L. formosana trong điều kiện không chọn lựa tại phòng thí
nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 20/5-4/6/2011 .................................. 36
Bảng 4.6: Một số đặc điểm khác của L. formosana trong điều kiện không chọn lựa
tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 20/5-4/6/2011 ............. 37
Bảng 4.7: Khả năng ăn mồi của ấu trùng L. formosana trong điều kiện không chọn
lựa tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 15/5-31/5/2011..... 39
Bảng 4.8: Vòng đời của L. formosana trong điều kiện có chọn lựa tại phòng thí
nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 28/4-22/5/2011 ................................ 41
Bảng 4.9: Một số đặc điểm khác của L. formosana trong điều kiện có chọn lựa tại
phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 28/4-22/5/2011 ................ 42
Bảng 4.10: Khả năng ăn mồi của ấu trùng L. formosana trong điều kiện có chọn lựa
tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 8/4-30/4/2011 ............. 43

Bảng 4.11: Vòng đời của L. formosana trong điều kiện có chọn lựa tại phòng thí
nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 24/5-7/6/2011 .................................. 44
Bảng 4.12: Một số đặc điểm khác của L. formosana trong điều kiện có chọn lựa tại
phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 24/5-7/6/2011 .................. 45


ix

Bảng 4.13: Khả năng ăn mồi của ấu trùng L. formosana trong điều kiện có chọn lựa
tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Trường ĐHNL TPHCM từ 15/5-31/5/2011 ........... 47
Biểu đồ
Biểu đồ 3: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 5
năm 2011 ................................................................................................................... 18
Biểu đồ 4.1: Diễn biến đẻ trứng của thành trùng L. formosana trên đậu đũa, đậu đen,
khổ qua và dưa leo qua các ngày sau vũ hóa trong điều kiện không chọn lựa........... 38
Biểu đồ 4.2: Diễn biến ăn mồi của ấu trùng L. formosana trên đậu đũa, đậu đen, khổ
qua và dưa leo qua các ngày sau nở trong điều kiện không chọn lựa ........................ 40
Biểu đồ 4.3: Diễn biến đẻ trứng của thành trùng L. formosana trên đậu đũa, đậu đen,
khổ qua và dưa leo qua các ngày sau vũ hóa trong điều kiện có chọn lựa ................. 46
Biểu đồ 4.4: Diễn biến ăn mồi của ấu trùng L. formosana trên đậu đũa, đậu đen, khổ
qua và dưa leo qua các ngày sau nở trong điều kiện có chọn lựa .............................. 47


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình

Trang


Hình 2.1: Gai móc ở miệng ấu trùng loài Leucopis conciliate .................................... 4
Hình 2.2: Trứng Leucopis verticalis với ngấn nở trứng ............................................ 12
Hình 2.3: Ấu trùng Leucopis verticalis ...................................................................... 13
Hình 2.4: Ruồi xám Leucopis formosana Hennig ..................................................... 15
Hình 3.1: Cây kí chủ được trồng trong chậu và có bao bọc xung quanh .................. 20
Hình 3.2: Thành trùng ruồi xám được nuôi trong điều kiện không chọn lựa ............ 22
Hình 3.3: Ấu trùng ruồi xám được nuôi trong điều kiện không chọn lựa ................. 23
Hình 4.1: Một số loài thiên địch rầy mềm ................................................................. 33
Hình 4.2: Ấu trùng L. formosana ăn mồi ................................................................... 36


xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

“-”: không có/thiếu dữ liệu
DHNL TPHCM: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
HĐT: hậu đẻ trứng
SD (Standard Deviation): độ lệch chuẩn
TB: trung bình
TĐT: tiền đẻ trứng
TGĐT: thời gian đẻ trứng
TLĐC: tỷ lệ đực cái
TLĐT: tỷ lệ đẻ trứng
TLHD: tỷ lệ hiện diện
TLHN: tỷ lệ hóa nhộng
TLTN: tỷ lệ trứng nở
TLVH: tỷ lệ vũ hóa
TSXH:


xuất hiện

TTTT: tuổi thọ thành trùng
VTĐT: vị trí đẻ trứng


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, ngành trồng trọt ở nước ta đang phải đối diện với ba vấn đề lớn là bảo
vệ cây trồng, bền vững sinh thái và sức khỏe người tiêu dùng. Bằng cách nào có thể
bảo vệ tốt cây trồng mà vẫn đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái và an toàn sức khỏe
người tiêu dùng? Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà bảo vệ thực vật.
Trong quản lí dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management), biện pháp sinh
học được coi là biện pháp có thể góp phần giải quyết những vấn đề trên.
Rầy mềm (Homoptera: Aphididae) là loài côn trùng gây hại có ý nghĩa kinh tế
trên nhiều loại cây trồng như: đậu hà lan, đậu đũa, đậu đen, dưa hấu, bông vải, bắp;…
Với mật số lớn chúng có thể gây ra cong, vàng và biến dạng của lá, và sự còi cọc của
chồi; chúng còn tiết ra một lượng lớn chất dịch ngọt, sau đó chuyển sang màu đen với
sự phát triển của nấm bồ hống Capnodium spp. (Capinera, 2008). Một vài loài rầy
mềm còn là vector truyền bệnh virus cho cây trồng (Omatsu và ctv., 2004; Davis và
ctv., 2006), từ đó ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất cây trồng.
Thành phần các loài thiên địch của rầy mềm rất đa dạng như bọ rùa
(Coleoptera: Coccinellidae), bọ xít ăn thịt (Hemiptera: Anthocoridae), chuồn chuồn cỏ
(Neuroptera: Chrysopidae, Hemerobiidae), ong kí sinh (Hymenoptera: Aphidiidae)
(González và ctv., 1978), ruồi ăn rầy mềm (Diptera: Cecidomyiidae, Chamaemyiidae

Syrphidae) (McAlpine và ctv., 1987; Gaimari và Turner, 1996; Capinera, 2008);…
Trong đó, ruồi ăn rầy mềm họ Chamaemyiidae có tiềm năng quan trọng trong kiểm
soát tự nhiên và sinh học đối với những loài trong bộ Homoptera (Gaimari và Turner,
1997).


2

Mặc dù đã có những kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, vị trí
phân loại, phân bố và những đánh giá về tiềm năng kiểm soát sinh học đối với rầy
mềm (Tanasijtshuk, 1996 và 1999; Nguyễn Thị Chắt và ctv., 2009), nhưng tập quán
sinh hoạt và khả năng ăn mồi của loài ruồi xám Leucopis formosana Hennig (Diptera:
Chamaemyiidae) trên các cây kí chủ khác nhau thì ít được biết đến. Việc tiếp tục đi
sâu nghiên cứu về loài này là cần thiết và được sự đồng ý của Khoa Nông học –
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tập quán sinh hoạt và khả năng ăn rầy mềm (Homoptera:
Aphididae) của loài ruồi xám Leucopis formosana Hennig, 1938 (Diptera:
Chamaemyiidae) trên một số cây kí chủ tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận”.

1.2 Mục tiêu đề tài
Ghi nhận thành phần, phân bố cây kí chủ của rầy mềm

ruồi

xám L. formosana tại Tp. Hồ Chí Minh, vùng phụ cận và hiểu biết về tập quán sinh
hoạt, khả năng ăn mồi của L. formosana trên một số cây kí chủ.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra thành phần, phân bố cây kí chủ


rầy mềm

L. formosana

tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Khảo sát tập quán sinh hoạt và khả năng ăn mồi của L. formosana trên bốn loài
cây kí chủ đậu đen, đậu đũa, dưa leo và khổ qua trong điều kiện có chọn lựa và không
chọn lựa.

1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài: từ 15 tháng 02 đến 15 tháng 06 năm 2011.
Địa điểm điều tra: Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm chung về họ ruồi ăn rầy mềm Chamaemyiidae
2.1.1 Vị trí phân loại họ Chamaemyiidae
Họ Chamaemyiidae là một bộ phận của siêu họ Lauxanioidea thuộc bộ Diptera.
Sau đây là vị trí phân loại của họ Chamaemyiidae theo McAlpine và ctv. (1987):
Ngành-Phylum: Arthropoda
Lớp-Class: Insecta
Bộ-Order: Diptera
Phân bộ-Suborder: Brachycera
Cận bộ-Infraorder: Muscomorpha
Nhóm-Section: Schizophora
Phân nhóm-Subsection: Acalyptratae

Siêu họ-Superfamily: Lauxanioidea
Họ-Family: Chamaemyiidae Hendel, 1910
Phân họ-Subfamily: Chamaemyiinae
Cremifaniinae
Leucopinae
Tên thông thường:
a) Tiếng nước ngoài: grey, small dung flies, silver flies, aphidophagus,
aphidophagous silver fly, aphid flies, predatory flies.


4

b) Tiếng Việt: ruồi xám, ruồi ăn rầy mềm, ruồi ăn rệp.
2.1.2 Đặc điểm chung họ Chamaemyiidae
Họ Chamaemyiidae là những loài ruồi nhỏ đã được biết đến từ hổ phách vùng
Baltic. Thành trùng ruồi ăn dịch mật do rầy mềm tiết ra và đóng vai trò như côn trùng
thụ phấn hoa cực nhỏ có thể đã hiện diện trong kỷ Eocene muộn (Willemstein, 1987).
Với 27 chi/phân chi (Gaimari, 2001) và 349 loài/phân loài đã được miêu tả
(Foottit và ctv., 2009), cơ thể thành trùng ruồi nhỏ và khá mập mạp, dài 1-4 mm. Hầu
hết những loài này đều có màu xám bạc tới nâu, và thường phủ một lớp phấn trằng dày
trên cơ thể, nhưng đôi khi chúng cũng có màu đen bóng, thường có những vệt nâu trên
ngực và những đốm hay vạch đen trên bụng. Phần đầu có thể rộng bằng hoặc rộng hơn
ngực. Đôi mắt kép trơn hoặc có những lông ngắn. Ba mắt đơn thường mở rộng và lồi;
nếu thiếu mắt đơn thì đốt chậu giữa có ngạnh. Đôi cánh thường có màu sữa trong đồng
nhất, nhưng đôi khi có những vết màu nâu (Scudder và Cannings, 2006). Trứng dạng
hình trụ tròn hai đầu. Trứng ruồi được đẻ đơn lẻ giữa đám trứng của con mồi hoặc trên
quần tụ của con mồi (Gordh và Headrick, 2001; Scudder và Cannings, 2006).
Ấu trùng của hầu hết các loài trong họ là thiên địch sống tự do ăn rầy mềm, bọ
adelgids, rệp vảy và rệp sáp kí sinh trên cây trồng (Furniss và Carolin, 1977; Gaimari,
2001); đều là những loài có dạng hình ít di chuyển và cơ thể mềm (Gordh và Headrick,

2001). Gai móc ở miệng ấu trùng giữ vai trò quan trọng trong bắt dính con mồi (Hình
2.1). Trong giai đoạn ấu trùng, kích thích cơ thể gần như đạt kích thước cực đại ở tuổi
ba (McAlpine và Tanasijtshuk, 1972). Ấu trùng hóa nhộng giữa những con mồi còn lại
hoặc làm phía trên bề mặt của chất nền (lá cây, đất;…). Dạng kén có sợi thô và không
kín. Nhộng bám chặt và kín (Gordh và Headrick, 2001).

Hình 2.1: Gai móc ở miệng ấu trùng loài Leucopis conciliata
(McAlpine, J.F. và V.N. Tanasijtshuk, 1972).


5

2.1.3 Vùng phân bố của họ Chamaemyiidae trên thế giới
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy họ Chamaemyiidae có sự phân bố rộng
khắp trên toàn thế giới, chúng có mặt từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á tới châu
Đại dương. Kết quả ở bảng 1 cho thấy họ Chamaemyiidae có sự đa dạng về cây kí chủ,
con mồi.

2.2 Tình hình nghiên cứu
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Nhìn chung, có rất ít hiểu biết về đặc điểm sinh học của hầu hết các thành
trùng. Chúng có từ 100-150 loài tại Bắc Mỹ, nhưng hơn một nửa trong số đó vẫn chưa
được mô tả, chỉ 55 loài trong 9 chi là đã được mô tả (Scudder và Cannings, 2006). Đến
nay, đã có một số nghiên cứu về tập tính sinh hoạt của thành trùng và ấu trùng ruồi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn rất ít hơn so với số lượng các loài được công bố
hay mô tả.
Theo Rad và ctv. (2003), trong điều kiện nhà kính, đời sống thành trùng ruồi
Leucopis glyphinivora Tanas. kéo dài khoảng 8 ngày, trong khoảng thời gian đó con
cái đẻ trung bình 35,7 trứng. Các giai đoạn trứng, ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và
nhộng trải qua thời gian phát triển trung bình tương ứng là 2,7, 2,16, 3,48, 5,7 và 8,45

ngày. Vòng đời L. glyphinivora kéo dài khoảng một tháng. Hiệu quả hoạt động của
thiên địch đã được tiến hành nghiên cứu theo cách đặt trứng của L. glyphinivora bên
cạnh thành trùng của Aphis fabae theo tỉ lệ 1:1, 1:2, 1:4: 1:8 và 1:16 trên cây đậu tằm.
Ấu trùng tuổi một của L. glyphinivora được cho ăn riêng ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 của
A. fabae. Các tỉ lệ thiên địch:ấu trùng 1:4, 1:8 và 1:16 có tác dụng làm giảm số lượng
con mồi xuống còn 97,9%, 98,8% và 61%, nhưng đối với hai tỉ lệ 1:1 và 1:2 thì không
thành công do ấu trùng L. glyphinivora đã rời bỏ cây kí chủ để tìm kiếm những bầy rầy
mềm tuổi nhỏ ở những nơi khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng ruồi chỉ hoạt
động có hiệu quả trong một phạm vi mật độ và cơ cấu độ tuổi cụ thể của rầy mềm.


6

Bảng 1: Một số ghi nhận về vùng phân bố của cây kí chủ và con mồi của một số loài trong họ Chamae
Loài ruồi

Con mồi

Cây kí chủ

Phân bố

Chamaemyia polystigma

Heterococcus pulverarius

Lolium perenne

Mỹ


Echinoleucopis ceroplastes

Ceroplastes bruneri

Psidium guayava

Argentina

Ceroplastes leonardianus

Eupatorium buniifolium,
Heliocarpus spp.,
Larrea divaricate

Ceroplastes grandis

-

E. grioti

Ceroplastes grandis

-

E. bennetti

Ceroplastes spp.

Baccharis dracunculifolia


Brazil

B. spicata
E. macula

Ceroplastes spp.

Psidium guajava

Ceroplastes cirripediformis

Argentina, Brazil

-

Ceroplastes confluens

Celtis tala

E. nigrolinea

Ceroplastes ceriferus

Baccharis rosmarinifolia

Chile

Leucopis sp.

Aphis spiraecola


Viburnum sp.

Mỹ

L. gaimari

Diuraphis noxia

L. ninae

Secale cereal, Triticum
aestivum

-

-

Mỹ
Syria, Trung Quốc, Macedonia,
Morocco, Uzbekistan

L. glyphinivora

Aphis fabae

L. puncticornis

-


Vicia faba

Iran

Glycine max

Nhật Bản

Bảng 1: (tiếp theo)
Loài ruồi

Con mồi

Cây kí chủ

Phân bố

L. argenticollis

Hyalopterus pruni

Phragmites communis

Ukraine

L. orbitalis

Pineus spp.

Pinus pumila, Pinus resinosa,


Thụy Điển, Nhật Bản, Nga,

Pinus sylvestris, Pinus
contorta
Pineus strobe, P. pini
L. silesiaca
L. annulipes
L. verticalis

Aphis pomi, Aphis
spiraecola
Pseudococcus comstocki

Canada, Mỹ

Pinus strobus
-

Thổ Nhĩ Kỳ

Rosales: Rosaceae

Canada

Taxus cuspidata

Mỹ

Euonymus fortunei

L. formosana

Homoptera: Aphididae

Gossypium herbaceum,

Việt Nam


7

Cucumis sativus,
Solanum melongena
Vigna cylindrica
A. gossypii

Gossypium herbaceum
-

-

Úc
Bờ Bỉển Ngà, Reunion (Pháp),
Trung Quốc, Việt Nam , Úc

L. argentata

Hyalopterus pruni

Phragmites sp.


Iran

Leucopomyia sp.

-

-

Trung Quốc

Parochthiphila freidbergi

-

-

Israel, Ai Cập

Ghi chú: “-” không có/thiếu dữ liệu.


8

Kết quả nghiên cứu của Fréchette và ctv. (2008) cho thấy hành vi ăn mồi của ấu
trùng bọ rùa Harmonia axyridis (Coleoptera: Coccinellidae) thì khác so với hành vi ăn
mồi ấu trùng của hai loài ruồi Aphidoletes aphidimyza Rodani (Diptera:
Cecidomyiidae) và Leucopis annulipes Zetterstedt (Diptera: Chamaemyiidae). Ấu
trùng H. axyridis có dạng ít chân (campodeiform) có thể đã gây ra sự rung động trên lá
khi di chuyển hơn là dạng không chân (vermiform) của ấu trùng hai loài A. aphidimyza

và L. annulipes. Ngoài ra, ấu trùng H. axyridis cũng di chuyển và tấn công nhanh hơn
vào quần tụ của Acyrthosiphon pisum Harris (Hemiptera: Aphididae) gây ra xáo trộn
và sự thành công cũng thấp hơn so với kiểu di chuyển bò-trườn chậm mà hiệu quả của
những thiên địch có hành vi ăn mồi kiểu “lén lút” như A. aphidimyza và L. annulipes.
Và như thế thì ấu trùng A. aphidimyza và ấu trùng L. annulipes có thể hưởng lợi gấp
đôi từ lợi thế của một thiên địch “săn trộm”.
Qua quan sát hoạt động ăn mồi của ấu trùng hai loài ruồi Leucopis gaimari và
L. ninae, Gaimari và Turner (1997) thấy rằng ruồi cái đã đẻ trứng trên lá hoặc bao lá
lúa mạch gần một quần tụ rầy mềm, và trong thời gian ủ trứng thì quần tụ đó đã lan
qua những quả trứng.
Ấu trùng ruồi mới nở thường ăn gần vị trí đẻ trứng. Chúng dùng gai móc ở
miệng (gai miệng - mouthhooks) để giữ chặt rầy mềm từ bên dưới. Mặc dù ấu trùng
bám chặt dưới chất nền nhưng đối với những con rầy mềm có kích thước lớn hơn vẫn
có thể vùng vẫy thoát ra. Một số nhanh chóng di chuyển ra khỏi tầm với của ấu trùng,
nhưng số khác vẫn khó thoát bởi ấu trùng sẽ cố gắng tấn công lại nhiều lần nữa.
Ngược lại, một con rầy mềm ít khi thoát khỏi một ấu trùng có kích thước lớn hơn.
Qua lột xác lần hai, ấu trùng hoạt động săn mồi tích cực hơn, di chuyển trên bề
mặt lá, lên xuống cành cây và giữa những lá khác nhau, nhưng có xu hướng nghỉ lại
với một con rầy mềm duy nhất trên cây hoặc với chiếc lá cuộn lại. Một ấu trùng
thường ăn xuyên qua quần tụ rầy mềm và tạo thành một lối thẳng, nhưng thường
không tiêu thụ hết những con mồi bắt gặp.
Qua lột xác lần ba, ấu trùng di động hơn nữa, di chuyển giữa những quần tụ rầy
mềm và giữa các cây. Chúng cũng có sự lựa chọn con mồi hơn, thường là rầy mềm có
kích thước lớn. Mảnh lưng của rầy mềm thường là điểm tấn công. Tuy nhiên ấu trùng


9

thường tấn công vào chân rầy mềm nếu đó là điểm tiếp xúc ban đầu. Mỗi lần tấn công
bằng gai miệng, ấu trùng thường co cơ thể lại, kéo rầy mềm về gần hơn. Sự vùng vẫy

của những rầy mềm lớn hơn làm cho ấu trùng phải kéo dài cơ thể của nó, nhưng cuối
cùng ấu trùng thường kéo được con mồi về phía nó. Ấu trùng thường chỉ rút một phần
dịch lỏng trong cơ thể rầy mềm, nó thường quay lại để tiêu thụ một nửa dịch dinh
dưỡng đó. Ấu trùng ngừng ăn và ngừng hoạt động sau 18-20 giờ PST (múi giờ Thái
Bình Dương). Ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 giấu mình trong một nếp quăn ở mép lá, phía
dưới lá trong những lúc không hoạt động. Ban đêm chúng cũng ở bên cạnh con mồi.
Trong những lồng nuôi, ấu trùng tuổi bốn thường được tìm thấy trong một góc vào ban
đêm, cách xa cây kí chủ đã nhiễm rầy mềm. Tập tính này còn bao hàm ý nghĩa là ấu
trùng tuổi 4 có thể tìm thấy ở nơi xa kí chủ rầy mềm và chứng tỏ khả năng di chuyển
cao của nó.
Tập tục ăn thịt có thể quan trọng trong chi Leucopis; đã quan sát thấy ấu trùng
Leucopis tấn công và ăn ấu trùng cùng loài. Một ấu trùng lớn hơn có thể tiêu hóa một
ấu trùng nhỏ hơn khi tiếp xúc. Tập tính này có thể là nhằm giảm sự cạnh tranh cùng
loài hoặc có thể là bảo vệ lãnh địa.
Quá trình lột xác và hóa nhộng: trước khi lột xác một chất lỏng màu cam, sánh
được tiết ra từ hậu môn, giúp dính chặt cơ thể lên chất nền khi lột xác. Nếu sự kết dính
này bị phá vỡ, ấu trùng sẽ chết khi đang lột xác. Tuy nhiên, nếu sự kết dính này bị phá
vỡ khi mới bắt đầu quá trình lột xác thì ấu trùng sẽ gắn kết cơ thể nó trở lại chất nền
bằng cái móc ở miệng và lột xác thành công. Trong suốt quá trình tiền lột xác, từ
ngừng hoạt động đến tiết chất dính kéo dài trong khoảng một giờ, kế đó là lột xác thực
sự. Ngay trước khi hóa nhộng, chất dính màu cam lại được tiết ra từ vùng hậu môn và
trải dài từ mặt dưới bụng đến phía trước cơ thể. Nó giúp kết dính nhộng với chất nền
đến khi thành trùng vũ hóa. Trong suốt thời gian tĩnh sau khi tiết chất dính, ấu trùng
được quan sát thấy thường ăn một rầy mềm di chuyển xung quanh nó. Sau quá trình
tiền hóa nhộng khoảng 1 giờ, chất đen ở ruột được bài tiết qua lỗ hậu môn. Đầu tiên,
một giọt nhỏ chất lỏng màu đen được tiết ra. 5-6 phút sau đó, một dòng chất lỏng đen
được tiết ra chậm từ hậu môn. Chất dịch đó sẽ cứng lại sau 1-2 ngày. Như đã đề cập,
chất dính màu cam được tiết ra trước khi ruột được làm sạch đã đóng vai trò như là



10

một chất kết dính. Khoảng một nửa số cá thể quan sát đã rơi khỏi cây kí chủ và hóa
nhộng trong đất. Những nhộng được tìm thấy có một lượng nhỏ chất đen trong ruột,
chúng nằm trơn láng, tự do trong đất và nhộng dính một ít đất ở mặt bụng do sự kết
dính của chất tiết tự nhiên.
Hoạt động kết bạn của thành trùng: quan sát tập tính ve vãn thì không đủ chi
tiết để phân biệt hai loài trên. Sự bắt cặp được quan sát vào 7giờ 30 đến 21 giờ PST
với giả thuyết sự kết bạn diễn ra vào cuối buổi trưa hay đầu đêm. Trong thực tế, hoạt
động bắt cặp đã được thấy là đạt đỉnh điểm vào lúc hoàng hôn. Một ruồi cái thường
được ve vãn bởi nhiều ruồi đực; con đực biểu lộ động tác ve vãn trong thời gian ngắn
và con cái phản hồi. Con đực đi về phía trước con cái từ bất cứ hướng nào, vỗ cánh và
bật lên ngắn như báo hiệu sự xuất hiện của mình. Cặp cánh con đực được giữ thẳng
đứng. Sau đó, nó chạm nhẹ vào đầu con cái bằng cách nâng đốt bản chân trước,
thường không có sự chống cự hay phản hồi từ con cái. Nếu con cái không chấp nhận
nó sẽ bỏ chạy. Ngược lại, nếu con đực nhận được tín hiệu chấp nhận từ con cái nó sẽ
đi quanh con cái, vỗ đôi cánh thành những nhịp điệu và bật ngắn. Con cái thể hiện sự
chấp nhận bằng cách thực hiện động tác “pushups”, luân phiên nhún và đầy thẳng các
chân của nó. Sự ve vãn thường kéo dài trong vài phút và kết thúc khi con cái quay đi
cùng với con đực ve vãn hoặc những con đực theo sát phía sau. Khi bắt cặp, chúng tạo
thành một góc tù, bụng con đực hơi cao hơn; không làm rung động chất nền. Chúng sẽ
không kết bạn khi có sự nhiễu loạn.
Đẻ trứng: con cái xuất hiện chóng vánh trên lá lúa mì, chạy quanh từ mặt này
sang mặt khác, bay đậu ở chóp lá, hướng đầu về gốc cây và di chuyển xuống cành cây.
Khi bắt gặp bầy rầy mềm nó liền nếm dịch mật rầy mềm. Nó di chuyển nhiều lần
quanh bầy rầy mềm và chạm vào bằng đốt chày chân trước, sau đó đẻ 1-6 trứng lên bề
mặt lá, đẻ vào trong hoặc gần bầy rầy mềm.
Theo kết quả nghiên cứu của McAlpine và Tanasijtshuk (1972) thì ấu trùng L.
argenticollis Tanasijtshuk mới nở thì hơi xanh, sau khi ăn thì xanh hơi vàng và bao
phủ bằng một lớp phấn lộ ra như sáp. Ấu trùng đạt kích thước cơ thể lớn nhất sau tuổi

ba, dần dần thon nhọn về phía trước. Nhộng màu nâu đỏ hơi nhạt, lớp cutin của ấu


11

trùng được giữ lại. Phần kết thúc phía sau dính chặt vào chất nền bằng giọt chất dính
màu đen, sáng (the meconium). Ấu trùng mới nở ngay lập tức ăn rầy mềm; ấu trùng
hoạt động rầt tích cực, di chuyển và lắc lư cơ thể tìm kiếm rầy mềm. Rất giống ấu
trùng ăn rầy mềm họ Syrphidae (Diptera).
Ấu trùng phát triển giữa mùa hè tại Crimea (Ukraine) trong 4-5 ngày. Trong
suốt thời kì nhộng chúng dính chặt nhộng vào lá cây bằng meconium. Nhộng trải qua 8
ngày giữa mùa hè. Vũ hóa ruồi ăn dịch mật rầy mềm. Số lượng vòng đời trong năm thì
không xác định, nhưng có ít nhất vài thế hệ dưới điều kiện thuận lợi. Trong hầu hết các
loài thuộc Leucopis được biết đến đặc điểm sinh học thì ấu trùng tuổi cuối thường rơi
xuống nền đất và hóa nhộng trong khe đất. Nhưng những phương pháp hóa nhộng
thông thường của Leucopis thì không phù hợp với L. argenticollis bởi vì ấu trùng sẽ
rơi xuống nước hoặc nền đẫm nước và chết đuối. Các bầy rầy mềm trên lau sậy phát
triển trên vùng đất ngập nước thường chiếm một khoảng không gian sinh thái rộng lớn.
Và L. argenticollis có thể đã phải trả giá cho điều đó, trong quá trình tìm kiếm thức ăn,
không ấu trùng, nhộng, thành trùng của L. argenticollis được tìm thấy trên bầy rầy
mềm Hyalopterus pruni. Có lẽ sự dính chặt của nhộng trên lá trong trường hợp này có
giá trị như đồng hồ đếm sự sống cho loài này.
Trong một nghiên cứu ảnh hưởng không chọn lọc của chất độc hóa học đối với
những côn trùng có ích, Michaud (2003) đã dùng hai loại bả ruồi đục quả là protein
bắp thủy phân Nu-Lure® (có hay không có Malathion 20% trong thành phần) và GF120 (có hay không có Spinosad® 0.02% trong thành phần). Nu-Lure hấp dẫn và gây
chết thành trùng Leucopis sp. Bả Nu-Lure có malathion gây tử vong 70% thành trùng.
Theo đánh giá của tác giả, GF-120 dường như lành tính hơn nhưng cần nghiên cứu
thêm để tăng tính chọn lọc của nó đối với các loài ruồi ăn rệp (Chi-Square = 4.90; P <
0.05) cũng như đối với các loài thiên địch khác.
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và giai đoạn ấu trùng của Leucopis

verticalis Malloch trên Pseudococcus comstocki Kuwana (Homoptera: Pseudococcidae) được Sluss và Foote (1971) thực hiện trong điều kiện nhiệt độ phòng 21-250C. Con
đực sống 3-34 ngày, trung bình 20 ngày. Con cái 11-34 ngày, hầu hết có tuổi thọ ít
nhất 30 ngày.


12

Con cái thường di chuyển trên thân cây hoặc lá trong phần lớn thời gian, trong
khi con đực thường đậu ở nắp lưới ni-lông của lọ chứa. Tập tính ve vãn và bắt cặp đã
không được quan sát ở trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài tự nhiên. Thời gian tiền đẻ
trứng không bao giờ vượt quá 12 ngày. Thời gian ngắn trước khi đẻ trứng con cái
thường dùng đốt chày chân trước xác định các con mồi tiềm năng bằng cách cọ vào ấu
trùng và thành trùng rệp sáp. Sau khi thực hiện lặp lại động tác đó 3-4 lần, con cái đẻ
2-3 trứng vào quần tụ rầy mềm hoặc rất gần rầy mềm. Quan sát những trứng ruồi trên
cây ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm đều thấy chúng được đẻ trong quần tụ
rầy mềm hoặc rất gần. Những trứng này đôi khi khó nhận biết do nằm lẫn giữa các lớp
sáp trắng. Mỗi con cái đẻ khoảng 30-90 trứng trong suốt 2 tuần. Con cái sẽ không hoàn
thành vòng đời khi không có sự hiện diện của P. comstocki, mặc dù đôi khi cũng hiện
diện một số cá thể cái bất dục.

Hình 2.2: Trứng Leucopis verticalis với ngấn nở trứng (M - micropylar end)
(Sluss và Foote, 1971).
Thời gian ủ trứng kéo dài 48-72 giờ, tỉ lệ nở khoảng 90%. Ấu trùng chui ra từ
đầu cuối của trứng thông qua một khe nứt ngang (Hình 2.2). Ấu trùng mới nở đã hoạt
động tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên, ấu trùng không thường xuyên tấn công rệp sáp đầu
tiên bắt gặp, mà chúng thường gắn cơ thể vào con mồi tiềm năng bằng gai móc ở
miệng (Hình 2.3). Ấu trùng thường tấn công con mồi từ mặt lưng. Thông thường, rệp
sáp thường to hơn gấp đôi ấu trùng ruồi và mang ấu trùng trên lưng đi xung quanh sau
khi bị tấn công. Sau khi tự gắn cơ thể vào rệp sáp, ấu trùng cắt một lỗ nhỏ xuyên qua
da và bắt đầu hút lấy chất dịch trong cơ thể rệp sáp. Số luợng con mồi bị tiêu thụ trong

giai đoạn này không xác định, nhưng chỉ cần 1-2 là đủ. Sau khi gắn cơ thể vào con
mồi, ấu trùng thường được chuyên chở tới nơi có mật số rệp sáp lớn, nơi ấu trùng
thường bỏ con mồi của nó và lẫn mình trong bầy rệp sáp.


13

Ấu trùng tuổi tuổi hai và tuổi ba ít di chuyển và lẫn mình dưới bầy mồi. Tuổi
hai thì luôn ở giữa bầy rệp sáp, nơi chúng có thể ăn trứng và ấu trùng con mồi. Số
lượng con mồi bị tiêu thụ trong tuổi hai thì không xác định nhưng có khoảng 25% số
trứng và ấu trùng chết và cơ thể teo tóp lại do bị hút dịch cơ thể. Số lượng con mồi bị
tiêu thụ trong tuổi ba cũng không xác định, nhưng tất cả trứng và ấu trùng con mồi
trong quần tụ đều đã bị ăn hết.

Hình 2.3: Ấu trùng Leucopis verticalis (lỗ thở cuối bụng: PST - posterior spiracular
tube; gai miệng: CPS - cephalopharyngeal skeleton) (Sluss và Foote, 1971).
Cuối cùng, 2 ngày trước khi hóa nhộng, ấu trùng tấn công rệp sáp mẹ. Như
vậy, đến cuối tuổi 3 thì toàn bộ quần tụ rệp sáp đều bị tiêu diệt. Bao quanh nhộng ruồi
luôn là một khối vô định hình những vỏ lột xác, xác chết và chất sáp của rệp sáp. Tóm
lại, tuổi một trải qua 3 ngày, tuổi hai có 4 ngày và tuổi ba có 5 ngày. Gần cuối tuổi ba,
ấu trùng bất động khoảng 48 giờ cho đến khi hóa nhộng; từ hình dạng nhộng đến hóa
nhộng éo dài khoảng 24 giờ. Giai đoạn nhộng ở trạng thái không đình dục (không qua
đông) kéo dài khoảng 12 ngày. Loài này hoàn thành vòng đời trong khoảng 33-42
ngày nếu không có hiện tượng đình dục.
Tập tính ăn mồi của ấu trùng chamaemyiid thì khác với ấu trùng bọ rùa và
chuồn chuồn cỏ. Ấu trùng chamaemyiid thường hoàn thành vòng đời của nó trong một
quần tụ con mồi. Trong khi đó, ấu trùng bọ rùa và chuồn chuồn cỏ thì di động hơn,
chúng thường di chuyển từ quần tụ này sang quần tụ khác. Như vậy, chúng tấn công
nhiều quần tụ nhưng tỉ lệ phần trăm bị tiêu diệt có lẽ không cao. Trong khi ấu trùng
chamaemyiid ăn mồi chỉ trên một quần tụ nhưng có hiệu quả tiêu diệt tất cả cá thể bên

trong đó.


14

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ruồi ăn rệp họ Chamaemyiidae hoàn toàn khác hẳn ruồi giả ong không chỉ hình
dáng, màu sắc và kích thước cơ thể. Phần lớn đều có kích thước nhỏ, màu xám
(Nguyễn Thị Chắt và ctv., 2009).
2.3 Một số đặc điểm sinh học của loài ruồi xám Leucopis formosana
2.3.1 Vị trí phân loại loài ruồi xám Leucopis formosana
Loài L. formosana thuộc chi Leucopis, sau đây là vị trí phân loại của loài ruồi
xám L. formosana Hennig, 1938 theo Fauna Europaea (2011):
Họ-Family: Chamaemyiidae Hendel, 1910
Phân họ-Subfamily: Chamaemyiinae
Tộc-Tribe: Leucopini
Chi-Genus: Leucopis Meigen, 1830
Phân chi-Genus: Leucopis
Loài-Species: Leucopis formosana Hennig, 1938
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Tanasijtshuk (1996 và 1999) đã có những nghiên cứu chi tiết về hình thái học
của loài ruồi xám Leucopis formosana (Hình 2.4). Trong khi đó, nhiều thí nghiệm
nhân nuôi L. formosana đã được tiến hành. Tại Úc: với rầy mềm Aphis chloris trên cây
Hypericum perforatum var. angustifolium, A. gossipy trên Bidens pilosa và Salanum
betaceum, A. spiraecola trên Viburnum tinus và Cassinia quinquefaria, Macrosiphum
rasae trên hoa hồng, Myzus persicae trên Persica vulgaris. Tại Việt Nam: với A.
gossipy trên Capsicum anum var. conoides và một loài rầy mềm không xác định trên
Hypiscus sabdarifa (Tanasijtshuk, 1996).
Trứng ruồi xám có hình dạng xúc xích màu trắng, nằm giữa bầy rầy mềm.
Trứng nở sau khoảng 3 ngày. Ấu trùng trải qua khoảng 1 tuần tuổi và có hai lần lột

xác. Ấu trùng tiêu thụ 20-30 rầy mềm trong suốt quá trình phát triển. Nhộng vũ hóa
sau 8-9 ngày. Hoàn thành vòng đời trong khoảng 3 tuần. Thành trùng L. formosana ăn
dịch mật do rầy mềm tiết ra; dịch mật rơi xuống chất nền hoặc trực tiếp từ vùng hậu


×