Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ AHN – 01 VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CẢI BẸ XANH ( Brassica juncae (L) Czernjaew) TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.12 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ AHN – 01
VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH
HẠI TRÊN CẢI BẸ XANH ( Brassica juncae (L) Czernjaew)
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

Họ và tên sinh viên

:NGUYỄN

Ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 07 / 2011



THANH

TRÚC




i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ AHN – 01
VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH
HẠI TRÊN CẢI BẸ XANH ( Brassica juncae (L) Czernjaew)
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

Tác giả
NGUYỄN LÊ THANH TRÚC

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. LÊ VĂN DŨ

T.p Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
™ Cha mẹ đã cho tôi hình hài vóc dáng, dành cho tôi tình yêu thương vô bờ bến.

™ Quý thầy cô khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
™ Thầy Lê Văn Dũ, Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình gúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
™ Các bạn lớp DH07BVA, DH07BVB, DH07NH, DH10BV đã ủng hộ giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này.
™ Chú Nguyễn Đình Thắng đã chỉ bảo nhiệt tình và giúp đỡ tôi mua cây giống

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lê Thanh Trúc


iii

TÓM TẮT
NGUYỄN LÊ THANH TRÚC, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 07/2011. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ AHN – 01
VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN
CẢI BẸ XANH ( Brassica juncae (L) Czernjaew) TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM
KHOA NÔNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
Giảng viên hướng dẫn chính: ThS. LÊ VĂN DŨ
Các loại rau ăn lá nói chung, cải bẹ xanh nói riêng thường không hấp thu được
toàn bộ lượng phân hóa học khi bón vào đất do rửa trôi. Việc giảm lượng phân hóa học
trong canh tác và bổ sung lượng phân giảm đi bằng các loại phân bón lá thích hợp sẽ
góp phần tăng năng suất và giảm đi lượng phân hóa học đáng kể bón vào đất.
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6/2011 tại trai thực nghiệm khoa
Nông học trường đại học Nông Lâm Tp HCM nhằm tìm ra liều lượng phân bón lá
AHN – 01 vi lượng thích hợp để thay thế lượng phân hóa học đã giảm đi 50 % sử dụng

trên cải bẹ xanh.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố gồm 6
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.Trong đó: NT 1: 0 g / ha, NT 2: 250 g / ha, NT 3: 500 g / ha,
NT 4: 1000 g / ha, NT 5: 1500 g / ha, NT 6: 2000 g / ha. Tất cả các nghiệm thức đều
bón 50 % lượng phân hóa học theo quy trình trong Sổ tay người trồng rau (Nguyễn
Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996). Lượng phân hóa học theo quy trình bao gồm: N: 70
kg / ha, P2O5: 70 kg / ha, K2O: 20 kg / ha.
Các nghiệm thức sử lý phân bón lá AHN – 01 vi lượng có tác dụng tăng chiều
cao cây so với đối chứng phun nước lã nhưng chưa có tác dụng làm tăng số lá. Trọng
lượng trung bình cây, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các nghiệm thức
phun phân bón lá cao hơn đối chứng phun nước lã. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
của các nghiệm thức phân bón lá AHN – 01 vi lượng là không có hiệu quả. Lợi nhuận
thu được khi phun phân bón lá AHN – 01 vi lượng cao hơn so với đối chứng.
Tóm lại, nghiệm thức phân bón lá AHN – 01 vi lượng với liều lượng 1500 g/ha
tỏ ra có hiệu quả tăng chiều cao cây và năng suất cải bẹ xanh trên ruộng thí nghiệm so
với các nghiệm còn lại.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. ix
Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu...................................................................................................... 2

1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu. .................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 3
2.1 Sơ lược về cải bẹ xanh............................................................................................... 3
2.1.2 Kỹ thuật gieo trồng ................................................................................................. 3
2.1.2.1 Hạt giống ............................................................................................................. 3
2.1.2.2 Liếp ươm cây con ................................................................................................ 3
2.1.2.3 Đất trồng .............................................................................................................. 4
2.1.2.4 Chăm sóc ............................................................................................................. 4
2.1.2.5 Bón phân .............................................................................................................. 4
2.2 Sơ lược về phân bón lá .............................................................................................. 4
2.2.1 Cơ chế hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá của cây ........................ 5
2.2.2 Ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá .................................................................. 6
2.2.3 Nhược điểm của việc sử dụng phân bón lá ............................................................ 6
2.3 Nguyên tắc sử dụng phân bón lá ............................................................................... 7
2.5 Tổng quan về nguyên tố vi lượng .............................................................................. 8
2.5.1 Các vai trò chính của các nguyên tố vi lượng trong cây ........................................ 8
2.5.2 Sơ lược về các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng...................................................... 8
2.5.2.1 Sắt (Fe) ................................................................................................................ 8
2.5.2.2 Kẽm (Zn) ............................................................................................................. 9
2.5.2.3 Đồng (Cu) ..........................................................................................................10


v

2.5.2.4 Manganese (Mn) ................................................................................................11
2.5.2.5 Boron ( B) ..........................................................................................................11
2.5.2.6 Chlorine (Cl) ......................................................................................................12
2.5.2.7 Molybdenum (Mo) ............................................................................................ 13
2.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước......................................................... 14

2.6.1 Tình hình sản xuất ................................................................................................ 14
Chương 3 LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................ 19
3.1.1 Thời gian............................................................................................................... 19
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 19
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm ngoài đồng ...................................................................... 19
3.2.1 Điều kiện đất đai ................................................................................................... 19
3.2.2 Điều kiện khí hậu và thời tiết ............................................................................... 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.3.1 Quy mô thí nghiệm ............................................................................................... 20
3.3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 21
3.4 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 21
3.4.1 Giống .................................................................................................................... 21
3.4.2 Các vật liệu dùng ngoài đồng ............................................................................... 21
3.5 Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................................. 21
3.5.1 Chuẩn bị đất .......................................................................................................... 21
3.5.3.Giai đoạn cấy ra ruộng sản xuất ........................................................................... 22
3.5 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 23
3.5.1 Cách lấy mẫu ........................................................................................................ 23
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 23
3.6 Các phần mềm sử dụng xử lý số liệu ...................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................... 25
4.1 Tiêu chuẩn cây giống khi đem cấy .......................................................................... 25
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến chiều cao cây cải bẹ xanh. 25
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến tốc độ tăng chiều cao cây cải
bẹ xanh ........................................................................................................................... 28


vi


4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến số lá cây cải bẹ xanh ........ 29
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến tốc độ ra lá cây cải bẹ xanh
………………………………………………………………………………………...29
4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến sâu bệnh hại trên cây cải ..... 30
4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến mật số sâu đục nõn ........... 30
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến mật số bọ nhảy sọc cong .. 31
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến mật số sâu khoang ............ 32
4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến trọng lượng trung bình cây và
năng suất cây cải bẹ xanh .............................................................................................. 33
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến trọng lượng trung bình cây.
....................................................................................................................................... 33
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến năng suất lý thuyết cây cải
bẹ xanh ........................................................................................................................... 34
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến năng suất thực thu cây cải
bẹ xanh ........................................................................................................................... 34
4.5 Hiệu quả kinh tế khi bón phân AHN – 01 vi lượng qua lá trên rau cải bẹ xanh ..... 35
Chương 5 .......................................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 36
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 37
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 39


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam qua các năm .......................................... 14
Bảng 2.2 So sánh diện tích, năng suất, sản lượng rau theo vùng giữa năm 1999 và
2005 ............................................................................................................................... 15

Bảng 2.3 Số lượng và chủng loại rau tiêu thụ tại một số thành phố lớn ở Việt Nam
....................................................................................................................................... 16
Bảng 2.4 Lượng rau tiêu thụ trung bình / người theo các vùng ( kg/ người/ năm)
....................................................................................................................................... 16
Bảng 2.5 Tình hình xuất nhập khẩu một số loại rau chính của nước ta từ 2000 – 2006
.................................................................................................................................................. 17

Bảng 3.2 Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm ............................................... 20
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến chiều cao cây cải bẹ
xanh…………………………………………………………………………………...25
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây cải bẹ xanh (cm/3 ngày)……………………………………………………. .27
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến số lá cây cải bẹ xanh
………………………………………………………………………………………...28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến tốc độ ra lá cây cải bẹ
xanh (lá/ 3 ngày)………………………………………………………………………28
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá AHN – 01 vi lượng đến trọng lượng trung bình
cây……………………………………………………………………………………33


viii

DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao .................................................................... 27
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mật độ sâu đục nõn ................................................................... 30
Biểu đồ 4.3 Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong ......................................................... 31
Hình 4.1 Tiêu chuẩn cây giống khi đem cấy ................................................................ 24
Hình 4.2 Chiều cao của cây cải bẹ xanh lúc thu hoạch (30 NSC) ............................... 26
Hình 4.3 Bọ nhảy sọc cong trên ruộng cải bẹ xanh ...................................................... 29

Hình 4.5 Sâu khoang trên ruộng cải bẹ xanh ................................................................ 29
Hình 4.4 Sâu đục nõn trên ruộng cải bẹ xanh ............................................................... 31


ix

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

LL

Liều lượng

LLL

Lần lặp lại

NT

Nghiệm thức

NSC

Ngày sau cấy

NSG


Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu và không thể thay thế được trong khẩu
phần của mọi người. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu :”Đói ăn rau, đau uống thuốc”
nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của cây rau trong đời sống của con người. Rau cung
cấp cho cơ thể con người nhiều chất cần thiết như: các loại vitamine, khoáng chất, chất
xơ và một phần nhỏ đạm, giúp con người trở nên trẻ đẹp, giúp phòng ngừa một số
bệnh ở người và giúp cho bữa ăn trở nên ngon hơn, đẹp mắt hơn.
Các loại rau ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau
xanh, nhóm rễ củ, nhóm cho quả, nhóm hành v.v…Trong đó, nhóm rau xanh chiếm tỷ
trọng rất lớn trong khẩu phần ăn hằng ngày (Phùng Chúc Phong, 2010). Một số loại

rau phổ biến trong nhóm này như: cải ngọt, cải bẹ xanh, rau muống, rau xà
lách…Trong nhóm này, cải bẹ xanh là một trong những loại rau thông dụng trong bữa
ăn hàng ngày. Với những đặc tính như ngắn ngày, chịu được nhiệt độ cao, chịu được
mưa, năng suất sinh khối lớn…cải bẹ xanh được nhiều người nông dân lựa chọn canh
tác.
Nhu cầu rau xanh từ thị trường là rất lớn. Điều này thúc đẩy người người trồng
rau đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, kéo theo đó là việc lạm dụng phân bón hóa
học để bón cho rau. Cây trồng thường không hấp thu được toàn bộ lượng phân hóa học
khi bón vào đất do rửa trôi. Điều này gây thất thoát, lãng phí phân bón dẫn đến giảm
hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, việc lạm dụng phân bón hóa học còn dẫn đến nguy cơ mất
an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm rau do để lại dư lượng hóa chất, đặc biệt
là dư lượng nitrate. Các sản phẩm này khi được sử dụng về lâu dài sẽ gây nguy hại cho
sức khoẻ con người.
Trong xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững hiện nay,
việc giảm lượng phân hóa học trong canh tác, thay thế bằng các loại phân bón khác an
toàn và mang lại hiệu quả kinh tế là vấn đề cần giải quyết của những người làm nghiên
cứu về khoa học nông nghiệp.


2

Bên cạnh những nghiên cứu thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ, vi sinh, việc
nghiên cứu, khảo sát các mức liều lượng phân bón lá nhằm thay thế hoặc bổ sung cho
lượng phân hóa học cần giảm đi là cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề
tài: “ Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón AHN – 01 vi lượng đến sinh trưởng,
năng suất và sâu bệnh hại trên cải bẹ xanh ( Brassica juncae (L) Czernjaew) tại
trại thực nghiệm Khoa Nông Học trường đại học Nông Lâm TP HCM
”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Đánh giá và so sánh mức độ sinh trưởng, năng suất của cải bẹ xanh qua các
nghiệm thức phân bón nhằm tìm ra công thức phân bón lá AHN – 01 tối ưu cho cây
cải bẹ xanh canh tác trên vùng đất xám bạc màu tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu.
Theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất của cải bẹ xanh qua các nghiệm
thức phân trong thí nghiệm.
Ảnh hưởng của các liều lượng phân AHN – 01 đến sâu bệnh hại trên cải bẹ
xanh.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh có tên khoa học là: Brassica juncae (L) Czernjaew (2n = 36) thuộc
họ thập tự Crucifeae. Người ta cho rằng trung tâm khởi nguyên của cải bẹ xanh là
Trung Á ( ở Tây Bắc Ấn Độ). Trung tâm thứ sinh của cải là miền Trung và miền Tây
Trung Quốc, Hindustan ( Nam Ấn Độ và Burma ) và Tiểu Á ( bao gồm cả Iran ). Cải
bẹ xanh được trồng phổ biến ở Châu Á, đăt biệt là vùng Đông Nam Á.
Theo Võ Văn Chi (1998), cải bẹ xanh được sử dụng phổ biến để ăn sống, nấu
canh với tép, tôm, cá lóc, thịt heo nạc…hoặc dùng để muối dưa.
2.1.1 Đặc tính sinh học của cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh là loại cây hằng năm, thân thẳng, cao 30 – 160 cm, thường không
phân nhánh ( Prosea, 1993). Cải bẹ xanh có bộ rễ ăn nông trên tầng đất, có cuốn lá nhỏ
và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng có màu từ xanh vàng đến xanh đậm (
Trần Thế Tục, 1997). Hoa màu vàng, quả thuộc loại quả giác có 2 mảnh vỏ, có nhiều
hạt. Hạt tròn có kích thướt trung bình. Đây là loại rau có khả năng chống chịu nhiệt độ
và độ ẩm cao so với các cây cùng họ.

2.1.2 Kỹ thuật gieo trồng
2.1.2.1 Hạt giống
Trồng 1000 m2, cần 80 – 100 g hạt. Trước khi trồng nên xử lý hạt bằng Benlate
( 1 – 2 g thuốc trộn với 80 – 100 g hạt).
2.1.2.2 Liếp ươm cây con
Trồng 1000 m2, cần 80 – 100 m2 đất làm liếp ươm cây con. Đất làm liếp ươm
phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ. Lên liếp ngang 80 cm, cao 15 cm.
Hạt gieo vãi, nên trộn với đất mịn, và gieo thật đều tay.
Gieo xong rải một lớp đất mỏng lên trên, rồi phủ rơm.


4

Sau 2 – 3 ngày sau khi gieo, hạt bắt đầu nảy mầm. Lúc này nên bỏ bớt rơm ra
để cây con khỏi bị vống.
Sau khi gieo 8 – 12 ngày, có thể mang cây con ra ruộng trồng.
2.1.2.3 Đất trồng
+ Cày bừa sạch cỏ
+ Lên liếp rộng 0,8 – 1 m, nếu trồng trong vụ mưa lên liếp cao 15 cm.
+ Trong vụ Đông Xuân, khoảng cách giữa các hàng là 20 cm, giữa các cây trên
hàng là 15 cm. Trong vụ Hè Thu, khoảng cách giữa các hàng là 15 cm, giữa các
cây là 10 cm.
2.1.2.4 Chăm sóc
+ Sau khi trồng 4 ngày, cấy dặm những cây chết.
+ Vì cải bẹ xanh là cây ăn lá, nên chú ý đất phải giữ luôn đủ ẩm.
2.1.2.5 Bón phân
Trên 1000 m2 đất trồng, cần :
+ Phân hữu cơ :

2 tấn


+ Urea :

15 kg

+ Lân :

15 kg

+ Kali :

5 kg

Các thời kỳ bón:
Bón lót ( trước khi trồng)
+ 2/3 lượng phân chuồng

+ Toàn bộ phân Lân

Bón thúc 1 : ( 7 ngày sau trồng)
+ 5 kg urea

+ 2 kg Kali

Bón thúc 2 : ( 15 ngày sau trồng)
+ 1/3 lượng phân chuồng còn lại

+ 3 kg Kali

+ 10 kg urea


2.2 Sơ lược về phân bón lá
Các loại phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng, có thể là những nguyên tố đa
lượng, trung lượng và vi lượng được hòa tan trong nước phun lên lá để hấp thụ.
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần phía trên mặt đất của cây ( lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng
cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.


5

2.2.1 Cơ chế hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá của cây
Theo Romheld và El – Fouly, (1999) sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước
sau:
Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có
đặt tính chống thấm nước mạnh. Để việc hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ
thêm các chất phụ gia ( vào phân bón lá) để giảm sức căng bề mặt.
Sự xâm nhập xuyên qua qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Khi phun phân bón lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách
sau đây:
+ Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt ngoại bì và vách tế bào.
+ Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào.
+ Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ.
Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây
Các không bào ( apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi
chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những
không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp
thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào

Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không
bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp
thu như sau:
+ Những phân tử nhỏ nhanh hơn phân tử lớn.
+ Những phân tử không mang điện ( nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện.
+ Những ion hóa trị một nhanh hơn các ion đa hóa trị.
+ Độ pH của không bào thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn.
+ Độ pH của không bào cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn.
Khả năng hấp thu của tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi
như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng.
Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và dịch chuyển của chúng ra ngoài


6

Sự phân bố từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và dịch chuyển chúng ra
ngoài lá sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ
mao dẫn.
Các chất dinh dưỡng di động trong mạch dẫn như N, P, K, Mg được phân bố
vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỉ lệ lớn các chất
dinh dưỡng đã háp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi
có nhu cầu cao.
Ngược lại, các chất dinh dưỡng có khả năng di động giới hạn như: Ca, Cu, Fe,
Mn và Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự
chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài. Riêng đối với B, sự lưu chuyển bên trong cây phụ
tùy thuộc rất nhiều vào các gen di truyền và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của
phân bón Boron qua lá.
2.2.2 Ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá
Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng ngay trong vài giờ sau khi phun và còn có
thể hấp thu dần trong vài ngày sau (Weinhbaun – 1985). Do đó có thể bổ sung nhanh

cho cây trồng dinh dưỡng cần thiết và phục hồi nhanh khi cây còi cọc,
tránh được các yếu tố bất lợi khi cung cấp chất dinh dưỡng qua đất (Weinhbaun –
1985, Embleton và Jonh, 1974).
Một lần phun có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.
Giảm công vận chuyển và công phun thuốc. Thành phẩm thường ở dạng nhỏ
gọn, dễ vận chuyển. Việc phun phân bón lá cũng tiết kiệm được phân bón.
Chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường.
2.2.3 Nhược điểm của việc sử dụng phân bón lá
Oxi hóa hoặc phân hủy các chất xúc tác bề mặt đối với các hợp chất hữu cơ
mẫn cảm, có thể xảy ra trước khi thẩm thấu qua biểu bì (Sachs, Ryugo và Messeres
Chrnidt, 1976).
Tốc độ thấm sâu vào lá giảm khi kích thước phân tử của chất hòa tan gia tăng (
Cutler, Alvin và Price, 1982; Mefalene và Berry, 1973).
Dưỡng chất và các chất dinh dưỡng cung cấp qua lá không thể chuyển vị đến
những mục tiêu ở xa như rễ và các cơ quan sinh trưởng mới sinh sản sau khi phun
phân bón lá ( Kanvan, 1980; Numan và Prinz, 1975).


7

Tính thẩm thấu qua tế bào lá có thể thay đổi theo tuổi lá, môi trường, giống. Vì
vậy mà gây trở ngại cho việc dự đoán tốc độ, số lượng hấp thu chất hòa tan được phun
ra (Leece, 1973;Flore và Backer, 1979).
2.3 Nguyên tắc sử dụng phân bón lá
Phân bón lá là loại phân bổ sung dinh dưỡng chứ không phải loại phân thay thế
hoàn toàn phan bón vào đất. Vì vậy cần chú ý bổ sung đúng loại phân, bổ sung đúng
thời điểm, đúng lượng cần thiết.
Phân bón lá được cây trồng hấp thu qua lỗ khí khổng, vì vậy phải phun trong
điều kiện khí khổng mở ra mới có hiệu quả. Tránh phun vào lúc trời nắng gắt, gió
mạnh, không khí quá ẩm hoặc quá khô.

Phân bón lá thường đậm đặc nhung pha với liều lượng thấp khi phun. Do đó
cần phun đúng liều lượng chỉ dẫn, việc phun quá liều lượng sẽ gây ngộ độc cho cây.
Có thể kết hợp việc phun phân bón lá với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác tùy theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.4 Giới thiệu về phân bón lá AHN – 01 vi lượng
AHN 01 vi lượng là sản phẩm của công ty An Hưng Nông chưa có mặt trên thị
trường.
Thành phần: (%)
-

NPK: 35 – 11 – 11

-

Vi lượng: Cu, Mo, Mg, Bo, Zn, Fe
Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Thời kì phun

Lượng phun

Cây lúa

12 – 30 ngày sau sạ

20gr/8l nước

Phun định kì 7 – 10

ngày/lần
Hoa màu: Dưa hấu, bầu, bí,

Cho các giai đoạn

ớt, rau ăn lá, rau ăn củ…
(Nguồn: Công ty An Hưng Nông)

20gr/8l nước


8

2.5 Tổng quan về nguyên tố vi lượng
Mặc dù cây trồng có nhu cầu với lượng rất nhỏ, nhưng các nguyên tố dinh
dưỡng vi lượng là những chất tối cần thiết cho tất cả các cây trồng. Do là nguyên tố
tối cần thiết nên khi thiếu có thể làm giảm sinh trưởng và năng suất như khi thiếu các
nguyên tố đa lượng, và khi thừa có thể xảy ra ngộ độc. Khoảng cách giữa đủ và ngộ
độc có thể rất hẹp đối với 1 số nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng
bao gồm các cations kim loại nhu Cu, Fe, Mn, Zn, nhóm anions ( hay trung tính) như
B, Cl, Mo.
2.5.1 Các vai trò chính của các nguyên tố vi lượng trong cây
+ Thành phần cấu trúc của các enzymes
+ Hoạt hóa, điều hòa enzymes
+ Phản ứng oxi hóa – khử
+ Chất mang điện tử
+ Không trao đổi chất
+ Cấu trúc vách tế bào (B)
+ Áp suất thẩm thấu, cân bằng điện tích (Cl)
2.5.2 Sơ lược về các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng

2.5.2.1 Sắt (Fe)
2.5.2.1.1 Sắt trong cây
Rễ cây hấp thụ dạng Fe2+ và Fe3+, nhưng Fe3+ thường được khử thành Fe2+ trước
khi rễ hấp thụ. Sự hấp thụ Fe3+ quan trọng đối với cây họ hòa bản. Các vai trò cơ bản
của Fe đối với cây trồng bao gồm: phản ứng oxi hóa khử, tổng hợp diệp lục tố, thành
phần của Cytochromes, Ferredoxin, Leghemoglobin cần thiết cho quang hợp, hô hấp,
cố định đạm sinh học. Fe không dễ dàng di chuyển trong cây nên triệu chứng thiếu Fe
thường biểu hiện đầu tiên ở đỉnh sinh trưởng, lá non.
2.5.2.1.2 Sắt trong đất
Các khoáng Fe chứa một lượng rất lớn trong vỏ quả đất và là khoáng phổ biến
trong hầu hết các loại đất. Các dạng khoáng Fe bao gồm: các khoáng nguyên sinh,
khoáng sét, Oxides, Hidroxides


9

2.5.2.1.3 Dinh dưỡng Sắt và cây trồng
Cây trồng khác nhau thì khả năng hấp thu Fe khác nhau. Khả năng hấp thu đủ
Fe ở nồng độ Fe hữu dụng trong dung dịch đất thấp khác nhau giữa giống và loài.
Rễ các loại cây hấp thu Fe hiệu quả thường thích ứng với nồng độ Fe trong
dung dịch thấp. Cơ chế chính trong hấp thu hiệu quả Fe là cây trồng làm chua hóa
vùng rễ bằng cách giải phóng H+ và giải phóng các tác nhân khử, các hợp chất
phenolic...làm tăng tốc độ hấp thu Fe.
2.5.2.1.4 Quản lý Sắt
Bón phân vào đất thường không hiệu quả do vấn đề là khả năng hữu dụng của
Fe chứ không phải là hàm lượng tổng số. Do đó, để nâng cao hiệu quả nên phun qua lá
hoặc tiêm vào cây đối với cây ăn quả.
2.5.2.2 Kẽm (Zn)
2.5.2.2.1 Kẽm trong cây
Rễ hấp thụ dưới dạng Zn2+. Vai trò chính của Zn là hoạt hóa Enzymes, thành

phần của cấu trúc và điều hòa cofactor, trao đổi chất Carbohydrate, tổng hợp protein
như trytophan và các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng Auxins (IAA). Zn không
chyển vị trong cây dễ dàng nên triệu chứng thiếu Zn thường xảy ra đầu tiên nơi đỉnh
sinh trưởng, lá non.Triệu chứng thiếu biểu hiện sự sinh trưởng còi cọc, lóng ngắn,
dạng hoa thị, dáng cây bụi, do thiếu IAA nên lá xanh sáng, vàng hay trắng.
2.5.2.2.2 Kẽm trong đất
Hàm lượng rất thấp trong nhiều loại khoáng nguyên sinh và thứ sinh. Trong
dung dịch đất, khả năng hòa tan của Zn được kiểm soát chủ yếu bởi pH dung dịch đất
và khả năng hấp phụ trên bề mặt các khoáng và chất hữu cơ.
Zn được hấp phụ trên bề mặt sét, Al – và Fe oxide, chất hữu cơ và carbonate.
Zn có lực nối rất mạnh trong hấp phụ nên các phức hữu cơ có thể làm tăng hoặc giảm
khả năng hữu dụng của Zn. Zn được hấp phụ bởi chất hữu cơ không hòa tan sẽ làm
giảm Zn trong dung dịch.
2.5.2.2.3 Sự di chuyển của Zn đến rễ
Zn di chuyển chủ yếu bởi khuếch tán, chỉ một ít di chuyển do dòng chảy khối
lượng. Khuếch tán của chelate Zn là nguồn cung cấp Zn quan trọng nhất do làm tăng


10

hàm lượng Zn dạng hòa tan và tăng hàm lượng Zn di chuyển do khuếch tán và dòng
chảy khối lượng.
2.5.2.2.4 Quản lý Kẽm
Bón vào đất có thể có hiệu quả, nhưng không cao so với phun lên lá.
2.5.2.3 Đồng (Cu)
2.5.2.3.1 Đồng trong cây
Rễ hấp thu dạng Cu2+, nhưng cũng có thể hấp thu dạng phức hữu cơ. Vai trò
chính của Cu là tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, thành phần của enzyme
cytochrome oxidase, nhiều enzymes oxidase khác cần thiết cho quang hợp, hô hấp,
lignin hóa, hình thành hạt phấn và thụ phấn.

Cu không chuyển vị dễ dàng trong cây nên triệu chứng thiếu Cu xảy ra trước ở
đỉnh sinh trưởng, lá non. Các triệu chứng thioeeus như lá non có màu xanh sáng, xanh
lục, vàng. Đuôi lá xoắn lại , khô đuôi lá, lá rũ. Hình thành hạt và phát triển quả kém.
2.5.2.3.2 Đồng trong đất
Hàm lượng rất thấp trong nhiều loại khoáng nguyên sinh và thứ sinh. Trong
dung dịch đất, khả năng hòa tan của Cu được kiểm soát chủ yếu bởi pH dung dịch đất
và khả năng hấp phụ trên bề mặt các khoáng và chất hữu cơ. Nguồn cung cấp Cu chủ
yếu trong dung dịch chủ yếu là dạng phức hữu cơ (chelate).
Cu được hấp phụ trên bề mặt sét, Al – và Fe oxide, chất hữu cơ và carbonate.
Cu được hấp phụ trên các khoáng oxide và chất hữu cơ mạnh hơn bất kì nguyên tố vi
lượng nào khác. Cu có thể hấp phụ trong dạng trao đổi với bề mặt khoáng sét. Các
phức hữu cơ có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hữu dụng của Cu. Cu được hấp phụ
bởi chất hữu cơ không hòa tan sẽ là giảm Cu trong dung dịch.
2.5.2.3.3 Sự di chuyển của Cu đến rễ
Cu di chuyển đến rễ do khuếch tán, nên chelate Cu là dạng quan trọng trong
việc cung cấp Cu cho cây.
2.5.2.3.4 Quản lý Đồng
Các trường hợp thiếu Cu rất phổ biến trên đất than bùn do khả năng hấp phụ Cu
của chất hữu cơ không hòa tan rất cao. Thiếu Cu cũng có thể xảy ra trên đất có pH cao,
rửa trôi mạnh, đất cát. Có thể bón vào đất hoặc phun lên lá đều hiệu quả.


11

2.5.2.4 Manganese (Mn)
2.5.2.4.1 Mn trong cây
Rễ cây hấp thụ dạng Mn2+, nhưng cũng có thể hấp thu Mn dưới dạng phức hữu
cơ. Vai trò chính của Mn là: tăng cường quang hợp, tham gia các phản ứng oxi hóa –
khử (Mn2+ / Mn3+), khử carboxyl hóa, các phản ứng thủy phân. Mn2+ có thể thay thế
Mn2+ trong phosphoryl hóa và một số phản ứng khác.

Mn không di chuyển dễ dàng trong cây nên khi thiếu Mn xãy ra trên các đỉnh
sinh trưởng, lá non.
2.5.2.4.2 Mn trong đất
Mn được tìm thấy trong các khoáng nguyên sinh, khoáng sét, các oxide và
hydroxides.
Trong dung dịch đất, khả năng hòa tan của Mn được kiểm soát bởi pH, điều
kiện oxi hóa – khử, và sự hấp phụ trên bề mặt chất hữu cơ. Một ít Mn2+ được hấp phụ
dưới dạng trao đổi được trên bề mặt khoáng sét.
Mn trong dung dịch được kiểm soát bởi khả năng hòa tan của MnO2. Khoáng
này hòa tan mạnh ở pH và điện thế oxi hóa – khử thấp. Hòa tan Mn2+ giảm 100 lần khi
pH tăng 1 đơn vị. Khi pH tăng cũng làm tăng khả năng hấp phụ Mn trên bề mặt chất
hữu cơ.
2.5.2.4.3 Sự di chuyển của Mn đến rễ
Mn di chuyển đến rễ nhờ khuếch tán, một ít Mn hấp thụ trao đổi trên bề mặt
khoáng sét. Chelate Mn là dạng chính hòa tan trong dung dịch và di chuyển đến rễ.
2.5.2.4.4 Quản lý Mn
Các phân bón chứa Mn bao gồm các dạng: phân chuồng, Mn – Sulfate, Chelate
Mn. Có thể bón vào đất hay phun lên lá. Riêng chelate Mn bón vào đất thường không
hiệu quả do Fe hay Ca trong đất thay thế Mn trong chelate nên lam triệu chứng thiếu
Mn nghiêm trọng hơn.
2.5.2.5 Boron ( B)
2.5.2.5.1 B trong cây
Rễ cây hấp thu B chủ yếu dưới dạng trung tính H3BO3. Vai trò chủ yếu của B là
vận chuyển đường, tăng tính thấm của màng tế bào, thành phần của vách tế bào, nảy


12

mầm của hạt phấn và phát triển của ống phấn, kéo dài tế bào, phân chia tế bào...Phần
lớn nhu cầu B là các ngoại bào như vách tế bào, hóa gỗ, mạch dẫn. B có vai trò trong

trao đổi chất.
B không di chuyển trong cây, khi thiếu sẽ xảy ra ở các đỉnh sinh trưởng, lá non.
2.5.2.5.2 B trong đất
Trong dung dịch đất, H3BO3 là dạng chủ yếu khi pH từ 5 – 9. Khả năng hòa tan
của B chủ yếu được kiểm soát bởi sự hấp phụ - giải phóng của B trên bề mặt khoáng.
pH dung dịch và hàm lượng sét, oxides và các chất hữu cơ là yếu tố quan trọng quyết
định khả năng hữu dụng của B trong đất.
B hòa tan cao trên đất chua. B bị hấp phụ mạnh trên đất có pH > 6,5. B có thể bị
rữa trôi trên đất chua, đất cát. B được hấp thu thụ động thông qua hấp thu nước, phân
bố trong cây theo dòng chảy khối lượng của thoát hơi nước.
2.5.2.5.3 Sự di chuyển của B đến rễ
B di chuyển đến rễ bằng dòng chảy khối lượng và khuếch tán nhưng chủ yếu
bằng dòng chảy khối lýợng trên nhiều loại ðất. Khuếch tán B là yếu tố quan trọng trên
ðất có hàm lýợng B thấp.
2.5.2.5.4 Quản lý B
Bón vào đất có thể có hiệu quả, nhưng không cao so với phun lên lá.
2.5.2.6 Chlorine (Cl)
2.5.2.6.1 Cl trong cây
Rễ cây hấp thu dạng Cl –, nhưng Cl – cũng có thể được hấp thu qua lá. Vai trò
chính của Cl đều quan hệ tới nước trong cây như áp suất thẩm thấu, sức trương của lá,
trung hòa điện tích K+.
Mặc dù là nguyên tố rất di chuyển trong cây nhưng triệu chứng thiếu Cl thường
xảy ra trên lá non.
2.5.2.6.2 Cl trong đất
Cl trong đất rất di động, dễ rửa trôi. Dạng khoáng chính là muối chlorate hòa
tan, là anion chính trong đất mặn.
Cl tích lũy trong đất khô hạn trên mực nước ngầm, tiêu nước kém. Rất ít Cl
trong chất hữu cơ và hấp phụ trên bề mặt khoáng.



13

Cl trong đất rất hòa tan và có khả năng hữu dụng cao. Tuy nhiên, đất rửa trôi
mạnh có thể thiếu Cl do tương tác nitrate và sulfate có thể ức chế chloride.
2.5.2.6.3 Di chuyển của Cl đến rễ
Di chuyển của Cl đến rễ bằng dòng chảy khối lượng.
2.5.2.6.4 Quản lý Cl
Cl được cung cấp cho cây trồng dưới dạng hợp chất trong các phân chứa Đạm
như amoni chlorate, chứa Kali như kali chlorate. Các loại phân này thường được bón
vào đất.
2.5.2.7 Molybdenum (Mo)
2.5.2.7.1 Mo trong cây
Rễ cây hấp thu dạng MoO42- (molybdate). Nhu cầu của cây thấp hơn tất cả các
nguyên tố dinh dưỡng tối cần thiết khác. Vai trò chính của Mo: tham gia các phản ứng
oxi hóa – khử, khử nitrate cho nhu cầu đạm của cây, là thành phần của enzyme cố định
đạm sinh học có liên quan đến hấp thu và vận chuyển sắt.
Mo khá di chuyển trong cây nhưng triệu chứng thiếu đạm xảy ra trên cây họ
đậu khi thiếu Mo do cố định N – giảm là lá không mở, không hình thành phiến lá non.
2.5.2.7.2 Mo trong đất
Các khoáng nguyên sinh chứa molybdate, chất hữu cơ chứa 1 lượng nhỏ Mo,
hấp phụ trên bề mặt các khoáng oxide Fe, Al. Nhưng Mo được hấp phụ ít chặt, được
thay thế bởi phosphate.
Trong dung dịch đất, Mo có nồng độ rất thấp và phụ thuộc pH dung dịch. Mo
hữu dụng tăng khi pH tăng. Khả năng hữu dụng tăng 10 lần khi tăng 1 đơn vị pH,
ngược lại so với các nguyên tố vi lượng khác.
2.5.2.7.3 Di chuyển của Mo đến rễ
Di chuyển của Mo đến rễ bằng dòng chảy khối lượng và khuếch tán, nhưng
phần lớn do dòng chảy khối lượng. Khuếch tán quan trọng trên đất có hàm lượng Mo
thấp.
2.5.2.7.4 Quản lý Mo



14

Phân chuồng và các phân hữu cơ khác, hàm lượng Mo thấp nhưng thường đủ
nhu cầu của cây trồng. Các loại phân bón chứa Mo thường được bón vào đất, phun qua
lá hoặc tẩm vào hạt giống.
Bón vôi thường làm giảm triệu chứng thiếu mo nhưng chi phí cao và có thể gây
ra triệu chứng thiếu dinh dưỡng khác.
2.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước
2.6.1 Tình hình sản xuất
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam qua các năm
Năm

Chỉ tiêu
Diện tích
Sản lượng (tấn)

2001

2002

2003

2004

2005

494.500


500.000

510.000

520.000

635.000

6.277.898 6.233.315 6.326.274 6.450.000 9.640.300

Năng suất trung bình
(tấn/ha)

12,69

12,41

12,4

12,4

15,18

(Nguồn: www.fao.org\statistics)
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,1
nghìn ha, sản lượng 9.640,3 nghìn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha (
tốc độ tăng bình quân 3,61 % / năm), sản lượng tăng 3.848,1 nghìn tấn ( tốc độ tăng
bình quân 7,55 % / năm).
Theo cục Trồng trọt ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2008,
tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 159 tạ / ha với

sản lượng hơn 11,4 triệu tấn. Năm 2009, cả nước sản xuất gần 500 nghìn ha rau, đậu
các loại, trong đó miền Bắc là 240 nghìn ha ( Nguyễn Trí Ngọc, 2009)
Một số vùng trồng rau hàng hóa tập trung, sản xuất rau đặc sản ở nước ta:
Miền bắc
Diện tích các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được quy hoạch còn rất hạn
chế, cả nước mới đạt khoảng 8 đến 8.5 % tổng diện tích trồng rau. Riêng vùng đồng
bằng sông Hồng mới đạt 14.816 ha, trong đó thành phố Hà Nội là 6.820 ha, Hải Phòng
là 2.500 ha, Hải Dương là 3.000 ha ... và chỉ có 676 ha được chứng nhận an toàn.
Miền Trung


15

Sản xuất rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An vào chính vụ ( vụ Đông
và Hè thu), bình quân mỗi ngày người dân đưa ra thị trường từ 30 đến 40 tấn rau. Xã
đã thành lập trang wed giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Thông qua trang wed
này, nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong , ngoài nước đã được ký. Xã
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Ninh Thuận là vùng chuyên trồng hành, tỏi với
hương vị đặc trưng, rất nổi tiếng ở miền Trung.
Miền Nam
Tổng diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh năm
2008 là 2.031,35 ha trong tổng diện tích canh tác rau 2.611,7 ha ( chiếm 89,3 %). Hiện
nay, thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100
ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuât, màng dinh dưỡng và
canh tác trên giá thể không đất.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng rau Tiền Giang lên đến 300.000 ha, mỗi năm cho
sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng.
Bảng 2.2 So sánh diện tích, năng suất, sản lượng rau theo vùng giữa năm 1999 và
2005


stt

Vùng

Diện tích

Năng suất (tạ /

(1.000 ha)

ha)

Sản lượng

(1.000

tấn)

1999

2005

1999

2005

1999

2005


1

ĐB Sông Hồng

126,7

158,6

157

179,9

1.988,90

2.852,80

2

TD MN Bắc Bộ

60,7

91,1

105,1

110,6

637,8


1.008

3

Bắc Trung Bộ

52,7

68,5

81,2

97,8

427,8

670,2

4

Duyên hải NTB

30,9

44

109

140,1


336,7

616,4

5

Tây Nguyên

25,1

49

177,5

201,7

445,6

988,2

6

Đông Nam Bộ

64,2

59,6

94,2


129,5

604,9

772,1

7

ĐBSCL

99,3

164,3

136

166,3

1.350,50

2.732,60

459,6

635,1

860

1025,9


5792,2

9640,3

Cả nước

( Nguồn: www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn, 2007)
2.6.2 Tình hình tiêu thụ
Theo Trần Khắc Thi (1989), số lượng và chủng loại rau tiệu thụ tại một số
thành phố lớn năm 1989 như sau:


×