Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG LÚA (Oryza sativa) TẠI TIỀN GIANG VỤ XUÂN HÈ 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG LÚA (Oryza sativa)
TẠI TIỀN GIANG VỤ XUÂN HÈ 2011

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC DIỄM
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i

KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG LÚA (Oryza sativa)
TẠI TIỀN GIANG VỤ XUÂN HÈ 2011

Tác giả

NGUYỄN NGỌC DIỄM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu của đề tài
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS PHAN THANH KIẾM


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành biết ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm
khoa Nông học cùng quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Trung tâm Giống Nông Nghiệp tỉnh Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Gia đình đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
- PGS.TS Phan Thanh Kiếm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện.
- Kỹ sư Nguyễn Văn Sương đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Tập thể lớp Nông Học 33 và toàn thể bạn bè xa gần đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt thời gian qua.

Ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Diễm


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số giống lúa (Oryza sativa) tại Tiền Giang vụ Xuân Hè
2011”, được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 06/2011 với mục tiêu chọn được giống

lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh, thích hợp cho vùng canh tác
của từng địa phương. Đề tài gồm 2 thí nghiệm tại 2 xã: Tân Hội Đông, Châu Thành và
Mỹ Trung, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Mỗi thí nghiệm có 11 giống, các giống được bố trí
theo kiểu khảo nghiệm sản xuất tại một gia đình trên một khu đất đồng đều với một
quy trình kỹ thuật chung. Kết quả đạt được:
- Tại xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang:
Hai giống OM6932 và OM4126 có năng suất cao nhất (7,95 và 7,81 tấn/ha),
vượt giống đối chứng. Cả hai giống đều kháng sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn,
bệnh khô vằn, nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở mức độ nhẹ; dạng hạt thon dài, không có bạc
bụng; hàm hượng protein, amylose, độ trở hồ đều ở mức độ trung bình; cơm có mùi
hơi thơm, độ dẻo trung bình, vị đậm trung bình, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.
- Tại xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang:
Hai giống OM5894 và OM6932 có năng suất cao nhất (6,97 và 6,86 tấn/ha),
vượt giống đối chứng. Cả hai giống đều kháng sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn,
bệnh khô vằn, nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở mức độ nhẹ; dạng hạt thon dài, không có bạc
bụng; hàm hượng protein, amylose, độ trở hồ đều ở mức độ trung bình; cơm có mùi
hơi thơm, độ dẻo trung bình, vị đậm trung bình, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.
- Giống OM6932 cho năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng thích nghi rộng.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix

Danh sách các hình ..................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử ................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ........................................................................ 3
2.1.2 Phân loại ........................................................................................................... 5
2.2 Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 8
2.2.1 Rễ lúa ................................................................................................................. 8
2.2.2 Thân lúa ............................................................................................................ 9
2.2.3 Lá lúa ................................................................................................................ 10


v

2.2.4 Bông lúa ............................................................................................................ 11
2.2.5 Hạt lúa và hạt gạo ............................................................................................. 12
2.3 Nhu cầu sinh thái ................................................................................................. 13
2.3.1 Đất .................................................................................................................... 13
2.3.2 Nhiệt độ ............................................................................................................ 13
2.3.3 Ánh sáng ........................................................................................................... 14
2.3.4 Nước ................................................................................................................. 15
2.4 Một số kết quả nghiên cứu .................................................................................. 15
2.4.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 15
2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 18
2.5 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang .......................................................... 20

2.6 Nhìn chung những kết quả nghiên cứu và cần thiết phải nghiên cứu đề tài ....... 21
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 22
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 22
3.2 Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.2.1 Điều kiện thời tiết ............................................................................................. 22
3.2.2 Đất đai ............................................................................................................... 23
3.3 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 23
3.3.1 Giống ................................................................................................................ 23
3.3.2 Vật tư nông nghiệp ........................................................................................... 24
3.3.3 Các vật liệu khác .............................................................................................. 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 24


vi

3.4.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 24
3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng ........................................................ 25
3.4.2.1 Chuẩn bị đất ................................................................................................... 25
3.4.2.2 Ngày gieo mạ ................................................................................................. 25
3.4.2.3 Mật độ, khoảng cách, phương pháp cấy ........................................................ 25
3.4.2.4 Phân bón và cách bón ................................................................................... 25
3.4.2.5 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh .................................................................. 26
3.4.2.6 Thu hoạch ..................................................................................................... 26
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 26
3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ............................................................ 27
3.4.3.2 Tính chống chịu sâu bệnh .............................................................................. 27
3.4.3.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................ 31
3.4.3.4 Một số chỉ tiêu phẩm chất ............................................................................. 32

3.5 Xử lý thống kê kết quả thí nghiệm ...................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 35
4.1 Sự sinh trưởng và phát triển ................................................................................. 35
4.1.1 Sự sinh trưởng và phát triển của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành .............. 37
4.1.1.1 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu ................................................. 37
4.1.1.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao .............................................. 40
4.1.2 Sự sinh trưởng và phát triển của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ....................... 43
4.1.2.1 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu ................................................. 43
4.1.2.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao .............................................. 46
4.2 Tính chống chịu sâu bệnh ..................................................................................... 48
4.2.1 Tính chống chịu bệnh hại .................................................................................. 48


vii

4.2.2 Tính chống chịu sâu hại ..................................................................................... 49
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ....................................................... 50
4.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................................... 50
4.3.1.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành ...... 52
4.3.1.2 Các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ............... 54
4.3.2 Năng suất ........................................................................................................... 56
4.3.2.1 Năng suất lý thuyết (NSLT) .......................................................................... 56
4.3.2.2 Năng suất thực thu (NSTT) ............................................................................ 57
4.4 Phẩm chất hạt gạo ................................................................................................. 57
4.4.1 Phẩm chất hạt gạo được đánh giá bằng phương pháp cảm quan ...................... 58
4.4.2 Phẩm chất hạt gạo phân tích trong phòng thí nghiệm ....................................... 60
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 62
5.1 Kết luận................................................................................................................. 62
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 65
Phụ lục 1: Một số hình ảnh của các giống lúa thí nghiệm.......................................... 65
Phụ lục 2: Biểu đồ ...................................................................................................... 72
Phụ lục 3: Kết quả xử lý thống kê chỉ tiêu của các giống lúa .................................... 75


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AG:

An Giang

- BVTV:

Bảo vệ thực vật

- CB:

Cái Bè

- CT:

Châu Thành

- CV:

Hệ số biến thiên - Coefficient of Variation

- ĐBSCL:


Đồng bằng sông Cửu Long

- ĐC:

Đối chứng

- FAO:

Food and Agricuture Organization

- IRRI:

Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế - International Rice

Research Institute
- MTL:

Miền Tây Lúa

- NSC:

Ngày sau cấy

- NSG:

Ngày sau gieo

- NSLT:


Năng suất lý thuyết

- NSTT:

Năng suất thực thu

- OM:

Ô Môn

- TB:

Trung bình

- TCN:

Trước Công Nguyên

- TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

- TLB:

Tỷ lệ bệnh

- TGST:

Thời gian sinh trưởng



ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa........ 14
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo tại Tiền Giang ................................................ 20
Bảng 3.1: Đặc điểm thời tiết tại Tiền Giang từ tháng 03 đến 06/ 2011 ..................... 22
Bảng 3.2: Nguồn gốc của các giống lúa được khảo sát ............................................. 23
Bảng 3.3: Đặc điểm sinh học của các giống lúa được khảo sát ................................. 24
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa .............................. 35
Bảng 4.2: Khả năng đẻ nhánh (nhánh/ bụi) của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành 38
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành ................. 40
Bảng 4.4: Chiều cao cây (cm) của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành .................... 41
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành

42

Bảng 4.6: Khả năng đẻ nhánh (nhánh/ bụi) của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ........ 43
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ......................... 45
Bảng 4.8: Chiều cao cây (cm) của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ............................ 46
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ...... 47
Bảng 4.10: Tính chống chịu bệnh hại của các giống lúa ........................................... 49
Bảng 4.11: Tính chống chịu sâu hại của các giống lúa .............................................. 50
Bảng 4.12: Các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành 52
Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ........ 54
Bảng 4.14: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa .................. 56
Bảng 4.15: Đánh giá phẩm chất của các giống bằng cách nếm thử........................... 59
Bảng 4.16: Đánh giá phẩm chất của các giống lúa bằng cách đo lường ................... 60
Bảng 4.17: Phẩm chất hạt của các giống lúa được phân tích trong phòng thí nghiệm61



x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Giống OM5245 ............................................................................................. 65
Hình 2: Giống MTL693 ............................................................................................. 65
Hình 3: Giống OM5894 ............................................................................................. 66
Hình 4: Giống OM5453 ............................................................................................. 66
Hình 5: Giống OM8928 ............................................................................................. 67
Hình 6: Giống OM6932 ............................................................................................. 67
Hình 7: Giống OM7260 ............................................................................................. 68
Hình 8: Giống OM4126 ............................................................................................. 68
Hình 9: Giống OM4103 ............................................................................................. 69
Hình 10: Giống FLD80 .............................................................................................. 69
Hình 11: Giống OM576 ............................................................................................. 70
Hình 12: Giống AG2.................................................................................................. 70
Hình 13: Khu thí nghiệm tại xã Mỹ Trung huyện Cái Bè
vào giai đoạn 10 NSC ................................................................................................. 71
Hình 14: Khu thí nghiệm xã Tân Hội Đông huyện Châu Thành
vào giai đoạn thu hoạch .............................................................................................. 71
Biểu đồ 4.1: Khả năng đẻ nhánh của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành ................ 72
Biểu đồ 4.2: Chiều cao cây của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành ........................ 72
Biểu đồ 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 11 giống lúa tại huyện Châu Thành73
Biểu đồ 4.4: Khả năng đẻ nhánh của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè......................... 73
Biểu đồ 4.5: Chiều cao cây của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ................................. 74
Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 11 giống lúa tại huyện Cái Bè ........ 74


1


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là ở các
nước Đông Nam Á. Lúa là cây lương thực đứng vị trí hàng đầu do có giá trị dinh
dưỡng và nhiều công dụng quan trọng như gạo thông qua chế biến thành cơm, bánh…
cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động.
Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nền nông nghiệp
trên thế giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng có những bước phát triển
đáng kể. Việt Nam là nước nông nghiệp, với gần 80 % dân số làm nghề nông. Thời
gian qua, nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản xuất lương
thực đã đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Cây lúa là cây lương thực trọng điểm của tỉnh Tiền Giang, thích ứng hầu hết
các vùng đất trên địa bàn. Cây lúa đã gắn bó lâu dài với đời sống của người nông dân
trong tỉnh, giúp nông dân vượt qua cuộc sống khó khăn, vươn lên làm giàu. Mặt khác,
nhiều hộ nông dân trong tỉnh trồng lúa đạt năng suất thấp do nhiều nguyên nhân: Vốn
ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định,
sử dụng giống không đồng đều, kém chất lượng, giống lúa không thích ứng với điều
kiện sinh thái ở địa phương. Ngoài ra, chất lượng gạo được sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu của xuất khẩu.
Mặc dù có nhiều giống tốt đã đưa ra sản xuất nhưng việc thay thế các giống
hiện trồng bởi các giống mới có năng suất chất lượng cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả
của người sản xuất và người sử dụng là vấn đề cần thiết.


2

Được sự đồng ý của Khoa nông học và thầy hướng dẫn, đề tài: “Khảo sát một

số giống lúa (Oryza sativa) tại tỉnh Tiền Giang vụ Xuân Hè 2011” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Chọn được giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh,
thích hợp cho vùng canh tác của từng địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa.
So sánh năng suất của các giống lúa.
Xử lý thống kê số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi.
1.3 Giới hạn của đề tài
Địa điểm: Chỉ khảo sát ở 2 xã: Tân Hội Đông, Châu Thành và Mỹ Trung, Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn
chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ
lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
Theo Lê Minh Triết (2006), cây lúa có nguồn gốc lịch sử lâu đời, trải dài từ
phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ (vào khoảng 8000 năm trước đây).
Lúa nước nguồn gốc từ châu Á và châu Phi được trồng tới 90 % diện tích ở
châu Á (FAO, 1996) và đã được Alexandre đại đế nhập vào châu Âu vào thời điểm
300 năm trước công nguyên (TCN).
Lúa nước là loài cốc có năng suất cao nhất, có loại hạt dài (indica), loại hạt bầu

ngắn (japonica).
- Về mặt lịch sử thực vật học, cây lúa trồng bắt nguồn từ cây lúa hoang dại.
Châu Á: Oryza sativa, Châu Phi: Oryza glaberrima.
+ Lúa trồng châu Á có khả năng thích nghi rộng, nên đã sớm phát triển địa bàn
của nó sang châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và cả châu Phi.
+ Lúa trồng châu Phi chỉ thu hẹp địa bàn của nó ở Tây Phi và Guyana ở Nam
Mỹ và địa bàn lại có chiều hướng hẹp dần.


4

- Về nguồn gốc xuất xứ, đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều
thống nhất là nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á, cơ sở của ý kiến
này là:
+ Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á.
+ Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng phát triển.
+ Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay đang có mặt
trong các nước Đông Nam Á.
+ Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất
hiện tại các nước Đông Nam Á như: Từ năm 1742 đã có nói rằng nghề trồng lúa có ở
Trung Quốc từ 2800 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ 1000 năm
trước công nguyên và sau đó lan sang các nước Ai Cập, Châu Âu, Châu Phi, Châu
Mỹ…
+ Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại trong quá trình
chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một số
đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xòe, phân hóa phát
dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ bị rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xòe.
- Về nguồn gốc thực vật: Cây lúa thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), chi Oryza.
Trong chi Oryza có nhiều loài, sống một năm hoặc nhiều năm, trong đó chỉ có hai loài

trồng:
+ Oryza sativa: Phổ biến ở châu Á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có
giống có đặc tính tốt cho năng suất cao.
+ Oryza glaberrima: Hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở Tây
Phi.
Cây lúa đã được thuần hóa từ những loài hoang dại, bán hoang dại, dị hợp tử và
đầy những biến dị. Quá trình thuần hóa cũng là quá trình của sự lai tạp tự nhiên, đột


5

biến gen do môi trường và sự chọn lọc của con người qua hàng nghìn năm. Theo tài
liệu của Trần Văn Đạt (2002) cho biết: Tổ tiên lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) đã
xuất hiện thời kì đồ đá mới, cách đây 10 - 15 nghìn năm từ vùng chân núi phía Nam
của dãy Hymalaya (Ấn Độ) và miền Nam, Đông Nam Á.
2.1.2 Phân loại
a. Theo đặc tính thực vật học
Lúa thuộc họ Gramineae, loại Oryza, loài Oryza sativa. Có hơn 28 loài hoang
dại đã được định danh, có tổng nhiểm sắc thể từ 24 - 48 n. Năm 1963, các nhà di
truyền học đã công nhận còn 19 loài, có lúa trồng và lúa dại. Loài Oryza sativa và
Oryza glaberrima là 2 loài lúa trồng. Trong đó:
Oryza sativa là quan trọng nhất, chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới. Loài
này phân bố từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ vùng
phù sa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi ven biển nhiễm mặn phèn…
Oryza glaberrima chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi.
b. Theo sinh thái địa lý
Từ 2000 năm TCN, các giống lúa ở Trung Quốc được phân thành 3 nhóm:
“Hsien”, “Keng” và nếp.
Năm 1928 - 1930, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chia lúa trồng thành hai loại
phụ: “indica” và “japonica” trên cơ sở phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ bất dục

khi lai tạo và phản ứng huyết thanh (serological reaction).
Nhóm indica (=“Hsien”= lúa tiên) bao gồm các giống lúa từ Sri Lanka, Nam và
Trung Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Philippines, Đài Loan, Việt Nam và
nhiều nước khác ở vùng nhiệt đới.
Nhóm Japonica (=“Keng”= lúa cánh) bao gồm các giống lúa tập trung ở các
vùng á nhiệt đới và ôn đới, cụ thể là từ miền Bắc và Đông Trung Quốc, Nhật Bản và
Triều Tiên.


6

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản sau đó đã thêm một nhóm thứ 3 “javanica” để đặt
tên cho các giống lúa cổ truyền của Indonesia là “Bulu” và “Gundil”.
c. Theo đặc tính sinh lý: Tính quang cảm
Lúa nói chung là loại cây ngắn ngày, tức là loại thực vật chỉ cảm ứng ra hoa
trong điều kiện quang kỳ ngắn. Tuy nhiên, phản ứng đối với quang kỳ (độ dài ngày)
thay đổi tùy giống.
Người ta phân biệt 2 nhóm lúa: Quang cảm và không quang cảm
- Nhóm lúa quang cảm: Là nhóm giống lúa có cảm ứng với quang kỳ, chỉ ra hoa
trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn thích hợp, còn gọi là lúa mùa, tức lúa chỉ trổ và
chín theo mùa.
- Nhóm lúa không quang cảm: Hầu như các giống lúa mới lai tạo phục vụ cho
việc thâm canh tăng vụ hiện nay đều không quang cảm. Các giống này lại ngắn ngày
(120 - 150 ngày), có thời gian sinh trưởng hầu như không thay đổi khi trồng ở các thời
vụ khác nhau nên có thể trồng được nhiều vụ và có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm
miễn bảo đảm đủ nước tưới và các yêu cầu dinh dưỡng, môi trường khác.
d. Theo điều kiện môi trường canh tác
Vào đầu cuộc Cách Mạng Xanh, các chuyên gia lúa gạo trên thế giới đã đồng ý
về phân loại lúa theo đặc tính đất đai và khí hậu (IRRI, 1984) như sau:
- Lúa rẫy (lúa đất khô): Trồng ở vùng có mưa nhiều hoặc ít, đất tốt hoặc xấu và

phối hợp các yếu tố này.
- Lúa tưới tiêu: Trồng ở vùng có nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ thấp.
- Lúa ruộng nước trời: Lúa ruộng cạn (5 - 25 cm), sâu vừa (25 - 50 cm), thường
bị hạn hoặc bị ngập nước.
- Lúa thủy triều: Lúa nước ngọt, mặn, phèn và than bùn.


7

- Lúa nước sâu: Lúa ruộng cạn (25 - 50 cm), sâu (50 - 100 cm), và thật sâu (lúa
nổi) (>100 cm).
Theo chu kỳ sinh trưởng, cây lúa được phân ra thành 4 loại sau:
- Lúa rất sớm: Dưới 100 ngày
- Lúa sớm: Từ 101 đến 120 ngày
- Lúa lỡ: Từ 121 đến 140 ngày
- Lúa muộn: Trên 140 ngày
Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, nếu bị ảnh hưởng của
nhiệt độ, một số giống lúa sớm có thể trở thành lỡ hoặc muộn.
e. Theo đặc tính sinh hóa hạt gạo
Tùy theo hàm lượng amylose trong tinh bột gạo, người ta phân biệt lúa nếp và
lúa tẻ. Hàm lượng amylose được phân cấp như sau:
- Cấp 1: Loại gạo rất thấp, có hàm lượng amylose < 10 %.
- Cấp 3: Loại gạo thấp, có hàm lượng amylose 11 - 15 % .
- Cấp 5: Loại gạo hơi thấp, có hàm lượng amylose 16 - 20 %.
- Cấp 7: Loại gạo trung bình, có hàm lượng amylose 21 - 25 %.
- Cấp 9: Loại gạo cao, có hàm lượng amylose 26 - 30 %.
f. Theo đặc tính hình thái
- Cây:
+ Cao (> 120 cm)
+ Trung bình (100 - 120 cm)

+ Thấp (dưới 100 cm)
- Lá:


8

+ Lá thẳng hoặc cong rũ.
+ Bản lá to hoặc nhỏ, dầy hoặc mỏng.
- Bông:
+ Loại hình nhiều bông (nở bụi mạnh) hoặc to bông (nhiều hạt)
+ Dạng bông túm hoặc xòe
+ Cổ bông hở hoặc cổ kín (tùy theo độ trổ của cổ bông so với cổ lá cờ)
+ Khoe bông hoặc giấu bông (tùy theo chiều dài hoặc góc độ lá cờ hay lá đòng
và tùy độ trổ bông của bẹ ra khỏi bẹ lá cờ)
+ Dày nách hay thưa nách (tùy độ đóng hạt trên các nhánh gié của bông lúa)
- Hạt lúa: Dài, trung bình hoặc tròn (dựa vào chiều dài và tỉ lệ dài/ngang của hạt
lúa).
- Hạt gạo:
+ Gạo trắng hay đỏ hoặc nâu, tím (màu của lớp vỏ ngoài hạt gạo)
+ Có bạc bụng hay không
+ Dạng hạt dài hay tròn
Các đặc tính này rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của gạo trên
thị trường trong và ngoài nước.
2.2 Đặc điểm thực vật
2.2.1 Rễ lúa
a. Hình thái của rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm gồm có: Rễ mộng là rễ ra đầu tiên và sau đó là các rễ
phụ.



9

Người ta chia bộ rễ lúa ra làm 3 loại rễ:
- Rễ đen: Là những rễ già bị lụi chết đi.
- Rễ nâu: Là những rễ già có sức hoạt động yếu.
- Rễ trắng: Là những rễ non mới ra có sức sống mạnh.
Tác dụng của rễ: Giúp cho việc hút nước, dinh dưỡng và vận chuyển lên phía
trên. Ngoài ra rễ còn có tác dụng giúp cho cây lúa đứng vững trong đất.
b. Cấu tạo của rễ lúa
Gồm có các bộ phận từ ngoài vào trong như sau:
- Lớp biểu bì
- Lớp vỏ: Gồm tế bào màng dầy và tế bào màng mỏng.
- Lớp trung trụ
Ngoài biểu bì có lông hút do tế bào biểu bì kéo dài mà thành; phần trong biểu bì
là ngoại bì; trong cùng là trụ bì có những ống dẫn nhựa.
2.2.2 Thân lúa
a. Hình thái của thân
Thân lúa hình tròn như ống, ở phía trong rỗng, trên thân gồm có:
- Mắt: Ở gốc thân các mắt dầy sít lại, sinh trưởng trong đất gọi là mắt rễ hay
mắt đẻ.
- Lóng: Giữa 2 mắt được gọi là lóng (đốt).
- Mắt của nhánh con: Mắt đẻ càng cao thì số mắt trên nhánh càng giảm theo
một qui luật nhất định.
- Từ chỗ gối lá đòng đến gốc bông được gọi là cuống bông.


10

Tác dụng của thân: Giữ cho cây lúa đứng vững, vận chuyển và dự trữ nước,
muối khoáng được thân vận chuyển lên lá để thực hiện chức năng quang hợp và các

sản phẩm đồng hóa chuyển đi các bộ phận khác đều phải qua thân. Thân còn dự trữ
đường, bột cho bông phát dục ở thời kì sau, khoảng 1/3 chất dinh dưỡng của bông dựa
vào chất dinh dưỡng trong thân và bẹ lá.
b. Cấu tạo của thân
Cấu tạo của mắt gồm có:
- Biểu bì: Gồm các tế bào chắc và dầy.
- Mô cơ giới: Giúp cho thân cứng chắc, hạn chế sự tấn công của côn trùng, đổ
ngã.
- Mô tế bào màng mỏng, trong đó có các bó mạch gỗ.
Cấu tạo của lóng:
- Biểu bì: Có lớp sáp mỏng bao bọc.
- Mô cơ giới: Ở dưới lớp biểu bì, rất phát triển, trong đó có mạch gỗ, bên trong
là tế bào màng mỏng.
- Tế bào màng mỏng: Chứa nhiều các chất dinh dưỡng, tinh bột. Phía trong tế
bào màng mỏng là xoang trung tâm nối liền phần trên và phần dưới hình thành nên
lóng rỗng ở giữa.
- Tổ chức phân sinh: Sự sinh trưởng và hình thành thân đều do tế bào của tổ
chức phân sinh phân chia, lớn lên và phân hóa thành.
2.2.3 Lá lúa
a. Hình thái của lá
Lá lúa mọc ở hai bên thân cây lúa. Mỗi vòng thân có 2 lá nên công thức diệp tự
thuộc loại ½. Khi hạt thóc nẩy mầm trình tự xuất hiện lá như sau:


11

- Lá bao: Không có gân chính, chỉ có 2 gân song song.
- Lá không hoàn toàn: Không có phiến lá.
- Lá hoàn toàn thứ 1, 2, 3: Các lá này có đầy đủ bẹ lá, phiến lá. Lá lúa giống
như lá hòa thảo có các gân lá song song.

Lá lúa gồm 2 bộ phận rõ rệt: Phiến lá và bẹ lá. Phần gốc bẹ lá bao lấy mắt thân
gọi là mắt lá.
- Gối lá: Là chỗ phân giới giữa bẹ lá và phiến lá.
- Lưỡi lá: Là do đầu bẹ lá dài ra.
- Hai tai lá: Do gốc phiến lá phân ra.
Lá sinh trưởng dài ra bắt đầu từ đầu lá rồi đến phiến lá, sau đó mới đến bẹ lá dài
ra.
b. Cấu tạo của lá lúa
Cấu tạo của bẹ lá gồm có: Biểu bì, mô cơ giới, bó gỗ, tế bào màng mỏng, xoang
rỗng tương đối rộng.
Cấu tạo của phiến lá: Biểu bì, mạch dẫn, mô đồng hóa, mô cơ giới, giữa là
những khoảng trống, mặt ngoài phiến lá có khí khổng và lông tơ. Lông tơ nhiều hay ít
tùy giống.
2.2.4 Bông lúa
a. Hình thái của bông lúa
- Bông lúa là một loại hoa chùm gồm có: Trục bông, nhánh (gié cấp 1), chẽn
(gié cấp 2) và hoa.
- Thường mỗi mắt là một nhánh, mọc xen kẽ nhau, chỉ có mắt ở gốc bông mới
có thể có 2 đến 3 nhánh mọc chụm nhau.


12

- Bông lúa dài hay ngắn tùy điều kiện ngoại cảnh, trung bình dài 20 - 25 cm.
- Dáng bông cong nhiều hay ít tùy theo cuống bông dài hay ngắn, trục bông to
hay nhỏ, cứng hay mềm và tùy theo hạt nhiều hay ít, nặng nhẹ, chắc lép…
- Nhánh bông khi trổ có nhánh xòe, nhánh khép. Những giống có nhánh khép
thường có mật độ hạt cao hơn, những giống có nhánh xòe gần với lúa dại hơn.
- Nhánh bông và số hạt nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và ngoại cảnh.
b. Cấu tạo hoa lúa: Gồm có: Đế hoa, mày hoa, vỏ trấu, vẩy cá, nhị đực và nhụy cái.

2.2.5 Hạt lúa và hạt gạo
a. Hạt lúa
- Hạt lúa là một quả, thuộc loại quả dĩnh. Hình thái, màu sắc của hạt lúa phụ
thuộc vào giống lúa. Lúa tiên là lúa có hạt dài. Lúa cánh là lúa có hạt tròn. Đa số hạt
lúa có màu vàng sáng, một số có màu vàng sẫm hoặc nâu đen như nếp cẩm.
- Khi hạt lúa còn non vỏ ngoài phân ra: Ngoại bì, hạ bì, tế bào màng mỏng và
nội bì. Tế bào ngoại bì rất nhỏ còn tế bào nội bì rất lớn. Khi hạt chín thì tế bào màng
dầy của ngoại bì bị silic hóa, nội biểu bì trở thành tế bào rỗng.
b. Hạt gạo
Gồm có 3 bộ phận: Vỏ hạt (lớp cám), nội nhũ và phôi.
-Vỏ hạt: Là lớp màng mỏng có màu hoặc không màu bao bọc xung quanh hạt
gạo. Lớp này cùng lớp vỏ trấu có tác dụng che chở bảo vệ hạt gạo khỏi bị ẩm và sâu
bệnh.
- Nội nhũ: Chiếm phần lớn hạt. Mặt ngoài của nó là tầng tinh hồ (đextrin) tạo
thành một lớp tế bào đa giác, còn mặt trong có nhiều tế bào tinh bột, có màng rất
mỏng. Nội nhũ thường trong suốt, mặt bụng có vết trắng gọi là bạc bụng.


13

- Phôi: Nằm cạnh phôi nhũ, phía dưới là hạt gạo. Phôi gồm có: Mầm phôi, trục
phôi và rễ mầm. Phôi là bộ phận có nhiều sức sống nhất trong hạt. Phôi chứa nhiều
chất dinh dưỡng: Protein, lipid, hydrac carbon.
2.3 Nhu cầu sinh thái
2.3.1 Đất
Cây lúa có thể sinh sống và thích nghi trong nhiều điều kiện đất đai khác nhau
như phèn, mặn, phù sa, thành phần cơ giới từ sét nặng đến cát pha.
Yêu cầu đối với làm đất trồng lúa: Đất tơi nhuyễn, giàu dinh dưỡng, đất trung
bình giữ nước giữ phân tốt.
2.3.2 Nhiệt độ

Mặc dù lúa vốn có nguồn gốc nhiệt đới, song dưới tác động cải tạo của con
người ngày nay lúa có mặt từ 53 vĩ độ Bắc đến Nam, được gieo trồng từ độ cao xấp xỉ
mặt nước biển lên đến khoảng 2000 m.
Từ khi gieo đến chín hoàn toàn cây lúa cần khoảng 2000 - 4000 0C. Trong điều
kiện nhiệt độ cao thì thời gian sinh trưởng, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thời kỳ
sinh trưởng sinh thực đều bị rút ngắn. Ngược lại, nhiệt độ trung bình ngày thấp hoặc
trời rét đậm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng cũng như từng giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Nhu cầu nhiệt độ trong các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng khác nhau.
Theo Yosida (1977) nhiệt độ tối thích, nhiệt độ tới hạn thấp và tới hạn cao đối với các
giai đoạn sinh trưởng phát triển của lúa như sau:


14

Bảng 2.1: Nhu cầu nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa
Nhiệt độ tối
thích (0C)

Nhiệt độ
tới hạn
thấp (0C)

Nhiệt độ
tới hạn
cao (0C)

Nảy mầm

20 - 35


10

45

Mọc thành cây mạ

25 - 30

12 - 13

35

Ra rễ

25 - 28

16

35

Vươn lá

31

7 - 12

45

Đẻ nhánh


25 - 31

9 - 16

33

Phân hóa bông

25 - 30

15 - 20

38

Nở hoa

30 - 33

22

35

Chín

20 - 25

12 - 18

30


Giai đoạn sinh
trưởng

Như vậy, phần lớn các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa có nhiệt độ
tối thích vào khoảng 24 - 31 0C.
Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp thì sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày
và ban đêm sẽ thuận lợi cho lúa làm hạt, chín và dễ đạt năng suất cao hơn trong những
vùng mà nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch nhỏ.
2.3.3 Ánh sáng
Bức xạ mặt trời được coi là yếu tố khí tượng quan trọng nhất quyết định năng
suất lúa, đặc biệt ở giai đoạn hình thành sản lượng, kế đến là giai đoạn chín, còn giai
đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ảnh hưởng không đáng kể. Ở giai đoạn hình thành sản
lượng muốn đạt năng suất 5 tấn thóc/ha cần khoảng 300 cal/cm2/ngày. Trời nhiều mây
mù trong mùa mưa là yếu tố hạn chế nghiêm trọng để đạt năng suất lúa ≥ 6 tấn/ha của
vùng châu Á có gió mùa.
Chu kỳ quang tối ưu hay nói cách khác là độ dài ngày để lúa ra hoa sớm nhất
của hầu hết các giống lúa vào khoảng 9 - 10 giờ. Chu kỳ quang ngắn hơn hoặc dài hơn
đều làm chậm quá trình ra hoa và mức độ chậm phụ thuộc vào tính mẫn cảm của từng
giống.


×