Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI TÂY TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI TÂY
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ LÝ
NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI TÂY
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

PHẠM THỊ LÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành nông Nông học


Giáo viên hướng dẫn
TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
KS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN

Tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Chân thành ghi ơn sâu sắc ba mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện
cho con được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn Cô Phạm Thị Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn và khuyên bảo tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
đặc biệt là quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Phương Loan phòng nông nghiệp Sở
NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, chị Hằng và anh Lộc thuộc trung tâm nghiên cứu rau hoakhoai tây đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn bạn bè thân hữu đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực tập tốt nghiệp.
TP Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Lý


iii

TÓM TẮT

PHẠM THỊ LÝ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI TÂY TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2011
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG..
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
KS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN
Thí nghiệm nêu ảnh hưởng của giống và mật độ đến sự sinh trưởng và năng
suất của 3 giống khoai tây trồng vụ Xuân Hè tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
nhằm tìm ra giống khoai tây với mật độ hợp lý cho năng suất cao, chất lượng tốt thích
hợp cho nhu cầu chế biến khoai tây và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/2/2011 đến ngày 8/5/2011, tại nhà ông
Nguyễn Đức Bình, thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (split – plot design), 3 lần lặp lại, 9
nghiệm thức (3 mức giống G1(PO3), G2 (Atlantic), G3 (TK96.1) x 3 mức mật độ M1
(6 bụi/m2), M2 (5 bụi/m2), M3 (4,4 bụi/m2).
Nghiệm thức 1: G1M1 (giống PO3, mật độ 6 bụi/m2)
Nghiệm thức 2: G1M2 (giống PO3, mật độ 5 bụi/m2)
Nghiệm thức 3: G1M3 (giống PO3, mật độ 4,4 bụi/m2)
Nghiệm thức 4: G2M1 (giống Atlantic, mật độ 6 bụi/m2)
Nghiệm thức 5: G2M2 (giống Atlantic, mật độ 5 bụi/m2)
Nghiệm thức 6: G2M3 (giống Atlantic, mật độ 4,4 bụi/m2)
Nghiệm thức 7: G2M1 (giống TK96.1, mật độ 6 bụi/m2)
Nghiệm thức 8: G2M2 (giống TK96.1, mật độ 5 bụi/m2)
Nghiệm thức 9: G2M3 (giống TK96.1, mật độ 4,4 bụi/m2)
Qua thời gian làm thí nghiệm bước đầu có thể rút ra một số kết luận như sau:
Hầu hết các giống khoai tây đều có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn ≤
82NST nên rất thuận lợi cho việc luân canh cây trồng.


iv


Giống có mức độ phủ luống cao nhất là giống G2 (Atlantic) với các mức mật độ
M2 (5 bụi/m2), M3 (4,4 bụi/m2) và G1M3 (giống PO3, mật độ 4,4 bụi/m2). Đây sẽ là
những giống cho thời gian sinh trưởng ngắn nhất.
Các bệnh đốm vòng, virus là không xuất hiện trong vụ Xuân Hè này.
- Giống G2 (Atlantic) là giống có sự mẫn cảm với bệnh mốc sương và héo
xanh cao nhất, nhất là khi trồng với mật độ M2 (5 bụi/m2). Còn tỷ lệ nhiễm ruồi đục lá
là không đáng kể khi trồng trong vụ Xuân Hè này.
- Cả 3 giống tham gia thí nghiệm đều thỏa mãn những yêu cầu về phẩm chất
của giống khoai tây chế biến.
- Giống G1 (PO3) là giống kháng bệnh mốc sương và héo xanh tương đối tốt
và đây cũng là giống cho tiềm năng về năng suất cao nhất. Và giống G1 (PO3) với mật
độ M3 (4,4 bụi/m2) cho năng suất cao nhất chiếm 17,47 tấn, cho tỷ lệ củ thương phẩm
cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất (120.566.201 đồng/ha)
Trong khi chờ đợi các thí nghiệm kế tiếp, để rút ra kết luận chính xác mật độ và
giống khoai tây chế biến thích hợp; có thể sử dụng giống khoai tây PO3 với mật độ
M3 (4,4 bụi/m2) để tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao để trồng vụ Xuân Hè tại
Xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................x
Chương 1 Mở Đầu .........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ...................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn của đề tài .....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây khoai tây ...........................................................................................3
2.2 Đặc điểm thực vật học ...............................................................................................4
2.2.1 Rễ ............................................................................................................................4
2.2.2 Thân ........................................................................................................................4
2.2.3 Lá ............................................................................................................................4
2.2.4 Hoa..........................................................................................................................5
2.2.5 Quả..........................................................................................................................5
2.2.6 Củ............................................................................................................................5
2.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ...............................................................................5
2.3.1 Nhiệt độ ..................................................................................................................5
2.3.2 Ánh sáng .................................................................................................................5
2.3.3 Nước .......................................................................................................................6
2.3.4 Đất và độ pH ...........................................................................................................6
2.3.5 Dinh dưỡng .............................................................................................................7
2.4 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai tây trên thế giới và trong nước ..................7


vi

2.4.1 Trên thế giới ...........................................................................................................7
2.4.2 Trong nước .............................................................................................................8
2.5 Cơ sở xác định mật độ, giống lên sự sinh trưởng và phát triển của khoai tây và cây

trồng khác. .....................................................................................................................11
2.6 Tổng quan địa bàn thành phố Đà Lạt ......................................................................13
2.6.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội .....................................................13
2.6.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................13
2.6.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội...................................................................................14
2.6.3 Định hướng phát triển khoai tây ...........................................................................15
2.7 Quy trình sản xuất khoai tây (Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng, 2008). .................16
2.7.1. Giống ...................................................................................................................16
2.7.2. Chuẩn bị đất .........................................................................................................17
2.7.3. Phân bón và cách bón phân .................................................................................17
2.7.4 Trồng và chăm sóc................................................................................................17
2.7.5 Phòng trừ sâu bệnh chính .....................................................................................18
2.7.6 Thu hoạch và phân loại khoai ...............................................................................19
2.7.7 Bảo quản tạm thời.................................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20
3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm .....................................................20
3.2.1 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm. .......................20
3.2.2 Điều kiện đất đai. ..................................................................................................21
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .......................................................................21
3.3.1 Vật liệu .................................................................................................................21
3.3.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................21
3.4 Hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) ..............................................................................26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu: ......................................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................28
4.1 Đặc điểm hình thái...................................................................................................28
4.1.1 Thân ......................................................................................................................28
4.1.2 Hoa........................................................................................................................28



vii

4.1.3 Củ..........................................................................................................................29
4.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến chỉ tiêu về sinh trưởng của khoai tây..30
4.2.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm (NST)...30
4.2.2 Sức sinh trưởng của 3 giống khoai tây .................................................................31
4.2.3. Mức độ phủ luống................................................................................................32
4.2.4. Số thân/bụi và số nhánh/thân chính của 3 giống khoai tây .................................33
4.3 Mức độ nhiễm sâu bệnh...........................................................................................34
4.3.1 Mức độ nhiễm mốc sương của 3 giống khoai tây. ...............................................34
4.3.2.Tỉ lệ héo xanh của 3 giống khoai tây....................................................................35
4.3.3. Ruồi đục lá ...........................................................................................................38
4.3.4. Các loại sâu bệnh khác ........................................................................................39
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất ..............................................................................40
4.4.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ lên các yếu tố cấu thành năng suất...................40
4.4.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến năng suất ô thí nghiệm ..............................41
4.4.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ lên năng suất lý thuyết, năng suất thực tế và
năng suất thương phẩm..................................................................................................42
4.5 Đánh giá chất lượng củ theo cảm quan ...................................................................43
4.6 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................47
5.1 Kết luận: ..................................................................................................................47
5.2 Đề nghị: ...................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49
PHỤ LỤC .....................................................................................................................51


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế

NSTP

Năng suất thương phẩm

ha

Hecta

cm

Centimeter (centimét)

m

Meter (mét)

%

Phần trăm

kg


kilogram

NST

Ngày sau trồng

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

FAO

Food Agricutural Oganization

RCBD

Kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

ns

Non – significant

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lặp lại


CIP

Center international potatoes

VGPPP

Vietnam-German Potato Project


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới (FAO, 2009) .................................7
Bảng 3.1: Bảng khí hậu, thời tiết ..................................................................................20
Bảng 3.2: Một số đặc điểm nông học của ba giống khoai tây làm vật liệu thí nghiệm
(Phạm Xuân Tùng và ctv, 2006; 2008) .........................................................................21
Bảng 4.1: Đặc điểm hoa của 3 giống khoai tây ............................................................28
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái củ của 3 giống tham gia thí nghiệm..............................29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ mọc
ngoài đồng ruộng của khoai tây.....................................................................................30
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ và giống đến sức sinh trưởng của 3 giống khoai tây
(điểm).............................................................................................................................31
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ và giống đến mức độ phủ luống của 3 giống khoai
tây ..................................................................................................................................32
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật độ và giống đến số thân/bụi và số nhánh/thân chính của
3 giống khoai tây ...........................................................................................................33
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ và giống đến mức độ nhiễm bệnh mốc sương của 3
giống khoai tây (điểm)...................................................................................................35
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật độ và giống lên bệnh héo xanh của 3 giống khoai tây (%) .36

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ và giống lên mức độ nhiễm ruồi đục lá của 3 giống
khoai tây (điểm). ............................................................................................................38
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của giống và mật độ lên các yếu tố cấu thành năng suất ........40
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến năng suất ô thí nghiệm (kg/ô) .........41
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của giống và mật độ lên năng suất lý thuyết, năng suất thực tế
và năng suất thương phẩm của 3 giống khoai tây .........................................................42
Bảng 4.13: Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư (chưa tính tiền giống) trên 259,2 m2 khoai
tây thí nghiệm. ...............................................................................................................44
Bảng 4.14: So sánh tổng chi phí đầu tư cho 1 ha của các nghiệm thức thí nghiệm .....45
Bảng 4.15: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các nghiệm thức thí nghiệm
.......................................................................................................................................45


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 4.1: Bệnh mốc sương ...........................................................................................34
Hình 4.2: Bệnh héo xanh ..............................................................................................35
Hình 4.3: Ruồi đục lá trên khoai tây.............................................................................39
Hình 1: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm .........................................................................51
Hình 2: Hình ảnh các giống khoai tây tham gia thí nghiệm .........................................52
Hình 3: Hoa của 3 giống khoai tây làm thí nghiệm ......................................................52
Hình 4 : Củ của 3 giống khoai tây thí nghiệm ..............................................................53
Đồ thị 1: So sánh NSLT, NSTT và NSTP của các nghiệm thức .................................. 53
Đồ thị 2 : Hiệu quả kinh tế của 9 nghiệm thức thí nghiệm ...........................................54


1


Chương 1
Mở Đầu

1.1 Đặt vấn đề
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một trong 5 loại cây lương thực trên
thế giới sau lúa, ngô, mì, mạch. Khoai tây là nguồn lương thực và cũng là nguồn cung
cấp năng lượng chính trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình ở Việt nam và trên
thế giới. Ngoài ra khoai tây còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như là
trong củ chứa hàm lượng tinh bột lớn và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:
Protein, đường, nhiều loại vitamin (carotein B1, B2, B3, PP, C và D). Ngày nay khoai
tây càng được tận dụng nhằm phát huy triệt để công dụng không những trong thực
phẩm chế biến ra những món ăn ngon miệng mà còn được sử dụng cả trong lĩnh vực
làm đẹp, chữa bệnh và còn được mệnh danh là “Bánh mì thứ hai” ở các nước phương
tây. Vì thế nhu cầu tiêu thụ khoai tây ngày càng tăng cao ở nhiều nước .
Lâm Đồng một vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ thích
hợp cho phát triển rau và hoa quanh năm, trong đó là sự không ngừng tăng cao về chất
lượng, năng suất và chủng loại, và khoai tây Lâm Đồng là mặt hàng rau lấy củ được
nhiều nơi vô cùng ưa chuộng. Tại Lâm Đồng, khoai tây được trồng tập trung tại thành
phố Đà Lạt và các huyện vùng ven như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Cùng
với sự phát triển đột phá trong ngành chế biến khoai tây trong những năm trở lại đây,
do có lợi thế nhiều về điều kiện khí hậu, đất đai để có thể phát triển sản xuất khoai tây
quanh năm đạt năng suất cao; vì vậy năm 2004, Trung tâm nghiên cứu khoai tây rau và
hoa và một số công ty sử dụng khoai tây cho chế biến công nghiệp (như Orion,
Pepsico) đã đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống và phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu
khoai tây phục vụ cho chế bến tại Lâm Đồng. Tuy nhiên diện tích khoai tây tại Lâm
Đồng cũng không phát triển nhiều qua các năm, từ 977 ha năm 2004, tăng lên 1.170 ha


2


năm 2009 (Sở NN & PTNT Lâm Đồng, 2009). Năng suất khoai tây trên địa bàn tỉnh
còn thấp, năm 2004 đạt 11,08 tấn/ha, đến năm 2009 đạt 16,98 tạ/ha.
Nguyên nhân chính được xác định là do Lâm Đồng có nhiều tiểu vùng sinh thái
khác nhau, chênh lệch về độ cao giữa các vùng sản xuất là tương đối lớn. Giống và
biện pháp canh tác phù hợp với vùng này mà không phù hợp với vùng kia. Chính vì
vậy hiệu quả kinh tế mang cho người dân chưa cao, chưa thuyết phục được người dân
phát triển loại cây trồng này. Nhận thấy Lâm Đồng là một vùng có nhiều lợi thế trong
sản xuất nguồn nguyên liệu khoai tây cho chế biến công nghiệp, ngày 24/7/2009,
UBND Tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định số 1687/QĐ – UBND phê duyệt đề án phát
triển khoai tây giai đoạn 2009 – 2015 tỉnh Lâm Đồng, với mục tiêu đến năm 2015,
diện tích khoai tây trên toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 2.200 ha.
Để nhằm thúc đẩy phát triển vùng khoai tây nguyên liệu cho chế biến tại Lâm
Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng, được sự phân công của BCN khoa Nông Học
trường Đại học Nông Lâm, được sự đồng ý của bộ môn cây lương thực – rau, hoa quả,
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Minh Tâm và KS. Nguyễn Thị Phương Loan tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của ba giống khoai tây trồng vụ Xuân Hè 2011 tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Tìm được giống khoai tây với mật độ hợp lý cho năng suất cao, chất lượng tốt
thích hợp cho nhu cầu chế biến khoai tây và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa
phương. Từ đó làm cơ sở cho những khuyến cáo về sau của khuyến nông địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất của ba giống khoai
tây và chất lượng củ phục vụ cho nhu cầu chế biến.
1.3 Giới hạn của đề tài
- Đất vụ trước đã trồng khoai tây nên dễ bị nhiễm nấm bệnh lưu tồn trong đất.
- Các chỉ tiêu về chất lượng củ khoai tây chỉ đánh giá bằng cảm quan



3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây khoai tây
Cây khoai tây (Solanum tuberoum L.) thuộc họ Cà Solanacae.
Theo nghiên cứu của Correll (1962) cho rằng khoai tây dại chỉ thấy ở Tây bán
cầu, một số tác giả cho rằng nguồn gốc khoai tây là dãy núi Andes, nam Chilê hoặc cả
2 vùng.
Theo nghiên cứu của Juzepczuk và Bukasov (1929) cho rằng đầu tiên khoai tây
từ đảo Chilê, những đảo liền kề và những vùng Nam Chilê rồi đến Châu Âu (Tạ Thu
Cúc và ctv, 2000).
Khoai tây có nguồn gốc từ vùng núi cao Ander thuộc Lake Tinicana Nam Mỹ.
Trong quá trình thuần hóa khoai tây lan rộng khắp vùng núi Ander. Thế kỷ XVI người
Tây Ban Nha chinh phục Châu Mỹ, nông dân đã trồng nhiều giống khoai tây dọc miền
núi, bây giờ là Bolivia, Columbia, Ecuador và Pêru. Từ Tây Ban Nha khoai tây được
lan rộng khắp Châu Âu, khoai tây đến Anh năm 1590 và được phổ biến rộng rãi khắp
nước Anh và nhiều vùng thuộc Bắc Âu (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Châu Á có 10 nước sản xuất khoảng 95% sản lượng khoai tây của Châu Á là
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Bangladesh, Nepal, Pakistan, Việt
Nam, Indonesia và Hàn Quốc. Trung quốc là nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng,
sau đó là Ấn Độ, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Ở Việt Nam khoai tây được trồng từ năm 1890 do người Pháp mang đến. Năm
1901 khoai tây được trồng ở Tú Sơn (Hải Phòng), năm 1907 khoai tây được đưa đến
Trà Lĩnh (Cao Bằng) và năm 1917 thì được trồng ở Thường Tín (Hà Tây). Năm 1960
diện tích khoai tây là 3000 ha đến năm 1971 là 8000 ha (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).


4


2.2 Đặc điểm thực vật học
Khoai tây thuộc họ Cà (Solanacae), là cây thân thảo 2 lá mầm, đôi khi nó được
xem là cây lưu niên bởi khả năng tái sinh của nó mặc dù nó được trồng như cây hàng
niên (Phạm Hữu Nguyên, 2008).
2.2.1 Rễ
Thuộc loại rễ chùm, phân bố ở tầng đất 30 cm. Nếu trồng bằng hạt thì rễ phân
bố sâu hơn và có nhiều rễ phụ.
Quá trình hình thành rễ: Khi mắt trên củ bắt đầu nảy mầm, ở gốc mầm xuất
hiện những nốt nhỏ đó là mầm mống của rễ sau này, những rễ xuất hiện suốt cả thời kì
sinh trưởng sinh dưỡng. Sự phát triển của bộ rễ mạnh nhất là thời kì hình thành tia củ
đến khi củ lớn (giai đoạn 20 - 25 NST). Rễ trên tia củ có đặc điểm là ngắn, ít phân
nhánh và cũng tham gia vào quá trình hấp thu nước, dinh dưỡng nuôi củ, thân (Đường
Hồng Dật, 2005).
2.2.2 Thân
Sau khi trồng, phần trên chân mầm sẽ phát triển thành thân trên mặt đất và đoạn
thân nằm dưới mặt đất gọi là thân ngầm.
Thân khí sinh có chiều cao từ 50 - 80 cm hoặc có thể cao hơn, thân nhỏ, yếu, có
lông tơ và lông cứng, khi già thì lông rụng. Thân thường có màu xanh, phớt hồng,
chiều cao thân phụ thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt. Số thân/khóm từ 4 - 8 hoặc
lớn hơn và thay đổi tùy giống và số mầm trên củ. Giống chín sớm thường phân cành ít,
bụi khoai gọn, thoáng.
Tia củ phát sinh ở đốt thân nằm dưới mặt đất. Tia củ dài, thẳng, đầu mút hơi
phình to, có tính hướng âm, ưa bóng tối. Củ chính là bộ phận phình to ở cuối tia củ,
chứa nhiều tinh bột và các chất dinh dưỡng khác (Đường Hồng Dật, 2005).
2.2.3 Lá
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây: đầu tiên là các lá
nguyên đơn, dần dần hình thành lá kép chưa hoàn chỉnh và cuối cùng là các lá hoàn
chỉnh. Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của lá trên thân thể hiện đặc điểm của giống
và quyết định độ thoáng cũng như khả năng hấp thu ánh sáng của mỗi lá và toàn bộ lá.

Các lá ở tầng giữa có khả năng quang hợp mạnh nhất. Góc độ giữa lá và thân lớn, lá
gần như song song với mặt đất. Khi diện tích che phủ đạt từ 38.000 - 40.000 m2/ha khả


5

năng quang hợp là lớn nhất, tiềm năng về năng suất đạt cao nhất. Do đó nếu diện tích
lá giảm đi một nửa năng suất giảm tối thiểu 30% (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.2.4 Hoa
Lưỡng tính, tự thụ. Hoa thường có 5 cánh. Màu sắc hoa có thể màu trắng hay
tím . Mỗi hoa có 5 nhị đực bao quanh vòi nhụy cái. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn,
đầu cành, nách lá. Số lượng hoa/chùm: 5 - 6 hoa. Phần lớn hoa thường bị rụng (Trần
Khắc Thi và ctv, 2008).
2.2.5 Quả
Quả mọng hình tròn hay hình trứng. Quả có màu xanh có 2 - 3 ngăn, số hạt/quả
biến động từ 100 - 300 hạt tùy giống. Hạt chứa nhiều dầu nên dễ mất sức nảy mầm, hạt
khoai tây có thời gian ngủ nghỉ kéo dài 6 - 18 tháng (Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
2.2.6 Củ
Thực chất củ khoai tây là sự phình to và rút ngắn lại của tia củ. Do đó về mặt
hình thái cấu tạo củ còn non tương tự như tia củ. Mắt củ được hình thành là do lá
không phát triển được và mắt củ chính là gốc của cuống lá. Khi củ nảy mầm ở những
mắt củ sẽ mọc mầm và rễ. Hình dạng và màu sắc tùy thuộc vào từng giống, điều kiện
ngoại cảnh, trồng trọt (Phạm Hữu Nguyên, 2008).
2.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.3.1 Nhiệt độ
Cây khoai tây sinh trưởng, phát triển ở độ cao so với mặt biển, ưa khí hậu ấm
áp ôn hòa, vì thế khoai tây không chịu được nóng hoặc quá rét. Các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau:
• Hạt nảy mầm ở nhiệt độ tối thiểu là 12 - 150C và thích hợp nhất là 18 - 220 C.
• Thời kỳ sinh trưởng thân lá: thích hợp ở 20 - 250C.

• Thời kỳ hình thành và phát triển củ: giới hạn nhiệt độ từ 15 - 220 C, ở 16 180C là thích hợp nhất cho sự tích lũy tinh bột vào củ. Trong điều kiện nhiệt độ cao
(>250C) và khô hạn, giai đoạn này sẽ có hiện tượng sinh trưởng lần thứ 2 (Tạ Thu Cúc
và ctv, 2000).
2.3.2 Ánh sáng
Theo Đường Hồng Dật (2004), khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng
mạnh có lợi cho quá trình quang hợp của cây khoai tây, thúc đẩy tốt cho việc hình


6

thành củ và tích lũy hàm lượng chất khô. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây quang
hợp từ 40000 - 60000 lux. Nhìn chung cây khoai tây là cây ưa thời gian chiếu sáng dài
ngày (>14h) sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Trong điều kiện ngày ngắn ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, năng suất có thể đạt cao tại các vùng cao nguyên hoặc
trong mùa rét. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển chúng yêu cầu
ánh sáng khác nhau.
+ Thời kỳ mọc mầm khỏi mặt đất đến khi có nụ hoa cây yêu cầu ánh sáng dài
ngày sẽ có lợi cho sự phát triển thân lá và có lợi cho quá trình quang hợp.
+ Thời kỳ hình thành tia củ yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn.
2.3.3 Nước
Khoai tây có nguồn gốc từ vùng ẩm ướt, hệ rễ cạn, diện tích lá lớn, năng suất
cao nên có nhu cầu về nước rất lớn, khả năng hút nước của hệ rễ rất yếu, khoai tây
không chịu được úng cũng như không chịu được hạn. Thiếu nước thời kỳ đầu làm cây
mọc chậm, thừa nước ở thời kỳ cuối gây khó khăn trong việc thu hoạch và giảm chất
lượng sản phẩm (Trần khắc Thi và ctv, 2008).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thiệu (1969 - 1974), tại trường ĐHNL
cho thấy: các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu về nước đối với khoai tây cũng
khác nhau:
+ Thời kỳ trồng đến xuất hiện tia củ: A0 đất = 60 - 80% A0 đr
+ Thời kỳ phát triển củ: A0 đất = 80%

Thiếu hoặc thừa nước đều gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây: lá nhỏ,
thân thấp, gầy yếu, bộ rễ kém phát triển, củ nhỏ (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
2.3.4 Đất và độ pH
Khoai tây là loại cây trồng thích nghi rộng với nhiều loại đất và độ pH. Tuy
nhiên trồng khoai tây trên đất cát pha, đất phù sa ven sông và thịt nhẹ, tơi xốp, tầng
canh tác dày, giàu chất dinh dưỡng thì năng suất và chất lượng khoai tây sẽ cao. Đất
trồng phải xa khu công nghiệp, hầm mỏ, nước thải.
pH = 5,5 - 6,8 sẽ thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển (Tạ Thu
Cúc, 2007).


7

2.3.5 Dinh dưỡng
Khoai tây có nhu cầu về dinh dưỡng trong đất cao hơn các loại rau khác để
năng suất cao nên khi bón phân cho khoai tây cần dựa vào kết quả phân tích đất để xác
định lượng phân bón cho phù hợp. Khoai tây cần có nguyên tố đa lượng NPK và các
nguyên tố vi lượng Mn, Zn trong quá trình sinh trưởng và phát triển (Trần khắc Thi và
ctv, 2008).
2.4 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai tây trên thế giới và trong nước
2.4.1 Trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến Bắc đến
400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác
nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn từ 7 đến 65 tấn/ha. Tính đến năm 2009
trên thế giới trồng được 18.326.242 triệu ha khoai tây, sản lượng đạt 179.827 triệu tấn
(bằng 60 – 70% tổng sản lượng lúa hay lúa mỳ) (FAO, 2009).
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới (FAO, 2009)
Năm

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

2005

18,57

17,24

320,15

2006

18,3

16,4

300,12

2007

18,53


17,24

319,46

2008

18,08

18,01

325,56

2009

18,33

17,98

329,56

Số liệu bảng 2.1 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những năm gần
đây có xu hướng lên xuống thất thường. Năm 2005 có 18,57 triệu ha, năm 2006 toàn
thế giới trồng được 18,3 ha. Năm 2007 diện tích khoai tây tăng 0,23 triệu ha so với
năm 2006, giảm 0,04 triệu ha so với năm 2005. Năm 2006 năng suất khoai tây trung
bình của toàn thế giới đạt thấp nhất (16,4 tấn/ha), nhưng từ năm 2006 đến nay năng
suất không ngừng tăng lên, năm 2009 năng suất khoai tây tăng 1,58 tấn/ha so với năm
2006, tăng 0,74 tấn/ha so với năm 2005. Và sản lượng khoai tây trên thế giới không
ngừng tăng lên, năm 2009 đạt sản lượng 329,56 triệu tấn tăng 9,41 triệu tấn.



8

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Mỹ hiện đang tiến hành thử
nghiệm 5 giống khoai tây mới để chọn ra những giống mới có khả năng kháng bệnh
vảy và bệnh chấm đen gây nên bởi 2 loại nấm Spogospa subterranea và
Collestotrichum coccodes.
Tất cả các loại nấm này đều có trong đất tấn công gốc, rễ và thân cây khoai tây,
là thủ phạm làm giảm tới 25% sản lượng các loại khoai tây ở Mỹ hiện nay.
Trong các chương trình chọn tạo giống khoai tây, việc sử dụng các loài hoang dại
đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng như điều
kiện thời tiết bất thuận. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Uyển (1995) thì trong những
năm 1990, khoai tây là đối tượng ứng dụng nghiên cứu công nghệ sinh học đứng hàng thứ
hai sau cây thuốc lá, các kỹ thuật sau đây đã được phổ biến trên thế giới:
- Nuôi cấy túi phấn tạo các dòng 2.
- Nuôi cấy protoplast, lai xa bằng dung hợp protoplast giữa S.tuberosum và các
dòng hoang dại.
- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast, tế bào đơn.
- Chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen hoặc thông qua vi khuẩn
Agrobacterium
2.4.2 Trong nước
Sản xuất khoai tây ở Việt Nam tập trung theo 2 nguồn là sản xuất trong nước và
nhập khẩu (sản xuất trong nước đã đảm bảo được khoảng 80% và nhập khẩu khoảng
20%).
Khoai tây ngày càng trở thành một cây trồng vụ Đông quan trọng đối với một
số tỉnh miền Bắc, đặc biệt là một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (85% sản lượng
khoai tây được sản xuất ở miền Bắc và 15% được sản xuất ở Lâm Đồng). Năm 2005,
sản lượng khoai tây sản xuất ở Việt Nam ước đạt 400 ngàn tấn trong khi nhu cầu là
trên 500 ngàn tấn nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trên dưới 100 ngàn tấn chủ
yếu là từ Trung Quốc. Ở nhiều nước, cây khoai tây là cây lương thực chính song ở

Việt Nam nó chỉ được coi như một cây thực phẩm quý vì có hàm lượng dinh dưỡng
khá cân bằng và chứa nhiều khoáng chất quý. Ở Miền Bắc, cây khoai tây được trồng
trong vòng 3 tháng xen kẽ giữa hai vụ lúa nhưng đã đem lại một nguồn thu nhập đáng
kể cho hộ vào thời điểm giáp Tết cổ truyền. Thu nhập từ khoai tây thường cao hơn lúa,


9

ngô, khoai lang cũng như một số cây trồng vụ đông khác. Bên cạnh những thuận lợi
như khí hậu và thời tiết, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực, các tiến bộ về khoa học
và công nghệ, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh và thị trường đầy tiềm năng, sản xuất
khoai tây ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cũng gặp phải nhiều khó khăn
và thách thức như việc thiếu giống tốt vào thời điểm gieo trồng, sản xuất nhỏ lẻ manh
mún và không mang tính hàng hoá, chủ yếu là lao động thủ công và công tác tiếp thị
yếu. Trong những khó khăn và thách thức kể trên thì việc thiếu giống tốt được coi là
một trở ngại chính đối với sản xuất khoai tây ở Miền Bắc (Cục trồng trọt, 2009).
Với mục đích xác định được giống khoai tây năng suất cao, phù hợp với điều kiện
sinh thái nhằm để thay thế giống Thường Tín đã bị thoái hoá thì năm 1966 –
1982 Viện KHKTNN Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của Liên Xô (cũ), Ba Lan,
Hung Ga Ri, Đức, Hà Lan. Tiến hành khảo nghiệm và giới thiệu ra sản xuất
giống Việt Đức 1 (Kardia của Đức), Việt Đức 2 (Mariella của Đức), giống khoai tây
Pháp (Ackersegen phục tráng bằng invitro), Diamant, Nicola của Hà Lan. Những
giống này đã được đưa vào sản xuất với diện tích 3000 – 4000 ha có năng suất cao tuy
nhiên tốc độ thoái hóa nhanh vì chúng mang gen Tuberosum thích hợp với vùng ôn
đới ngày dài, số giờ chiếu sáng là 14h (Trương Văn Hộ và Nguyễn Kim, 2002).
Từ năm 1980 đến nay cây khoai tây đã được nhà nước quan tâm, đã có đề tài
cấp nhà nước do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, nhờ vậy
năng suất cây khoai tây đã được nâng cao. Giai đoạn trước chỉ đạt 8 tấn/ha, năng suất
cao nhất là 18 - 20 tấn/ha, từ năm 1981 đến nay năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha,
cao nhất đạt 35 - 40 tấn/ha (Trương Văn Hộ và Nguyễn Kim, 2002).

- Năm 1991 – 1992: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và Thực phẩm đã đánh
giá 51 tổ hợp lai kết luận có 4 tổ hợp có năng suất cao ở đời Go là IP.88006; IP.88002;
AVRDC.1287.19 x 14; IP.88005, trong đó có IP.88002 cho năng suất cao ở đời G1.
- Năm 1993 – 1996: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và cây Thực phẩm đánh
giá 45 tổ hợp lai nhập từ CIP, thử nghiệm 5 tổ hợp có nhiều triển vọng nhất thuộc các
tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hải Hưng, Hà Tây, Lào Cai. Năm 1997 hai tổ hợp lai
HPS2/67 và HPS/67 đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
- Năm 1994 – 2000: Trên cơ sở hợp tác với CIP và một số cơ quan trong nước


10

Trung tâm nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC) giữ vai trò chủ trì điều phối
chương trình nghiên cứu và phát triển khoai tây hạt lai ở Việt Nam. Trung tâm đã xây
dựng công nghệ sản xuất khoai tây bằng hạt khoai tây lai, trong đó chọn được 2 giống
HH2 và HH7 đưa vào sản xuất, tăng diện tích khoai tây lai từ 4 ha (1993 – 1994) lên
3.200 ha (1999 – 2000), 3.500 ha (2000 – 2001), năng suất trung bình đời C0, C1, C2
là 15 tấn/ha tăng 50% so với giống Thường Tín. Khoai tây hạt lai có ưu điểm là sạch
bệnh, tiết kiệm chi phí giống 100g hạt thay thế cho 1500 kg củ giống/ha (Đào Huy
Chiên, 2002).
- Từ năm 1999 – 2003 Viện cây lương thực Thực phẩm và Trung tâm nghiên cứu
Khoai tây – rau và hoa Đà Lạt đã nghiên cứu đánh giá hàng trăm tổ hợp lai có
nguồn gốc từ Trung tâm khoai tây quốc tế CIP, chọn được một số tổ hợp lai có triển
vọng cho năng suất và tỷ lệ thương phẩm cao ngay từ đời đầu (Phạm Xuân Tùng và
ctv, 2003).
- Năm 2001 – 2002 tiến hành khảo nghiệm 27 tổ hợp lai có nguồn gốc từ CIP
và 7 tổ hợp có nguồn gốc từ Trung tâm khoai tây - rau, hoa Đà Lạt.
- Năm 2003 khảo nghiệm 20 tổ hợp lai trong đó có 10 tổ hợp từ CIP, 10 tổ hợp
của Trung tâm Rau, hoa Đà Lạt. Kết quả có 3 tổ hợp lai TKH 284, TKH 20-3, TKH204 có độ đồng đều về dạng thân và dạng củ, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, ngay từ

đời đầu cho tỷ lệ củ thương phẩm là 43 - 48%, năng suất cao 19 - 20 tấn/ha. Tổ hợp lai
TS-15 x TPS-13 mặc dù cho năng suất thấp hơn 17,3 tấn/ha nhưng tỷ lệ củ thương
phẩm khá cao 54,6%, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày được xác định là tổ hợp lai
có triển vọng để sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ đời đầu Co (Trương Công
Tuyện và ctv, 2005).
Như vậy từ năm 1970 đến nay, Việt Nam chủ yếu nhập nội giống và dòng khoai
tây từ các nước châu Âu, CIP để khảo sát đánh giá và đã xác định được một số giống
cho sản xuất như: Mariella, Lipsi… Tuy nhiên các giống này khi nhập vào Việt Nam
thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 30 – 50 ngày, đây là yếu tố bất lợi,
hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác củ giống qua thời gian
bảo quản dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già sinh lý, ngoài ra
chúng còn bị lây nhiễm virus trên đồng ruộng. Việc sử dụng giống đã bị thoái hóa là
nguyên nhân chính làm giảm năng suất khoai tây ở các đời sau. Do vậy việc nhập nội


11

theo chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải quyết vấn để giống khoai tây ở
nước ta (Trương Văn Hộ và ctv, 1990).
- “Dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt-Đức”, (VGPPP) do Chính phủ Đức
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang tiến triển rất tốt
và những người thực hiện dự án dự định sẽ xây dựng thương hiệu khoai tây “made in
Vietnam”. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoai tây trong cả nước, khoai tây Việt
Nam sẽ còn được xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Xingapo, những nước không sản
xuất được khoai tây. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có chiến lược
xuất khẩu ngược lại sang Trung Quốc, nhất là vào thời điểm Trung Quốc không thể
sản xuất được khoai tây như hiện nay (bởi mùa đông ở Trung Quốc quá lạnh, khoai tây
không ra củ được). Trong giai đoạn ba của Dự án, VGPPP sẽ đưa ra mô hình liên kết 4
nhà gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà thu mua và nhà chế biến thành mối liên
hoàn, tạo thành một chuỗi hàng hóa. Cùng với đó, VGPPP tiến tới thành lập Hiệp hội

khoai tây để các nhà cung cấp, sản xuất có thể chia sẻ kinh nghiệm, từ đó đưa khoai
tây trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam (Phòng kinh tế, 2007).
2.5 Cơ sở xác định mật độ, giống lên sự sinh trưởng và phát triển của khoai tây
và cây trồng khác.
* Cơ sở xác định mật độ hợp lý và một số nghiên cứu về mật độ trồng
khoai tây
Năng suất củ tương quan thuận với các thông số sinh trưởng như: số thân, số
nhánh, đường kính thân và độ che phủ (Trần Như Nguyện và ctv, 1990). Tuy nhiên sự
tương quan này còn phụ thuộc vào giống, những giống sinh trưởng hữu hạn thường có
số lá/thân chính cố định được trồng với khoảng cách giữa các hàng rộng hơn những
giống sinh trưởng bất định vì những các giống sinh trưởng hữu hạn lá thường dễ bị tổn
thương trong giai đoạn trải lá.
Theo Gebre và Giorgis (2001) đã thiết kế thí nghiệm nhằm xác định khoảng
cách tối ưu cho các giống khoai tây Awash (chín sớm 90 - 99 ngày), Menagesha (chín
trung bình 100 - 119 ngày) và Tolcha (chín muộn 120 - 130 ngày), khác nhau về hình
thái tán lá. Hầu hết các giống năng suất khoai tây đạt cao nhất khi được trồng với
khoảng cách là 75 x 20cm. Nếu trồng với khoảng cách giữa các cây là 30 cm thì năng
suất tăng rõ ràng ở những công thức có khoảng cách giữa các hàng là 45, 60 và 75 cm.


12

Nhưng nếu tăng khoảng cách cả hàng và cây thì năng suất giảm. Với giống chín muộn
Menagesha khi được trồng củ giống có đường kính từ 30 - 50 mm năng suất ít biến
động theo khoảng cách. Khoảng cách giữa các hàng nhỏ hơn 60 cm cũng có vấn đề
trên đồng ruộng vì số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ hơn, nếu tăng khoảng cách hàng sẽ
làm giảm số lượng củ. Khoảng cách giữa các hàng thích hợp nhất là là 60 - 75 cm vì ở
khoảng cách này làm tăng cả tổng số lượng củ và số lượng củ có đường kính > 40 mm.
Với cả giống chín sớm, trung bình và chín muộn thì khối lượng củ tăng khi khoảng
cách cây tăng từ 20 cm lên 35 cm (Gebre và Giorgis, 2001).

Khoảng cách gieo trồng tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lượng trung bình, số
lượng củ/m2. Khoai tây được trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lượng củ, còn
trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lượng củ. Khoảng cách giữa các cây là 20 cm
thì có 87,4% củ có đường kính > 30 mm, trong đó củ có đường kính > 40 mm là
61,8%. Khoảng cách giữa các cây tác động đến năng suất không mạnh bằng khoảng
cách giữa các hàng. Thường thì số lượng củ giảm đáng kể khi được trồng với hàng
rộng (> 90 cm), vì ít có sự cạnh tranh về sinh trưởng và củ đạt kích thước tối đa nhanh
hơn. Tuy nhiên khi trồng với khoảng cách giữa các hàng quá rộng thì năng suất giảm.
Nghiên cứu của Trương Văn Hộ (1990) kết luận: mật độ gieo trồng phụ thuộc vào cỡ
của củ giống. Củ giống có đường kính nhỏ hơn 25 mm tỷ lệ mọc thấp, số thân/ khóm
ít dẫn đến số thân/m2 thấp, không đạt được số thân cần thiết để tạo củ (vùng nhiệt đới
phải đạt trên dưới 20 thân chính/m2), tỷ lệ diện tích lá thấp (chỉ đạt dưới 80%), cây
sinh trưởng không đều. Với cỡ củ giống to và vừa, cây mọc đều, sinh trưởng tốt, số
thân/m2 cao hơn, thân lá phủ kín luống. Vì vậy củ nhỏ phải trồng với mật độ dày 5,5
khóm/m2, củ to và vừa chỉ cần trồng với mật độ 4,5 khóm/m2. Còn nếu trồng khoai tây
thương phẩm, cần trồng với khoảng cách 50 x 25 cm hoặc 60 x 25 - 30 cm (Đường
Hồng Dật, 2005).
Như vậy mật độ khoảng cách tác động mạnh đến năng suất khoai tây, trồng mới
mật độ cao làm tăng số lượng củ/m2, còn trồng với mật độ thấp thì tăng khối lượng củ.
Do đó tùy thuộc vào mục đích gieo trồng để chọn mật độ trồng thích hợp. Mặt khác
mật độ trồng khoai còn phụ thuộc vào đất đai, giống nên khi xác định được giống thích
hợp cho sản xuất khoai tây ở Đà Lạt cần nghiên cứu tiếp mật độ gieo trồng để khoai
tây đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.


13

2.6 Tổng quan địa bàn thành phố Đà Lạt
2.6.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
2.6.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng,
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với
huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức
Trọng. Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư
dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi
các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
• Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc
dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh
cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
• Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
• Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
• Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng, 2004)
- Địa hình
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành
phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương
(1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:


Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các

dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ
phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.


Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m

tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:

hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị
cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo
trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ
Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các


14

dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin
Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao
nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m (Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng,
2004)
- Khí hậu
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính
của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá
30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều,
đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào
vì sườn đông không có núi che chắn.
Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá
trầm tích, đá biến chất. Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng (Fs),
đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit
nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft),
đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn
chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hoá không
đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rửa trôi
và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao (Cổng thông

tin điện tử tỉnh Lâm Đồng, 2004).
2.6.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Trong vùng chuyên canh rau, củ, quả nhìn chung đại bộ phận nhân dân có tiềm
lực sản xuất. Ở những vùng có truyền thống canh tác khoai tây đa số nhân dân có kinh
nghiệm sản xuất rau màu các loại, do đó dễ dàng hấp thu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật sản xuất canh tác khoai tây và ứng dụng các tiến bộ mới sử dụng khoai tây nuôi
cấy mô, ứng dụng công nghiệp kỹ thuật cao. Tình hình đầu tư thâm canh khoai tây
hiện nay đang được chú trọng. Vì thế năng suất khoai tây đang được tăng lên qua các


×