Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ CHỨA CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.28 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ CHỨA CANXI
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM
(Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN VĂN LY
NGÀNH
: NÔNG HỌC
KHÓA
: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ CHỨA CANXI
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM
(Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả
PHAN VĂN LY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S.THÁI NGUYỄN DIỄM HƯƠNG



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


 

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, quý thầy (cô), đặc
biệt là các thầy cô khoa Nông học Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận
tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập.
- Gia đình chú Bùi Văn Lập và các cô chú ở ấp Bảo Định, xã Xuân Định, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn
này.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Th.S. Thái Nguyễn Diễm Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
- Anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp.
- Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng; anh chị em
trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và ủng hộ tôi về mọi mặt.

Xin chân thành cảm ơn
Phan Văn Ly


 

ii


TÓM TẮT

Phan Văn Ly, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2011.
Đề tài:“Ảnh hưởng các loại phân bón lá chứa canxi đến năng suất và phẩm chất
quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Đai”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương
Thí nghiệm nhằm chọn ra loại phân phân bón lá chứa canxi có ảnh hưởng tốt đến
năng suất, phẩm chất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chôm chôm 6 năm tuổi trồng
trên đất đỏ tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2011 đến 6/2011, được bố trí theo khối đầy
đủ ngẫu nhiên (đơn yếu tố) gồm 4 loại phân bón lá và 3 lần lặp lại.
Các loại phân bón lá tham gia thí nghiệm: AminoQuelant – Ca; Calcium cloride;
Siêu Calcium và Calcium Bo
Kết quả thí nghiệm: Phân bón lá Calcium Bo cho năng suất thương phẩm cao,
chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Vì thế, nên khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón lá Calcium Bo trong sản xuất chôm
chôm để cải thiện thu nhập.


 

iii

MỤC LỤC
Trang
Cảm tạ .................................................................................................................................... i
Tóm tắt ................................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................................. iii

Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ............................................................................................................... vii
Danh sách các hình ................................................................................................................ viii
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 3
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 3
1.2 Mục tiêu ........................................................................................................................... 4
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................... 5
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây chôm chôm ..................................................................... 5
2.2 Đặc điểm thực vật học cây chôm chôm.......................................................................... 5
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trên thế giới và trong nước........................................... 7
2.4 Sinh thái cây chôm chôm ............................................................................................... 7
2.5 Kỹ thuật trồng trọt .......................................................................................................... 9
2.6 Vai trò của canxi với cây trồng ...................................................................................... 14
2.6.1 Canxi trong đất ............................................................................................................ 14
2.6.2 Canxi trong cây............................................................................................................ 16
2.7 Hiệu lực của phân canxi đối với cây trồng ..................................................................... 20


 

iv

2.8 Các nguồn phân canxi .....................................................................................................
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................ 25
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................................... 25
3.2 Điều kiện thí nghiệm ...................................................................................................... 25
3.2.1 Điều kiện đất đai .......................................................................................................... 25
3.2.2 Điều kiện khí hậu......................................................................................................... 26

3.2.3 Đặc điểm canh tác cây chôm chôm .............................................................................. 27
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm....................................................................................... 28
3.4 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................................ 30
3.4.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................... 30
3.4.2 Phương pháp tiến hành ................................................................................................ 31
3.4.3 Một số chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 31
3.4.4 Hiệu quả kinh tế........................................................................................................... 33
3.4.5 Nhận xét chung về tình hình sâu bệnh hại................................................................... 33
3.4.6 Xử lý số liệu ............................................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 34
4.1 Các đặc tính nông học .................................................................................................... 34
4.1.1 Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến các đặc tính nông học .......................... 34
4.1.2 Diễn biến sự đậu quả qua các giai đoạn ...................................................................... 36
4.2 Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất quả ............................................................................... 37
4.2.1 Các chỉ tiêu vật lý ....................................................................................................... 37
4.2.1.1 Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến sự phát triển của quả ....................... 37
4.2.1.2 Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến kích thước quả lúc thu hoạch .......... 38


 

v

4.2.1.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá có canxi đến độ cứng vỏ, độ cứng thịt, độ
dày vỏ, độ dày thịt quả, màu sắc vỏ và râu chôm chôm ........................................................ 39
4.2.2 Các chỉ tiêu hóa học về quả ......................................................................................... 41
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................................. 42
4.3.1 Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến trọng lượng chùm, trọng lượng
quả/chùm, trọng lượng quả, tỉ lệ vỏ, tỉ lệ hạt và thịt quả....................................................... 42
4.3.2 Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến tỉ lệ cây bị bệnh, quả bị bệnh, quả bị

nứt và quả dị dạng ................................................................................................................. 44
4.3.3 Năng suất thương phẩm ................................................................................................ 46
4.4 Thời gian tồn trữ và tỉ lệ quả hư hỏng ............................................................................ 47
4.5 Ảnh hưởng của canxi đến chất lượng cảm quan ............................................................ 48
4.6 Hiệu quả kinh tế.............................................................................................................. 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 51
5.1 Kết luận........................................................................................................................... 51
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 53
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 56


 

vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv.: cộng tác viên
CV: Coefficient of Variation: Hệ số biến động
LLL: Lần lặp lại
ns: Non significant: không có sự khác biệt về mặt thống kê
NT: Nghiệm thức
ppm: part per million = 1/106
TSS: Total Soluble Solid: Tổng chất rắn hòa tan
VCR : Value Cost Ratio: Lợi nhuận do bón phân/chi phí phân bón

 
 

 



 

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm ...................................................... 26
Bảng 3.2: Tình hình thời tiết, khí hậu huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai .............................. 27
Bảng 3.3: Đặc điểm cây chôm chôm trước thí nghiệm ........................................................ 28
Bảng 3.4: Các nghiệm thức thí nghiệm ................................................................................ 31
Bảng 4.1: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến các đặc tính nông học ................ 35
Bảng 4.2: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến kích thước quả............................. 38
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá có canxi đến độ cứng vỏ, độ cứng thịt, độ
dày vỏ, độ dày thịt quả, màu sắc vỏ và râu chôm chôm ........................................................ 39
Bảng 4.4: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến các chỉ tiêu hóa học..................... 41
Bảng 4.5: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến trọng lượng chùm, trọng lượng
quả/chùm, trọng lượng quả, tỉ lệ vỏ, tỉ lệ hạt và thịt quả....................................................... 42
Bảng 4.6: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến tỉ lệ quả bị bệnh, quả bị nứt và
quả dị dạng............................................................................................................................. 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến năng suất thương phẩm ............... 46
Bảng 4.8: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến thời gian tồn trữ và tỉ lệ quả hư
hỏng sau thu hoạch ................................................................................................................ 47
Bảng 4.9: Ảnh hưởng các loại phân bón lá có canxi đến chất lượng cảm quan ................... 48
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế sử dụng các loại phân bón lá có canxi .................................... 49


 


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 30
Hình 4.1: Diễn biến sự đậu quả chôm chôm qua các giai đoạn ........................................... 36
Hình 4.2: Ảnh hưởng canxi đến sự tăng trưởng đường kính quả chôm chôm .................... 37
Hình 7.1: Quả được cắt ngang của các nghiệm thức ............................................................ 56
Hình 7.2: Cách đo độ dày thịt quả chôm chôm ................................................................... 56
Hình 7.3: Cách đo độ dày vỏ quả ......................................................................................... 56
Hình 7.4: Màu sắc vỏ chôm chôm ở các nghiệm thức ......................................................... 57
Hình 7.5: Bệnh phấn trắng giai đoạn 14 và 85 ngày sau đậu quả ........................................ 58
Hình 7.6: Triệu chứng quả chôm chôm nứt khi sắp chín ..................................................... 58


 
 

i


3

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa
chuộng trên thị trường trong nước và xuất khẩu bởi hình dáng đẹp, thành phần dinh
dưỡng cao, vị ngọt và bổ dưỡng.

Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng tập trung ở các tỉnh Nam bộ, với diện
tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40 % diện tích và 62 %
sản lượng chôm chôm cả nước). Trong đó, tỉnh Đồng Nai là địa phương có diện tích trồng
chôm chôm tập trung lớn nhất. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006, tỉnh Đồng Nai có
khoảng 12.000 ha chôm chôm. Sau đó là tỉnh Bến Tre có 4.200 ha, tỉnh Vĩnh Long có
1.069 ha trồng chôm chôm. ( />Hiện nay chôm chôm Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu một thị trường khó tính như:
Mỹ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả xuất khẩu cao, quả chôm chôm phải đảm bảo các
yêu cầu về màu sắc, độ lớn và chất lượng thịt, không bị sâu bệnh… mà phần lớn đều
chịu tác động của phân bón. Vấn đề bón phân cho cho chôm chôm là mối quan tâm
hàng đầu của người trồng chôm chôm. Trong thực tế sản xuất, nông dân Đồng Nai chú
trọng phân bón đa lượng, chưa quan tâm cung cấp các chất dinh dưỡng trung lượng và
vi lượng, dẫn đến tình trạng rụng và nứt quả, đặc biệt đối với những giống chôm chôm
vỏ mỏng, do đó làm giảm chất lượng và năng suất quả chôm chôm.
Từ thực tế này được sự đồng ý của khoa Nông học thuộc trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương, đề tài “Ảnh
hưởng của phân bón lá chứa canxi đến năng suất và phẩm chất chôm chôm
(Nephelium lappaceum L. ) tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được
tiến hành.


4
1.2 Mục tiêu
Xác định loại phân phân bón lá chứa canxi có ảnh hưởng tốt đến năng suất, phẩm
chất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chôm chôm trồng trên đất đỏ tại xã Xuân Định,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón lá chứa canxi đến năng suất và phẩm
chất chôm chôm
- Theo dõi diễn biến của sự ra hoa, đậu quả.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế

1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ thực hiện trên giống chôm chôm Thái (Rong riêng).
- Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ thực hiện trong một vụ (tháng 2 - tháng 6).
- Thực hiện trên vườn chôm chôm 6 năm tuổi, thí nghiệm ở giai đoạn ra hoa và nuôi
quả.
- Thí nghiệm được bố trí trên vùng đất đỏ tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai


5

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây chôm chôm
Chôm chôm là cây ăn quả có nguồn gốc ở phía tây Mã Lai và Sumatra. Đến nay
chôm chôm đã được phân bố đến tất cả các quốc gia nhiệt đới thuộc Á Châu. Mã Lai xuất
quả tươi và sản phẩm chế biến sang các nước thuộc châu Á và châu Âu như: Hồng Kông,
Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ. Chôm chôm chế biến giá cao gấp 10 lần so với quả tươi (Lê
Thanh Phong và ctv, 1998).
Hiện nay chôm chôm được trồng ở các nước nhiệt đới châu Á như: Malaysia,
Indonesia, Philipine, Việt Nam, Lào, Campuchia,… và một số nước châu Á khác (Trần
Thế Tục, 1997).
Ở Việt Nam chôm chôm được trồng chủ yếu ở Nam Bộ, mùa thu hoạch thường bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 8, là loại quả có thịt quả (tử y) như nhãn, vải… phần ăn được
chiếm 44 % trọng lượng quả. Chôm chôm có thể dùng ăn tươi hoặc đóng hộp chung với
thơm (Nguyễn Văn Kế, 2000).
2.2 Đặc điểm thực vật học cây chôm chôm
Cây chôm chôm có tên khoa học Nephelium lappaceum, họ Sapindaceae.
* Thân lá

- Thân cây chôm chôm trong điều kiện sinh trưởng bình thường cao khoảng 12 – 25
m, tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao.
- Lá chôm chôm thuộc dạng lá kép, mọc xen, dài từ 7 – 30 cm. Mỗi lá kép có 2 – 4
cặp lá chét, xếp xen kẽ hoặc hơi đối xứng nhau liên tục, rộng 3- 10 cm.
* Phát hoa
- Hoa đực (chiếm khoảng 40 – 60 %) ở những cây trồng bằng hạt.


6
- Hoa lưỡng tính gồm có hai loại: hoa lưỡng tính đực trội và hoa lưỡng tính cái trội.
Tỷ lệ đậu quả chôm chôm cũng khác nhau tùy giống và điều kiện canh tác, trung
bình chỉ có 2 – 3 % hoa phát triển thành quả khi thu hoạch. Sự rụng quả diễn ra nhiều
trong tháng đầu tiên khi hoa nở.
* Quả sau khoảng 2 – 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì quả phát triển, thông
thường chỉ có một trong hai tâm bì ở hoa phát triển thành quả, thịt quả (tử y) có màu
trắng trong đến trắng ngà. Chiều dày, mùi vị và đặc điểm tróc rời hoặc dính vào hạt thay
đổi tùy giống. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó
chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch.
Quả chôm chôm nặng từ 20 – 60 g, trong đó phần thịt quả chiếm 30 – 58 %, vỏ quả
chiếm 24 – 60 % và hạt chiếm 4 – 9 %. Hạt có khả năng nảy mầm sớm bên trong quả làm
thịt quả trở nên mềm, mất hương vị.
Theo Lê Thanh Phong và ctv, (1998) thì năng suất cây thay đổi tùy theo giống, tuổi
cây và điều kiện canh tác được ghi nhận như sau:
- Cây 3 năm tuổi đạt từ 15 – 20 kg quả/cây/năm
- Cây 6 năm tuổi đạt từ 30 - 60 kg quả/cây/năm
- Cây 9 năm tuổi đạt từ 55 - 200 kg quả/cây/năm
- Cây 12 năm tuổi đạt từ 85 - 300 kg quả/cây/năm
- Cây 15 năm tuổi đạt từ 300 - 400 kg quả/cây/năm
Thời gian ra hoa của mỗi giống chôm chôm thì khác nhau. Nếu nhân giống bằng
hạt sẽ phân tính mạnh, cây trồng bằng hạt khoảng 6 năm ra hoa, bằng cây ghép khoảng 2

– 3 năm ra hoa. Phát hoa chôm chôm có dạng chùm tụ tán, sau này cho một chùm khoảng
10 – 12 quả. Hoa đực, hoa cái và một ít hoa lưỡng tính xuất hiện trên cùng một cây.
Chôm chôm là cây ra nhiều hoa, mỗi phát hoa có từ 50 – 1700 hoa, song tỷ lệ hoa thụ
phấn rất thấp, tỉ lệ quả do ngoại hoa thụ phấn rất cao. Khảo sát của Kosiyachinda (1982)
cho thấy tỷ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 13 và chậm hẳn từ tuần
thứ 13 cho đến tuần thứ 16 (lúc thu hoạch) (Nguyễn Văn Kế, 2000).


7
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trên thế giới và trong nước
Hiện nay chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như:
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes và một số nước nhiệt đới khác.
Chôm chôm là một cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở miền Nam Việt Nam. Chôm
chôm cùng họ với nhãn, vải nhưng có một số đặc trưng, hình thái và đặc tính sinh học
khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngọt, hợp khẩu vị đa số các dân tộc châu Á. Vỏ
quả chôm chôm dày, mọng nước nên dễ bảo quản, vận chuyển hơn nhãn, vải. Màu vỏ quả
vàng đỏ, đẹp nên rất hấp dẫn người mua
Hiện nay Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) vừa cho
biết, cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ vừa cấp mã số chứng nhận cho vùng trồng chôm
chôm của Tổ hợp tác Tiên Phú, xã Tiên Long (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Vùng
trồng chôm chôm được cấp mã số nói trên có diện tích 34ha, trong đó có 21ha chôm
chôm thường và 13ha chôm chôm nhãn. Đây là vùng trồng chôm chôm đầu tiên của Việt
Nam được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ. Theo Cục Bảo vệ thực vật, sau khi có
mã số, các chuyên gia Mỹ sẽ xác định liều lượng chiếu xạ trước khi cấp phép cho vùng
chôm chôm này xuất khẩu vào Mỹ. Như vậy, sau quả thanh long, quả chôm chôm của
Việt Nam đang chuẩn bị hoàn tất quá trình thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, một thị trường
đầy tiềm năng cho hoa quả xuất khẩu. Đây là cơ hội mới để trái cây Việt Nam khẳng định
vị thế trên thị trường quốc tế.
Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc,
gồm: châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều

ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không bị
ngập nước, yêu cầu nhiệt độ cao và 1 – 3 tháng mùa nắng để phân hóa mầm hoa. Do đó
các tỉnh miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL có khả năng phát triển mạnh các giống chôm
chôm có tính công nghiệp. Ước tính diện tích trồng chôm chôm của cả nước khoảng
14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40 % diện tích và 62 % sản lượng
chôm chôm cả nước). Trong đó, tỉnh Đồng Nai là địa phương có diện tích trồng chôm
chôm tập trung lớn nhất. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006, tỉnh Đồng Nai có khoảng
12.000 ha chôm chôm (chủ yếu là chôm chôm Java, nhãn và Thái). Các địa phương có


8
diện tích trồng chôm chôm lớn là Long Khánh (3.546 hécta), Thống Nhất (2.643 hécta),
và Xuân Lộc (2.269 hécta) với năng suất bình quân đạt khoảng 13 - 13,5 tấn/hécta/năm.
Trong 2 năm gần đây, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá chôm chôm không tăng, khiến thu
nhập của nhiều nhà vườn rất thấp, vì thế nhiều hộ đã chặt bỏ chôm chôm để trồng cây
khác. Thế nhưng gần đây, trước thông tin Mỹ sẽ đặt hàng chôm chôm của Việt Nam,
khiến nhiều nhà vườn ở Đồng Nai phấn chấn hẳn lên, chính quyền địa phương cũng đang
gấp rút vận động thành lập các câu lạc bộ (CLB) về cây chôm chôm để tiến tới thành lập
hợp tác xã (HTX) nhằm thống nhất cùng một quy trình sản xuất đảm bảo về chất lượng và
số lượng. Sau đó là tỉnh Bến Tre có 4.200 ha, tỉnh Vĩnh Long có 1.069 ha trồng chôm
chôm.
Mùa thu hoạch chôm chôm thường cuối tháng 6 dương lịch đến tháng 9 dương
lịch. Ưu điểm của cây chôm chôm là có thời gian thu hoạch dài.
Hiện nay nông dân thường trồng một số giống chôm chôm phổ biến sau:
* Chôm chôm Java có nguồn gốc nhập từ Indonesia đã nhiều năm nay. Đặc điểm của
quả có cùi dày, năng suất cao. Cây 15 năm tuổi có thể cho năng suất 100 – 400 kg/cây tùy
địa phương và kỹ thuật chăm sóc. Trọng lượng quả trung bình 30 – 35 g. Thịt quả chắc,
giòn, dễ tróc hạt. Khi chín vỏ quả có màu đỏ sẫm pha vàng.
* Chôm chôm đường là giống chôm chôm có phẩm chất tốt, năng suất cao và sớm
cho quả. Cây 6 – 10 năm đạt 100 – 120 kg quả, trọng lượng quả trung bình 26 – 28 g. Thịt

quả giòn, tróc hạt, khi chín vỏ quả có màu đỏ vàng.
* Chôm chôm nhãn: Tùy vào vùng sinh thái và điều kiện chăm sóc mà cây chôm
chôm từ 8 đến 10 năm tuổi có thể cho năng suất 80 – 300 kg/cây. Miền Đông Nam Bộ do
đất khô và cao hơn Đồng Bằng Sông Cửu Long nên năng suất có khi cao hơn 2 lần.
2.4 Sinh thái cây chôm chôm
Chôm chôm thích hợp trong những vùng có khí hậu nóng ẩm, hiện nay chôm chôm
được trồng ở vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc. Hàng năm cây cần trữ lượng mưa
khoảng 2000 phân bố đều trong suốt năm, luợng nước cây chôm chôm cần nhất là trong


9
thời gian phát triển quả, nếu thiếu nước trong thời gian này thì quả rụng rất nhiều và quả
nhỏ.
Ẩm độ không khí cũng có ảnh hưởng đến gai quả, nếu không khí khô và có gió
nhiều sẽ làm cho các tế bào ở gai quả thiếu nước, làm cho gai khô nhanh, do đó ảnh
hưởng đến chất lượng quả chôm chôm. Chôm chôm ưa đất thịt pha cát hoặc đất thịt pha
sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, cây cũng phát triển tốt trên đất
đỏ. Độ pH thích hợp cho chôm chôm sinh trưởng và phát triển từ 4,5 – 6,5 (Lê Thanh
Phong và ctv, 1998).
Chôm chôm là cây nhiệt đới, ưa nóng được trồng ở vùng có vĩ tuyến 20 trở vào
Nam. Chôm chôm chịu khí hậu nóng ẩm, cần mưa nhiều nhưng đất phải thoát nước tốt và
màu mỡ. Mưa nhiều 3 tuần trước khi ra hoa sẽ giúp chôm chôm ra nhiều lá non, ngược lại
nếu nắng hạn và khô sẽ giúp cây ra hoa nhiều. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nông
dân xử lý ra hoa sớm.
Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu vỏ của quả, tức là sự chuyển biến
của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.
Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng, nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều
nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ
đầu của quá trình phát triển. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình
phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường

vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với
phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả
trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (Rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm
chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh,
vì thế hễ độ ẩm không khí thấp sẽ làm các râu cong queo lại, chuyển qua màu nâu đen,
kém chất lượng (Nguyễn Văn Kế, 2000).
2.5 Kỹ thuật trồng trọt
2.5.1 Thời vụ trồng
Mùa vụ trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất.


10
2.5.2 Chuẩn bị giống
Có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh. Hoa chôm chôm hoặc có
giống đực hoặc có 2 giống, nên không có khả năng tự thụ phấn để tạo quả nên cần có côn
trùng như ong, bướm để phân nhụy.
Lá chôm chôm đòi hỏi mùa nắng tương đối ngắn, khoảng 2 đến 3 tháng, khí trời khô
hạn để tượng hoa và hoa sẽ nở sau trận mưa lớn đầu tiên của mùa nắng kế tiếp. Chôm
chôm đòi hỏi, đất tốt, đất sâu. Vì nhân giống bằng hạt thì không giống cây mẹ và lâu ra
quả nên nhân dân hay trồng chôm chôm bằng cách chiết cành hoặc chôm chôm ghép. Khi
chiết cành nên dùng gỗ còn non.
Chôm chôm trồng hạt chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây hạt lâu ra quả và cho quả
ít, gần ba phần tư cây hạt lại là cây đực, các cây hạt là cây cái cũng ít đậu quả vì ít thụ
phấn. Cây tháp thấp hơn cây hạt, khoảng 4 – 5 m, tàng cây sum xuê hơn cây hạt.
Hạt chôm chôm khó nảy mầm, khả năng nảy mầm cũng tự mất đi rất nhanh, sau hai
tuần thì hạt nảy mầm thất thường, sau ba tuần thì hạt không nảy mầm nữa. Nên trồng hạt
vào giỏ, thùng, thúng để tránh khỏi cấy lại sau đó. Khi nhân giống bằng hạt thì đặt hạt
nằm ngang, cho một phần hạt trồi lên khỏi mặt đất khoảng vài mm, sau 15 đến 20 ngày
hạt sẽ nảy mầm, khi đó cần phải che các cây con lại tránh bị nắng. Cây con sẽ kém phát
triển nếu đất trồng thiếu chất sắt, độ kiềm. Do vậy cần hoà thuốc Sequestrene vào nước

khi tưới cây (khoảng 10 g trong 4 lít nước). Khi cây đủ lớn mới bắt đầu ghép, có thể ghép
thân cây hạt với nhánh cây tốt, hoặc ghép mắt ngủ trên cây con (đã mọc được 3 - 5 tháng)
khoảng 20 cm trên gốc ghép. Mắt ghép cắt ở cành đã mọc được từ 9 tháng trở lên, hoặc
tuốt lá cành làm gỗ ghép trước 15 ngày nhằm kích thích những mầm ngủ mau mọc lại.
Sau 20 - 25 ngày thì tháo băng ghép, sau khi ghép thành công thì cắt cụt thân gốc ghép ở
phía trên và cách xa chỗ ghép, và phải để cho mầm cây mọc được 30 - 40cm thì cắt tiếp
thân gốc ghép khoảng 2 cm trên chỗ ghép. Thông thường tỉ lệ ghép thành công là 90 %.
2.5.3 Chuẩn bị đất trồng
- Đồng Bằng Sông Cửu Long chôm chôm được trồng trên líp rộng 7 – 10 m, chiều cao
mặt líp tùy độ cao của vùng. Nếu đất thấp cần phải vun mô khi trồng.


11
Đất làm mô nên lấy đất vườn cũ, đất bãi sông, đất ruộng… trộn với phân chuồng, phân
super lân.
- Ở vùng đất cao: Nên đào lỗ để trồng trước 3 tháng và trộn đều phân với đất khi đặt
cây ghép. Ngoài 30 kg phân chuồng được ủ kỹ, cần thêm ở mỗi lỗ 50 kg urê, 50 g triple
super phosphate, 50 g sulfat kali và 500 g vôi có chứa Mg.
2.5.4 Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng tốt nhất là 10 m x 10 m. Mật độ trồng 100 cây/ha, có thể trồng
xen các cây ngắn ngày khi cây chưa giao tán. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho chôm chôm
nhận đủ ánh sáng.
2.5.5 Chăm sóc
Sau khi trồng chôm chôm, cần quan tâm đến các biện pháp như: bón phân, tưới
nước, tủ gốc, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại để chôm chôm phát triển tốt và cho
năng suất cao.
Làm cỏ, tủ gốc, tưới nước: làm cỏ thường xuyên để tránh hiện tượng cạnh tranh
dinh dưỡng, mùa khô kết hợp làm cỏ và tủ gốc cho cây. Không nên tưới nước đọng trong
vườn chôm chôm, cung cấp đủ nước vào giai đoạn cây con, cây đang phát triển lá, cây
đang đậu và phát triển quả.

- Việc tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:
+ Quả không đều, quả thiếu nước nhỏ hơn quả bình thường.
+ Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, quả có thể bị nứt khi phát triển xong
phần vỏ, ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả khiến phần ruột
phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại quả như chuối,
cam, mít... Hiện nay ở một số nước, biện pháp tưới nước nhỏ giọt được coi là lý tưởng vì
giữ độ ẩm điều hoà hơn, đỡ tốn nước (trường hợp Long Khánh), kiểm soát phân tốt hơn.
- Tỉa cành: Tạo tán cho cây khi cây còn nhỏ là tốt nhất, khi cây ghép đạt 70 cm thì
tiến hành bấm ngọn, để lại 3 – 4 cành cách đều nhau trên thân và tạo thành gốc lớn là


12
thích hợp. Sau thu hoạch cắt bỏ những cành cho quả ở vụ trước, cành giao tán, cành sâu
bệnh cho hợp lý, nên để lại những cành chưa cho quả ở vụ trước .
2.5.6 Kỹ thuật bón phân cho chôm chôm
Cây chôm chôm cần nhiều nhất là N và Kali, việc cung cấp phân đầy đủ sẽ giúp tăng
năng suất, quả to và phẩm chất ngon hơn. Thiếu kali sẽ làm cho cây bi cháy chóp lá, lá
quang hợp kém, làm cây giảm năng suất (Lê thanh Phong và ctv, 1998 ).
Khi mà cây còn nhỏ ta chú ý bón phân N và P, nhưng khi cây đã cho quả ổn định thì
phải tăng cường phân kali. Lượng phân bón thay đổi tùy theo tính chất của đất, sản lượng
thu hoạch, theo cây trồng xen v.v… chia làm các lần như sau:
Năm thứ nhất: Lượng bón cho một gốc: 50 g N + 250 g K2O (100 g urê+400 g KCl).
Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.
Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100 g N + 50 g K2O (200 g urê+80 g KCl). Chia
làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500 g phân NPK theo tỷ
lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ
NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:
+ Lần 1 (sau khi thu hoạch quả): Tỉa cành, bón toàn bộ lân + 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 2 (trước khi nở hoa): bón 1/3 N.
+ Lần 3 (khi quả có đường kính 1 – 2 cm): Bón 1/3 N và 1/3 K2O.
+ Lần 4 (trước khi thu hoạch 1 tháng): Bón 1/3 K2O
Lượng phân tăng dần đến năm thứ 15 thì đạt mức 2,5 kg Urê + 3,5 kg P2O5 + 2,8
kg KCl/ gốc/năm. Tuy nhiên ta phải cân nhắc để giảm lượng phân vì lượng phân bón cho
cây trồng xen vẫn còn xót lại nên vẫn dùng được. Một số vườn chôm chôm tốt đã bón 4,5
kg NPK/gốc/năm. Ngoài ra hàng năm ta cần chú ý bón thêm phân hữu cơ 30 – 50
kg/gốc/năm, vôi bột 3 -5 kg/gốc/ năm (nếu pH thấp).


13
2.5.7 Sâu bệnh hại
Một vài sâu bệnh hại chính trên chôm chôm và biện pháp phòng trị.
2.5.7.1 Sâu hại
Đối với cây chôm chôm thì vấn đề sâu hại không nhiều, tuy nhiên cũng gây ra nhiều
tác hại to lớn cho cây và ảnh hưởng đến năng suất quả chôm chôm. Chủ yếu một số loài
sâu hại chính như:
- Rệp sáp, rệp dính, rầy mềm, sâu đục bông, sâu đục quả… cần vệ sinh vườn cây,
trừ kiến, cỏ dại… khi cần có thể sử dụng thuốc Trebon, Supracid…
- Ruồi đục quả (Dacus dorsalis): ấu trùng là ruồi đục quả, thành trùng là con ruồi
vàng kích thước khoảng ruồi nhà, độ dài 7mm, sải cánh 13mm, mình vàng có vân đen đặc
biệt có chữ T ở mặt lưng phần bụng, cánh trong. Ruồi dùng giòi đục vào vỏ quả để đẻ
trứng vào các quả gần chín. Giòi ăn sâu vào phía trong làm quả bị thối và nứt ra, sau đó
làm quả rụng xuống đất và chúng hóa nhộng dưới đất.
Phòng trị: Đặt bẫy ruồi dưới tán cây dùng thuốc Ruvacin 90L, Visubon D thuốc
gồm 75% Methyl Eugenol + 25% Dibrom,vệ sinh vườn, thu dọn quả rụng ngâm vào nước
có thuốc trừ sâu, bảo quản bằng giấy sau khi quả gần thu hoạch, rải thuốc diệt nhộng…
(Nguyễn Văn Kế, 2000).
- Các bệnh khác như thán thư, đốm lá… dùng Mancozeb 0,2 % (Nguyễn Văn Kế,
2000).

- Bệnh thối quả (Gliocephalotrichum bulbilium và Phytophthora sp.): Vỏ quả bị bệnh có
vùng thối ướt, màu nâu nhạt, vết bệnh lan vào thịt quả. Vết bệnh phát triển lớn có màu
nâu sẫm, bệnh phát triển có thể gây thối quả trong vòng 7 – 8 ngày, cuối cùng quả bị khô,
nhăn và có màu đen. Phòng trị: Bằng cách phun thuốc lên cây khi quả còn non với
Benomyl. Xử lý quả sau khi thu hoạch bằng cách nhúng vào dung dịch Benomyl – 50 WP
(nồng độ 0,1 %), sau đó để khô trong không khí trước khi đóng gói có thể bảo vệ 100 %
trong vòng 10 ngày sau thu hoạch (Lê Thanh Phong và ctv,1998)


14
2.5.8 Thu hoạch
- Sau khi hoa nở 100 - 120 ngày là có thể thu hoạch, phải nhanh chóng tiêu thụ vì
chôm chôm không để được lâu. Nhờ có lớp vỏ dày và có lớp gai nên chôm chôm dễ vận
chuyển hơn nhãn và vải. Năng suất thu được tùy theo độ tuổi của cây, từ 15 – 20 kg đến
500 kg/cây (Nguyễn Văn Kế, 2000).
- Thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến một tháng, không nên thu hoạch quả quá
chín vì vỏ quả sẽ sậm hơn, tử y bị đục và khô, khó vận chuỵển nên sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng quả.
Trong điều kiện nhiệt đới, màu râu và vỏ quả bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi
thu hoạch. Tồn trữ ở 10 – 150 C giữ quả được 6 ngày, tồn trữ ở 100 C có thể giữ được 12
ngày nếu để trong bọc nylon (dày 0,056 mm) may kín và khoảng 10 ngày nếu để trong
bọc nylon đục lỗ (2 lỗ, mỗi lỗ đường kính 6 mm) (Võ Thanh Hoàng và ctv, 1998).
Người ta thường căn cứ vào màu sắc quả để thu hoạch chôm chôm. Trên cây quả
chôm chôm không chín cùng một lúc do đó ta phải thu hoạch làm nhiều đợt, như vậy rất
có lợi cho việc kéo kéo dài thời gian cung cấp quả cho thị trường nhưng lại tốn nhiều
công lao động. Không nên để quả quá chín vì vỏ quả sẽ đỏ bầm, cùi quả bị đục, khô và
cứng hơn bình thường, phẩm chất quả chôm chôm kém.
. Quả chín, màu sắc vỏ thay đổi, chất hoà tan trong cùi là 17 - 21 %. Ðộ chua (TA)
tính bằng axit citric khoảng 0,55 % và pH từ 4,0 đến 5,0.
2.6 Vai trò của canxi với cây trồng

2.6.1 Canxi trong đất
2.6.1.1 Nguồn canxi trong đất
Hàm lượng canxi (Ca) trong vỏ trái đất khoảng 3,64 % và khác nhau rất lớn giữa các
loại đất. Hàm luợng Ca dao động trong khoảng 0,7 – 1,5 % ở những vùng đất không
kiềm, khí hậu ẩm 0,1 – 0,3 % ở những vùng nhiệt đới ẩm, 1- 2,5 % ở những vùng đất
kiềm, có thể đạt tới 3 % ở những nơi có sự hiện diện của CaCO3 và rất thấp ở vùng đất cát
thuộc các vùng khí hậu ẩm ướt, ở những vùng đấtt khô hạn ít mưa và có mức độ rửa trôi
thấp thì hàm luợng Ca thường cao (Tisdale và ctv,1993).


15
Ca trong đất có nguồn gốc từ các loại đá và khoáng, khoáng plagioclase anorthite
(CaAl2SiO3) chính là nguồn Ca quan trọng nhất, mặc dù pyroxenes (augite) và
amphiboles (hornblende) cũng khá phổ biến trong đất, một lượng nhỏ Ca cũng có thể có
nguồn gốc từ biotite, apatite và một số borosilicates, đôlômit [CaMg(CO3)2], canxi
sunphat hoặc gypsum (CaSO4.2H2O) đôi khi cũng có trong đất ở những vùng khô hạn và
bán khô hạn (Lê Văn Dũ, 2004).
Theo Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), các dạng hợp chất Ca thường gặp trong tự nhiên
là CaO (vôi sống), CaCO3 (đá vôi), CaSO4 (thạch cao). Đá vôi được tìm thấy dưới dạng
calcium carbonates thường có ở các loại đất phủ trên các lớp đá, nhưng số lượng này
thường biến động. Lớp đất bề mặt có thể bị cạn kiệt calcium carbonate ít hòa tan trong
nước nhưng có thể được thấm lọc theo cách riêng (David và Philip, 2007).
Tình trạng rửa trôi và xói mòn đất làm mất một lượng lớn Ca, hàng năm lượng Ca bị
mất khoảng 75 – 200 kg/ha (Samuel và ctv, 1993). Ca còn ở dạng cation hấp thụ trên bề
mặt keo đất; khi ở dạng này nhiều sẽ đảm bảo cho đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm
yếu như đất phù sa Sông Hồng. Phần lớn đất đồi núi miền Bắc nước ta, Ca bị rửa trôi
mạnh.
2.6.1.2 Dạng Ca trong đất được hấp thụ bởi cây trồng
Ca được cây trồng hấp thu dưới dạng Ca2+ từ dung dịch đất và di chuyển đến bề mặt
rễ do cơ chế dòng chảy khối lượng và tiếp xúc trực tiếp. Hiện tượng thiếu Ca thường ít

xảy ra trên các loại đất sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu Ca thường diễn ra gián tiếp do
quá trình hút Ca rong cây bị cản trở. Ở những vùng đất chua và bị rửa trôi mạnh và không
được bón vôi, tình trạng thiếu Ca thường phổ biến. Ở những vùng đất chua có khí hậu ẩm,
Ca tập trung ở dạng trao đổi và khoáng nguyên sinh; hầu hết các loại đất này, các cation
Ca2+, Al3+,H+ chiếm ưu thế trong phức hệ trao đổi. Ion H+ cao trong đất (pH thấp) sẽ cản
trở sự hấp thụ Ca2+. Trong đất chua, Ca hữu dụng cho cây trồng ít. Tỷ lệ Ca bão hòa trên
CEC giảm thì lượng Ca2+ cây hút được cũng giảm (Lê Văn Dũ, 2004).
Theo Samuel và ctv (1993), sự hút Ca của cây bị cản trở các ion NH4+, K+,Al3+,Mn2+
và được gia tăng bởi NO3-. Lượng NO3- cao kích thích quá trình tổng hợp các anion hữu
cơ và cũng kích thích sự hút các cation, đặc biệt là Ca2+ của cây. Islam A (1973) cho rằng,


16
hàm lượng Ca trong đất phụ thuộc vào chế độ nước, hàm lượng Ca tăng lên nhanh theo
thời gian ngập nước và khi đạt mức cao nhất lại bắt đầu giảm xuống.
Trong đất, Ca2+ dư thừa thường tích lũy nhiều quanh vùng rễ, làm cản trở một phần
quá trình hút Ca2+ của cây. Mặc dù Ca2+ trong dung dịch đất thường lớn hơn gấp 10 lần
K+ nhưng lượng Ca2+ cây hút nhỏ hơn K+.Khả năng hút Ca2+ của cây thường rất kém do
Ca2+ chỉ qua được ở phần đầu các lông hút. Các điều kiện cản trở sự hình thành rễ mới sẽ
làm giảm sự vươn dài của rễ cây tiếp cận với Ca2+ và gây ra tình trạng thiếu Ca. Các vấn
đề có liên quan đến sự hấp thu không đủ Ca2+ dường như chỉ xảy ra đối với các cây trồng
có hệ thống rễ nhỏ so với các cây trồng có hệ thống rễ phát triển rộng hơn (Lê Văn Dũ,
2004).
2.6.2 Canxi trong cây
2.6.2.1 Hàm lượng, sự phân bố của canxi trong cây
Trong cây Ca tồn tại ở dạng ion, dưới dạng muối axit oxalic, cacbonic,fotforic,
sunfuric và protein, thấy có trong nhân, vi thể (cầu thể) tham gia vào việc liên kết các
nucleotit. Sự phân bố Ca trong cây có đặc điểm gradien hướng gốc (Grodzinxki và, 1981).
Hàm lượng Ca trong mô các loài thực vật khác nhau dao động từ 5 đến 30 ml/1 g
chất khô. Nguời ta chia thực vật theo phản ứng đối vối Ca thành 3 nhóm: thích Ca

(calciphile), ghét Ca (calciphobe) và các loài trung tính. Trong mô thực vật 2 lá mầm
chứa nhiều Ca hơn trong mô thực vật 1 lá mầm. Cơ quan và mô già chứa nhiều Ca; số lớn
các loài cây tích lũy Ca trong các cơ quan sinh dưỡng; hệ rễ chứa Ca ít hơn trên mặt đất
(Nguyễn Phi Khanh và Cao Phi Bằng, 2008).
2.6.2.2 Sự hút và vận chuyển canxi trong cây
Ca được cây trồng hấp thụ dưới dạng Ca2+. Nồng độ Ca trong cây biến thiên từ 0,2
– 1 % Ca2+ thường được xem là nguyên tố không di động trong cây, do rất ít di chuyển
trong mạch rây (libe) nên Ca2+ cung cấp cho quả và các bộ phận rất kém. Trong các loại
đất có hàm luợng Ca thấp, sự chuyển vị Ca2+ xuống bên dưới bị hạn chế trong rễ và sự đi
vào rễ của cây thường bị ngăn chặn (Lê Văn Dũ, 2004).


×