Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SỰ TƯƠNG QUAN CỦA SÂU ĐỤC BÔNG Palpita vitrealis Rossi (LEPIDOPTERA:CRAMBIDAE) VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN VƯỜN LÀI CÓ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.2 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
[\

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ TƯƠNG QUAN CỦA SÂU ĐỤC BÔNG Palpita vitrealis Rossi
(LEPIDOPTERA:CRAMBIDAE) VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN VƯỜN LÀI CÓ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HỒNG PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8/2011


i

SỰ TƯƠNG QUAN CỦA SÂU ĐỤC BÔNG Palpita vitrealis Rossi
(LEPIDOPTERA: CARBIDE) VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN VƯỜN LÀI CÓ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Tác giả

TRẦN HỒNG PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. LÊ CAO LƯỢNG
ThS. DƯƠNG KIM HÀ

 

Tháng 8 năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh


ii

LỜI CẢM TẠ

Con xin ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, người đã tạo mọi
điều kiện cho con có được ngày hôm nay. Gia đình luôn là bàn đạp, là điểm tựa vững
chắc cho con bước vào đời.
Em xin chân thành ghi nhớ công ơn thầy ThS. Lê Cao Lượng, anh ThS. Dương
Kim Hà, anh Mai Tấn Năng và chị Lan Anh. Thầy và các anh chị đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn:
• Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài.

• Quý thầy cô khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ chí Minh đã tận
tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
• Thầy TS. Lê Đình Đôn, Chị My, cô Hồng và các thầy cô trong Viện công nghệ
sinh học và môi trường trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn
và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
• Gia đình bác Tư Đông đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
• Tất cả các bạn Bảo Vệ Thực Vật 33A đã giúp đỡ và góp ý để tôi hoàn thành tốt đề
tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
TRẦN HỒNG PHƯƠNG


iii

TÓM TẮT

TRẦN HỒNG PHƯƠNG, Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, tháng 8/2011. Đề tài
“Sự tương quan của sâu đục bông Palpita vitrealis R. (Lepidoptera: Crambidae) và
thiên địch trên vườn lài có và không sử dụng thuốc BVTV tại Thành phố Hồ Chí Minh
”.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ CAO LƯỢNG
Th.S DƯƠNG KIM HÀ
Mục tiêu và yêu cầu của đề tài nhằm đánh giá mật số, mức độ gây hại và tiềm
năng thành phần thiên địch đối với sâu đục bông Palpita vitrealis R. trên vườn lài, dư
lượng thuốc BVTV trên hoa lài và ảnh hưởng của thuốc trên cây trồng đối với vườn lài
có sử dụng thuốc BVTV.
Đề tài được thực hiện từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 2011 tại phường
Thạnh Lộc – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh đã thu được một số kết quả như sau:
Bằng phương pháp điều tra của viện BVTV (1999), tôi đã ghi nhận được 12

loài thiên địch trên cây hoa lài tại phường Thạnh Lộc - Quận 12 gồm: nhện chân gai
Oxyopes javanus Thorell., nhện lùn Atypena formosana Bar., nhện nhảy Phintella sp.,
bọ rùa đỏ cam Micraspis discolor Fab., bọ ngựa Mantis sp., bọ xít ăn mồi Orius
sauteri Poppius, ong ký sinh 1 (chưa định danh), ong ký sinh 2 (chưa định danh), ong
ký sinh 3 (chưa định danh), Ong nhỏ Brachymeria sp., ong ký sinh 4 (chưa định danh)
và ong ăn mồi Ropalidia sp. Trong đó thiên địch của SĐB Palpita vitrealis R. bao gồm
7 loài gồm có: ong ký sinh 2 (chưa định danh), ong ký sinh 3 (chưa định danh), ong
nhỏ Brachymeria sp., ong ký sinh 4 (chưa định danh), ong ăn mồi Ropalidia sp., bọ xít
ăn mồi Orius sauteri Poppius.
Điều tra mật số, tần suất xuất hiện và mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita
vitrealis R. đã ghi nhận được: Tỷ lệ phát hoa bị hại trên hoa lài tại phường Thạnh Lộc
– Quận 12 – Tp. HCM do SĐB Palpita vitrealis R. gây ra biến động từ 11,70 - 42,08


iv

%, trung bình là 18,06 %. Mật số của SĐB Palpita vitrealis R. biến động từ 4,04 10,08 con.m-2, trung bình là 6,63 con.m-2. Bên cạnh đó tần suất xuất hiện của SĐB
Palpita vitrealis R. cũng khá cao biến động từ 87,5 % - 100 %, trung bình là 95,83%. 
Sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và thiên địch trên nghiệm thức A:
• rtính = 0,6184 < 0,7 nên sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và
thiên địch trên nghiệm thức A có tương quan tuyến tính thấp.
• rtính = 0,6184 < 0,7 nên phương trình tương quan giữa SĐB Palpita
vitrealis R. và thiên địch không áp dụng được.
Sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và thiên địch trên nghiệm thức B:
• rtính = 0,8733 > 0,7 nên sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và
thiên địch trên nghiệm thức B có tương quan tuyến tính chặt.
• P % < 1 %, do đó hệ số góc b rất có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 0,01).
Vì r**, rtính = 0,8733 > 0,7và b ≠ 0 nên phương trình tương quan giữa SĐB
Palpita vitrealis R. và thiên địch trên nghiệm thức B có thể áp dụng được (y = 2,9925
– 0,1859x).

Kết quả phân tích dư lượng tại Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi
trường - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM cho thấy thuốc an toàn cho người sử
dụng.
Ảnh hưởng của 3 loại thuốc Reasgant 1.8EC, Brightin 1.8EC và Chitin 3.6EC
lên cây trồng đạt cấp hại 1.


v

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây hoa lài ........................................................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại .................................................................................................3

2.1.2 Đặc điểm chung ...............................................................................................3
2.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái..............................................................................4
2.1.4 Giá trị kinh tế sử dụng .....................................................................................4
2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục bông Palpita vitrealis R...................4
2.3 Một số thiên địch sâu hại trên cây hoa lài ..............................................................7
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước....................................................................................7
2.3.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................7
2.4 Đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài thiên địch thường xuất hiện .......8
2.4.1 Bọ rùa ăn mồi...................................................................................................8
2.4.2 Nhện ăn mồi ...................................................................................................12
2.4.3 Ong kí sinh .....................................................................................................14
2.5 Đặc điểm thuốc BVTV dùng trong thí nghiệm ....................................................19


vi

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................20
3.1 Thời gian và địa điểm...........................................................................................20
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết ....................................................................................20
3.3 Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................22
3.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................22
3.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................22
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................22
3.5.2 Mật độ trồng và phương pháp thu hoạch .......................................................23
3.5.3 Phương pháp điều tra .....................................................................................23
3.5.4 Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................24
3.5.5 Khảo sát dư lượng thuốc BVTV trên hoa lài và đánh giá ảnh hưởng của
thuốc đối với cây trồng ...........................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................26
4.1 Mật số và mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis R. trên vườn lài tại

phường Thạnh Lộc – Quận 12 – Tp. HCM ................................................................26
4.2 Mật số và thành phần thiên địch trên vườn lài tại phường Thạnh Lộc – Quận 12
– Tp. HCM .................................................................................................................28
4.2.1 Mật số và thành phần thiên địch ở nghiệm thức A ........................................29
4.2.2 Mật số và thành phần thiên địch ở nghiệm thức B ........................................30
4.3 Sự tương quan của sâu đục bông Palpita vitrealis R. và thiên địch trên hai
nghiệm thức ................................................................................................................33
4.3.1 Mật số và mức độ gây hại của SĐB Palpita vitrealis R. ở 2 nghiệm thức....33
4.3.2 Thành phần thiên địch SĐB Palpita vitrealis R. ở 2 nghiệm thức ................34
4.3.3 Mật số TĐ và SĐB Palpita vitrealis R. ở nghiệm thức A.............................36
4.3.4 Mật số TĐ và SĐB Palpita vitrealis R. ở nghiệm thức B .............................37
4.3.5 Sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và thiên địch trên nghiệm thức
A..............................................................................................................................38
4.3.6 Sự tương quan giữa SĐB Palpita vitrealis R. và thiên địch trên nghiệm thức
B ..............................................................................................................................39
4.4 Dư lượng thuốc trên hoa lài và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng..............40
4.4.1 Dư lượng thuốc trên hoa lài ...........................................................................40


vii

4.4.2 Ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng ........................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................41
5.1 Kết luận ................................................................................................................41
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
MS: mật số
NSP: Ngày sau phun
NTA: Nghiệm thức A
NTB: Nghiệm thức B
NTP: Ngày trước phun
SĐB: Sâu đục bông
TĐ: Thiên địch
TLHD: Tỷ lệ hiện diện
TLPHBH: Tỷ lệ phát hoa bị hại
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TQ: Tương quan
TSXH: Tần suất xuất hiện


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 4.1: Mật số và mức độ gây hại của SĐB Palpita vitrealis R. trên vườn lài tại
phường Thạnh Lộc – Quận 12 – Tp. HCM ...................................................................27
Bảng 4.2: Mật số, tần suất suất hiện, tỷ lệ hiện diện và thành phần thiên địch ở NTA
.......................................................................................................................................29

Bảng 4.3: Mật số, tần suất xuất hiện, tỷ lệ hiện diện và thành phần thiên địch ở NTB 31
Bảng 4.4: Mật số và mức độ gây hại của SĐB Palpita vitrealis R. ở 2 nghiệm thức ...33
Bảng 4.5: Thành phần thiên địch SĐB Palpita vitrealis R. ở 2 nghiệm thức ...............35
Bảng 4.6: Liều lượng thuốc và lượng nước sử dụng cho diện tích 1000 m2 trong TN .40


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình tại khu vực Tp. HCM ....................................21
Hình 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực Tp. HCM ...............................................21
Hình 3.3: Toàn cảnh vườn lài thí nghiệm ......................................................................23
Hình 3.4: Tiến hành phun thuốc BVTV ........................................................................23
Hình 4.1: Triệu chứng gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis R. ..........................27
Hình 4.2: Tỷ lệ thiên địch theo các bộ ghi nhận được trên vườn lài tại phường...........29
Hình 4.3: Một số thiên địch ăn mồi ...............................................................................32
Hình 4.4: Thiên địch ăn mồi ..........................................................................................36
Hình 4.5: Mật số TĐ và SĐB Palpita vitrealis R. ở nghiệm thức A ............................37
Hình 4.6: Mật số TĐ và SĐB Palpita vitrealis R. ở nghiệm thức B.............................38
Hình 4.7: Tương quan mật số SĐB và TĐ ở nghiệm thức A ........................................39
Hình 4.8: Tương quan mật số SĐB và TĐ ở nghiệm thức B ........................................39


1


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây hoa lài tên khoa học Jasminum sambac Ait., là loại cây lâu năm,
dạng cây bụi nhỏ có tác dụng làm thuốc, hoa lài còn được sử dụng làm hương liệu
trong các nhà máy chế biến trà xuất khẩu, tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm
nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Cây hoa lài thích nghi khá tốt đối với điều kiện
khí hậu, đất đai ở nước ta nên những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã
đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Tuy nhiên, việc trồng cây hoa lài trong suốt thời gian qua được xem là trồng
mang tính chất nông nghiệp nhỏ, chưa được qui hoạch một cách có hệ thống. Theo
thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay diện tích trồng lài của thành
phố chỉ còn 435 hecta (tháng 07/2007).
Theo báo cáo định kỳ về tình hình sinh vật hại của Chi cục BVTV Thành
phố, cây hoa lài thường bị một số sâu hại tấn công như: sâu đục bông Palpita vitrealis
R., sâu cuốn lá Adoxophyes sp., sâu khoang Spodoptera litura Fab., sâu đục nụ
Hendecasic sp., …Trong đó, sâu đục bông Palpita vitrealis R. gây ra thiệt hại nặng
nhất.
Do đó, trong kỹ thuật trồng lài thì sâu hại là một trong những vấn đề
chính ảnh hưởng tới sự phát triển diện tích cũng như thu nhập của người nông dân.
Sâu hại đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm hiệu quả kinh tế, làm giảm sản
lượng cũng như phẩm chất của hoa lài. Thêm vào đó, hằng năm người dân phải tốn
một khoảng chi phí khá cao cho việc phòng trừ sâu hại từ đó việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật quá nhiều sẽ để lại dư lượng thuốc trong hoa lài gây nguy hiểm cho người
sử dụng, mặt khác sẽ giết chết các loài thiên địch, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái
của tự nhiên.


2


Chính vì vậy, đề tài “Sự tương quan của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi
(Lepidoptera: Crambidae) và thiên địch trên vườn lài có và không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật tại Thành phố Hồ Chí Minh ” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Nhằm đánh giá mật số, mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis R. và
tiềm năng thành phần thiên địch đối với sâu đục bông Palpita vitrealis R. trên vườn
lài, dư lượng thuốc BVTV trên hoa lài và ảnh hưởng của thuốc trên cây trồng đối với
vườn lài có sử dụng thuốc BVTV.
1.3 Yêu cầu
Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis R.  trên 2
mô hình vườn lài thí nghiệm.
Điều tra thành phần và mật số thiên địch sâu đục bông Palpita vitrealis R. trên
2 mô hình vườn lài thí nghiệm.
Đánh giá sự tương quan của sâu đục bông (SĐB) Palpita vitrealis R. và thiên
địch (TĐ) trên vườn lài có và không sử dụng thuốc BVTV tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phân tích dư lượng thuốc BVTV trên hoa lài và ảnh hưởng của thuốc đối với
cây trồng.
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2011 đến cuối tháng 5/2011.
Đề tài được thực hiện trên vườn lài có diện tích 2.000 m2 tại phường Thạnh Lộc
– Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: sâu đục bông Palpita vitrealis R., thành phần thiên địch
trên 2 mô hình vườn lài thí nghiệm, ảnh hưởng và mức dư lượng của thuốc BVTV trên
hoa lài.


3

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây hoa lài
2.1.1 Vị trí phân loại
Cây hoa lài Jasminum sambac Ait. Thuộc:
+ Giới (Kingdom):

Plantae

+ Ngành (Division):

Magnoliophyta

+ Lớp (Class):

Magnoliopsida

+ Bộ (Order):

Oleales

+ Họ (Family):

Oleaceae

+ Chi (Genus):

Jasminum

+ Loài (Species):


J. sambac

(Nguồn: Vương Thị Thủy, 2010)
Bộ Oleales: thân to, lá mọc đối, không có lá bẹ. hoa chỉ có hai tiểu nhụy, hai
tâm bì, hạt không phôi nhũ. Bộ Oleales chỉ có một họ Oleaceae
Họ Oleaceae: là một họ thực vật có hoa gồm có 24 chi hiện còn tồn tại (1 chi đã
tuyệt chủng). Thành phần họ này gồm một số cây mọc theo dạng cây bụi, cây thân gỗ
và dây leo. Họ Oleaceae có khoảng 500 loài, trong đó có 4 loài phổ biến là:
o Jasminum grandiflorum L.
o Jasminum officinale L.
o Jasminum odoratissnum L.
o Jasminum sambac Ait.
Theo Phùng Thị Bạch Yến (2000) hoa lài ở Việt Nam chủ yếu là loài Jasminum
sambac Ait.
2.1.2 Đặc điểm chung
Jasminum sambac Ait. là một loài hoa lài có nguồn gốc ở phía Tây Nam và
miền nam Châu Á , ở Philipines, Ấn Độ , Myanmar và Sri Lanka. Là loài cây bụi, cành


4

nhỏ vươn dài, hoa có hương thơm ngào ngạt. cây cao từ 1 – 3 m. Lá mọc đối, hình
oval, dài từ 4 – 13 cm, rộng từ 2 – 7 cm. Phát hoa có từ 3 – 12 hoa, tràng hoa có đường
kính từ 2 – 3 cm, với 5 - 9 thùy. Cây phát triển tốt vào mùa xuân, mùa hè và chậm vào
mùa đông.
Cây phát triển tốt ở các vùng nhiệt đới và được xem là cây cảnh vì hương thơm
độc đáo của nó. Hoa lài là quốc hoa của Philippines và được chính phủ công nhận vào
năm 1937. “Sampaguita”, một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha hay từ Philippine
"sumpakita" có nghĩa là "Tôi hứa với bạn", đó là một cam kết của tình yêu lẫn nhau.
Trong ngày đầu tiên, cặp vợ chồng trẻ trao cho nhau vòng hoa lài như việc trao nhẫn

cưới ngày nay, những vòng hoa còn được dùng để cung cấp cho các chức sắc và khách
mời đặc biệt ở Philippines. Bên cạnh Philippines, hoa lài cũng là quốc hoa của
Indonesia, nó tượng trưng cho sự thanh khiết, tình yêu vĩnh cữu và vẻ đẹp của người
phụ nữ. Hoa lài còn được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo, lễ hội văn hóa truyền thống.
Ở Trung Quốc, hoa lài được sử dụng để ướp trà và chữa bệnh (Kenneth W. L. và
Glenn I. T., 2002).
2.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái
Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 – 33 0C, nhiệt độ thấp 8 – 10 0C cây sinh t
đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 - 4), từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi
núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc và bón phân tốt, tưới nước đầy
đủ vẫn cho năng suất hoa cao.
Lài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi ca
2.1.4 Giá trị kinh tế sử dụng
Hoa lài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài đặc tính dùng để ướp trà, hoa lài còn
huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…
Cây lài có đặc điểm là hoa sau khi thu hái vẫn tiếp tục tạo hương thơm. Do đặc tính này, ng
2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục bông Palpita vitrealis R.
Vòng đời của sâu đục bông Palpita vitrealis R. trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu
trùng, nhộng và thành trùng. Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục bông biến
động từ 23 – 28 ngày, trung bình là 26,28

1,29 ngày.


5

ƒ Thành trùng
Thành trùng sâu đục bông Palpita vitrealis R. có màu trắng sáng, phần bụng
màu xám có phủ lớp phấn trắng. Kích thước trung bình con cái 14,13
cánh 27,73

13,33

0,64 mm, sải

1,58 mm, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước trung bình con đực

0,62 mm, sải cánh 25,60

0,91 mm. Râu đầu dạnh sợi chỉ có phủ lớp phấn

trắng, kích thước râu đầu bằng 4.5-1 cơ thể, râu đầu con cái dài hơn con đực. Mắt kép
lồi, to. Trên đốt ngực trước có dãy lông dạng mái che, hai bên đốt ngực giữa có túm
lông trắng dài.
Hai cặp cánh trong suốt có phủ lớp phấn trắng nhìn rõ các mạnh cánh. Cánh
trước có dạng tam giác, dọc theo mạch Costa có vệt màu nâu đỏ kéo dài tới đỉnh cánh.
Sát mạnh Costa có 3 đốm nâu xếp thẳng hàng, giữa cánh có một đốm nâu thứ 4, bốn
đốm này tạo nên hình chữ “L” trên cánh. Giữa cánh có mạch vòng cung nối 2 đốm nâu
đỏ thứ 3 và thứ 4. Rìa cánh có nhiều đốm nâu nhỏ, mép ngoài cánh có lông viền dài.
Cánh sau ngắn và rộng hơn cánh trước, dọc theo mép ngoài cánh có lông viền
dài. Khi đậu cánh luôn xòe ra, cánh ngắn hơn bụng. bụng có 10 đốt, đốt cuối bụng
nhọn hơn các đốt khác.
Ba cặp chân màu trắng, riêng cặp chân trước ở cuối đốt chày và đầu đốt bàn có
màu nâu đỏ (theo Mai Tấn Năng, 2009; Santorini và Vassilaina – Alexxopoulou,
1976). Riêng ở thành trùng thì thời gian dinh dưỡng thêm (thời gian tiền đẻ trứng)
trung bình là 3,35

0,48 ngày.

ƒ Trứng
Trứng có hình vảy cá, chiều dài của trứng là 1,09


0,10 mm, chiều rộng 0,77

0,08 mm. Lức mới đẻ trứng có màu vàng nhạt, sau 2 ngày trứng nở có màu vàng
đậm, sau khi trứng nở chỉ còn lại lớp vảy trắng. trứng được đẻ rải rác hoặc từng nhóm
10 – 15 trứng. Giai đoạn trứng kéo dài trung bình là 3,17

0,62 ngày.

ƒ Ấu trùng
Ấu trùng mới nở rất linh hoạt, chúng nhả tơ di chuyển để tìm thức ăn. Để chuẩn
bị lột xác, sâu non thường nhả tơ tạo kén lưới trắng, chúng co mình lại trong kén, màu
sắc cơ thể bắt đầu thay đổi và chuẩn bị lột xác. Quá trình lột xác bắt đầu ở phần đầu,
dần dần lột xác xuống phần bụng. Sâu khi lột xác chúng để lại vỏ đầu.


6

Ấu trùng trải qua 6 lần lột xác và có 6 tuổi.
Tuổi 1: cơ thể màu vàng trong suốt, đầu to hơn thân, đầu màu vàng có 2 mắt
đen, cuối bụng có 2 gai nhỏ, sâu non nhanh nhẹn, nhả tơ để di chuyển.
Tuổi 2: cơ thể màu vàng, đầu màu vàng trong, hai bên đốt ngực trước có hai
chấm đen.
Tuổi 3: cơ thể chyển qua màu vàng xanh, đầu màu vàng trong, 2 chấm đen ở
đốt ngực trước đậm hơn, cơ thể phân đốt rõ ràng, có nhiều lông tơ.
Tuổi 4: cơ thể chuyển sang màu xanh nhạt, đầu màu vàng, 2 mắt đen rõ rệt, 2
chấm đen ở đốt ngực trước rõ hơn, xuất hiện hai chấm đen gần đốt bụng cuối. Đốt
bụng cuối có 2 gai, xung quanh đốt bụng có nhiều lông tơ.
Tuổi 5: cơ thể chuyển sang màu xanh đậm, trên lưng có một sọc màu xanh đậm
chạy dọc theo cơ thể, đầu màu vàng đậm, xuất hiện thêm hai chấm đen ở hai bên đốt

ngực giữa. Đẫy sức chiều dài cơ thể 22,85

1,31 mm, chiều rộng cơ thể 3,35

0,49

mm.
Tuổi 6: cơ thể màu xanh đậm, phân đốt rõ ràng, bao phủ nhiều lông tơ. Vào
cuối tuổi 6 ấu trùng chuyển sang màu xanh nhạt, sau chuyển qua màu hồng nhạt, cơ
thể nhỏ lại và chuẩn bị hóa nhộng.
Thời gian phát triển trung bình của ấu trùng là 13,13

0,83 ngày.

ƒ Nhộng
Cuối tuổi 6 ấu trùng nhả tơ hóa nhộng, nhộng nắm trong kén lưới trắng. Nhộng
dạng nhộng màng, lúc đầu nhộng có màu xanh lục, sang ngày thứ 3 nhộng chuyển
sang màu xanh đậm. Đốt bụng cuối có gai nhỏ, hai bên đốt bụng có lỗ thở. Kích thước
nhộng trung bình dài 13,85

1,18 mm, rộng 3,25

0,44 mm.

Ngoài sâu đục bông Palpita vitrealis R., theo Mai Tấn Năng (luận văn tốt
nghiệp, 2009) tại Thành phố Hồ Chi Minh đã ghi nhận được 16 loài gây hại trên cây
lài Jasminum sambac Ait. tập trung trong 5 bộ. Bộ Lepidoptera ghi nhận được 7 loài
gồm: sâu đục bông Palpita vitrealis R., sâu cuốn lá Adoxophyes sp., sâu hại nụ
Hendecasis sp., sâu kéo màng Nausinoe geometralis G., sâu khoang Spodoptera litura
Fab., sâu sừng Acherontia styx West., sâu đục thân màu hồng Zeuzera sp. Bộ

Homoptera ghi nhận được 4 loài gồm: bọ phấn trắng Bemisia sp., rầy bướm Lawana
conspersa Walker, rệp sáp Pseudococcus sp., rầy xanh Empoasca sp. Bộ Hemiptera


7

ghi nhận được 3 loài gồm: bọ xít gai Cletus bipunctatus West., bọ xít đỏ Dysdercus
cingulatus F., bọ xít lưới Tingis sp. Bộ Thysanoptera ghi nhận được 1 loài bọ trĩ Thrips
orientalis Bagnall. Và bộ Orthoptera cũng ghi nhận được 1 loài là cào cào Oxya spp.
2.3 Một số thiên địch sâu hại trên cây hoa lài
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Vũ Thị Nga (2006) và CAB International (2005) kí chủ tự nhiên của bọ
rùa Scymnus bipunctatus Kug. có thế tấn công nhiều loài rệp sáp giả như:
Dysmicoccus brevipes, Mysmicoccus neobrevipes, Ferrisia virgata, Maconellicoccus
hirsutus, p. citri…
Ở Trung Quốc, loài kiến vàng Oecophylla smaragdina đã được sử dụng từ rất
lâu để phòng trừ rệp và sâu hại cho các vườn cam quýt, có trường hợp hạn chế trái bị
rụng tới 40 – 60 % so với vườn xử lý thuốc hóa học (Yang, 1984).
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Theo ông Hồ Văn Chiến (2006) biện pháp dùng ong ký sinh Asecodes
hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa được áp dụng từ năm 2003 đến nay đã
mang lại hiệu quả rất cao. Có tới 82 % trong số 5,4 triệu cây dừa từng bị bọ cánh cứng
tấn công đã phục hồi bình thường. Riêng những tỉnh trồng dừa tập trung như Bến Tre,
Trà Vinh tỉ lệ phục hồi lên tới 90 %.
Theo Huỳnh Thị Tố Quyên (luận văn tốt nghiệp, 2009) trên cây hoa lài đã ghi
nhận được 17 loài thiên địch của sâu hại chính, trong đó bộ Coleoptera và bộ Araneae
là chủ yếu gồm:
Nhện (Araceae): có 7 loài, các loài xuất hiện nhiều là: nhện linh miêu Oxyopes
javanus Thorell., nhện nhảy Hyllus mascaranus Bar., nhện lùn Atypena formosana
Bar.

Bọ rùa (Coleoptera) có 6 loài, các loài xuất hiện nhiều là: bọ rùa 6 vệt đen
Menochilus sexmaculatus Fab., bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus
Herbst, bọ rùa chữ Y ngược Coccinella transversalis Fab., bọ rùa đỏ cam Micrapis
discolor Fab.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) trên ruộng lúa nước và rẫy rau màu ở An
Giang và Cần Thơ có 69 loài nhện đã được phát hiện, định danh và phân loại, gồm tất
cả 15 họ. Trong đó có các loài nhện thích sống gần mặt nước hay đất ẩm như họ


8

Lycosidae (Nhện Sói), Tetragnathidae (Nhện Chân Dài), Clubionidae (Nhện Cuốn Lá),
Ga phoridae và Pisauridae. Phổ biến nhất là các loài nhện Pardosa pseudoannulata,
Tetragnatha spp., Atepina adelinae…Bên cạnh đó cũng có một số loài nhện sống trên
tán cây thuộc các họ như họ Salticidae (Nhện Linh Miêu), Araneidae (Nhện Giăng
Lưới), Thriididae.
Theo sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương (2009) thì thiên địch xuất hiện
ở hầu hết các môi trường sống khác nhau. Một số thiên địch như một vài loài nhện, bọ
rùa, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như bọ rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây,
bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh. Nhện thích mồi di động nhưng một số
lại thích ăn trứng sâu. Nhiều loại nhện săn mồi ban đêm, một số khác lại kéo mạng và
ăn tất cả những thứ gì mắc vào mạng nhện dù ngày hay đêm. Nhiều loại bọ cánh cứng,
một số loài châu chấu ăn thịt và thích ăn trứng sâu. Một con nhện Lycosa trưởng
thành, có thể ăn 5 - 15 rầy nâu trưởng thành mỗi ngày, còn các loài thiên địch khác
như bọ niễng sống trên mặt nước của ruộng lúa. Khi các loại sâu hại như bọ rầy, sâu
non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ lá này sang lá khác bị rơi xuống mặt nước và
sẽ bị bọ niễng và các loài thiên địch khác tấn công ngay.
2.4 Đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài thiên địch thường xuất hiện
2.4.1 Bọ rùa ăn mồi
2.4.1.1 Thành phần bọ rùa ăn mồi

• Nghiên cứu ngoài nước
Ở Ấn Độ, loài bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri đã được du nhập từ Úc, sau
đó chúng được nuôi, nhân số lượng và thả trên các đồn điền cà phê để phòng trừ rệp
sáp phấn Planococcus lilacinus. Dùng bọ rùa Chilocorus nigritus để phòng trừ rệp sáp
dính Aspidiotus destructor trên cây dừa và cây trà cũng đạt kết quả tốt ở các nước
Oman và Georgia.
Năm 1981 Albert Koeble đã nhập nội vào California loài bọ rùa Cryptolaemus
montrouzieri Muls. từ Úc để kiểm soát tình hình dịch hại do rệp sáp gây ra trên cam
quýt. C. montrouzieri có kích thước nhỏ (dài khoảng 3 - 4 mm). cơ thể có màu nâu tối,
cuối cánh trước, ngực trước và đầu có màu nâu vàng tới vàng cam. Ấu trùng trưởng
thành dài khoảng 1,3 cm và có phủ tua sáp trắng dài trên lưng. Trứng có màu vàng
nhạt, hình oval dài. C. montrouzieri có phạm vi phân bố rất rộng xuất hiện hầu hết ở


9

các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Úc, Queensland, Bahamas, California, Chi le,
Peru, Sicily, Spain, Taiwan, Crete…(CAB International, 2005).
Bọ rùa bắt một số loài côn trùng làm thức ăn và nó phân bố trên rất nhiều nước
thuộc Châu Á. Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng của chúng có vai trò quan trong trong
việc khống chế các loài dịch hại quan trọng như rệp muội và các côn trùng nhỏ khác
(Ilam và Nasiruddin, 1978).
Sự kiện nhập nội bọ rùa Rodolia cardinalis từ Ôxtrâylia vào Califonia
(California; Hoa Kì) năm 1988 để tiêu diệt dịch rệp sáp bông (Icerya purchasi) hại cây
ăn quả với tốn kém chưa đầy 1.500 USD đã mở đầu cho kỉ nguyên "Phòng trừ sâu hại
bằng biện pháp sinh học" (nguồn: Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, 2011).
• Nghiên cứu trong nước
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982) thì Coccinellidae là họ côn trùng thuộc phân bộ
cánh cứng ăn tạp (Adephaga), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Dài từ 1,3 mm
(Microserangium bacthaiense) tới 18 mm (Synonycha grandis), tròn lồi hoặc hình

trứng, màu đen, nâu, vàng hoặc nâu có nhiều chấm đen, chấm màu sặc sỡ (bọ rùa trắng
viền đen khung đỏ Mononeda quichauensis), một số loài có màu sắc báo hiệu đe dọa
hoặc tiết ra chất có mùi hôi khó chịu khi bị tấn công nên nhiều loài chim, thú, ếch
nhái... trông thấy cũng dững dưng. Thế giới có khoảng 5.000 loài riêng ở Việt Nam
trước 1970 mới phát hiện được 36 loài, đến 1984 đã phát hiện được gần 250 loài, trong
đó có gần 190 loài ăn thịt, nhiều loài phàm ăn, khả năng thích ứng rộng (có tiềm năng
sử dụng trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng, ví dụ: các loài Rodolia pumila,
Menochilus sexmaculatus, Stethorus tetranychi, Stethorus vietnamica). Ngoài ra, cũng
có 60 loài thuộc phân họ Bọ rùa ăn thực vật (Epilachninae) hại cây trồng, chủ yếu
thuộc họ Cà (Solanaceae) và họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Việt Nam là một trong những
trung tâm phát sinh các giống loài bọ rùa có 6 chi đặc hữu (chiếm 9,4 %) và 123 loài
đặc hữu chiếm 50 % tổng số loài đã phát hiện. Ví dụ: chi Amida có 7 loài thì 6 loài đặc
hữu của khu vực rừng núi Việt Nam, Nam Trung Quốc và Nam Nhật Bản. Phần lớn bọ
rùa là các loài ăn thịt (con mồi là rệp cây hại thực vật, một số nhện và ấu trùng sâu bọ)
nên rọ rùa được coi là một đối tượng có ích trong phòng trừ sâu hại.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2009) Coccinellidae (họ Bọ rùa) là một họ côn
trùng thuộc bộ Coleoptera (Cánh Cứng). Thành trùng Coccinellidae đa số có hình bầu


10

dục hoặc tròn, kích thước nhỏ, mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình bán cầu, dài
từ 1 mm đến trên 10 mm tùy loài. Thường con cái có kích thước lớn hơn con đực.
Thành trùng thường có màu sắc tươi sáng, miệng thuộc nhóm miệng nhai gặm. Bàn
chân có 4 đốt, đốt thứ 3 nhỏ, mảnh lưng ngực trước phủ hết đầu hoặc gần hết đầu, râu
đầu hình chùy hay dùi đục, ngắn có từ 7 - 11 đốt . Râu đầu thường đính ngay trước
mắt ở góc bên lưng của trán. Hai râu đầu nằm cách xa nhau. Mắt lớn, hình tròn hoặc
gần tròn ở dạng ăn thịt. Râu đầu tương đối ngắn, không dài hơn 1,5 chiều ngang đầu
và số đốt râu thường là 11 đốt nhưng cũng có thể giảm từ 10 - 7 đốt, khá mảnh và có
chùy nhỏ. Đốt cuối của râu hàm dưới nói chung là hình rìu, tuy nhiên ở một số loài thì

đốt này hình nón cụt hoặc có hai cạnh bên song song. Đốt cuối của râu môi dưới hình
nón cụt. Trứng của Coccinellidae thường có hình thoi, màu vàng hay da cam. Ấu
trùng có hình dạng khác nhau tùy loài, đa số ấu trùng Coccinellidae có cơ thể dài, đôi
khi dẹp, cơ thể mang nhiều lông hoặc ống nhỏ, phần nhiều có màu đen xám hoặc nâu
nhạt pha lẫn với những đốm vân màu trắng, đỏ. Miệng ở phía trước đầu, râu đầu có 3
đốt, bụng có 10 đốt. Hình dạng Coccinellidae nhìn chung khá giống với nhiều loài
thuộc họ Chrysomelidae (Ánh Kim), tuy nhiên có thể phân biệt được dễ dàng với họ
Chrysomelidae qua cấu tạo của bàn chân, bàn chân có cấu tạo 3-3-3. Đa số
Coccinellidae (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sinh sống chủ yếu bằng
cách tấn công côn trùng họ Aphididae (Coccinella, Harmonia,Micraspis...), hoặc rệp
sáp (Rodolia, Chilocorus...) thường gặp phổ biến trên các loại hoa màu, cây ăn trái,
hoa kiểng... nơi có nhiều rầy mềm hoặc rệp sáp gây hại. Trong họ này cũng có một số
loài thuộc chi Epilachna lại thuộc nhóm côn trùng phá hại cây trồng như
loài Epilachna sp. gây hại phổ biến trên họ Bầu. Các loài Coccinellidae ăn thịt phổ
biến

gồm

có: Coccinella

transversalis, Micraspis

discolor, Harmonia

octomaculata, Rodolia cardinalis.
2.4.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài bọ rùa
thường xuất hiện
Bọ rùa đỏ cam Micraspis discolor
Theo Mahfuj Ara Begum và ctv (2002) cho rằng một con cái M. discolor có
thể đẻ trung bình 4 - 16 trứng trong mỗi ngày, trứng có kích thước dài 1,06 mm và

rộng 0,38 mm, hình bầu dục, mịn và sáng bóng bề mặt. Ấu trùng có 4 tuổi, ấu trùng


11

mới nở thân mềm, mọc dài ra và hơi dẹt, có màu xám nâu, các tuổi sau của ấu trùng
thì đạt kích thước lớn hơn. Nhộng mới hình thành có màu hồng nhạt, nhưng sau đó
biến thành màu da, màu đỏ cam, giai đoạn nhộng trải qua 3 - 4 ngày, kích thước của
nhộng có chiều dài 3,1 mm và chiều rộng 2,22 mm. Trưởng thành M. discolor có hình
bầu dục, lồi với thân có màu đỏ cam đặc trưng, con đực thường có tuổi thọ và kích
thước nhỏ hơn con cái. Bọ rùa đỏ cam Micraspis discolor là một loài ăn thịt rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal. Ở giai đoạn ấu trùng, chúng có thể ăn trung bình 47,6 con rầu
nâu, trong khi đó một con M. discolor trưởng thành có thể tiêu thụ trung bình 112,6
con rầy nâu trong thời gian 30 ngày sau khi xuất hiện.
Trong số các loài bọ rùa bắt mồi thì bọ rùa đỏ cam Micraspis discolor là loài có
khả năng ăn nhiều côn trùng gây hại như rệp muội, bọ chét, sâu non bộ cánh vảy, sâu
ăn bột (Rao et al., 1989). Bọ rùa đỏ cam được tìm thấy trên các loài cây trồng như rau
họ hoa thập tự, cải bắp, ớt, thuốc lá, bông, ngô, khoai tây (Gautam et al., 1995).
Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabr.
Trứng Menochilus sexmaculatus Fabr. có màu vàng sáng, sắp nở thì chuyển
sang màu nâu xám đến xám đen, trứng đẻ thành từng nhóm và gần với nơi có con mồi.
Ấu trùng mới nở có màu trắng đục sau đó càng lớn cơ thể chuyển sang màu nâu tối và
dính vào vỏ trứng. Ở tuổi lớn, ấu trùng có cơ thể màu xám tối với các vệt màu sáng.
Nhộng bọ rùa 6 vệt đen thuộc dạng nhộng trần, sau khi ấu trùng lột xác tuổi cuối cùng,
xác của chúng tạo thành đám nhăn ở đuôi nhộng, nhộng có màu xám nâu với các vân
màu tối, các vân tối này xếp thành 2 hàng dọc ở giữa mặt lưng nhộng. Thành trùng có
kích thước trung bình, cơ thể hình trứng ngắn, có thân gồ cao như h́ình bán cầu (Phạm
văn lầm, 2004).
Ở nhiệt độ 24 - 26 0C và ẩm độ 71 - 75 % thì bọ rùa non của loài M.
sexmaculatus có sức ăn mồi tăng dần theo tuổi của chúng. Cả thời gian tuổi 1, mỗi cá

thể bọ rùa non tiêu diệt được 18,4 ấu trùng rệp muội cam hoặc 21,2 ấu trùng rầy chổng
cánh. Cả thời gian tuổi 4, mỗi bọ rùa non tiêu diệt trung bình 45,8 ấu trùng rệp muội
cam hoặc 43,4 ấu trùng rầy chổng cánh. Mỗi một cá thể bọ rùa non, trong thời gian cả
pha phát dục, có thể tiêu diệt trung bình 129,9 ấu trùng tuổi 2 - 3 của rệp muội cam
hoặc 125,0 ấu trùng rầy chổng cánh. Bọ rùa 6 vệt đen ở pha trưởng thành có khả năng
tiêu thụ mồi khá lớn. Trong vòng 24 giờ, 1 bọ rùa trưởng thành có thể tiêu diệt trung


12

bình 49,9 ấu trùng tuổi 2 - 3 của rệp muội cam hoặc 44,6 ấu trùng tuổi 2 - 3 của rầy
chổng cánh. Trưởng thành bọ rùa 6 vệt đen cũng có thể ăn trứng và sâu non tuổi 1 của
sâu tơ. Trung bình sau 24 giờ, một cá thể trưởng thành loài bọ rùa này tiêu diệt được
7,6 trứng sâu tơ hoặc 19,6 sâu non tuổi 1 của sâu tơ (Phạm Văn Lầm, 2004).
Bọ rùa 4 chấm Scymnus frontalis quadrimaculatus
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982) cơ thể bọ rùa 4 chấm dạng hình trứng dài, lưng
gồ không cao, cơ thể có nhiều lông bao phủ. Râu có 11 đốt, đốt gốc và đốt cuốn hợp
làm một. Ngực trước lồi và không có gờ dọc. Gờ đùi hở, phần ngoài của gờ đùi cong
ít. Bàn chân có 3 đốt, móng sắt có chân răng gốc dài và nhọn.
Theo Huỳnh Thị Tố Quyên (Luận văn tốt nghiệp, 2009) vòng đời bọ rùa
Scymnus frontalis quadrimaculatus Herbst trải qua 4 giai đoạn: trứng (2,1 ± 0,7 ngày),
ấu trùng (4,4 ± 0,6 ngày) qua 4 tuổi, nhộng (2,3 ± 0,7 ngày) và thành trùng (3,3 ± 0,8
ngày). Thời gian hoàn thành vòng đời là 12,0 ± 1,1 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời
của bọ rùa Scymnus frontalis quadrimaculatus Herbst rất cao 71,54 %.
2.4.2 Nhện ăn mồi
2.4.2.1 Thành phần nhện ăn mồi
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (2006) loài nhện bắt mồi có tên khoa học là
Amblyseius sp. Chúng có sẵn trong môi trường tự nhiên ở nước ta chúng có vòng đời
ngắn, sức sinh sản cao thường phát triển mạnh vào mùa mưa hằng năm ở nước ta.
Thức ăn chủ yếu của loài nhện này thường là nhện đỏ trú trên cây đậu và các loài cây

khác. Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản, chỉ việc nuôi thả chúng trên giá
thể là những cây đậu, có nhiều loài nhện đỏ để làm mồi. Cụ thể là trước đó phải gieo
trồng đậu trong môi trường sạch bệnh. Khi đậu ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ vào với tỉ lệ
10 con trưởng thành.cây-1. Khi số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con.cây-1) mới thả
nhện bắt mồi vào (mỗi cây từ 2 - 3 con). Chỉ sau 7 - 8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã
tăng lên gấp 13 lần so với mật độ thả ban đầu, khi đó mới đưa cả nhện bắt mồi và thức
ăn của nó tới những khu vực trồng rau màu cần phải bảo vệ. Để nhện bắt mồi sinh
trưởng và phát triển nhanh trong môi trường có ít nhện đỏ, có thể sử dụng cả nhện
trắng và nhiều loại thức ăn khác như phấn hoa, mật ong để thay thế, giúp cho nhện bắt
mồi duy trì sự sống. Do đó dùng nhện bắt mồi để trừ sâu, rệp và nhện hại cây trồng
trong nhà kính, nhà lưới là rất phù hợp và hiệu quả.


13

Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002), trong điều kiện nhà lưới nhện được nuôi và
cho ăn với con mồi là rầy lưng trắng, ruồi nhà và sâu cuốn lá thì loài nhện Plexippus
paykulli có khả năng ăn con mồi tương đối nhanh và cao hơn loài Phintella sp., đặc
biệt đối với con mồi là ruồi nhà và sâu cuốn lá. Đối với rầy lưng trắng thì khả năng ăn
con mồi của hai loài là gần như nhau. Nhện ăn thịt Lycosa pseudoannulata thường tấn
công rầy trên ruộng lúa rất nhanh, con trưởng thành có thể ăn thịt 5 - 15 con rầy nâu
mỗi ngày. Ngoài ra nhện lùn Atypena formosana có cơ thế rất nhỏ, nhưng số lượng
chúng rất nhiều, mỗi lần xuất xuất có thề lên tới 50 con trên một bụi lúa, chúng kéo
mạng lưới ở gần gốc lúa và chờ con mồi dính bẫy, một con nhện lùn có thể ăn 4 - 6
con rầy nâu và rầu xanh mỗi ngày.
2.4.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài nhện
thường xuất hiện
Nhện giăng lưới Araneidae
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) thì đây là một họ rất lớn, đa dạng và là tập
hợp của nhiều họ khác như Argiopidae, Nephilidae, Cyrtophoridae…Chúng đều có

cùng đặc điểm chung là bắt mồi bằng cách giăng lưới có cầu trúc rất hoàn chỉnh, có
dạng tròn bao gồm nhiều đường bán kính và vòng tròn đồng tâm. Con nhện thường
hiện diện ở giữa chờ con mồi, có loài thì núp vào trong một góc, hay trú vào hốc nào
đó để chờ con mồi.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002), trong họ này có loài nhện Araneus inustus
Kock có kích thước nhỏ, màu nâu con cái dài khoảng 6 mm, con đực dài khoảng 4 - 5
mm có kích thước nhỏ và có màu đậm hơn con cái. Ðầu dài hơi rộng và hẹp ở phía
trước nơi vị trí mắt. Hàng mắt trước cong nhiều hơn hàng mắt sau. Miếng ức hình lục
giác, rộng và có nhiều lông ngắn ở phía trước. Chân và bụng có màu vàng nâu, ở con
cái có khúc vân màu nâu đậm chạy dọc chính giữa giống như hình gân lá. Chúng
thường giăng lưới nằm ngang hay nằm thẳng đứng dọc các đường nước ở các ruộng
lúa, rẫy cây màu để chờ con mồi dính bẫy.
Nhện linh miêu họ Salticidae
Ðây là họ nhện lớn nhất với trên 4000 loài đã được mô tả trên thế giới. Chúng
có mặt ở khắp nơi, từ mặt đất lên tới cây cao, chúng hoạt động ban ngày, chạy nhảy và



×