Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG KCL LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) VÀ NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus sp.) TRỒNG TRÊN NGUYÊN LIỆU THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG KCL LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) VÀ NẤM BÀO
NGƯ (Pleurotus sp.) TRỒNG TRÊN NGUYÊN LIỆU
THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRƯƠNG VĂN MINH HIỂN

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2011


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: NÔNG HỌC



TRƯƠNG VĂN MINH HIỂN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG KCL LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) VÀ NẤM BÀO
NGƯ (Pleurotus sp.) TRỒNG TRÊN NGUYÊN LIỆU
THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)

Ngành: Nông Học

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHẠM THỊ NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn nghiên cứu “Khảo sát sự tăng trưởng của
nấm linh chi (Ganoderma lucidum) và nấm bào ngư (Pleurotus spp.) trên nguyên liệu
thân cây mai dương (Mimosa pigra L.)” ngoài sự cố gắng, phấn đấu hết mình của bản
thân, em còn nhận được rất nhiều sự khích lệ, giúp đỡ thiết thực từ gia đình, nhà
trường, thầy cô và bạn bè.
Hơn hết con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều
kiện tốt cho con học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, Ban quả lý trại khoa
Nông học, trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện rất tốt cho
em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, luôn quan
tâm, dìu dắt và luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong quá trình
thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm
Thị Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện khóa luận.
Dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng
chắc chắn rằng còn những thiếu sót, em kính mong nhận được sự tận tình chỉ bảo của
thầy cô và bạn bè.


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi (Ganoderma lucidum) và nấm
bào ngư (Pleurotus spp.) trên nguyên liệu thân cây mai dương (Mimosa pigra L.)” do
Trương Văn Minh Hiển thực hiện, với sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Ngọc. Đề tài
được thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2011, tại trại
thực nghiệm Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh nhằm khảo
sát sự tăng trưởng của nấm bào ngư và nấm linh chi trên giá thể từ thân cây mai dương
và xác định mức KCl thích hợp bổ sung vào giá thể trồng nấm bào ngư và nấm linh chi
để có hiệu quả kinh tế cao.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Trồng nấm linh chi trên giá thể thân cây mai dương có bổ sung
KCl (0‰, 2‰ và 4‰). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một
yếu tố với 3 nghiệm thức (LC0, LC2 và LC4) và 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm 2: Trồng nấm bào ngư trên giá thể thân cây mai dương có bổ sung
KCl (0‰, 2‰ và 4‰). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một

yếu tố với 3 nghiệm thức (BN0, BN2 và BN4) và 3 lần lặp lại.
Qua quá trình theo dõi, ghi nhận, phân tích, đánh giá và tìm hiểu đã thu được
kết quả như sau:
Cả 2 loại nấm linh chi và nấm bào ngư đều sinh trưởng tốt trên giá thể từ thân
cây mai dương. Hai thí nghiệm đều cho thấy khi bổ sung KCl vào giá thể ở mức 2‰
sẽ cho năng suất thực thu (226,19 kg/1000 bịch (nấm bào ngư), 36,19 kg/1000 bịch
(nấm linh chi)) và hiệu quả kinh tế (6.316.650 VND/1000 bịch (nấm bào ngư),
15.795.000 VND/1000 bịch (nấm linh chi)) là cao nhất.


iv

MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .......................................................... x
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu............................................................................................................. 2
1.4 Phạm vi đề tài ................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về nấm linh chi ................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học nấm linh chi ............................................................... 3

2.1.3 Công dụng của nấm linh chi ..................................................................... 5
2.1.4 Một số cách sử dụng nấm linh chi ............................................................ 9
2.2 Giới thiệu sơ lược về nấm bào ngư ................................................................ 10
2.2.1 Phân loại ................................................................................................. 10
2.2.2 Đặc điểm sinh học .................................................................................. 10
2.2.3 Công dụng của nấm bào ngư .................................................................. 11
2.3 Một số nấm mốc và côn trùng gây hại trên nấm bào ngư và nấm linh chi .... 13
2.3.1 Nấm mốc ................................................................................................. 13
2.3.2 Côn trùng và nhện hai nấm trồng ........................................................... 15
2.4 Một số nghiên cứu nấm Linh Chi, nấm Bào Ngư trong nước và
trên thế giới .......................................................................................................... 17
2.4.1 Một số nghiên cứu trong ngước .............................................................. 17
2.4.2 Một số nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 18


v

2.5 Giới thiệu sơ lược về cây mai dương làm giá thể .......................................... 19
2.5.1 Giới thiệu chung về cây mai dương ........................................................ 19
2.5.2 Tình hình xâm thực của cây mai dương ở Việt Nam ............................. 19
2.5.3 Nghiên cứu về cây mai dương ................................................................ 20
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm .................................................. 22
3.1.1 Thời gian ................................................................................................. 22
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................. 22
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ............................................................................. 22
3.3 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 22
3.3.1 Giống ...................................................................................................... 22
3.3.2 Giá thể ..................................................................................................... 22
3.3.3 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................ 22

3.4 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................ 23
3.5 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 23
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 24
3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng .......................................................................... 24
3.6.2 Chỉ tiêu năng suất ................................................................................... 24
3.7 Quy trình thực hiện ........................................................................................ 25
Chương 4: KẾT QUẢ............................................................................................. 28
4.1 Kết quả chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................................... 28
4.1.1 Tăng trưởng chiều dài tơ nấm ................................................................. 28
4.1.2 Thời gian tơ ăn đầy bịch phôi ................................................................. 32
4.1.3 Ngày hình thành quả thể ......................................................................... 33
4.1.4 Số chùm quả thể trên bịch ...................................................................... 33
4.1.5 Số quả thể/chùm ..................................................................................... 34
4.1.6 Trong lượng quả thể trên chùm .............................................................. 35
4.1.7 Đường kính tán nấm linh chi .................................................................. 35
4.2 Kết quả về chỉ tiêu năng suất ......................................................................... 36
4.3 Tỷ lệ nhiễm bệnh ............................................................................................ 38


vi

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 39
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 39
5.1.1 Nấm bào ngư ........................................................................................... 39
5.1.2 Nấm linh chi............................................................................................ 39
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 41


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BN

Nấm Bào Ngư

CV

Coefficent of variation (hệ số biến động)

DAP

Di Amino Phosphate

KCl

Kali Clorua

LC

Nấm Linh Chi

LSD

Least Signficant Difference Test

NT

Nghiệm Thức


VND

Việt Nam Đồng


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa dược tổng quát của Linh Chi ........................................... 5
Bảng 2.2 Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm linh chi .............................................. 6
Bảng 2.3 Lục bảo linh chi và tác dụng trị liệu ........................................................... 8
Bảng 2.4 Một số bài thuốc chữa bệnh có nấm linh chi .............................................. 9
Bảng 2.5 Sự giảm lignin trên các cơ chất khác nhau ............................................... 11
Bảng 2.6 Tỷ lệ các acid amin trong 3 loai nấm sò ................................................... 12
Bảng 2.7 Lượng chứa một số vitamin của 2 loại nấm sò......................................... 12
Bảng 2.8 Lượng chứa một số nguyên tố vi lượng của 3 loại nấm sò ...................... 13
Bảng 2.9 Những côn trùng và nhện hại nấm thường gặp trong nuôi trồng ............. 16
Bảng 3.1: điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................... 22
Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 ........................................................... 23
Bảng 3.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2 ........................................................... 23
Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 23
Bảng 3.5 Quy trình thực hiện đề tài cuối khóa ........................................................ 23
Bảng 4.1 Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi ở các nghiệm thức ....... 28
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm bào ngư ở các nghiệm thức ...... 29
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi ở các nghiệm thức ............ 30
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm bào ngư ở các nghiệm thức ........... 31
Bảng 4.5 Thời gian tơ nấm bào ngư và linh chi ăn đầy bịch phôi ........................... 32
Bảng 4.6 Thời gian hình thành quả thể của nấm linh chi và nấm bào ngư .............. 33
Bảng 4.7 Số chùm quả thể/bịch phôi ....................................................................... 34
Bảng 4.8 Số quả thể trên một chùm quả thể ............................................................ 34

Bảng 4.9 Trọng lượng trung bình của một chùm quả thể ........................................ 35
Bảng 4.10 Động thái tăng trưởng đường kính tán nấm linh chi .............................. 36
Bảng 4.11 Năng suất thực thu của mỗi nghiệm thức ............................................... 36
Bảng 4.12 Năng suất lý thuyết của mỗi nghiệm thức .............................................. 37
Bảng 4.13 Phân tích giá trị kinh tế của thí nghiệm .................................................. 37
Bảng 4.14 Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nấm linh chi và nấm bào ngư ................................. 38


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Ruồi và ấu trùng ruồi (giòi) hại nấm ........................................................ 15
Hình 1 Bình tưới, cân và bịch nilon đựng giá thể .................................................... 43
Hình 2 Bịch giá thể và bộ đo nhiệt độ ..................................................................... 43
Hình 3 Bịch phôi trong thời gian nuôi ủ tơ .............................................................. 44
Hình 4 Bịch phôi trong thời gian ra quả thể ............................................................ 44
Hình 5 Bịch nấm bào ngư 10 NSC .......................................................................... 45
Hình 6 Nấm bào ngư phun bào tử vào lúc sáng sớm ............................................... 45
Hình 7 Quả thể nấm bào ngư ................................................................................... 46
Hình 8 chùm nấm Bào Ngư hoàn chỉnh .................................................................. 47
Hình 9 Sơ đồ thí nghiệm nấm Linh Chi................................................................... 48
Hình 10 Sinh trưởng của quả thể nấm linh chi ........................................................ 49
Hình 11 Quả thể nấm linh chi 55 NSC .................................................................... 50
Hình 12 Quả thể Nấm Linh Chi Lần 1..................................................................... 51
Hình 13 Nhiễm nấm mốc đen .................................................................................. 51
Hình 14 Nhiễm nấm mốc cam ................................................................................. 51
Hình 15 Quả thể nấm linh chi bị côn trùng gây hại ................................................. 52
Hình 16 Triệu chứng gây hại của côn trùng ............................................................ 52
Hình 17 Bịch nấm bị nhiễm nấm mốc xanh ............................................................ 53
Hình 18 Bịch nấm bị nhiễm nấm nhầy .................................................................... 53



x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi .................................... 54
Đồ thị 4.2 Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm bào ngư ................................... 54
Đồ thị 4.3 Đường kính tán nấm linh chi .................................................................. 55
Biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi ...................................... 55
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm bào ngư...................................... 56
Biểu đồ 4.3 Thời gian tơ nấm bào ngư và linh chi ăn đầy bịch phôi ....................... 56
Biểu đồ 4.4 Thời gian hình thành quả thể của nấm linh chi và nấm bào ngư.......... 57


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm được xem là loại dược phẩm, thực phẩm có giá trị cao, trong đó nấm bào ngư
và nấm linh chi rất được thị trường ưa chuộng bởi chúng ăn ngon, dễ chế biến cùng
các thực phẩm khác, thành phần dinh dưỡng cũng rất cao và có nhiều đặc tính dược
liệu quý như hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, bệnh về gan, phổi….
Nấm linh chi và nấm bào ngư thuộc nhóm phá hoại gỗ, chúng có khả năng sử dụng các
phế phẩm của nông nghiệp như rơm rạ, vỏ đậu phụng, thân cây bông vải, mùn cưa tạp,
mùn cưa cao su và các loài cây xâm hại để sinh trưởng.
Trong khi đó cây mai dương được xem là một trong những loài cây xâm hại nguy
hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới và được xếp vào danh sách 100 loài
ngoại lai nguy hiểm nhất. Chúng có khả năng mọc cành non rất nhanh, cây trưởng
thành khó bị đốt cháy, hạt có khả năng tồn tại rất lâu trong đất, chúng có khả năng xâm

lấn rất mạnh và thường có rất ít cây cỏ mọc chung. Với những đặc tính đó cây mai
dương đã mọc tràn lan và chiếm các bãi cỏ, vùng đất trống và làm suy thoái hệ sinh
thái.
Nếu chúng ta có thể sử dụng thân cây mai dương làm nguyên liệu cho trồng nấm
bào ngư và linh chi thì ngoài trừ việc giải quyết vấn đề môi trường chúng ta còn có
thêm một nguồn thu nhập đáng kể từ sản xuất nấm.
Với vấn đề trên và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông học trường
Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của ThS Phạm Thị
Ngọc, tôi đã xác định thực hiện đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi
(Ganoderma lucidum) và nấm bào ngư (Pleurotus spp.) trên nguyên liệu thân cây mai
dương (Mimosa pigra L.)“.


2

1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi và nấm bào ngư trồng trên giá thể là thân
cây mai dương.
Xác định mức KCl thích hợp bổ sung vào giá thể để nấm linh chi và nấm bào ngư
tăng trưởng tốt.
1.3 Yêu cầu
Trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của nuôi trồng
nấm bào ngư từ lúc nguyên liệu cho đến lúc thu hoạch.
Theo dõi chặc chẽ sự sinh trưởng của nấm trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Ghi chép số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình nghiên cứu.
1.4 Phạm vi đề tài
Thời gian thực hiện từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm
2011.
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Nông học - Trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.



3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về nấm linh chi
2.1.1 Phân loại
Nấm linh chi có nhiều tên gọi khác nhau như bất lão thảo, vạn niên thảo, trần
tiên thảo, chi linh, đoạn thảo, nấm lim…Mỗi tên gọi của nấm linh chi gắn liền với giá
trị dược liệu của nó. Tên gọi của nấm linh chi bắt nguồn từ Trung Quốc, phiên âm theo
tiếng Trung Quốc là lingzhi, theo tiếng Nhật là reishi hoặc mannentake, tên khoa học:
Ganoderma lucidum.
Theo Lê Xuân Thám (1998) nấm linh chi được phân loại như sau:
Ngành

: Mycota

Lớp

: Basidiomycetes

Bộ

: Polyporales

Họ

: Ganodermoidae


Giống

: Ganoderma

Tên khoa học : Ganoderma lucidum
2.1.2 Đặc điểm sinh học nấm linh chi (Lê Xuân Thám, 1998)
¾ Đặc điểm hình thái
Thể quả có cuống dài hoặc ngắn, thường đính bên, đôi khi trở thành đính tâm do
quá trình liền tán mà thành. Cuống nấm thường hình trụ hoặc thanh mảnh (đường kính
0,3 – 0,8 cm), ít khi phân nhánh (từ 2,7 – 22 cm), đôi khi có uốn khúc cong quẹo. Lớp
vỏ cuống láng đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng không có lông phủ suốt lên bề mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận hay gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng.
Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ. Màu sắc từ vàng chanh,
vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam, đỏ nâu, nâu tím, nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni.
Thường xẫm màu khi già, lớp vỏ láng phủ kín trên mặt mũ, đôi khi có lớp phấn ánh


4

xanh tím. Kích thước tán biến động lớn từ 2 – 36 cm, dày khoảng 0,8 – 3,3 cm. Phần
đính cuống hoặc gồ lên, hoặc lõm xuống như lõm rốn. Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2
cm chất lie màu vàng kem, nâu nhạt, kem trắng, phân chia kiểu lớp trên và lớp dưới,
thấy rõ ở các lớp trên các tia sợi hướng lên. Trên lát cắt giải phẩu hiển vi chỉ thấy đầu
các sợi phình hình chùy, máng rất dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng (dày
khoảng 0,2 – 0,5 mm) bởi sự tiết ra các chất laccate (tan mạnh trong cồn). Nhờ lớp
laccate láng bóng không tan trong nước nhờ đó mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở lớp
dưới, hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng, thụ tầng – Hymenium) là một lớp vồng dày từ 0,2 – 18
cm màu kem, nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn màu trắng hay màu
chanh nhạt, khoảng 3 – 5 ống/mm.

¾ Đặc điểm sinh thái
Nấm linh chi thường mọc trên cây gỗ (sống hay đã chết), thể quả rộ vào mùa mưa
(tháng 5 - 11 dương lịch), có thể ở trên thân cây (cuống thường ngắn, tai nấm nhỏ),
quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây (nổi hoặc ngầm gần mặt đất), khi ấy cuống nấm
thường dài và có thể phân nhánh và đôi khi tán nấm rất lớn (gần 30 cm). Nấm thường
mọc tốt dưới bóng rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Do có lớp vỏ láng đỏ, không thấm
nước, linh chi có thể chịu được ánh sáng chiếu trực tiếp và có thể chịu được mưa
nhiều.
Ở những vùng thấp (thấp hơn 500 m) có lẽ ưu thế là các giống chịu nhiệt độ cao
(28 – 35 0C) như ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng và đồi núi Trung du Bắc Việt Nam,
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (quanh thành phố Hồ Chí Minh). Ở các vùng đồi vĩ
độ cao (hơn 1000 m) thường có các chủng ôn hòa, thích hợp nhiệt độ thấp hơn (20 –
26 0C) như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Tây Nguyên…Ở nước ta, nếu theo các tư liệu cổ
thì nấm linh chi đỏ của vùng rừng sâu, núi cao được coi là linh thiêng, quý giá. Phải
chăng chất lượng hoạt chất (thành phần và hàm lượng) của các chủng ưa mát ở vùng
núi khí hậu trong lành có liên quan tới quan niệm và ghi chép đó.


5

2.1.3 Công dụng của nấm linh chi
¾ Thành phần hóa dược cơ bản của nấm linh chi (Lê Xuân Thám, 1998)
Số lượng các chủng loài nấm linh chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu,
dược phẩm ngày càng tăng và đó cũng là bí quyết của các quốc gia Á Đông. Các nước
Châu Á dẫn đầu về nghiên cứu hóa dược, nuôi trồng và bào chế các loại linh chi. Thực
tế một số tác giả cũng quan tâm phân tích thành phần cấu tạo lớp vỏ láng ở các loài
Ganoderma và Amauroderma vào thập niên 20, phát hiện các ergosterol các enzym
phenoloxydase, peroxydase,… ở G.lucidum (dẫn theo tài liệu Trung Quốc, 1976). Vào
thập niên 70 – 80, bắt đầu một trào lưu khảo cứu hóa dược học các nấm linh chi. Chủ
yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Gần đây một số

phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và vùng Đông Nam Á cũng bắt đầu tham gia vào tiến
trình này.
Với các phương pháp cổ điển trước đây người ta đã phân tích các thành phần
hóa dược tổng quát của linh chi, cho thấy:
Bảng 2.1 Thành phần hóa dược tổng quát của Linh Chi
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nước

12 – 13%

Cellulose

54 – 56%

Lignin

13 – 14%

Hợp chất Nitơ

1,6 – 2,1%

Chất béo (kể cả dạng xà phòng hóa)

1,9 – 2%

Hợp chất phenol


0,08 – 0,1%

Hợp chất Sterol toàn phần

0,11 – 0,16%

Saponin toàn phần

0,3 – 1,23%

(Theo Bùi Chí Hiếu, 1993. Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám, 1998)

Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại phổ kế tử ngoại
(UV), hồng ngoại (IR)…, phổ kế khối lượng – sắc ký khí (GC – MS), phổ kế cộng
hưởng từ hạt nhân (đánh dấu với 3H và 13C) (NMR) và đặc biệt là biện pháp sắc ký
lỏng cao áp (HPLC) và phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất
và dẫn xuất trong nấm linh chi.


6

Bảng 2.2 Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm linh chi
Hoạt chất

Nhóm

Cyclootasulfur
Adenosine dẫn xuất


Hoạt tính dược lý
ức chế giải phóng histamine

Nucleotide

ức chế kết dính tiểu cầu, thư giản cơ, giảm
đau

Lingzhi – 8

Protein

Chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn dịch

Ganodosterone

Steroide

Giải độc gan

Lanosporeric acid A

Steroide

Ức chế tổng hợp Cholesterol

Lanosterol

Steroide


Ức chế tổng hợp Cholesterol

II, III, IV, V

Steroide

Ức chế tổng hợp Cholesterol

Ganoderans A, B, C

Polysaccharide Hạ đường huyết

Beta – D – Glucan

Polysacc.

BN -3B: 1, 2, 3

Polysacc.

D–6

Polysacc.

Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
Tăng tính tổng hợp protein, tăng tính chuyển
háo acid nucleic

Ganoderic acid R, S


Triterpenoide

Ganoderic acid B, D, F, Triterpen.

Ức chế giải phóng hiostamine
Hạ huyết áp, ức chế ACE

H, K, Y
Ganoderic acid

Triterpen.

Ức chế tổng hợp cholesterol

Ganodermadiol

Triterpen.

Hạ huyết áp, ức chế ACE

Ganoderic acid M, F

Triterpen.

Ức chế sinh tổng hợp cholesterol

Ganoderic acid T, O

Triterpen.


Ức chế sinh tổng hợp cholesterol

Lucidone A

Triterpen.

Bảo vệ gan

Lucidenol

Triterpen.

Bảo vệ gan

Ganosporelacton A

Triterpen.

Chống khối u

Ganosporelacton B

Triterpen.

Chống khối u

Oleic acid dẫn xuất

Acid béo


Ức chế giái phóng histamine
(Theo Lê Xuân Thám, 1998)


7

Trong số các nhóm hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật với Lingzhi – 8
do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino. K et al, 1989, 1991…), được chứng minh
là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời
duy trì tạo kháng thể chống các khuyên viêm gan B. (Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc
quý” của Lê Xuân Thám, 1998)

Riêng nhóm nucleoside nổi bật trong Ganoderma lucidum và G.capense có các
dẫn xuất của adenosine với tác dụng thư giản cơ, giảm đau và ức chế sự dính kết tiểu
cầu.
Nhóm alcaloide còn ít được khảo cứu, mặc dù với tác dụng trợ tim là rõ ràng.
Dẫn liệu về nấm lim (G. lucidum) cho thấy hàm lượng alcaloide tổng số rất đáng kể có
vẻ mâu thuẫn với ý kiến của G. Paris (1948) cho rằng nấm lim không có alcaloide và
không độc. (Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám, 1998)
Nhóm steroid khá phong phú ở nấm linh chi với tác dụng chủ đạo ức chế tổng
hợp Cholesterol. Đặc biệt từ bào tử đảm G. lucidum ngoài 2 lacton A, B còn có 5 hợp
chất sterol đã được Chen – Ry và Yu, 1991 xác định được chính xác công thức phân
tử. (Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám, 1998)
Nhóm Polysaccharide cũng rất phong phú ở nấm lim và hoạt lực mạnh. Hikino.
H. từ 1985 – 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều polysaccharide. Đó
là heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư, ganoderan B có tác dụng làm tăng mức
insulin huyết tương, làm giảm sinh tổng hợp glycogen và hàm lượng glycogen trong
gan, và đó là cơ sở trị liệu của bệnh nhân đái đường. Đặc biệt các phức hợp
polysaccharide – protein có hoạt tính chống khối u và tăng miễn dịch đã được chỉ ra từ
lâu (Ukai. S. et al, 1983). (Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám,

1998)

¾ Giá trị dược liệu
Ở các nước Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..) việc
nghiên cứu, phát triển và sử dụng cây nấm linh chi đang được công nghiệp hóa với
quy mô lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến và bào chế dược phẩm, đồng
thời nghiên cứu hóa dược các hoạt chất, tác dụng dược lý và phương pháp điều trị lâm
sàn. Giá trị dược lý của linh chi ngày càng được khẳng định khi hội nghị nấm học thế
giới thành lập viện nghiên cứu linh chi quốc tế tại New York.


8

Bảng 2.3 Lục bảo linh chi và tác dụng trị liệu
TÊN GỌI
Thanh chi (long chi)
Hồng chi

Xanh
Đỏ

Hoàng chi (kim chi)
Bạch chi (ngọc chi)
Hắc chi (huyền chi)
Tứ chi

MÀU SẮC

Vàng
Trắng

Đen
Tím

ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ
- Vị chua, tính bình, chữa trị sáng mắt, bổ
gan khí , an thần, tăng trí nhớ.
- Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí
nhớ, dưỡng tim, bổ trung, trị tức ngực.
- Vị ngọt, tính bình, không độc, an thần,
ích tì khí.
- Vị cay, tính bình, không độc, ích phổi,
thông mũi, an thần, chữa ho.
- Vị ngọt, tính bình, không độc, trị bí tiểu,
ích thận khí.
- Vị ngọt, tính ôn, không độc, trị đau
nhức xương khớp, gân cốt.

(Theo Lý Thời Trân, 1590. Trích từ “nấm Linh Chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám,1998)

Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương đông các tác dụng cụ thể
của nấm linh chi được tập hợp vào những mặt lớn sau:
¾ Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)
¾ Bảo can (bảo vệ gan)
¾ Cường tâm, cường phế (thêm sức cho tim, phổi)
¾ Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hóa)
¾ Giải độc (giải tỏa trạng thái nhiễm độc)
¾ Giải cảm (giải tỏa trạng thái bị cảm)
¾ Trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ)
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm linh chi,
người ta thấy nấm linh chi có tác dụng rất tốt với các bệnh như:

¾ Bệnh về tim mạch: Tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp.
¾ Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm linh chi đem lại kết quả tốt, nhất là với
những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và
làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.


9

¾ Khả năng miễn dịch: Nấm linh chi có chứa một lượng lớn germanium
hữu cơ, polysaccharides và triterpenes. Những thành phần này đã được chứng minh là
tốt hơn cho hệ miễn dịch và cải thiện hệ miễn dịch của chúng ta.
¾ Chữa gan: Điều trị từ 2 – 15 tuần thì tỷ lệ chữa bệnh hiệu quả từ 70,7 –
98%
¾ Hiệu quả chống ung thư: Nấm linh chi có thể ngăn chặn sự bám dính và
di căn của những tế bào ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt.
2.1.4 Một số cách sử dụng nấm linh chi
- Ngâm rượu: Nấm linh chi thái mỏng, ngâm trong rượu mạnh từ 40 – 450, sau
20 ngày có thể sử dụng.
- Sắc nước uống: Lấy một khối lượng linh chi khoảng 3 – 16 gram cho một lần
sắc (đổ 3 chén nước đun sôi cô đặc để lấy một chén, làm như vậy 3 lần) sau đó trộn lẫn
với nhau để uống.
- Uống dạng trà: Sấy nấm linh chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần uống 3 – 7
gram (cho vào 200ml nước sôi) hãm lại sau 10 phút rồi uống.
Bảng 2.4 Một số bài thuốc chữa bệnh có nấm linh chi
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

PHA CHẾ

CÁCH DÙNG


Suy nhược thần kinh, nhức

Linh chi 1 – 3 gram

Sắc uống mỗi ngày 3 lần.

Linh chi 50 gram

Nghiền bột uống mỗi lần 1-

đầu, chóng mặt, ngứa ban
đêm
Viêm gan mạn tính, suyễn
phế quản, viêm thận
Bệnh tim dài

1,5 gram, ngày uống 3 lần.
Bột linh chi 30 gram, bột

Nghiền bột 9 – 15 gram

đậu 90 gram

uống nước sôi ngày uống 3
lần.

Cao huyết áp, viêm gan

Linh chi 10 gram


mãn tính
Đau dạ dày

Sắc nước uống, mỗi ngày 3
lần.

Linh chi 30 gram, rượu

Ngâm rượu 14 ngày, ngày

vang 250 ml

uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
(Nguồn Sambactrieutien.com)


10

2.2 Giới thiệu sơ lược về nấm bào ngư
2.2.1 Phân loại (Nguyễn Lân Dũng, 2002)
Giới

: Fungi

Lớp

: Hymenomycetes

Họ


: Pleurotaceae

Giống

: Pleurotus

Tên khoa học

: Pleurotus spp.

Tên khác

: nấm sò, nấm dai, nấm huơng chân ngắn

2.2.2 Đặc điểm sinh học (Lê Duy Thắng, 2006)
Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus. Theo
Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có hai nhóm lớn là:
¾ Nhóm “ưa nhiệt trung bình” kết quả thể ở nhiệt độ từ 10 - 200C.
¾ Nhóm “ưa nhiệt” kết quả thể ở nhiệt độ từ 20 - 300C.
Ở Việt Nam, nấm bào ngư trước đây mọc chủ yếu hoang dại và có nhiều tên
gọi: nấm sò, nấm hương trắng, chân ngắn và nấm dai. Nấm bào ngư có đặc điểm
chung là tai nấm dạng phểu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân,
cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn, tai nấm bào ngư còn non có màu sắc sậm hơn
hoặc tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
Chu trình sống của nấm bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ
bào tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng và kết thúc bằng việc hình thành
cơ quan sinh sản là tai nấm, tai nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục.
Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm mà có
tên gọi cho từng giai đoạn.
¾ Dạng san hô: Quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.

¾ Dạng dùi trống: Mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát
triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khác nhau
bao nhiêu.
¾ Dạng phễu: Mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa.
¾ Dạng bán cầu lệnh: Cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệnh so với
vị trí trung tâm của mũ.


11

¾ Dạng lá lục bình: Cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ nấm vẫn
tiếp tục phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng.
Từ giai đoạn phểu sang giai đoạn bán cầu lệnh có sự thay đổi về chất, từ giai
đoạn bán cầu lệnh sang dạng lá lục bình có sự nhảy vọt về khối lượng, sau đó giảm
dần. Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá lục
bình.
Nấm bào ngư thuộc nhóm phá hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh nên chúng có
khả năng sử dụng cellulose và sử dụng lignin mạnh, nhất là thời gian khởi đầu của việc
tạo quả thể nấm.
Bảng 2.5 Sự giảm lignin trên các cơ chất khác nhau (trong 60 ngày nuôi cấy nấm ở
nhiệt độ 250C)
Cơ chất

Tỷ lệ lignin (%)

% mất đi trên tỷ lệ chung lignin ban đầu
P. florida (%)

P.cornucopiae (%)


Cây giẻ gai

30,6

34,7

20,1

Cây lau sậy

20,1

55,8

35,5

Thân cây cải dầu

22,7

67,6

68,1

Thân cây hướng dương

25,1

60,3


59,6

Trấu lúa

29,2

21,6

……
(Theo Lê Duy Thắng, 2001)

2.2.3 Công dụng của nấm bào ngư
¾ Giá trị dinh dưỡng (Nguyễn Lân Dũng, 2002)
Nấm sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh duỡng cao. Trong nấm sò
khô, lượng chứa protein là khoảng 20%, có đầy đủ các acid amin không thay thế,
vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết.


12

Bảng 2.6 Tỷ lệ các acid amin trong 3 loai nấm sò (g/100 protein thô)
Acid amin

Loài nấm sò
Nấm sò phượng vĩ

Nấm hoàng bạch

Nấm sò tím


(Pleurotus sajor – caju)

(Pleurotus cornucopiae)

(Peurotus ostreatus)

Izoleuxin

3,752

3,098

2,792

Leuxin

8,665

4153

6,433

Lyzin

5,435

2,152

3,286


Phenulalanin

6,035

5,333

5,992

Tyrozin

2,272

1,580

1,524

Xistin

0,650

0,735

0,380

Methionin

2,043

1,398


1,235

Treonin

2,900

3,201

2,554

Tryptophan

Chưa phân tích

Valin

6,350

4,731

4,728

Arginin

2,463

1,694

Chưa phân tích


Histidin

1,025

1,122

4,203

Alanin

10,273

9,124

7,775

Acid asparaginic

1,273

2,032

4,294

Acid glutamic

7,983

3,644


5,975

Glyxin

4,371

3,130

5,165

Prolin

2,375

2,237

2,720

Serin

0,148

0,322

0,270

(Theo Nguyễn Lân Dũng, 2002)
Bảng 2.7 Lượng chứa một số vitamin của 2 loại nấm sò
Nấm sò


Vitamin (mg/100g nấm khô)
Vit. C Vit. B1 Axit nicotinic Vit. B2

Axit pantotenic

Axit folic

P.sajor-caju

111

1,75

60,0

6,66

21,1

1278

P.floridanus

113

1,36

72,9

7,88


29,4

1412

(Theo Nguyễn Lân Dũng, 2002)


13

Bảng 2.8 Lượng chứa một số nguyên tố vi lượng của 3 loại nấm sò
Nấm sò

Nguyên tố vi lượng (mg/100g nấm khô)
Na

Ca

Mg

P

Fe

Cu

Zn

Mn


P.ostreatus

11

5

174

1406

5,0

1,6

9,1

0,0013

P.cornucopiae

28

5

209

1840

21,4


1,0

9,9

0,0010

P.porrigens

89

79

94

985

12,4

3,6

7,8

0,0014

(Theo Nguyễn Lân Dũng, 2002)
¾ Giá trị dược liệu
Thử nghiệm về ung thư trên chuột bạch cho thấy dùng nước nóng chiết xuất
nấm sò (loài nấm sò Pleurotus ostreatus) có thể làm tiêu hoàn toàn khối u với tỷ lệ
50% chuột. Nghiên cứu của S.C. Tam (1986) cho thấy nấm sò phượng vĩ (P.sajorcaju) có tác dụng làm hạ huyết áp. (trích từ “Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ khoáng
DAP đến sinh trưởng của hai loài nấm bào ngư Pleurotus sajor-caju và Pleurotus

egyngii” của Nguyễn Thị Thúy).
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc – Phó Liên Giang (1985) thì
nếu ăn nấm sò với lượng 2,5g/kg sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu đã giảm từ
253,13mg xuống chỉ còn 193,12 mg. Nếu ăn nấm sò với lượng cao hơn gấp đôi
(5g/kg) thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống chỉ còn 128,57mg.
(trích từ “Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ khoáng DAP đến sinh trưởng của hai loài
nấm bào ngư Pleurotus sajor-caju và Pleurotus egyngii” của Nguyễn Thị Thúy).
2.3 Một số nấm mốc và côn trùng gây hại trên nấm bào ngư và nấm linh chi
2.3.1 Nấm mốc (Lê Duy Thắng, 2008)
Trong quá trình nuôi trồng nấm thì các cơ chất ủ đống như rơm rạ, bông phế
liệu, mùn cưa cao su…đều có rất nhiều loại nấm dại khác luôn xâm nhiễm vào môi
trường trồng nấm. Các loại nấm dại gồm cả vi nấm và nấm lớn luôn luôn có bào tử
phát triển tự do trong không khí và sẵn sàng xâm nhập vào môi trường trồng nấm ăn
để phát triển, chúng thường cạnh tranh chất dinh dưỡng chèn ép sự mọc của sợi nấm
ăn, thậm chí còn tiêu diệt cả sợi nấm. Điển hình trong nhiễm nấm mốc chúng ta
thường thấy một số loại như:


14

¾ Nấm mốc cam
Nấm mốc cam là loại nấm mốc hoại sinh, xuất hiện giai đoạn đầu sau cấy
giống, chúng sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, mọc và lan truyền rất nhanh, ở nhiệt độ 25oC
chỉ hơn 20 giờ đã mọc đầy bề mặt môi trường và sinh ra nhiều bào tử màu hồng (ta
thường gọi là mốc hoa cau). Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những
túi bị vỡ hoặc rách túi nilon khi trồng nấm trên bịch mùn cưa.
¾ Nấm mốc xanh (giống Trichoderma spp., giống Penicillium, Verticillium
fungicola)
Nhóm mốc này thuộc nhóm mốc ký sinh, chúng tấn công trên bịch đã có
tơ ăn đầy, thậm chí trên cả tai nấm và khả năng gây hại rất lớn. Nguyên nhân do quá

trình di chuyển làm dập tơ nấm hoặc do khí hậu thời tiết không thuận lợi làm nấm yếu
dễ phát sinh bệnh.
¾ Nấm nhầy (Lê Duy Thắng, 2008)
Nấm nhầy là sinh vật chưa phải là nấm và gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn động vật: Nấm có dạng amib, nhưng nhìn bằng mắt thường
như một đám bọt và nhầy nhớt.
- Giai đoạn thực vật: Nấm tạo dạng rễ tre và bắt đầu sinh ra cấu trúc đặc
biệt là những cọng râu tua tủa màu nâu đen hoặc những bọc nhỏ, như quả cà tím, màu
vàng đến cam.
Nguyên nhân: Do vệ sinh kém, nơi trồng ẩm ướt, nhà trồng hoặc dàn kệ bằng
gỗ hay nguyên liệu xử lý không tốt. Bệnh biểu hiện dạng bọt trắng hay đục sữa, nhưng
phổ biến vẫn là những vết lan thành hình rễ cây màu trắng hoặc vàng. Thể sinh sản
gồm các túi mang bào tử. Bệnh làm giảm chất lượng nấm và cạnh tranh một phần thức
ăn, nhưng nấm vẫn có thể tái tạo và phát triển bình thường.
¾ Nấm dại (Lê Duy Thắng, 2008)
Nấm dại thực ra là một trong những loài nấm lớn. Chúng có sẵn trong nguyên
liệu, do không khử trùng hoặc khử trùng không kỹ, bào tử tồn tại và phát sinh trở lại
trên cơ chất trồng nấm. Bào tử nấm dại cũng có thể xâm nhập vào qui trình trồng nấm
ở một giai đoạn nào đó. Chúng phát triển và cạnh tranh thức ăn với nấm trồng, kết quả


×