Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ngo gia tu vinh phuc l3 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.71 KB, 12 trang )

www.LePhuoc.com
Mời Bạn Ghé Qua www.LePhuoc.com để tải về nhiều đề
miễn phí file word
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

KÌ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào
nhân thực?
A. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
B. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ.
C. Đều bắt đầu bằng axit amin mêtiônin.
D. Đều bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.
Câu 2: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể là:
A. (1), (3), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 3: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái


tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, luôn đảm nhiệm những chức năng giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 4: Ở một loài tự thụ phấn nghiêm ngặt, biết alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so
với alen a qui định hạt xanh. Giả sử các quả trên cây có kiểu gen là Aa đều có 4 hạt. Xác suất
để gặp quả có 3 hạt vàng, 1 hạt xanh là
A. 81/256

B. 27/256.

C. 9/64.

D. 27/64.

Câu 5: Một phân tử mARN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Hỏi số bộ ba chứa ít
nhất 2 nuclêôtit loại A có thể có là bao nhiêu?
A. 27

B. 9

C. 10

D. 28

Câu 6: Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của
NST là



www.LePhuoc.com
A. nuclêôxôm → crômatit → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản.
B. Nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.
C. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
D. nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
Câu 7: Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột
biến?
A. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.
D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
Câu 8: Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở
một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau
thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
C. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù
hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương
tự.
D. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một
nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
Câu 9: Điều nào sau đây không thuộc vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá?
A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.
C. Làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên.
D. Trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
Câu 10: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy
định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do
alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội
B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau



www.LePhuoc.com

A. 1/6

B. 1/3

C. 4/9

D. 1/8

Câu 11: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số II
như sau:
Nòi 1: ABFCEDG ;
nòi 2: ABCDEFG;
nòi 3: ABCFEDG;
nòi 4: ABFCDEG.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do đột biến đảo đoạn NST. Trình tự
đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 2←3←1→ 4

B. 1→4→2→3

C. 1→2→3→4.

D. 1→4→3→2.

Câu 12: Điều khẳng định nào dưới đây về liên kết gen và hoán vị gen là đúng?
A. Cả hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen đều có lợi cho loài vì các đặc tính của loài cần

được duy trì ổn định nhưng cũng cần phải có khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến
đổi.
B. Hoán vị gen phá vỡ các nhóm gen liên kết có lợi do vậy sẽ không có lợi cho sự tồn tại của
loài.
C. Chỉ có liên kết gen mới có lợi vì nó duy trì những đặc điểm có lợi cho loài.
D. Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp nên không có lợi cho loài trong quá trình tiến hóa.
Câu 13: Một loài sinh vật có bộ NST 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân
liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể khuyết nhiễm

B. thể một nhiễm.

C. thể bốn nhiễm.

D. thể ba nhiễm.

Câu 14: Ở một loài thực vật, biết alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định
quả vàng. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau: AAaa x Aaaa thu được F1 gồm 2400 quả.
Biết các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình
thường. Theo lí thuyết, số quả đỏ mang kiểu gen dị hợp ở F1 là
A. 1800

B. 2200

C. 1200

Câu 15: Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả

D. 2000



www.LePhuoc.com
A. các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh
vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh
tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân
bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
quần thể.
C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số
lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp
phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 17: Trong các quần thể thực vật, quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không dẫn đến
kết quả nào sau đây?
A. Làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Làm cho các cặp gen alen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. Làm giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, tăng tỉ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.
D. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
Câu 18: Một đoạn mạch gốc của gen phiên mã ra đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau:
3’…TGG-GXA-XGT-AGX-TTT…5’
Đột biến xảy ra làm cho nucleotit ở mã thứ 4 là G bị biến đổi thành T(AGX→ATX). Hiện
tượng nào sau đây sẽ xảy ra trong quá trình dịch mã trên đoạn mARN đột biến?
A. Quá trình dịch mã dừng lại tại bộ ba bị đột biến.
B. Thay đổi thành phần và trình tự axit amin.
C. Chuỗi pôlypeptit có 1 axit amin bị thay thế.

D. Chuỗi pôlypeptit mất 1 axit amin.
Câu 19: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen phân li độc lập
cùng qui định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ
có một trong 2 alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng
màu sắc hoa do một gen có 2 alen qui định, alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
d qui định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình


www.LePhuoc.com
là 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, hoa
trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây
phù hợp với kết quả trên?
A. ᄃ

AD
Ad
ᄃ BD
C. ᄃ
D.
Bb.
Aa.
Bb.
BB
aD
bd
ad
Câu 20: Ở ngô tính trạng chiều cao cây do AD
3 cặp gen không alen, phân li độc lập qui
B.


định, cứ mỗi alen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm. Cây cao nhất có
chiều cao 210cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thế hệ cây lai thu được
sẽ có chiều cao thân là
A. 120cm

B. 160cm.

C. 140cm

D. 150cm.

Câu 21: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung
thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc
độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen
ung thư loại này thường là
A. gen trội và thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Câu 22: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau:
1. P = 16%AA + 48%Aa + 36%aa.
2. P = 25%AA + 50%aa + 25%Aa
3. P = 100%AA.
4. P = 50%AA + 50%aa.
5. P = 100%Aa.
6. P=100% aa.
Trong số quần thể trên, các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền về gen đang xét là
A. 1,3,4,5,6

B. 1,3,4,6.


C. 1,3,6

D. 1,2,3,5

Câu 23: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế
bào trần.
B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội
(2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen.
C. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.


www.LePhuoc.com
D. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có
kiểu gen quý hiếm.
Câu 24: Xét 2 gen ở một loài: gen 1 có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể X không có đoạn tương
ứng trên Y, gen 2 nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen. Biết không có đột biến xảy ra, số
kiểu giao phối tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là
A. 30

B. 126

C. 216

D. 18

Câu 25: Tác động của chọn lọc tự nhiên có thể đào thải một loại alen khỏi quần thể chỉ sau
một thế hệ là chọn lọc chống lại

A. alen trội

B. alen lặn

C. thể dị hợp

D. thể đồng hợp.

Câu 26: Ở sinh vật nhân thực, xét một phân tử mARN trưởng thành dài 5100A0 và có tỷ lệ
các loại nuclêôtit là: A : U : G : X = 1:2 :3 :4. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN đó là
UGA. Khi phân tử mARN đó làm khuôn để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit, số nuclêôtit các
loại trong các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đến khớp bổ sung với các bộ ba trên phân
tử mARN là bao nhiêu?
A. U= 149; A= 299; G=599; X=500.

B. U= 150; A= 300; G=449; X=599.

C. U= 150; A= 300; G=599;X=499

D. U= 149; A= 299; G=600; X=449.

Câu 27: Ở tằm, alen A qui định vỏ trứng màu trắng trội hoàn toàn so với alen a qui định vỏ
trứng màu xám. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các
nhà chọn giống phân biệt con đực và con cái ngay ở giai đoạn trứng?
X
XAAaAX
XAaaa ××X
XAAa Y.
Y


A. ᄃ

B. ᄃ

C.

D.
Câu 28: Sự phân bố theo nhóm cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
A. Làm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
B. Làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D. Giúp sinh vật hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
Câu 29: Phép lai giữa hai cá thể ruồi giấm có kiểu gen cho F1 có kiểu hình lặn về tất cả các
tính trạng chiếm 4,375%. Biết một gen qui định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn. Tần số
hoán vị gen là
A. 40%

B. 30%.

C. 35%

D. 20%.

Câu 30: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 270 cây quả tròn:
180 cây quả bầu dục: 30 quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả quả bí tuân theo qui
luật di truyền nào sau đây?
A. Tương tác cộng gộp.

B. Liên kết gen hoàn toàn.





www.LePhuoc.com
C. Tương tác bổ sung.

D. Hoán vị gen.

Câu 31: Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu
thứ cấp của tiến hóa?
A. Biến dị tổ hợp

B. Đột biến gen.

C. Đột biến nhiễm sắc thể.

D. Thường biến.

Câu 32: Cho phép lai P: ♂AaBbCc x ♀AaBbCc thu được F1. Biết không xảy ra đột biến, tính
theo lý thuyết tỷ lệ kiểu gen mang ít nhất một cặp dị hợp ở F1 là bao nhiêu?
A. 24/32.

B. 31/32.

C. 1/32.

D. 7/8.

Câu 33: Ở 1 loài thực vật, một gen qui định 1 tính trạng. Cho P thuần chủng thân cao, quả
tròn lai với cây thân thấp, quả dài thu được F1 đồng loạt cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự

thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thân thấp, quả dài. Tính theo lý thuyết,
số lượng cây thân cao, quả tròn ở F2 là
A. 500

B. 750.

C. 2250.

D. 1895.

Câu 34: Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Giữa các loài sự có thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền.
B. Giữa các loài có sự thống.nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic.
C. Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin.
D. Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của các gen.
Câu 35: Ở một loài thực vật, cho một cây quả vàng mang 2 cặp gen dị hợp tự thụ phấn, đời
F1 thu được 43,75% quả đỏ, 56,25% quả vàng. Trong số những cây quả đỏ ở F1, tỉ lệ cây
thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1/16

B. 3/17

C. 3/7

D. 1/4

Câu 36: Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự di nhập gen ?
A. Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên
B. Sự giao phối giữa các cá thể trong một quần thể
C. Sự phát sinh các đột biến gen xuất hiện trong quần thể.

D. Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.
Câu 37: Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã
tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào.
Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 38: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
A. Cá

B. Lưỡng cư

C. Bò sát

D. Thú

Câu 39: Trong quá trình phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, các diễn biến phân hóa


www.LePhuoc.com
cá xương. phát sinh lưỡng cư, côn trùng xảy ra ở
A. kỉ Cambri thuộc đại cổ sinh.

B. kỉ Pecmi thuộc đại cổ sinh.


C. kỉ Silua thuộc đại cổ sinh

D. kỉ Đêvôn thuộc đại cổ sinh.

Câu 40: Một gen khi tự nhân đôi một lần số liên kết hiđrô bị phá vỡ là 3600, biết trong gen có
số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X bằng với số liên kết hiđrô giữa các cặp A-T. Chiều dài của
gen trên là
A.

B.
Đáp án

1-D
11-A
21-A
31-A

2-A
12-A
22-C
32-D

3-B
13-D
23-C
33-C

C.

o


3000
5100
2250 A
4800

4-D
14-B
24-A
34-D

5-C
15-C
25-A
35-C

6-C
16-B
26-D
36-D

7-D
17C27-C
37-C

8-A
18-A
28-D
38-D


D.
9-C
19-A
29-B
39-D

10-B
20-D
30-C
40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D

Ý không đúng là D, vì foocmin mêtiônin là aa mở đầu trong chuỗi polipeptit của sinh vật
nhân sơ.
Câu 2: Đáp án A

Các nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là: (1),(3),(4)(2) sai vì giao phối không làm
thay dổi tần số alen của quần thể.
Câu 3: Đáp án B

Cơ quan tương đồng là các cơ quan cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ
thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 4: Đáp án D

Cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn sẽ cho đời con có tỷ lệ KH: 3/4 hạt vàng: 1/4 hạt xanh.
Xác suất xuất hiện quả có 3 hạt vàng
và 1 hạt xanh là:


3

 3  1 27
C × ÷ × =
 4  4 64
3
4

Câu 5: Đáp án C

số bộ ba chứa ít nhất 2 A =số bộ ba chứa 1 + 32 = 10
3 A+ số bộ ba chứa 2 A:
là do mỗi A có 3 vị trí trong bộ ba.

32

Câu 6: Đáp án C

Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của NST là :
nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit
Câu 7: Đáp án D

Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương


www.LePhuoc.com
pháp gây đột biến.
Câu 8: Đáp án A

phát biểu đúng là A

B sai vì: nhiều loài động vật khi trưởng thành có hình thái khác nhau nhưng có các giai đoạn
phát triển phôi giống nhau.
C sai vì: đó là cơ quan tương đồng.
D sai vì:đó là cơ quan tương tự.
Câu 9: Đáp án C

Làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên không phải là vai trò của giao phối đối với
tiên hóa.
Câu 10: Đáp án B

Người III10 có em trai bị cả 2 bệnh (1AA : 2Aa)X B Y
=> bố mẹ dị hợp về gen quy định tính trạng tóc:
Người III11 có em trai bị cả 2 bệnh => bố mẹ có kiểu gen:
(7)AaX B X b × (8)AaX B Y → III11 : (1AA : 2Aa)(X B X B : X BX b )
Xác suất cặp vợ chồng III(10) và III(11) sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 gen
trên:
- Xét tính trạng
tóc

4
(1AA : 2Aa) × (1AA : 2Aa) ↔ (2A :1a) × (2A :1a) → AA
9

- Xét tính trạng mù màu:
3
3
3
(X B X B : X B X b ) × X BY ⇔ (3X B : X b ) × (X B : Y) → X B X B + X B Y =
8
8

4

- Vậy xác suất họ sinh ra con không mang alen lặn là: 3/4*4/9 = 1/3
Câu 11: Đáp án A

Từ nòi 1 xảy ra đảo đoạn ED => nòi 4; từ nòi 1 đảo đoạn FC => nòi 3; từ nòi 3 đảo đoạn FED
tạo ra nòi 2
Câu 12: Đáp án A
Câu 13: Đáp án D

Số tế bào con sau 3 lần phân bào là: 8
Vậy số NST đơn trong mỗi tế bào của hợp tử là: 104:8 =13 => thể 3 nhiễm: 2n+1= 13NST
Câu 14: Đáp án B

Số quả vàng (aaaa) = 1/6aa x 1/2aa x 2400= 200 quả
=> số quả đỏ dị hợp là: 2400-200=2200


www.LePhuoc.com
Câu 15: Đáp án C

Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen trong quần thể tại một thời điểm xác định
Câu 16: Đáp án B
Câu 17: Đáp án C

Quần thể thực vật thụ phấn qua nhiều thế hệ dẫn đến hình thành các dòng thuần ( đồng hợp
trội và đồng hợp lặn) làm giảm tỷ lệ dị hợp.Kết quả sai là C.
Câu 18: Đáp án A

Đột biến xảy ra làm cho nucleotit ở mã thứ 4 là G bị biến đổi thành T(AGX→ATX) .

3’ATX5’ khi được phiên mã sẽ được bổ sung bởi 5’UAG 3’ –
Mã kết thúc => quá trình dịch mã sẽ dừng lại tại bộ ba bị đột biến.
Câu 19: Đáp án A

Ta có P hoa đỏ,quả dẹt mà F1 thu được các kiểu hình khác P => P dị hợp 3 cặp gen. => Loại D
Tỷ lệ dẹt:tròn:dài =9:6:1 , tỷ lệ đỏ: trắng= 3:1 .
- Nếu 3 gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:6:1)(3:1)≠ đề bài => 2 trong 3 gen này
phải nằm trên cùng 1 NST.
Ở F1 ta không thấy xuất hiện kiểu hình dài trắng (aabbdd) => 2 gen nằm trên cùng 1 NST dị
hợp đối và không có HVG. => Loại B,C
Câu 20: Đáp án D

Cây cao nhất có kiểu gen aabbcc , cao 210 cm, giao phối với cây thấp nhất có kiểu gen
AABBCC
F1: AaBbCc có 3 alen trội => có chiều cao: 150cm
Câu 21: Đáp án A

Những gen này thường là gen trội và thường không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế
bào sinh dưỡng.
Câu 22: Đáp án C

Gọi x,y,z là tỷ lệ tương ứng của các kiểu gen AA, Aa, aa
Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di x.z = (y / 2) 2
truyền phải thỏa mãn
Vậy các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là: 1,3,6
Câu 23: Đáp án C

Phát biểu sai là C vì: để tạo cây trồng biến đổi gen thì phải sử dụng công nghệ gen
Câu 24: Đáp án A


Gen 1: ở giới đực có 2 kiểu gen, giới cái có 2(2+1)/2 =3 kiểu gen
Gen 2: có 3 alen => số kiểu gen tối đa là 3(3+1)/2 = 6
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể về 2 gen này là: 5x6= 30


www.LePhuoc.com
Câu 25: Đáp án A

CLTN có thể loại 1 alen ra khỏi quần thể chỉ sau 1 thế hệ là CLTN chống lại alen trội.
Câu 26: Đáp án D

1 phân tử mARN có chiều dài là 5100 A0 => N = 1500 nucleotit, tỷ lệ A : U : G : X = 1:2 :3 :
4 nên ta tính được số lượng nucleotit mỗi loại. A=150,U=300,G=450,X=600
Mà mã kết thúc là UGA (mã kết thúc không mã hóa cho aa nào => không có bộ ba đối mã
tương ứng trên tARN)
=> số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã trên tARN là: . U= 149; A= 299; G=600;
X=449.
Câu 27: Đáp án C

ở phép lai A: có 100% vỏ màu trắng => loại
phép lai B: có cả trứng vỏ trắng ( có thể nở ra con đực hoặc con cái) và trứng màu xám ( nở
ra con cái) => loại
phép lai C: trứng vỏ trắng nở ra 100% con đực, trứng vỏ xám nở ra con cái.
Phép lai D: kết quả giống phép lai B => loại
Phép lai giúp các nhà chọn giống phân biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng là phép
lai C.
Câu 28: Đáp án D

Các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm nhằm hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi của
môi trường.

Câu 29: Đáp án B

Ta có : kiểu hình mang các ab d
ab
X Y = 0.04375 →
= 0.175
ab
ab
tính trạng lặn có kiểu gen
Mà ở ruồi giấm đực không có hoán vị gen => tần số hoán vị gen ở con cái là 30%
Câu 30: Đáp án C

Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là: 9:6:1 => P dị hợp 2 cặp gen. Tương tác bổ sung, khi có mặt
đồng thời 2 alen trội cho kiểu hình quả tròn, có 1 trong 2 alen trội cho kiểu hình bầu dục, còn
không có alen trội nào cho kiểu hình quả dài.
Câu 31: Đáp án A

Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa theo quan điểm hiện đại là biến dị tổ hợp, còn
nguyên liệu sơ cấp là đột biến gen.
Câu 32: Đáp án D

Tỷ lệ kiểu gen mang ít nhất 1 cặp dị
hợp = 1- tỷ lệ kiểu gen đồng hợp
Câu 33: Đáp án C

3

1 7
= 1−  ÷ =
2 8



www.LePhuoc.com
F1 dị hợp về 2 cặp gen ,tỷ lệ thân thấp quả dài ở F1= 1/16 =250 cây.
Tỷ lệ thân cao quả tròn ở F2 là 9/16 => số cây thân cao quả tròn là : 9/16x4000= 2250 cây.
Câu 34: Đáp án D

Ý sai là D, vì cấu tạo và chức năng của các gen ở các loài là khác nhau.
Câu 35: Đáp án C

F1 dị hợp 2 cặp gen (cây quả vàng) tự thụ phấn tỷ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng: 7 đỏ => tương
tác bổ sung, khi có 2 alen trội => quả vàng, còn lại => quả đỏ.
các quả đỏ gồm có các kiểu gen:1Aabb:2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb => tỷ lệ đồng hợp là 3/7
Câu 36: Đáp án D

Sự di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác dẫn đến sự di nhập gen .
Câu 37: Đáp án C

gọi x là số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN
Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 180+12 = 192 mạch.
Ta có

6 × 2 × 2 x = 192 => x = 4

Câu 38: Đáp án D

Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có thú là động vật hằng nhiệt, chúng có thân nhiệt không
phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân bố rộng nhất.
Câu 39: Đáp án D


Sự phân hóa cá xương,phát sinh lưỡng cư, côn trùng xảy ra ở kỷ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh.
Câu 40: Đáp án D

Ta có số liên kết hidro bị phá vỡ bằng 3600 cũng bằng số liên kết hidro của gen nên ta có
2A+3G =3600
Mặt khác số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X bằng với số liên kết hiđrô giữa các cặp A-T =>
2A=3G
Ta có hệ phương  2A + 3G = 3600
A = 900
⇔
⇒ N = 3000 → L = 5100A 0

trình:
 2A − 3G = 0
G = 600

www.LePhuoc.com
 Bạn có thể tải miễn phí nhiều đề
Bạn có thể mua nhiều đề file word có lời giải chi tiết giá rẻ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×