Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.33 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC
TRĂNG
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO
SVTH: ĐẶNG MINH TRÍ
Ngành: SPKT CÔNG - NÔNG NGHIỆP
Niên Khóa: 2007 - 2011

TPHCM, tháng 5 năm 2011


TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả
ĐẶNG MINH TRÍ

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng cử nhân ngành
Sư Phạm Kỹ Thuật Công Nông Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO


Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người.
Cha mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cho con niềm tin để con hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.


Em trân trọng gửi lời biết ơn đến:
Quý thầy/cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã hết lòng dạy

bảo và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt 4 năm trên giảng đường đại
học.
Quý thầy/cô Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật, đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình
giảng dạy em trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất để em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Các thầy/cô trường trung học phổ thông Huỳnh Hữu Nghĩa và Mỹ Hương đã hết
lòng giúp đỡ.


Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Các bạn học sinh trường trung học phổ thông Huỳnh Hữu Nghĩa và Mỹ Hương đã

nhiệt tình giúp đỡ.
Tập thể lớp DH07Sk và những người bạn thân thương đã luôn sát cánh chia sẻ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.

Thủ Đức, ngày

tháng

Sinh viên

Đặng Minh Trí

i

năm 2011


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Thảo
Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường
trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng”. Đề tài được khảo
sát tại trường trung học phổ thông Huỳnh Hữu Nghĩa và trường trung học phổ thông Mỹ
Hương trong thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
* Đề tài tập trung tìm hiểu xung quanh các vấn đề:
- Nhận thức và thái độc của học sinh, giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho học
sinh trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Nguồn giáo viên phục vụ cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện
Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tại các
trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
* Kết quả thu được như sau:
- Hầu hết, các giáo viên và học sinh (100% và 86,33%) đều nhận thức được công

tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là rất quan trọng.
- Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu chính là do giáo viên chủ nhiệm
phụ trách (66,67% ý kiến giáo viên, 57,49% ý kiến học sinh), bên cạnh đó một số giáo
viên bộ môn (33,33% ý kiến giáo viên, 42,51% ý kiến học sinh) cũng tham gia.
- Đa số, các giáo viên và học sinh (55% và 60%) đều cho rằng nội dung chương
trình giáo dục đạo đức tại trường là phù hợp, tạm ổn nhưng cần đổi mới, chỉnh sửa, bổ
sung thêm để phù hợp, hợp lý với nhu cầu của xã hội hiện nay.
- Hầu hết, giáo viên đều lựa chọn kết hợp các phương pháp (60%): giảng giải, nêu
gương, khích lệ, phê bình để giáo dục đạo đức cho học sinh.Hình thức thông qua giảng
dạy các môn học (54%) để giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên áp dụng là
chính.
ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- 0
TÓM TẮT ĐỀ TÀI -------------------------------------------------------------------------------- ii
MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------- iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG -------------------------------------------------------------------- vii
Chương 1: GIỚI THIỆU -------------------------------------------------------------------------- 2
1.1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------------- 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------- 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 3
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 4
1.5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 4
1.6. Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 4
1.7. Phương pháp nghiên cứu: ----------------------------------------------------------------------- 4
1.8. Tiến trình nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 4
1.9. Giới thiệu cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương, tài liệu tham khảo và phần phụ lục -- 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN-------------------------------------------------------------------- 7
2.1. Sơ lược về nơi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 7
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa ------------------------------- 7
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Mỹ Hương ------------------------------------------ 7
2.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ------------------------------------------------------------- 8
2.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT --------------------------------------------------- 11
2.3.1. Xét ở góc độ tâm lý lứa tuổi ---------------------------------------------------------------- 11
2.3.2. Xét ở góc độ xã hội---------------------------------------------------------------------------- 11
2.4. Những vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức -------------------------------------------- 12
2.4.1. Những vấn đề đạo đức ------------------------------------------------------------------------ 12
2.4.1.1. Khái niệm đạo đức -------------------------------------------------------------------------- 12
2.4.1.2. Chức năng đạo đức-------------------------------------------------------------------------- 12
iii


2.4.2. Những vấn đề về giáo dục đạo đức -------------------------------------------------------- 13
2.4.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức -------------------------------------------------------------- 13
2.4.2.2. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức -------------------------------------------------- 13
2.4.2.3. Nội dung giáo dục đạo đức ---------------------------------------------------------------- 14
2.4.2.4. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh ----------------------------------- 15
2.4.2.5. Các phương pháp giáo dục đạo đức ----------------------------------------------------- 17
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU------------------------------------------------ 20
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu -------------------------------------------------------------- 20
3.2. Phương pháp quan sát: -------------------------------------------------------------------------- 20
3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi --------------------------------------------------------- 20
3.4. Phương pháp xử lý số liệu---------------------------------------------------------------------- 21
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng --------------------------------------------------------- 21
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính ------------------------------------------------------------ 22
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------------- 23
4.1. Kết quả thống kê thông tin của học sinh ---------------------------------------------------- 23

4.2. Nhận thức và thái độ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh trong
giai đoạn hiện nay ------------------------------------------------------------------------------------- 24
4.3. Nguồn giáo viên phục vụ việc giáo dục đạo đức cho học sinh ------------------------- 36
4.4. Những nội dung lựa chọn để giáo dục đạo đức cho học sinh --------------------------- 38
4.5. Các phương pháp và hình thức tố chức được áp dụng vào giáo dục đạo đức cho học
sinh ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------------------- 54
5.1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------------- 54
5.1.1. Giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
có nhận thức và thái độ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức trong giai đoạn
hiện nay -------------------------------------------------------------------------------------------------- 54
5.1.2. Nguồn giáo viên phục vụ việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THPT
trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ------------------------------------------------------- 54
iv


5.1.3. Những nội dung được lựa chọn để giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường
THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ---------------------------------------------- 54
5.1.4. Các phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục đạo đức cho học
sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ---------------------- 55
5.1.5. Nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của
người nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------- 56
5.2. Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------------------------ 57
5.2.1. Đối với Bộ GD - ĐT -------------------------------------------------------------------------- 57
5.2.2. Đối với Sở GD-ĐT ---------------------------------------------------------------------------- 57
5.2.3. Đối với nhà trường ---------------------------------------------------------------------------- 58
5.2.4. Đối với giáo viên ------------------------------------------------------------------------------ 58
5.2.5. Đối với học sinh-------------------------------------------------------------------------------- 58
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 59


v


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THPT

Trung học phổ thông

Ctv

Cộng tác viên

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

Giáo viên bộ môn

NNC


Người nghiên cứu

GD – ĐT

Giáo dục đào tạo

TS

Tiến sĩ

Th.S

Thạc sĩ

GS TSKH

Giáo sư tiến sĩ khoa học

THCS

Trung học cơ sở

SL

Số lượng

NXB

Nhà xuất bản


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê kết quả học lực của học sinh ------------------------------------------- 23
Bảng 4.2. Thống kê kết quả hạnh kiểm của học sinh --------------------------------------- 23
Bảng 4.3 Sở thích của học sinh khi học môn giáo dục công dân -------------------------- 25
Bảng 4.4 Thái độ học sinh khi gặp giáo viên của nhà trường------------------------------ 26
Bảng 4.5 Thái độ học sinh đối với bạn bè trong lớp ---------------------------------------- 27
Bảng 4.6 Thái độ của giáo viên đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh------------ 28
Bảng 4.7 Nhận xét của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học
sinh ------------------------------------------------------------------------------------------------- 29
Bảng 4.8 Nhận xét của học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học
sinh ------------------------------------------------------------------------------------------------- 30
Bảng 4.9 ý kiến giáo viên về yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách học sinh 31
Bảng 4.10 Ý kiến học sinh về môi trường tác động đến việc rèn luyện đạo đức của học
sinh ------------------------------------------------------------------------------------------------- 32
Bảng 4.11 Ý kiến giáo viên về hành động đi ngược với truyền thống tôn sư trong đạo
của học sinh --------------------------------------------------------------------------------------- 33
Bảng 4.12 Ý kiến học sinh về hành động đi ngược với truyền thống tôn sư trọng đạo của
học sinh. ------------------------------------------------------------------------------------------- 34
Bảng 4.13 Khó khăn của giáo viên trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.--------- 36
4.3. Nguồn giáo viên phục vụ việc giáo dục đạo đức cho học sinh ----------------------- 36
Bảng 4.15 Ý kiến học sinh về giáo viên phụ trách giáo dục đạo đức --------------------- 38
Bảng 4.16 Ý kiến giáo viên về nội dung cần để giáo dục đạo đức cho học sinh -------- 39
Bảng 4.17 Ý kiến học sinh về nội dung cần để giáo dục đạo đức cho học sinh --------- 39
Bảng 4.18 Ý kiến giáo viên đánh giá về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh hiện
nay.------------------------------------------------------------------------------------------------- 41
Bảng 4.19 Ý kiến học sinh đánh giá về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ------ 42
Bảng 4.20 Ý kiến giáo viên về phương pháp giáo dục để rèn luyện đạo đức cho học sinh

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 43
vii


Bảng 4.21 Ý kiến học sinh về phương pháp giáo dục để rèn luyện đạo đức cho học sinh
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 44
Bảng 4.22 Tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh----------------------------------------------- 45
Bảng 4.23 Ý kiến giáo viên về hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh---------------- 47
Bảng 4.24 Ý kiến học sinh về hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh----------------- 48
Bảng 4.25 Ý kiến giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho học sinh tốt hơn------------- 49
Bảng 4.26 Ý kiến hoc sinh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh tốt hơn-------------- 50
Bảng 4.27 Ý kiến học sinh về hiệu quả các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh - 51
Bảng 4.28 Ý kiến giáo viên về việc kết hợp dạy chuyên môn với dạy đạo đức --------- 52
Bảng 4.29 Ý kiến học sinh về các kiến thức về đạo đức được lồng ghép vào các môn học
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 53

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta, đạo lý từ ngàn xưa vẫn rất coi trọng đạo đức “Cái nết đánh chết cái
đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ý muốn nói đạo đức trong mỗi con người là nền tảng
quan trọng nhất.
Năm 1964, khi nói chuyện với thầy trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác Hồ
chúng ta đã dạy: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan

trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là
cái gốc quan trọng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hoá thế giới – nhà giáo dục vĩ đại của
dân tộc đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”; “có
tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Như vậy tư tưởng trồng người của Bác là giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên, học sinh là đào tạo họ thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Trong điều kiện đời sống hiện nay, xã hội có những bước chuyển biến không
ngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên cũng có mặt trái của nó, mặt trái của
cơ chế thị truờng đang tác động đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư,
trong đó lực lượng chịu tác động trực tiếp là thanh thiếu niên; các tệ nạn xã hội đâu đâu
cũng có, thâm nhập vào suy nghĩ vào tư tưởng con người, đặc biệt nghiêm trọng là tệ
nạn xâm nhập vào trường học, nơi đào tạo ra những thế hệ tương lai làm giàu cho đất
nước.Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo giáo dục sao cho các tệ nạn không ăn sâu vào tâm
tưởng học sinh, giáo dục sao cho mỗi học sinh là một người tài đức; giáo dục phải đảm
bảo tính toàn diện, đặc biệt là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những vấn
đề nhân văn; giáo dục phải đảm bảo thế hệ trẻ không làm mất đi bản sắc dân tộc Việt
Nam, một dân tộc anh dũng, hào hùng, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu nước, yêu
thương con người, một dân tộc luôn tự hào mình là dân tộc Việt Nam.

2

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo


Công cuộc đổi mới của Đảng đã mang đến nhiều thành tựu to lớn, bên cạnh đó
cũng còn nhiều vướng mắc về cả kinh tế lẫn xã hội. Đặc biệt vấn đề cấp bách cần giải
quyết hiện nay là một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh sinh viên sống không có lý
tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến,
ngại khó khăn, sống thích hưởng thụ, sống không có niềm tin, hoang mang, sống
buông thả. Đánh giá thực trạng này trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng 2 khoá VIII nhấn mạnh : “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh
sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực
dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước”
Đứng trước vấn đề đạo đức của học sinh đang xuống cấp, người nghiên cứu
(NNC) tiến hành thực hiện đề tài: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh tại các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Những thông tin thu thập sẽ giúp các trường THPT có
cái nhìn đúng đắn hơn về việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Giáo viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
có nhận thức và thái độ như thế nào về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức trong
giai đoạn hiện nay?
- Việc giáo dục đạo đức tại các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng do ai phụ trách?
- Những nội dung nào được lựa chọn để giáo dục đạo đức cho học sinh các
trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng?
- Các phương pháp và hình thức tổ chức nào được áp dụng để giáo dục đạo đức
cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng?

3


SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường
THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
1.5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Giáo viên đang tham gia giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
+ Học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài chỉ thực hiện tại các trường
THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng trong năm học 2010 – 2011.
1.7. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu




Phương pháp quan sát



Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi



Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

1.8. Tiến trình nghiên cứu
+ 09/2010: chọn đề tài, viết đề cương, nộp đề cương
+ 10/2010: chỉnh sửa đề cương
+ 11/2010: viết cơ sở lý luận, nộp lại đề cương
+ 12/2010: hoàn thành cơ sở lý luận.
+ 01/2011: soạn phiếu điều tra, phát phiếu điều tra

4

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

+ 02/2011 – 03/2011: tổng hợp và phân tích kết quả, viết phần nghiên cứu
+ 04/2011: báo cáo kết quả sơ bộ cho GVHD, viết kết luận và kiến nghị

+ 05/2011: hoàn thành đề tài
1.9. Giới thiệu cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương, tài liệu tham khảo và phần phụ
lục
+ Chương 1: Giới thiệu bao gồm các phần sau:
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Tiến trình nghiên cứu
- Giới thiệu cấu trúc đề tài
+ Chương 2: Cơ sở lý luận
Trong chương này người nghiên cứu sẽ tiến hành trình bày sơ lược lịch sử vấn
đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản về giáo dục đạo đức, gia đình, nhà trường và xã
hội. Ngoài ra người nghiên cứu còn nêu tầm quan trọng của việc rèn luyện phẩm chất
đạo đức trong xã hội hiện nay.
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này người nghiên cứu trình bày nội dung của các phương pháp,
mô tả các phương pháp nghiên cứu trong đề tài và trình bày các phương pháp phân tích
dữ liệu.
+ Chương 4: Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức.
Trong chương này, người nghiên cứu trình bày dữ liệu đã thu thập được, phân
tích dữ liệu, đưa ra kết quả nhận xét và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5

SVTH: Đặng Minh Trí



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, người nghiên cứu đưa ra kết luận cho
vấn đề nghiên cứu. Từ đó kiến nghị và đưa ra hướng mới cho nghiên cứu tiếp theo.
+ Tài liệu tham khảo và phụ lục
Người nghiên cứu trích dẫn những tài liệu đã tham khảo trong đề tài.

6

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Sơ lược về nơi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở 2 trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng:
- Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa
- Trường THPT Mỹ Hương
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa
Giới thiệu vài nét về trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa
Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa toạ lạc trên địa bàn TT Huỳnh Hữu Nghĩa Huyện Mỹ Tú - Tỉnh Sóc Trăng.
Trường được thành lập vào năm 2001, trên cơ sở tách ra từ Trường cấp 2-3 Thị

Trấn Huỳnh Hữu Nghĩa.
Hiện trường có 23 phòng học lý thuyết, 2 phòng thực hành Lý - Hóa - Sinh, 3
phòng thực hành vi tính, có thư viện phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy
Ban giám hiệu 2, giáo viên 45, công nhân viên 7. Trường có 9 tổ bộ môn.
Hiện nay trường có 45 giáo viên THPT với đa số lực lượng giáo viên trẻ, năng
nổ và nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
(Nguồn: />ew=section&layout=blog&id=4&Itemid=23).
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Mỹ Hương
Giới thiệu vài nét về trường THPT Mỹ Hương
Trường THPT Mỹ Hương tọa lạc trên địa bàn xã Mỹ Hương – Huyện Mỹ Tú –
Tỉnh Sóc Trăng.
Bam giám hiệu 2, giáo viên 74, nhân viên 6.
Số lớp: THPT 13
Số học sinh THPT: 414
Hiện trường có 2 phòng thực hành Lý – Hóa – Sinh, 2 phòng máy vi tính, có thư
viện cho nhu cầu học tập và giảng dạy.

7

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

(Nguồn: />2.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển giáo
dục vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học

sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và chuẩn mực
đạo đức. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Giáo dục đạo đức
là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã nói
“có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không tài thì làm việc gì cũng
khó” và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người cần
phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác quản lý và giáo dục đạo đức
trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Chính vì thế đã có nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị bàn về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, NNC xin lược khảo một số
đề tài như sau:
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: thực trạng và biện pháp
giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay, trường THCS Thường
Thới Hậu B – huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp, 2008, tác giả Nguyễn Hữu Tiến (chủ
nhiệm đề tài) đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực trạng và nêu biện pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay. Tác giả nêu lên những thuận lợi
và khó khăn của trường THCS Thường Thới Hậu B – huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng
Tháp, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh của
trường.
Hội thảo toàn quốc “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: thực trạng
và giải pháp” được tổ chức tại Đồng Nai (ngày 18 và 19 – 7 – 2008), các chuyên gia,
các nhà khoa học tâm lý, giáo dục cùng nhau phân tích, đánh giá hiện trạng này và đưa
ra nhiều giải pháp quan trọng để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên: thực hiện giáo
dục đồng bộ ở cả ba mặt gia đình, nhà trường và phạm vi xã hội.

8

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Quyết định ban hành quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học. cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, số: 50/2007/QĐ-BGDĐT, bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Quy định đã nêu rõ nội dung và biện pháp cụ thể công tác giáo dục phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học,
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Khóa luận cử nhân ngành tâm lý giáo dục: Cái tôi của học sinh trung học
TPHCM, Khoa Tâm Lý, ĐHSP TPCM, 2009, tác giả Trần Thị Liên, đã trình bày kiến
nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao cái tôi của các em để làm tiền
đề tốt trong việc nâng cao nhận thức trong việc hình thành nhân cách, lối sống và đạo
đức của các em sau này.
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Một số biện pháp chỉ đạo công
tác giáo dục cho học sinh khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn
– Vĩnh Phúc, trường THPT Bình Sơn, Vĩnh Phúc, 2009, tác giả Lê Gia Thành đã trình
bày và phân tích những thực trạng, đồng thời cũng nêu lên một số biện pháp chỉ đạo
công tác giáo dục đạo đức cho những học sinh cá biệt này.
Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống,
phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông” được Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo tổ chức vào sáng 25 tháng 11 năm 2009, tại Hà Nội đăng trên website:
(ngày 27/02/2011) các chuyên viên
nghiên cứu và phát triển giáo dục đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến trẻ em phạm tội
là do gia đình, nhà trường thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục trẻ, đồng thời đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trước
mắt là: xây dựng lực lượng giáo viên chuyên thực hiện việc này và đội ngũ giáo viên
làm công tác đoàn đội, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thiết lập, góp ý
chương trình cho hiệu quả hơn…Về lâu dài, nên thực hiện tốt phong trào “Xây dựng

9


SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, tăng cường cơ sở vật chất, tạo cơ hội có
nhiều thời lượng cho hoạt động dạy học đạo đức…
Bài báo: “Góp ý về giáo dục đạo đức cho học sinh”, tác giả Nguyễn Thị Yến Thu
( />
(ngày

27/02/2011) đã khẳng định việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa gia đình – nhà trường và xã hội. Tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò và
nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội, trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ.
Bài báo thực trạng đạo đức học đường hiện nay, Phương Thủy và Thùy Linh,
đăng trên báo: (27/02/2011) đã nêu lên nguyên nhân xuống cấp đạo đức học
đường trong một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay. Đồng thời bài báo cũng lên án
các hành vi tha hóa, mất phẩm chất đạo đức trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục,…
Luận án tiến sĩ: Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, 2005, tác giả Nguyễn Ánh Hồng đi sâu vào
phân tích phạm trù lối sống, tác giả đã chỉ ra vai trò lối sống trong việc hình thành nhân
cách và đạo đức của con người nói chung và sinh viên nói riêng, trong giai đoạn hiện
nay.
Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường” do Sở Giáo
Dục – Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 21 – 12 – 2009, được đăng trên

website: (ngày 27/02/2011). Tại buổi hội
thảo ông Huỳnh Công Minh (giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM), đã chỉ ra những mặt yếu
kém, những mặt chưa phù hợp của chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân
ở các cấp học của bậc phổ thông. Đó là sự nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, hình
thành nhân cách không rõ nét, học sinh dễ bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội.
Các đề tài nghiên cứu trên đều có chung kết luận về thực trạng đạo đức trong học
đường đang có chiều hướng đi xuống, đồng thời các tác giả đều đưa ra giải pháp vừa

10

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao nhân cách, lối
sống, mà đặc biệt là vấn đề đạo đức của học sinh, sinh viên ngày nay.
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu đạt được ở trên, NNC tiếp tục
tiến hành đề tài: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG”.
2.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
Theo các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), đặc
điểm tâm lý của học sinh THPT được xét dưới hai góc độ:
2.3.1. Xét ở góc độ tâm lý lứa tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới WTO độ tuổi vị thành niên là từ 10- 19 tuổi. Ở Việt
Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10-18 tuổi. Như vậy học sinh THPT là lứa tuổi
vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây

là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định
mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám
sát của người lớn luôn làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em thích
tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống.
Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ.
2.3.2. Xét ở góc độ xã hội
Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu
hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi đùa
nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành vi không đúng, không phù hợp với
lứa tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách
của các em như: dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự
kiềm chế xủa các em yếu: Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá
sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Lứa tuổi này các em cảm
thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng,

11

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm nhân cách mà không
biết.
Bởi vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo, các lực lượng xã hội) cần phải nắm
được các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những vấn đề lý luận về đạo đức học để giáo
dục, quản lý các em có hiệu quả theo những chuẩn mực của xã hội.
2.4. Những vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức

2.4.1. Những vấn đề đạo đức
2.4.1.1. Khái niệm đạo đức
Theo quan điểm triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đó là một cách
hiểu khái quát, đúng và cần thiết song chưa đủ cụ thể để giúp chúng ta trong việc giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Theo tác giả Mai Xuân Hợp (2005), đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh
các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó
con người tự giác, điều chỉnh những hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh
phúc của con người và tiến bộ xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân với xã hội.
Theo Lênin: Đạo đức là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và
góp phần đoàn kết tất cả những lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo xã
hội mới cộng sản chủ nghĩa.
Tóm lại, có thể hiểu khái niệm đạo đức như Ilina đã viết: Đạo đức là những tiêu
chuẩn, những qui tắc sinh hoạt xã hội, là những tiêu chuẩn, những qui tắc hành vi con
người, những qui tắc đó quyết định nghĩa vụ và thái độ của con người đối với nhau và
đối với xã hội, việc tuân theo qui tắc này có liên quan đến động cơ bên trong của con
người.
2.4.1.2. Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt
quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở

12

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác
động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội.
Theo Phạm Khắc Chương và ctv (2007), đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng định hướng.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều
chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng kiểm tra đánh giá.
2.4.2. Những vấn đề về giáo dục đạo đức
2.4.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (1998), giáo dục đạo đức là một bộ
phận của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho học sinh niềm tin, thói
quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức.
Theo Nguyễn Hữu Tiến (2008), giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển
đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ:
của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung
quanh và của cá nhân với chính mình.
Theo Phan Thanh Long (2006), giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm
một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được
giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực hành vi
đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội.
Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống
và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho
những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội.
2.4.2.2. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức
Đạo đức là một mặt giáo dục bắt buộc, một bộ phần cấu thành của quá trình giáo
dục trong trường học (đức, trí, thể, mĩ, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp…), trong đó
giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho


13

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

các mặt giáo dục khác. Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà
trường với xã hội, con người với cuộc sống.
Trong báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết TW2 khoá VIII và phương
hướng phát triển giáo dục đến năm 2010 có nêu: “Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục
nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục
chính trị, lý tưởng, đạo đức sống…”
Quán triệt các quan điểm tư tưởng chỉ đạo giáo dục của nghị quyết Trung ương 2
khoá VIII, nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu
trong đó giáo dục đạo đức là cái gốc.
Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức:
+ Giáo dục khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức.
+ Giáo dục tình cảm đạo đức.
+ Giáo dục kỹ xảo và thói quen đạo đức.
Những nhiệm vụ của các quá trình giáo dục đạo đức này không chỉ định hướng
cho các hoạt động giáo dục đạo đức, mà còn định hướng cho hoạt động dạy nói chung,
dạy môn học nói riêng.
2.4.2.3. Nội dung giáo dục đạo đức
Theo Trần Thị Tuyết Oanh và ctv, (2006), nội dung chủ yếu giáo dục đạo đức
phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện ý
nguyện của Đảng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Những nội dung chủ yếu để giáo dục đạo đức cho học sinh:
- Giáo dục lý luận cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước
- Giáo dục lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản
- Giáo dục chủ nghĩa tập thể
- Giáo dục lòng nhiệt tình, hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa
- Giáo dục dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa

14

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

- Giáo dục hành vi văn minh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo dục ý
thức công dân và các nội dung đạo đức xã hội chủ nghĩa.
2.4.2.4. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh
Theo Nguyễn Hữu Tiến (2008), giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
a. Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã
hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa
phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt
động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.
b. Giáo dục theo nguyên tắc tập thể
Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo

dục; giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.
Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì
sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng
chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi
người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THPT phải tổ chức tốt các
tập thể lớp, tập thể chi đội…Nhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây
dựng các chi đội mạnh trong trường học.
c. Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học
sinh
Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học
sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những
đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè.

15

SVTH: Đặng Minh Trí


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương
đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi
hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác
thực hiện.
d. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính,

trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm
Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là thích được khen, thích được thầy, bạn
bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu
giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những
cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực,
chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những
mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những
gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để
giáo dục các em.
e. Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao
đối với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân
cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh
thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo
đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các
em vươn lên cao hơn nữa.
Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng
phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ không nghe lời
và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do
đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh
được.

16

SVTH: Đặng Minh Trí


×