Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

TÌM HIỂU MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT
VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp. HCM, tháng 5/2011


TÌM HIỂU MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT
VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tác giả
NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Cử nhân Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp


Giảng viên hướng dẫn
TRẦN NGỌC THANH

Tp. HCM, tháng 5/2011


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Cha Mẹ và tất cả người thân trong gia đình đã thương yêu hết lòng, dạy dỗ con
nên người.

-

Thầy Trần Ngọc Thanh đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

-

Quý Thầy Cô trong Bộ môn Sư phạm kỹ thuật đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt
kiến thức tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.

-

Tập thể các bạn sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật đã quan tâm, động viên và
chia sẽ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tp. HCM, tháng 5 năm 2011


Nguyễn Thị Hương


TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật
Trường Đại học Nông Lâm về những phẩm chất và năng lực cần thiết của người
giáo viên Trung học phổ thông”.
Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2010 đến tháng 5/2011, tiến hành tìm hiểu nhận
thức của sinh viên thuộc bốn khóa ngành Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với số phiếu khảo sát như sau:
 Tổng số phiếu phát ra: 300 phiếu
 Tổng số phiếu thu vào: 290 phiếu
 Tổng số phiếu hợp lệ: 283 phiếu
 Tổng số phiếu không hợp lệ: 7 phiếu
Nguyên nhân không hợp lệ là do phiếu chưa trả lời đầy đủ các câu hỏi.
Trong đó:
 Sinh viên năm 4: 100 phiếu
 Sinh viên năm 3: 103 phiếu
 Sinh viên năm 2: 45 phiếu
 Sinh viên năm 1: 35 phiếu
Qua quá trình tìm hiểu người nghiên cứu thu được một số kết quả sau:
­

Những phẩm chất của người giáo viên được đa số sinh viên sư phạm nhận

thức một cách sâu sắc và đúng đắn cụ thể:
 Yêu mến học sinh, yêu nghề với tỷ lệ 83.04%
 Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh với tỷ lệ 65.37%
 Có khả năng kiềm chế cảm xúc và hành vi với tỷ lệ 58.30%

Ngoài ra các phẩm chất: Có hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng; giản dị
khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến của người khác; kiên cường, dũng cảm và quyết đoán
trong mọi tình huống; có niềm tin và ý chí phấn đấu cũng được sinh viên sư phạm nhận
thức rất thực tế cho rằng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên. Tuy nhiên, có
một số sinh viên chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng về đường lối, chính sách


của Đảng (7.06%); sự kiên cường, dũng cảm và quyết đoán trong mọi tình huống
(8.84%); có niềm tin và ý chí phấn đấu (6.36%) đối với người giáo viên.
-

Những năng lực của người giáo viên Trung học phổ thông: Phần lớn được

sinh viên đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Cũng có một số sinh viên chưa nhận
thức sâu sắc được tầm quan trọng của các môn khoa học – xã hội, chưa thấy được ý
nghĩa của các hoạt động Đoàn – Hội và hoạt động ngoại khoá.
­

Yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất, năng

lực cần thiết của người giáo viên của sinh viên sư phạm:
Đa số sinh viên cho rằng cả 3 yếu tố: Ý thức của sinh viên, vai trò của giảng viên,
sự tác động của nội dung dạy học và phương pháp dạy học đều ảnh hưởng đến việc tu
dưỡng và rèn luyện của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên còn đưa ra một số yếu tố
như: Tình hình giáo dục của nước ta hiện nay, hoàn cảnh sống, đạo đức chung của xã
hội, sự tác động của người thân cũng có ảnh hưởng.
­

Ý thức của sinh viên về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và


năng lực cần thiết của người giáo viên Trung học phổ thông: Hầu hết sinh viên đã ý
thức được tầm quan trọng của việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng lực
cần thiết của người giáo viên (93.64%).
­

Những hạn chế gây ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm

chất và năng lực cần thiết của người giáo viên Trung học phổ thông: Đa số sinh viên
đều đồng ý thời gian thực tập còn hạn chế (76.35%) và môn học rèn luyện một số kỹ
năng còn hạn chế (78.09%) là hạn chế lớn nhất.


MỤC LỤC

Đề mục

Trang

Trang tựa ........................................................................................................................
Lời cảm ơn .....................................................................................................................
Tóm tắt .......................................................................................................................... i
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt........................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. ix
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
1.3. Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2

1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
1.6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .........................................................................3
1.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
1.8. Xác định thuật ngữ ..................................................................................................4
1.9. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
1.10. Cấu trúc đề tài nghiên cứu .....................................................................................4
1.11. Kế hoạch nghiên cứu .............................................................................................6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................7
2.1. Lược khảo vấn đề nghiên cứu .................................................................................7
2.2. Nhận thức ...............................................................................................................9
2.2.1. Khái niệm chung ..................................................................................................9
2.2.2. Các mức độ của nhận thức ................................................................................. 10


2.2.3. Đặc điểm nhận thức của sinh viên ..................................................................... 11
2.3. Phẩm chất ............................................................................................................ 11
2.3.1. Khái niệm phẩm chất ......................................................................................... 11
2.3.2. Phẩm chất người giáo viên ................................................................................ 12
2.3.2.1. Thế giới quan khoa học ................................................................................... 12
2.3.2.2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ .............................................................................. 13
2.3.2.3. Lòng yêu mến học sinh, yêu nghề ...................................................................13
2.3.2.4. Một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người giáo viên ................. 15
2.4. Năng lực của người giáo viên ................................................................................ 16
2.4.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................ 16
2.4.2. Năng lực sư phạm .............................................................................................. 17
 Năng lực dạy học .................................................................................................... 18
2.4.2.1. Năng lực hiểu học sinh .................................................................................... 18
2.4.2.2. Năng lực biên soạn tài liệu học tập ..................................................................19
2.4.2.3. Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học .............................................................. 19
2.4.2.4. Năng lực sử dụng ngôn ngữ............................................................................. 19

2.4.2.5. Tri thức và hiểu biết của giáo viên...................................................................20
 Năng lực giáo dục ...................................................................................................21
2.4.2.6. Năng lực phát triển nhân cách học sinh ........................................................... 21
2.4.2.7. Năng lực giao tiếp sư phạm ............................................................................. 22
2.4.2.8. Năng lực cảm hóa học sinh.............................................................................. 23
2.4.2.9. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm ................................................................ 23
 Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.................................................................24
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất, năng lực
cần thiết của người GV, của SVSP ............................................................................... 25
2.5.1. Ý thức của SVSP về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng lực
cần thiết của người GV ................................................................................................ 25
2.5.2. Vai trò của giảng viên đối với việc tu dưỡng và rèn luyện của SVSP ................. 25


2.5.3. Sự tác động của nội dung dạy học, phương pháp dạy học đến việc tu dưỡng và
rèn luyện của SVSP. .................................................................................................... 26
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................... 28
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................................... 28
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát.............................................................................. 28
3.3. Phương pháp phân tích định tính ........................................................................... 29
3.4. Phương pháp phân tích định lượng ........................................................................ 29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 31
4.1. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học
Nông Lâm Tp. HCM.................................................................................................... 31
4.1.1. Nhận thức của SVSP về phẩm chất của người GV - THPT ............................... 32
4.1.1.1. Kết quả khảo sát về phẩm chất của người GV - THPT .................................... 32
4.1.1.2. So sánh nhận thức về phẩm chất của sinh viên các khóa ..................................35
4.1.1.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 36
4.1.2. Nhận thức của SVSP về năng lực dạy học của người GV - THPT ...................... 37
4.1.2.1. Kết quả khảo sát về năng lực dạy học của người GV - THPT .......................... 37

4.1.2.2. So sánh nhận thức về năng lực dạy học của sinh viên các khóa ....................... 39
4.1.2.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 40
4.1.3. Nhận thức của SVSP về năng lực giáo dục của người GV - THPT ..................... 41
4.1.3.1. Kết quả khảo sát về năng lực giáo dục của người GV - THPT ......................... 41
4.1.3.2. So sánh nhận thức về năng lực giáo dục của sinh viên các khóa ...................... 43
4.1.3.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 43
4.1.4. Nhận thức của SVSP về năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm của người GV THPT........................................................................................................................... 44
4.1.4.1. Kết quả khảo sát về năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm của người GV THPT........................................................................................................................... 44
4.1.4.2. So sánh nhận thức về năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm của sinh viên
các khóa ....................................................................................................................... 46


4.1.4.3. Nhận xét chung ............................................................................................... 47
4.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất, năng lực
cần thiết của người GV, của SVSP ............................................................................... 48
4.1.5.1. Kết quả khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những
phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP .............................................. 48
4.1.5.2. Nhận xét chung ............................................................................................... 48
4.1.6. Ý thức của SVSP về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng lực
cần thiết của người GV - THPT ................................................................................... 49
4.1.6.1. Kết quả khảo sát ý thức của SVSP về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm
chất và năng lực cần thiết của người GV - THPT ......................................................... 49
4.1.6.2. Nhận xét chung ............................................................................................... 51
4.1.7. Những hạn chế gây ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất,
năng lực cần thiết của người GV, của SVSP ................................................................ 52
4.1.7.1. Kết quả khảo sát về những hạn chế gây ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn
luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP .......................... 52
4.1.7.2. Nhận xét chung ............................................................................................... 54
4.1.8. Những hoạt động tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết của
người GV, của SVSP ...................................................................................................54

4.1.9. Ý kiến của sinh viên về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất - năng lực
cần thiết của người GV – THPT................................................................................... 55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................57
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 57
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 59
5.3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 61
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THPT

Trung học phổ thông

SPKT

Sư phạm kỹ thuật

NLSP


Năng lực sư phạm

GV

Giáo viên

SV

Sinh viên

HS

Học sinh

SVSP

Sinh viên sư phạm

TN - SV

Thanh niên – sinh viên

SL

Số lượng

NXB

Nhà xuất bản



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Danh mục bảng

Trang

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát nhận thức của SVSP về phẩm chất của người GV THPT........................................................................................................................... 32
Bảng 4.2. So sánh nhận thức về phẩm chất của sinh viên các khóa .............................. 35
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát nhận thức của SVSP về năng lực dạy học của người GV THPT........................................................................................................................... 37
Bảng 4.4. So sánh nhận thức về năng lực dạy học của sinh viên các khóa ................... 39
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát nhận thức của SVSP về năng lực giáo dục của người GV THPT........................................................................................................................... 41
Bảng 4.6. So sánh nhận thức về năng lực giáo dục của sinh viên các khóa ................. 43
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát nhận thức của SVSP về năng lực tổ chức các hoạt động sư
phạm của người GV - THPT ........................................................................................ 44
Bảng 4.8. So sánh nhận thức về năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm của sinh viên
các khóa ....................................................................................................................... 46
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ý thức của SVSP về việc tu dưỡng và rèn luyện những
phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV - THPT ............................................... 49
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát những hạn chế gây ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn
luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP .......................... 52


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Danh mục biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1. Nhận thức của SVSP về phẩm chất của người GV - THPT ...................... 33

Biểu đồ 4.2. Nhận thức của SVSP về năng lực dạy học của người GV-THPT ............. 37
Biểu đồ 4.3. Nhận thức của SVSP về năng lực giáo dục của người GV-THPT ............ 41
Biểu đồ 4.4. Nhận thức của SVSP về năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm của
người GV - THPT ........................................................................................................ 45
Biểu đồ 4.5. Ý thức của SVSP về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng
lực cần thiết của người GV - THPT ............................................................................. 50
Biểu đồ 4.6. Những hạn chế gây ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những
phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP .............................................. 53
Biểu đồ 4.7. Ý kiến của sinh viên về việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất,
năng lực cần thiết của người GV - THPT ..................................................................... 55


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1.

Lý do chọn đề tài
Thực tế giáo dục nước ta hiện nay quy mô tăng, điều kiện thiếu dẫn đến chất

lượng giảm. Chính vì vậy, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng
phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là: Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện
“Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục việt nam. Lực lượng
chủ yếu thực hiện phương hướng trên là đội ngũ giáo viên (GV), như Usinxki đã khẳng
định “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục”. Chỉ cần
một người thầy không đủ phẩm chất và năng lực thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thế hệ
trẻ tương lai. Vì vậy, trong quá trình giáo dục cho thế hệ trẻ thì thầy giáo là người
quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh (HS) không chỉ

phụ thuộc vào sách giáo khoa hay nhân cách của HS mà phẩm chất, chính trị và trình
độ chuyên tay nghề của thầy giáo là điều cần thiết và quan trọng.
Do đó, để có được đội ngũ GV có đủ phẩm chất và năng lực thì ngay từ khâu đào
tạo ban đầu phải hình thành ở sinh viên (SV) ngành sư phạm những nhận thức đúng
đắn, có sự nổ lực học tập, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, năng lực và nhân cách cần
thiết của người GV.
Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng trên bản thân người nghiên cứu là một
SV Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNL – Tp. HCM) chuyên
ngành Sư phạm kỹ thuật (SPKT) Nông nghiệp với mong muốn nâng cao kiến thức về
phẩm chất cũng như năng lực cần thiết của người GV để vận dụng cho chuyên ngành
của mình sau này nên người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài:


“Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật Trường
Đại học Nông Lâm về những phẩm chất và năng lực cần thiết của người giáo viên
Trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM về những phẩm chất và năng lực cần thiết của
người giáo viên Trung học phổ thông” được nghiên cứu nhằm đưa ra những kiến nghị
giúp cho sinh viên sư phạm (SVSP) có nhận thức đúng đắn từ đó nổ lực học tập, tu
dưỡng, rèn luyện những phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV.
1.3. Vấn đề nghiên cứu
Trong đề tài này người nghiên cứu cần giải quyết 3 vấn đề sau:
- Vấn đề 1: Nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM về những
phẩm chất của người giáo viên Trung học phổ thông (GV – THPT).
- Vấn đề 2: Nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM về những
năng lực cần thiết của người GV - THPT.
- Vấn đề 3: Yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất,
năng lực cần thiết của người GV, của SVSP.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
­ Câu hỏi 1: Nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM về những
phẩm chất của người GV - THPT như thế nào?
­ Câu hỏi 2: Nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM về những
năng lực cần thiết của người GV- THPT như thế nào?
­ Câu hỏi 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm
chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP?


1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đề tài tiến hành thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
-

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL –

Tp. HCM về những phẩm chất của người GV – THPT.
-

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL –

Tp. HCM về những năng lực cần thiết của người GV – THPT.
-

Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc tu dưỡng và rèn luyện

những phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV, của SVSP.
-


Nhiệm vụ 4: Kết luận và đưa ra những kiến nghị giúp SV khóa sau có thái độ

đúng đắn trong việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng lực cần thiết của
người GV - THPT.
1.6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL -

Tp. HCM về những phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV - THPT.
-

Khách thể nghiên cứu: SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM.

1.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn không gian nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực

nghiên cứu của bản thân nên người nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu SV ngành
SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM.
-

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu mức độ

nhận thức của SV ngành SPKT Trường ĐHNL - Tp. HCM về những phẩm chất và
năng lực cần thiết của người GV - THPT.


1.8. Xác định thuật ngữ

-

Nhận thức: Là nhận biết và hiểu, việc nhận thức đúng đắn mọi vấn đề trong

cuộc sống là việc rất cần thiết. Có nhận thức đúng đắn mọi vấn đề thì chúng ta mới
tránh được những thiếu sót không đáng có. (Vũ Ngọc Khánh, 2000)
-

Phẩm chất: Là giá trị và tính chất tốt đẹp của một con người.

(Nguyễn Như Ý, 1999)
-

Năng lực: Là khả năng ứng dụng hiểu biết và kỹ năng chuyên môn một cách có

kết quả trong thực tiễn. (Nguyễn Đức Trí, 1981)
1.9. Phương pháp nghiên cứu
­

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Người nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu

liên quan đến phẩm chất và năng lực của người GV từ các nguồn như sách chuyên
ngành giáo dục, tạp chí giáo dục, công trình nghiên cứu, internet.
­

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu tài liệu người nghiên cứu còn sử dụng

phương pháp điều tra – khảo sát, phân tích định tính và phân tích định lượng.
1.10. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
-


Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu: Lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ,

câu hỏi, đối tượng và khách thể, giới hạn phạm vi, kế hoạch, phương pháp nghiên cứu
và cấu trúc đề tài. Nhằm giúp người đọc có thể hiểu được nội dung đề tài một cách
nhanh chóng và cô đọng nhất.
-

Chương 2: Cơ sở lý luận
Người nghiên cứu giới thiệu những lý thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa

vào để đặt giả thuyết, tiên đoán và lý giải vấn đề.
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Ở chương này người nghiên cứu trình bày các phương pháp: Nghiên cứu tài liệu,

điều tra – khảo sát, phân tích định tính và phân tích định lượng để phục vụ cho đề tài.


-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Người nghiên cứu nghiên cứu nhận thức của SVSP về những phẩm chất và năng

lực cần thiết của người GV – THPT bằng việc xử lý kết quả điều tra thông qua phiếu ý
kiến.
-


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

Sau đó người nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giáo dục và
nhận thức của SV.
-

Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


1.11. Kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ ngày 15/09/2010 đến
ngày 15/05/2011.

Thời gian
15/ 09/ 2010

Công việc
Đăng kí tên đề tài và tham gia
buổi hướng dẫn đề tài

Người thực hiện
Người nghiên cứu.

22/09/2010

Tìm hiểu vấn đề nghiên cứu

22/10/2010

Viết đề cương và cơ sở lý luận Người nghiên cứu


Người nghiên cứu

Trình bày và chỉnh sữa đề
07/12/2010

cương với giáo viên hướng Người nghiên cứu
dẫn

21/01/2011

Xây dựng và hoàn tất phiếu
điều tra

Người nghiên cứu

Trình bày và chỉnh sữa đề
28/02/2011

cương với giáo viên hướng Người nghiên cứu
dẫn

15/03/2011

15/04/2011

15/05/2011
30/05/2011 đến
04/06/2011


Tiến hành khảo sát và hoàn
thành đề tài
Nộp đề tài hoàn chỉnh cho
giáo viên hướng dẫn
Nộp đề tài hoàn chỉnh cho Bộ
môn
Tiến hành bảo vệ

Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

Ghi chú


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Lược khảo vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình sưu tầm, tham khảo tài liệu, người nghiên cứu đã tìm hiểu được một
số bài viết, công trình nghiên cứu về phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV.
Có thể liệt kê một số tài liệu sau:
Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học (2004). Bộ giáo dục và đào tạo. NXB Giáo dục.
Bộ tiêu chuẩn đã phác thảo được mô hình về chuẩn GV tiểu học, đưa ra những yêu cầu
cơ bản về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và năng lực sư phạm (NLSP) của
người GV tiểu học đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng ở khía cạnh GV tiểu học chưa xây dựng
được bộ tiêu chuẩn NLSP chung cho người GV.
Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng tiêu chuẩn NLSP cho GV dạy nghề may công nghiệp,
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM” do tác giả Nguyễn Thị Thanh Bạch (2007)
thực hiện. Đề tài đã xây dựng được mô hình GV dạy nghề, đồng thời đưa ra cấu trúc
các năng lực SPKT làm cơ sở để xác định các tiêu chuẩn NLSP của GV dạy nghề may
công nghiệp. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích nghề và xây dựng được các năng
lực cần thiết đối với GV kỹ thuật dạy nghề chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn NLSP cho
người GV.
Luận văn tốt nghiệp ngành SPKT nông nghiệp: “Tìm hiểu tác dụng của chương
trình đào tạo SPKT của trường ĐHNL đến việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính và phẩm
chất cần thiết của người GV – THPT của SVSP” do tác giả Phạm Thị Thanh Nga
(2008) thực hiện. Trong đề tài này, người nghiên cứu đã tìm hiểu được chương trình
đào tạo có ảnh hưởng đến quá trình tu dưỡng và rèn luyện các đức tính, phẩm chất cần
thiết của người GV – THPT. Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu được nhận thức của SV về
phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV.


Luận văn tốt nghiệp ngành SPKT nông nghiệp: “Nghiên cứu tài liệu để xây dựng
bộ tiêu chuẩn về NLSP của người GV” do tác giả Lâm Nguyễn Lưu Thủy (2008) thực
hiện. Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng được những NLSP của người GV. Tuy
nhiên, đề tài vẫn còn nhiều năng lực, kỹ năng bị trùng lặp, chỉ tiến hành tham khảo ý
kiến trên 18 người nên kết quả chưa khả thi nhiều.
Luận văn tốt nghiệp ngành SPKT nông nghiệp: “Tìm hiểu ý kiến của SV để xây
dựng bộ tiêu chuẩn về NLSP của người GV Đại học” do tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thy
(2008) thực hiện. Trong đề tài này, tác giả đã tìm hiểu ý kiến của SV về phẩm chất, tư
tưởng chính trị và những kỹ năng dạy học, giáo dục, tổ chức, nghiên cứu khoa học của
người GV để xây dựng thành bộ tiêu chuẩn về NLSP của người GV đại học. Kết quả
nghiên cứu được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết để xây dựng bộ tiêu chuẩn về
NLSP của người GV đại học. Ưu điểm của nghiên cứu này là tác giả đã tìm hiểu sâu

sắc về những phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV. Tuy nhiên các kết luận
tác giả đưa ra chưa tăng tính thuyết phục.
Tiểu luận tốt nghiệp ngành SPKT nông nghiệp: “Tìm hiểu tác dụng của thực tập
sư phạm đến rèn luyện các đức tính và phẩm chất cần thiết của người GV – THPT của
SVSP” do tác giả Bùi Thị Huyền (2008) thực hiện. Trong đề tài này, tác giả đã tìm hiểu
được tầm quan trọng và ý nghĩa của thực tập sư phạm đến rèn luyện các đức tính và
phẩm chất cần thiết của người GV – THPT. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu được
những phẩm chất – đức tính mà người GV và giáo sinh cần phải quan tâm rèn luyện.
Tuy nhiên, tác giả chưa tìm hiểu được những năng lực mà SV – người GV tương lai
cần phải rèn luyện.
Các bài báo về phẩm chất và năng lực của người GV như:
Nguyễn Thanh Hoàn (2005): “Năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng qua các
lăng kính khác nhau”. Tạp chí Giáo dục số 127.
Lê Thị Xuân Liên (2006): “Một số vấn đề về NLSP và đào tạo NLSP cho SV”.
Tạp chí Giáo dục số 131.


Phan Văn Nhân (2007): “Xây dựng tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp cho GV dạy
nghề”. Tạp chí khoa học Giáo dục số 21.
Nguyễn Thị Hương Trang (2008): “Một số biện pháp góp phần rèn luyện năng
lực giải toán cho học sinh THPT”. Tạp chí Giáo dục số 5.
Tóm lại, các tác giả đã nghiên cứu nhiều về vấn đề có liên quan đến phẩm chất và
năng lực của người GV. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu đạt được ở
trên, người nghiên cứu tiếp tục tiến hành đề tài “Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh
viên ngành Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM về những phẩm
chất và năng lực cần thiết của người giáo viên Trung học phổ thông”. Đề tài được thực
hiện nhằm nâng cao nhận thức của SV từ đó có sự nổ lực học tập, tu dưỡng và rèn
luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết của người GV. Những bài viết, những đề tài
nghiên cứu trên là nền tảng để người nghiên cứu tham khảo, phát huy xây dựng đề tài
của mình được hoàn thành tốt hơn.

2.2. Nhận thức
2.2.1. Khái niệm chung
Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào trong tư duy của
con người. Điểm xuất phát đầu tiên của nhận thức là cảm giác rồi đến tri giác, biểu
tượng. (Nguyễn Lân, 1989)
Theo Vũ Ngọc Khánh (2000) thì cho rằng nhận thức là nhận biết và hiểu, việc
nhận thức đúng đắn mọi vấn đề trong cuộc sống là việc rất cần thiết. Có nhận thức
đúng đắn mọi vấn đề thì chúng ta mới tránh được những thiếu sót không đáng có.
Nhưng theo Cung Kim Tiến (2001) thì nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo
hiện thực trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã
hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn.
Tóm lại, nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xem xét
hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Hoạt động
nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, kết quả của


hoạt động này là nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và quy luật khách
quan của một sự vật cụ thể.
2.2.2. Các mức độ của nhận thức
Theo B.S.Bloom thì nhận thức có các mức độ sau:
 Nhận biết (Knowledge): Là mức độ nhận thức thấp nhất, đơn giản nhất, chỉ nắm
được các dấu hiệu bên ngoài của khái niệm nhưng chưa có được khả năng vận dụng để
giải quyết những tình huống, những hiện tượng.
Biểu hiện của nhận biết như:
-

Nhận ra vấn đề.

-


Nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây.

-

Nhận biết được hình thức bên ngoài của khái niệm.

 Thông hiểu (Understanding): Là khả năng hiểu được và nắm được một số thuộc
tính, bản chất, nắm được khái niệm của sự vật, hiện tượng nhưng chưa giải quyết được
vấn đề.
Biểu hiện của thông hiểu:
-

Chuyển hóa tài liệu từ dạng này sang dạng khác.

-

Giải thích hoặc tóm tắt tài liệu.

-

Dự báo các hệ quả ảnh hưởng.

 Vận dụng (Application): Khi đã nắm vững và thông hiểu sâu được các bản chất,
các thuộc tính trừu tượng bên trong của khái niệm và có thể dùng các khái niệm này để
giải quyết được những vấn đề, những thuộc tính phức tạp.
 Phân tích (Analysic): Là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần sao
cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó; là khả năng làm rõ vấn đề như phân
tích các yếu tố, phân tích các mối quan hệ.
 Tổng hợp (Synthesic): Là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình
thành một tổng thể mới.

 Đánh giá (Evaluation): Là khả năng đưa ra những phán đoán, những lập luận
dựa trên vốn tri thức và kỹ năng của bản thân.


(Lâm Quang Thiệp, />truy cập ngày 18/03/2011)
Như vậy quá trình nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp.
Quá trình nhận thức có thể diễn ra ở mức độ khác nhau, song để đánh giá nhận thức
của con người về một vấn đề nào đó thì chúng ta có thể đánh giá theo các mức độ nhận
thức hay đánh giá một cách đơn giản theo hai hướng: Nhận thức đúng đắn hay nhận
thức chưa đúng đắn.
Trong đề tài này, người nghiên cứu khảo sát chủ yếu ở các mức độ nhận biết, mức
độ hiểu biết của SV về những phẩm chất và năng lực cần thiết của người GV THPT.
2.2.3. Đặc điểm nhận thức của sinh viên
Sự hình thành nhận thức ở lứa tuổi thanh niên – sinh viên (TN – SV) là một quá
trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Ở lứa tuổi này quá trình phát triển nhận
thức diễn ra mạnh mẽ: TN – SV có nhu cầu tìm hiểu và đánh gía những đặc điểm tâm
lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bảo của bản thân. Chính
điều này khiến TN – SV quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và
năng lực của bản thân về ngành nghề đã chọn.
2.3. Phẩm chất
2.3.1. Khái niệm phẩm chất
Theo Trần Hậu Kiêm và Bùi Công Trang (1992) thì phẩm chất là những nét tính
cách mang ý nghĩa tâm lý đạo đức của con người. Chúng là bộ phận cấu thành nhân
cách của các cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa lý tưởng và hiện thực, thống nhất giữa
trí tuệ, tri thức tình cảm và hoạt động thực tiễn của cá nhân.
Còn theo Lê Văn Hồng (1996) thì phẩm chất là những hiện tượng tâm lý tương
đối ổn định tạo thành những nét riêng biệt của nhân cách con người biểu hiện qua các
mối quan hệ xã hội cụ thể của người đó với cộng đồng, xã hội.
Nhưng theo Nguyễn Như Ý (1999) lại cho rằng “Phẩm chất là giá trị và tính chất
tốt đẹp của một con người”. Theo khái niệm này, phẩm chất của một đối tượng là



những hiện tượng tâm lý của đối tượng mà căn cứ vào đó người ta có thể đánh giá, xác
định giá trị của đối tượng.
Tóm lại, phẩm chất là đặc trưng của mỗi cá nhân thể hiện thái độ của người đó đối
với hiện thực có nghĩa là những hiện tượng tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ
thể của người đó đối với cộng đồng, xã hội.
2.3.2. Phẩm chất người giáo viên
Theo Lê Văn Hồng (2002) thì phẩm chất người GV bao gồm: Thế giới quan khoa
học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu mến học sinh, lòng yêu nghề, các phẩm chất
đạo đức và phẩm chất ý chí.
2.3.2.1. Thế giới quan khoa học
Theo Bùi Ngọc Oánh và ctv (1995), Thế giới quan là một hệ thống những quan
điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, những tư tưởng, những giá trị tinh thần được hình
thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động của người ấy.
Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong phẩm chất nhân cách, nó không những
quyết định niềm tin chính trị mà còn quyết định toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng
của thầy giáo đối với HS. Thế giới quan giúp cho người thầy có cái nhìn đúng đắn hơn
về một chế độ xã hội để từ đó học tập, rèn luyện và xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.
Thế giới quan khoa học không tự đến với người GV. Nó là sản phẩm của một
quá trình học tập, rèn luyện, sự nổ lực mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao trình độ
chính trị văn hóa. Để hình thành thế giới quan khoa học thì ngay từ khi ngồi trên ghế
nhà trường, SVSP – người GV tương lai phải trang bị cho mình quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin bằng cách nghiên cứu triết học, hiểu biết một cách có hệ thống những tri
thức về tự nhiên và xã hội, những quan điểm duy vật biện chứng hình thành những luận
chứng có cơ sở khoa học chặt chẽ.


2.3.2.2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ
Theo Vũ Gia Hiền (2005): “Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu

óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi
cuốn toàn bộ cuộc sống cá nhân vào hoạt động để vươn tới mục tiêu đó”.
Lý tưởng của GV là một nền giáo dục hưng thịnh, đem lại hạnh phúc đi học cho
các em, có thể khẳng định: Không bao giờ trở thành GV chân chính nếu như bản thân
mình không có được lý tưởng cao đẹp, lý tưởng cao đẹp đó là sự phụng sự cho giáo
dục, cho công cuộc chăm lo thế hệ trẻ. Trong mục tiêu chung của người GV, có nhiệm
vụ quan trọng là giúp các em HS hình thành được lý tưởng cao đẹp cho mình. Để hoàn
thành được nhiệm vụ này người GV phải tự xây dựng cho mình lý tưởng cao đẹp tương
ứng, để HS soi vào ấy mà noi theo. Có thể nói lý tưởng nghề nghiệp là “Cái hồn” của
người GV, là “Sao sáng” dẫn đường cho mỗi GV. (Nguyễn Kế Hào và ctv, 2004)
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ của người GV biểu hiện bằng niềm say mê nghề
nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy, hy sinh với công việc, tác phong
làm việc cần cù có trách nhiệm, có lối sống giản dị và chân tình. Những điều đó sẽ tạo
sức mạnh giúp GV vượt qua những khó khăn về tinh thần và vật chất để hoàn thành
nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ xây dựng và bảo về tổ quốc.
2.3.2.3. Lòng yêu mến học sinh, yêu nghề
Yêu quý con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi
người; riêng với người GV thì lòng yêu mến HS, yêu nghề là phẩm chất đặc trưng
trong nhân cách của họ mà tập trung là sự nhiệt tình, lòng vị tha, thái độ ân cần và chu
đáo.
Theo Gônôbôlin.Ph.N (1977) “Điều đầu tiên đòi hỏi ở người GV là tình yêu HS,
chúng ta cần yêu HS bởi nó sẽ nảy sinh tình yêu sư phạm và tình yêu đó sẽ nảy sinh tài
nghệ trong công tác”.


×