Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.15 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

Đặng Trung Dũng

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------

Đặng Trung Dũng

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Trung Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ...................................................................................9
1.1. Những vấn đề lý luận của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ ........................................................................9
1.2. Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đƣờng bộ...................................................................................12
1.3. Các nhân tố xã hội tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ ...............................................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................25
2.1. Khái quát tình hình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...25
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................28
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..............................................39
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................................................51
3. 1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ ......................................................................51
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đƣờng bộ ..............................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL

: Áp dụng pháp luật

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự


HĐXX

: Hội đồng xét xử

TAND

: Tòa án nhân dân

BCA

: Bộ Công an

BQP

: Bộ Quốc phòng

BTP

: Bộ Tƣ pháp

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê về tình hình tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm qua ............................................................................. 27
Bảng 2.2: Khái quát về tình hình án “Vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................... 28
Bảng 2.3: Thống kê hình phạt đã áp dụng đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đƣờng bộ......................................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo
dục lớn nhất cả nƣớc, là thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc xếp loại đô thị
đặc biệt. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền đông nam bộ và tây nam bộ,
thành phố bao gồm 24 quận huyện, tổng diện tích; 2.095,06 km2. Theo thống
kê của Tổng cục thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.
981.900 ngƣời, tuy nhiên nếu tính cả những ngƣời cƣ trú không đăng ký thì
dân số thực tế của thành phố năm 2017 là khoảng 14 triệu ngƣời. Giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3%
tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nƣớc. Nhờ điều
kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố trở thành một đầu mối giao thông quan
trọng của Việt Nam và Đông nam á (bao gồm; đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
thủy, đƣờng không). Tuy vậy thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với
những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, hạ tầng giao thông
không phát triển kịp, đƣờng xá quá tải, thƣờng xuyên xảy ra ùn tắc, hệ thống
giao thông công cộng kém hiệu quả…
Nhận thấy tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với sự phát triển
kinh tế-xã hội, Lãnh đạo thành phố cùng các cơ quan ban ngành, đoàn thể đã
đƣa ra nhiều chính sách, giải pháp để phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là
giao thông đƣờng bộ, nhiều công trình đầu tƣ phục vụ cho hoạt động giao

thông đƣờng bộ ngày càng phát triển, việc mở rộng các tuyến đƣờng trọng
điểm, thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu về giao thƣơng
kinh tế với các vùng lân cận, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả to lớn từ lĩnh vực giao thông vận tải
đƣờng bộ mang lại thì đã và đang tồn tại những vấn đề hết sức cấp bách, đó
chính là vấn nạn về tai nạn giao thông đƣờng bộ xảy ra ngày càng diễn biến
1


phức tạp, những vụ vi phạm về tham gia giao thông đƣờng bộ xảy ra ngày
càng nhiều; bên cạnh đó các văn bản ADPL chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng và đầy
đủ dẫn đến còn nhiều bất cập trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân của tình trạng thì có nhiều, nhƣng chủ yếu là do ý thức
của những ngƣời tham gia giao thông, một phần do không hiểu biết về các
quy định của nhà nƣớc về an toàn giao thông, một phần do ngƣời tham gia
giao thông biết nhƣng cố tình vi phạm. Việc xử lý các hành vi vi phạm chƣa
nghiêm, nhiều vụ tai nạn giao thông lẽ ra ngƣời có hành vi vi phạm phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng chỉ bị xử phạt hành chính hoặc tuy có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng lại đƣợc áp dụng hình phạt quá nhẹ, thậm
chí cho hƣởng án treo không đúng với các quy định của pháp luật, không có
tác dụng giáo dục và phòng ngừa.
Các quy định pháp luật về an toàn giao thông đƣờng bộ nhƣ; Luật giao
thông đƣờng bộ 2008 chƣa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn về tình hình phát
triển kinh tế-xã hội. Các quy định của BLHS 2015 có nhiều điểm mới thể hiện
rõ hơn chính sách hình sự đối với các tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông nói chung và tội vi phạm quy định tham gia giao thông đƣờng bộ nói
riêng cần phải đƣợc nghiên cứu sâu sắc. Vì vậy, để nhận thức đúng và đầy đủ
về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ” trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, để ADPL hình sự hiệu quả chúng ta phải đúc kết từ lý luận
và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác ADPL hình sự, làm rõ những

nguyên nhân và điều kiện dẫn đến những hành vi ADPL sai, để từ đó có
những biện pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng chính là lý do để học viên chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ luật
học.
2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ADPL, các công
trình nghiên cứu đƣợc thể hiện trong nhiều công trình khoa học đƣợc công bố
trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên khảo,
giáo trình giảng dạy, bình luận khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,
phần lớn các công trình trên đã tập trung làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận và
pháp lý có liên quan. Những công trình đó đã góp phần rất quan trọng trong
hoạt động ADPL hình sự hiện nay. Một số công trình nghiên cứu nhƣ: Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trƣờng “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”của
tác giả TS. Nguyễn Thị Hồi năm 2009, Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng
pháp luật trong xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân Ninh Bình” của tác
giả Nguyễn Đức Hiệp năm 2004, Luận văn thạc sĩ luật học “Nâng cao chất
lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Vũ Viết Tuấn năm 2006, Luận
văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tạ Văn Hồ năm 2007,
Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu” của tác giả Trần Minh
Tạo năm 2008, Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong hoạt động
xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn

Mạnh Toàn năm 2008, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2006 “Đặc trưng
của áp dụng pháp luật hình sự”, Chu Thị Trang Vân, Tạp chí Tòa án số
3/2000 “Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng pháp luật trong công tác xét
xử”, Đỗ Văn Chính, Luận án tiến sĩ “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét
xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Xuân
Thân năm 2004, Luận án tiến sĩ “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của
các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án Việt Nam” của tác giả Chu Thị
Trang Vân năm 2009.
3


Các sách và tài liệu tham khảo; “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế; “Phương pháp
định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS
hiện hành” của tác giả Đoàn Tấn Minh; Giáo trình “Lý luận chung về định tội
danh” của GS. TS Võ Khánh Vinh; Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam phần
các tội phạm” của GS. TS Võ Khánh Vinh.
Một số bài viết liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đƣờng bộ nhƣ: “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng” của tác giả Lê Văn Luật, tạp chí
TAND số 16, tháng 8 năm 2011; “Cần thống nhất nhận thức trong việc áp
dụng Luật giao thông đường bộ khi giải quyết vụ án vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, tạp
chí TAND số 16, tháng 8 năm 2010; “Một số vấn đề về định tội và định khung
tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” của tác giả Huỳnh Quốc Hùng, tạp chí TAND số 9, tháng 5
năm 2007; “Cần hình sự hóa hành vi đã sử dụng rượu bia hoặc các chất kích
thích khác mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông để phòng ngừa tai
nạn” của tác giả Trần Hữu Tráng, tạp chí TAND số 16, tháng 8 năm 2012;

“Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án về trật tự an toàn
giao thông đường bộ” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí TAND số 22,
tháng 11 năm 2009; “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ phi tội phạm hóa hay chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại” của tác giả Bùi Đức Hiển, tạp chí TAND số 9, tháng 5 năm 2009.
Các đề tài trên đã nghiên cứu về các hoạt động ADPL hình sự ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về hoạt
động ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
4


đường bộ”. Kế thừa các công trình nghiên cứu trên, tác giả tập trung nghiên
cứu, tổng hợp giữa lý luận kết hợp với thực tiễn ADPL hình sự đối với tội “vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, để từ đó đƣa ra những đề xuất, giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng
đúng pháp luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận,
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
những thành tựu, những hạn chế trong áp dụng pháp luật từ đó chỉ ra những
điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
đối với tội nói trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên đây luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Thứ nhất, Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật của ADPL hình
sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

- Thứ hai, Phân tích thực trạng ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .
- Thứ ba, Đề xuất các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp
luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học, các quy
định pháp luật và thực tiễn ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
ADPL là một vấn đề có nội dung rất rộng, song luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu về hoạt động ADPL hình sự của TAND tại thành phố Hồ Chí
Minh đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dƣới góc độ Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Ngoài các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng, luận văn
còn xác định những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong ADPL
hình sự, từ đó có những đề xuất hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo
đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự trong thời gian tới.
- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2013 đến
năm 2017 (bao gồm số liệu thống kê thường xuyên, các báo cáo tổng kết năm
của TAND, VKSND thành phố Hồ Chí Minh về thực tiễn công tác xét xử đối
với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLêNin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về

nhà nƣớc và pháp luật; xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì
dân. Khoa học lý luận về lịch sử nhà nƣớc và pháp luật nói chung, lý luận về
lịch sử ADPL nói riêng. Đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải
cách tƣ pháp theo tinh thần nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và nghị
quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về “chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng của triết học Mác-xít vừa với tính
cách là phƣơng pháp luận, vừa với tính cách của một phƣơng pháp nghiên
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×